1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
- Bạn đã bao giờ gặp rủi ro chưa?
- Theo bạn trong hoạt động kinh doanh, DN gặp những rủi ro gì?
- Bạn có nghĩ rằng chúng ta có thể kiểm soát được rủi ro hay không?
• Trong cuộc sống hằng ngày và công việc, rủi ro có thể xuất hiện ở
mọi lĩnh vực.
• Rủi ro không ngoại trừ một ai, một quốc gia, dân tộc nào.
• Rủi ro có thể xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, trong mọi công việc.
• Rủi ro có thể xuất hiện ở những chỗ, những nơi, vào những lúc mà
không một ai có thể ngờ tới.
* Ví dụ: Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới tiềm ẩn các rủi ro trong
thời gian vừa qua:
+ Nền kinh tế Hoa kỳ, các quốc gia có nền kinh tế mạnh suy giảm
+ Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu đe doạ môi trường kinh tế
thế giới
+ Sự bùng phát các loại dịch bệnh
+ Những căn thẳng về chính trị, đặc biệt là các quốc gia Trung Đông,
giá dầu có thể tăng cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế toàn cầu
+ Sự biến đổi của khí hậu trên trái đất
2. CÁC QUAN NIỆM VỀ RỦI RO:
2.1. Khái niệm rủi ro:
Rủi ro, theo nghĩa chung nhất, được hiểu là điềukhông tốt lành, không tốt
bất ngờ xảy đến.
Đây là cách hiểu thông thường nhất. Những gì được coi là rủi ro luôn
mang lại những điều mà con người không mong muốn. Khi “rủi ro” xảy ra
luôn đồng nghĩa với việc chủ thể tiếp nhận nó phải chịu một sự thiệt hại nào
đó.
1
*Ví dụ: Bạn đang tới một cuộc hẹn với đối tác thì bị hỏng xe giữa
đường.
Như vậy:
- Rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không thể lường trước,
biến cố mà ta hoàn toàn không biết chắc.
- Rủi ro ứng với sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc là rủi ro là sự
không thể đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với kết
quả dự đoán.
2.2. Phân biệt Rủi ro và Bất trắc
2.3. Khái niệm rủi ro trong các lĩnh vực:
- Rủi ro trong đầu tư: là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên (bất trắc) có thể đo
lường bằng xác suất, là những bất trắc gây nên các mất mát thiệt hại.
Trong đầu tư có hai đặc trưng cơ bản là tính hiệu quả ( đo bằng giá trị
kỳ vọng của lãi) và tính rủi ro ( do bằng tiêu thức phương sai ) , vì vậy trong
đầu tư người ta không chỉ xem xét tính hiệu quả mà còn cân nhắc tính rủi ro
- Rủi ro trong quản lý dự án: là một đại lượng có thể đo lường.
Rủi ro = Xác suất xuất hiện x Mức thu thiệt/ kết quả.
Trong quản lý dự án công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo
và giám sát dự án phải đảm bảo nhận biết chính xác những nguyên nhân rủi ro
tiềm tàng, giữ một mức độ an toàn nhất định sẽ làm giảm rủi ro đầu tư.
- Trong cuộc sống: Chúng ta phải quen với rủi ro, cho dù là một người thụ
động nhưng cũng sẽ rất bất ngờ với cuộc sống. Ta đưa ra quyết định nhưng có
thể rất bất ngờ với quyết định của mình.
Vấn đề cần rút ra:
+ Rủi ro xảy ra thường xuyên trong thực tế: cần phải làm gì để sống
chung với rủi ro.
+ Rủi ro chưa chắc đã xấu: vấn đề này được vận dụng như thế nào
trong thực tế.
2
2.4. Một số quan niệm về rủi ro:
2.4.1. Trường phái truyền thống (tiêu cực):
- Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến (từ điển tiếng
Việt xuất bản năm 1995”
Theo Giáo sư Nguyễn Lân “ rủi ro (đồng nghiã với rủi) là sự không may”.
- Theo từ điểm Oxford “ rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau
đớn thiệt hại”
- Trong lĩnh vực kinh doanh tác giả Hồ Diệu định nghĩa “rủi ro là sự
tổn thất về tài sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.
“Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong qúa trình sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển doanh
nghiệp”
Vấn đề vận may và rủi ro luôn gắn với thực tiễn đời sống và ước vọng của
con người, đặc biệt là người Á Đông.
