Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

bài thảo luận An toàn vệ sinh lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 40 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày một tiên tiến, đồng thời
yêu cầu của con người cũng ngày một tăng cao, khắt khe hơn. Vậy một doanh nghiệp
để có được sự cạnh tranh trên thị trường cần phải làm gì? Như chúng ta đã biết yếu tố
con người là yếu tố tạo nên thành công cho doanh nghiệp, nguồn nhân lực tốt, chất
lượng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để thu hút nhân tài thì bên cạnh
chính sách về đãi ngộ, đào tạo,… thì đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cũng rất cần
thiết. Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tốt sẽ tạo ra điều liện làm việc tốt, đảm bảo
sức khỏe cho người lao động từ đó đạt năng suất lao động cao.

1


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự
nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng
lực của NLĐ và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của
con người trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Các yếu tố cấu thành nên điều kiện lao động:
-

Người lao động.

-

Quá trình công nghệ.

-

Môi trường lao động.



-

Công cụ, phương tiện.

-

Đối tượng lao động.
Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi yếu tố biểu hiện có nhiều yếu tố

nhỏ hợp thành, tương tác, độc lập. Tác động qua lại trong quá trình sản xuất gây ra các
yếu tố nguy hiểm, độc hại. Trong một không gian, thời gian cụ thể sự tác động trên có
thể: tăng thêm tính nguy hiểm, độc hại đối với NLĐ; phát sinh yếu tố nguy hiểm, độc
hại mới; làm cộng hưởng các yếu tố nguy hiểm độc hại.
Các ảnh hưởng của điều kiện lao động:
-

Tích cực: Hiệu quả, lao động tốt; năng suất lao động cao.

-

Tiêu cực: Gây ảnh hưởng đến kết quả lao động, sức khỏe và an toàn của NLĐ.

Chỉ tiêu đánh giá điều kiện lao động:
-

Tình trạng an toàn của quy trình công nghệ, máy, thiết bị.

-


Tình hình tổ chức lao động, việc sử dụng NLĐ, cường độ, tư thế, vị trí, tinh

thần NLĐ.
-

Năng lực nói chung của đội ngũ lao động (lành nghề, nhận thức, cách

phòng tránh).
1.2. An toàn lao động và các biện pháp.
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm
nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

2


1.2.1. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kì bộ phận, chức năng nào
của cơ thể, hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
-

Tai nạn lao động thường xảy ra đối với NLĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ
nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tai địa điểm hợp lý.

-

Tai nạn cho những nguyên nhân khách quan: thiên tai, hỏa hoạn và các trường
hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động.

Phân loại tai nạn lao động:

-

Theo mức độ tổn thương đến cơ thể.

-

Theo ngành nghề sản xuất.

-

Theo nguyên nhân.

-

Theo độ tuổi và giới tính.

1.2.2. Các yếu tố nguy hiểm.
Các yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử
vong cho con người trong quá trình lao động.
Phân loại các yếu tố nguy hiểm:
 Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học.
-

Các bộ phận cơ cấu chuyển động.

-

Sự chuyển động của bản thân máy móc.

-


Các bộ phận chuyển động quay với tốc độ lớn.

-

Các bộ phận chuyển động tịnh tiến.

-

Vật rơi, đổ, sập.

-

Vật văng bắn.

-

Trơn, trượt ngã.

-

Hành xử thiếu văn hóa.

 Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện.
 Nhóm các yếu tố nguy hiểm về hóa chất (thể rắn, lỏng, khí và hơi): gây nhiễm
độc cấp tính , bỏng do hóa chất.
 Nhóm yếu tố nguy hiểm nổ.
-

Nổ vật lý (nổ nồi hơi, bình khí nén,...).

3


-

Nổ hóa học (nổ cháy xăng dầu, khí đốt, thuốc nổ,...)

-

Nổ vật liệu nổ (nổ chất nổ).

-

Nổ của kim loại nóng chảy.

 Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt.
-

Nguồn nhiệt: Do vật nung nóng chảy, tia lửa điện, ngọn lửa,... ở các lò nung vật
liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn...

-

Môi chất ở thể rắn, lỏng, khí.

-

Nguy cơ: Bỏng, cháy nổ.

1.2.3. Các biện pháp kỹ thuật ATLĐ.

 Biện pháp an toàn với bản thân NLĐ.
Thực hiện thao tác, tư thế lao động phù hợp, đúng nguyên tắc an toàn, tránh các
tư thế cúi gập người, các tư thế có thể gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm,...
Đảm bảo không gian vận động, thao tác tối ưu, sự thích nghi giữa người và máy,...
Đảm bảo các điều kiện lao động thị giác, thính giác, xúc giác,...
Đảm bảo tâm lý phù hợp, tránh quá tải, căng thẳng hay đơn điệu.
 Biện pháp che chắn an toàn.
Che chắn tạm thời hay di chuyển được: che chắn hào, hố các vùng làm việc trên cao...
Che chắn cố định: bao che của các bộ phận chuyển động, che chắn các bộ phận
dẫn điện, che chắn các nguồn bức xạ có hại.
Loại kín: các hộp giảm tốc, hộp tốc độ, bàn xe dao,...
Loại hở: dùng cho những cơ cấu cần theo dõi.
 Biện pháp sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa.
Các phương tiện kỹ thuật an toàn tự động ngắt chuyển động, hoạt động của máy
và thiết bị sản xuất khi một số thông số kỹ thuật nào đó vượt quá giới hạn cho phép.
-

