Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giáo Án Kỹ năng đón nhận lời phê bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.8 KB, 15 trang )

 CLB Tôi là duy nhất 

Chuyên đề : Kỹ năng đón nhận lời phê bình
 Địa điểm : Trường ĐHSP TP.HCM
 Đối tượng: Sinh viên các khoa đến từ ĐHSP TP.HCM
 Đặc điểm đối tượng : Năng động , có nhu cầu ham học hỏi , cầu tiến , rèn luyện bản thân .
 Điều kiện giảng dạy :
 Địa điểm truyền thông : Tại lớp học
 Số lượng :40 học viên
 Phương tiện : Micro,máy chiếu,phấn viết bảng,giấy A3, bút lông , keo 2 mặt , khăn quàng(2 cái ),…
 Thời gian dự kiến : 120 phút
 Mục tiêu bài học
Sau buổi học , học viên có khả năng :
Nhận thức :
-

Trình bày được 4 bước cơ bản để đón nhận lời phê bình từ người khác

-

Trình bày được ít nhất 3 nguyên nhân có lời phê bình từ người khác

Kỹ năng :
-

Thực hành 4 bước cơ bản khi đón nhận lời phê bình từ người khác

Thái độ :
-

Bình tĩnh khi đón nhận lời phê bình , góp ý



-

Thiện chí khi đón nhận lời phê bình ,góp ý

-

Tôn trọng lời và người đã phê bình ,góp ý.

.I.Tiến trình giảng dạy
1.Ổn định lớp + Khởi động


2.Nội dung chính :
a.Khái quát về tầm quan trọng của kỹ năng đón nhận lời phê từ người khác:
- Nhận ra những khuyết điểm của bản thân , tìm cách khắc phục, hoàn thiện bản thân hơn .
-Nếu trước đây vũ lực chính là công cụ hữu ích nhất để khiến cho kẻ khác phải thay đổi nhằm phù hợp với bản thân chúng ta thì ngày nay, khi xu
thế của cuộc sống là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, lời nói lại là thứ vũ khí sắc bén hơn cả. Mặc dù vậy, nếu như không thật sự cởi mở, biết lắng
nghe thì ngay cả những góp ý đơn giản cũng có thể dẫn tới cãi vã, xô xát.Vì vậy , ngoài việc giúp bản thân lớn lên ,thì việc rèn luyện kỹ năng đón
nhận lời phê bình từ người khác còn giúp ta dung hòa cũng như mở rộng các mối quan hệ.
b. Cách cư xử khi đón nhận một lời phê bình
Đầu tiên , phải học cách giữ cho bản thân thật bình tĩnh và không đổ lỗi
Chắc chắn chẳng ai muốn bị nhắc nhở, góp ý bởi những người xung quanh, dù cho người đó có gần gũi chúng ta đến mức nào đi chăng nữa. Khi
đón nhận những lời phê bình, những góp ý, bạn chỉ có vài giây ngắn ngủi để não bộ hoạt động và ra lệnh cho cơ thể phản ứng theo. Hãy tận dụng
khoảng thoảng gian ngắn này để giữ cho bản thân bạn bình tĩnh nhất có thể và không đổ lỗi.
Điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là chế ngự những cảm xúc tiêu cực và tự nhủ rằng: mỗi người đều có quyền đưa ra ý kiến cá nhân của riêng họ.
Nếu một người nào đó đưa ra lời nhận xét không tốt về bạn, điều đó có nghĩa là họ muốn bạn trở nên tốt hơn thì họ mới nói. Bởi việc đưa ra những
lời nhận xét không tốt chẳng phải là điều dễ dàng nhưng vì họ yêu quý chúng ta, luôn muốn chúng ta trở nên tốt hơn mà thôi. Thay vì cảm thấy tức
tối, bạn nên quý trọng những người bạn/người thân như vậy hơn những người lúc nào cũng xem như không có chuyện gì xảy ra trước những hành
động dù xấu dù tốt của chúng ta.

