Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nếu được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo thì em sẽ kể lại như thế nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.64 KB, 4 trang )

“Xào xạc… Xào xạc…”-Gió luồn qua những cánh tay dài của tôi, luồn
qua những chiếc lá còn đọng hơi sương đêm qua. Tôi khẽ lay mình. Lại
là một ngày ảm đạm!
À, tôi là cây táo ở góc sân nhà ông giáo Thứ nổi tiếng trong làng là dạy
giỏi. Nhưng chiến tranh, thiên tai càn quét cộng thêm cái tính chính trực
của ông nên dù tri thức hơn người ông vẫn không thể khá lên nổi như
mấy tên tham quan bên kia làng.
Nắng lên. Trước kia tầm giờ này là bọn trẻ trong làng lại cắp vở chạy tới
đây học rồi. Nhưng cơn bão kia càn quét dữ quá, bão đi hơn một tháng
rồi mà mọi thứ trong làng vẫn không chuyển biến tốt đẹp hơn chút nào!
Ăn còn chả đủ nói gì tới là học? Ông giáo từ trong nhà bước ra một cách
chầm chậm. Ông lại chế miếng nước sôi vào ấm trà rồi đi xem từng cái
cây trong sân nhà. Ông đến bên tôi, vặt vài ba cái lá héo úa và tưới ít
nước cho tôi. Từ ngày lão Hạc mất đến nay, tôi thấy ông giáo lúc nào
cũng mang cái vẻ buồn buồn. Ông vẫn còn tiếc thương cho cái chết của
lão. Mà nhắc tới lão Hạc, lão hàng xóm của ông giáo. Lão hay qua nhà
ông giáo tân sự lắm! Có chuyện gì, lão đều chạy sang kể cho ông giáo
nghe, xin lời khuyên của ông giáo… Tưới nước cho tôi xong, ông giáo
ngồi vào cái bàn, rót miếng nước trà, châm điếu thuốc lào rồi đưa lên rít
một hơi…rồi ông lại thở dài…
Từ ngày lão Hạc mất đến nay cũng hơn một tuần rồi. Nhưng hình như
ông giáo không khá hơn là bao so với cái ngày làm tang lão. Lúc nào
cũng buông rười rượi, quầng thâm đã xuất hiện một cách rõ rệt trên mắt
của ông, nếp nhăn cũng xuất hiện nhiều hơn và ngày càng ăn sâu hơn…
Mắt ông lúc nào cũng hướng về phía nhà lão Hạc. Cái ông lão lúc nào
cũng ăn mặc rách rưới sống trong căn nhà nghèo nàn đó một cách cô
độc. Tôi nhớ không lầm hình như lão Hạc ấy có một người con trai, đi
đâu mãi không thấy về nhỉ? Đứa con bất hiếu này không biết nghĩ cho
bố, để bố sống cô đơn ngày này qua tháng khác với con chó được lão đặt