Biện pháp xử dụng các tín hiệu, báo hiệu an toàn.
Sử dụng màu sắc, ánh sáng: thường dùng 3 màu: đỏ, vàng, xanh.
Âm thanh: tiếng còi, chuông, kẻng.
Ký hiệu: hình vẽ, bảng chữ.
Đồng hồ, dụng cụ đo lường: để đo cường độ, điện áp dòng điện, đo áp suất, khí

độc, ánh sáng, nhiệt độ, đo bức xạ.
-

Biện pháp đảm bảo khoảng cách và kích thước an toàn.
4



Lâm nghiệp: khoảng cách trong chặt cây, kéo gỗ.
Xây dựng: khoảng cách trong đào đất, khai thác đá.
Cơ khí: khoảng cách giữa các máy, giữa các bộ phận chuyển động của máy với
các phần cố định của máy, của nhà xưởng, công trình.
Điện: các khoảng cách từ đường dây điện ứng với các cấp điện áp tới các công trình.
Khoảng cách an toàn về cháy nổ.
Khoảng cách an toàn về phóng xạ.
-

Biện pháp thực hiện cơ khí hóa, tư động hóa và điều khiển từ xa.
Cơ cấu điều khiển: có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vô

lăng điều khiển.
Phanh hãm: điều khiển vận tốc chuyển động của phương tiện, bộ phận.
Khóa liên động: loại cơ cấu nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra tai nạn lao
động trong vận hành, thao tác.
Điều khiển từ xa: NLĐ ở ngoài vùng nguy hiểm điều khiển sản xuất như điều
khiển từ phòng điều khiển trung tâm.
-

Biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà NLĐ phải được trang bị để sử dụng

trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm,
độc hại.
-

Biện pháp thực hiện kiểm nghiệm dự phòng thiết bị.

Duy trì tốt việc bảo dưỡng máy móc.

1.3. Vệ sinh lao động và các biện pháp
1.3.1. Các yếu tố có hại.
Các yếu tố có hại là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá
giới hạn của tiêu chuẩn VSLĐ cho phép, làm giảm sức khỏe NLĐ, gây bệnh nghề nghiệp.
Phân loại:
-

Các yếu tố có hại liên quan đến môi trường làm việc:
Các yếu tố vật lý.
Các yếu tố hóa học.
Các yếu tố sinh vật học có hại.
Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường làm việc.

5


-

Các yếu tố có hại liên quan đến tâm sinh lý NLĐ:
LĐ thể lực nặng nhọc.
Tư thế lao động gò bó.
Stress về tâm lý, xã hội.
Căng thẳng thần kinh giác quan nhịp điệu làm việc.
Tính chất đơn điệu của công việc.

a. Biện pháp phòng ngừa.
 Vi khí hậu.
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong một không gian thu hẹp của nơi
làm việc, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, tốc độ chuyển động của không khí.
Biện pháp cải thiện điều kiện vi khí hậu xấu:

-

BP dự phòng.

-

BP kỹ thuật.

-

BP tổ chức.

-

BP y tế.

 Tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau phát sinh
do sự chuyển động của các chi tiết hoặc do các bộ phận của máy móc, do va chạm
hoặc do khí động học gây cảm giác khó chịu cho con người trong điều kiện làm việc
hoặc nghỉ ngơi.
Tác hại:
-

Tiếng ồn: độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên.

-

Tiếng ồn kéo dài: thính giác giảm. Nếu tác động lặp lại nhiều lần, thính giác


không còn khả năng phục hồi hoàn toàn. Gây ra bệnh nặng tai và điếc.
Biện pháp:
-

BP loại trừ nguồn phát sinh ra tiếng ồn.

-

BP chế độ lao động hợp lý.

-

BP cách ly tiếng ồn và hút âm.

-

Rung động.

6


Rung động là hiện tượng cơ học dao động phát sinh từ những động cơ và dụng
cụ sản xuất khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian theo
chu kỳ.
Tác hại:
-

Tùy theo mức độ đều gây nguy hiểm tổn thương xương, khớp, rối loạn tim

mạch, vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra BNN.

-

Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng, làm

rối loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ.
-

Nếu rung động kéo dài, có thể làm thay đổi hoạt động chức năng của tuyến giáp

trạng, gây chấn động cơ quan tiền đình và làm rối loạn chức năng giữa thăng bằng.
-

Gây tổn thương huyết quản, khớp xương, cơ bắp, xúc giác và lan rộng, thâm

nhập vào hệ thống TKTW, hệ tuần hoàn nội tiết.
-

Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức dẫn

đến bệnh điếc nghề nghiệp.
-

Bệnh đau xương khớp, làm viêm hệ thống xương khớp: có thể phát triền gây

thành bệnh rung động nghề nghiệp.
Biện pháp chống rung:
-

Biện pháp kỹ thuật.


-

Biện pháp tổ chức sản xuất.

-

Biện pháp phòng hộ cá nhân.

-

Biện pháp y tế.

 Ánh sáng.
Ánh sáng là dòng photon của nhiều bức xạ có bước sóng từ 380 - 760λ mà mắt
không nhìn thấy, lan truyền trong không gian dưới dạng sóng điện từ.
Tác hại:
-

Ánh sáng thấp: mắt bị mệt mỏi, căng thẳng, chậm phản xạ thần kinh, sinh loạn

thị, cận thị.
-

Ánh sáng quá chói: gây lóa mắt, nhức mắt, giảm thị lực, đục nhân mắt.

