Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

THI CÔNG hệ THỐNG cấp nước, THOÁT nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.08 KB, 12 trang )

THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC; THOÁT NƯỚC MƯA, NƯỚC THẢI.
1. Thi công hệ thống cấp nước
1.1. Thi công đào mương đặt ống
- Trước khi thi công công tác đào mương đặt ống, nhà thầu tiến hành công tác
định vị, xác định vị trí tuyến cấp nước.
- Sử dụng nhân công thủ công để đào dọc theo tuyến mương đặt ống.
- Công tác đào đất phải thực hiện theo kích thước, tuyến và cao độ thể hiện
trên bản vẽ, hoặc là các kích thước, tuyến và cao độ khác được TVGS yêu cầu. Các
kích thước và các tuyến được dựa trên cơ sở các cao độ mặt đất liên quan phải tham
khảo ý kiến của TVGS trước khi bắt đầu công tác đất ở bất cứ vị trí nào.
- Các yêu cầu đối với công tác đào đất mương đặt ống:
+ Tất cả các bề mặt đào phải được hoàn thiện gọn gàng theo tuyến, cao độ và
kích thước thể hiện trên Bản vẽ
+ Trên các bề mặt phần đất đào phải được giữ lại không quá 150mm trên cao
độ hoàn thiện của chúng cho đến trước khi bắt đầu thi công công trình vĩnh cữu.
+ Các bề mặt đào mà lồi ra mãi mãi sau khi hoàn thành công trình vĩnh cữu sẽ
được dọn sạch khỏi các vật liệu rời, các mảnh đá, xà bần, rác rưởi và các thứ tương tự
và làm cho gọn gàng đạt yêu cầu của TVGS.
+ Bất kỳ công tác đào nào được thực hiện theo ý của Nhà thầu nhằm đảm bảo
tiếp cận công việc yêu cầu, để vận chuyển vật liệu đào hoặc cho bất kỳ mục đích nào
khác, phải được thực hiện trong giới hạn được TVGS chấp thuận và phải bằng chi phí
của Nhà thầu mà không có chi phí phát sinh cho Chủ đầu tư.
1.2. Thi công lắp đặt đường ống cấp nước
- Công tác lắp ống là công tác rất quan trọng, nó sẽ quyết định chất lượng của
công trình, độ an toàn, độ bền, cũng như điều kiện để bảo dưỡng cho tuyến ống. Để
tiến hành lắp ống ta tiến hành theo các bước sau:
- Vận chuyển ống từ kho bãi ra công trường, công tác này được tiến hành liên
tục trong quá trình thi công. Trong trường hợp được phép thi công ban ngày ta cần
chuẩn bị sẵn bãi để gần nơi công trường thi công rồi vận chuyển ống đến. Quá trình
này được thực hiện bằng cơ giới là chủ yếu.