tên là cậu Vàng thì phải? Lão thương con chó ấy lắm! Thương vậy chứ
đến khi cái khổ, cái nghèo nó ập tới thì có thương mấy cũng đành chịu.
Mà cũng vì tình thương lão dành cho cái thằng con trai bất hiếu ấy nên
mới phải sống khổ sở như vậy, sống khổ đến tận lúc chết…
Tôi nhớ vào một ngày nắng đẹp, lâu lắm rồi mới có một ngày đẹp như
thế này! Tôi dang tận hưởng bầu không khí sáng sớm thì tự nhiên thì tự
nhiên lão Hạc chạy vội sang nhà ông giáo, nhìn lão cứ như kiểu có nhiều
tâm sự hơn mọi ngày. Vừa nhìn thấy ông giáo Thứ, lão đã nói ngay:
-Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Ông giáo nhìn lão với ánh mắt có chút khó hiểu. Khó hiểu cũng phải
thôi, lão yêu chiều con chó như thế nào, cái làng này còn ai không biết?
Một câu cậu Vàng, hai câu cũng cậu Vàng, thế mà bây giờ lại bảo đi đời
là thế nào?
-Cụ bán rồi?-Ông giáo hỏi
-Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Giọng lão khàn hẳn đi. Tôi dễ dàng nhận ra lão chỉ là đang cố làm ra vui
vẻ thôi. Nhìn đôi mắt của lão đi, nước mắt đã đọng trên đó từ đời nào
rồi! Lão là đang cười đấy ư? Cười như mếu ý! Nhưng trông lão mới thật
đáng thương làm sao! Đôi vai gầy của lão run nhẹ lên, bình thường nhìn
lão đã khổ lắm rồi, bây giờ trông lão thật sự…Nếu có thể tôi sẽ ôm lão
thật chặt, ôm cho để có thể san sẻ phần nào nỗi đau lão đang chịu đựng
mặc dù cả đời tôi cũng chẳng thể hiểu được. Nhưng trông ông giáo lại có
vẻ ái ngại, ông hỏi với cái vẻ như kiểu hỏi có chuyện:
-Thế nó cho bắt à?
Bây giờ thì cảm xúc của lão mới dâng trào thật sự. Nhìn lão đi: mặt lão
đột nhiên co rúm lại, lão muốn khóc lắm rồi! Các nếp nhăn của lão xô lại


vào nhau, lão là đang ép cho nước mắt chảy ra? Thái đọ của ông giáo
bây giờ khác hẳn: không còn vẻ ái ngại như lúc nãy mà ánh mắt của ông

ánh lên một cái gì đó như là sự đồng cảm, xen lẫn chút thương hại…Ông
cứ nhìn lão như vậy. Còn lão hình như không thể kìm nén được nữa rồi.
Lão khóc. Khóc hu hu như một đứa trẻ…
Lão vừa khóc vừa kẻ cho ông giáo nghe về chuyện lão lừa con chó ra
sao, thằng Mục thằng Xiên bắt con chó ra sao, lão đau khổ như thế nào
khi nhìn thấy con chó bị bắt như thế…Ôi trời! Bạn có thể tin nổi không,
một ông già đang đau khổ vì một con chó sao? Nuôi chó thì bán chó
thôi, lão đang làm quá vấn đề lên sao? Nhưng nếu suy nghĩ kĩ lại, lão
đau khổ cũng có lý do của lão. Một mình cô độc, chỉ có mỗi cậu Vàng
làm bạn chả thương thì sao? Lão khổ thật đấy! Khổ từ vật chất đến tinh
thần. Đã nghèo thì chớ, thằng con lại còn bỏ lão nơi đây đi xứ mãi
không biết ngày về, lão thiếu thốn đủ thứ, đến nỗi bán đi cả con chó
mình yêu thương như con để lấy chút tiền. Mà lão có ăn được vào cái số
tiền ít ỏi này đâu. Lão đang để dành cho thằng con bất hiếu của minhg
đấy! Thử hỏi trên đời này còn ai khổ hơn lão không?
Trong cái xã hội hỗn loạn này, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy
Tây đi càn chỗ kia, vẫn còn những người nông dân có phẩm chất quý
báu như vậy sao? Một cái cây chỉ cần chút nước và ánh mặt trời là có thể
sống như tôi đến bao giờ mới hiểu rõ được số phận đau thương của
những người nông dân này đây? Tôi thật ngưỡng mộ lão Hạc, một người
nông dân cực khổ khốn cùng vẫn không để nhân cách của mình bị hoen
ố…Hỏi trên đời mấy ai được như ông ấy? Ôi lão Hạc…
Nhìn đời sống hạnh phúc ấm no và khá đầy đủ của người nông dân thời
bây giờ, tôi chợt chạnh lòng xót xa cho số phận cùng cực khổ đau mà
người nông dân trong xã hội cũ âm thầm gánh chịu. Câu chuyện tôi
chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó mãi mãi in sâu vào trong


tâm trí cũng như làm sao tôi có thể quên hình ảnh người nông dân nghèo
nhưng giàu tình cảm, giàu lòng tự trọng, yêu thương con – Lão Hạc!




×