Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Đánh giá công tác chăm sóc toàn diện bệnh nhân suy tim tại khoa nội tim mạch bệnh viện trung ương huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.48 KB, 29 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý tim mạch (bệnh van tim,
tăng huyết áp, bệnh động mạch vành...). Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu và một số nước khác.
Tại Mỹ khoảng 5 triệu bệnh nhân đang điều trị suy tim, mỗi năm trên
500.000 người được chẩn đoán suy tim.Tại Châu Âu, với trên 500 triệu dân, tần
suất suy tim khoảng 0,4 - 2%, do đó có từ 2 - 10 triệu người suy tim. Tử vong
của suy tim độ IV sau 5 năm lên đến 50 - 60%. Trong nghiên cứu Framingham,
tỷ lệ đột tử ở bệnh nhân suy tim cao gấp 10 lần tỷ lệ ở quần thể chung cùng độ
tuổi. Tại Việt Nam chưa có thống kê để có con số chính xác, tuy nhiên dựa trên
dân số 80 triệu và nếu tần suất tương tự như của Châu Âu sẽ có từ 320.000 đến
1,6 triệu người suy tim cần điều trị. Đặc biệt, theo thống kê tại Viện Tim mạch
Quốc Gia (1991) cứ 1.291 bệnh nhân điều trị nội trú, có 765 người mắc suy tim
(chiếm tỷ lệ 59%).
Suy tim đã trở thành một vấn đề thời sự trên thế giới, cũng như ở nước ta.
Mặc dù gần đây có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng suy tim mạn
tính vẫn đang là một gánh nặng đối với toàn nhân loại, tỷ lệ tử vong ở nhóm
bệnh nhân này còn ở mức cao. Suy tim mạn tính có nguy cơ gây ra tỷ lệ tử vong
hàng năm ngang với tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh ung thư .
Trong quá trình điều trị công tác điều dưỡng chăm sóc cũng vô cùng quan
trọng, góp phần rất đáng kể vào kết quả, chất lượng điều trị. Công việc xây dựng
kế họach phù hợp sát với tình hình chăm sóc người bệnh suy tim là nhu cầu rất
cần thiết để đem lại kết quả mong muốn trong quá trình điều trị phục hồi của
người bệnh. Trong công tác chăm sóc toàn diện thì người điều dưỡng phải luôn
dự báo trước, đáp ứng các nhu cầu cần thiết của người bệnh bởi vì do bệnh tật
mà người bệnh có những nhu cầu nhiều khi không được thỏa mãn, đó là cần sự


2



giúp đỡ, chăm sóc họ, cung cấp các điều kiện, để người bệnh được thỏa mãn các
yêu cầu cơ bản của mình.
Do đó, để góp phần chăm sóc, theo dõi tốt hơn cho những bệnh nhân suy
tim tại Khoa Nội tim mạch - Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá công tác chăm sóc toàn diện bệnh nhân suy tim tại Khoa Nội
tim mạch- Bệnh viện Trung ương Huế”. Nhằm mục tiêu
- Khảo sát thái độ giao tiếp của điều dưỡng đối với bệnh nhân suy tim
- Đánh giá thực trang công tác chăm sóc của điều dưỡng đối với bệnh
nhân suy tim


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ SUY TIM
1.1.1. Đại cƣơng về suy tim
Suy tim là một hội chứng bệnh lý thường gặp trong nhiều bệnh tim mạch
như van tim, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành và một số bệnh khác có ảnh
hưởng nhiều đến tim.
Suy tim được định nghĩa là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim
không đủ đáp ứng với nhu cầu cơ thể về oxy trong mọi tình huống sinh hoạt của
bệnh nhân.
Theo tiến triển của bệnh, suy tim mạn tính được định nghĩa là: thời gian
suy tim kéo dài trong đó có những giai đoạn ổn định, xen kẽ với đó là những đợt
suy tim nặng lên gọi là đợt cấp của suy tim mạn tính hay suy tim mạn tính mất
bù.
1.1.2. Sinh lý bệnh suy tim

