Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận Ngôn ngữ Báo chí - Tác phẩm báo chí đa phương tiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.1 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
1. Khái niệm ngôn ngữ báo chí
2. Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí
2.1.
Tính chính xác
2.2.
Tính hàm súc
2.3.
Tính đại chúng
2.4.
Tính biểu cảm
3. Các thành phần ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí
4. Một số lỗi ngôn ngữ thường gặp trong tác phẩm báo chí

2
2
3
3
4
4
5
5
6

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
VTC NEWS
7
1. Khảo sát về loại ngôn ngữ sử dụng trên báo điện tử VTC News
7
1.1.


Ưu điểm
8
1.2.
Hạn chế
9
2. Khảo sát việc sử dụng các thành phần ngôn ngữ trong đảm bảo đặc
trưng của ngôn ngữ báo chí trên báo điện tử VTC News
10
2.1.
Tính chính xác
11
2.2.
Tính hàm súc
12
2.3.
Tính đại chúng
13
2.4.
Tính biểu cảm
14
3. Một số lỗi ngôn ngữ trên báo điện tử VTC News
15
4. Đánh giá vai trò ngôn ngữ báo chí và đưa ra bài học và nhiệm vụ cho
nhà báo
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

CHƯƠNG I

1


LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Khái niệm ngôn ngữ báo chí

1.

Từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và
những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cũng một cộng đồng dùng
làm phương tiện giao tiếp với nhau”[1]
Trên báo chí phục vụ cho cách tiếp cận sự thật của báo chí. Dựa vào việc
nghiên cứu thực tế sử dụng ngôn ngữ trên các tác phẩm báo chí cụ thể mà có
nhiều ý kiến về khái niệm ngôn ngữ báo chí.
Theo sách Ngữ văn nâng cao lớp11 tập 1: “Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ
dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của
tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.”[2]
Sách Thuật ngữ Báo chí – Truyền thông giải nghĩa: “Ngôn ngữ báo chí
(journalistic language) là ngôn ngữ đặc trưng cho quá trình chuyển tải thông tin
báo chí “[3]. Sách này cũng giải thích thêm là sự đa dạng của thể loại báo chí dẫn
đến sự đa dạng của ngôn ngữ báo chí.
Về vấn đề này, tác giả Nguyễn Thị Thoa và cộng sự trong Giáo trình Tác
phẩm báo chí đại cương đã đưa ra quan niệm: “Ngôn ngữ báo chí là toàn bộ các
tín hiệu và các quy tắc kết hợp chúng mà nhà báo dùng để chuyển tải thông tin
trong tác phẩm báo chí.”[4]
Dựa vào phần giải nghĩa trong Từ điển tiếng Việt, kết hợp với việc tham khảo
các ý kiến trước đó cùng thực tế báo chí hiện nay, có thể khái quát khái niệm
ngôn ngữ báo chí như sau: “Ngôn ngữ báo chí là hệ thống các thành tố (những
âm, tiếng, từ, kí hiệu, hình ảnh,…) và cách kết hợp chúng, nhằm chuyển tải
thông tin báo chí đến công chúng.”

1 Từ điển
2 Ngữ

văn nâng cao lớp 11 (2007), NXB Giáo dục Việt Nam, tập 1, tr.173

3 Thuật
4 Giáo

tiếng Việt (1995), NXB Đà Nẵng, tr.666

ngữ Báo chí – Truyền thông (2007), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.115

trình Tác phẩm báo chí đại cương (2012), NXB Giáo dục Việt Nam, tr.72

2


2.

Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí

Chức năng cơ bản nhất, khởi nguồn của báo chí là thông tin – giao tiếp, báo
chí ra đời vào phát triển trước hết là nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin ngày càng
cao của con người và xã hội. Trên cơ sở đảm bảo báo chí thực hiện chức năng
thông tin và nhận thức được “phong cách khuôn mẫu hoạt động trong lời nói,
được hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống
và chuẩn mực trong việc xây dựng các lớp văn tiêu biểu”[5], ngôn ngữ báo chí có
phải có những đặc trưng cơ bản.
Khi nói về đặc trưng của ngôn ngữ báo chí, tác giả Phạm Thành Hưng của
Thuật ngữ Báo chí – Truyền thông cho rằng: “Nếu đặc trưng của ngôn ngữ văn

học là tính nghệ thuật và hiệu quả thẩm mỹ, thì đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
là tính chính xác, hàm xúc, khách quan và hiệu quả truyền thông tối ưu, tức là
nhằm chuyển tải trọn vẹn và nhanh chóng thông tin tới ngưới nhận.”[6]
Bên cạnh tính chính xác, ngôn ngữ báo chí còn cần phải rõ ràng mạch lạc, dễ
dàng đem lại ý nghĩa của nó cho công chúng, do vậy, ngôn ngữ báo chí còn tính
hàm súc, tính đại chúng và tính biểu cảm.
2.1.