Hãy cố gắng nhìn nhận mọi thứ từ quan điểm của người khác và hình dung xem những lời phê bình đó sẽ giúp được gì cho bạn hay không? Khi
một ai đó đang cố chỉ ra cho bạn những điều chưa đúng, họ mong đợi một phản ứng tích cực chứ không phải im lặng hoặc bỉu môi mặc kệ. Vậy
nên, phản ứng đầu tiên trước những lời chỉ trích là nên im lặng.Việc bày tỏ thái độ tích cực làm cho người góp ý cho chúng ta cảm thấy được tôn
trọng hơn .

Thứ 2 là lắng nghe


Chỉ khi lắng nghe lời phê bình thật sự ta mới biết mình cần khắc phục khuyết điểm nào , chiều hướng câu chuyện , có gì hiểu lầm hay không ?
Rõ ràng, lắng nghe ai đó chỉ trích là điều không hề dễ dàng một chút nào và thậm chí còn khó khăn để đảm bảo rằng điều đó sẽ mang lại những kết
quả tích cực cho bản thân, chứ chưa nói đến việc nhiều khi nó cực kỳ vô bổ. Thậm chí, một số người còn có cái tôi "to đùng" dễ xúc động và
thường cho rằng, những lời chỉ trích có thể phá vỡ mối quan hệ và bất cứ lời nhận xét tiêu cực nào cũng là một sự xúc phạm nghiêm trọng. Ngược
lại, những người càng chín chắn lại càng muốn lắng nghe những ý kiến khác nhau về bản thân và những gì họ làm.
Khi nghe những gì người đối diện đang nói, đừng xen ngang, hãy để cho họ kết thúc bài “diễn văn”. Đến khi những lời góp ý này đã được xả ra hết,
đừng trực tiếp bắt lỗi hay phân tích những điểm không hợp lý trong lời nói của họ (Ít nhất là đừng làm việc đó vào lúc này). Bạn hãy từ từ nhắc lại
những điểm chính trong lời nói của người mới phê bình bạn. Bằng cách này, bạn sẽ làm rõ những điểm cần lưu ý trong lời phê bình cũng như giúp
người đối diện có cơ hội rà soát lại những điểm sai trong lời nói của mình. Như vậy, cả đôi bên có thể hiểu rõ cũng như thống nhất với nhau về
những điểm chính trong lời phê bình vừa được đưa ra.
Lưu ý : Một số lời góp ý mang tính xây dựng , chân thành , số khác có thể là do thành kiến , đố kị , góc nhìn phiến diện mang tính chủ quan
-Chọn lọc
Tiếp theo , thứ 3 là hãy nói lời cảm ơn
Bản thân chúng ta cần tỏ ra thái độ lich sự và phản hồi tích cực bằng cách nói lời “Cảm ơn “ với người vừa đưa ra phản hồi về bản thân mình . Tỏ
ra trân trọng những lời phê bình không có nghĩa là bạn đồng ý mà đơn giản chỉ là bạn trân trọng sự quan tâm của họ với bạn và tỏ ra thực sự quan
tâm đến những gì họ nói, nhất là đối với những con người có tính thiên chí với những lời góp ý mang tính xây dựng với mong muốn giúp bạn tốt
hơn .
Tiếp theo, hãy phân tích và giải đáp cũng - phản hồi những thông tin nhận được
Bằng những câu hỏi hoặc việc cung cấp thông tin cho người đối diện, bạn có thể phân tích kỹ hơn những gì mà người bạn của mình đang cố truyền
đạt hoặc đôi khi những vấn đề được nêu ra chỉ là hiểu lầm và cũng thông qua những câu hỏi mà bạn có thể giải quyết ngay những hiểu lầm này.
Thật sự rất khó để có thể thay đổi bản thân nhằm phù hợp với yêu cầu của một người khác (Đặc biệt là khi chúng ta không nhận ra thói xấu của
chúng ta )