Trong suy tim thường cung lượng tim bị giảm xuống, khi đó cơ thể sẽ
phản ứng bằng các cơ chế bù trừ tại tim và của các hệ thống ngoài tim để cố duy
trì cung lượng này. Nhưng khi các cơ chế bù trừ này bị vượt quá sẽ xảy ra suy
tim với nhiều hậu quả cuả nó.
Cơ chế Frank - Starling thường xảy ra đầu tiên và phổ biến nhất. Khi tim
bị một bệnh tim cơ bản nào đó, lưu lượng tim sẽ bị giảm xuống và kéo theo sự
giảm cả lưu lượng máu qua thận. Thận thiếu máu sẽ tiết ra nhiều renin, chất này
làm sản sinh ra nhiều angiotensin, angiotensin lại làm tiết ra nhiều aldosteron là một chất giữ muối và nước. Angiotensin cũng làm não tiết ra arginin
vasopressin cũng giữ nước. Nước được giữ lại làm tăng thể tính máu lưu thông,
nó trở về tim nhiều hơn và do đó, tim bơm đi một lượng máu đủ mức bảo đảm


4

cho nhu cầu của cơ thể. Rõ ràng là cơ chế này đã "bù trừ" được tốt cho sự giảm
lưu lượng tim do bệnh tim chính gây ra. Nhưng cũng rõ ràng là nó đồng thời làm
tăng tiền gánh mà nếu sự tăng này quá cao thì có thể gây ứ huyết ở phổi và đại
tuần hoàn thậm chí gây phù phổi, gan to ra... nghĩa là những triệu chứng lâm
sàng của suy tim.
Một bệnh tim làm giảm lưu lượng tim còn có thể phát động một cơ chế
bảo vệ thứ hai là làm tuyến thượng thận tiết ra nhiều catecholamine
(Noradrenalin) làm cho tim bóp mạnh hơn để bơm đi một lượng máu nhiều hơn.
Đồng thời Noradrenalin lại làm co mạch ở tuần hoàn ngoại biên (da, cơ bắp...)
tức là làm giảm luồng máu đi ra đó để tập trung đưa nhiều máu vào để bù trừ
cho tuần hoàn ở tim, phổi, não là các phủ tạng đặc biệt quan trọng cho sự sinh
tồn mà sự giảm lưu lượng tim có thể gây hại. Tuy nhiên, sự bù trừ này nếu phải
tăng lên quá nhiều thì cũng có mặt trái của nó: sự co mạch ngoại biên tạo ra một
sức cản (hậu gánh) chống lại dòng máu từ tim bơm ra và điều này tuân theo một
công thức huyết động cơ bản sau đây:
Áp lực máu (p) = lưu lượng tim (q) x sức cản (r).

Theo công thức này thì với áp lực máu (huyết áp) nhất định, mà nếu sức
cản (ở đây là sự co mạch ngoại biên) tăng lên, thì lưu lượng tim đương nhiên bị
giảm xuống. Ở một trái tim không bệnh, sự giảm này chỉ nhẹ nhàng, không đáng
kể. Nhưng ở một trái tim có bệnh thì cũng với một sức cản như ở người lành, sự
giảm lưu lượng tim có thể rất nặng nề và gây nguy hiểm. Vì thế, tim phải tăng
lực bơm lên rất nhiều để đảm bảo lưu lượng máu cần thiết cho cơ thể và như
một vòng luẩn quẩn sự làm việc "quá sức" đó lại đẩy tim dễ dàng hơn vào trạng
thái tim suy.
Cơ chế bù trừ thứ ba là tim to ra, bóp mạnh hơn để đối phó với sự giảm
lưu lượng tim. Ở đây, thành tim có thể dãn to hoặc dày to (phì đại) hoặc cả hai.
Đối với bệnh tim gây ra tăng gánh thể tích (tiền gánh) hoặc là một bệnh cơ tim
thì thường tim dãn ra, còn đối với bệnh tim gây ra tăng gánh áp lực (hậu gánh)


