Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Phân tích lợi thế cạnh tranh của gạo việt nam sang thị trường malaysia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.41 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

TÊN ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA GẠO VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA

GV hướng dẫn: Quách Thị Bửu Châu
Nhóm thực hiện: 1. Nguyễn Như Khoa
2. Võ Kim Ngoan
3. Phan Quỳnh Như
4. Phạm Thị Hoàng Phương
5. Trần Thị Mỹ Lâm

Lớp Ngoại thương 001VB2 K14

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5/2012
Trang 1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................


......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................

Trang 2


MỤC LỤC
Lời mở đầu
4
I. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO NĂM 2011 CỦA VIỆT NAM
5
1. Tình hình chung
5
2. Một vài số liệu xuất khẩu gạo trong năm 2011
7
3. Maylaysia, thị trường lớn và truyền thống của Việt Nam từ nhiều năm qua
7
II. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO VIỆT NAM
XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA BẰNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG
CỦA M. PORTER
10
1. Yếu tố thâm dụng
10
1.1 Yếu tố cơ bản
10
1.1.1 Quá trình phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam
10
1.1.2 Triển vọng và thách thức đối với nghề trồng lúa ở Việt Nam

12
1.1.3 Các vùng trồng lúa chính ở việt Nam
13
1.1.3 Lao động trong ngành nông nghiệp:
17
1.2 Yếu tố tăng cường
18
1.2.1 Cơ sở hạ tầng
18
2. Nhu cầu gạo trên thế giới hiện nay
21
3. Ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ
22
3.1 Quy trình sản xuất chế biến gạo
22
3.1.1 Công đoạn xử lý từ lúc thu hoạch lúa đến xay xát lúa thành gạo
22
3.1.2 Công đoạn chế biến gạo nguyên liệu thành gạo xuất khẩu
23
3.2 Các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ
24
3.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo
24
3.2.2 Kênh phân phối xuất khẩu và năng lực cạnh tranh xuất khẩu
31
3.2.3 Hoạt động yểm trợ và năng lực cạnh tranh xuất khẩu (quảng cáo, hội chợ, triển lãm...) 33
3.4 Chiến lược, cơ cấu, sự cạnh tranh của công ty
34
3.4.1 Cơ cấu giống lúa
34

3.4.2 Vấn đề bao tiêu lúa gạo cho nông dân
38
3.4.3 Mô hình cánh đồng mẫu lớn, liên kết 4 nhà
40
3.5 Vai trò của chính phủ
42
3.5.1 Chính sách hỗ trợ cho vay mua tạm trữ
42
3.5.2 Quy định về điều kiện xuất khẩu gạo
43
3.5.3 Tổ điều hành xuất khẩu gạo của Chính phủ
44
3.5.4 Quy hoạch diện tích đất trồng lúa của Nhà nước
3.5.5 Quy định về giá sàn xuất khẩu gạo
46
3.6 Vai trò về cơ hội vận may rủi
47

Kết luận
Tài liệu tham khảo

51
53

Trang 3


LỜI MỞ ĐẦU
Gạo Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn
nhất, chiếm 30% lượng cung trên toàn thế giới, tháng 10/2011 vừa qua, Chính phủ

Thái Lan đã cam kết hỗ trợ ngành công nghiệp này bằng cách mua lúa gạo ở khoảng
50% cao hơn giá thị trường, dẫn đến giá xuất khẩu có thể tăng lên đến 800 USD/tấn từ
mức 610 USD/tấn hiện nay. Trong khi đó, Việt Nam đang từng bước giành vị thế trung
tâm gạo thế giới. Năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch
3,5 tỷ USD. Đây là một tín hiệu tích cực cho ngành gạo Việt Nam, khi giá gạo Việt
Nam xuất khẩu đã thu hẹp khoảng cách so với giá gạo Thái Lan cùng chủng loại.
Khoảng cách giữa giá gạo Việt Nam và Thái Lan đã thu hẹp đáng kể từ tháng
8/2010. Từ chỗ chỉ bán được gạo cùng chủng loại với giá thấp hơn đến 14% hồi đầu
năm 2010, đến nay khoảng cách chỉ còn 5%. Nguyên nhân chính là, các nhà nhập khẩu
bắt đầu công nhận chất lượng gạo Việt Nam.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trở thành trung tâm gạo của thế giới, song
để nắm giữ vai trò này, ngành gạo vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Xuất phát từ thực tế này, nhóm thực hiện bài tiểu luận xin chọn đề tài “Phân tích
lợi thế cạnh tranh của gạo Việt Nam sang thị trường Malaysia” nhằm đánh giá lợi thế
cạnh tranh của gạo Việt Nam vào thị trường Maylaysia nói riêng và vào các thị trường
khác nói chung để phát huy các lợi thế và khắc phục những nhược điểm càng tồn tại
nhằm ngày càng nâng cao vị thế của gạo Việt Nam trên thế giới.

Trang 4


I. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO NĂM 2011 CỦA VIỆT NAM
1. Tình hình chung
Xuất khẩu gạo năm 2011 hơn 7 triệu tấn, vượt qua mức đỉnh 6,8 triệu tấn của
năm 2010. Kết quả này rất ấn tượng về mặt con số, và càng có ý nghĩa hơn khi đối
tượng hưởng lợi nhiều nhất là người nông dân.
Năm 2011 là một năm hiếm hoi cả được mùa và được giá. Giá lúa trong xu
hướng đi lên trong cả hai vụ chính đông xuân và hè thu, lúa hàng hóa sản xuất bao
nhiêu được tiêu thụ bấy nhiêu. Có thể nói rằng năm 2011 thị trường đã đứng về phía
người sản xuất. Vào thời điểm đầu năm 2011 khi vụ đông xuân đang rậm rịch chuẩn bị

thu hoạch, các nhận định lạc quan nhất cũng không kỳ vọng giá lúa sẽ vượt ngưỡng
5.000 đồng/kg khi vào chính vụ. Song, nhu cầu xuất khẩu thương mại tăng mạnh cộng
với nhu cầu của Indonesia và Bangladesh đã nâng đỡ giá lúa tăng lên trong suốt hai
quí đầu năm. Bước sang vụ hè thu, xuất khẩu thương mại tăng cùng với xu hướng đầu
cơ gom hàng trong kỳ vọng giá thị trường thế giới đi lên vào cuối năm đã đẩy giá lúa
chạm mức kỷ lục 7.500 đồng/ki lô gam.
Năm qua mặc dù thiếu vắng thị trường Iraq nhưng hợp đồng tập trung chiếm vị
trí quan trọng trong xuất khẩu gạo Việt Nam. Đầu năm, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh
của Indonesia, Bangladesh, giữa năm nhu cầu của Philippines, và cuối năm là sự quay
trở lại của Indonesia cũng như khối lượng nhập khẩu khá lớn của Malaysia, Cuba trải
đều trong các tháng của cả năm đã hỗ trợ đầu ra cho hạt gạo Việt Nam. Tuy nhiên, đã
có những thay đổi trong kết cấu của thị trường tập trung. Năm 2011, Philippines đã
cho phép tư nhân nhập khẩu gạo phần lớn thay vì Cơ quan Lương thực Quốc gia
(NFA) độc quyền. Điều này khiến xuất khẩu gạo của Việt Nam không còn thuận lợi
như các năm trước.
Về xuất khẩu thương mại, năm 2011 Trung Quốc đã vươn lên đứng trong top 10
thị trường xuất khẩu gạo quan trọng nhất của Việt Nam. Đây là thông tin rất quan
trọng để doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu và có chiến lược xâm nhập hợp lý thị trường
đông dân nhất thế giới này.