- Các loại ống có đường kính 100 mm có trọng lượng rất lớn, ta vận chuyển
đến bằng ô tô rồi cẩu dỡ xuống bằng cẩu trục hoặc bằng chính các loại gầu xúc kết
hợp.
- Khi cẩu ống trong các điều kiện mặt bằng và không gian chật hẹp, phải lưu ý
tránh để ống chạm dây cáp điện, nhà cửa hay cây cối.
- Trong bãi để ống, phải đặt các giá đỡ bằng gỗ để đặt ống lên trên, bãi phải
được san bằng phẳng, tránh để lên những nơi có địa thể nghiêng, dễ làm ống lăn. Phải
có các biện pháp neo buộc ống, không chất ống cao hơn mức quy định, khi đặt ống
phải đảm bảo nhẹ nhàng, không được va chạm mạnh xuống đất hoặc va đập giữa các
cây ống với nhau.
- Khi thi công lắp đặt, các cây ống được vận chuyển ra vị trí lắp đặt có thể
bằng phương pháp thủ công là dùng xe cải tiến hoặc khiêng tay. Khi đó, ống sẽ được
đặt một bên thành hào, không đặt bên phía có đất đào vì có thể ống sẽ lăn xuống hào.
- Khi hạ ống ta có thể hạ ống xuống mương thi công bằng các phương pháp
thủ công hoặc bằng máy.
- Khi hạ ống bằng phương pháp thủ công, ta cho công nhân quấn dây thừng
xung quanh ống rồi hạ từ mép hao, lăn dần cuống mương thi công
- Hạ ống bằng phương pháp cơ giới thì có thể sử dụng tời để hạ ống hoặc
thường dùng nhất là tận dụng luôn xe cẩu gầu xúc. Trên gầu xúc có móc, ta sử dụng
luôn móc này để treo buộc ống và hạ ống, khi đó công nhân chỉ việc đứng dưới hào và
điều chỉnh ống để hạ đúng vị trí.
- Một trong những yêu cầu khi lắp đặt tuyến ống là cao độ của ống, độ sâu
chôn ông.
- Để xác định độ sâu chôn ống khi thi công người ta làm như sau: đặt các
thước mốc tại các vị trí thích hợp, sau khi đặt ống xuống thì ta sử dụng một thước cây
để đo từ đỉnh ống và ngắm so với hai thước mốc gần kề nhau. Trên thực tế, người ta
thường xác định chính xác cao độ của mặt bằng thi công rồi đo bằng cách đặt thước
ngang trên miệng hào, sau đó đo từ thước xuống đến đỉnh ống để kiểm tra.
- Ngoài ra, khi thi công các đường ống có đường kính lớn, người ta có thể sử

dụng các thiết bị hiện đại như máy đo kinh vĩ để đo trực tiếp hoặc đặt các thiết bị đo
bằng larser ở phía trong ống để đo.
- Sau khi đã hoàn thiện các công việc chuẩn bị nền đặt ống, ta bắt đầu tiến
hành lắp ống.Tất cả các đoạn ống trước khi lắp đều phải được làm sạch bụi bẩn, dầu


mỡ phía ngoài phải được làm sạch, trong trường hợp lắp ống lót thì ta cần phải làm
sạch cả lòng trong của ống.
Đoạn ống đã lắp sẽ được lắp lại ngay lập tức, chỉ để hở một đoạn đầu nối để
tiến hành lắp các đoạn ống tiếp theo sau
1.3. Đấu nối, thử áp lực, súc xả, khử trùng đường ống
a. Đấu nối:
- Đầu nối phải được làm sạch và phải đảm bảo có độ vát theo đúng tiêu chuẩn
(thông thường các nhà sản xuất đã mài vát sẵn). Nếu trong trường hợp cắt ống thì ta
phải mài vát trở lại theo đúng tiêu chuẩn sản xuất để lắp ống vào gioăng được thuận
tiện. Lưu ý kiểm tra đầu nối, đảm bảo không có các cạnh sắc có thể rách gioăng cao
su khi lắp, gây rò rỉ.
- Sau khi đã lau sạch cát bụi, ta bôi mỡ đặc dụng vào đầu nối cho đến vạch quy
định trên miệng ống và bôi vào mặt trong của miệng bát.
- Sau khi bôi mỡ ta bắt đầu tiến hành đưa ống vào lắp, sử dụng các thiết bị treo
buộc để đưa ống xuống, để đúng cao độ và đầu nối khớp với đầu bát, khi đó ta có thể
tạm thời lấp một ít cát xuống để làm gối đỡ cho phần phía sau ống.
- Để đưa ống vào ta dùng các thiết bị tời tay để lắp ống. đầu bát đã có sẵn các
cáp thép, sau đó ta đặt cáp vào đường ống mới và dùng tời để ép ống vào. Sử dụng
hai tời để ép ống vào. Sử dụng hai tời đối với các loại đường ống từ 700 đến 1200
mm, đối với các loại đường ống 1400 đến 2000 mm ta sử dụng ba tời.
- Trong khi dùng tời ép ống vào ta phải đảm bảo ống giữ thẳng. Dùng tời ép
ống cho đến khi ống nối được lắp đến vạch chuẩn. Sau đó, ta kiểm tra xem vị trí của
gioăng có bị thay đổi hay không bằng cách sử dụng dụng cụ đo khe hở
- Sau khi lắp đặt xong ta tiến hành tháo bỏ tời và cáp, đổ cát xuống, đầm theo

