Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Phân tích sự vận dụng các chiến lược trong hoạt động Marketing nhóm thuốc giảm đau Non-Steroids của một số công ty dược phẩm trên thị trường Hà nội, năm 2008-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.43 KB, 86 trang )

Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

nguyễn thị thanh hơng

quản lý nhà nớc của sở công thơng về vấn
đề hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công
nghiệp
trên địa bàn thành phố hà nội
Chuyên ngành: KINH Tế TàI CHíNH NGÂN HàNG

Ngời hớng dẫn khoa học:

pgs.ts. vũ duy hào

Hà nội 2015


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SHCN

Sở hữu công nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

TP

Thành phố



VBBH

Văn bằng bảo hộ

VPHC

Vi phạm hành chính


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Trong nhiều năm trở lại đây, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam đã thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển, đảm bảo cung cấp
cho thị trường nguồn hàng hóa có chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã, chủng loại
đáp ứng nhu cầu hàng hóa trong nước và hàng hóa xuất khẩu. Đi cùng với sự
phát triển đó, bên cạnh những hàng hóa có chất lượng tốt do các doanh nghiệp,
cơ sở uy tín sản xuất, nhập khẩu, còn tồn tại một lượng lớn hàng giả, hàng xâm
phạm sở hữu trí tuệ lưu thông trên thị trường. Trong nước, tình trạng sản xuất,
buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp là diễn ra ngày càng
trầm trọng, đặc biệt trong hoàn cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn.
Tại thủ đô Hà Nội, với đặc thù là trung tâm kinh tế-chính trị của cả
nước, là nơi tiêu thụ hàng hóa, trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh trong cả
nước, thị trường hàng hóa diễn ra khá sôi động hàng hóa đa dạng, dồi dào,
trong đó, nhiều mặt hàng đưa vào thị trường để tiêu thụ là hàng hóa giả mạo.
Phổ biến là quần áo, giày dép, túi xách, kính mắt…. các mặt hàng có nguy cơ
tổn hại sức khỏe con người, vật nuôi như lương thực thực phẩm, thực phẩm

chức năng, mỹ phẩm, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật,
thức ăn chăn nuôi…Nhiều mặt hàng được làm giả khá giống hàng thật, đặc
biệt một số mặt hàng có giá ngang với hàng thật khiến người tiêu dùng
hoang mang khi lựa chọn sản phẩm.
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của loại hình kinh doanh thương
mại điện tử tạo điều kiện cho hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp có
cơ hội lưu thông trên thị trường với số lượng lớn. Các đối tượng lợi dụng kênh
phân phối này bằng nhiều hình thức quảng cáo hấp dẫn để kinh doanh hàng hóa
kém chất lượng, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ nhằm chuộc lợi, móc
tiền từ túi người tiêu dùng.


Trước nạn hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng có những
chuyển biến tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của toàn xã hội.
Hoạt động quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm
phạm sở hữu công nghiệp được thực hiện sâu rộng với tất cả các cơ quan, ban
ngành, lực lượng chức năng có liên quan tiến hành vào cuộc rất quyết liệt cùng
sự phối hợp chặt chẽ của khối đơn vị đưa tin báo đài và phản ánh của người
dân. Một trong những chính sách nhằm thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa trong nước
đó là cuộc vận động "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", hiệu quả của
chính sách này thể hiện qua nhiều chuyển biến trong thói quen tiêu dùng hàng
hoá của người việt. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình đó, nhiều đối tượng lợi dụng
chính sách này để thực hiện nhiều phương thức, thủ đoạn mới, biến hàng hóa có
nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, hàng hóa do nước ngoài sản xuất đội lốt hàng
Việt Nam nhằm lừa dối người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận bất chính. Bên cạnh
đó, các văn bản pháp luật – công cụ quản lý nhà nước khi áp dụng còn tồn tại bất
cập. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu tranh phòng chống
hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp hiện nay chưa thực sự có hiệu quả.
Nạn hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp đang là vấn đề mang tính thời
sự, vấn nạn gây nhức nhối cho toàn xã hội và được phần lớn xã hội quan tâm.

Trước hết gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, quyền lợi người tiêu
dùng, tiếp theo gây thiệt hại lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của những
doanh nghiệp trong nước, làm thất thu thuế của nhà nước, góp phần gia tăng
nhiều tiêu cực trong xã hội và tội phạm khác. Trong thời kỳ hội nhập, hoạt động
này cũng đang làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam và làm
ảnh hưởng lớn đến uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Để đẩy lùi tình
trạng trên, hoạt động quản lý nhà nước giữ tầm quan trọng hàng đầu, nhà nước
cần có những giải pháp để công tác đấu tranh chống hàng giả được thực hiện có
hiệu quả hơn, quyết liệt hơn, mang tính thích nghi, kịp thời thích ứng những biến
động tiêu cực. Với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong hoạt động
thương mại, đặc thù là điểm nóng đối với các vi phạm hàng giả, hàng xâm phạm


sở hữu công nghiệp, Sở Công thương Hà Nội những năm vừa qua đã có những
giải pháp thể hiện sự quyết tâm trong công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động
vận chuyển, sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công
nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội và đã đạt được một số thành tựu lớn. Bên
cạnh đó, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng
xâm phạm sở hữu công nghiệp, là một cán bộ của Sở Công thương Hà Nội, từ
thực tế công tác của mình và nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề hàng giả,
hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp hiện nay; em đã chọn đề tài: “Quản lý nhà
nước của Sở Công thương về vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công
nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về hàng giả, hàng xâm phạm sở
hữu trí tuệ và hoạt động quản lý nhà nước trong vấn đề này.
- Phân tích thực trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu

công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015, phương thức,
thủ đoạn hoạt động của các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm
phạm sở hữu công nghiệp.
- Phân tích hoạt động quản lý nhà nước của Sở Công Thương Hà Nội đối với
vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội,
qua đó, đánh giá những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế.
- Kiến nghị và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của Sở Công
thương Hà Nội đối với hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp trên địa
bàn Thành phố Hà Nội.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công
nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014.