-

Ánh sáng không phù hợp: giảm sự thụ cảm của mắt, làm giảm NSLĐ, tăng phế

phầm và TNNN.

Biện pháp: sử dụng đèn chiếu sáng nhân tạo.

7


 Bức xạ và phóng xạ.
Bức xạ nhiệt là hiện tượng vật lý gây phát ra tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
Phóng xạ là dạng đặc biệt của bức xạ.
Tác hại:
-

Bức xạ hồng ngoại: NLĐ say nắng, giảm thị lực.

-

Bức xạ tử ngoại: gây ra đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng và dẫn đến
TNLĐ, BNN.

-

Các tia phóng xạ: gây tác hại đến cơ thể NLĐ.

Biện pháp:
-

BP về tổ chức nơi làm việc, vận chuyển, bảo quản, sử dụng.

-

An toàn khi làm việc với nguồn kín.


-

An toàn khi làm việc với nguồn hở: tránh chất phóng xạ vào cơ thể, sử dụng
đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân sau khi kiểm tra tiếp xúc, tổ chức kịp
thời việc tẩy xạ,...

-

Khám sức khỏe định kỳ.

 Bụi.
Bụi là tập hợp của nhiều hạt vật chất có kích thước rất nhỏ ở trạng thái lơ lửng
trong không khí trong một thời gian nhất định.
Tác hại:
-

Gây tác hại đối với sản xuất.

-

Gây tác hại lên sức khỏe NLĐ

Biện pháp:
-

BP kỹ thuật.

-


BP tổ chức.

-

BP cá nhân NLĐ.

-

BP y tế.

 Hóa chất độc.
Hóa chất độc là các hóa chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp và nhiều
chất phát sinh trong các quá trình công nghệ SXKD có tác dụng độc với con người.
Biện pháp:
-

BP kỹ thuật.

-

BP phòng hộ cá nhân.
8


-

BP y tế.

-


BP sơ cấp cứu

 Các yếu tố vi sinh vật có hại.
Tác hại:
-

Mắc bệnh về đường ruột, đường tiêu hóa.

-

Đau đầu, buồn nôn.

-

Ngộ độc thực phẩm.

Biện pháp:
-

Thực hiện cá biện pháp vệ sinh khi vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu, hàng
hóa.

-

Thu gom rác.

-

Xử lý rác.


-

Xử lý nước thải.

 Các yếu tố về cường độ, tư thế và tính chất đơn điệu trong LĐ.
Mệt mỏi là trạng thái tạm thời cơ thể xảy ra sau một thời gian lao động nhất
định thể hiện: NSLĐ giảm, phế phẩm tăng, dễ bị TNLĐ.
Tác hại:
-

Cảm giác buồn chán, khó chịu.

-

Mệt mỏi lâu làm rối loạn thần kinh, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Biện pháp:
-

Cơ giới hóa và tự động hóa trong quá trình SXKD.

-

Tổ chức LĐ khoa học, tổ chức dây chuyền LĐ.

-

Cải thiện ĐKLV cho NLĐ nhằm loại trừ các yếu tố có hại.

-


Bố trí giờ giấc lao động và nghỉ ngơi hợp lý lấy lại tinh thần LV

1.3.2. Tư thế lao động
Tư thế lao động là tư thế có thể thay đổi được trong quá trình lao động nhưng
không ảnh hưởng đến săn xuất, kinh doanh.
Tác hại.
-

Tư thế đứng bắt buộc:
+ Vẹo cột sống, giãn tĩnh mạch, chân bẹt.
+ Khớp gối biến dạng, chân dáng chữ O hoặc chữ X.
9


+ Ảnh hưởng bộ phận sinh dục nữ: vô sinh, rồi loạn kinh nguyệt.
+ Suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, có khi dẫn đến TNLĐ.
-

Tư thế ngồi LĐ bắt buộc.
+ Biến dạng cột sống.
+ Làm tăng áp lực trong khung chậu và cũng gây ra biến đổi vị trí của tử cung

và rối loạn kinh nguyệt.
+ Gây táo bón, hạ trĩ.
Biện pháp.
-

Thực hiện nguyên tắc của lao động


-

Thời gian lao động hàng ngày không nên kéo dài, xen kẽ giữa giờ làm việc và

nghỉ ngơi.
-

Chế độ ăn uống thường xuyên bổ sung một cách đầy đủ như chất đạm, đường,

mỡ và đặc biệt là các chất tham gia chuyển hóa sinh tố muối khoáng.
1.4. Bộ máy quản lý công tác ATVSLĐ
1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý công tác AT – VSLĐ trong doanh nghiệp.
 Hội đồng công tác AT – VSLĐ
Tổ chức: Cơ sở có tổng lao động trực tiếp trên 1000 người thì phải thành lập
Hội đồng ATVSLĐ, do NSDLĐ ra quyết định thành lập và thành viên của hội đồng là
CB y tế và CB kỹ thuật của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ, quyền hạn: tham gia, kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ của công đoàn;
tư vấn cho NSDLĐ trong xây dựng quy chế quản lý, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa
TNLĐ,…
 Bộ phận làm công tác ATVSLĐ
Tổ chức:
-

Quy định thành lập:
+ Dưới 300 lao động: có ít nhất một cán bộ kiêm nhiệm.
+ Từ 300- 1000 lao động: có ít nhất một cán bộ chuyên trách.
+ Trên 1000 lao động: phải thành lập phòng ban hoặc bố trí tối thiểu 2 cán bộ

chuyên trách.
-


Do NSDLĐ ra quyết định thành lập.