Tính chính xác

Sự chính xác là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ bài báo nào, bất kể loại
hình, thể loại báo chí. Phải chính xác trong từng chi tiết, mọi cái tên đều phải
viết thật chuẩn xác, mọi câu trích dẫn đều phải đúng với những gì đã được nói,
mọi con số đều phải xác thực. Dù là sử dụng ngôn ngữ văn bản hay phi văn bản
(hình ảnh, âm thanh, đồ họa,…) thì tác phẩm báo chí đều phải dễ đọc, dễ hiểu,
không đa nghĩa, không gây hiểu lầm cho công chúng. Bất kì một sai sót nào
trong thông tin báo chí đều có thể gây ra hậu quả khó lường.
Nhà báo muốn đảm bảo tính chính xác cho ngôn ngữ báo chí cần đáp ứng
những yêu cầu sau.Thứ nhất, cần hiểu rõ tiếng mẹ đẻ, những quy tắc ngữ pháp,
từ vựng, hiểu biết về ngôn ngữ địa phương của quốc gia dân tộc. Thứ hai, phải
bám sát hiện thực để phản ánh, không hư cấu, thêm các chi tiết không có thực.
5 Phong cách
6 Thuật

học tiếng Việt (1997), NXB Giáo dục Việt Nam, tr.19

ngữ Báo chí – Truyền thông (2007), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.115
3



Thứ ba, trong trường hợp dịch, tìm hiểu thông tin quốc tế, cần phải thông thạo
ngoại ngữ đang sử dụng để tránh sai lầm đáng tiếc do lỗi dịch thuật.
Ngôn ngữ báo chí sẽ không phản ánh được sự thật nếu thiếu sự khách quan.
Chính xác và khách quan liên quan đến nhau nhưng chúng không phải là một.
Khách quan cũng chỉ có tính tương đối. Nhà báo cần biết lựa chọn góc độ tiếp
cận và đưa tin thích hợp và khách quan nhất có thể, qua đó ngôn ngữ trong bài sẽ
không bị tác động bởi định kiến của nguồn tin, tác giả hay độc giả.
Sử dụng chính xác ngôn ngữ báo chí còn giúp phổ biến, tạo điều kiện cho
ngôn ngữ được phát triển và hoàn thiện.
2.2.

Tính hàm súc

Công chúng của báo chí hiện đại thường không có nhiều thời gian để nghiên
cứu cặn kẽ bài báo. Do đó, khi viết bài, tác giả phải biết dồn nén lượng thông tin
tối đa vào một lượng ngôn ngữ hạn hẹp, phải biết lựa chọn chi tiết, từ ngữ phù
hợp nhất, ngắn gọn nhưng rõ ràng, súc tích. Tính hàm súc của ngôn ngữ báo chí
cần đi kèm với tính thẩm mỹ trong bài báo.
Tính hàm súc của ngôn ngữ báo chí không có nghĩa là quên mất nhiệm vụ
giúp công chúng xác định cụ thể bối cảnh, hoàn cảnh của thông tin, sự kiện.
Không để công chúng nghi ngờ tính chính các của tác phẩm báo chí.
2.3.

Tính đại chúng

Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng. Mục tiêu của đầu tiên của
báo chí là tiếp cận được đến công chúng, có thể nói không có báo chí. Vậy nên,
yêu cầu ngôn ngữ báo chí cần rõ ràng, dễ hiểu để tối đa công chúng hiểu được
nội dung, ý nghĩa của bài báo, hạn chế dùng thuật ngữ, biệt ngữ xã hội, từ địa
phương,… mà không giải thích, gây khó hiểu cho độc giả.

Tùy thuộc vào giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội,… mà công
chúng tìm đến tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình phù hợp với bản
thân. Tuy cần có một số điều chỉnh để thích hợp đối tượng phục vụ, nhưng ngôn
ngữ báo chí vẫn phải là ngôn ngữ của tất cả. Đồng thời cũng phải hiểu rằng ngôn
ngữ mang tính đại chúng không có nghĩa là thô tục, thấp kém.

4


Ngôn ngữ báo chí đảm bảo tính đại chúng sẽ giúp báo chí thực hiện được
chức năng tạo ra dư luận xã hội và phản biện xã hội, đảm bảo hiệu quả truyền
thông của cơ quan báo chí.
Tính biểu cảm

2.4.

Ngôn ngữ báo chí báo chí có tính chính xác nhưng không có nghĩa là khô
khan, khó lắng đọng lại trong lòng công chúng. Tác giả phải biết sử dụng ngôn
ngữ để biểu đạt trạng thái cảm xúc của con người (buồn, vui, lo sợ, phấn chấn,
…), biểu đạt thái độ yêu – ghét, quan điểm chính trị và một phần nào đó quan
điểm của bản thân tác giả.
Tính biểu cảm có thể đem lại sự hấp dẫn cho tác phẩm báo chí và chính nó là
yếu tố tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến tâm hồn người tiếp nhận, từ đó hiệu quả
tác động và phản biện xã hội được nâng cao.
Trong Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, tác giả Hoàng Anh cho
rằng: “Tính biểu cảm trong ngôn ngữ gắn liền với việc sử dụng từ ngữ, lối nói
mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó sinh động hấp dẫn hay ít
nhất cũng gây được ấn tượng đối với độc giả."[7]
3.