Một vài hướng mà có thể sử dụng như:
Tìm kiếm một ví dụ cụ thể về vấn đề được nêu ra( cụ thể hơn lời góp ý , tránh chung chung , vơ đũa cả nắm )
Ví dụ: “Xin lỗi. Nhưng bạn có thể cho tôi biết trong cuộc họp tôi đã tỏ ra mất bình tĩnh lúc nào?”.
Cung cấp thông tin về những tình tiết mà người đang góp ý với bạn không biết đến để xóa bỏ sự hiểu lầm.
Ví dụ: “Đúng là tôi đã cắt ngang lời thuyết trình của anh ta, nhưng sau cuộc họp tôi đã xin lỗi anh ấy rồi.”.
Xác định xem đây có phải là vấn đề này có tồn tại trong thời gian dài hay không.
Ví dụ: “Bạn đã bao giờ thấy tôi nổi nóng ở trong những cuộc họp khác chưa?”.
Tìm kiếm giải pháp về vấn đề được nêu ra nhờ vào người vừa nêu vấn đề.
Ví dụ: “Bạn có góp ý gì giúp tôi tránh trở nên nóng giận ko?”.
Cuối cùng , nếu có thể ta hãy cảm ơn họ một lần nữa và xin chút thời gian để có thể thay đổi bản thân ( nếu điều đó là phù hợp và cần thiết ) ,
cũng như đi tìm lời khuyên từ bạn bè , gia đình để đảm bảo những thông tin được góp ý có tính khách quan ,chân thực.
Kết thúc : ( Một bài thơ )
Đánh giá và tổng kết ,trả lời thắc mắc của học viên

V.

Giáo án – tiến trình tổ chức chia sẻ


Thời gian

Hoạt động

HĐ của CBTT

HĐ của HV

Phương tiện, dụng cụ


10 phút

-Ổn định lớp +khởi
động (nếu có)

- Ổn định lớp +tạo không khí

Xem tranh

-Slide trình chiếu tranh

CB TT tổ chức HĐ xem tranh :(trên ppt)

- Micro

- HĐ 1 : Xem tranh

- Mời HV phát biểu cảm nhận về bức tranh
một cách ngẫu nhiên.( Có thể gợi ý khi cần )

Nêu ý kiến cảm nhận, nhận
xét về bức tranh

Thuyết giảng về thái độ tích cực ,phản ứng
đầu tiên – bình tĩnh , lợi ích

Lắng nghe

Slide trình chiếu


Nhận phản hồi từ hv (nếu có )

Ví dụ như: Làm thế nào để
giữ bình tĩnh ?

Ý nghĩa : Nhận biết được tầm quan trọng
của việc giữ bình tĩnh , tránh nóng nảy , đổ
lỗi dẫn đến cãi vã, mâu thuẫn và không rút

Việc giữ bình tĩnh có khó
không ?..v..v

(khoảng 3-5 ý kiến )
- Sau đó , sẽ giới thiệu với các bạn đó là bức
tranh tuyệt tác với giá 80 triệu đô.
Ý nghĩa :Trong cuộc sống , mối người đều
có một giá trị riêng , tài năng , cũng như
những khiếm khuyết riêng .Tại sao một
tuyệt tác như vậy – ta lại cho là một bức
tranh tệ ? cũng giống như giá trị của mỗi
con người chúng ta , cần có thời gian rèn
luyện và mài giũa.Bằng các nào ? Đón nhận
lời phê bình từ người xung quanh , chắt lọc
và rèn luyện.

40 phút

Nội dung chính :
A. 4 bước cơ bản

để đón nhận lời
phê bình từ
người khác
1.Bình tĩnh và không
đổ lỗi

Tương tác ( nếu có )

(1-2 bạn )


ra được bài học quý giá nào.

