Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.51 KB, 22 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI ĐĂNG KÝ CẤP GIẤP CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI
THÀNH PHỐ SẦM SƠN NĂM 2017

Sinh viên thực hiện

:

HÀ VĂN BẰNG

Mã số sinh viên

:

1466070055

Lớp

:

K17 Địa lí học (QLTNMT)

Giảng viên hướng dẫn :

GV Thiều Thị Thùy

Tên cơ sở thực tập

Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Sầm


:

Sơn, tỉnh Thanh Hóa

1


MỤC LỤC
Lời mở đầu:
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết luận đề tài
CHƯƠNG 1: Nội dung quá trình thực tập.
- Mô tả công việc được giao
+ Mô tả công việc chung được giao ( Nhiệm vụ chung được giao trong thời gian
thực tập tại đơn vị).
+ Mô tả công việc cụ thể từng tuần được giao, công việc đã thực hiện qua các
nhiệm vụ.
CHƯƠNG 2: Giới thiệu về thành phố Sầm Sơn.
1. Điều kiện tự nhiên.
a. Vị trí địa lý
b. Địa hình
c. Khí Hậu thời tiết
- Thủy văn
- Độ mặn
2. Thực trạng phát triển kinh tế , xã hội.

2.1 Các ngành dịch vụ
2.2 Nông lâm thủy sản
2.3 Công nghiệp sây dựng.
CHƯƠNG 2: Nội dung quá trình thực tập
CHƯƠNG 3: Căn cứ pháp lý – Tiêu chuẩn áp dụng.
1. Căn cứ pháp lý
2


2. Tiêu chuẩn áp dụng
CHƯƠNG 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tiến độ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Sầm Sơn.
-) Giải pháp về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai:
-) Giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai.
-) Giải pháp về nguồn lực:
CHƯƠNG 5: Nội dung thực hiện.
5.1 Thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận, quyền sử dụng đất tại
thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa.
- Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Sầm Sơn.
- Kết quả, thời gian cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành
phố Sầm Sơn.
- Nêu những khó khăn, tồn tại của việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quền sử dụng
đất tại thành phố Sầm Sơn.
5.2 Các yêu cầu, nhiệm vụ cần thực hiện về đăng ký cấp giấy quền sử dụng đất.
- Các trường hợp không được cấp đất
- Thống kê kiểm kê diện tích đất đo đạc
- Thống kê kiểm kê diện tích đất nông nghiệp
- Thống kê kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp
- Thống kê kiểm kê diện tích đất chưa sử dụng.
5.3 Mục đích sử dụng các nhóm đất

A. Nhóm đất nông nghiệp:
- Đất sản xuất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàngg năm
- Đất trồng lúa
- Đất trồng cây hàng năm khác
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất lâm nghiệp
- Đất rừng sản xuất
- Đất rừng phòng hộ
3


- Đất rừng đặc dụng
- Đất nuôi trồng thủy sản
- Đất làm muối
- Đất nông nghiệp khác
B. Nhóm đất phi nông nghiệp:
- Đất ở
- Đất ở tại nông thôn
- Đất ở tại dô thị
- Đất chuyên dụng
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan
- Đất quốc phong- an ninh
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng
- Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
- Đất phi nông nghiệp khác
C. Nhóm đất chưa sử dụng:
- Đất bằng chưa sử dụng
- Đất đồi núi chưa sử dụng

- Núi đá không có rừng cây
6. Kết luận, kiến nghị
6.1 Kết luận
- Tóm tắt những nội dung đã thực hiện được trong quá trình thực tập được tại cơ sở
- Nêu tóm tắt điểm mạnh và hạn chế của bản thận tại cơ sở thực tập
- Rút kinh nghiệm về những hạn chế của bản thân tại cơ sở thực tập
6.2 Kiến nghị
- Đối với cơ sở thực tập
- Đối với bộ (Môn địa lí tài nguyên – Môi trường)

