Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Xác định địa điểm và bố trí mặt bằng sản xuất tại công ty Sài Gòn Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.89 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Cơ sở lý luận
Xác định địa điểm doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí
doanh nghiệp, nhằm bảo đảm thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp đã lựa chọn trước đó.
Xác định vị trí đặt doanh nghiệp hoặc nhà máy là một nội dung cơ bản trong
quản trị sản xuất. Thông thường khi nói đến xác định địa điểm doanh nghiệp là nói đến
việc xây dựng một doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, trong thực tế những quyết định xác
định địa điểm doanh nghiệp lại xảy ra một cách khá phổ biến đối với doanh nghiệp
đang hoạt động. Đó là việc tìm thêm những địa điểm mới để xây dựng các chi nhánh,
phân xưởng, cửa hàng, đại lý mới,... Hoạt động này đặc biệt quan trọng đối với doanh
nghiệp dịch vụ, việc bố trí doanh nghiệp hợp lý về mặt kinh tế xã hội tạo điều kiện rất
thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sau này và góp phần nâng cao hiệu quả quá trình
sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm bố trí doanh nghiệp có ảnh hưởng
lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế xã hội và dân cư trong vùng, góp phần củng cố và thúc đẩy doanh
nghiệp phát triển. Vì vậy, chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp là một tất yếu trong quản
trị.
Bố trí mặt bằng là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực sản xuất của
công nhân, khu phục vụ khách hàng, khu chứa nguyên vật liệu, lối đi, văn phòng làm
việc, phòng nghỉ, phòng ăn....Trong hoạch định qui trình sản xuất, chúng ta lựa chọn
hay thiết kế sản xuất cùng với thiết kế sản phẩm và tiến hành đưa công nghệ mới vào
vận hành. Thông qua mặt bằng, người ta tiến hành sắp xếp các qui trình ở trong và
xung quanh nhà máy, không gian cần thiết cho sự vận hành các quy trình này và các
công việc phụ trợ khác.
Việc bố trí mặt bằng nên kết hợp chặt chẽ với chiến lược tác nghiệp nhằm đảm bảo
ưu tiên cạnh tranh. Vì vậy cần chú ý đến các yếu tố như hạ giá thành sản phẩm, phân
phối nhanh chóng và kịp thời, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao và linh hoạt về loại
sản phẩm, sản lượng…



2.2. Tầm quan trọng của xác định địa điểm
Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trong đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Hoạt động xác định địa điểm doanh nghiệp là
một bộ phận quan trong thiết kế hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời là một
giải pháp cơ bản mang tính chiến lược đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Tác động của xác định địa điểm doanh nghiệp rất tổng hợp, đó là giải
pháp quan trong tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
nhờ thoả mãn tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn các sản phẩm và dịch vụ mà không cần phải
đầu tư thêm.
Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với
khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị
trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi
nhọn của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực
có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của
môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong.
Tóm lại, xác định địa điểm doanh nghiệp là một công việc hết sức phức tạp có ý nghĩa
dài hạn, nếu sai lầm sẽ rất khó sửa chữa, tốn kém nhiều chi phí và mất thời gian. Bởi
vậy, việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp luôn là một trong những
nhiệm vụ quan trọng mang ý nghĩa chiến lược lâu dài.
2.3 Quy trình tổ chức xác định địa điểm
Việc quyết định địa điểm doanh nghiệp thường gắn bó chặt chẽ với bản chất của các
lĩnh vực kinh doanh và qui mô doanh nghiệp. Chẳng hạn, các doanh nghiệp qui mô
nhỏ thường phân bố tự do hơn nhưng các doanh nghiệp lớn cần phải xác định vùng
nguyên liệu, năng lượng và bố trí thành nhiều địa điểm khác nhau. Để quyết định địa
điểm đúng đắn, hợp lý cần thực hiện các bước chủ yếu sau:
- Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án xác định
địa điểm doanh nghiệp
- Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm doanh nghiệp. Việc
bố trí doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau như điều kiện tự

nhiên, vị trí địa lý của vùng, các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa.