lớp và sau đó tháo bỏ các dụng cụ treo buộc. Trong trường hợp dừng thi công, các đầu
ống phải được bọc cẩn thận trước khi hoàn trả mặt đường để khi tiếp tục công việc thi
công ta không phải mất công làm vệ sinh
b. Thử áp lực
+ Sau khi đặt ống, tất cả các ống mới phải được kiểm tra áp lực trước khi đưa
vào sử dụng, áp lực thử tại thời điểm cao nhất phải 1,5 lần áp lực làm việc bình
thường của ống
+ Áp lực thử không được nhỏ hơn 1,25 lần áp lực làm việc lớn nhất của đoạn
ống.


+ Áp lực thử không được vượt quá giới hạn áp lực của ống hay của gối đỡ đã
thiết kế.
+ Thời gian thử áp lực của từng giai đoạn phải đảm bảo ít nhất là một giờ.
+ Trong khoảng thời gian thử áp lực, sự chênh lệch áp lực không được quá ±
0,35 bar.
+ Nếu ở đầu cuối của đoạn thử áp lực là van hoặc vòi nước thì áp lực không
được vượt quá hai lần giới hạn chịu đựng của van mặc dù đã có các gối đỡ chịu lực.
+ Đôi khi đối với các loại đường ống dịch vụ người ta không yêu cầu thử áp
lực mà chỉ yêu cầu thử độ kín của các đường ống.
Chuẩn bị các điểm cuối đường ống để thử áp lực:
+ Trong trường hợp lựa chọn đầu cuối của đoạn thử là van và hố thì phải xem
xét hố van có đủ khả năng để lắp đặt thiết bị, dụng cụ cần thiết cho việc thử áp lực hay
không. Nếu đảm bảo thì việc chuẩn bị sẽ rất đơn giản. Van và hố van sẽ được chuẩn bị
để bảo vệ, đủ khả năng chịu đựng áp lực thử.
+ Trong các trường hợp khác nếu không sử dụng hố van thì các biện pháp
chuẩn bị đầu cuối của đoạn thử áp lực sẽ được tiến hành như sau:
-Chuẩn bị các khối bê tông để làm gối đỡ cho đầu cuối, trên các gối đỡ bằng
bêtông này sẽ được đặt các tấm dàn tải lên, các tấm dàn tải này bằng thép hoặc gỗ.
+ Trong trường hợp nếu thử áp lực cho các ống có đường kính nhỏ thì gối đỡ

bêtông có thể được thay thế bằng các tấm dàn tải tựa thẳng vào thành hố đất đã được
gia cố.
Bơm nước vào ống:
Việc bơm nước vào trong ống sẽ được tiến hành một cách từ từ để đảm bảo
rằng khí được thoát hết ra ngoài. Việc đảm bảo khí đã thoát hết ra ngoài là rất quan
trọng vì nếu như khí không thoát hết ra ngoài thì sẽ rất nguy hiểm vì nó có thể gây ra
khí bị nén trong lòng ống.
Trong khi bơm, nếu phát hiện thấy rò rỉ nước ra ngoài thì cần sửa chữa đường
ống ngay lập tức.
Các thiết bị cần cho việc thử áp lực đường ống:
- Máy bơm áp lực, đồng hồ đo áp lực, vòi hút, vòi nối, các thiết bị cần thiết
khác.
Tiến hành thử áp:


Sau khi bơm nước vào trong đường ống, đạt được áp lực yêu cầu thì ta ngừng
bơm và để trong một giờ, sau đó tiếp tục bơm nước vào để bù vào trị số áp lực đã bị
sụt đi trong vòng một giờ vừa rồi. Sau một giờ nữa ta lại lặp lại các bước tiến hành,
cộng lượng nước bơm vào trong vòng hai giờ ta sẽ có được lượng nước thất thoát.
Đối với áp lực 2-4-2 có nghĩa là một giờ đầu ta giữ áp lực là 2 bar, sau đó ta
nâng lên 4 bar và giữ trong một giờ rồi sau cùng ta hạ xuống 2 bar và giữ trong vòng
một giờ.
Biện pháp an toàn khi tiến hành thử áp lực:
Khi tiến hành thử áp lực đoạn ống, tuyến ống, đơn vị thi công sẽ luôn bố trí
cán bộ kỹ thuật trực tiếp giám sát, theo dõi kiểm tra trong suốt quá trình thử. Tại các
điểm xung yếu như vị trí nối ống, các vị trí đấu nối khác trên toàn tuyến đó luôn bố trí
người trực theo dõi, kiểm tra. Nếu có sự cố sẽ trực tiếp xử lý, khắc phục kịp thời.
Tất cả các mạng lưới đường ống phải được thử nghiệm tối thiểu 150% áo suất
làm việc, thử nghiệm áp suất phải được duy trì liên tục 30 phút mà không bị sụt áp.
Khi hệ thống cấp nước được hoàn tất và thử nghiệm, hoạt động của tất cả các

van vòi nước van xả thùng chứa và các chi tiết khác phải được kiểm tra xác nhận hoạt
động đúng của chúng.
c. Khử khuẩn tổng quát
Hệ thống cung cấp nước phải được bảo vệ chống lại sự nhiễm bẩn trong quá
trình lưu trữ, thi công và sử chữa, và được xả tràn trước khi sử dụng và sau khi thực
hiện các sửa chữa có thể dẫn đến sự nhiễm bẩn nước.
Đề phòng chống nhiễm bẩn:
Phải thực hiện các đề phòng để bảo vệ bên trong phụ kiện ống và van chống lại
sự nhiễm bẩn trong quá trình lưu chứa, thi công và sửa chữa.
Xả tràn hệ thống cung cấp nước:
Khi hoàn tất việc thi công hoặc sửa chữa, hệ thống cung cấp nước phải được
xả tràn tại mỗi điểm sử dụng để thải bỏ nước dơ hoặc các mảnh vụn từ hệ thống. tốc
độ xả tràn ở bất kỳ phần nào của hệ thống phải không được nhỏ hơn 0.75m/s.
Xả tràn cuối cùng:
Sau thời gian ngâm hệ thống, nước có chlorine nồng độ cao không được phép
tiếp xúc lâu hơn với hệ thống đường ống. đề phòng ngừa lớp lót ống bị hư hỏng hoặc
xảy ra ăn mòn cho ống, nước có chlorine nồng độ cao phải được xả khỏi hệ thống cho


đến khi các kết quả đo nồng độ chlorine trong hệ thống cấp nước phổ biến chung của
cơ quan nhà nước hoặc có giá trị chấp nhận cho mục đích sử dụng sinh hoạt.
Hệ thống khử trùng:
Khử trùng hệ thống bằng dung dịch Clor đậm, thêm dung dịch Clor vào bể
chứa nước chính ngâm trong 6 giờ trước khi xả bỏ
2. Thi công hệ thống thoát nước
2.1. Thi công đào móng
a. Xác định vị trí hố đào và hướng đào:
Trước khi tiến hành đào móng chúng tôi tiến hành xác định phạm vi hố đào,
vạch hướng thi công đào đất, phân tuyến cho xe máy di chuyển thi công. Công tác này
được thực hiện chính xác bằng máy trắc đạc, đóng các cọc mốc giới hạn và có ranh