-

Chọn từ những cán bộ đủ điều kiện.

10


Nhiệm vụ, quyền hạn: giúp NSDLĐ triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ
( gồm 10 nhiệm vụ và 3 quyền hạn)
 Bộ phận y tế:
Tổ chức:
-

Thường trực theo ca sản xuất, sơ và cấp cứu có hiệu quả.

-

Tùy thuộc vào số lao động và tính chất đặc điểm tổ chức.

Nhiệm vụ:
-

Huấn luyên NLĐ sơ, cấp cứu TNLĐ, mua sắm, bảo quản trang bị thuốc men.

-

Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh.


-

Phối hợp giám sát các yếu tố có hại trong môi trường làm việc.

-

Theo dõi, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho

những người làm việc trong điều kiện làm việc có hại đến sức khỏe.
-

Theo dõi tình hình sức khỏe, tổ chức khám sức khỏe định kì, khám bệnh nghề nghiệp.

-

Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động và môi trường lao động.

-

Tham gia điều tra các vụ TNLĐ xảy ra trong doanh nghiệp.

-

Thực hiện các thủ tục để giám định thương tật cho NLĐ bị TNLĐ, BNN.

-

Đăng kí với cơ quan y tế địa phương và quan hệ chặt chẽ để nhận sự chỉ đạo về


chuyên môn nghiệp vụ.
-

Xây dựng các báo cáo về quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp.

Quyền hạn:
-

Tham gia các cuộc họp có liên quan để góp ý kiến về mặt VSLĐ.

-

Yêu cầu người phụ trách SXKD ra lệnh đình chỉ công việc khi phát hiện nguy

cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe NLĐ.
-

Được tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương,

ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.
-

Được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của ngành y tế để giao dịch

trong chuyên môn nghiệp vụ.
 Mạng lưới ATVS viên
Tổ chức: thành lập theo thỏa thuận giữa NSDLĐ với ban chấp hành công đoàn cơ
sở, mỗi tổ sản xuất phải có ít nhất một ATVSV và được quản lý bởi tổ chức công đoàn.
Nhiệm vụ:


11


-

Đôn đốc, kiểm tra, giám sát NLĐ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về

ATVSLĐ trong sản xuất, bảo đảm thiết bị an toàn và sử dụng TTBBVCN.
-

Nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành chế độ ATVSLĐ và hướng dẫn biện

pháp an toàn đối với NLĐ mới.
Quyền hạn:
-

Tham gia góp ý với tổ trưởng sản xuất về kế hoạch, biện pháp, cải thiện

ATVSLĐ.
-

Kiến nghị tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động,

biện pháp đảm bảo và khắc phục hiện tượng thiếu ATVSLĐ.
1.4.2. Tổ chức thực hiện công tác AT-VSLĐ trong doanh nghiệp
Lập và thực hiện kế hoạch AT-VSLĐ
Tuyên truyền và huấn luyện về AT – VSLĐ
Chính sách AT- VSLĐ rong doanh nghiệp.
Áp dụng hệ thống quản lý AT – VSLĐ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
-


Hưởng ứng tuần lễ quốc gia về AT-VSLĐ.

-

Nghiên cứu và áp dụng khoa học và công nghệ vào công tác ATVSLĐ.

-

Xây dựng và áp dụng hệ thống quy chuẩn kĩ thuật ATVSLĐ đáp ứng yêu cầu

đổi mới và hội nhập quốc tế.
-

Vận dụng công cụ cải thiện điều kiện lao động và hệ thống quản lý AT-VSLĐ

của quốc tế.
-

Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc của doanh nghiệp.

Điều tra, báo cáo về AT- VSLĐ trong doanh nghiệp.
1.4.3. Tổ chức điều hành công tác AT-VSLĐ trong doanh nghiệp.
Yêu cầu về nhận thức của nhà quản lý.
Nguyên tắc điều hành công tác AT- VSLĐ trong doanh nghiệp.
Kiểm tra AT- VSLĐ.
Đánh giá công tác AT- VSLĐ trong doanh nghiệp.

12



PHẦN II: AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
2.1.Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Đại học Thương Mại.
2.1.1. Thông tin về trường Đại học Thương Mại.
2.1.1.1. Lịch sử hình thành.
Trường được thành lập năm 1960 với tên gọi là Trường Thương nghiệp Trung ương.
Năm 1979, trường đổi tên thành Trường Đại học Thương nghiệp.
Năm 1994, trường đổi tên thành trường Đại học Thương mại.
Năm 2015, thành lập trường Đại học Thương mại cơ sở Hà Nam.
2.1.1.2. Quy mô
Quy mô đào tạo của nhà trường hiện nay trên 20.000 sinh viên và học viên, trong đó:
-

Trình độ đại học: khoảng 4000 sinh viên chính quy/năm.

-

Trình độ thạc sĩ: khoảng 400 học viên cao học/năm.