- Công tác quản lý nhà nước của Sở Công thương Hà Nội về vấn đề hàng
giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai
đoạn 2010-2014.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Hoạt động quản lý nhà nước của Sở Công Thương Hà Nội về
vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp thông qua hoạt động thực
thi các quy định về sở hữu công nghiệp và kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên phạm vi Thành phố Hà Nội.
- Thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2014 và định hướng cho giai đoạn tiếp
theo từ năm 2015 đến năm 2020.
4.


Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn để hình thành khung lý thuyết cho nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích một số tồn tại trong các quy
định của pháp luật, chính sách của nhà nước trong quá trình thực thi; đánh giá
hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước, đánh giá tác động tiêu cực từ hoạt động
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp.
- Phương pháp chuyên gia: nhận định của một số chuyên gia về hoạt động
quản lý nhà nước của Sở Công thương Hà Nội về lĩnh vực hàng giả, hàng xâm
phạm sở hữu công nghiệp hiện nay.
- Phương pháp điều tra, khảo sát nhằm thu thập thông tin liên quan đến tình
hình diễn biến các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hàng giả, hàng xâm phạm sở
hữu công nghiệp; thông tin về công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm
phạm sở hữu công nghiệp của Sở Công thương và công tác phối hợp với các đơn
vị chức năng có liên quan.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả thực trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả,
hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay.
- Phương pháp dự báo


5.

Nguồn số liệu

- Sở Công thương- Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội
- Cục sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ
- Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam VATAP
- Các đơn vị đại diện chủ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam: React Việt
Nam, Công ty TNHH Võ Trần…
- Các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn

6. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về vấn đề hàng giả, hàng xâm
phạm sở hữu công nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước của Sở Công thương về vấn đề
hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vấn đề hàng giả,
hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ
HÀNG GIẢ, HÀNG XÂM PHẠM SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

I.Khái quát về hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp
1. Một số khái niệm và phân loại
1.1. Về hàng giả
Theo pháp luật hiện hành, khái niệm hàng giả được quy định tại Khoản 8,
Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính Phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hàng giả bao gồm:
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng
không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng,
công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh
dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu
chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi
trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có
dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất
đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ
70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công
bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi
trên nhãn, bao bì hàng hóa;


đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân,
địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm
hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng
hóa của thương nhân khác;
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về
nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2005;
Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Hàng hoá giả mạo về sở hữu
trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo
chỉ dẫn địa lý và hàng hoá sao chép lậu. Cụ thể:
Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn
hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo
hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu
hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của
chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
h) Tem, nhãn, bao bì giả.
* Xét dưới góc độ kinh tế - xã hội, hàng giả được phân chia thành 2 nhóm:
Thứ nhất, hàng hóa giả mạo về nội dung là hàng hóa giả mạo về chất lượng
và công dụng hàng hóa, bao gồm hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị
sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của
hàng hóa. Những hàng hoá này khi người tiêu dùng sử dụng sẽ có khả năng bị
ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng và thiệt hại về kinh tế.

Thứ hai, hàng hóa giả mạo về hình thức là hàng hóa giả mạo về bao bì,
nhãn hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa. Các tiêu chí về
hình thức, biểu tượng, kiểu dáng bên ngoài, thậm chí là dòng slogan in trên nhãn


mác, bao bì giúp người tiêu dùng phân biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm của
nhà sản xuất khác cùng loại. Do đó nhà sản xuất, chủ sở hữu nhãn hàng hóa trước
hết là chủ thể bị thiệt hại. Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể trở thành nạn nhân
nếu chất lượng của những hàng hóa trên bị không đảm bảo hoặc chất lượng cũng
bị làm giả.
Sự phân biệt giữa hai loại hàng giả trên cho thấy đối với công tác chống
hàng giả về nội dung, vai trò của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. Trường
hợp hàng giả về hình thức, vai trò nâng cao nhận thức của người tiêu dùng là
quan trọng, tuy nhiên trọng tâm vẫn là vai trò của nhà sản xuất, thương nhân có
hàng hoá bị làm giả về bao bì, nhãn mác.
1.2. Về hàng hoá xâm phạm sở hữu công nghiệp
Hàng hóa xâm phạm sở hữu công nghiệp là sản phẩm, hàng hóa có các yếu
tố xâm phạm được tạo ra từ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,
tên thương mại và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ giải nghĩa các yếu tố được bảo hộ như sau:
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải
quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện
bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành
phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các
mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện
chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu

trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch
tích hợp bán dẫn.


Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức,
cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu bao gồm: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận,
nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu liên kết.
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các
thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để
chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng
hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc
tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc
tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có
liên quan với nhau.
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm sản xuất (chế tạo, gia
công lắp ráp, chế biến, đóng gói, in, sao), nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, quảng
cáo, chào hàng, tàng trữ, cho thuê sản phẩm, hàng hóa có các yếu tố xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ.
1.3. Phân biệt hàng giả và hàng xâm phạm SHCN
Hàng giả là khái niệm chung có phạm vi đối tượng bao trùm rộng lớn,
mang tính tổng quát, bao gồm những hàng hóa giả mạo về nội dung, giả mạo về

hình thức, trong đó nội dung giả mạo về SHCN là một phần nhỏ nằm trong khái
niệm hàng giả nói chung.


Việc phân định sự khác giữa hàng giả và hàng xâm phạm SHCN thực chất
là phân biệt giữa hàng hóa giả mạo về SHCN và hàng hóa xâm phạm SHCN.
Theo đó, dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hàng hóa là giả mạo, hay xâm
phạm là phải có hàng thật để đối chiếu.
Đối với hàng hóa được xác định là hàng hóa giả mạo SHCN, trên hàng hóa
có gắn các dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt so với hàng thật, các dấu hiệu này
phải thỏa mãn được bảo hộ về SHCN theo quy định của pháp luật và văn bằng bảo
hộ đối với dấu hiệu trên còn thời hạn hiệu lực. Trên thực tế các dấu hiệu hay bị giả
mạo gồm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Một điều kiện nữa, sản phẩm có gắn dấu hiệu
giả mạo phải cùng loại, có cùng đặc tính kỹ thuật với sản phẩm thật bị giả mạo.
Đối với hàng hóa được xác định là hàng xâm phạm SHCN, điều kiện để kết
luận chính là sản phẩm xâm phạm SHCN không có trong danh mục sản phẩm
của chủ sở hữu dấu hiệu SHCN, không phải là hàng hóa cùng loại, cùng đặc tính
kỹ thuật; các dấu hiệu gắn trên sản phẩm có điểm khác biệt nhỏ với dấu hiệu đã
được bảo hộ, tuy nhiên cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định dấu
hiệu trên gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng nhầm tưởng
về dấu hiệu đã được bảo hộ của chủ sở hữu.
Trên thực tế, việc phân định hàng hóa giả mạo SHCN hay hàng hóa xâm
phạm SHCN là một việc rất khó khăn, dễ gây nhầm lẫn cho cơ quan thi hành
pháp luật bởi chưa có văn bản pháp luật nào quy định, phân định ranh giới cụ thể
giữa hai loại hàng hóa này.
2. Tác hại của hàng giả, hàng xâm phạm SHCN
2.1. Đối với kinh tế - xã hội
Nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm SHCN làm ảnh hưởng
xấu đến đời sống kinh tế, xã hội; ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh
lành mạnh và thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khu vực vốn

đầu tư nước ngoài và việc thực hiện những cam kết song phương - đa phương về
sở hữu công nghiệp.


Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể góp
làm hạn chế diễn biến của hàng giả, hàng xâm phạm SHCN. Sự tồn tại của hàng
giả, hàng xâm phạm SHCN trên thị trường là tất yếu khách quan, không thể loại
bỏ triệt để, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà
nước; kỷ cương, pháp luật không được tuân thủ nghiêm minh.
Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm SHCN làm nhà nước bị thất
thu thuế, xã hội mất đi của cải vật chất, môi trường bị xâm hại.
Nạn sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái còn gây ra những hậu quả
phức tạp, nặng nề về đạo đức và xã hội. Yếu tố phi pháp làm gia tăng chênh lệch
giữa người giàu và người nghèo. Lợi nhuận phi pháp từ sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng xâm phạm SHCN còn làm cho đạo đức bị tha hoá từ đồng tiền bất
chính thu được, kéo theo đó là các tệ nạn xã hội có cơ hội gia tăng như cờ bạc,
rượu chè ...
Hàng giả là vật liệu xây dựng mang lại cho xã hội nhưng công trình kém
chất lượng, độ bền thấp và rủi ro tai nạn cao.
2.2. Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chân chính là đối tượng chịu thiệt hại
nhất về kinh tế do tệ nạn hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu tcông
nghiệp gây ra . Hàng giả, hàng nhái làm suy giảm uy tín các thương hiệu chính
phẩm, của người sản xuất kinh doanh chân chính. Điều này còn làm triệt
tiêuđộng lực sáng tạo về trí tuệ của doanh nghiệp và xã hội.
Hàng giả, hàng nhái làm lu mờ hình ảnh của nhãn hiệu nổi tiếng và có thể
gây mất lòng tin đối với người tiêu dùng.
Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế do uy tín thương
hiệu bị giảm sút, mất thị phần, giảm sút lợi nhuận mà nghiêm trọng hơn là triệt
tiêu động lực sáng tạo về trí tuệ của các doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói

chung. Thậm chí làm cho công ăn việc làm mất đi và có thể dẫn đến bị phá sản
doanh nghiệp.