5

thì thường tim phì đại. Lúc đầu, cơ chế này có thể bù trừ được tốt nhưng lâu dần,
sự tăng tiền gánh đó sẽ gây ra triệu chứng ứ trệ tuần hoàn [10], [1214].
Ta có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Lực co cơ tim

Tiền gánh

CUNG LƢỢNG
TIM

Hậu gánh

Tần số tim


Sơ đồ 1.1. Cơ chế sinh lý bệnh suy tim
1.1.3. Hậu quả của suy tim
Khi các cơ chế bù trừ (cơ chế thích ứng) nói trên bị vượt qua sẽ xảy ra suy
tim với các hậu quả:
* Giảm cung lượng tim: cung lượng tim giảm sẽ gây:
Giảm vận chuyển oxy trong máu và giảm cung cấp oxy cho các tổ chức
ngoại vi.
Có sự phân bố lại lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể: lưu lượng
máu giảm bớt ở da, cơ, thận và cuối cùng ở một số tạng khác để ưu tiên cho não
và động mạch vành.
Nếu cung lượng tim rất thấp thì lưu lượng nước tiểu được lọc ra khỏi thận
sẽ rất ít. Lực co cơ tim Tiền gánh Cung lượng tim Hậu gánh Tần số tim 6
* Tăng áp lực tĩnh mạch ngoại vi:
- Suy tim phải: Tăng áp lực cuối tâm trương ở thất phải sẽ làm tăng áp lực
ở nhĩ phải rồi từ đó làm tăng áp lực ở các tĩnh mạch ngoại vi và làm cho: tĩnh
mạch cổ nổi, gan to, phù, tím.


6

- Suy tim trái: Tăng áp lực cuối tâm trương ở thất trái sẽ làm tăng áp lực ở
nhĩ trái rồi tiếp đến làm tăng áp lực ở tĩnh mạch phổi và mao mạch phổi. Khi
máu ứ căng ở các mao mạch phổi sẽ làm giảm thể tích ở các phế nang, sự trao
đổi oxy ở phổi sẽ kém làm cho bệnh nhân khó thở. Đặc biệt khi áp lực mao
mạch phổi tăng đến một mức nào đó sẽ làm phá vỡ hàng rào phế nang - mao
mạch phổi và huyết tương sẽ có thể tràn vào các phế nang gây ra hiện tượng phù
phổi
1.1.4. Điều trị suy tim:
* Nguyên tắc điều trị:
- Giảm gánh nặng làm việc cho tim bằng chế độ nghỉ ngơi.

- Tăng sức co bóp cơ tim bằng các thuốc trợ tim.
- Giảm ứ máu ngoại biên bằng chế độ ăn nhạt, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn
mạch.
- Giải quyết nguyên nhân: Điều trị tăng HA, sửa chữa van tim; thay van
tim…
* Một số thuốc điều trị suy tim:
* Thuốc trợ tim :
+ Digoxin:

ống tiêm 0,5 mg
Viên uống 0,25 mg

Liều dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ
+ Lanatosid C ( Cedilanide , Isolanid ):
Liều dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Lưu ý: Thuốc dễ gây độc đặc biệt là làm chậm nhịp tim, rối loạn dẫn
truyền hoặc loạn nhịp tim nên không được dùng kéo dài, tràn lan.
* Thuốc lợi tiểu:
- Tác dụng: Thải muối và nước làm giảm bớt ứ trệ tuần hoàn.
- Thuốc thường dùng:
+ Nhóm thải trừ Kali:


7

Furosemit: ống tiêm 0,02 gam. Viên uống 0,04 gam
Hypothiazit: Viên uống 0,025 gam.
+ Nhóm không thải trừ Kali:
Spironolacton (BD: Aldacton , Diatensec…) viên uống 50 mg, 75 mg
hoặc 100 mg.