Trang 5


Năm 2011 cũng chứng kiến những rủi ro của diễn biến giá thế giới. Từ giữa
năm, các doanh nghiệp Việt Nam đều có niềm tin thị trường thế giới sẽ đi lên do tác
động từ chính sách thu mua lúa gạo mới của Thái Lan. Dự đoán triển vọng giá cao đã
thúc đẩy tình trạng đầu cơ diễn ra mạnh mẽ suốt cả vụ hè thu. Kết quả là mặt bằng giá
nguyên liệu bị đẩy lên và lượng tồn kho của các doanh nghiệp cũng ở mức cao, luôn
duy trì ở mức khoảng 1,2 triệu tấn.
Trong khi thị trường bị tình trạng đầu cơ chi phối, mặt bằng giá nguyên liệu và

giá xuất khẩu của Việt Nam đi lên thì Ấn Độ đã quay trở lại thị trường gạo thế
giới. Mức giá gạo của cả Ấn Độ và Pakistan thấp hơn 100 đô la Mỹ/tấn đã hút hết
khách của cả Thái Lan và Việt Nam. Đến cuối năm mặt bằng giá có nhích lên nhưng
người mua thưa dần và lượng xuất khẩu sụt giảm. Mức giá chào xuất khẩu tham khảo
của cả Thái Lan và Việt Nam, ở một góc độ nào đó, đã trở thành “giá ảo”. Trong khi
đó, lượng tồn kho cao và áp lực trả lãi vay vào cuối năm đã làm chi phí tăng vọt và đẩy
nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo rơi vào tình thế khó khăn.
Năm 2011, việc triển khai Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo đã làm
xuất hiện những tín hiệu cho thấy giới đầu tư đang ngày càng quan tâm đến ngành
hàng lúa gạo. Trước khi Nghị định 109 được triển khai, các dự đoán cho rằng cuộc
chơi sẽ chỉ còn những doanh nghiệp đủ năng lực, còn những doanh nghiệp nhỏ lẻ vốn
được coi như những tác nhân gây rối loạn thị trường sẽ dần biến mất.
Song, đến thời điểm gần đây đã có 130 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu
gạo, một con số vượt ngoài mọi dự báo. Có đến 29 doanh nghiệp chưa bao giờ xuất
khẩu gạo được cấp phép, trong đó có cả các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và
chứng khoán. Có thể con số sẽ không dừng ở đây mà còn tiếp tục tăng thêm.
Nhìn vào doanh thu xuất khẩu trên 3 tỉ đô la Mỹ/năm và xu hướng giá lương
thực toàn cầu tăng, có lẽ nhiều người sẽ đánh giá cao khả năng sinh lợi lớn của ngành
xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, có thể giới đầu tư đang kỳ vọng quá lớn bởi đã xuất hiện
những thông tin một loạt doanh nghiệp cung ứng xuất khẩu gạo ở miền Tây thua lỗ và
phá sản. Vì sao những doanh nghiệp cung ứng xuất khẩu đã tồn tại trên dưới 20 năm
mà vẫn thất bại? Điều đó chứng tỏ sự khắc nghiệt của thị trường đã loại ra khỏi cuộc
chơi ngay cả những người “lành nghề”.
Trang 6


Xuất khẩu gạo là một ngành kinh doanh có điều kiện, với nhiều mục tiêu phải
choàng gánh mà trong nhiều thời điểm là mâu thuẫn nhau như lợi nhuận của doanh
nghiệp, đảm bảo lãi cho nông dân, giữ vững an ninh lương thực, kiềm chế lạm phát...
Đặc thù này cũng hàm ý những rủi ro về mặt chính sách đối với các doanh nghiệp

trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.
2. Một vài số liệu xuất khẩu gạo trong năm 2011
Lũy kế xuất khẩu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2011 đạt 7,105 triệu tấn, trị giá
FOB 3,507 tỷ USD, trị giá CIF 3,651 tỷ USD.
- Tỷ trọng một số loại gạo từ ngày 01/01 đến 31/12/2011:
ĐVT: 1.000 tấn

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Loại gạo
Gạo cao cấp
Gạo cấp trung bình
Gạo cấp thấp
Gạo đồ
Gạo thơm các loại
Nếp
Tấm
Các loại khác

Số lượng
1.992
3.09

859
57
472
218
405
8

Tỷ trọng
28,03%
43,54%
12,09%
0,81%
6,65%
3,08%
5,70%
0,11%

- Theo thị trường:
ĐVT: 1.000 tấn

STT
1
2
3
4
5
6

Thị trường
Châu Á

Châu Âu
Châu Mỹ
Châu Phi
Châu Úc
Trung Đông

Số lượng
4,726
175
456
1,618
77
53

Tỷ trọng
66,52%
2,46%
6,42%
22,75%
1,08%
0,75%

3. Maylaysia, thị trường lớn và truyền thống của Việt Nam từ nhiều năm qua
Cũng như Việt Nam, Malaysia nguyên là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc
hậu. Kể từ khi giành được độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957 đến những năm 60
cuối thế kỷ trước, Malaysia vẫn là một nước đói nghèo, lạc hậu.
Năm 1970, Malaysia mới bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, tranh
thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài. Tại thời điểm này, ở Malaysia vẫn có đến 64,8%
người Malaysia, 36% người Hoa, 39,2% người Ấn (những nhóm người chiếm tỷ lệ
Trang 7