2.Lắng nghe :

-Tổ chức trò chơi nhận thức : Vạch lá tìm
sâu
Phổ biến luật chơi:

Tham gia trò chơi

Slide trình chiếu

Nếu ý kiến , cảm nhận

Băng keo 2 mặt

Lắng nghe CB cô đọng lại
+ Chọn 2 đội (1 nam -1 nữ )- “Can đảm nhất ND chính.
và thông minh “


2 dải khăn bịt mắt

Bạn nam : Người bị sâu dính ( sẽ dán kèm
hoa ,lá )

Kẹo = 1 bịch=quà người
chơi và người pht biểu ý
kiến( tối đa 2 ý kiến -3p)

Bạn nữ : Người bắt sâu (bị bịt mắt ), chỉ bắt
sâu .
+ Trong thời gian 5 phút, với sự hướng dẫn
bằng lời của bạn nam , bạn nữ sẽ tìm ra 5
con sâu trên người bạn nam.
Cách tính điểm : 1 sâu= +5 điểm ; lấy nhầm
hoa,lá trừ 2 điểm.
Lưu ý
: -Khán giả ở dưới không được chỉ chỗ .
Bạn nam không được dùng tay lấy sâu đưa
cho bạn nữ
Bạn nữ không được mở khăn bịt mắt ra khi
đang chơi .
Kết quả là sâu hay lá ,hoa sẽ được thông báo
sau khi trò chơi kết thúc.
+Hết thời gian : Đội nào nhiều điểm hơn sẽ
là đội thắng cuộc .

Nhạc không lời (lúc
chơi=3p)



+CB sẽ đặt câu hỏi cho 2 đội chơi
Đối với đội thắng cuộc ( bắt đc nhiều sâu
hơn )
 Bí quyết mà đội bạn bắt được nhiều
sâu ( người bắt sâu /người hướng dẫn
)
Đối với đội thua cuộc : Đội bạn gặp khó
khăn gì khi bắt sâu ?
-

Phát kẹo cho người chơi

Sau đó , đặt câu hỏi cho HV ngồi dưới
Bạn rút ra được bài học gì qua trò chơi
vừa rồi /Hay theo bạn , trò chơi vừa rồi
mang ý nghĩa gì trong kỹ năng đón nhận
lời phê bình ?
Lấy từ 3-5 ý kiến …
Thuyết giảng :
 Ý nghĩa trò chơi : Lắng nghe là một
bước không thể thiếu trong kỹ năng đón
nhận lời phê bình .
Thông qua trò chơi , ta hiểu được tầm quan
trọng của việc lắng nghe , cũng như vai trò
của người hướng dẫn ta , cụ thể trong công
việc , rèn luyện bản thân .
Hoa ,lá là những lời phê bình hằng ngày
chúng ta đón nhận trong cuộc sống / là



những ưu khuyết điểm của bản thân mỗi
người …Vì vậy , khi đón nhận lời phê bình ,
ta cần có thái độ lắng nghe tích cực , có
chọn lọc .
Nhiều khi , lời góp ý phê bình là chân thành
nhưng ta lại cảm thấy bị xúc phạm tổn
thương ?
Cũng có lúc lời phê bình xuất phát từ thành
kiến,đố kỵ …
Có những lúc ta đi lệch hướng , hiểu sai ý
của người phê bình ,…
Điều chúng ta cần làm là lắng nghe một
cách chân thành ,chọn lọc lời góp ý để lớn
lên để không bắt nhầm hoa , lá như trong
trò chơi …
Có bạn nói , lỡ như đó không phải là lời góp
ý chân thành ,có tính xây dựng mà chỉ xuất
phát từ lòng đố kỵ ,- Chọn lựa- lọc ---lọc
như thế nào ?---Bước 3
Nhưng , trong các mối quan hệ , về thời
gian , về tính chất , tình cảm – người với
người- quan sát ta sẽ biết được ai sẽ thật
sự muốn tốt cho ta hay chỉ muốn dìm
hàng /làm ta tổn thương qua (thời gian ,
không gian ,ngôn từ, trình độ ,..người góp
ý)
Thường những người có thiện chí ,họ sẽ
đưa ra cho bạn một số giải pháp gợi ý.



