Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Các đặc điểm tmqt ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.95 KB, 6 trang )

CÁC ĐẶC ĐIỂM TMQT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
PHẦN 1: CÁC ĐẶC ĐIỂM TMQT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
1.

TMQT có xu hướng tăng nhanh, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền SX .

-

Trong suốt giai đoạn từ 2002 – 2008, tăng trưởng xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao

hơn mức tăng trưởng của GDP. Đến 2009, thương mại quốc tế suy giảm mạnh do ảnh
hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mức suy giảm giá trị xuất khẩu là -11.02%, cao
hơn nhiều so với mức tăng trưởng âm của GDP (-1.3%).

2.

Tốc độ tăng trưởng của TM “vô hình” tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của

TM “hữu hình”.
-

Nhu cầu về đời sống vật chất giảm trong khi đó, nhu cầu văn hóa tinh thần ngày

càng tăng. Hoạt động thương mại dịch vụ tăng trưởng khá mạnh, chiếm 20% tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ toàn thế giới trong nhiều năm qua.
-

Năm 2001, ngành dịch vụ đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 3000 tỷ USD, trong đó các


nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) chiếm hơn 60%. Trong 3 năm
trở lại đây, các nước đang phát triển vẫn là những nước nhập khẩu dịch vụ chủ yếu. Chỉ
tính riêng năm 2001, tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của những nước này lên tới 60 tỉ
USD. Nếu tính cả kim ngạch nhập khẩu dịch vụ không chính thức, thì con số này có thể
cao hơn 2-3 lần.
3.

Cơ cấu hàng hóa trong TMQT có sự thay đổi sâu sắc theo hướng:



Giảm đáng kể tỷ trọng nhóm hàng lương thực, thực phẩm và đồ

uống.


Giảm mạnh tỷ trọng của nhóm hàng nguyên liệu, tăng nhanh tỷ trọng của nhóm

hàng dầu mỏ và khí đốt.


Lượng hàng hoá nguyên liệu xuất khẩu của các nước đang phát triển tiếp tục giảm mạnh.
Sự suy thoái của nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới đã tác động xấu làm giảm nhu
cầu tiêu thụ đối với hầu hết các loại nguyên liệu và khiến giá cả nhiều mặt hàng giảm theo.
Hiện nay và trong tương lai dầu mỏ và khí đốt luôn là nguồn tài nguyên quý hiếm, là nguồn
năng lượng, nguyên liệu chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong các nguồn năng lượng trên thế
giới. Việc trao đổi mua bán mặt hàng này luôn diễn ra sôi động giữa các nước trên thế
giới ,nó đem lại nguồn thu khổng lồ cho nước nắm giữ nguồn tài nguyên và xuất khẩu mặt
hàng này



Giảm tỷ trọng hàng thô, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế tạo.



Giảm tỷ trọng những mặt hàng có hàm lượng lao động giản đơn, tăng nhanh những

mặt hàng có hàm lượng LÐ thành thạo, phức tạp, vốn lớn, công nghệ cao.
4.

Nền TMTG ngày càng mở rộng phạm vi và phương thức cạnh tranh với nhiều

công cụ khác nhau và đa dạng.
-

Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện nay đang chuyển thành

một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua các mạng lưới công nghệ thông tin.
-

Xu thế mới nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới và cũng là xu thế cơ bản

của cạnh tranh quốc tế ngày nay là một mặt, tất cả các nước đều phải gia tăng thực lực kinh
tế của mình và lấy đó làm điểm tựa chính để mở rộng khả năng tham dự vào cuộc cạnh
tranh ngày càng quyết liệt trên phạm vi toàn cầu; mặt khác, cuộc cạnh tranh quốc tế lấy
thực lực kinh tế làm cốt lõi có xu hướng ngày càng quyết liệt đó cũng khiến cho nền kinh
tế thế giới phát triển theo hướng quốc tế hóa và tập đoàn hóa khu vực.
-

Toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm gia tăng sự liên kết trực


tiếp giữa các doanh nghiệp của các nước vừa buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh
tranh với nhau ngày càng gay gắt. Ngày nay, muốn tránh thua thiệt và được hưởng lợi trong
cạnh tranh quốc tế, thì vấn đề cốt lõi là phải tăng cường thực lực kinh tế và chủ động hội
nhập.