-

Trình độ tiến sĩ: khoảng 50 nghiên cứu sinh tiến sĩ/năm

2.1.1.3. Sứ mạng
Sứ mạng của Trường là: "Xây dựng Trường Đại học Thương mại trở thành một
trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực có bản sắc thương mại với phương pháp đào tạo
và quản lý giáo dục tiên tiến, đạt chuẩn chất lượng cao của quốc gia và tiếp cận đẳng
cấp quốc tế; một "đại học hiệu" hàng đầu của quốc gia, có uy tín quốc tế về kiến tạo tri
thức và cung ứng giá trị thông qua các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp
tác quốc tế trong các lĩnh vực thương mại hiện đại, phù hợp và đáp ứng mục tiêu chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của đất nước."
2.1.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đại học đa ngành, hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế thương mại ở Việt Nam
và trong khu vực. Trong khuôn khổ chương trình đánh giá các trường đại học đợt 1 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Thương mại được xếp trong nhóm 5 trường
đại học tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh.
Trường Đại học Thương mại có chức năng đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ các
ngành/chuyên ngành đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt, tổ chức nghiên cứu
khoa học, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực thương
mại (thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại các hoạt động đầu tư và

13


sở hữu trí tuệ); xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nhà trường, xây dựng đội ngũ, phát
triển hợp tác quốc tế và quản lý tài chính, tài sản tiến tới tự chủ về tài chính
2.2. Điều kiện lao động và tổ chức bộ máy ATVSLĐ của ĐHTM.
2.2.1. Điều kiện lao động.
2.2.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất
Trường Đại học Thương mại có cơ sở chính đóng tại số 79 đường Hồ Tùng
Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với tổng diện tích 3,8ha.

Khuôn viên trung tâm - Trường Đại học Thương mại
Các giảng đường phục vụ đào tạo:
Giảng đường nhà C (3 tầng, các giảng đường 60 chỗ ngồi, phục vụ học các môn
ngoại ngữ, các môn chuyên ngành)
Giảng đường nhà D (3 tầng, các giảng đường 60 chỗ ngồi, phục vụ học các môn
ngoại ngữ và các phòng máy phục vụ môn tin học)
Giảng đường nhà H (2 giảng đường 150 chỗ phục vụ học tập và hội thảo, 1
giảng đường thiết kế 2 tầng với 1000 chỗ ngồi, phục vụ học tập và các chương trình,

sự kiện)
Giảng đường nhà G (5 tầng, các giảng đường từ 120-150 chỗ ngồi, tầng 5 là các
phòng máy tính)
Giảng đường nhà V (7 tầng, từ 60-120 chỗ ngồi).
Ngoài các giảng đường, sinh viên có thể tự học, học nhóm tại các phòng thảo
luận (nhà C, nhà D và nhà V), mỗi phòng có 15-20 chỗ ngồi. Tất cả các giảng đường
đều được trang bị hệ thống máy chiếu, quạt điện và quạt trần. Một số giảng đường

14


được trang bị thêm hệ thống điều hoà nhiệt độ. Tổng diện tích phục vụ đào tạo:
46.000m2.
Thư viện: 2 tầng, tầng 1 có phòng đọc với 150 chỗ ngồi, các phòng mượn giáo
trình, photocopy tài liệu, tầng 2 có các phòng đọc sách báo, phòng đọc sách nước
ngoài, phòng hội thảo. Tổng diện tích thư viện: 2.500m2.
Phòng thí nghiệm: có tổng diện tích 450m2.
Nhà xưởng thực hành: có tổng tổng diện tích 960m2.
Ký túc xá: Nhà A (3 tầng, phục vụ sinh viên trong nước), Nhà B (3 tầng, phục
vụ sinh viên quốc tế và sinh viên trong nước). Tổng diện tích ký túc xá: 5.600m2.
Sân bóng đá: Sân nhà V, sân nhà G.
Sân bóng chuyền: Sân nhà E.
Sân tenis: Sân Bộ môn Thể dục - Quân sự.
Sân cầu lông: Sân nhà I, Sân ký túc xá.
Khu căng tin: Trường hiện có 2 khu căng tin, một ở khu nhà V và một ở trong
khu kí túc xá
Để phục vụ việc học tập của sinh viên được đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất
cũng như không gian năm 2015 thành lập Trường Đại học Thương mại cơ sở Hà Nam.
Cơ sở Hà Nam của Trường Đại học Thương Mại có tổng diện tích 5ha đóng tại đường
Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý. Cơ sở 2 đáp ứng chương

trình giáo dục đại cương (1-1,5 năm đầu) đối với trình độ đại học chính quy.

15


 Nhận xét
 Tích cực.
Nhìn chung, cơ sở vật chất của trường khá đầy đủ khang trang và gần đây đã
được tu bổ, làm mới lại như trùng tu lại hội trường H1; quét vôi ve, sơn mới các khu
nhà V, C, D, khu kí túc xá sinh viên; đưa vào sử dụng hệ thống kiểm tra an ninh nhà
gửi xe hiện đại. Tất cả những điều đó tạo ra môi trường học tập, làm việc tốt cho sinh
viên và giảng viên trong trường, việc quét vôi ve làm trường học trông tươi mới hơn,
các phòng học sạch sẽ hơn từ đó sinh viên sẽ thấy ngôi trường của mình đẹp hơn, cảm
thấy yêu trường hơn, muốn đến trường hơn và việc học cũng sẽ hiệu quả hơn. Bên
cạnh đó, nhà trường trang bị hệ thống phòng học thực hành khiến cho sinh viên có cơ
hội được thực tế lí thuyết, tạo cơ hội cho sinh viên tìm tòi nghiên cứu, yêu thích môn
học hơn.
 Hạn chế.
Tuy nhiên, nhà trường vẫn còn một số hạn chế như: Cơ sở vật chất chưa đồng
đều, nhiều phòng học chưa có máy chiếu, rèm che; dụng cụ giảng dạy chưa đảm bảo,
đặc biệt là thiết bị dụng cụ học thể dục còn tồi tàn, lạc hậu; điều kiện sân bãi học thể
dục hạn chế.
Vào những ngày nắng to, để tránh nắng sinh viên phải học thể dục trước sân thư
viện, tuy nhiên nơi này lại có nhiều ghế đá, cây cối làm bất tiện cho việc vận động, nếu
như không để ý sinh viên có thể bị va vào ghế đá gây ngã hay nhiều khi sinh viên phải học
Thể dục trước sân nhà H, nơi này không chỉ có nhiều sinh viên đi bộ qua lại mà còn có cả
xe đạp đi qua khiến xảy ra va chạm gây mất an toàn, có lần sinh viên tập bóng ném khiến
bóng lăn ra sân và có một chiếc xe đi qua đã chèn nổ quả bóng.
Việc thiếu sân bãi cho bộ môn Thể dục khiến nhiều lớp học Thể dục với nhiều
nội dung học khác nhau phải học chung trong một sân cũng dễ gây tai nạn, nhất là với