- Xây dựng những phương án định vị khác nhau.
- Tính toán các chỉ tiêu về mặt kinh tế, lựa chọn các phương án có lợi nhất theo
chỉ tiêu đó
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm
2.4.1. Các điều kiện tự nhiên:
- Các điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng, tài
nguyên, môi trường sinh thái.
- Những điều kiện này phải thoã mãn yêu cầu xây dựng công trình bền vững, ổn
định, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường quanh năm trong suốt thời hạn
đầu tư và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
2.4.2. Các điều kiện xã hội:
- Cần nắm được tình hình dân số, dân sinh, phong tục tập quán, các chính sách
phát triển kinh tế địa phương, thái độ của chính quyền, khả năng cung cấp lao động,
thái độ và năng suất của lao động.
- Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp, công nghiệp chăn nuôi,
buôn bán, khả năng cung cấp lương thực phẩm, dịch vụ.
- Trình độ văn hoá kỹ thuật, số trường học, số học sinh, kỹ sư, công nhân lành nghề,
các cơ sở văn hoá, vui chơi giải trí.
- Cấu trúc hạ tầng của địa phương, điện nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,
giáo dục, khách sạn, nhà ở.
- Trong các vấn đề xã hội cần chú ý đến thái độ của người dân đối với vị trí của
doanh nghiệp, tranh thủ sự đồng tình của cư dân và của chính quyền cơ sở. Cư dân
thường quan tâm nhiều đến vấn đề về việc làm và bảo vệ môi trường. Vì vậy nếu giải
quyết tốt các vấn đề này thì sẽ được người dân ủng hộ.
2.4.3. Các nhân tố kinh tế:
- Gần thị trường tiêu thụ: Là nhân tố quan trọng nhất đối với loại doanh nghiệp sau
đây:



+ Các doanh nghiệp dịch vụ như cửa hàng, khách sạn, bệnh viện, các trạm nhiên
liệu, trung tâm thông tin, tin học, xí nghiệp vận tải hành khách...
+ Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển như những mặt hàng
dễ vỡ, dễ thối, đông lạnh, hoa tươi, cây cảnh...
+ Các doanh nghiệp mà sản phẩm tăng trọng trong quá trình sản xuất như rượu,
bia, nước giải khát.
2.4.4. Gần nguồn nguyên liệu:
Những loại doanh nghiệp sau đây nên đặt gần nguồn nguyên liệu:
+ Các doanh nghiệp có sản phẩm giảm trọng trong quá trình sản xuất như chế biến
gỗ, xí nghiệp giấy, xi măng, luyện kim...
+ Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ như các mỏ, khai thác đá, làm gạch
ngói..
+ Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tươi sống như chế biến lương thực, thực
phẩm, mía đường, dâu tơ tằm...
2.4.5. Phương pháp xác định vị trí đặt nhà máy
Để ra quyết định lựa chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp có thể dùng rất nhiều
phương pháp khác nhau, các phương pháp bao gồm cả phân tích định tính và định
lượng. Trong việc quyết định lựa chọn phương án định vị doanh nghiệp có nhiều yếu
tố mang tính tổng hợp rất khó xác định. Việc lựa chọn cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu
tố định tính tổng hợp.

Các bước tiến hành:
1. Lập bảng thống kê các nhân tố ảnh hưởng cần xem xét


2. Xác định trọng số cho từng nhân tố căn cứ vào mức độ quan trọng của nó đối với
mục tiêu của doanh nghiệp
3. Quyết định thang điểm ( từ 1 đến 10 hoặc từ 1 đến 100 )

4. Hội đồng chọn địa điểm tiến hành cho điểm theo thang điểm đã quy định.
5. Lấy số điểm của từng nhân tố nhân với trọng số của nó, tính tổng điểm cho từng
địa điểm.
6. Lựa chọn địa điểm có số điểm tối đa.
2.5. Phương pháp xác định địa điểm - AHP
2.5.1. Tổng quan về AHP
AHP là một phương pháp định lượng dùng để sắp xếp các phương án quyết định
và chọn một phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước.
AHP là một kỹ thuật tạo quyết định, nó giúp cung cấp một tổng quan về thứ tự
sắp xếp của những lựa chọn thiết kế và nhờ vào nó mà ta tìm được một quyết định cuối
cùng hợp lý nhất.
AHP giúp những người làm quyết định tìm thấy cái gì là hợp lý nhất cho họ và
giúp họ việc hiểu những vấn đề của mình.
AHP sử dụng:
- Các phép toán đơn giản.
- Các tiêu chí ( do nhà ra quyết định thiết lập)
- Độ ưu tiên cho các tiêu chí ( do nhà quyết định thiết lập)