5.

Chu kỳ sống của từng loại sản phẩm ngày càng được rút ngắn, việc đổi mới

thiết bị, công nghệ, mẫu mã hàng hóa diễn ra liên tục.
Chúng ta có thể giải thích tại sao chu kì sống của sản phẩm đang rút ngắn lại và cải tiến sản
phẩm là vô cùng quan trọng:


Trước nhất, những sản phẩm hiện tại của mỗi công ty cuối cùng trở nên lỗi thời, khi

cường độ doanh số và thị phần của chúng bị giảm bởi những sản phẩm cạnh tranh.
1.

Thứ hai, khi sản phẩm đã cũ đi thì lợi nhuận của nó nói chung cũng sẽ giảm xuống.

Nếu như những sản phẩm đó không được thay thế và đổi mới, thì lợi nhuận, cường độ
doanh số, và thị phần của xí nghiệp sẽ giảm xuống. Và lúc đó, công ty sẽ tự giết lấy mình.
Xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại và thuận tiện hơn thị hiếu và xu
hướng tiêu dùng luôn thay đổi.Công nghệ không ngừng cải tiến để đưa ra được những sản
phẩm hữu dụng hơn ,có chật lượng tốt hơn .Vì vậy muốn thúc đẩy hoạt đông TM của mình
thì các quốc gia phải biết đổi mới sản phẩm nếu không sẽ bị tụt hậu và bị đào thải trong 1
nền thương mại quốc tế có tính cạnh tranh cao như này .

6.

Sự phát triển của các QHKTQT một mặt thúc đẩy tự do hóa TM, mặt khác các

hàng rào bảo hộ ngày càng tinh vi hơn.
-

Hoạt động TMQT phát triển cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong TMQT càng

gay gắt hơn .Để đảm bảo tính công bằng trong TMQT ,các tổ chức thương mại lớn đưa ra
những chính sách nhằm hạn chế thương mại quốc tế nhằm là đảm bảo cạnh tranh thương
mại bình đẳng.
-

Do khủng hoảng kinh tế, rào cản thương mại dường như đang được dựng lên ở khắp

mọi nền kinh tế. Năm 2009, thế giới đã có từ 230 đến 250 vụ điều tra chống bán phá giá,
tăng khoảng 20% so với năm 2008. Từ tháng 9-2008 đến tháng 3-2009, các nước thành
viên WTO đã đưa ra tới 211 biện pháp bảo hộ bất chấp những cam kết tại hội nghị G20
cũng như các diễn đàn chống BHTM. WTO đã cảnh báo về sự gia tăng điều tra chống bán
phá giá, về nguy cơ trỗi dậy của BHTM. Theo một nghiên cứu, Trung Quốc là nạn nhân
lớn nhất của CNBH. Từ tháng 11-2008- 1-2010 đã có 61 đối tác thực hiện 160 biện pháp
bảo hộ chống lại Trung Quốc.


Kết luận: Như vậy, thương mại quốc tế cùng với những đặc điểm của nó đã tác động mạnh
mẽ đến hoạt động thương mại quốc tế của các quốc gia đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay khi mà nền kinh tế của các quốc gia có sự phụ thuộc rất lớn vào nhau. Và Việt
Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Sau đây, chúng ta sẽ tiến hành phân tích những tác
động của đặc điểm thương mại quốc tế đối với Việt Nam hiện nay.

II. LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆT NAM:
Nhìn chung các đặc điểm chi phối đến hoạt động thương mại quốc tế đều có ảnh
hưởng đến hoạt động Thương mại quốc tế của Việt Nam trong những năm sau đổi mới, đặc
biệt trong những năm đầu thế kỉ 21 đến nay. Dưới đây sẽ phân tích những đặc điểm nổi bật
trong TMQT của Việt Nam:
1.