- Lưu ý: Khi dùng lợi tiểu thải trừ Kali phải đề phòng hạ Kali máu và bù
Kali cho bệnh nhân. Nên dùng thuốc vào buổi sáng để tránh mất ngủ vì đái đêm.
* Thuốc giãn mạch:
- Tác dụng: Gây giãn các tĩnh mạch (làm giảm tiền gánh cho tim) hoặc
giãn các động mạch (làm giảm hậu gánh cho tim) hoặc cả hai.
- Thuốc thường dùng:
+ Nhóm Nitrat:
Risordan viên 5 mg.
Lenitral viên 2,5 mg.
+ Nhóm ức chế men chuyển:
Captopril viên 25 mg; 50 mg
Enalapril viên 5 mg; 10 mg ( BD: Renitec, Ednyt...)
Perindopril viên 4 mg ( BD: Coversyl )
1.2. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
1.2.1.Thực hiện chăm sóc
* Cải thiện tưới máu tổ chức bằng các biện pháp:
- Để người bệnh nằm nghỉ, tránh các hoạt động gắng sức.
Tuy nhiên cần khuyên NB vận động nhẹ nhàng các chi để phòng biến
chứng tắc mạch.
- Thực hiện y lệnh thuốc trợ tim.
Chú ý theo dõi tần số tim và tác dụng phụ của thuốc.
- Thực hiện y lệnh thuốc giãn mạch.
Chú ý theo dõi huyết áp và tác dụng phụ của thuốc.


8

- Cung cấp cho bệnh nhân chế độ dinh dưỡng phù hợp không làm tăng
gánh nặng cho tim như: Giảm calo. Giảm muối, nước. ăn ít một, thức ăn dễ hấp
thu.

* Cải thiện trao đổi khí ở phổi bằng các biện pháp :
- Cho người bệnh nằm nghỉ ở tư thế nửa ngồi.
- Nếu người bệnh có cơn khó thở kịch phát về đêm thì ngay từ đầu tối
khuyên người bệnh nằm ngủ ở tư thế nửa ngồi.
- Thực hiện y |ệnh thuốc lợi tiểu. Chú ý cho NB uống vào buổi sáng để
tránh mất ngủ do đái đêm. Theo dõi các biểu hiện thiếu Kali máu và khuyến
khích người bệnh ăn các loại rau quả chứa nhiều Kali.
- Cho người bệnh thở oxy khi có y lệnh.
* Giảm ứ trệ tuần hoàn ngoại biên bằng các biện pháp:
- Chế độ ăn hạn chế muối:
+ Từ 1 – 2 gam NaCl/ngày khi có phù nhẹ.
+ Dưới 1 gam NaCl/ngày khi có phù nhiều, hoặc có tổn thương thận kết
hợp.
+ Chỉ 0,3 gam NaCl/ngày khi suy tim quá nặng ( cho ăn cơm đường, sữa
đậu nành)
- Hạn chế dịch và nước uống vào. Lượng nước vào cơ thể được tính bằng
lượng tiểu 24h + 300ml. Nên phải theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày.
- Thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu, chú ý bù đủ Kali.
* Giáo dục sức khỏe:
- Giáo dục cho người bệnh hiểu về suy tim như: các biểu hiện của suy tim,
các yếu tố gây suy tim hoặc làm tăng nặng suy tim, cách điều trị suy tim.
- Loại bỏ tất cả các hoạt động gắng sức, nếu là phụ nữ thì không sinh đẻ
khi đã suy tim. Tránh hoặc hạn chế đến mức tối đa các sang chấn. Không dùng
các chất kích thích tim mạch (thuốc lá, bia, rượu...).


9

- Thuyết phục người bệnh điều trị suy tim suốt đời theo hướng dẫn của
thầy thuốc. Theo dõi bệnh định kỳ tại chuyên khoa tim mạch.