Các thành phần ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí

Việc phân chia các thành phần ngôn ngữ báo chí tùy thuộc vào góc độ tiếp
cận. Ở đây, đồng ý với cách tiếp cận từ góc độ đơn vị lời nói của các chủ thể
phát ngôn trong một sự việc, của tác giả Nguyễn Thị Thoa trong Giáo trình Tác
phẩm báo chí đại cương, gồm có: sự kiện; nhân vật trong sự kiện; nhà báo – vừa
là nhân chứng khách quan, (đôi khi) vừa là nhân chứng trong cuộc. Dựa trên căn
cứ này, chia ngôn ngữ báo chí gồm ba thành phần chính: ngôn ngữ sự kiện; ngôn
ngữ nhân vật; ngôn ngữ tác giả[8].
- Ngôn ngữ sự kiện: Sự kiện không thể “tự kể” được, mà nhà báo phải sử
dụng “vỏ ngôn ngữ” của con người để phản ánh sự kiện, sao cho sự kiện còn
nguyên dạng, không bị hiểu sai về bản chất. Có thể hiểu, ngôn ngữ sự kiện chính

7 Một số
8 Giáo

vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí (2003), NXB Lao động, tr.78

trình Tác phẩm báo chí đại cương (2012), NXB Giáo dục Việt Nam, tr.74 – tr.76
5


là phát ngôn vô chủ thể, bao gồm: tên đất, tên người, thời gian, không gian, con
số, bảng biểu, hồ sơ, chi tiết,…
- Ngôn ngữ nhân vật: Là lời nói của các nhân chứng trực tiếp và gián tiếp
trong sự việc. Lời nói của nhân chứng thường mang đậm phong cách vùng miền,
“khẩu khí” cá nhân và thể hiện rõ địa vị xã hội của người nói.
- Ngôn ngữ tác giả: Nhà báo tái hiện sự kiện – những điều mắt thấy, tai nghe,
những trải nghiệm – bằng lời kể của mình, có thể trực tiếp, có thể gián tiếp.
Ngôn ngữ tác giả đóng vai trò tổ chức và chỉ đạo các thành phần ngôn ngữ khác.

4.

Những lỗi ngôn ngữ thường gặp trong tác phẩm báo chí

- Lỗi chính tả.
- Lỗi viết câu không đúng ngữ pháp.
- Lỗi dùng từ không đúng về ý nghĩa.
- Lỗi thiếu chủ ngữ,vị ngữ,bổ ngữ cần thiết.
- Lỗi thiếu từ, lặp từ, thừa từ.
- Lỗi diễn đạt thiếu chặt chẽ, hành văn lủng củng
- Từ ngữ thô tục, nói quá, khó hiểu.
- Từ ngữ sáo mòn, rập khuôn.
- Sử dụng biệt ngữ mà không giải thích ý nghĩa hoặc sử dụng quá nhiều trong
một tác phẩm báo chí.
- Dùng thành ngữ, tục ngữ sai hoàn cảnh.

6


CHƯƠNG II
KHẢO SÁT NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ VTC NEWS
Thời gian khảo sát: Từ ngày 10/11/ 2015 đến
ngày 10/12/2015.
Tổng số bài báo đã khảo sát: 426 bài
Các mục tiến hành khảo sát: Xã hội, Kinh
tế, Quốc tế, Pháp luật, Giáo dục, Thể thao,
Sức khỏe, Phóng sự - Khám phá.(
/>1.


Khảo sát về loại ngôn ngữ báo sử dụng trên báo điện tử VTC News

Ngôn ngữ báo chí thường được hiểu là văn bản, nhưng báo chí còn sử dụng
loại ngôn ngữ phi văn bản. Sau đây là kết quả khảo sát cho thấy ngôn ngữ phi
văn bản hình ảnh, đồ họa, video được sử dụng để bổ trợ thêm cho ngôn ngữ văn
bản trong các bài viết trên báo điện tử VTC News.

Mục

Xã hội
Kinh tế
Quốc tế
Pháp luật
Giáo dục
Thể thao
Sức khỏe

Bài có sử dụng hình
ảnh
Số
Ảnh chụp
lượng
(sự kiện,
Ảnh minh
bài
nhân vật,
họa
…)
88
68

33
70
42
70
35
46
35

14
30
60
15
20
17

51
30
11
12
12
17

Bài có
sử dụng
đồ họa

Bài có
sử dụng
video


0

4

1
1
0
0
1
0

11
18
8
11
26
6
7


Phóng sự - Khám phá
Tổng
1.1.

40
426

30
254


15
181

0
3

0
84

Ưu điểm

Hầu hết các bài viết sử dụng hình ảnh chụp (sự kiện, nhân vật, hiện tượng,…)
hoặc ảnh minh họa. Một số tin bài sử dụng đồng thời cả ảnh chụp và ảnh minh
họa. Do đặc điểm của từng mục mà sử dụng ảnh chụp hay ảnh minh họa nhiều
hay ít, như mục Kinh tế sử dụng chủ yếu là hình ảnh minh họa cho các bài. Hình
ảnh phù hợp làm cho bài báo sinh động, hấp dẫn hơn, củng cố thêm tính chính
xác, biểu cảm cho ngôn ngữ viết, người đọc cũng dễ dàng hiểu được nội dung
bài báo.
Ví dụ: Phóng sự Bí ẩn quanh ngôi nhà cổ của Tổng Cóc và bà chúa thơ Nôm
(Dương Phạm Ngọc, đăng ngày 11/11/2015)[9] có sử dụng nhiều hình ảnh chụp
cận cảnh kiến trúc ngôi nhà cổ của ông Kiều Văn Phú ở xã Sơn Dương (Lâm
Thao – Phú Thọ). Đây là ngôi nhà được công bố từng là nhà ở ông Tổng Cóc và
bà Hồ Xuân Hương.
Video được sử dụng chọn lọc. Phần lớn các video xuất hiện trong tin bài đã
có sự liên quan đến phần nội dung, góp phần bổ sung thông tin, tăng sự khách
quan cho thông tin được đưa ra. Dựa trên đặc điểm của bài mà tác giả đã lựa
chọn có dẫn video hay không. Tỉ lệ bài sử dụng video trong mục Thể thao cao
hơn các mục khác, chủ yếu là video tóm tắt trận đấu, giúp bạn đọc dù không theo
dõi hoặc muốn coi lại có thể nắm bắt được diễn biến chính của trận đấu.
Ví dụ: Trong bài Giroud lập hat-trick, Arsenal lách khe cửa hẹp vào vòng