môn bóng ném hay bóng chuyền. Bên cạnh đó, thiết bị học Thể dục như bóng chuyền,
bóng ném, vợt cầu lông cũng không đảm bảo yêu cầu. Những hạn chế này của nhà
trường khiến cho sinh viên cảm thấy sợ môn Thể dục, không muốn học Thể dục, làm
cho sinh viên lười vận động. Thực tế, có rất nhiều sinh viên trong trường chỉ muốn học
thế nào để qua môn thể dục và không hứng thú với việc thể dục thể thao nữa.
2.2.1.2. Đối tượng lao động, người lao động
16


Giảng viên
Trường Đại học Thương Mại có một đội ngũ giảng viên có trình độ, giàu kinh
nghiệm và đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý. Tổng số cán bộ công chức của nhà
trường hiện nay trên 600 người. Trong đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu có 2 giáo sư,
40 phó giáo sư, 92 tiến sĩ và 325 thạc sĩ.

Sinh viên, học viên
Quy mô đào tạo của nhà trường hiện nay trên 20.000 sinh viên và học viên,
trong đó:
Trình độ đại học: khoảng 4000 sinh viên chính quy/năm.
Trình độ thạc sĩ: khoảng 400 học viên cao học/năm.
Trình độ tiến sĩ: khoảng 50 nghiên cứu sinh tiến sĩ/năm.
Bên cạnh đó, trường Đại học Thương Mại cũng có một đội ngũ nhân viên bảo vệ,
lao công phục vụ trong trường.

17


 Nhận xét
 Tích cực.
Đội ngũ giảng viên với trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và nhiệt huyết

với sinh viên. Phần lớn cán bộ, giảng viên nhà trường đã và đang học tập, nghiên cứu
tại các nước và vùng lãnh thổ như: Nga, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Đức,
Thuỵ Điển, Úc, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan. Số lượng giảng viên giảng dạy đáp
ứng được quy mô đào tạo của nhà trường.
Đội ngũ giảng viên của nhà trường có trình độ chuyên môn cao cùng với những
kiến thức xã hội, kinh nghiệm giảng dạy của mình sẽ khiến sinh viên cảm thấy vững
tâm khi theo học và tiếp thu kiến thức. Các thầy cô trẻ, nhiệt huyết, năng động giúp
sinh viên khơi dậy được khả năng sáng tạo của mình, kích thích sinh viên tìm tòi, tìm
hiểu những vấn đề mình chưa hiểu rõ thay vì thụ động chờ thầy cô hướng dẫn. Các
thầy cô giảng dạy lâu năm với kinh nghiệm của mình giúp sinh viên không chỉ có
những kiến thức về chuyên môn mình theo học mà còn rất nhiều những kĩ năng sống

18


khác. Từ đó, sinh viên sẽ học một cách hăng say hơn, sáng tạo hơn, tích cực hơn và sẽ
tích lũy cho mình thêm nhiều kĩ năng cần thiết.
Sinh viên theo học trong trường đạt ngưỡng điểm chuẩn đảm bảo chất lượng
đầu vào bậc đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là nền tảng cơ bản
để sinh viên tiếp thu những kiến thức từ bậc Đại học và cũng là cơ sở để giảng viên có
thể truyền đạt tri thức một cách dễ dàng hơn cho sinh viên, việc giảng dạy sẽ không
còn vất vả, lên lớp sẽ không mệt mỏi vì mang nhiều tài liệu giáo trình vì có thể yêu cầu
sinh viên đọc bài trước ở nhà. Từ đó giảng viên sẽ yêu thích công việc của mình hơn,
có tâm huyết với nghề hơn.
 Hạn chế.
Tuy nhiên, sinh viên trường Đại học Thương Mại cũng tồn tại nhiều hạn chế, đó là thái
độ ì trong việc học, sinh viên thường thụ động trong việc học của mình, lười đọc sách,
không tư duy, động não trong việc học mà chỉ trông chờ vào giáo trình sẵn có, không
tự tin, ngại phát biểu,… Những điều đó khiến cho việc truyền tải tri thức của giảng
viên đôi khi gặp khó khăn, dễ gây tâm lý chán nản, bỏ mặc sinh viên tự tìm hiểu.