Ví dụ cụ thể, sản lượng nước mắm Phú Quốc chỉ đạt tối đa 15 triệu lít/ 1
năm, tuy nhiên trên thị trường có hàng trăm triệu lít nước năm mang tên Phú
Quốc. Hoặc Công ty Unilever Việt Nam có thời điểm bị thiệt hại lên tới hàng
chục triệu USD do nạn hàng giả gây ra, trong đó xác định được hàng giả nhãn
hàng Unilever 90% có nguồn gốc từ nước ngoài.
2.2. Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng đang là đối tượng trực tiếp và bị thiệt hại về nhiều mặt từ
việc mua và sử dụng hàng giả, hàng xâm phạm SHCN.
Trước hết là thiệt về kinh tế do mua phải hàng giả. Nguy hiểm hơn là ảnh
hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người sử dụng hàng giả vì đó là những hàng
hoá không đảm bảo chất lượng, đặc biệt đối với các mặt hàng như: dược
phẩm,thực phẩm, mỹ phẩm. Nạn hàng giả luôn luôn là nguy cơ đe doạ trực tiếp
đến sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng và lâu dài làm suy kiệt giống nòi.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng trở nên mất lòng tin đối với thương hiệu hàng
hoá, thậm chí có hoài nghi trong quá trình lựa chọn sản phẩm có phải sản phẩm
giả hay không.
3. Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về vấn đề hàng giả, hàng
xâm phạm sở hữu công nghiệp
3.1. Nhu cầu thị trường, nhận thức của người tiêu dùng
Nguyên nhân chính khiến hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp
lưu thông trên thị trường công khai và ngày càng mở rộng quy mô là từ phía
người tiêu dùng, vì người tiêu dùng lá người trực tiếp sử dụng sản phẩm, quyết
định nhu cầu thị trường đối với sản phẩm hàng hoá.
Trên thị trường hàng hoá trong nước ngày càng đa dạng, phong phú nhưng
vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người tiêu dùng. Trong tình hình suy
giảm kinh tế, thu nhập bình quân thấp, người tiêu dùng ưa thích sử dụng những

mặt hàng có nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp như thật với giá thành thấp.


So với hàng hoá chính hãng từ nhà sản xuất, hàng giả, hàng xâm phạm sở
hữu công nghiệp có ưu điểm giá thành rẻ do đối tượng sản xuất hàng giả không
phải đầu tư trí tuệ, công nghệ để làm ra sản phẩm, sử dụng những vật tư, nguyên
liệu, linh kiện giá thành thấp không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc an toàn
nên chi phí thấp. Bên cạnh đó, các đối tượng sản xuất sử dụng những lao động
giá rẻ chưa qua đào tạp, hoặc trình độ nhân công thấp để sản xuất sản phẩm,
dùng nhiều thủ đoạn gian lận thương mại nhằm trốn thuế. Trên thị trường, nhiều
người vẫn chấp nhận mua hàng mặc dù biết sản phẩm mình chọn mua là hàng
giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp. Điều này có nghĩa người tiêu dùng đã
tiếp tay cho hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp có cơ hội lưu thông
trên thị trường.
Phần đông người tiêu dùng Việt Nam hiện nay còn tư tưởng sính ngoại, cho
rằng các sản phẩm hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài có chất lượng tốt hơn hàng
Việt Nam do đó người tiêu dùng không ngần ngại bỏ ra số tiền lớn để sở hữu cho
mình những sản phẩm dưới các tên gọi: "hàng xách tay, hàng nhập khẩu, hàng
nội địa nước ngoài". Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trở thành người tiêu
dùng thông thái, thông thạo mọi thủ đoạn của những đối tượng làm hàng giả.
Chính vì vậy họ đã trở thành khách hàng mục tiêu để các đối tượng sản xuất,
buôn bán hàng giả hướng tới.
3.2. Lợi nhuận đem lại cho các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ luôn tạo ra
“siêu lợi nhuận” nên rất có sức hút, lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia, kể cả
những người lao động thuần túy, trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác nhau.
Quá trình hô biến sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc thành hàng hoá
nhập khẩu thông qua giai đoạn thay đổi nhãn hàng hoá, in nhãn mác giả các
thương hiệu nổi tiếng đã đem lại lợi nhuận gấp nhiều lần cho chủ kinh doanh.
Một số doanh nghiệp có tâm lý đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, ý thức

chấp hành pháp luật kém, thiếu sự tôn trọng đối với người tiêu dùng. Vì lợi nhuận,


sẵn sàng làm giả mạo những sản phẩm được bảo hộ SHCN có uy tín, chất lượng,
kiểu dáng gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng. Đó là biểu hiện của cạnh tranh
không lành mạnh, giành giật thị trường của những doanh nghiệp chân chính.
3.3. Hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước
Lực lượng được nhà nước trao quyền tham gia quản lý nhà nước về sở hữu
công nghiệp từ Trung ương đến địa phương còn khá mỏng, trong quá trình thực
thi công vụ còn thiếu các công cụ, trang thiết bị để phân biệt hàng giả. Nhiều khi,
lực lượng làm công tác kiểm tra, xử lý vi phạm còn sử dụng phương pháp truyền
thống như nhận biết, phân biệt bằng cảm quan, kinh nghiệm. Tuy nhiên, với tình
hình hàng hoá ngày càng được làm giả một cách tinh vi, quá trình phát hiện hàng
hoá vi phạm càng gặp nhiều khó khăn.
3.4. Sự hạn chế từ phía doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ sở hữu công
nghiệp và phòng chống hàng giả
* Đối với các doanh nghiệp hoạt động chân chính
Thứ nhất, thực tế hiện nay, một bộ phận doanh nghiệp chưa tích cực trong
công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp,
chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ sở hữu công nghiệp, thực hiện
đăng ký bảo hộ SHCN mang tính chiếu lệ mà không quan tâm đến giai đoạn bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp về SHCN đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trao cho. Hậu như rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách chăm lo về
bảo hộ SHCN, chưa có chiến lược bảo vệ SHCN cụ thể, coi vấn đề SHCN chỉ là
bộ phận nhỏ trong cơ cấu chiến lược của doanh nghiệp mình.
Thứ hai, doanh nghiệp lo ngại đến uy tín, doanh số tức thời do chi phí bảo
hộ sở hữu công nghiệp khá cao. Để duy trì một thương hiệu, dòng sản phẩm
trong nhiều năm, nhà sản xuất chân chính phải tốn rất nhiều chi phí như chi phí
quảng bá, quảng cáo sản phẩm, các hoạt động xúc tiến thương mại và bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ. Quá trình phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện các

đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo hàng hoá, sản phẩm của doanh


nghiệp không thể đạt được tính triệt để. Bởi khi đăng tải, tuyên truyền thông tin
về các sản phẩm làm giả các sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp lo ngại
người tiêu dùng tẩy chay ngay cả sản phẩm chính hãng, với hiểu biết của người
tiêu dùng khó có thể phân biệt được chính xác hàng thật - hàng giả, vì hoài nghi
và để tránh nhầm lẫn, người tiêu dùng không chọn sản phẩm bất kể sản phẩm là
chính hãng hay hàng giả mạo, thay vào đó, người tiêu dùng chọn sản phẩm tương
đương cùng loại của nhà sản xuất khác. Điều đó làm giảm phần lớn thị phần sản
phẩm của doanh nghiệp và làm giảm khả năng duy trì phát triển sản phẩm chính
hãng trên thị trường.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp không chủ động phối hợp với các cơ quan chức
năng trong việc phát hiện, ngăn chặn việc làm giả các sản phẩm của mình.
Thứ tư, doanh nghiệp đã áp dụng biện pháp khắc phục tình trạng hàng giả
nhưng chưa hiệu quả thậm chí chính doanh nghiệp cũng không phát hiện ra sản
phẩm giả do mức độ tinh vi của sản phẩm do đó chấp nhận sống chung với hàng giả.
II. Cơ sở pháp lý, những vấn đề lý luận về hoạt động quản lý nhà nước
về vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp:
1. Các khái niệm chung
1.1. Quản lý nhà nước
Quản lý theo nghĩa chung là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ
thống nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy
luật nhất định. Theo góc độ hành động, quản lý được phân chia thành 3 loại:
Quản lý sinh học (các vấn đề về thiên nhiên, môi trường), quản lý kỹ thuật và
quản lý xã hội (hay quản lý con người).
Tuy nhiên hiện nay, khi nói đến hoạt động quản lý, người ta thường nghĩ
đến quản lý xã hội. Quản lý xã hội là sự điều khiển, chỉ đạo đối với một hệ thống
hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay những nguyên tắc
tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người



quản lý nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Quản lý xã hội là một yếu tố rất quan
trọng, không thể thiếu trong đời sống xã hội. Xã hội phát triển càng cao thì vai
trò của người quản lý càng lớn và nội dung quản lý càng phức tạp.
Quản lý nhà nước cũng chính là một dạng của quản lý xã hội. Theo đó,
quản lý nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực của nhà nước để điều chỉnh
các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm duy trì, phát triển
các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước.
Nhà nước quản lý xã hội không chỉ với tư cách là một tổ chức chính trị đặc
biệt thực hiện mà còn do tất cả các bộ phận khác cấu thành hệ thống chính trị
thực hiện.
1.2. Quản lý nhà nước và vấn đề hàng giả
Quản lý nhà nước đối với vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công
nghiệp là một bộ phận của quản lý nhà nước về thương mại cụ thể là hoạt động
lưu thông hàng hoá trên thị trường. Trong vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm sở
hữu công nghiệp, quản lý nhà nước là việc thông qua hoạt động tổ chức, điều
hành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền
theo lĩnh vực được phân công, phối hợp cùng toàn xã hội để hoạt động lưu thông,
sản xuất, buôn bán hàng hoá trên thị trường được diễn ra một cách bình thường
theo đúng quy định của pháp luật ( ý chí của nhà nước).
Mục tiêu của công tác quản lý nhà nước là đấu tranh chống sản xuất, buôn bán
hàng giả; hạn chế tới mức tối đa tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm SHCN xảy ra.
Theo đó, quản lý nhà nước được thể hiện thông qua các nội dung sau:
Thứ nhất, hoạt động chấp hành luật pháp, trình dự án luật, ban hành các văn
bản cụ thể hoá các vi phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hàng giả, hàng
xâm phạm sở hữu công nghiệp, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp
luật trong quá trình thực thi còn tồn tại, phát sinh vướng mắc.