loại trực tiếp (Nguyễn Văn Long, đăng ngày 10/12/2015)[10], thay vì tường thuật
lại diễn biến trận đấu, tác giả đã sử dụng hình ảnh cầu thủ nổi bật nhất và video
bàn thắng trong trận đấu giữa Arsenal với Olympiacos.
Một số bài sử dụng kết hợp cả văn bản, hình ảnh chụp, hình ảnh minh họa và
video một cách hợp lý.
9

/>
/>10

8


Ví dụ: Trong bài Mẹo nhận biêt thịt lợn sề, trâu chết ‘đội lốt’ thịt bò (Huyền
Trân, đăng ngày 10/12/2015)[11], khi nói về cách làm giả thịt bò, tác giả đã viết
“Chỉ cần pha "bảo bối" với nước rồi nhúng thịt lợn vào trong vòng 1 phút, thịt
lợn sẽ đổi màu sang màu đỏ đậm, tươi như thịt bò thật, khó có thể biết được đó là
thịt lợn. Ngoài việc dùng bột hoa hiên, người ta còn thường dùng chất phụ gia có
tên gọi maltol, chỉ cần một lượng rất nhỏ là đã có thể triệt tiêu được những mùi
khó chịu đặc trưng của thịt lợn.” Bổ sung thêm là hình ảnh thịt bỏ giả bị phát
hiện ở Giang Tô (Trung Quốc). Tiếp đó, khi nói đến cách phân biệt thịt bò thật
tác giả sử dụng hình minh họa với chú thích ảnh là “Miếng thịt bò tươi ngon có
bề ngoài khô ráo, màu đỏ thẫm nhưng vẫn có độ sáng tươi, thớ thịt không mịn,
gân trắng nhỏ và mỡ màu vàng nhạt”. Kết bài là video cách nhận biết thịt bò giả
cụ thể.
Đồ họa
nào cũng có
sử dụng
chúng.


được sử dụng hạn chế vì không phải tin bài
thể dựng đồ họa. Tuy nhiên, VTC News đã
hợp lý đồ họa để đưa thông tin đến công

Ví dụ:
Bài Messi vua làm bàn, Ronaldo thánh
phạt đền ở
siêu kinh điển Real vs Barca (bài dịch từ
[12]
Goal.com, đăng ngày 20/11/2015) , đã đưa thông tin dưới dạng đồ họa, để bạn
đọc dễ theo, tiếp nhận những chỉ số khi so sánh hai đội Real Madrid và
Barcelona, và các cầu thủ trong những trận Siêu kinh điển từng diễn ra trong lịch
sử.
1.2.

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, việc sử dụng ngôn ngữ hình ảnh, đồ họa, video vẫn
trên VTC News vẫn còn những hạn chế sau đây:
Thứ nhất, chọn lựa hình ảnh chưa phù hợp với nội dung bài viết.

11

/>
12 />
barca.200-581881.htm

9



Ví dụ: Trong bài Pique hả hê ra mặt trước viễn cảnh Real Madrid bị loại
(Phan Nguyên, đăng ngày 3/12/2015)[13], nội dung bài nói về chuyện Real
Madrid có khả năng vị loại khỏi Cup Nhà vua Tây Ban Nha vì sử dụng tiền đạo
Cheryshev đang bị cấm thi đấu, trước tin này hậu vệ Pique đã bày tỏ thái độ vui
mừng mà như trong bài viết “Khả năng Real Madrid bị loại rất dễ xảy ra và trung
vệ Pique rất hả hê vì điều này. Pique chế nhạo Real Madrid trên trang Twitter cá
nhân bằng một loạt biểu tượng mừng phát khóc.” Tuy nhiên, để đảm bảo có liên
kết chặt chẽ giữa phần văn bản và hình ảnh, tác giả nên chụp màn hình lại đoạn
trạng thái của Pique trên twitter làm hình minh họa thay vì sử dụng hình
Cheryshev.
Thứ hai, trong một số bài viết video được dẫn vào minh họa chưa thực sự hắn
kết chặt chẽ với nội dung bài.
Ví dụ: Bài Ngư dân liên tục câu được cá sủ vàng giá hàng trăm triệu
(B.Hương, đăng ngày 25/11/2015)[14] nói về việc thời gian gần đây ngư dân
thường xuyên câu được loại cá giống cá sủ vàng có giá trị cao, nhưng cuối bài lại
dẫn video nói về cá trê ba mắt.
Thứ ba, một số bài có thể tổng hợp thông tin và tiến hành dựng đồ họa để
người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt nội dung vấn đề hơn, nhưng tác giả tác phẩm
không sử dụng, mà đơn giản chỉ tổng hợp lại thông tin đã được đăng tải trước đó.
Ví dụ: Bài Khủng bố ở Pháp: Diễn biến chi tiết từng địa điểm khủng bố
(Nhạc Dương, đăng ngày 14/11/2015)[15] được viết sau khi có thông tin về diễn
biến khủng bố ở Paris ngày 13/11, tác giả có thể tiến hành dựng đồ họa để độc
giả dễ theo dõi hơn, thay vì liệt kê thông tin.
2.