dân số lớn nhất đất nước) rơi vào tình trạng đói nghèo. Những cuộc biểu tình, khiếu
kiện đã liên tiếp xảy ra xuất phát từ tình trạng nghèo đói, thất nghiệp trong thời kỳ này.
Nhờ sự đổi mới, định hướng đúng, đất nước này đã liên tục phát triển. Giai
đoạn từ 1970- 1996, tốc độ tăng trưởng GDP của Malaysia là 6,7%/năm, cao nhất là
năm 1990 với 9,8%. Năm 1997, 1998 kinh tế Malaysia rơi vào khủng hoảng, nhưng từ
năm 1999 đến nay đã phục hồi nhanh chóng.
Tăng trưởng kinh tế những năm gần đây khá ổn định, trung bình trên 6%/năm.
Thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, kinh tế Malaysia sụt giảm -1,75,
đến 2010 đã đạt 7,2%, 2011 đạt 5,1%.
Phát triển kinh tế song song với an sinh xã hội, định hướng thống nhất cộng
đồng các dân tộc vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Các dân tộc cùng phấn đấu trong
sự ổn định chính trị, để phát triển kinh tế thị trường, đa dạng hóa nông nghiệp, ưu tiên
phát triển công nghiệp. Cho đến năm 2008 tỷ lệ đói nghèo các dân tộc trung bình chỉ
còn khoảng 2%, và chủ yếu ở nông thôn. Nếu những năm 1970, Malaysia phải chi cho
các chương trình xóa đói, giảm nghèo đến 26,3% ngân sách thì năm 2008 chỉ còn
khoảng 2%.
Ngày nay, Malaysia đang tiếp tục phát triển rất mạnh, khẳng định vị thế cạnh
tranh toàn cầu. Theo Thống kê mức độ cạnh tranh Thế giới hàng năm 2011 được công
bố bởi Viện Quản lý Phát triển Thụy Sĩ (IMD), Malaysia đứng trong số 10 quốc gia có
tính cạnh tranh cao nhất trên thế giới.
Với việc đô thị hóa nhanh chóng và xây dựng ồ ạt các khu công nghiệp,
Malaysia đang đối mặt với nguy cơ mất dần đất nông nghiệp để đảm bảo khả năng tự
cung tự cấp lương thực tối thiểu. Diện tích đất trồng lúa tại bán đảo Malaysia đã giảm
từ hơn 372.540ha năm 1997 xuống còn hơn 284.440ha vào năm ngoái do các cánh
đồng lúa đã bị chuyển đổi thành đất xây dựng nhà ở, bất động sản hoặc khu vục
thương mại. Một phần cánh đồng lúa cũng bị chuyển đổi mục đích canh tác sang trồng
dứa, cọ dầu và các loại rau quả khác.
Dân số Malaysia tăng trung bình 2% mỗi năm trong giai đoạn từ năm 20002010, hay từ 23,3 triệu dân lên 28,3 triệu dân. Để đáp ứng được nhu cầu gạo trong

nước, 180.000 tấn gạo/tháng, mỗi năm Malaysia nhập khẩu từ 1-1,2 triệu tấn gạo từ
Việt Nam, Thái Lan, Pakistan (16%) và các nước khác.
Hiện nay, Việt Nam là nhà cung cấp gạo hàng đầu của Malaysia. Trong giai
đoạn 2007-2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Malaysia tăng 120,86%, cao hơn
rất nhiều so với mức tăng trung bình nhập khẩu 8,75% từ thế giới. Năm 2011, trị giá
xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Malaysia đạt 508.000 tấn, chiếm 44,96% trong tổng
nhập khẩu gạo của nước này, tăng 32,98% so với năm 2010.
Nhập khẩu gạo của Malaysia qua các năm:
ĐVT: 1.000 tấn

2007
1.039

2008
2009
2010
2011
1.086
907
1.040
1.130
(Nguồn: )

Nhập khẩu gạo của Malaysia từ Việt Nam qua các năm:
Trang 8


ĐVT: 1.000 tấn

2007

230

2008
200

2009
570

2010
2011
382
508
(Nguồn: Vinafood 2)

Nhập khẩu gạo của Malaysia dự báo sẽ tăng thêm 100.000 tấn so với năm 2011.
Điều này đảm bảo cho ổn định của thị trường này đối với đầu ra của gạo Việt Nam.

Trang 9


II. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO VIỆT NAM
XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA BẰNG MÔ HÌNH KIM
CƯƠNG CỦA M. PORTER
1. Yếu tố thâm dụng
1.1 Yếu tố cơ bản:
1.1.1 Quá trình phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam:
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở các
nước châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... Cây lúa đã
có mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên. Tổ tiên chúng ta đã thuần hóa cây lúa
dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt được những tiến bộ như

ngày nay.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc bộ và Nam Bộ là 1,8
triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ / ha và sản lượng thóc tương ứng 2,4
- 3,0 triệu tấn. Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa cũ, ở miền Bắc sử dụng
các giống lúa cao cây, ít chụi thâm canh, dễ đổ, năng suất thấp.
Từ năm 1963-1965, ở những vùng chuyên canh lúa do diện tích nhiều, thường
có một số diện tích cấy chậm, bị muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật đã đưa vào một số
giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày đã đảm bảo được thời vụ. Đã chuyển vụ lúa chiêm
thành vụ lúa xuân, chuyển từ xuân sớm thành xuân chính vụ (80-90%) diện tích và
thời kỳ 1985-1990 sang xuân sớm (5-10%) và 70-80% là xuân muộn. Một số giống lúa
xuân đã có năng suất cao hơn hẳn lúa chiêm, có thể cấy được cả hai vụ chiêm xuân và
vụ mùa. Do thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp dụng hàng loạt các tiến bộ kỹ
thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành
tựu đáng kể.
Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu tấn,
nguyên nhân là do ứng dụng giống mới, tăng diện tích và năng suất. Tính riêng 2 năm
1988 và 1989 sản lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn/năm.
Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những tiến bộ
vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu ăn triền miên đã không
Trang 10


những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu từ 6-7 triệu
tấn gạo /năm, đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất khẩu gạo.

Bản đồ diện tích trồng lúa ở Việt Nam

Nguồn:

Biểu đồ diện tích trồng lúa ở Việt Nam từ 1975 - 2005


Trang 11


Nguồn:
1.1.2 Triển vọng và thách thức đối với nghề trồng lúa ở Việt Nam
a. Những thuận lợi và triển vọng
- Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của
Việt Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Hiện nay
diện tích trồng lúa cả nước từ 7,3 dến 7,5 triệu ha, năng suất trung bình 46 ha, sản
lượng giao động trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu chưa ổn định từ 2,5 triệu
đến 4 triệu tấn/năm. Trong giai đoạn tới sẽ duy trì ở mức 7,0 triệu ha, phấn đấu năng
suất trung bình 50 tạ/ha, sản lượng lương thực 35 triệu tấn và xuất khẩu ở mức 3,5- 4
triệu tấn gạo chất lượng cao.
- Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nứoc khuyến khích và tạo điều kiện
phát triển sản xuất lúa.
- Nhu cầu phát triển sản xuất lúa ngày càng tăng để đảm bảo cho tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu, do dân số Việt Nam dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng
100 triệu, dân số thế giới sẽ tăng lên gấp rưỡi.
- Điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản xuất lúa.
- Nông dân Việt Nam có kinh nghiệm trồng lúa từ lâu đời.
- Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp
thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực
và thế giới
Trang 12


- Năng suất, sản lượng lúa ngày càng tăng do ngày càng có nhièu giống mới
chụi thâm canh, năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng rộng và chống chụi
sâu bệnh.