Thứ hai, tổ chức điều hành để các văn bản quy phạm pháp luật được áp
dụng vào thực tiễn, các hoạt động cụ thể: tập huấn, phổ biến, tuyên truyền các
chính sách, pháp luật của nhà nước về sở hữu công nghiệp và sản xuất, kinh
doanh hàng hoá; chế tài tương ứng với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hàng
giả, hàng xâm phạm SHCN được quy định trong pháp luật hiện hành.
Thứ ba, tổ chức bộ máy cơ quan thực thi pháp luật về vấn đề hàng giả, hàng
xâm phạm SHCN trên thị trường theo các cấp từ Trung ương đến địa phương và
theo ngành dọc; trú trọng công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng, doanh
nghiệp và người tiêu dùng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vấn đề
hàng giả, hàng xâm phạm SHCN.
Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực các cán bộ, công chức tham gia hoạt động
quản lý nhà nước.
Thứ năm, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động sản
xuất, lưu thông hàng hoá; kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Thứ sáu, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
Ý nghĩa của hoạt động này là nhằm đảm bảo: Một là, hiệu lực của quản lý
nhà nước trong đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công
nghiệp. Hai là, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật trong hoạt động
sản xuất, buôn bán hàng hoá, bảo đảm pháp chế và những yêu cầu khác đối với
hàng hoá lưu thông trên thị trường. Ba là, phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả
nạn sản xuất và buôn bán hàng giả. Bốn là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật
và cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
3. Các phương pháp đánh giá
Trong phạm vi luận văn này, đánh giá công tác quản lý nhà nước với vấn đề
hàng giả bằng cách kết hợp chặt chẽ phương pháp đánh giá định tính và phương
pháp định lượng.



3.1. Đánh giá định lượng
Phương pháp đánh giá định lượng dựa trên kết quả kiểm tra, xử lý của lực
lượng chức năng có thẩm quyền kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực hàng
già, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp, phân tích tính chất phức tạp của vụ
việc; tính nghiêm trọng của hành vi vi phạm; tính triệt để của hoạt động kiểm tra,
xử lý qua các năm từ 2010 đến 2015.
Theo phạm vi nghiên cứu của đề tài, các chỉ tiêu định lượng bao gồm:
- Số lượng các bản cam kết không sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm
phạm SHCN được ký, tỷ lệ các cơ sở đã ký cam kết vẫn vi phạm.
- Số lượng các đơn đăng ký bảo hộ SHCN nộp, số văn bằng bảo hộ được
cấp, tỷ lệ số VBBH được cấp so với số đơn đăng ký
- Số vụ vi phạm hàng giả, hàng xâm phạm SHCN; tỷ trọng các loại hình vi phạm
- Tốc độ tăng của các vụ việc phối hợp, tỷ lệ các vụ việc điển hình, tỷ lệ các
vụ việc chuyển cơ quan cảnh sát điều tra để khởi tố
- Số thu ngân sách nhà nước, tỷ trọng số thu tiền xử phạt VPHC trong tổng số thu
- Tỷ lệ công chức nữ được tuyển dụng mới qua các năm
3.2. Đánh giá định tính
Phương pháp đánh giá định tính dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu từ thực tế
hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng xâm phạm SHCN; thông qua
quy trình thực thi công vụ đang được áp dụng từ đó đánh giá các kết quả đạt
được và những hạn chế còn tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước trước vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN đang ngày càng
diễn biến phức tạp.
Cán bộ, công chức là chủ thể thực hiện hoạt động quản lý nhà nước vì vậy
là yếu tố tác động lớn đến tính hiệu lực của pháp luật trong quá trình thực thi,
tính hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước. Đánh giá chất lượng, trình độ cán
bộ, công chức thông qua cơ chế tuyển dụng, cơ cấu cán bộ, công chức trở thành
căn cứ đánh giá tính hiệu quả của quản lý nhà nước với vấn đề hàng giả.



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ
CÔNG THƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ HÀNG GIẢ, HÀNG
XÂM PHẠM SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I. Tình hình hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn
Thành phố Hà Nội
1. Nguồn gốc, xuất xứ của hàng giả và các mặt hàng thường được làm
giả lưu thông trên thị trường Hà Nội
1.1. Nguồn gốc, xuất xứ của hàng giả
Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng là phân xưởng sản xuất hàng giả, hàng xâm
phạm SHCN của thế giới với lợi thế gia công....
Việt Nam với địa hình chiều dài đường biên giới giáp Trung Quốc lớn đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng làm ăn phi pháp thẩm lậu hàng hoá dồi
dào vào tiêu thụ tại thị trường trong nước. Trong đó, hàng giả, hàng xâm phạm
SHCN chiếm tỷ trọng khá lớn vì những hàng hoá này nếu đi qua con đường
chính ngạch, nhập khẩu qua Hải quan sẽ không được thông quan và bị xử lý vi
phạm. Tại thị trường Hà Nội, 90% hàng giả bị cơ quan chức năng phát hiện đều
có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hàng hoá được vận chuyển qua các tỉnh biên giới
như Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn...để về tiêu thụ trong thị trường Hà Nội
và trung chuyển đi các tỉnh thành khác. Các đầu nậu thường mua nguyên liệu để
sản xuất hàng giả, hàng hoá thành phẩm hoặc đặt hàng giả, hàng xâm phạm
SHCN trực tiếp từ các xưởng bên Trung Quốc.
Bên cạnh đó, hàng giả, hàng xâm phạm SHCN còn được làm giả trực tiếp,
rải rác tại các khu vực nội và ngoại thành Hà Nội như các khu công nghiệp, các


làng nghề truyền thống hoặc những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hoạt động sản xuất bí

