GIÁO ÁN : BÀI 1
MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG VÀ KỸ NĂNG
ỨNG XỬ CHO HỌC SINH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Rèn luyện một số kỹ năng sống,kỹ năng ứng xử cho học sinh
- Giúp học sinh biết xử lý một số tình huống khó khăn gặp phải trên đường
đi học : Như hư hỏng phương tiện đi lại của bản thân , của bạn. Gặp người
bị tai nạn giao thong, gặp người bị bệnh đột ngột, gặp mưa bảo, sấm sét …
vv
- Học sinh biết cách giao tiếp, ứng xử khi đến trường.
- Qua việc giải quyết các tình huống, các em biết chọn cách ứng xử đúng
nhất đối với mọi việc mà các em gặp phải. Có thái độ đúng đắn đối với
thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ
- Một số tình huống cụ thể và hướng giải quyết
- Một số tài liệu về giao thong.
- Giáo viên chuẩn bị bảng phụ có ghi hệ thống câu hỏi ?
III. PHƯƠNG PHÁP :
- Thảo luận nhóm, đặt vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Dạy bài mới: Để có thể trở thành một người công dân tốt trước hết đòi hỏi
chúng ta phải biết cách sống và cách ứng xử với những người xung quanh.
Vậy phải sống như thế nào? Ứng xử phải ra sao là đúng? Và đó cũng chính là
nội dung của bài học hôm nay mà các em sẽ được tìm hiểu.
NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
MỘT SỐ KỶ NĂNG SỐNG VÀ KỸ NĂNG ỨNG
XỬ CHO HỌC SINH
I .TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC:
1. Chấp hành luật giao thông:
a. Đối với đường bộ :
Người đi bộ:
- Đi trên lề đường hoặc đi sát mép đường bên
phải
- Không được đùa giỡn khi đi trên đường
- Phải quan sát thật kỉ khi qua đường
.GV: Thời gian gần đây, tình trạng tai
nạn giao thông xảy ra rất nhiều, có khi
gây ra chết người. Vậy để tránh tình trạng
không hay có thể xảy ra với mình và bạn
bè người thân, các em phải chấp hành tốt
luật lệ giao thông.
GV: ghi đề mục bài học lên bảng.
GV : treo bảng phụ lên bảng.
GV ? Khi đi bộ trên đường phải đi như
thế nào mới đúng luật giao thông?
HS: Suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả
lời
GV: Nhận xét, tóm những ý chính
và cho HS xem những ghi trên bảng
phụ
Người soạn : GIANG HOÀNG NÊN
Ngày soạn: 12-08-2010
Ngày dạy: 21-08-2010
Lớp dạy:
Đi xe đạp, xe máy:
- Không lạn lách đánh võng trên đường
- Không chở quá số người qui định
- Không chạy hàng đôi, hàng ba trên đường
- Không đùa giỡn khi đang lái xe
- Chạy với tốc độ vừa phải
b. Đối với đường thủy:
- Phải mặc áo phao khi qua đò, phà
- Không được đùa giỡn, chen lấn nhau khi qua
phà, đò
2. Khi gặp thời tiết xấu:
a. Mưa bảo, gió lớn, có sấm sét :
- Tìm nơi ẩn nắp
- Không được trú ở dưới những gốc cây to, cột
điện, ngôi nhà cao
b. Lốc xoáy:
- Mau chóng thoát ra khỏi vùng lốc xoáy
- Trường hợp nằm trong vùng lốc xoáy phải
bám vào vật chắc không để lốc xoáy cuốn đi
II .CÁCH GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRONG
TRƯỜNG HỌC:
1. Quan hệ với thầy cô :
- Phải biết “tôn sư trọng đạo”
- Lễ phép, vâng lời thầy cô
- Không được có bất kì thái độ vô lễ nào đối với
thầy cô
2. Quan hệ với bạn bè:
- Phải biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
- Luôn đoàn kết gắn bó nhau để cùng xây dựng
tập thể vững mạnh
- Biết thông cảm và chia sẽ khó khăn với bạn
GV ? Khi tham gia giao thông bằng xe
đạp hay bằng xe gắn máy, ta chạy bên
phải, hay chạy bên trái ? Xe đạp, xe máy
chở bao nhiêu người mới đúng luật giao
thông ? Khi đang lái xe có được đùa
giởn trên đường không? vì sao?
HS: Suy nghĩ, thảo luận và trả lời
GV: Nhận xét, tổng hợp ý kiền của học
sinh và đưa ra hướng giải quyết của mình
GV ? Khi qua đò, qua phà chúng ta phải
làm gì để đảm bảo an toàn ?
GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi
nhóm 4 HS cùng nhau thảo luận để trả lời
câu hỏi tình huống của GV đặt ra.
GV ? Khi đi học về gặp trời mưa to, gió
lớn các em phải làm sao ?
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
GV ? Khi đi học gặp phải lốc xoáy các
em phải làm sao ?
HS thảo luận nhóm cử đại diện trả lời câu
hỏi.
GV cho nhóm khác nhận xét và đưa ra
két luận để khắc sâu cho HS
GV ? Khi đến trường gặp thầy cô giáo
các em phải làm gì ?
GV ? Khi thầy cô họp đột xuất đến lớp
trễ lúc này các em xử lý thế nào ?
GV ? Khi thấy các bạn gây gỗ mất đoàn
kết em phải làm gì
HS trả lời : Khuyên các bạn không nên
làm như .
GV? Nếu khuyên bạn mà các bạn không
nghe em phải làm như thế nào?
- Khuyên răn bạn khi bạn có việc làm sai trái
3. Kỷ năng sử dụng nhà vệ sinh và lao động
vệ sinh trường lớp:
- Phải giử vệ sinh chung
- Sau khi đi vệ sinh xong thì phải dội rửa cho
thật sạch
- Không vứt giấy vệ sinh bừa bãi mà phải bỏ
đúng nơi quy định
- Thường xuyên quét dọn sân trường , nhà vệ
sinh.
4 . Bảo quản của công:
- các em phải biết bảo vệ tài sản chung của nhà
trường, của bạn bè, của thầy cô giáo, của bản thân
và những người xung quanh.
- Các em phải biết giữ gìn bàn ghế, trường, lớp,
không làm hư hỏng.
- Phải thường xuyên chăm sóc cây xanh
GV: Là bạn bè với nhau các em có được
đánh nhau không?
HS: Trả lời không?
GV: Khi đi nhà vệ sinh xong các em phải
làm gì?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Đưa ra tình huống khi đi vệ sinh các
em thấy chữ viết bậy trên tường các em
xử lý thế nào?
GV: Để có được môi trường xanh, sạch
đẹp các em phải làm gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV? Để bảo quản tốt tài sản của công các
em phải thực hiện như thế nào?
3. Củng cố :
- Giáo viên đặt câu hỏi ?
+ Khi đi qua đò, phà các em phải đi như thế nào?
+ Khi đi học gặp xe đạp của bạn bị hư hỏng các em phải làm sao?
+ Khi gặp thầy cô, người lớn thì chúng ta phải làm sao?
+ Nếu bạn mình gặp khó khăn em sẽ làm gì?
- Học sinh trả lời, khắc sâu lại bài
4 Dặn dò:
- Qua bài học này chúng ta đã có thể áp dụng vào để giải quyết một số tình
huống xảy ra trong thực tế
- Về nhà học bài, nắm được luật lệ giao thông để thực hiên cho thật tốt.
Thới Bình , ngày 12 tháng 8 năm 2010
Người soạn
GIANG HOÀNG NÊN