- Xuất khẩu gạo ngày càng tăng về số lượng và chất lượng góp phần ổn định
đời sống cho nông dân là lực lượng chiếm đại đa số trong tổng số 80 triệu dân Việt
Nam.
- Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa
gạo và các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị
trường thương mại nông sản của thế giới
b. Những trở ngại và thách thức
- Quá trình đô thị hoá tăng, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp
- Nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân sở hữu rất manh mún,khó cơ giới
hóa.
- Quá trình áp dụng giống mới chụi thâm canh, phát triển thành những vùng
sản xuất hàng hóa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó
phòng trừ.
- Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng
nông sản.
- Tham gia vào thị trường thương mại thế giới có sự đòi hỏi rất khắt khe về chất
lượng nông sản. Do vậy phải có sự đầu tư một cách đồng bộ từ sản xuất đến đánh giá
kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ
1.1.3 Các vùng trồng lúa chính ở việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài trên 3000 km, sông núi nhiều, địa hình phức tạp nên
đã hình thành nhiều vùng trồng lúa khác nhau.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình thành mùa vụ và
phương thức gieo trồng, nghề trồng lúa được hình thành và phân chia thành 3 vùng
trồng lúa lớn: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung và đồng bằng
Nam Bộ.
Trang 13


a) Vùng Đồng Bằng Sông Hồng:
Đồng bằng sông Hồng do hệ thống sông Hồng (sông Lô và sông Đà) và hệ

thống sông Thái Bình (sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam) tạo thành. Châu thổ
sông Hồng có hình dạng giống như hình tam giác cân, có đỉnh là Việt trì, cạnh đáy là
bờ biển dài 150km, từ Quảng Ninh đến Ninh Bình. Diện tích toàn Châu thổ khoảng 15
000 km2.
Thời tiết khí hậu chia làm 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông), mùa đông lạnh, mùa
xuân ấm, mùa thu mát mẻ, mùa hạ nóng, địa hình ít bằng phẳng, nông dân sở hữu
ruộng đất manh mún, khó khăn quản lí nước nên tập quán canh tác chủ yếu là lúa nước
và gieo trồng theo phương pháp gieo mạ rồi cấy là chính.
Các vụ lúa chính vùng Đồng bằng sông Hồng:
Có 2 vụ lúa cổ truyền là lúa mùa và lúa chiêm, từ năm 1963 đã đưa vào cơ cấu
các giống lúa xuân nên hình thành 2 vụ chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa.
- Vụ lúa chiêm xuân: Làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động.
Đầu và giữa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải dùng giống
có khả năng chịu rét.
Lúa chiêm xuân ít phản ứng hoặc không có phản ứng quang chu kỳ.
Lúa chiêm được gieo cấy vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và thu hoạch
vào cuối tháng 5.
- Lúa xuân (xuân sớm, chính vụ và xuân muộn) với bộ giống đa dạng, được
gieo cấy vào cuối tháng 11 và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau. Những năm gần
đây, trà xuân muộn với các giống Q5, KD18, CR203, lúa lai 2 và 3 dòng. . . được mở
rộng và phát triển mạnh, chiếm 80 -90% diện tích lúa chiêm xuân ở phía Bắc.
- Vụ lúa mùa: mùa sớm, mùa trung và mùa muộn, bắt đầu vào cuối tháng 5 và
kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm.
Đối với trà mùa sớm, sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng
từ 105 đến 120 ngày như CR203, Q5, KD18. . .

Trang 14


Đối với trà trung hoặc muộn, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng

từ 125 trở lên như Nếp, Dự, Mộc Tuyền, Bao Thai, Tám Thơm các loại.
b) Vùng đồng bằng ven biển miền Trung:
Vùng đồng bằng ven biển miền Trung kéo dài từ Thanh Hóa tới Bình Thuận,
cực Nam Trung Bộ, được chia thành 2 vùng chính:
- Vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ:
Từ Thanh Hóa tới Nghệ An, Hà Tĩnh (Đồng bằng Thanh- Nghệ- Tĩnh) do lưu
vực của sông Mã, sông Chu, sông Lam..tạo thành, có diện tích 6310 km2, tương đối
bằng phẳng. Lượng phù sa bồi đắp ít hơn đồng bằng sông Hồng, đất đai kém màu mỡ
hơn. Điều kiện thời tiết khí hậu và canh tác cơ bản giống vùng đồng bằng sông Hồng.
- Vùng đồng bằng ven biển Trung bộ và Nam Trung Bộ:
Kéo dài từ Quảng Bình tới Bình Thuận, có diện tích là 8250 km2. Đồng bằng
nhỏ hẹp do bị kẹp bởi dãy núi Trường sơn phía tây và biển phía Đông. Vì vậy, các
sông thường ngắn, độ dốc lớn, chế độ thuỷ văn phức tạp. Mùa khô dễ bị hạn, mùa mưa
dễ bị lũ lớn. Đất có thành phần cơ giới cát nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng thấp, vùng đất
cát ven biển chụi ảnh hưởng của mặn. Điều kiện thời tiết khí hậu càng vào phía trong
càng ấm dần. Từ đèo Hải Vân (Huế) trở ra còn có gió mùa Đông Bắc, từ Đà Nẵng trở
vào chỉ có mùa khô và mùa mưa.
Các vụ lúa chính và tập quán canh tác ở vùng đồng bằng ven biển miền
Trung:
Vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ có 3 vụ lúa trong năm: vụ đông xuân, hè
thu và vụ mùa (còn gọi là vụ ba, vụ tám và vụ mười).
- Vụ đông xuân (vụ ba): bắt đầu từ cuối tháng 10 và thu hoạch vào tháng 4
(tháng 3 âm lịch).
- Vụ hè thu (vụ tám) : bắt đầu từ cuối tháng 4 và thu hoạch vào cuối tháng 9
(tháng 8 âm lịch).
- Vụ mùa (vụ mười): bắt đầu từ cuối tháng 5 và thu hoạch vào tháng 11 (tháng
10 âm lịch).
Trang 15