giới rõ ràng giữa hố đào với phạm vi xung quanh.
b. Công tác đào hố móng:
- Công tác thi công đào và lấp đất được thực hiện theo đúng các yêu cầu về kỹ
thuật hiện hành của Việt Nam TCVN-4447-2012 “Công tác đất - Quy trình thi công và
nghiệm thu”.
- Căn cứ vào chiều sâu đặt móng của Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và cốt đất tự
nhiên tại hiện trường thi công. Chúng tôi tiến hành thi công đào móng thủ công . Từ
cốt tự nhiên Nhà thầu tổ chức công tác đào móng đến cốt thiết kế.
- Công tác đào đất móng đảm bảo đúng kích thước thiết kế và độ chính xác tim
cốt quy định.
- Trong quá trình đào móng, đồng thời với công tác đào móng đến cao độ thiết
kế chúng tôi tiến hành đào hệ thống rãnh thoát nước và các hố ga thu nước để đảm
bảo thoát nước cho hố móng khi trời có mưa. (Chi tiết thể hiện trong bản vẽ biện pháp
thi công).
- Mặt bằng hố móng phải bằng phẳng, dọn sạch, giữ khô để tránh hoá bùn.
Phải có máy bơm công suất lớn để hút nước khi gặp trời mưa (hay móng có mạch
nước ngầm). Khi đào hố móng phải để lại 1 lớp đất hố móng dày từ 150 đến 100 đến
cốt thiết kế. Nhằm mục đích bảo vệ hố móng khi trời mưa và các yếu tố ngoại lực xâm
thực như đào móng bằng máy ...vv, làm biến dạng đáy hố móng.
- Khi đào đất móng xong, Nhà thầu phải tổ chức tiến hành kiểm tra cốt thiết kế
đào, kiểm tra K đầm lèn, kích thước hình học nội bộ và tiến hành nghiệm thu công tác
đào đất móng sau đó mới chuyển sang công tác xây lắp tiếp theo.


- Trong quá trình thi công đào đất móng công trình nếu thấy nền móng đất yếu
phải thông báo cho thiết kế và Chủ đầu tư có biện pháp xử lý kỹ thuật.
- Khi thi công đào đất móng gặp các công trình kỹ thuật ngầm trong phạm vi
thi công Chúng tôi sẽ tiến hành bảo vệ và kịp thời báo cáo Chủ đầu tư và Tư vấn giám
sát xin biện pháp xử lý để không làm gián đoạn thi công.
c. Biện pháp chống úng ngập trong quá trình đào

- Nhà thầu sẽ bảo vệ tất cả khu vực đã đào để nước ngầm và nước mưa có thể
thoát ra nhanh chóng không ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Nhà thầu sẽ có biện pháp thoát nước tránh úng ngập, làm rãnh thoát, kè đất
chống sụt lở. Nước hố móng chảy vào rãnh thoát nước thu về hố thu và bơm thoát
theo đường rãnh ra hệ thống thoát nước của khu vực.
d. Sự cố thường gặp khi thi công đất, biện pháp xử lý:
Đang đào gặp trời mưa làm sập, sụt vách đào:
- Khi tạnh mưa, nhanh chóng vét hết chỗ đất sập xuống đáy móng, triển khai
làm mái dốc cho toàn bộ vách xung quanh hố đào.
- Khi vét đất sập lở, bao giờ cũng để lại từ 150 đến 200mm đáy hố đào so với
cao trình thiết kế để khi hoàn chỉnh xong vách, dùng phương pháp thủ công đào nốt
lớp này.
- Có thể ép ngay các lớp ván và chống thành vách sau khi dọn sạch đất sập lở
xuống móng.
2.2. Thi công đổ bê tông móng
a. Yêu cầu về chất lượng bê tông
- Quá trình trộn bê tông phải đảm bảo đúng tỷ lệ cấp phối đá, cát, xi măng,
nước và thời gian trộn bê tông theo quy định.
- Toàn bộ vật liệu đổ bê tông (Cát, đá, xi măng, nước...) đều phải được kiểm tra
chủng loại, nguồn gốc xuất sứ, đúng hồ sơ mới cho vào sử dụng.
- Trước khi tiến hành đổ trộn, đổ bê tông, Nhà thầu sẽ trình chủ đầu tư thiết kế
cấp phối bê tông, khi được sự đồng ý, Nhà thầu mới tiến hành các công tác tiếp theo.
- Bê tông trước khi đổ phải được kiểm tra chất lượng: Mác bê tông, thành phần
cấp phối, độ sụt thiết kế....Bê tông đạt yêu cầu thiết kế mới đưa vào sử dụng.
b. Yêu cầu về công tác trộn bê tông
Bê tông được trộn bằng máy trộn 250 lít và đổ bằng thủ công.