4


LỜI CẢM ƠN
Được sự cho chép và tạo điệu kiện của trường Đại Học Hồng Đức, em đã
được giới thiệu về phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Sầm Sơn. Là một
thực tập sinh, trong thời gian thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường thành
phố Sầm Sơn đã giúp em học hỏi được rất nhiều điều, ở đó em đã có cơ hội được
giao lưu,học hỏi và biết them nhiều kiến thức thực tiễn.
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Giáo viên hướng dẫn Thiều Thị
Thùy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình em thực tập tại
phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Sầm Sơn. Em xin chân thành cảm ơn
toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa khoa học xã hội và toàn thể các thầy cô giáo
trong trường Đại học Hồng Đức đã nhiệt tình giảng dạy và trang bị đầy đủ cho em
những kiến thức khi ngồi trên ghế nhà trường.
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các cô, các chú, các anh, các
chị làm việc tại Phòng tài nguyên và Môi trường thành phố Sầm Sơn đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian em thực tập tại
phòng để em có được kết quả thực tập như ngày hôm nay.
Tuy nhiêu trong quá trình thực tập và làm báo cáo em vẫn còn nhiều những

sai sót do còn hạn chế về kiến thức, thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế, vì vậy em
mong các thầy cô, các anh chị đóng góp ý kiến và chỉ bảo để bài báo cáo của em
được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong phòng Tài nguyên và
Môi trường thành phố Sầm Sơn luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công
tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày tháng
Sinh viên
5

năm 2018


Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm mà thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho con người. Đất đai
nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Đất đai là chổ đứng, là địa
bàn hoạt động của tất cả các ngành, các lĩnh vực và con người. Đặc biệt với sản suất
nông nghiệp đất đai càng có vai trò quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất không thể
thay thế được.
Để quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đất đại Nhà nước đã
ban hành một loạt các văn bản liên quan đến đất đai.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã nêu: “ Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý…”
Các luật đất đai 1987, 1993, 2003, luật sữa đổi bổ sung năm 1998, 2001 cùng với
các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai đang từng bước đi sâu vào thực tiễn.
Công tác Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính là
một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Đăng ký cấp giấy chứng nhận

quền sử dụng đất thực chất là thủ tục hành chính bắt buộc nhằm thiết lập một hệ
thống hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận quền sử dụng đất cho chủ sử
dụng đất hợp pháp, nhằm thiết lập mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng là
cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chắc toàn bộ đất đai theo pháp luật. Từ đó, chế độ
sở hữu toàn dân đối với đất đai, quền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng được
bảo vệ và phát huy đảm bảo đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, hiệu
quả.
Hiện nay, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính càng trở
nên phức tạp và quan trọng. Vì đất đai có hạn về diện tích mà nhu cầu sửu dụng đất
đại ngày càng tăng do dân số tăng, kinh tế phát triển đặc biệt là quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang diển ra ồ ạt và Việt Nam lại vừa ra nhập tổ
chức thương mại quốc tế WTO.
6


Chính những điều này làm cho việc phân bố đất đai vào các mục đích khác nhau
ngày càng trở nên khó khăn, các quan hệ đất đai càng tahy đổi với tốc độ chóng mặt
và ngày càng phức tạp.
Đối với thành phố Sầm Sơn là một thành phố du lịch với nhiều diện tích đất được
quy hoạch để phát triển du lịch làm cho việc chuyển đổi đất ngày càng tăng và quan
hệ đất đai ngày càng phức tạp, làm cho công tác quản lý đất đại gặp nhiều khó khăn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành
phố Sầm Sơn.
- Đề suất một số giải pháp giúp địa phương thực hiện tốt công tác đăng ký cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tiếp xúc với công việc thực tế để học hỏi và cũng cố kiến thức được học tập ở
nhà trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Về việc đăng ký, cấp giấy chứng nhân quyền sử

dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá
nhân tại thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa
Phạm vi nghiên cứu:
+ Chuyên đề tiến hành trên địa bàn thành phố Sầm Sơn
+ Phạm vi thời gian: năm 2017
Các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Sầm Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực tế
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
7