Khảo sát việc sử dụng các thành phần ngôn ngữ trong đảm bảo đặc
trưng của ngôn ngữ báo chí trên báo điện tử VTC News

Sau khi khảo sát về thành phần ngôn ngữ báo chí được sử dụng trên báo VTC
News, kết quả là các bài viết đa dạng thành phần ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ

13 />14

/>
15

/>
10


sự kiện được dùng nhiều nhất, đặc biệt trong các bài đưa tin về chính trị, kinh tế,
quốc tế. Ngôn ngữ tác giả được sử dụng chọn lọc, chủ yếu xuất hiện ở tác phẩm
thuộc thể loại phóng sự.
Thành phần ngôn ngữ
Ngôn ngữ sự kiện
Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ tác giả

Số lượng bài sử dụng
323
196
145

Dưới đây là đánh giá tính chính xác, hàm súc, đại chúng và biểu cảm của
ngôn ngữ báo chí được các tác giả sử dụng trong các tác phẩm báo chí.
2.1.

Tính chính xác

a, Ưu điểm
Tính chính xác của ngôn ngữ báo chí đã được đảm bảo ở mức độ tương đối

cao. Tác giả sử dụng ngôn ngữ sự kiện diễn đạt lại chính xác lại nhưng gì đã diễn
ra. Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm báo chí được đưa vào ngôn ngữ nhân vật hợp lý
để tăng độ khách quan cho những gì tác giả đã viết. Không xuất hiện sai sót nào
gây hiểu nhầm cho công chúng.
Ví dụ: Trong bài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đưa biển Đông thành khu
vực hòa bình (Minh Đức, đăng ngày 22/11/2015)[16] có đoạn “Trưa 22/11/2015,
tại Kuala Lumpur, Malaysia, phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS),Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ các đánh giá về những tiến triển tích cực trong
quan hệ giữa ASEAN với các đối tác.” Tiếp đó để tăng thêm tính chính xác,
khách quan, đồng thời thể hiện quan điểm và thái độ của Thủ tướng về vấn đề
biển Đông của bài tác giả đã trích một phần lời phát biểu như sau: “Việc bảo
đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển
Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực.
Do vậy, chúng tôi hoan nghênh và trông đợi sự tham gia tích cực và đóng góp
xây dựng của các nước để đạt được mục tiêu này”.
16 />
binh.611.582036.htm

11


Cũng có tác phẩm, để có thể khiến công chúng hòa mình vào nội dung của
bài, đồng thời làm cho nội dung tác phẩm, sinh động hấp dẫn hơn, tác giả đã kết
hợp vận dụng cả ba thành phần ngôn ngữ.
Ví dụ: Trong bài Nhân chứng khủng bố ở Pháp kể lại phút kinh hoàng bên
trong nhà hát (Tùng Đinh, theo Telegraph, đăng ngày 14/11/2015)[17] có sử dụng
cả ngôn ngữ sự kiện, nhân vật và tác giả làm cho độc giả cảm nhận được sự đẫm
máu và nỗi sợ của các nạn nhân trọng vụ xả súng ở nhà hát Bataclan.
b, Hạn chế
Trên báo VTC News vẫn còn xuất hiện số ít bài khiến độc giả nghi ngờ vì

tính chính xác của thông tin đưa ra. Đó là những bài mà thiếu thông tin quan
trọng, thông tin không có nguồn cụ thể, không có trích dẫn phù hợp,…
Ví dụ: Bài Man City dụ dỗ Messi, Guardiola bằng mức lương siêu khủng
(Phan Nguyên, đăng ngày 28/11/2015)[18] có nội dung chính là câu lạc bộ
Manchester City muốn sử dụng tiềm lực tài chính của mình để chiêu mộ cả
Messi và huấn luyện viên Guardiola. Tuy nhiên trong bài lại không đề cập đến
một nguồn tin nào cụ thể mà tác giả chỉ ghi chung chung là “Nguồn tin từ rất
nhiều tờ báo Anh cho biết…”
2.2.

Tính hàm súc

a, Ưu điểm
Đáp ứng yêu cầu công chúng của một tờ báo mạng điện tử, những tin bài
được đăng tải trên VTC News phần lớn đều ngắn gọn, súc tích, không sử dụng
biện pháp tu từ không cần thiết. Ngôn ngữ sự kiện rõ ràng, rành mạch; ngôn ngữ
nhân vật được chọn lọc kỹ lưỡng; ngôn ngữ tác giả cũng ngắn gọn, không hoa
mỹ, không quá mang màu sắc văn học.
Ví dụ: Bài Hình ảnh gây sốc về thủ đoạn làm giả thịt bò từ lợn (Nghi Dung,
theo SN, đăng ngày 8/12/2015)[19] chỉ có 263 chữ (chưa bao gồm chú thích ảnh)
/>17