Trước hết cho máy chạy không tải một vài vòng, nếu trộn mẻ đầu tiên thì đổ
một ít nước cho ướt vỏ cối và bàn gạt, như vậy mẻ đầu tiên không bị mất nước.

+ Đổ 15% ÷ 20% lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc
đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại, trộn đến khi đều.
+ Thời gian trộn hỗn hợp bê tông được xác định theo đặc trưng kĩ thuật của
thiết bị dùng để trộn. Trong trường hợp không có các thông số kĩ thuật chuẩn xác thì
thời gian ít nhất để trộn một mẽ bê tông được xác định theo bảng dưới đây. Theo kinh
nghiệm trộn bê tông, để trộn một mẻ bê tông đạt yêu cầu kĩ thuật thì thường cho máy
quay khoảng 20 vòng là được. Nếu dưới 20 vòng thì bê tông chưa được trộn đều. Còn
nếu trên 20 vòng thì năng suất của máy sẽ giảm đi.
+ Trong quá trình trộn để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, thì
cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào cối trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước của mẽ trộn tiếp
theo cho máy quay khoảng 5 phút rồi cho xi măng và cát vào trộn theo thời gian qui
định.
c. Đổ bê tông
-Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván
khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công
tác.
- Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m - 2m để tránh phân tầng bê
tông.
- Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra
ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.
- Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong
trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.
- Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.
d. Đầm bê tông
- Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong
không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt
thép.
- Sử dụng đầm dùi kết hợp đầm bàn để đầm be tông
- Yêu cầu của đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu
chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, không bị rỗng, lỗ. Ngược lại,



nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa ximăng sẽ nổi lên
trên, bê tông sẽ không được đồng nhất.
c. Bảo dưỡng bê tông
- Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình
thuỷ hoá của xi măng, quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông.
- Trong điều kiện bình thường, ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến
hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng
đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ
ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3
lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề
mặt BT mới đông kết.
- Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước
dùng trộn bê tông. Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước
để bảo dưỡng. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.
2.3. Thi công xây, trát tường rãnh
a. Công tác chuẩn bị:
- Sau khi chuẩn bị mặt bằng xong, vệ sinh sạch mặt bằng để xây. Tổ trắc đạc
tiến hành ngay việc xác định tim tường đánh dấu bằng sơn.
- Tạo nhám, làm sạch những vị trí tường xây tiếp giáp với phần bê tông, nắn
chỉnh thép chờ liên kết.
- Công tác xác định các mốc cao độ, trục nhà phải được kiểm tra nghiệm thu
và lập thành biên bản.
- Xác định vị trí của cửa đi, cửa sổ (kích thước: chiều cao, chiều rộng,…), các
lỗ chờ (nếu có).
b. Công tác chuẩn bị vật liệu xây.
+ Gạch xây dùng gạch chỉ thoả mãn các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 1451
: 1986. Các loại gạch cung cấp cho công trình đều phải có giấy chứng nhận về quy
cách chất lượng của bộ phận KCS của đơn vị sản xuất. Mẫu gạch được kiểm định tại

cơ quan chức năng và được chủ đầu tư phê duyệt. Gạch được tập kết thành kiêu và
gần vị trí cần xây.
+ Trước khi xây gạch được vệ sinh và được tưới ẩm để đảm bảo độ bám dính
với vữa xây. Loại bỏ những viên gạch quá nhỏ, khống chế tỷ lệ gạch vỡ xây trong
tường nhỏ hơn 10%.