mật trong các khu dân cư.
Năm 2008, thủ đô Hà Nội sáp nhập thêm tỉnh Hà Tây và mở rộng địa giới
hành chính, tỷ lệ vùng nông thôn trong địa giới tăng dẫn đến tình hình hoạt động
sản xuất, buôn bán, tàng trữ hàng giả, hàng xâm phạm SHCN có nhiều diễn biến
phức tạp hơn. Quá trình đô thị hoá cùng với việc tiếp cận phương tiện thông tin
đại chúng ngày càng phổ biến, hàng hoá trên thị trường nội thành đa dạng với
đầy đủ chủng loại. Người tiêu dùng Hà Nội đã quan tâm hơn trong việc lựa chọn
hàng hoá chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, ở một số huyện
ngoại thành Hà Nội, thu nhập trung bình của người dân còn thấp, nhu cầu sử
dụng hàng hoá còn thấp, điều kiện tiếp cận với các phương tiện thông tin đại
chúng, thiết bị mạng còn hạn chế khả năng phân biệt hàng thật - giả còn kém hơn
nữa người dân khi mua hàng thường chỉ quan tâm đến giá cả hàng hoá, thuận
mua vừa bán. Điều đó thành địa bàn màu mỡ để hàng giả, hàng xâm phạm SHCN
công khai buôn bán.
Dấu hiệu nhận biết cơ bản đối với hàng giả, hàng xâm phạm SHCN đó là
hàng hoá không có hoá đơn chứng từ, sử dụng hoá đơn giả hoặc mua hàng hoá có
hoá đơn, chứng từ hợp pháp sau đó sử dụng quay vòng hoá đơn để hợp thức hoá
hàng giả, hàng xâm phạm SHCN.
1.2. Các mặt hàng bị làm giả gây tác hại nghiêm trọng
Theo nghiên cứu, hiện nay trên thị trường tồn tại hơn 30 nhóm hàng bị làm
giả, hầu hết mặt hàng nào được sản xuất ra trong thời gian ngắn trên thị trường
cũng xuất hiện hàng giả. Hiện nay, các nhóm hàng thường bị làm giả gồm thực
phẩm và đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, hàng gia dụng,
hàng thời trang, đồ gia dụng, đồ điện tử, vật liệu xây dựng...
1.2.1. Thực phẩm và đồ uống
Thực phẩm và đồ uống là loại hàng hoá mà người tiêu dùng đưa trực tiếp
vào cơ thể vì vậy khi sử dụng phải hàng giả sẽ mang đến tác hại nghiêm trọng.


Một số mặt hàng được ví dụ cụ thể dưới đây:

Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thực phẩm giả như
mực giả, ruốc giả. Theo bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng, khoa Tiêu hóa, bệnh viện
Nhân dân 115, khi ăn phải thực phẩm chứa foocmon sẽ khiến người dùng bị rối
loạn tiêu hóa, chậm tiêu, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng. Foocmon còn là tác
nhân gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể như gia tăng tỷ lệ ung thư xoang
mũi, ung thư đường hô hấp…
Thêm vào đó, trên thị trường còn xuất hiện các loại thực phẩm như thịt bò
khô, tôm khô, trứng gà non… được làm giả từ nhựa và cao su. PGS.TS Nguyễn
Duy Thịnh, Viện công nghệ sinh học thực phẩm, chia sẻ: "Các loại thực phẩm
nếu được làm giả bằng nhựa trong quá trình chế biến, gặp nhiệt độ cao sẽ biến
dạng và sinh ra các chất bột nhựa gây hại cho sức khoẻ. Trong bột nhựa nếu chứa
thành phần nhựa melamine, có thể gây ung thư, vô sinh nếu nuốt hoặc hít vào
phổi hoặc bị hấp thụ qua da lâu ngày. Liều gây chết thông thường là 3 gram cho
mỗi kg trọng lượng cơ thể". Theo đó, khi ăn phải những chất độc này có thể gây
ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, phụ nữ có thai sử dụng có thể ảnh hưởng
lên sự phát triển của bào thai, sinh con quái thai, dị dạng.
Đặc biệt nghiêm trọng hơn, gạo là một phần không thể thiếu trong các bữa
ăn của người Việt cũng bị làm giả. Gạo giả được làm từ hỗn hợp khoai lang,
khoai tây đúc thành hình dạng cùng kích cỡ với hạt gạo. Sau đó, gạo giả được bổ
sung thêm polime làm tăng độ cứng, giống y gạo thật. Theo các nhà nghiên cứu,
loại gạo này gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con người bởi nhựa polime rất
khó tiêu. Nếu gạo giả sử dụng polime tái chế thì càng nguy hiểm, bởi đây là hóa
chất vô cùng độc hại.
Với đồ uống bị làm giả gồm các loại nước uống đóng chai, rượu, bia các
loại của các thương hiệu nổi tiếng đều bị làm giả. Tình trạng ngộ độc rượu, bia
giả ngày càng gia tăng đặc biệt vào những đợt cao điểm lễ tết, nhu cầu sử dụng
của người dân cao. Các loại rượu ngoại có thương hiệu nổi tiếng thường bị làm
giả rất nhiều.