Bên cạnh đó, đội ngũ bảo vệ, lao công của trường tương đối đầy đủ tuy nhiên đều là
những lao động phổ thông, trình độ thấp, một số người lao công còn có thái độ làm
việc, cách ứng xử với mọi người kém nhiều lần gây bức xúc cho sinh viên, từ đó sẽ tạo
ra những cách hành xử không tốt cho sinh viên như không tôn trọng những người lao
công trong trường, …
2.2.1.3. Môi trường làm việc
 Đối với sinh viên
Sinh viên được học tập trong môi trường hiện đại với đầy đủ trang thiết bị vật
chất kĩ thuật phục vụ cho việc học. Phòng học rộng rãi sạch sẽ, hệ thống đèn chiếu
sáng đảm bảo cũng như được trang bị hệ thống quạt, điều hòa, rèm che (khu nhà V)
giúp sinh viên thấy thoải mái trong mùa nóng, hệ thống máy chiếu bảo đảm cho sinh
viên có thể theo dõi được bài giảng sinh động hơn và những sinh viên ngồi cuối cũng
có thể theo dõi bài, trang bị cửa kính giúp cho phòng học được yên tĩnh. Ngoài giờ học
sinh viên cũng có thể tự học tại thư viện trường. Thư viện với không gian yên tĩnh
tuyệt đối cùng rất nhiều đầu sách hay, nhiều tài liệu được chọn lọc giúp sinh viên củng
cố, bổ sung kiến thức cho mình.
19


Trường có những khoảng sân rộng, được trang bị những thiết bị cần thiết giúp
sinh viên có cơ hội vận động sau những giờ học, ví dụ như sân bóng ném trước nhà H,
sân cầu lông khu kí túc,…
Bên cạnh đó, các thầy cô với vốn kiến thức chuyên môn vững vàng cũng là một
môi trường học tập thuận lợi cho sinh viên. Sinh viên được học trong môi trường năng
động, sáng tạo với các thầy cô trẻ, nhiệt huyết không chỉ riêng với việc học mà còn ở
cả những hoạt động ngoại khóa.
Trường Đại học Thương mại có mối quan hệ chặt chẽ trong nghiên cứu khoa
học, đào tạo đại học, sau đại học với các trường đại học của Pháp, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Hà Lan, Áo. Bên cạnh đó, trường Đại học
Thương Mại còn là một chi nhánh của AUF (Tổ chức các nước nói tiếng Pháp). Hàng

năm, AUF có tài trợ cho nhà trường trong đào tạo sinh viên và chọn sinh viên đi đào
tạo tại Pháp và các nước thuộc khối nói tiếng Pháp. Đây cũng là một cơ hội cho các
bạn sinh viên của trường cố gắng, trau dồi bản thân để có thể sở hữu cơ hội đi du học
cho mình.
Ngoài ra một yếu tố quan trọng tạo nên Thương Mại như hôm nay phải nói đến
những sinh viên, không chỉ sáng tạo trong học tập mà còn rất năng động và nhiệt tình với
các hoạt động ngoại khóa, hiện tại có hơn 25 câu lạc bộ của trường và của khoa đóng góp
không nhỏ vào việc kết nối các sinh viên lại với nhau. Tạo ra các hoạt động bổ ích để sinh
viên thể hiện tài năng tiêu biểu như cuộc thi “Thương Mại thanh lịch” …
 Đối với giảng viên
Trường Đại học Thương Mại có liên kết đào tạo bậc cử nhân, thạc sĩ; hợp tác về
nghiên cứu khoa học. Trường đã xây dựng được mạng lưới các nhà nghiên cứu về
logistic hợp tác với Học viện Kinh tế và Logistic hàng hải thuộc Đại học Bremens
(Đức), đã tổ chức nhiều hội thảo quốc tế đồng tổ chức với các trường đại học, cao
đẳng ở Việt Nam và trên thế giới. Đây là cơ hội cho đội ngũ giảng viên trong nhà
trường tiếp cận với nền giáo dục nước bạn cũng như giao lưu với những đồng nghiệp
trong ngành đến từ các trường trong khu vực, qua đó có thể bồi dưỡng thêm kiến thức
cho mình.
Được làm việc với những người trẻ - những sinh viên năng động, sáng tạo,
nhiệt huyết. Sự trẻ trung của sinh viên tác động tích cực đến tâm lí giảng viên, tuy

20


nhiên cũng là thách thức giảng viên phải không ngừng trau dồi kiến thức khoa học,
kiến thức xã hội để có thể giải đáp tốt nhất những thắc mắc của sinh viên.
 Nhận xét.
Môi trường học tập, làm việc thuận lợi chính là cái nôi để không ít những cán
bộ giảng dạy, sinh viên của nhà trường đã phấn đấu trở thành những cán bộ có uy tín
cao, giữ trọng trách ở nhiều cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, nhiều người là

chuyên gia kinh tế đầu ngành, nhà khoa học, doanh nhân thành đạt như:
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan: Hiện là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, cựu sinh viên, nguyên giảng viên và hiệu trưởng nhà trường giai
đoạn 1993-1999.
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Vũ Luận: Hiện là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
cựu sinh viên và giảng viên Khoa Kinh tế - Luật (chuyên ngành Kinh tế thương mại),
nguyên hiệu trưởng nhà trường giai đoạn 2000-2003.
Giáo sư, Tiến sĩ Phan Văn Tiệm: Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá
Nhà nước.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bích Đạt: Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư.
Tiến sĩ Nguyễn Quanh Quýnh: Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thành: Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương
mại, cựu sinh viên.
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Năm: Viện trưởng Viện Bỏng Quốc gia, cựu sinh viên.
2.2.2. Tổ chức bộ máy an toàn vệ sinh lao động.
2.2.2.1. Hội đồng công tác AT-VSLD:
Hội đồng bảo hộ lao động ở doanh nghiệp là tổ chức phối hợp và tư vấn về các
hoạt động bảo hộ lao động ở doanh nghiệp và để đảm bảo quyền được tham gia và
kiểm tra giám sát về bảo hộ lao động của tổ chức công đoàn. Hội đồng bảo hộ lao
động do người sử dụng lao động quyết định thành lập.
Số lượng thành viên Hội đồng bảo hộ lao động tuỳ thuộc vào số lượng lao động
và quy mô của doanh nghiệp nhưng ít nhất cũng phải có các thành viên có thẩm quyền
đại diện cho người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ làm công tác
bảo hộ lao động, cán bộ y tế. ở các doanh nghiệp lớn cần có thêm các thành viên là cán
bộ kỹ thuật,....