- Canh tác lúa ở vùng Đồng bằng vùng đồng bằng ven biển miền Trung
- Những vùng không chủ động nước thường gieo mạ, cấy giống các tỉnh phía
Bắc.
- Những vùng chủ động nước gieo vãi (gieo sạ), giống các tỉnh phía nam.
Tóm lại, ở đồng bằng ven biển Trung Bộ do địa hình dốc và hẹp, nên yếu tố
chính để quyết định thời vụ, phương thức gieo cấy là nước và đất.
c) Vùng đồng bằng sông Cửu Long:
Đồng bằng Nam bộ (còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long), là vùng mới được
khai thác khoảng 500 - 600 năm trở lại đây. Diện tích toàn châu thổ là 36.000 km2,
trong đó diện tích có thể trồng trọt được khỏang 2,1 triệu ha và đã trồng lúa 1,5 - 1,6
triệu ha.
Đồng bằng sông Cửu Long tương đối bằng phẳng, độ dốc không đáng kể
(1cm/km). Sông Cửu Long với 2 nhánh là sông Tiền và sông Hậu, dài trên 120 km.
Lượng phù sa của sông Cửu Long lớn đạt 1000 triệu tấn /năm, 1m3 nước có 0,1 kg
phù sa ở mùa khô (tháng 3-4), 0.3 kg phù sa ở mùa lũ cao (tháng 9,10).
- Đất đai chủ yếu là phù sa sông Tiền, sông Hậu khoảng 1.800.000 ha, đất phèn
1.100.000 ha, đất mặn 320.000 ha, đất than bùn và đất thấp Glây- mùn.
Thành phần cơ giới của đất phù sa là sét, chất dinh dưỡng phong phú song thiếu
lân.
Đất phèn ảnh hưởng chủ yếu của sun phát sắt, sun phát nhôm, độ pH thấp (4,55).
Vùng đất mặn (rừng U Minh) có nhiều chất hữu cơ, dày 30 cm, có nơi trên 3m
và thiếu các nguyên tố phụ.
Nói chung, đồng bằng sông Cửu Long có chủng loại đất phong phú, hàm lượng
dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, đối với các loại đất chua, phèn, mặn cần có biện pháp cải
tạo (bón lân, rửa mặn và phèn) để sử dụng và khai thác hiệu quả hơn.
Thời tiết khí hậu:

Trang 16



+ Nhiệt độ bình quân hàng năm cao (2609 ở thành phố Hồ Chí Minh) và ít biến
động
+ Không có mùa đông giá lạnh và đầy ánh sáng.Mùa khô thường khô hơn vì
không có mưa phùn ẩm ướt vào tháng 2 -3 như ở phía Bắc.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7, lượng mưa hàng năm 1500 - 2000 mm.
+ Độ ẩm không khí bình quân 82%.
Tóm lại, đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên, đất đai và khí hậu rất
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt cho sản xuất lúa gạo.
Các vụ lúa chính ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Vụ mùa: Bắt đầu vào mùa mưa (tháng 5-6) và kết thúc vào cuối mùa mưa
(tháng 11), gồm các giống lúa địa phương dài ngày và thích nghi với nước sâu. Vụ lúa
mùa có diện tích khoảng 1,5 triệu ha.
- Vụ đông xuân: Là vụ lúa mới, ngắn ngày, diện tích khoảng 70-80 vạn ha, bắt
đầu vào cuối mùa mưa tháng 11 - 12 và thu hoạch đầu tháng 4.
- Vụ hè thu: Vụ hè thu là một vụ lúa mới, ngắn ngày, bắt đầu từ tháng 4 và thu
hoạch vào trung tuần tháng 8 và có diện tích khoảng 1,1 triệu ha.
Trồng lúa ở Đồng bằng vùng đồng bằng sông Cửu Long theo 2 phương thức lúa
cấy và lúa sạ. Tùy theo địa hình có mức độ ngập nước khác nhau mà áp dụng cho phù
hợp.
Hiện nay do tiến bộ kĩ thuật của sản xuất lúa, công tác thủy lợi cũng đã được
giải quyết khá mạnh mẽ nên nhiều vùng trước đây ngập nước đã được cải tạo. Do vậy,
phần lớn diện tích ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là gieo sạ, cuối vụ vẫn còn
một số diện tích lúa nổi.
1.1.3 Lao động trong ngành nông nghiệp:
Về lao động, Việt Nam là nước có lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao:
trên 70% lực lượng lao động cả nước. Thu nhập bình quân đầu người thấp - giá nhân
công rẻ. Điều này làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có giá thành thấp, tăng
thêm sức cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới.
Trang 17



Như vậy, Việt Nam có thể tận dụng ưu thế về đất đai, truyền thống trồng lúa và
lao động để sản xuất những sản phẩm xuất khẩu chứa hàm lượng tài nguyên và lao
động cao, còn vốn và kỹ thuật thấp. Do vậy, Việt Nam chọn phát triển sản xuất lúa gạo
là ngành chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân là hoàn toàn đúng đắn cả về lý thuyết và
thực tiễn. Sản xuất lúa gạo thể hiện rõ các đặc tính của sản xuất nông nghiệp. Thứ
nhất, thực hiện sản xuất trên diện rộng và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như khí
hậu, đất đai, nguồn nước...Thứ hai, tiến hành sản xuất cần nhiều lao động do tính chất
phân bố rộng của sản xuất và đòi hỏi bắt buộc khi thực hiện công việc. Sản xuất lúa
cho phép tận dụng tốt ưu thế về lao động và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hạn chế
những khó khăn về vốn, kỹ thuật - công nghệ.
1.2 Yếu tố tăng cường
1.2.1 Cơ sở hạ tầng
Nói đến cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chúng ta thường nhắc tới các
hạng mục công trình như: Đường giao thông (trong thôn, liên thôn, liên xã, liên
huyện...), hệ thống thuỷ lợi (các công trình thuỷ nông tưới tiêu nước phục vụ sản xuất
nông nghiệp), hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống điện, công trình văn hoá thể thao,
trạm y tế, trường học, thông tin liên lạc...
Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nhờ tập trung đầu tư của Nhà nước,
cùng với sự đóng góp của nhân dân, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện đáng
kể, điều kiện sống, ăn ở, đi lại học hành, bộ mặt kinh tế-xã hội ở nông thôn có sự thay
đổi rõ rệt.
1.2.1 Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là thuỷ lợi,
giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn
Giao thông nông thôn: Trong 10 năm (2001-2010) cả nước đã huy động được
hơn 86.700 tỷ đồng vốn xây dựng giao thông nông thôn, trong đó vốn ODA thông qua
các dự án của Bộ Giao thông vận tải gần 15.000 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp hơn
14.800 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 25.000 tỷ đồng, ngoài ra còn từ ngân sách huyện,