TMQT của Việt Nam cũng có xu hướng tăng nhanh, cao hơn tốc độ tăng

trưởng của nền SX.
-

Tốc độ tăng trưởng ngoại thương khá cao qua các năm (TB>20%/năm) và cao hơn

tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất xã hội (cao hơn 2-3 lần)à tăng quy mô kim ngạch
xuất nhập khẩu.
-

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta đã gia tăng nhanh chóng trong

những năm qua. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng từ 2,4 tỷ USD trong năm 1990 lên
trên 5,4 tỷ USD năm 1995, lên gần 14,5 tỷ USD năm 2000, lên gần 32,5 tỷ USD năm 2005,
lên trên 39,8 tỷ USD trong năm 2006 và có khả năng đạt 47,5 tỷ USD trong năm 2007.
2.

Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quá trình tự do hóa thương mại tăng, các

biện pháp bảo hộ mậu dịch giảm nhưng tinh vi hơn.
-


Theo VCCI, hơn 10 năm qua, thế giới có hơn 4.000 vụ kiện chống bán phá giá,

chống trợ cấp và tự vệ, trong đó có 31 vụ kiện liên quan tới doanh nghiệp nước ta. Nguy cơ
bị khởi kiện ở hầu hết các mặt hàng lớn như: thủy sản có cá tra, cá ba sa, tôm; công nghiệp
có giày da, xe đạp, đèn huỳnh quang...


-

Gia nhập WTO đòi hỏi tự do hoá thương mại và áp dụng các nguyên tắc tối huệ

quốc và đối xử quốc gia, điều này tất yếu dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngày càng quyết
liệt ngay trên thị trường nội địa. Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã quen với việc
sản xuất có bảo hộ bằng thuế quan hoặc các hàng rào phi thuế quan, đây là một thách thức
vô cùng lớn, nếu không có lợi thế tất yếu sẽ bị loại bỏ, trước hết là các doanh nghiệp
thương mại.
3.

Cơ cấu hàng hóa trong TMQT của thế giới có sự thay đổi sâu sắc, trong khi ở

Việt Nam, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vẫn đang bất hợp lý.
-

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa tạo được đột biến mà chỉ tập trung

chủ yếu ở các nhóm hàng truyền thống như dệt may, giày dép, đồ nội thất…Đó là những
sản phẩm này được xuất khẩu ở dạng thô hoặc chỉ được sơ chế.


Vô hình chung hạn chế khả năng tăng giá trị gia tăng và sự đa dạng của sản phẩm.


-

Khi mà sự cạnh tranh và những yêu cầu về giảm giá thành sản phẩm ngày càng

mạnh mẽ thì vấn đề về sản phẩm chất lượng thấp chính là điều cấn cá ở một số khu vực sản
xuất, đặc biệt là đối với sản phẩm công nghiệp..


Một số vấn đề Việt Nam cần quan tâm:

-

Một là, phải có chính sách thương mại đúng đắn, phù hợp nhằm khai thác triệt để

lợi thế so sánh.
-

Hai là, lựa chọn mặt hàng và thị trường có lợi nhất cho mình để phát triển và mở

rộng quan hệ thương mại quốc tế.
-

Ba là, hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động thương mại cả ở thị trường trong

nước và thị trường ngoài nước.
-

Bốn là, thực hiện tốt các cam kết với WTO và các cam kết song phương khác về


thương mại.


-

Năm là, phát huy tốt vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước về thương mại.

Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng mở rộng và cạnh tranh thị trường thế giới ngày
càng gay gắt là tất yếu. Trong tình hình đó, để có lợi thế trong quan hệ thương mại thế giới,
chen chân được vào thị trường thế giới và bảo đảm không thất bại thì nước ta cần có những
chính sách thương mại quốc tế khôn ngoan, linh hoạt, mềm dẻo, vừa phù hợp với điều kiện
của nước mình, vừa phù hợp thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo luật pháp quốc gia, vừa đảm
bảo luật lệ của "sân chơi" thị trường quốc tế.



×