- Phương pháp đánh giá tổng hợp
CHƯƠNG 1: Nội dung quá trình thực tập.
1. Mô tả công việc được giao
- Mô tả công việc chung được giao ( Nhiệm vụ chung được giao trong thời gian
thực tập tại đơn vị).
+ Tổng hợp các số liệu và nhập dữ liệu cho một số địa phương về đất đai
+ Thu thập một số tài liệu ở một số địa phương trong địa bàn để thống kê ,
kiểm kê về các loại đất
2. Mô tả công việc cụ thể từng tuần được giao, công việc đã thực hiện qua
các nhiệm vụ.
+ Kiểm kê và nhập dữ liệu
+ Thụ thập thông tin và nhập dữ liệu về đất đai cho một số địa phương trong
địa bàn thành phố Sầm Sơn.
CHƯƠNG 2: Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của
thành phố Sầm Sơn.
• Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí đại lý
Sầm Sơn có vị trí địa lý:
- Vĩ độ Bắc từ 19 o 42’00’’ đến 19 o 47’00’’.
- Kinh độ Đông từ 105 o 49’54’’ đến 105 o 56’21’’.
Tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá;
- Phía Nam giáp huyện Quảng Xương;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Tây giáp thành phố Thanh Hóa.
b) Địa hình

8


Địa hình thành phố Sầm Sơn ngoài phần núi chủ yếu là bằng phẳng, hơi dốc ra
biển. Chiều rộng Tây - Đông hẹp, chiều dài theo hướng Bắc - Nam.
c) Khí hậu thời tiết
Khí hậu Sầm Sơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè có nhiệt độ mát mẻ,
mùa Đông ấm áp, có sự phân chia rõ rệt theo mùa, nhưng có tác động điều hòa của
biển nên khí hậu tương đối dễ chịu: Mát vào mùa Hè, ít lạnh vào mùa Đông. Khá
phù hợp cho tắm biển, tham quan, nghỉ dưỡng và phù hợp cho sự sinh trưởng của
nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
- Thuỷ văn: Sầm Sơn trực tiếp chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Mã
(sông Đơ nằm phía Tây thành phố Sầm Sơn ít ảnh hưởng đến thuỷ văn Sầm Sơn).
- Độ mặn: Độ mặn ở cửa sông không vượt quá 3,5% trên sông Mã cách Hới 29
km độ mặn của nước chỉ đạt 0,02% bằng nước tự nhiên.
• Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2017 ước đạt 17,1% (giảm 0,2% so
cùng kỳ, thấp hơn 0,4% so kế hoạch năm 2017). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng.

Tổng giá trị sản xuất ước đạt 5.910 tỷ đồng. Trong đó:
+ Ngành dịch vụ đạt 4.225 tỷ đồng, tăng 11,2% so CK (giá trị du lịch đạt
2.810 tỷ đồng, dịch vụ khác 1.415 tỷ đồng).
+ Ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản đạt 819,5 tỷ đồng, tăng 7,8% so CK (giá trị
Thuỷ sản: 540 tỷ đồng, Nông - Lâm nghiệp 279,5 tỷ đồng)
+ Ngành Công nghiệp - Xây dựng đạt 865 tỷ đồng, tăng 25,3% so cùng kỳ
(giá trị công nghiệp là 320 tỷ đồng, giá trị xây dựng là 545 tỷ đồng).
2.1. Các nghành dịch vụ
- Hoạt động quản lý dịch vụ du lịch tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, thực hiện
hiệu quả. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Sầm Sơn được tăng
cường và đẩy mạnh. UBND thành phố đã phối hợp với Sở Thông tin-Truyền thông,
9


tham mưu cho UBND tỉnh gắn việc họp báo về Du lịch Sầm Sơn năm 2017, với sơ
kết quả nhiệm vụ Quý I của UBND tỉnh; phối hợp, ký kết với các cơ quan thông tấn
Trung ương và địa phương để tuyên truyền và quảng bá về Sầm Sơn. Tổ chức thành
công Lễ kỷ niệm 110 năm du lịch Sầm Sơn gắn với công bố Nghị quyết thành lập
thành phố Sầm Sơn và khai trương Du lịch năm 2017.
Do làm tốt công tác chỉ đạo quản lý và điều hành, vì thế trật tự kinh doanh, an
ninh trật tự, vệ sinh môi trường được đảm bảo, giá cả hàng hóa được niêm yết công
khai... Sầm Sơn đã được Bộ Văn hóa-Thể thao & Du lịch công nhận Top 5 khu
Du
lịch tốt nhất Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, sự cạnh tranh
của các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh nên lượng khách, ngày khách Năm 2017 đạt
thấp so cùng kỳ và kế hoạch.
Kết quả, năm 2017 thành phố đón được 3,65 triệu lượt khách, giảm 7% so với
cùng kỳ, đạt 86,9% so kế hoạch (trong đó khách lưu trú qua đêm chiếm 60%, giảm
4% so cùng kỳ); phục vụ ăn nghỉ 6,8 triệu ngày khách, đạt 81,9% kế hoạch, giảm
12,8% so cùng kỳ; doanh thu ước đạt 2.810 tỷ đồng bằng 93,6% kế hoạch, tăng