18

/>
19 />
12


nhưng đã thể hiện được thông tin cần thiết. Ngay sau sapo có đoạn “Cảnh sát

Giang Tô (Trung Quốc) vừa triệt phá mạng lưới bán thịt bò giả. Thủ đoạn của
các đối tượng này là trộn chất sodium nitrie và chất tạo hương vị, mùi thịt bò vào
thịt lợn để làm thịt bò giả. Hiện nay, cơ quan chức năng đã thu giữ được 2.000kg
thịt bò giả, trị giá 10 triệu nhân dân tệ.” Hoặc chỉ cần đọc sapo bài, công chúng
đã có thể nắm bắt được nội dung chính.
Hoặc như: Bài CĐV Anh hát vang Quốc ca Pháp tưởng niệm nạn nhân vụ
khủng bố Paris (Phan Nguyên, đăng ngày 18/11/2015)[20], toàn bộ thông tin cần
thiết đã nằm trong phần sapo, ở dưới tác giả chỉ giới thiệu rất sơ lược về trận
giao hữu giữa tuyển Anh và tuyển Pháp, sau đó dẫn luôn 2 video CĐV Anh hát
Quốc ca Pháp và video diễn biến trận đấu. Như vậy, bài vừa đáp ứng được nhu
cầu của độc giả quan tâm đến sự kiện bên lề vụ khủng bố Paris, vừa đáp ứng nhu
cầu của độc giả quan tâm đến trận giao hữu.
b, Hạn chế
Một số bài còn viết dài dòng, phân bổ thông tin không hợp lý, gây khó hiểu,
mất thời gian để nắm bắt thông tin cho công chúng. Ngôn từ còn chưa được chọn
lọc kỹ càng, nhiều trích dẫn thừa. Đôi khi tác giả còn lạm dụng ngôn ngữ tác giả
trong tác phẩm và sử dụng quá nhiều liên từ, trợ động từ không cần thiết.
Ví dụ: Bài Thâm nhập thị trường mua bán luận văn, khóa luận giữa Thủ Đô
(Nguyễn Hoan, 8/12/2015)[21]: Để nói về việc loạn giá cả mua bán luận văn, khóa
luận, tác giả đã dẫn lời của nhiều nhân vật, tuy nhiên lại bị lặp, khiến thông tin
thừa ra không cần thiết.
2.3.

Tính đại chúng

Những tác phẩm đã đáp ứng được tương đối nhu cầu của những đối tượng
công chúng khác nhau (việc chia mục và các chuyên mục giúp công chúng dễ

/>20


/>21

13


dàng tiếp cận đến thông tin mà bản thân quan tâm). Đồng thời, ngôn ngữ dễ đọc
dễ hiểu, không đa nghĩa, không sử dụng từ địa phương, biệt ngữ xã hội, thuật
ngữa khoa học,…mà không giải thích rõ ràng. Không tác phẩm nào xuất hiện từ
ngữ thô tục, phản cảm, thấp kém; không lạm dụng từ tiếng nước ngoài, đảm bảo
sự trong sáng của tiếng Việt. Khảo sát không thấy tác phẩm nào mà lối viết quá
hàn lâm, đi sâu vào chuyên môn, gây khó hiểu cho công chúng.
Ví dụ: Bài Xem những cảnh sởn gai ốc này ai còn dám ăn xúc xích? (Tuấn
Phong, đăng ngày 23/11/2015)[22] không chỉ đơn giản phản ánh thực trạng vệ sinh
an toàn thực mà còn có các căn cứ khoa học được dẫn trong bài. Tuy nhiên, tác
giả đã khéo léo chuyển đổi thành những ngôn từ bình dị, dễ hiểu mà vẫn đảm
bảo chất lượng thông tin. Như đoạn “Còn loại nước rửa bát không rõ nguồn gốc
xuất xứ thường làm từ chất hóa học mà công thức pha chế của nó rất đơn giản,
chỉ cần trộn chất hoạt động bề mặt có tính kiềm cực mạnh (NaOH, Na2SO3,
Na3SO4), chất tạo đặc, chất tạo mùi và phẩm màu công nghiệp là đã có thể pha
thành nước rửa bát dễ dàng. Tuy nhiên, dù là nước rửa bát tốt nhưng chúng vẫn
gây hại cho cơ thể nếu người sử dụng không biết dùng đúng cách. Đặc biệt là
hành động rửa xúc xích trên chắc chắn sẽ gây tổn hại sức khỏe.”
2.4.

Tính biểu cảm

a, Ưu điểm
Các tác phẩm báo chí có yếu tố ngôn ngữ để biểu lộ những sắc thái tình cảm,
trạng thái tâm lý của con người. Những yếu tố này được tác giả thể hiện nhiều
nhất khi sử dụng ngôn ngữ nhân vật và trong ngôn ngữ tác giả. Ngoài ra, có

nhiều bài có cách viết, diễn đạt giàu cảm xúc mà không cải lương. Tính biểu cảm
khiến bài báo trở nên sinh động, gần gũi với công chúng hơn, từ đó tác động
mạnh mẽ đến suy nghĩ, tình cảm, hành vi của họ, đảm bảm hiệu quả xã hội mà
người viết mong muốn.
Ví dụ: Trong bài Trọng tài Thái Lan sợ bị đánh tới chết, run run tố lãnh đạo
ép bán độ (Nhạc Dương, đăng ngày 24/11/2015)[23] có nhiều ngôn từ miêu tả thái
22