10 phút

3.Cảm ơn

CB thuyết giảng :

-

Lắng nghe

(đặt câu hỏi cho hv, từ 2-3hv phát biểu )

-

Trả lời câu hỏi

? Tại sao lại cần cảm ơn sau khi đón nhận
lời phê bình ?

-

Nêu cảm nhận ( nếu
có )

Tầm quan trọng của lời cảm ơn , đặc biệt là
cảm ơn khi nhận lời phê bình (tích cực/tiêu
cực ) từ người khác.


-

Theo dõi slide

-Chiếu slide minh họa

Cảm ơn người cho ta lời phê bình góp ý –
thái độ lịch sự , trân trọng , thê hiện thái độ
thiện chí muốn lắng nghe .
40 phút

4.Phân tích và đánh
giá, phản hồi

CB tổ chức hoạt động 1-thảo luận nhóm

-Tham gia trò chơi

Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ ( Dãy bàn , số
lượng tương đối , chênh lệch không nhiều
giũa các nhóm )

-Phản hồi, đóng góp ý kiến

-Chiếu slide hình ảnh
minh họa

- Ghi chép (nếu cần )

- Phấn , bảng


Chiếu slide câu hỏi cho 4 nhóm :
? Theo các bạn , đâu là những lý do có
những lời phê bình?
- Các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút
-Cách tính kết quả : Chọn một nhóm xung
phong trả lời trước.
Các nhóm còn lại xoay vòng , bổ sung ý
kiến – không được trùng .
Cán bộ/người hỗ trợ sẽ trình bày những ý
kiến/kết quả thảo luận của các nhóm trên

- Nhạc không lời


bảng .
Cứ như vậy cho đến hết ý kiến .
CB tổng kết ý kiến và bổ sung :
Từ những lý do các nhóm nêu , thì gom
chung lại lại 4 lý do chủ yếu có những lời
phê bình từ người khác :
1. Thành kiến
2. Sai ( ta sai )
3. Khuyết điểm của bản thân
4. Do người đưa ra lời phê bình họ
chưa hiểu mình
Ngoài ra , để phân tích đánh giá , tìm ra giải
pháp :
+ Xin ví dụ cụ thể về vấn đề được nêu ra
+Tìm kiếm, tham khảo giải pháp từ người

vừa cho lời góp ý
+Xem xét vấn đề vừa được góp ý còn tồn tại
hay không ?
+Cung cấp những thông tin liên quan đến
vấn đề , mà người góp ý không biết.
Ngoài ra , cảm ơn một lần nữa, và xin thời
gian để tìm thêm lời khuyên từ người khác +
thay đổi .
CB tổ chức hoạt động 2 ( Kết hợp giữa Sắm
vai + nhận thức )
Ý nghĩa :Thực hành kỹ năng nhận diện , xử


lý lời phê bình với từng nguyên nhân đã nêu
trên : Thành kiến/Mình sai /Người ta chưa
hiểu mình
Chia lớp thành 6 nhóm theo tiếng kêu con
vật , mà 1 người đại diện bốc thăm .
( 3 thăm – 3 nhóm có 3 dấu * )
Trong thời gian 3 phút – các nhóm ổn định ,
huy động thành viên .
Phổ biến nội dung hoạt động :
Có 6 nhóm
+ 3 nhóm diễn : thảo luận nhóm trong vòng
5 phút và chọn ra bất kỳ 1 tiết mục , tiểu
phẩm để trình diễn .
Sau đó , sẽ lên trình diễn – thời gian quy
định :3p/tiết mục ( Quá 3p – BTC tự động
cắt )
+ 3 nhóm phê bình (3 nhóm lúc đầu bôc

thăm có dấu *) sẽ được CB quy định , là mỗi
nhóm đại diện cho 1 nguyên nhân xuất phát
lời phê bình : Thành kiến ; Mình sai ; Người
ta chưa hiểu .
Các nhóm phê bình sẽ xem tiết mục của 3
nhóm diễn .
Sau đó ,lần lượt đưa ra những lời phê bình
đững trên lập trường của mỗi nhóm ( Ban tổ
chức đã quy định ở trên )