Mức độ ưu tiên

Giá trị

Ưu tiên bằng nhau
Ưu tiên bằng nhau cho đến vừa phải
Ưu tiên vừa phải
Ưu tiên vừa phải cho đến hơi ưu tiên
Hơi ưu tiên hơn
Hơi ưu tiên cho đến rất ưu tiên
Rất ưu tiên
Rất ưu tiên cho đến vô cùng ưu tiên

Vô cùng ưu tiên

1
2
3
4
5
6
7
8
9


Bảng 2.1 Bảng độ ưu tiên chuẩn
2.5.2. Ứng dụng AHP trong lựa chọn địa điểm
Trong sản xuất kinh doanh, nếu chọn địa điểm tốt xây dựng doanh nghiệp có thể
giảm được chi phí giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác. Nếu chọn địa điểm không tốt sẽ gây ra rất nhiều bất lợi và ảnh hưởng
không tốt lâu dài cho doanh nghiệp. Vì thế, khi chọn một địa điểm cần tiến hành cẩn
thận, có tầm nhìn xa, xem xét một cách toàn diện có kể đến khả năng phát triển mở
rộng doanh nghiệp trong tương lai.
AHP là phương pháp phân tích thứ bậc. Đó là một kỹ thuật đưa ra quyết định mà
ở đó có một số hữu hạn các lựa chọn nhưng mỗi lựa chọn lại có những đặc tính khác
nhau, khó khăn trong việc quyết định.
AHP có thể giúp xác định và đánh giá lượng hóa các tiêu chí, phân tích các dữ
liệu thu thập được theo các tiêu chí đó và thúc đẩy việc ra quyết định nhanh hơn, chính
xác hơn.
Phương pháp giải bài toán AHP chuẩn hóa vector gồm 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thiết lập thứ bậc - Phân tích là khả năng của con người trong nhận thức
phức tế, phân biệt trao đổi thông tin. Để nhận thức được thực tiễn phức tạp con người

phân chia ra làm nhiều thành phần cấu thành, các phần này lại được phân thành nhỏ
hơn và như vậy thành các thứ bậc.
Bước 2: So sánh các thành phần thông qua so sánh cặp dùng để xác định tầm
quan trọng tương đối của mỗi nhân tố. Trong phương pháp này, việc so sánh dựa trên
các câu hỏi: “A gấp mấy B” , “ C quan trọng gấp mấy B”. Câu trả lời của những so
sánh này là thu thập từ kinh nghiệm của các chuyên gia . Kết quả cuối cùng được phát
triển thành một ma trận so sánh. Ma trận này được sử dụng thể hiện mối quan hệ của
các nhân tố với nhau.

Bảng 2.2 Các nhân tố ma trận ý kiến chuyên gia


(

C




1





1/

1




1/

1/

1









1



1/

1/

1/



1

các nhân tố)

Trong ma trận A này, mỗi phần tử đại diện cho một cặp, các phân tử ở phía trên và
phía dưới đường chéo có giá trị nghịch đảo nhau.
Bước 3: Tổng hợp số liệu về độ ưu tiên để có trị số chung của mức độ ưu tiên, cần
tổng hợp các số liệu duy nhất về độ ưu tiên. Sử dụng phương pháp xác định chuẩn háo
vector w bằng cách : Tính tổng mỗi cột trong ma trận:
Bảng 2.3 Ma trận so sánh của các nhân tố
C



















1

1


1

1

1

Xác định trọng số bằng cách tính tỷ lệ của các thành phần theo hàng và cột

Giá trị này cho phép so sánh tỷ lệ thành phần của các phương án, xem các nhân tố
chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng các thành phần, có được ma trận trọng số
P:
Bảng 2.4 Ma trận trị số nhất quán W1