Trang 18


Trung ương hỗ trợ và nhiều nguồn khác. Các địa phương trên toàn quốc đã xây dựng
mới được hơn 37.000km đường, sửa chữa nâng cấp hơn 134.000km đường các loại.
Chiến lược phát triển giao thông nông thôn đề ra mục tiêu, đến năm 2015 sẽ có
100% xã có đường ôtô đến trung tâm xã (trừ các xã đặc biệt khó khăn về địa hình, chi
phí đầu tư lớn). Đến năm 2020, 50% đường thôn xóm và 45% đường trục chính nội
đồng sẽ được cứng hóa.
Về thuỷ lợi: Trong kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, ông cha ta đã đúc kết:
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Kinh nghiệm này đã khẳng định khâu tưới,
tiêu nước là biện pháp quan trọng hàng đầu đối với các loại cây trồng. Quán triệt vấn
đề này, ngay từ sau ngày miền Bắc giải phóng, Đảng và Nhà nước đã tập trung mọi
nguồn lực khôi phục lại các hệ thống thủy lợi được xây dựng từ thời thuộc Pháp như
Liên Sơn (Vĩnh Phúc), Cầu Sơn (Bắc Giang), Đô Lương (Nghệ An), Bái Thượng
(Thanh Hóa); Đồng thời khởi công xây dựng thêm nhiều hệ thống thủy nông đáp ứng
yêu cầu tưới, tiêu nước của sản xuất nông nghiệp. Nghị quyết T.Ư lần thứ 5 (khóa III,
tháng 7-1961) bàn về phát triển nông nghiệp, đã đề ra nhiệm vụ của công tác thủy lợi
trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), xác định rõ “thủy lợi là biện pháp
hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp”. Đã có hàng loạt các hệ thống thủy lợi
lớn phục vụ tưới tiêu được xây dựng vào thời kỳ này như Hệ thống thủy lợi BắcHưng-Hải, các trạm bơm điện lớn Cốc Thành, Cổ Đam, Hữu Bị, Nhân Trường, Như
Trác, Vĩnh Trị, Trịnh Xá, Đan Hoài, Hồng Vân... đã tạo ra một cơ sở vật chất kỹ thuật
quan trọng về thủy lợi cho sản xuất lúa hai vụ trong năm ở các tỉnh thuộc đồng bằng
sông Hồng, căn bản xóa đi cảnh “chiêm khê, mùa thối” ở các huyện vùng trũng thuộc
các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Tây, Nam Định... Hệ thống đê điều cũng từng bước
được tu bổ, nhiều cống dưới đê được xây dựng để lấy nước tưới, tiêu úng, về căn bản
đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phòng, chống thiên tai, bảo đảm an ninh xã hội.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh
miền Bắc, sau ngày giải phóng miền Nam, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo Bộ Thủy lợi

thành lập các đoàn quy hoạch thủy lợi cho các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam
Bộ để xây dựng các hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu khôi phục và phát triển sản xuất
nông nghiệp ở các vùng. Những năm cuối thập kỷ 70 và thập kỷ 80 hàng loạt các công

Trang 19


trình thủy lợi được xây dựng ở các địa phương; Trong đó có các hệ thống thủy lợi lớn
như: Dầu Tiếng (Tây Ninh), A Dun Hạ (Gia Lai), Gò Công (Tiền Giang), Nam Mang
Thít (Trà Vinh), đào mới tuyến kênh Hồng Ngự để cấp nước ngọt, cải tạo chua phèn
vùng Đồng Tháp Mười...
Đến nay trên địa bàn cả nước đã xây dựng được hàng chục nghìn công trình thủy
lợi các loại, trong đó có 75 hệ thống thủy lợi lớn, 800 hồ, đập loại vừa và lớn, hơn mười
nghìn trạm bơm vừa và lớn, với tổng công suất bơm 24.5 triệu m 3/giờ. Các hệ thống
thủy lợi bảo đảm nước tưới trực tiếp cho 3,45 triệu ha, tiêu úng 1.4 triệu ha, tạo nguồn
cho 1.13 triệu ha... Nhờ các hệ thống thủy lợi, nông nghiệp nước ta có bước phát triển
khá nhanh, ổn định và tương đối vững chắc. Hệ thống đê sông, đê biển từng bước được
tu bổ, nâng cấp và kiên cố đã hạn chế được đáng kể thiệt hại do lũ, bão gây ra.
Về điện lưới quốc gia: Hệ thống điện phân phối vận hành với nhiều cấp điện áp
từ 6kV, 10kV, 15kV, 22kV, 35kV. EVN đã thực hiện đồng bộ hóa hệ thống điện phân
phối với cấp điện áp 22 kV cho khu vực đô thị và cấp điện áp 35 kV cho khu vực nông
thôn và miền núi. Đối với điện hạ áp sử dụng cấp điện áp 220V cho toàn bộ đất nước.
Về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:
Trong giai đoạn 2006-2010, số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh
trong cả nước là hơn 52 triệu người, đạt tỷ lệ 80%, tăng trung bình 4,2%/năm. Trong
đó, 35% số người được sử dụng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn; khoảng 77% số hộ có
nhà tiêu, trong đó 55% nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh; khoảng 2,7 triệu hộ có
chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh (chiếm khoảng 45% tổng số hộ chăn nuôi); khoảng
18.000 trang trại chăn nuôi tập trung thu gom và xử lý hầu hết chất thải...
Ngày 31/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 366/QĐ-TTg về

việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông
thôn giai đoạn 2012-2015, với tổng mức vốn thực hiện Chương trình khoảng 27.600 tỷ
đồng. Chương trình được phân chia thành 3 dự án chính với mục tiêu được xác định rõ
ràng và kinh phí được phân bổ cho tùng dự án như sau: 19.725 tỷ đồng thực hiện dự án
Cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn; 5.961 tỷ đồng thực hiện dự án Vệ sinh
nông thôn và 1.914 tỷ đồng thực hiện dự án Nâng cao năng lực, truyền thông và giám
sát, đánh giá thực hiện Chương trình.
Trang 20