+ Nước trộn vữa dùng nước đảm bảo chất lượng theo TCVN 4506:2012
+ Vữa xây tường rãnh được trộn bằng máy theo mác tương ứng chỉ ra trong
bản vẽ thiết kế cho từng loại công việc cụ thể và tuân thủ theo các quy định trong tiêu
chuẩn TCVN 4506:2012. Vữa được đưa đến các vị trí xây bằng xe cải tiến, thùng tôn.
Cát đen dùng cho xây trát phải chọn lọc dùng loại cát sạch ít tạp chất, được sàng lọc
tạp chất trước khi chế tạo vữa.
+ Vữa xây phải đảm bảo đúng mác theo yêu cầu của thiết kế, sai lệch khi đong
phối liệu không quá 1% đối với xi măng và không quá 5% đối với cát. Vữa xây phải
đảm bảo đồng đều theo thành phần, đủ độ dẻo.
+ Vữa trộn phải dùng hết trước khi bắt đầu đông cứng, không dùng vữa đã
đông cứng, đã bị khô.
c. Công tác xây tường gạch rãnh
+ Trong quá trình xây sử dụng 2 dây căng 2 mặt tường, thường xuyên kiểm tra
độ ngang phẳng bằng nivô. Kiểm tra độ phẳng mặt tường bằng thước tầm. Các vị trí
đặt cửa được xác định trước khi xây và luôn luôn đặt quả dọi để kiểm tra độ thẳng
đứng.
+ Khối xây phải đảm bảo: ngang bằng, thẳng đứng, góc vuông, mạch không
trùng, khối xây đặc chắc. Ngoài ra mạch vữa ngang phải đều dày trung bình 8mm
-12mm, chiều dày mạch vữa ngang không nhỏ quá 8mm và không lớn hơn 15mm.
Chiều dày mạch vữa dọc trung bình là 10mm, các mạch vữa đứng so le nhau ít nhất là
50mm, mạch xây phải đầy vữa không để rỗng.
+ Khối tường xây được liên kết với cột bê tông bằng những râu thép chôn sẵn
trong bê tông.

+ Nếu khối xây tiếp giáp với khối bê tông hay khối đá xây thì mặt tiếp giáp
phải ngang bằng để tránh tạo nên mặt trượt tự do.
Sau khi xây xong, Nhà thầu sẽ bảo dưỡng khối xây không ít hơn 7 ngày, giữ
chế độ và độ ẩm thích hợp, tuyệt đối tránh làm khối xây bị va chạm, rung động.
d. Công tác trát:
- Vữa trát được trộn bằng máy trộn vữa có dung tích 80 lít, cấp phối đảm bảo
mác theo yêu cầu thiết kế.
- Trước khi trát, bề mặt kết cấu phải được cọ rửa hết bụi bẩn, rêu bám, các vết
dầu mỡ và tưới ẩm; những vết lồi lõm, gồ ghề, vón cục, vữa dính trên mặt kết cấu
phải được đắp thêm hay tẩy cho phẳng.