/>
/>23

14


độ, trạng thái cảm xúc như “trợ lý trọng tài Pichit Thongchanmoon đã run rẩy
đứng trước đám đông thừa nhận bị ép phải dàn xếp tỷ số”; “Lực lượng an ninh
trên sân quá mỏng và gần như bất lực trước cơn cuồng nộ từ đám đông
hooligan.”;…
Hoặc như: Trong phóng sự Cuộc đời ly kỳ của giang hồ đất thép sở hữu cả
tấn vàng (Phong Nguyệt – Thụy Bình, đăng ngày 17/11/2015)[24] có đoạn: “Nhìn
ánh mắt hãi hùng của vợ chồng người bạn Khoái đã hiểu ra vấn đề. Khoái lẳng
lặng tra tay vào còng. Cả hai đều là bạn thân của Khoái, cô vợ đang chửa, hoàn
cảnh hai người lại cơ cực trăm bề. Khoái nghĩ cùng lắm ngồi tù vài tháng, thế là
nhất mực khai với công an rằng gã chính là thủ phạm trong vụ trộm thép đó.
Khoái được đưa lên trại giam Phú Xuân 4 trên đất Bắc Thái.”
b, Hạn chế
Tính biểu cảm trong việc sử dụng ba thành phần ngôn ngữ trong những bài
báo đăng trên VTC News còn hai hạn chế cơ bản. Thứ nhất, một số bài cần thiếu
ngôn từ biểu cảm cần thiết khiến thông tin khô khan, không để lại ấn tượng. Thứ
hai, số ít bài khác lại lạm dụng yếu tố biểu cảm làm giọng văn trở nên sướt mướt,

cải lương hoặc mang đặc trưng văn học hơn là báo chí, làm ảnh hưởng tới tính
khách quan, chân thực của thông tin.
Ví dụ: Bài Thêm thư viện cho học sinh nghèo Bạc Liêu (Đình Khoa, đăng
ngày 10/12/2015)[25]: Mặc dù ở dưới có hình ảnh các học sinh cười tươi khi được
đọc sách ở thư viện mới, nhưng tác giả nên thêm các câu diễn tả tâm trạng, cảm
xúc của học sinh, giáo viên khi được các quỹ từ thiện xây tặng thư viện, thay vì
chỉ đưa thông tin về địa điểm, thời gian, các bên tham gia. Như vậy bài sẽ gây
được chú ý, để lại nhiều cảm xúc cho độc giả hơn.
3.

Một số lỗi ngôn ngữ trên báo điện tử VTC News

Nhìn chung các tác phẩm báo chí được khảo sát không mắc sai sót quá nhiều
về ngôn ngữ. Tuy nhiên, vẫn có một số lỗi ngôn ngữ dễ nhận thấy trong các bài
viết được đăng tải như sau:
24

/>
25

/>15


- Dùng từ chưa hợp lý.
Ví dụ: Trong tít bài Đến APEC, ông Obama tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh ngừng
cải tạo đảo (Tùng Đinh, đăng ngày 19/11/2015)[26], thay vì dùng “ông Obama”,
tác giả nên dùng từ “tổng thống Obama”, nghe sẽ trang trọng và phù hợp với sự
kiện hơn.
- Lỗi chính tả.
Ví dụ: Bài Ông Nguyễn Xuân Anh chỉ đạo quyết liệt trước

HĐND TP Đà Nẵng (Xuân Mai, đăng ngày 8/12/2015)[27] có
đoạn “Quản lý chặt chẽ hoạt hoạt động (viết thừa chữ: hoạt) của
người nước ngoài trên đia bàn (viết đúng: địa). Đặc biệt là trong
thời gian diễn ra Đại hội 12 của Đảng, không để kẻ xấu lợi dụng,
phá hoại”. Hoặc đoạn “Tập trung trên lĩnh vực quản lý trậy tự
(viết đúng: trật tự) và đảm bảo mỹ quan đô thị. Trong đó, ngành
công an (viết hoa chữ: Công), Giao thông vận tải các các đơn vị
có liên quan và cac (viết đúng: các) địa phương tiếp tục thực
hiện tốt chỉ đạo của Thường trực Thành ủy tại Hội nghị an ninh
trật tự và an toàn giao thông.” Trong tít bài này tác giả nên sử
dụng từ “bí thư” thay từ “ông”.
- Lỗi lặp ý.
Ví dụ: Phóng sự Hổ khổng lồ giết lợn rừng độc chiếc và dân bản được bữa
no (Bình Thủy, đăng ngày 8/12/2015)[28] có đoạn “Chuyện là, bữa đó ngày rằm,
trời trong, trăng sáng, dân bản không ai dám ra ngoài, cửa đóng then cài kín mít,
vì tiếng "à uôm" của "ông hổ" liên tục vang lên từ dưới thung lũng, giáp bìa
rừng. Tiếng gầm đầy uy lực vang vọng núi rừng, khiến dân bản sợ chết khiếp,
không ai dám ra ngoài.” Nên sửa thành “Chuyện là, bữa đó ngày rằm, trời trong,
trăng sáng nhưng dân bản không ai dám ra ngoài, cửa đóng then cài kín mít, vì
/>26

/>27

/>28

16


tiếng "à uôm" của "ông hổ" liên tục vang lên từ dưới thung lũng, giáp bìa rừng.
Tiếng gầm đầy uy lực vang vọng núi rừng, khiến dân bản sợ chết khiếp.”