Cha ông ta cũng đã đúc kết vấn đề này thông qua các phương ngôn, như:
• Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí
• Trong cái rủi có cái may, trong cái may có cái rủi
• Tái ông mất ngựa...
Sự may rủi được hiểu là khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của con
người.Sở dĩ có thực tế như vậy là do trình độ nhận thức của nhân loại nói
chung và của mỗi người nói riêng đối với thế giới khách quan lúc đó còn bị
hạn chế. Dần dần, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
nhân loại càng ngày càng nhận biết và khám phá được các quy luật tự nhiên
và xã hội. Điều này đã tạo sức mạnh cho con người trong việc khống chế và
làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân. Từ đó, quan niệm về may rủi cũng đỡ
thần bí và được cắt nghĩa đa chiều, mang tính khoa học và chủ động hơn.
• May mắn hay cơ hội là những biến động của các điều kiện khách quan bên
ngoài chủ thể (do tự nhiên, xã hội tạo ra) đưa đến những điều kiện thuận lợi
3
cho chủ thể, giúp cho chủ thể có điều kiện bứt phá, tạo nên sự phát triển đột
biến.
• Rủi ro được quan niệm ngược lại, nó được coi là những vận động khách
quan bên ngoài chủ thể gây khó khăn, trở ngại cho chủ thể trong hành trình đi
đến mục tiêu, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi
phí nhiều hơn về nhân lực, tài lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển
của mình
Như vậy: “rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu
tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy
ra cho con người.
2.4.2. Trường phái trung hòa :
- Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight)
- Rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến những biến cố không mong đợi
(Allan Willett)
- Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến
- Theo C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith: “rủi ro là sự biến động tiềm
ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của
con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết qủa.
Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ
khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán
trước”.
Như vậy: “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang
tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn thất,
mất mát, nguy hiểm…cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ
hội”
2.4.3. Quan niệm trong thực tế:
- Rủi ro không đối xứng: Rủi ro nảy sinh chỉ gắn đến những thiệt hại
* Ví dụ: tai nạn ập đến và 1 tòa nhà bị đổ sập hoàn toàn.
4
- Rủi ro mang tính đối xứng: là rủi ro xảy ra gắn với cả thiệt hại và may
mắn
Rủi ro và cơ hội (sự may mắn) được quan niệm là hai mặt đối lập
nhưng thống nhất trong một thực thể. Trong cuộc sống cũng như trong kinh
doanh, con người đều mong muốn được thụ hưởng may mắn (cơ hội) và tránh
được sự không may (rủi ro) của thực thể thống nhất đó.
Không có cơ hội và rủi ro cho tất cả .Thường một biến cố nào đó, nếu
là cơ hội cho một (hay một số) người này, doanh nghiệp hay tổ chức này, sẽ
trở thành rủi ro (không may) đối với một (hay một số) người khác, doanh
nghiệp và tổ chức khác.
* Ví dụ: một trận động đất hay sóng thần sẽ mang lại thiệt hại nặng nề song
vẫn có sự may mắn là nhiều người thoát chết trong gang tất.
2.5. Mối quan hệ giữa rủi ro với các tình huống khác
- Tình huống xác định: là tình huống khi thông tin đầu vào hoàn toàn
xác định và vì vậy kết quả đầu ra là duy nhất, xác suất xảy ra biến cố là 1. Với
tình huống xác định chúng ta có thể dễ dàng, nhanh chóng ra quyết định. Các
chỉ tiêu làm căn cứ ra quyết định đầu tư như NPV, IRR, thời gian thu hồi
vốn...
- Tình huống rủi ro: là tình huống khi thông tin đầu vào có nhiều giá trị,
có phân bố xác suất và vì vậy kết quả đầu ra là tập hợp nhiều kết quả có phân
bố xác suât. Với tình huống rủi ro, chúng ta thường áp dụng lý thuyết xác suất
để ra quyết định đầu tư. Lý thuyết xác suất được thể hiện bằng các số đo rủi
ro như: giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn... và khi phân tích có thể áp dụng các
phương pháp phân tích độ nhạy, phân tích theo kịch bản, phân tích mô phỏng
Monte Carlo...
- Tình huống bất định: là tình huống khi thông tin đầu vào không chắc
chắn, không có phân bố xác suất và vì vậy kết quả đầu ra cũng không xác
định, không có phân bố xác suất. Đây là tình huống khiến chúng ta gặp khó
5