1,3% so cùng kỳ.
Hoạt động thương mại ổn định và phát triển, hàng hóa đảm bảo chất lượng,
phong phú, đa dạng về mẫu mã, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách.
Năm 2017 tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 1.415 tỷ đồng, bằng 94,3%
kế hoạch, tăng 16,6% so cùng kỳ.
Dịch vụ vận tải đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Doanh
thu vận tải Năm 2017 ước đạt 206,3 tỷ đồng; khối lượng vận chuyển hàng hóa 9
tháng ước đạt 224,6 ngàn tấn tăng 5% so cùng kỳ; vận chuyển hành khách đạt 1,4
triệu lượt người tăng 6,6% so cùng kỳ.
Xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu phát triển danh nghiệp cho các xã, phường
về phát triển doanh nghiệp, đồng thời xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp trình Ban Thường vụ Thành ủy, HĐND thành phố xem xét, thông qua. Đến
nay, trên địa bàn thành phố có 72 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 48% kế hoạch, dự
báo chỉ tiêu thành lập doanh nghiệp sẽ không đạt chỉ tiêu tỉnh giao.
10


Giá trị xuất khẩu năm 2017 ước đạt 26,32 triệu USD, bằng 82,3% kế hoạch,
tăng 5,3% so cùng kỳ. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm chế biến từ hải
sản như cá, tôm, mực khô. Tuy nhiên, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là qua đường tiểu
ngạch và uỷ thác xuất khẩu, phần lớn sản phẩm đều dưới dạng nguyên liệu sơ chế
nên giá trị thấp.
2.2. Nông - Lâm - Thuỷ sản:
- Diện tích gieo trồng 3.429 ha, tăng 14,2% so với cùng kỳ, trong đó: Diện
tích vụ Đông là 451,5ha, vụ Chiêm Xuân là 1.541ha, vụ Mùa là 1.437ha. Thành phố
đã triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất nên hoạt động sản
xuất nông-lâm-thủy sản của thành phố cơ bản ổn định và phát triển.
- Năng suất các loại cây trồng chủ yếu giảm so cùng kỳ, năng suất dự kiến lúa
cả năm là 52,78 tạ/ha; năng suất vụ chiêm xuân là 60,4 tạ/ha; năng suất vụ mùa ước
đạt 45 tạ/ha. Sản lượng cây có hạt ước đạt 11.463,9 tấn bằng 73% so với kế hoạch

và bằng 89,3 % so với cùng kỳ.
- Chăn nuôi trên địa bàn ổn định, số lượng đàn gia súc, gia cầm năm nay có
xu hướng tăng so với các năm trước (trừ số lượng đàn lợn giảm mạnh, nguyên nhân
do chịu ảnh hưởng chung của giá lợn thấp). Công tác phòng chống dịch và tiêm
phòng cho gia súc, gia cầm được tổ chức tốt nên không có dịch bệnh phát sinh.
- Công tác PCLB được chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện theo phương châm
“4 tại chỗ”. Thành phố đã triển khai tổng kết công tác phòng chống lụt bão năm
2016, triển khai nhiệm vụ phòng chống lụt bão năm 2017. Chỉ đạo các xã phường
điều tra đánh giá hiện trạng đê điều các công trình phòng chống lụt bão bổ sung vào
phương án PCLB&TKCN năm 2017. Chủ động ứng phó với các cơn bão nên
đã
giảm thiểu được tối đa thiệt hại do bão lũ gây ra.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2017 ước đạt 4,8 tỷ đồng, bằng 98,3% kế
hoạch. Công tác chăm sóc và bảo vệ cây trồng trên núi Trường Lệ, bãi biển các
tuyến đường tạo bóng mát phục vụ nhân dân và du khách được quan tâm thực hiện
tốt, năm 2017 thành phố không để xảy ra cháy rừng.
- Giá trị thuỷ sản năm 2017 ước đạt 540 tỷ đồng, tăng 12,9% so cùng kì.
11


- Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng ước đạt 21.100 tấn, bằng 75,4% kế
hoạch, tăng 17,6% so với cùng kì. Trong đó:
+ Khai thác 20.870 tấn đạt, tăng 14,4%, so với cùng kỳ.
+ Sản lượng nuôi trồng đạt 230 tấn, tăng 39,4% so với cùng kỳ.
+ Mặc dù thời tiết không thuận lợi, tuy nhiên do ngư dân đã mạnh dạn nâng
cấp cải hoán phương tiện và chuyển đổi hình thức đánh bắt, các phương tiện đóng
mới theo Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ đi vào khai thác, hiệu quả kinh tế đạt
tương đối cao nên sản lượng khai thác nuôi trồng hải sản tăng so cùng kỳ. Nhưng
nhìn chung khai thác vẫn còn gặp nhiều khó khăn nguồn lợi tự nhiên ngày càng cạn
kiệt cần phải mở rộng ngư trường, ngư dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận với

nguồn vốn và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Tập trung đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP,
đến nay thành phố có 19 chủ tàu đã được UBND tỉnh phê duyệt đóng mới tàu cá
theo Nghị định 67. Trong đó có 17/19 chủ tàu triển khai đảm bảo yêu cầu; có 01 chủ
tàu không tham gia đóng mới (đã có Quyết định không tiếp tục tham gia đóng mới
tàu cá theo Nghị định 67 của UBND tỉnh); 01 chủ tàu đang tiếp tục đấu mối với
ngân hàng.
2.3. Công nghiệp - Xây dựng
UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển tiểu
thủ công nghiệp, được HĐND thành phố quyết nghị tại kỳ họp thứ 7 nhằm thúc đẩy
phát triển sản xuất. Năm 2017 giá trị sản xuất Công nghiệp ước đạt 865 tỷ đồng,
tăng 13,1% so cùng kỳ; các sản phẩm truyền thống, thế mạnh của thành phố vẫn giữ
được tốc độ tăng trưởng khá như: các mặt hàng thực phẩm, nước mắm, mắm chượp,
vật liệu xây dựng, sản phẩm mỹ nghệ. Xây dựng dân dụng phát triển khá, tạo nhiều
công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, quá trình phát triển Công
nghiệp - TTCN còn gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào của
các sản phẩm cao, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng. Các doanh nghiệp trên địa bàn
chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và các hộ gia đình nên khó khăn về mặt bằng, nguồn
vốn và thị trường tiêu thụ.
CHƯƠNG 3: Căn cứ pháp lý – Tiêu chuẩn áp dụng.
12


- Bộ máy phòng TNMT thành phố Sầm Sơn
Trưởng phòng: Nguyễn Văn Hiếu
Phó phòng: Nguyễn Thị Yến
Phó phòng:
3.1 cứ pháp lý
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;

+ Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).
- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013:
+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ
quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày
15/10/1993;
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn
liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất
ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước
ngày 15/10/1993;
+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc
sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ
cấp cho người sử dụng đất;
+ Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định
của Chính phủ:
+ Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980.
13


+ Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất
theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo
đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước
đang quản lý, bao gồm:
++ Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng,
sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan

quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.
++ Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề
nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê
duyệt, chấp thuận trước ngày 1/7/1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp
tỉnh phê duyệt, chấp thuận.
++ Bản sao giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và các giấy tờ có
thể chứng minh việc sử dụng đất lâu dài, không tranh chấp có xác nhận của Ủy ban
nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp
tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước
không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.
- Hồ sơ đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất:
Một trong các giấy tờ quy định tại điều 31, 32, 33, 34 của ghị định 43/2014/NĐ-CP
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ
đồ nhà ở, công trình xây dựng.
Bản sao về việc thực hiện nghiã vụ tài chính liên quan đến đất
Thủ tục, hồ sơ đăng ký đất đai;
Người sử dụng đất làm đơn đăng ký đất đai theo mẫu, hiện nay nội dung đơn xin kê
khai đăng ký quyền sử dụng đât được tích hợp vào đơn đăng ký, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo
mẫu 04aĐK/ ban hành kèm theo thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014
của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
Hồ sơ gồm:

14


+ Đơn đề nghị đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu 04aĐK/ ban hành kèm theo
thông tư số 24/2014/TT-BTNMT);

+ Bản photopy sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân.
+ Bản sao chứng thực giấy tờ về quền sử dụng đất (nếu có);
+ Bản sao chứng thực giấy tờ về tài sản gắn liền với đất (nếu có tài sản và có
yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu);
+ Sơ đồ nhà, công trình xây dựng ( trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại
điểm d khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng);
Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có);
3.2 Tiêu chuẩn áp dụng.
CHƯƠNG 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tiến độ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Sầm Sơn.
-) Giải pháp về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai:
+ UBND thành phố Sầm Sơn cần nắm bắt kịp thời những thông tin chính sách
mới từ cấp trên, tập trung chỉ đạo sát sao, có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm
rõ ràng, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc.
+ UBND huyện, xã cần có kế hoạch cụ thể cho công tác cấp GCN, giao trách
nhiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các phòng ban có liên quan thực hiện
+ Đẩy nhanh tiến độ đo đạc, lập hồ sơ địa chính ở các xã. Tổ chức thống nhất
hồ sơ địa chính theo một mẫu mới nhất.
+ Đầu tư kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trong công tác cấp GCN.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác Quản lý đất đai, đặc biệt là việc
chỉnh lý và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính ở các xã, thị trấn.
+ Giải quyết nhanh, dứt điểm những vụ tranh chấp đất đai, xử lý nghiêm các
vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất.
-) Giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai.
+ Chính phủ cần thành lập một tổ soạn thảo văn bản pháp luật có chuyên môn
sâu để tránh việc luật đất đai đã ban hành rồi có tuổi thọ không cao, bị sửa đi sửa lại
nhiều lần. Chính phủ cũng cần chỉ đạo các bộ ngành, địa phương kiểm điểm trách
nhiệm của mình trong việc có nhiều tồn tại và chậm trong cấp GCN.
15



+ UBND thành phố Sầm Sơn cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc
áp dụng các Nghị định, Thông tư của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường
đối với công tác cấp GCN đối với các loại đất.
+ UNBD các cấp cần nhanh chóng phổ biến, tập huấn cho cán bộ mỗi khi có
các văn bản mới ban hành, để có thể nắm bắt, thực hiện tốt hơn.
+ Cần điều chỉnh giảm tiền sử dụng đất, và các khoản tài chính khác khi cấp
GCN.
+ Đơn giản hoá hồ sơ xin đăng ký cấp GCN; phổ biến công khai trình tự
-) Giải pháp về nguồn lực:
+ Đội ngũ cán bộ các cấp là những người trực tiếp thực hiện công tác Quản lý
đất đai nói chung và cấp GCN nói riêng. Chất lượng và số lượng cán bộ là yếu tố
quyết định đến kết quả của công tác sau này. Bởi vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ
mạnh về số lượng, tốt về chất lượng là công việc đáng quan tâm hàng đầu.
+ Khối lượng công việc của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai là rất lớn,
nhất là trong thời điểm hiện nay, huyện đang tiến hành cấp đổi GCN đối với các loại
đất. Vì vậy, trong thời gian tới, cần bổ sung thêm cán bộ chuyên môn để công việc
được thực hiện tốt hơn.
+ Cán bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiều người không được đào tạo đại
học chính quy ngành Quản lý đất đai. Vậy cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ để họ thực hiện công việc được tốt hơn.
+ Cán bộ địa chính cơ sở là đội ngũ quản lý đất đai ở cấp nhỏ nhất là xã, thị
trấn. Khối lượng công việc mà cán bộ địa chính xã là không nhỏ và rất quan trọng.
Tuy nhiên, hầu hết cán bộ địa chính xã không được đào tạo chính quy ngành Quản
lý đất đai, do đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế. Vì vậy, nên sắp xếp
cán bộ được đào tạo qua trường đại học, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng
lực, trình độ cho cán bộ địa chính cơ sở.
-) Các giải pháp cụ thể khác:
CHƯƠNG 5: Nội dung thực hiện.
5.1 Thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận, quyền sử dụng đất tại

thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa.
5.1.1 Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố
Sầm Sơn.