- Thuyết phục người bệnh duy trì chế độ ăn hạn chế muối suốt đời (2 – 3
gam NaCl/ngày), tránh các thức ăn như dưa-cà-hành muối, đồ ăn chế biến sẵn có
nhiều muối (bánh mỳ, thịt hun khói, patê, xúc xích. Nên ăn bữa nhỏ, nhiều bữa,
chọn thức ăn dễ tiêu hóa.
- Cần đến thầy thuốc khám ngay khi thấy xuất hiện 1 trong các dấu hiệu sau:
+ Khó thở nhiều.
+ Tăng cân đột ngột.
+ Ho kéo dài.
+ Đau ngực.
+ Thay đổi tần số tim từ 20 lần / phút trở lên.
1.2.2. Đánh giá chăm sóc
Người bệnh có đạt được các mục tiêu chăm sóc đã đề ra không?
- Cải thiện được tưới máu tổ chức ?
Dựa vào: Người bệnh đỡ mệt, HA tâm thu ở mức bình thường, tần số và
nhịp tim về bình thường, lượng nước tiểu tăng...
- Cải thiện được trao trao đổi khí:
Dựa vào: Người bệnh đỡ hoặc hết khó thở, đỡ hoặc hết tím, hết ran ẩm ở
phổi...
- Đạt được cân bằng dịch, giảm ứ trệ tuần hoàn ngoại biên:
Dựa vào: Người bệnh giảm cân, hết phù, gan thu nhỏ lại...
- Người bệnh tuân thủ chế độ điều trị suốt đời theo hướng dẫn của thầy
thuốc.


10

Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Người bệnh suy tim đang điều trị tại Khoa nội Tim mạch Bệnh viện trung

ương Huế..
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu
- Người bệnh đang điều trị tại khoa.
- Người đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người có khiếm khuyết khả năng nghe nói
- Người không đồng ý tham gia phỏng vấn
- Người quá mệt không thể trả lời phỏng vấn
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 2/5/2013 đến ngày 18/5/2013 tại Khoa nội Tim mạch bệnh viện
Trung ương Huế.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu: Chọn 40 bệnh nhân suy tim đang điều trị từ ngày 2 đến ngày 5
tại Khoa nội Tim mtốt

và rất tốt (92,5%), chỉ còn 7,5% chưa làm tốt.


16

3.2.5 Thái độ hài lòng với điều dƣỡng
12,500%

Có hài lòng
Chƣa hài lòng

87,500%


Biều đồ 3.6.Thái độ hài lòng với điều dưỡng
Nhận xét:
87,5% bệnh nhân hài lòng với thái độ giao tiếp của điều dưỡng
3.3.THỰC TRANG CÔNG TÁC CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƢỠNG ĐỐI
VỚI BỆNH NHÂN SUY TIM
3.3.1. Hƣớng dẫn bệnh nhân nghỉ ngơi
Bảng 3.5. Hướng dẫn bệnh nhân nghỉ ngơi
Hƣớng dẫn bệnh nhân nghỉ ngơi

n

Tỷ lệ %

Nghỉ ngơi tại giường

35

87,5

Giảm hoạt động gắng sức

17

42,5

Nằm đầu cao khi khó thở

34

85,0


Không hướng dẫn

0

0,0

Nhận xét: Đa số các điều dưỡng đã hướng dẫn bệnh nhân nghỉ ngơi,
trong đó nghỉ ngơi tại gường chiếm 87,5% ; giảm hoạt động gắng sức (42,5%).


17

3.2.7. Hƣớng dẫn bệnh nhân tập luyện
Bảng 3.6. Hướng dẫn bệnh nhân tập luyện
Hƣớng dẫn bệnh nhân tập luyện

n

Tỷ lệ %

Xoa bóp các chi

40

100,0

Vận động nhẹ nhàng không gây mệt

19


47,5

Kê cao 2 chân khi nằm

40

100

Nhận xét: 100% bệnh nhân suy tim được hướng dẫn xoa bóp các chi
3.2.8. Theo dõi bệnh nhân hàng ngày khi nằm viện
Bảng 3.7. Theo dõi bệnh nhân hàng ngày khi nằm viện
Theo dõi bệnh nhân hàng ngày

n

Tỷ lệ %

Mạch

40

100,0

Nhiệt độ

40

100,0


Huyết áp

40

100,0

Lượng nước tiểu

31

77,5

Theo dõi khác

16

40,0

Nhận xét: 100% bệnh nhân được theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
3.2.9. Hƣớng dẫn chế độ ăn hàng ngày
Bảng 3.8. Hướng dẫn chế độ ăn hàng ngày
Hƣớng dẫn chế độ ăn hàng ngày

n

Tỷ lệ %

Ăn nhiều hoa quả có nhiều Kali như chuối,..