Sau đó , 3 diễn kịch có thể xử lý tình
huống , xử lý lời phê bình của 3 nhóm kia
Theo 4 bước cơ bản mà CB đã trình bày ở
trên :
1.Bình tĩnh
2.Lắng nghe
3. Cảm ơn
4.Phân tích và đánh giá
Lưu ý : Tùy vào từng nguyên nhân phê bình
mà các nhóm phê bình đưa ra , ngoài 4 bước
cơ bản , thì cần linh hoạt cách xử lý cho
từng nguyên nhân cụ thể .
Thời gian xử lý( phản biện/diễn kịch ) : 3p
Kết thúc hoạt động : Khen thưởng cho cả 6
nhóm
Các nhóm về chỗ , ổn định , trật tự .
Đặt câu hỏi cho các HV :
Vậy với những lời phê bình xuất phát từ
thành kiến /mình sai /người ta chưa hiểu thì

chúng ta sẽ xử lý như thế nào ?
Lấy từ 2-3 ý kiến (5p)
CB tổng kết :
Gợi ý cách xư lý đối với từng lời phê bình
xuất phát từ mỗi nguyên nhân :
 Thành kiến : Hóa giải mâu thuẫn , cải
thiện mối quan hệ, cùng ngồi xuống lắng
nghe , …Nếu thành kiến ấy quá lớn ,


không thể hóa giải = để ngoài tai ,cố
gắng làm tốt phần việc của mình + tham
khảo những người tin cậy về lời phê
bình kia - không ai là hoàn hảo , ta
không thể muốn ai cũng hài lòng về ta ?
 Mình sai - Sửa sai , xin người đã phê
bình những gợi ý giải pháp , hoặc 1
người thứ 3 như gia đình , bạn bè …
 Người ta chưa hiểu mình :=Làm cho
người ta hiểu mình , trình bày những
điều ,dữ kiện thông tin về sự việc ,..mà
người vừa đưa ra lời phê bình chưa biết
đến , giải thích cho họ hiểu ,..(trong bình
tĩnh và thiện chí )..
Tóm lại , dù là nguyên nhân nào ta cần phải
xác định được mình sẽ nhận được gì sau
những lời phê bình đó .
Đứng ở góc độ người nghe , ta sẽ cảm thấy
nhận được nhiều hơn mất
Chẳng ai muốn góp ý cho những người

không muốn nghe cả …


10 phút

B.Tổng kết

CB thuyết giảng

Lắng nghe
Quan sát slide

Tổng kết lại 4 bước ( có thể thay đổi thứ tự
các bước , tùy vào tình huống giao tiếp )
1. Bình tĩnh
2. Lắng nghe
3. Cảm ơn
4. Đánh giá và phân tích
Lưu ý :


Là một kỹ năng quan trọng để rèn
luyện, phát triển bản thân , duy trì ,
mở rộng mối quan hệ



Cần thời gian rèn luyện , không phải
một sớm một chiều mà có ngay được.




Lắng nghe , thay đổi để tốt hơn
nhưng không đánh mất chính mình

Kết :
Tôi chưa bao giờ gặp một người nào mà tôi
không tìm thấy nơi họ một cái gì đáng cho tôi
học hỏi. Afred de Vigny

Ghi chép/lưu lại thông tin
nếu cần
Đưa ra những điều còn thắc
mắc để CB giải đáp , gợi ý
trả lời .

-

Chiếu Slide minh
họa


Tất cả mọi người đều ao ước có được nhiều
hiểu biết, điều kiện đầu tiên là phải biết nhìn
đời với cặp mắt của đứa trẻ thơ, cái gì cũng
mới lạ và làm cho ta ngạc nhiên cả. Aristot

Chúc các học viên rèn luyện kỹ năng này
thật kiên trì và hiệu quả để mỗi ngày được
lớn lên và chạm đến thành công.

Lời cảm ơn



×