16


Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả
theo quy định, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất, kiểm tra,
xác nhận sơ đồ tài sản cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký
vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện
hay không đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất thì lập Tờ trình, dự thảo
Quyết định của UBND cấp huyện, trình UBND cấp huyện ký Quyết định công nhận
quyền sử dụng đất.
Trường hợp không đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất làm thông báo gửi
UBND cấp xã và người đề nghị công nhận quyền sử dụng đất biết. Trường hợp
thuộc diện cho thuê đất hàng năm để sử dụng tạm thời theo hiện trạng thì hướng dẫn
hộ gia đình, cá nhân làm thủ tục thuê đất theo quy định.
Trường hợp người sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì phòng tài
nguyên môi trường gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo
thu nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất, trừ trường hợp không thuộc đối tượng
phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị
hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận.
5.1.2 Kết quả, thời gian cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa
bàn thành phố Sầm Sơn.
- Đến nay, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố
Sầm Sơn đã cơ bản hoàn thành theo chỉ tiêu của Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra.
- Để có được kết quả đó, ngoài việc tập trung chỉ đạo, thành lập, củng cố Văn

phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, các cấp chính quyền từ tỉnh đến
huyện, xã đã huy động các nguồn lực, phương tiện, con người để đẩy nhanh tiến độ
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn, nhất là đẩy mạnh công tác cải
cách thủ tục hành chính, thực hiện mô hình một cửa liên thông tại các xã, phường,
tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.

17


5.1.3 Nêu những khó khăn, tồn tại của việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quền
sử dụng đất tại thành phố Sầm Sơn.
- Việc ban hành các văn bản pháp luật chưa đồng bộ, chưa kịp thời, trên thực
tế không chỉ khác biệt về các làm giữa các địa phương mà hệ thống các văn bản
pháp luật còn bất cập, chưa điều chỉnh được những vướng mắc phức tạp, còn quy
định chung chung, gây khó khăn cho việc thực hiện.
- Trước khi luật nhà ở được Quốc hội thông qua, còn nhiều ý kiến khác nhau
về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở trên cùng một
giấy hay tách làm 2 laoij giấy khác nhau. Nên tạo ra tâm lý chờ đợi
- Điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dựng đất là phải phù hợp với
quy hoạch, trên thực tế nhiều khu chưa có quy hoạch chi tiết nên đã gây chở ngại
cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
5.2 Các yêu cầu, nhiệm vụ cần thực hiện về đăng ký cấp giấy quền sử dụng đất.
5.2.1 Các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã,
phường,

thị

trấn.


- Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất
của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm
nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
- Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định
thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức, UBND xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng
vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn
nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui
chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
18


- Và cuối cùng là các tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý
thuộc các trường hợp quy định tại điều 8 của Luật Đất đai cũng không được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định một số trường hợp cá biệt nhưng được
hoặc không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cụ thể, đối với một số trường hợp thửa đất sử dụng hình thành từ trước thời
điểm quy định của địa phương có hiệu lực mà diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối
thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận
thì người đang sử dụng sẽ được cấp “sổ đỏ”.
Trong trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp giấy chứng
nhận thành hai hoặc nhiều thừa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích
nhỏ hơn diện tích tối thiểu thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận cũng như không