- Lỗi hành văn lủng củng, thiếu liên kết.
Ví dụ: Trong bài Trộn ‘độc dược’ vào thức ăn chăn nuôi: Gây vô sinh, thiểu
năng trí tuệ (Huyền Trân, đăng ngày 18/11/2015)[29], ở trên tác giả viết “Và là
một chất hóa tan trong mỡ nên vàng ô sẽ phá hủy gan của con người đầu tiên,
khả năng ung thư gan là cực cao, sau đó là tới các bộ phận liên quan khác như
thận.” Sau đó, tác giả dẫn lời của chuyên gia, tiếp đó lại viết tiếp “Còn ở cơ thể
con người, với lượng chất vàng ô tồn dư được tích lũy dần thì phải sau một thời
gian phơi nhiễm kéo dài với một lượng chất nhất định sẽ gây ra các bệnh như
ung thư gan, thận, kèm theo các triệu chứng cấp tính như nôn, tiêu chảy, hôn mê
và cuối cùng là tử vong.” Hai đoạn văn này bị lặp ý; mặt khác, tác giả đang nói
về tác hại của chất vàng ô tới cơ thể người thì chuyển sang nói về tác hại của
chất này với gà, vịt, rồi quay lại nói về ảnh hưởng sức khỏe ở người.

- Từ ngữ sáo mòn, rập khuôn:
Ví dụ:
Hà Nôi: ‘Xe điên’ lao kinh hoàng tông

Việt Linh, đăng ngày 14/11/2015[30]

/>29

17


hàng loạt xe, nhiều người thương vong
Ngư dân bị bắn chết ở Trường Sa: Ký
ức kinh hoàng của người thân
Kinh hoàng cơ sở sản xuất khoai môn
sử dụng chất ăn mòn ruột
Án mạng kinh hoàng ở Hà Nội: 2 bố

con bị trộm giết trong đêm
Truy nã toàn quốc đối tượng cướp taxi
kinh hoàng
4.

Phạm Xuân, đăng ngày 30/11/2015[31]
Nghi Dung, đăng ngày 3/12/2015[32]
Hà Minh, đăng ngày 7/12/2015[33]
Thanh Hải – Phan Cường, đằng ngày
9/12/2015[34]

Đánh giá vai trò ngôn ngữ báo chí và đưa ra bài học và nhiệm vụ cho
nhà báo

Ngôn ngữ báo chí có vai trò vô cùng quan trọng trong đảm bảo báo chí thực
hiện được những chức năng của mình, mà cơ bản nhất là chức năng thông tin.
Đồng thời, đảm bảo những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí cũng giúp củng cố
những tính chất của bảo chí đảm bảo hiệu quả truyền thông – xã hội và hiệu quả
hoạt động của cơ quan báo chí. Vận dụng tốt ngôn ngữ báo chí còn có những vai
trò sau:
- Thông tin trung thực về mọi mặt tình hình của đất nước và thế giới phù hợp
với lợi ích của đất nước và của cá nhân.
- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Góp phần nâng cao dân trí, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các
dân tộc thiểu số Việt Nam.
/>30

/>31


/>32

/>33

34

/>
18


- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tránh gây hiểu
nhầm trong mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc.
Từ vai trò của ngôn ngữ báo chí kết hợp với việc nhận thức được chất lượng
của những tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn là mục tiêu, mối quan tâm hàng đầu
của những người làm báo. Để có những bài báo, chương trình, sản phẩm báo chí
có chất lượng như thế tùy thuộc chủ yếu vào đội ngũ những người làm báo. Đặc
biệt trong thời đại bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông,
yêu cầu đòi hỏi các nhà báo phải:
- Có phông kiến thức rộng, hệ thống tri thức phong phú, đa dạng.
- Phải có kiến thức cơ bản về báo chí, có hệ thống các kỹ năng, phương pháp
nghề nghiệp.
- Nhạy cảm về chính trị- xã hội, có khả năng phát hiện, phán đoán, phân tích
nhanh và tìm ra bản chất, xu hướng vận động của vấn đề.
- Thông thạo ít nhất một ngoại ngữ.
- Phải năng động, sáng tạo, hiện đại, bắt kịp những thay đổi chóng mặt của
công nghệ thông tin và phương tiện kỹ thuật trong nghề báo…
- Am hiểu pháp luật và có đạo đức nghề nghiệp trong sáng.
- Có kỹ năng sử dụng mạng Internet cùng các thiết bị kỹ thuật ngày càng
phức tạp phục vụ cho quá trình tác nghiệp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
19


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Hoàng Anh, Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Lao Động,
2003.
Angela Smith, Michael Higgins, The Language of Journalism – A multi-genre
perpspective, Bloomsbury Academic, 2013.
Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, 2014.
Phạm Thành Hưng, Thuật ngữ Báo chí – Truyền thông, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2007.
Đinh Trọng Lạc, Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, 1997.
Trần Đình Sử (Tổng Chủ biên), Ngữ văn nâng cao lớp 11, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2007, tập 1.
Nguyễn Thị Thoa (Chủ biên), Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2012.
Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1995.
Các bài tin bài được đăng tải trên báo điện tử VTC News.

20




×