C




















1

1

1

1

1

Khi đó: W11,W22,W33,…Wnn: là các hệ số của phương trình ứng với
X1,X2,X3,…Xn.
Bước 4: Kiểm tra tính nhất quán của các so sánh cặp.
Bước sau cùng là kiểm tra tính nhất quán của các so sánh để xem giữa các cặp
so sánh trong ma trận có hợp lý không, việc này được thực hiện thông qua tính tỷ số
nhất quán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn hay bằng 0,1 nghĩa là sự đánh giá của người ra quyết
định tương đối nhất quán. Ngược lại, ta phải tiến hành đánh giá lại ở cấp tương đối
tương ứng.
Tỷ số nhất quán ( Consistency Ratio - CR):
CR =CI/RI
CI: Chỉ số nhất quán
CI = ()/(n-1)
: giá trị riêng của từng ma trận so sánh

n : số tiêu chuẩn
RI: chỉ số ngẫu nhiên


C

Bảng 2.5 Ma trận trọng số các trị số nhất quán W2





















Vector nhất quán = vector tổng có trọng số / Vector cột C
Đối với mỗi một ma trận so sánh cấp n, Saaty đã thử nghiệm tạo ra các ma trận ngẫu
nhiên và tính ra chỉ số RI ( chỉ số ngẫu nhiên ) tương ứng với các cấp ma trận như
bảng dưới đây:
Bảng 2.6 Chỉ số ngẫu nhiên RI

n

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

RI

0

0

0.58


0.90

1.12

1.24

1.32

1.41

1.45

1.49

Nếu giá trị tỷ số nhất quán CR < 0.1 là chấp nhận được, nếu lớn hơn đòi hỏi người ra
quyết định thu giảm sự đồng nhất bằng cách thay đổi giá trị mức độ quan trọng giữa
các cặp chỉ tiêu.
2.6 Tổng quan bố trí mặt bằng
2.6.1. Khái niệm bố trí mặt bằng
Bố trí mặt bằng trong doanh nghiệp là tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không
gian các máy móc thiết bị có liên quan, các khu vực làm việc và các bộ phận phục vụ
sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Việc bố trí mặt bằng sản xuất không chỉ nói đến trường hợp doanh nghiệp xây
dựng mớ mà còn có thể do thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi thiết kế sản phẩm hay
quy trình công nghệ, sản xuất sản phẩm mới hoặc thậm chí cách bố trí hiện tại không
hợp lý
2.6.2. Mục tiêu của bố trí mặt bằng sản xuất:
- Cung cấp đủ năng lực sản xuất.
- Giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.
- Dễ dàng giám sát và bảo trì.

- Đạt được mục tiêu với vốn đầu tư thấp.
- Đảm bảo sự linh hoạt về sản phẩm và sản lượng.


- Thích ứng với những hạn chế của địa bàn và xí nghiệp.
- Tận dụng sức sản xuất, mức sử dụng mặt bằng và lao động.
- Đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho công nhân.
- Đảm bảo đủ không gian cho máy móc vận hành.
 Yêu cầu của bố trí mặt bằng:
+ Đảm bảo đường đi của dây chuyền công nghệ là ngắn nhất.
+ Đảm bảo sự hợp tác trong việc sử dụng nguyên liệu, phế liệu giữa các phân xưởng
và các nhà máy với khu vực khác trong nhà máy trong toàn bộ khu công nghiệp.
+ Giải quyết tốt vấn để giao thông nội bộ nhà máy và giữa nhà máy với khu vực
khác.
+ Chọn được phương tiện vận chuyển hợp lý.
+ Có mối liên hệ chặt chẽ giữa các phân xưởng sản xuất với nhau, giữa khu vực sản
xuất với khu vực điều khiến.
+ Đảm bảo phù hợp với khu vực, địa hình của nhà máy
+ Đảm bảo tiết kiệm diện tích đất xây dựng.
+ Đảm bảo khả năng mở rộng nhà máy.
2.6.3. Vai trò của bố trí mặt bằng
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị sản xuất nó ảnh hưởng
trực tiếp đến chi phí và thời gian sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh
nghiệp.
Bố trí hợp lý sẽ tạo ra năng suất, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng tối đa các
nguồn lực vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu bố trí không hợp lý có thể tăng chi phí, thời gian di chuyển kéo dài,..
làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu phải sắp xếp bố trí lại mặt
bằng sẽ dẫn đến hao phí về tiền và thời gian của doanh nghiệp, tạo tâm lý không tốt
gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động. Vì vậy, cần phải nghiên cứu kỹ càng, phân

tích và lựa chọn phương án bố trí hợp lý ngay từ ban đầu.