được công chứng, chứng thực
Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa thành thửa có diện tích nhỏ hơn
diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đó với thửa đất khác liền kề
có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho thửa mới.
5.2.2 Thống kê kiểm kê diện tích đất đo đạc
5.2.3 Thống kê kiểm kê diện tích đất nông nghiệp
5.2.4 Thống kê kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp
5.2.5 Thống kê kiểm kê diện tích đất chưa sử dụng.
Thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng số liệu mục đích sử dụng các loại đất ở thành phố Sầm Sơn năm 2017
Thứ tự

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.2
1.2

Tổng diện tích đất của ĐVHC (1+2+3)
Nhóm đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàngg năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm

Đất lâm nghiệp
19



Diện tích năm 2017

NNP
SXN
CHN
LUA
HNK
CLN
LNP

4494.21
1976.04
1605.34
1427.28
1137.27
290.01
178.06
192.75


1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4

1.5
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.3
2.4
2.5

Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Nhóm đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Đất quốc phong
Đất an ninh

Đất xây dựng cộng trình sự nghiệp
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất sử dụng vào mục đích công cộng
Đất cơ sở tôn giáo
Đất cơ sở tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

RSX
RPH
RDD
NTS
LMU
NKH
PNN
OCT
ONT
ODT
CDG
TSC
CQP
CAN
DSN
CSK
CCC
TON
TIN
NTD

2.6
2.7

2.8
3
3.1
3.2
3.3

nhà hỏa táng
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Nhóm đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây

SON
MNC
PNK
CSD
BCS
DCS
NCS

43.53
149.21
146.44
31.52
2431.00
972.26
666.23

306.03
1027.02
7.82
18.30
0.97
66.66
201.19
732.08
3.37
8.80
51.31
323.07
44.33
0.85
87.17
87.17

6. Kết luận, kiến nghị
6.1 Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài: “ Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trên địa bàn thành phố Sầm Sơn”
+ Nền kinh tế trên địa bàn thành phố Sầm Sơn đang trên đà phát triển đặc biệt
ở đây phát triển mạnh ngành du lịch biển, vì thế mà, đời sống vật chất của một số
địa phương củng từ đó được hoàn thiện hơn.
+ Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế của thành phố

20


+ Công tác quản lý quản lý đất đai của thành phố được đẩy mạnh nhanh

chóng và hoàn thiện kịp tiến trình được giao.
+ Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Sầm Sơn
tương đối hoàn tất, làm cơ sở để hoàn chỉnh bộ hồ sơ địa chính, tạo điều kiện cho
công tác quản lý đất đại ở thành phố ngày càng được tốt hơn, góp phần nâng cao đời
sống kinh tế, xã hội, bổ sung thêm kinh nghiệm vào trình độ chuyên môn cho các
cán bộ địa chính trong toàn thành phố, giúp địa phương nắm chắc được quỷ đất về
quản lý và xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả hơn
nữa. Tuy nhiên, địa phương cần giải quyết triệt để các trường hợp chưa đủ điều kiện
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất để có thể hoàn thành công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận trên địa bàn
thành phố Sầm Sơn trong năm tới.
6.2 Kiến nghị
Đối với tất cả các cán bộ địa chính trong toàn thành phố phải theo dỏi quá
trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để phát hiện ra những hộ gia đình cá
nhân, các tổ chức chưa đủ điều kiện hay chưa đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Tạo điều kiện thuận lợi hướng dẫn một cách cụ thể để hộ gia đình cá
nhân, tổ chức chưa có giấy chứng nhận nhanh chóng được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Khi giải quyết các giấy tờ về đất đai cần thực hiện nhanh chóng, đúng hẹn,
chánh sự đi lại phiền hà cho dân. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo một cách
dứt điểm.
Phải thường xuyên tuyên truyền, mở lớp tập huấn phổ biến luật đất đai cho
cán bộ và nhân dân trong toàn thành phố để nắm vững luật đất đai, các quyết định,
trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận, từ đó giúp họ sử dụng đất ổn định lâu dài.
Ngoài ra cũng hạn chế được chanh chấp, kiện cáo và thực hiện chuyển đổi, chuyển
nhượng theo đúng trình tự pháp luật ban hành.
Cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề cải tạo đất, khai thác đưa đất chưa sử dụng vào sử
dụng tránh gây lãng phí đất cũng như để tránh người dân lấn chiếm đất chưa sử
dụng.
21



22



×