21


Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện của ban chấp

hành công đoàn doanh nghiệp làm Phó chủ tịch Hội đồng; trưởng bộ phận hoặc cán bộ
theo dõi công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp là uỷ viên thường trực kiêm thư
ký Hội đồng.
Ở tại trường ĐH Thương Mại hội đồng bao gồm cán bộ y tế và các phó hiệu
trưởng của trường.
Phối hợp và tư vấn các hoạt động AT-VSLĐ tại trường
Tham gia tư vấn cho sinh viên, cán bộ giảng viên về các hoạt động khám sức
khỏe, các quy chế quản lý các kế hoạch ATVSLĐ (với cán bộ giảng viên)
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ giảng viên 6 tháng 1 lần
2.2.2.2. Bộ phận làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Trường Thương Mại có ký hợp đồng với công ty trung gian về thuê người phụ
trách mảng vệ sinh, lao công. Trong công tác này bộ phận chủ yếu làm nhiệm vụ giám
sát, đôn đốc và thực hiện ký hợp đồng thuê lao động trong thời hạn tiếp theo.
Ngoài ra còn quản lý : việc cắt tỉa cây xanh hàng năm.
Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, tiêu chuẩn ATVSLĐ (đặc biệt là khu ký túc
xá sinh viên).
Dự thảo về kế hoạch ATVSLĐ hàng năm.
Phối hợp các phòng ban để xây dựng nội quy về công tác ATVSLĐ.
2.2.2.3. Bộ phận y tế.
Bộ phận y tế: Tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ phận hoặc bố trí cán
bộ làm công tác y tế doanh nghiệp bảo đảm thường trực theo ca sản xuất và sơ cứu,
cấp cứu có hiệu quả. Số lượng và trình độ cán bộ y tế tuỳ thuộc vào số lao động và tính
chất đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

22


23



Tại trường ĐH Thương Mại bộ phận y tế có nhiệm vụ và quyền hạn là :
-

Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công viên chức và sinh viên của trường

-

Quản lý hồ sơ về sổ khám bệnh (đầu mỗi năm nhập học tổ chức khám kiểm tra

sức khỏe sinh viên)
-

Thực hiện các thủ tục giám định thương tật với cán bộ giảng viên và sinh viên

-

Xây dựng các báo cáo về quản lý sức khỏe, bảo hiểm

-

Cấp phát một số loại thuốc cho sinh viên, giảng viên

-

Kết hợp với các tổ chức y tế khác có lien kết với trường để theo dõi tình hình

sức khỏe định kỳ trong tổ chức
Quyền hạn: được tham gia các cuộc họp có lien quan để góp ý kiến về mặt
VSLĐ; được sử dụng con dấu riêng theo mẫu theo quy định cảu ngành y tế để giao
dịch trong chuyên môn nghiệp vụ.

2.2.2.4. Mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
Tại Trường ĐH Thương Mại mạng lưới an toàn viên có
Nhiệm vụ:
-

Thành lập theo quy định của nhà nước, nhà trường

-

Tổ chức các hoạt động của mạng lưới ATVS

-

Am hiểu về công việc và nghiệp vụ ATVS

-

Kiểm tra giám sát trong việc thực thi các quy định về ATVSLĐ

-

Đôn đốc và kiểm tra giám sát mọi người trong nhà trường thực hành nghiêm

chỉnh các quy định về an toàn và vệ sinh
-

Tham gia góp ý trong các cuộc họp về cải thiện môi trường làm việc

Quyền hạn:
-


Tham gia góp ý với cán bộ nhà trường có thẩm quyền về kế hoạch, biện pháp

AT-VSLĐ
-

Cải thiện điều kiện lao động, khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu AT-

VSLĐ.
2.3. Các yếu tố nguy hiểm và biên pháp đảm bảo ATLĐ tại ĐHTM
2.3.1 Các yếu tố nguy hiểm.
2.3.1.1. Nhóm nguy hiểm cơ học:
Vật rơi, đổ sập: quạt trần rơi, đổ tường, cây đổ,..hậu quả của trạng thái vật chất
không bền vững, không ổn định.

24


VD: Vào 13h45 ngày 11/4, các sinh viên đang ngồi học tại giảng đường V501
trường Đại học Thương Mại (Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) thì đột
nhiên một chiếc quạt trần rơi xuống khiến 2 sinh viên bị thương nhẹ và nhiều sinh viên
khác hoảng loạn

Vật rơi từ trên cao do xây dựng: (trường có sửa chữa lại cơ sở vật chất bị hỏng):
đổ gạch ngói, đổ tường xi măng, các đồ dùng trong quá trình xây lắp, cây đổ (do bão),
đổ giá sách trong thư viện,...

25



×