Bố trí mặt bằng tốt sẽ đạt được phần lớn các chỉ tiêu sau đây:
- Tối thiểu hóa chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm
- Thuận tiện cho việc tiếp nhận, vận chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, dự trữ và
giao hàng.
- Giảm thiểu sự di chuyển dư thừa giữa các bộ phận, các nhân viên.
- Sử dụng không gian có hiệu quả
- Tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động
- Có tính linh hoạt cao để chấp nhận những điều kiện thay đổi.
2.6.4. Các nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất
Muốn bố trí mặt bằng hợp lý thì trong lúc bố trí cần phải tuân thủ một số nguyên
tắc được nhắc đến trong sơ đồ sau:

Nguyên tắc bố trí mặt bằng

Tuân thủ
quy trình
công nghệ
sản xuất

Đảm bảo khả
năng mở rộng
sản xuất

Đảm bảo
an toàn cho
sản xuất và
người lao

động

Tận dụng
hợp lý
không gian
và diện
tích mặt
bằng

Đảm bảo
tính linh
hoạt của
hệ thống

Sơ đồ 2.1 Các nguyên tắc bố trí mặt bằng

Tránh
trường hợp
nguyên vật
liệu đi
ngược
dòng


2.6.5 Thiết kế bố trí sản xuất theo quy trình
Trong loại hình bố trí mặt bằng sản xuất theo quá trình, có rất nhiều đường đi
khác nhau của sản phẩm hoặc khách hàng cho nên đầu tiên cần chú ý xem xét tính chất
của đầu ra. Có hai loại đầu ra là hướng theo sản phẩm và hướng theo khách hàng. Nếu
đầu ra theo hướng sản phẩm thì phải tìm con đường chuyển động của nguyên vật liệu,
bán thành phẩm là ngắn nhất giữa các nơi làm việc. Đối với hệ thống hướng khách

hàng cần tìm phương án có khoảng cách di chuyển giữa các nơi làm việc của khách
hàng là ngắn nhất. Trong cả hai trường hợp cần phải quan tâm chi phí vận tải hoặc chi
phí thời gian. Vì vậy, một trong những mục tiêu của bố trí sản xuất theo quá trình là tổi
thiểu hóa khoảng cách hoặc chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm trong
phân xưởng. Điều này thường được thực hiện bằng cách phân bố các bộ phận có
những công việc liên quan với nhau nhiều về luồng công việc càng gần nhau càng tốt.
Trong một số trường hợp khác mục tiêu có thể là chọn cách bố trí có chi phí hoạt
động như dự kiến nhưng có tổng năng lực sản xuất hiệu quả hoặc hệ thống có khả
năng thay đổi thích ứng nhanh.
Để thiết kế bố trí sản xuất theo quá trình cần phải thu nhập phân tích các thông tin
sau:
- Mục đích của bố trí sản xuất mà doanh nghiệp đặt ra
- Danh mục, vị trí, độ lớn của các bộ phận, các nơi làm việc và nhà xưởng cần
được bố trí.
- Xác định mối quan hệ giữa các bộ phận
- Luồng công việc dự kiến trong tương lai giữa các nơi làm việc.
- Khoảng cách giữa các vị trí và chi phí trên một đơn vị khoảng cách để di chuyển
sản phẩm giữa các bộ phận.
- Danh mục những yếu tố đặc biệt khác như thiết bị năng những đòi hỏi về cấu
trúc nền móng,…
- Tổng số đầu tư dành cho bố trí sản xuất.


Từ các thông tin trên tiến hành phân tích, đánh giá từng yếu tố một cách cụ thể,
chi tiết tìm ra các phương án kết hợp khác nhau giữa các bước công việc, các bộ phận
trong dây chuyền sản xuất. Trong các phương án đó sẽ lựa chọn được cách kết hợp
hợp lý nhất mang lại lợi ích cao hơn các phương án còn lại. Việc lựa chọn phương án
phụ thuộc chặt chẽ vào mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp đặt ra trong từng trường hợp.
Phương pháp lượng hóa- tối thiểu hóa chi phí hoặc khoảng cách vận chuyển
Trong phương pháp này chi phí vận chuyển hoặc khoảng cách giữa các bộ phận là

tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn phương thiết kế bố trí sản xuất. Tổng chi phí di
chuyển luồng sản phẩm được xác định theo công thức sau:
C = ()K
Trong đó:
n - Số nơi làm việc
- Số sản phẩm di chuyển giữa các nơi làm việc
- Khoảng cách giữa nơi làm việc i và j
K - Chi phí vận chuyển đơn vị sản phẩm trên 1 đơn vị khoảng cách.
 Các bước thực hiện của phương pháp này như sau:
- Xác định phương án bố trí thử ban đầu đối với doanh nghiệp cần bố trí mới
hoàn toàn.
- Áp dụng công thức trên để tính tổng chi phí cho giải pháp ban đầu hoặc giải
pháp hiện tại
- Cải tiến giải phap ban đầu hình thành phương án bố trí mới, tính tổng chi phí
và so sánh với phương án ban đầu.
2.7. Phân tích mặt bằng theo hướng sản phẩm
Phân tích dây chuyển là mục tiêu trung tâm của bố trí mặt bằng theo hướng sản
phẩm. Các yếu tố như thiết kế sản phẩm, như cầu thị trường đối với sản phẩm ảnh
hưởng quyết định cuối cùng đến qui trình công nghệ và năng lực sản xuất. Ngoài ra,
người ta cũng xác định số lượng công nhân, máy móc vận hành bằng tay hay tự động
và các công cụ khác cần thiết để sản xuất.


Cân bằng chuyền sản xuất: Là phân tích dây chuyền sản xuất, phân chia những
công việc được thực hiện theo từng khu vực sản xuất, mỗi khu vực sản xuất đảm
nhiệm một nhiệm vụ giống nhau, tập hợp nhóm khu vực sản xuất đồng nhất này thành
trung tâm sản xuất. Mục tiêu của phân tích dây chuyền sản xuất là xác định bao nhiên
khu vực sản xuất cần phải có và nhiệm vụ nào được giao cho từng khu vực. Vì thế, số
lượng công nhân và máy móc, thiết bị được giảm thiểu nhưng vẫn đảm bảo khối lượng
sản phẩm sản xuất theo yêu cầu.

Trong cân bằng chuyền sản xuất, người ta cố gắng phân công công việc cho các
khu vực sản xuất sao cho ít có thời gian rỗi nhất. Điều này có nghĩa là công việc tại
mỗi khu vực sản xuất càng gần với chu kỳ càng tốt nhưng không được vượt quá thời
gian đó.
 Các bước cân bằng chuyền:
- Xác định nhiệm vụ phải thực hiện để hoàn thành một sản phẩm riêng biệt
- Xác định trình tự công việc phải thực hiện
- Vẽ sơ đồ trình tự công việc
- Ước lượng thời gian công việc
- Tính toán thời gian chu kỳ (Tck):

Tck = =
- Tính số khu vực sản xuất tối thiểu (Skv):

Skv = =

- Tính hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị:

Hiệu quả = x 100%


Các nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp tuyến tính hay những mô hình
khác nhau để giải quyết vấn đề cân bằng chuyền sản xuất. Tuy nhiên, chúng lại không
hữu dụng khi cần giải quyết một vấn đề lớn. Các phương pháp khác dựa vào những
nguyên tắc đơn giản đươc dùng để tìm ra những giải pháp rất tốt tuy không phải tối ưu.
Đó là những phương pháp mức hữu dụng tăng thêm và phương pháp thời gian công
tác dài nhất.
Phương pháp mức sử dụng tăng thêm
Phương pháp này chỉ đơn giản là giao thêm nhiệm vụ cho các khu vực sản xuất ,
theo trình tự công việc quy định cho đến khi mức sử dụng đạt 100% hay bắt đầu giảm

xuống. Qui trình này được lặp lại cho đến khi ta phân hết các công việc vào khu vực
sản xuất.
Phương pháp thời gian công tác dài nhất
Trong phương pháp này ta lần lượt thêm công việc cho một khu vực sản xuất theo
thứ tự bước sau. Nếu có sự lựa chọn giữa 2 hay nhiều công việc thì công việc có thời
gian công tác dài nhất được chọn phân công trước. Điều này có hiệu quả cho việc phân
công nhanh chóng những công việc khó phân công vào khu vực sản xuất.



×