Rượu giả thường có mùi đặc trưng và khá giống với rượu thật. Tuy nhiên,
quá trình sản xuất rượu giả đã rút gọn công đoạn kiểm nghiệm chuẩn chất lượng
hàng hoá mà các quy trình này đối với sản phẩm thật phải trải qua các giai đoạn
rất nghiêm ngặt. Trong rượu giả còn chứa các chất như chì, axit xitric cao, thậm
chí cả chất furfurol gây ra các bệnh như tim mạch, ung thư, mất trí nhớ, dị tật thai
nhi… ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Gần đây, theo thông tin báo chí nêu, nhiều loại thực phẩm bị làm giả chứa
các chất độc gây bệnh ung thư, biến đổi khác trong cơ thể người sử dụng. Các ví
dụ cụ thể như trứng gà giả làm bằng cao su, tai lợn giả làm từ nhựa và gelatin,
mực khô giả làm từ cao su, trân châu giả đốt cháy có mùi khét như cao su, rồi
quá trình sử dụng hoá chất để biến thịt lợn thành thịt bò giả. Thực phẩm là mặt
hàng người tiêu dùng trực tiếp sử dụng đưa vào cơ thể, do đó thực phẩm giả là
loại hàng giả gây tác hại nguy hiểm nhất trong số các mặt hàng bị làm giả và có
thể dẫn đến tử vong ở người.
1.2.2. Mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng
Xu hướng làm đẹp, bồi bổ sức khoẻ ngày càng phổ biến. Lợi dụng điều kiện
đó, các đối tượng đã dùng mọi thủ đoạn để làm giả các sản phẩm mỹ phẩm, dược
phẩm, thực phẩm chức năng đưa vào phân phối tràn lan trên thị trường.
Tại Hà Nội, mỹ phẩm được làm giả mỹ phẩm của những hãng mỹ phẩm nổi
tiếng như Lo'real, Chanel, Lancôme ... đa dạng, đầy đủ chủng loại từ son môi,
dưỡng da, chăm sóc cơ thể, phấn trang điểm. Bên cạnh đó là số lượng lớn các sản
phẩm kem trộn, làm trắng da, kem trị nám, kem trị mụn, sữa non... gắn nhãn mác,
in mã vạch thể hiện nguồn gốc xuất xứ từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Thái Lan, ...Đặc biệt, kem trắng da được sinh viên và giới trẻ ưa chuộng do tác
dụng làm đẹp siêu tốc. Các sản phẩm trên được bày bán trôi nổi trên thị trường,
tại nhiều trung tâm mua sắm như chợ sinh viên Cầu Giấy, chợ Đồng Xuân, hay
chợ đêm phố cổ, trên các trang mạng xã hội, các website bán hàng - địa chỉ
không rõ ràng với quảng cáo nhiều công dụng làm đẹp vượt trội, thần kỳ. Giá các



sản phẩm dao động đủ mức giá từ vài chục đến tiền triệu. Mỹ phẩm giả còn được
sử dụng trong nhiều cơ sở spa, thẩm mỹ viện, trung tâm chăm sóc sắc đẹp, nơi
mà hiện nay, nhiều chị em thường lui đến để làm đẹp. Hầu hết các sản phẩm tắm
trắng, chăm sóc da trên đều được làm giả tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các
phương tiện, công cụ phục vụ trộn kem rất đơn sơ từ xô, chậu, can, cốc các
loại...Công thức phối trộn và tỷ lệ của các loại kem này đều được tự định lượng,
không qua kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, chứa hàm lượng chất cấm cao. Để
thành hàng hoá thành phẩm, các cơ sở chiết rót kem trộn vào từng hũ nhỏ rồi dán
nhãn mác giả, dập niêm màng co không kém hàng chính hãng. Quá trình điều tra
của các cơ quan chức năng cho thấy, nguyên liệu để sản xuất kem trộn hầu hết có
nguồn gốc từ Trung Quốc, các gói bột trắng được nhập lậu, không qua quá trình
kiểm định hàng nhập khẩu, có giá vài chục nghìn một gói 1 kg, sau khi thành
phẩm bán ra thị trường lợi nhuận gấp 10 đến 20 lần. Trái ngược với các sản phẩm
giả, kém chất lượng, những sản phẩm mỹ phẩm hàng chính hãng, có nguồn gốc
rõ ràng hay của các doanh nghiệp chân chính sản xuất có nguồn gốc từ thiên
nhiên, trải qua kiểm nghiệm chất lượng chặt chẽ, không gây tổn hại đến da hay
các tác dụng phụ khác.
Theo Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, hội đã nhận
được nhiều đơn khiếu nại, hỗ trợ đối với việc người tiêu dùng sau khi sử dụng
các loại mỹ phẩm trôi nổi, mỹ phẩm giả bị dị ứng, nổi mẩn đỏ, gây ngứa, nhiều
trường hợp người dùng phải nhập viện vì thể trạng biến chuyển xấu...nhưng
không thể tìm được người bán hàng.
Gần đây, các mặt hàng thực phẩm chức năng giả bị cơ quan chức năng phát
hiện xử lý ngày càng nhiều với số lượng hàng hoá lớn. Mặt hàng thực phẩm chức
năng được làm giả rất tinh vi, cơ quan chức năng cũng rất khó khăn để phân biệt
sản phẩm thật - giả. Các loại thực phẩm chức năng bị làm giả phổ biến là sữa ong
chúa, nhau thai cừu, collagen...Thực phẩm chức năng giả không được trải qua
quy trình kiểm định chất lượng, khả năng chứa các hoạt chất nguy hại, chất cấm
có hại cho sức khoẻ con người cao hoặc chứa các chất có tác dụng như thuốc



×