Nhờ đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nên đã tạo điều kiện phát triển
sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, nên thu nhập của
người dân đã được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn đã giảm rõ rệt.
2. Nhu cầu gạo trên thế giới hiện nay
Năm 2012, sản xuất lương thực thế giới tăng khoảng 3%, đặc biệt là Ấn Độ nhờ
sản xuất lương thực nước này tăng rất cao. Do sản lượng lương thực thế giới tăng cao
nên các chuyên gia dự báo, sản lượng gạo mua bán trên thị trường sẽ giảm.
Theo dự báo, năm 2012 khả năng Ấn Độ xuất khẩu 5 triệu tấn gạo trắng và
cộng thêm gạo thơm thì nước này sẽ xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo. Dự kiến năm
nay Thái Lan chỉ xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn gạo.
Việc quyết định bán khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm nay giúp Ấn Độ nổi lên
là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là dự kiến bởi
nếu thời tiết diễn biến xấu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, Ấn Độ sẽ cắt giảm
lượng gạo xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Pakistan cũng dự kiến
sẽ xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo trong năm 2012.
Sau khi điều hòa tiêu dùng trong nước, Việt Nam đã xác định sẽ xuất khẩu từ
6,5 đến hơn 7 triệu tấn gạo/năm. Thời điểm này, gạo Việt Nam được thúc đẩy mạnh
mẽ hơn bởi nhu cầu từ Trung Quốc và một số nước nhập khẩu khác.
Trên thế giới đang hình thành 3 nhóm nước xuất khẩu gạo. Nhóm xuất khẩu gạo
giá rẻ bao gồm Ấn Độ, Pakistan và Myanmar. Với tiềm năng phát triển nông nghiệp

rất lớn, từ 2 đến 3 năm nữa, Myanmar sẽ trở thành nước cạnh tranh lớn nhất của gạo
Việt Nam ở khu vực châu Á. Hiện có 200 nhà đầu tư nước ngoài vào Myanmar đầu tư
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp từ sản xuất đến chế biến xuất khẩu, phương tiện
vận chuyển, vận tải...
Nhóm nước xuất khẩu gạo giá cao là Thái Lan hiện đang tồn kho trên 6,8 triệu
tấn gạo.
Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ, từ nay đến cuối tháng 6/2012, Thái Lan
sẽ mua thêm 4 triệu tấn nên tồn kho gạo trắng của nước này có thể ở mức 11,8 triệu
tấn gạo cùng với lượng tồn kho vụ cũ xấp xỉ 2 triệu tấn. Dù sẽ phải chịu áp lực giải
Trang 21


phóng tồn kho song chưa rõ Chính phủ thái Lan có chính sách hạ giá để đẩy lượng gạo
tồn kho ra hay không.
Nhóm thứ ba có khung giá trung bình thuộc về Việt Nam. Từ cuối năm 2011,
Việt Nam bị mất 25% thị phần gạo cấp thấp ở thị trường châu Phi vào tay Ấn Độ. Gần
đây, gạo cấp thấp Việt Nam đã quay trở lại thị trường này.
Những nước nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam như Philippines,
Malaysia, Indonesia... đều đã nhập khẩu trở lại. Một thị trường chiếm tỷ lệ gạo xuất
khẩu khá lớn hàng năm là châu Phi, từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay hầu như bị
mất trắng vào tay Ấn Độ cũng đã trở lại mua gạo Việt Nam với loại gạo cấp cao lẫn
gạo cấp thấp.
Bên cạnh đó, nước đông dân nhất thế giới là Trung Quốc cũng đã ký kết hợp
đồng mua 770.000 tấn gạo của Việt Nam. Điều này cho thấy, không chỉ do lượng gạo
tồn kho đang cạn dần ở các nước và nhu cầu tăng lên mà còn do nhà nhập khẩu không
hài lòng mua gạo của Ấn Độ hay Pakistan, bởi việc giao hàng chậm trễ nên phải quay
lại mua gạo Việt Nam.
Số lượng tồn kho của năm 2011 chuyển qua năm nay là 1,1 triệu tấn gạo. Theo
cân đối vụ đông xuân 2011/2012, Việt Nam sẽ có khoảng 3,5 triệu tấn gạo phải tiêu
thụ. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm có 4,6 triệu tấn gạo phải tiêu thụ mà chủ yếu là

xuất khẩu. Trong quý 1 đã xuất khẩu được 1,1 triệu tấn gạo, quý 2 dự kiến xuất khẩu
1,5 triệu tấn và cố gắng đẩy lên 2 triệu tấn thì sẽ còn lại khoảng 1 triệu tấn gạo. Con số
này chưa tới tính lượng lúa gạo từ biên giới đưa vào.
3. Ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ
3.1 Quy trình sản xuất chế biến gạo
3.1.1 Công đoạn xử lý từ lúc thu hoạch lúa đến xay xát lúa thành gạo
Thu hoạch: Lúa chín được thu hoạch đa phần bằng thủ công, sau đó qua máy
đập lúa loại bỏ rơm và các tạp chất hữu cơ và vô cơ khác. Nếu vụ Ðông – Xuân thì
nông dân phơi lúa dưới nắng mặt trời, vụ Hè – Thu có thể phơi lúa dưới tấm nylon
trắng hay sử dụng máy sấy xử lý độ ẩm sao cho còn khoảng 17 – 18% đem đi tiêu thụ.

Trang 22


Thu mua & kiểm phẩm: Khi thu mua lúa đã được sơ chế phải thực hiện công
việc lấy mẩu kiểm tra nguyện liệu đầu vào. Mẩu lấy sau khi được phân tích các chỉ
tiêu như độ ẩm, tạp chất, hạt trong nguyên, hạt bệnh, hạt xanh non… bằng các thiết bị
phân tích thử nghiệm chuyên dùng để phân loại lúa. Lúa loại 1 dùng để sản xuất các
loại gạo có phẩm chất cấp thường như gạo: 20%, 25%, 35% tấm….
Sấy công nghiệp: Lúa chưa đạt ẩm độ cần thiết phải cho qua máy sấy để xử lý
độ ẩm; thường là loại máy sấy tầng sôi và loại máy sấy vĩ ngang. Cả hai loại đều cho
không khí nóng đi qua và liên tục thay đổi với lưu lượng lớn không khí, nhằm làm
giảm lượng nước trong lúa dần dần nên không ảnh hưởng đến chất lượng gạo, hay
giảm tỷ lệ thu hồi khi qua xay xát.
Xay xát: Lúa đã xử lý được đưa vào hệ thống máy xay xát, hệ thống này gồm
có sàng tạp chất để loại bỏ tạp chất. Lúa sạch được đưa qua cối tách vỏ trấu. Vỏ trấu
lại được tách riêng khỏi gạo lức bằng máy hút rớt dựa theo nguyên lý trọng lượng, gạo
lức qua gằng thóc để loại bỏ thóc còn lẫn, sau đó cối xát trắng bóc cám thành gạo
trắng. Lượng cám được tách bóc tùy theo yêu cầu sản xuất gạo nguyên liệu hay gạo
thành phẩm tiêu phụ nội địa.