- Nếu bề mặt trát chưa đủ độ nhám cho lớp vữa bám dính (như bề mặt bê tông
đúc bằng khuôn thép,...) trước khi trát phải gia công tạo nhám bằng cách phun cát, bả
lớp dính bám bằng vữa xi măng. Phải thử một vài chỗ để đảm bảo độ bám dính cần
thiết.
- Trước khi trát, gắn các điểm làm mốc định vị để khống chế chiều dày lớp trát
và làm mốc chuẩn cho việc thi công.
- Khi vào vữa phải dùng bay, tuyệt đối không dùng bàn xoa để vào vữa. Lớp
trát dày trên 2cm phải trát làm 2 lần.
- Khi lớp vữa trát chưa cứng, không được va chạm, tránh làm rung động, bảo
vệ mặt trát không cho nước chảy qua hay chịu nóng, lạnh đột ngột và cục bộ.
Lớp trát sau khi trát xong phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Lớp trát phải bám chắc với kết cấu, không bị bong, bộp. Kiểm tra độ dính
bám bằng cách gõ nhẹ lên mặt trát. Tất cả những chỗ có tiếng bộp phải phá ra trát lại.
+ Bề mặt lớp trát không có vết rạn chân chim, không có vết vữa chảy, vết hằn
của dụng cụ trát, vết lồi lõm, gồ ghề cục bộ, cũng như các khuyết tật khác ở góc, cạnh,
gờ chân tường, gờ chân cửa, chỗ tiếp giáp với thiết bị điện, vệ sinh, thoát nước
+ Các gờ cạnh của tường phải thẳng, sắc nét. Các đường vuông góc, đường
cong phải kiểm tra bằng máy toàn đạc.

+ Độ sai lệch của bề mặt trát tuân theo qui phạm và yêu cầu đã nêu trong hồ sơ
thiết kế, hồ sơ mời thầu.
3.Thi công hệ thống thoát nước thải
3.1. Yêu cầu chung
- Độ dốc của đường ống thoát nước bẩn cần phải tuân theo thiết kế
- Không được sử dụng thập phẳng trên các tuyến nằm ngang của hệ thống
thoát phân và nước thải sản xuất.
- Không được nối chung ống thông hơi của đường ống thoát nước với đường
ống thông gió
- Việc lắp đặt các đường ống thoát phải đảm bảo độ dốc đều chảy ra hướng
theo thiết kế. Việc lấp đất chỉ được tiến hành sau khi thử nghiệm và có sự chấp thuận
của TVGS.
Ngoài các yêu cầu trên Nhà thầu phải có biện pháp phối hợp với các Nhà thầu
khác (nếu có) để công trình được đồng bộ đưa vào vận hành sử dụng.


3.2. Quy trình thi công
Sau khi định vị tuyến ống thoát nước, nhà thầu tiến hành công tác đào rãnh
chôn ống bằng thủ công
Quá trình đào phải đảm bảo đúng tuyến, đúng cốt thiết kế và thành hố đào
không bị sạt lở và luôn có cán bộ trắc đạc kiểm tra thường xuyên về tuyến và cao độ.
Ống thoát nước loại HDPE D300 phải đảm bảo chất lượng theo hồ sơ thiết kế,
có đầy đủ chứng nhận của nhà sản xuất và được tư vấn giám sát kiểm tra trước khi lắp
đặt.
Yêu cầu kỹ thuật nối ống:
Bước 1: Làm sạch phần nối ống và phụ kiện để tăng độ bám chắc.
Bước 2: Dùng thước để đo và đánh dấu chiều dài cần nối đến trên đầu ống.
Dùng cọ sơn thoa nhanh keo dán lên phần đã đánh dấu trên ống và mặt trong của phụ
kiện.
Bước 3: Dùng lực đẩy thẳng, nhanh, mạnh, dứt khoát ống và phụ kiện đến vị

trí đã đánh dấu (không được xoay).
Bước 4: Dùng vải lau sạch keo thừa trên mối nối và để nguyên mối nối cho
khô trước khi sử dụng (không được làm rung mối nối ít nhất là 5 phút).
Quá trình thi công phải đảm bảo các ống nước được nối với nhau đúng kỹ
thuật, nước không bị rò rỉ khi sử dụng.
Sau khi tất cả các công đoạn trên hoàn thành và được nghiệm thu, Nhà thầu
cho triển khai công tác lấp đất tuyến ống. Đất đắp được tập kết dọc theo tuyến ống,
san gạt vào rãnh chôn ống bằng thủ công và đầm chặt đến cao độ thiết kế bằng máy
đầm cóc.



×