3.1.2 Công đoạn chế biến gạo nguyên liệu thành gạo xuất khẩu
Mô tả qui trình công nghệ sản xuất:
Gạo nguyên liệu được nạp vào hộc liệu và hệ thống bồ đài lần lượt đưa qua
sàng tạp chất để tách tạp chất như rác,dây, giấy, kim loại, bụi …). Tiếp tục qua công
đoạn xát trắng để tách bớt lượng cám trước khi vào hệ thống máy đánh bóng nước kiểu
phun sương nhằm cải thiện độ bóng bề mặt gạo. Kế tiếp gạo được qua gằn tách thóc
nhằm tách các hạt thóc lẫn còn sót trong gạo nguyên liệu, bảo đảm yêu cầu của gạo
xuất khẩu.
Trong quá trình chế biến, tùy theo yêu cầu, nếu qua kiểm tra ẩm độ chưa đạt,
gạo sẽ được đưa vào máy sấy liên tục (bằng nhiên liệu than đá) để xử lý ẩm độ hoặc
làm nguội gạo nhờ hệ thống quạt làm mát .
Hỗn hợp gạo + tấm phát sinh qua quá trình chế biến tiếp tục nhờ bồ đài chuyển
vào hệ thống đảo + trống phân loại hạt theo chiều dài để phân ly thành các loại riêng

Trang 23


biệt theo yêu cầu: Gạo thành phẩm, tấm 1, tấm 2, tấm 3 và đưa vào các silo chứa riêng
biệt. Tại đây, tuỳ theo yêu cầu, gạo được qua máy tách màu điện tử để tách loại ra các
“tạp chất màu” lẫn trong gạo như: hạt đen, hạt hỏng, hạt đỏ, hạt vàng, bạc bụng… Đây
là những chỉ tiêu hết sức khắt khe mà khách hàng gạo cao cấp thường yêu cầu.
Cuối cùng gạo thành phẩm sẽ vào thiết bị cân đóng gói tự động theo yêu cầu
trọng lượng cho trước để xuất kho.
Quy trình công nghệ nói trên là quy trình điển hình, tiên tiến so với trình độ kỹ
thuật chế biến gạo hiện nay tại Việt Nam. Đây là quy trình khép kín từ khâu nguyên
liệu đến khâu thành phẩm, mức độ tự động hoá cao, dễ vận hành, thu được gạo thành
phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh được
với các sản phẩm gạo hiện có trên thị trường gạo thế giới, bởi những ưu điểm chính
như sau:
- Phương pháp chế biến với mức độ tự động cao, ít phụ thuộc chủ quan vào

công nhân vận hành, hoạt động tin cậy, ổn định. Khâu vệ sinh và kiểm tra chất lượng
được cải thiện và đạt hiệu quả cao.
- Từ quy trình có thể thu được gạo trắng thành phẩm đồng nhất, tỷ lệ gạo
nguyên cao và chất lượng bề mặt tốt .
- Hệ thống máy móc gọn gàng, ít chiếm mặt bằng và dễ vận hành nhờ các hệ
thống điều khiển tự động. Bụi và tiếng ồn được xử lý ngay trong hệ thống máy nên
tránh được ô nhiễm môi trường .
3.2 Các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ
3.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo:
- Giống lúa:
Trên thực tế, giống lúa được coi là yếu tố hàng đầu chi phối trực tiếp đến chất
lượng sản phẩm gạo. Với mỗi loại giống lúa khác nhau sẽ cho một loại chất lượng gạo
khác nhau như gạo nếp, gạo tẻ thường, gạo thơm, gạo dẻo, gạo hạt dài, gạo hạt ngắn
hạt....Do vậy, chúng ta cần phải đa dạng hoá các loại giống lúa và chủng loại khác
nhau nhằm mục tiêu vừa nâng cao chất lượng gạo vừa để đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng trên thế giới ngày càng đa dạng, phong phú. Ví dụ, người Tây Âu, Bắc Mỹ,
Trang 24


Nhật Bản....ưa dùng loại gạo hạt dài, chất lượng cao; còn người Trung Quốc,
Ôxtrâylia, Hàn Quốc... ưa dùng loại gạo hạt trong, dẻo; một số thị trường cấp cao thích
gạo thơm đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao.... Đối chiếu với Việt Nam, chúng ta nhận
thấy sự đa dạng về chủng loại gạo xuất khẩu của ta còn nhiều hạn chế và chưa phát
huy được thế mạnh vốn có của mình. Đó là chúng ta có những giống lúa thơm đặc sản
truyền thống nổi tiếng như Tám thơm, Tám xoan, Dự hương, Nếp cái hoa vàng....,
khiến ai đã dùng dù chỉ một lần sẽ nhớ mãi, nhưng tỷ trọng loại gạo này trong tổng số
xuất khẩu của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Ngoài ra, xuất khẩu loại này vừa thu được
lợi nhuận lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao vì số lượng ít nhưng kim ngạch cao. Điều này
đòi hỏi Việt Nam nỗ lực đa dạng hoá chủng loại và cơ cấu gạo xuất khẩu hơn nữa để
có thể mở rộng thị trường có hiệu quả.

- Phẩm chất
Phẩm chất gạo bao gồm các tiêu thức cơ bản sau: mùi vị (mùi thơm), dẻo, dễ
hấp thụ, giá trị dinh dưỡng cao, “sạch”...Các tiêu thức này trước hết phụ thuộc vào
giống lúa vì với mỗi loại giống lúa khác nhau sẽ cho những phẩm chất gạo khác nhau.
Chẳng hạn, giống lúa thơm đặc sản nổi tiếng của Việt Nam như Tám thơm, Tám xoan,
Dự hương, Nếp cái hoa vàng....cho hạt cơm dẻo, mềm, vị đậm và ngon, giá trị dinh
dưỡng cao, dễ hấp thụ, mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cũng loại gạo đặc sản Mali của
Thái Lan lại chỉ có mùi vị thơm thoảng nhẹ. Lúa nếp cho phẩm chất gạo khác với
giống lúa tẻ, tương tự giống gạo tẻ thường cũng cho phẩm chất khác với phẩm chất
của gạo dẻo....
Hơn nữa, phẩm chất của gạo cũng thường xuyên bị thay đổi theo thổ nhưỡng,
khí hậu, độ thuần chủng...Thông thường những giống lúa tự nhiên cho phẩm chất cao
hơn những giống lúa đã được lai tạo. Và giống lúa cho phẩm chất cao, mùi thơm ngon,
bán giá cao hơn; và giống lúa được lai tạo cho phẩm chất gạo kém hơn, bán giá rẻ
hơn. Những loại gạo có phẩm chất cao chủ yếu được tiêu thụ ở những nước phát triển
có thu nhập cao như Mỹ, Tâu Âu, thứ đến những nước NICs ở châu Á như Hồng
Kông, Singapore. Qua phân tích trên, chúng ta nhận thấy có mối liên hệ mật thiết giữa
giống lúa và phẩm chất gạo. Chúng ta quan tâm đầu tư đến giống lúa, cũng như quan
tâm đến phẩm chất gạo. Do vậy, giống lúa hay phẩm chất là yếu tố tiên quyết ảnh

Trang 25


×