36


90,0

Hạn chế uống nước khi suy tim nặng, có phù

34

85,0

Ăn nhạt, hạn chế muối

39

97,5

Hướng dẫn khác

22

55,0

Nhận xét:
Ăn nhạt, hạn chế muối (97,5%), ăn nhiều hoa quả có nhiều Kali như chuối
(90,0%).


18

3.2.10. Chăm sóc tổng hợp cho bệnh nhân suy tim


87,5

Chọn thực phẩm phù hợp

92,5

Vệ sinh thân thể

100

Uống thuốc cụ thể
21,5

Tác dụng phụ của thuốc
18

Khác
0

20

40

60

80

100

Biểu đồ 3.7. Cách chăm sóc cho bệnh nhân

Nhận xét: Đa số các điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân chu đáo, 100%
được hướng dẫn uống thuốc cụ thể, hướng dẫn chăm sóc thân thể (92,5), chọn
thực phẩm phù hợp (87,5%).
3.2.11. Hƣớng dẫn cho bệnh nhân sau khi ra viện
Bảng 3.9. Hướng dẫn cho bệnh nhân sau khi ra viện
Hƣớng dẫn cho bệnh nhân sau khi ra viện

n

Tỷ lệ %

Điều trị theo đơn khi ra viện

40

100

Tái khám định kỳ

40

100

Những yếu tố làm bệnh nặng thêm

26

65,0

Các biểu hiện của bệnh


13

32,5

Hướng dẫn khác

11

27,5

Nhận xét:
100% bệnh nhân được hướng dẫn điều trị khi ra viện và nhắc nhở tái
khám định kỳ.


19

3.2.12. Mức độ hài lòng của bệnh nhân

7,500%
40,00%

52,500%

Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng

Biểu đồ 3.8. Mức độ hài lòng của bệnh nhân

Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân hài lòng và rất hài lòng chiếm 92,5%,
trong đó rất hài lòng chiếm 52,5%. Chỉ có 7,5% bệnh nhân không hài lòng


20

Chƣơng 4
BÀN LUẬN
Qua phỏng vấn điều tra 40 bệnh nhân về chăm sóc toàn diện cho bệnh
nhân suy tim tại Khoa nội tim mạch bệnh viện Trung ương Huế chúng tôi có
nhận xét và bàn luận như sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, nam có tỷ lệ bệnh suy tim (45%)
cao hơen nữ (55,0%). Qua biểu đồ 3.1 cho thấy nhóm > 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất (77,5%); trong đó nhóm > 65 tuổi có tỷ lệ 42,5%, nhóm tuổi từ 20-45 có
22,5%. Điều này cho thấy tuổi thọ trung bình của nước ta ngày càng cao và tỷ lệ
suy tim càng lớn. Nghiên cứu các tác giả khác có kết quả tương tự [3].
Bệnh nhân ở thành thị chiếm 52,5%, nông thôn 47,5% qua biểu đồ 3.3
Phần lớn bệnh nhân suy tim trong nhóm mất sức lao động chiểm tỷ lệ cao
67,5%. Những nhóm bệnh này phần nào do tuổi già và mất sức lao động nên rất
dễ suy tim .
Qua biểu đồ 3.4. cho người bệnh suy tim có điều kiện kinh tế khó khăn
chiếm 47,5%, kinh tế trung bình (37,5%) và thu nhập cao (15,0%). Có lẽ do kinh
tế của họ không được đảm bảo, vất vả trong công việc nên nhám này ít quan tâm
đến sức khỏe cũng như bệnh tật của mình.
4.2. THÁI ĐỘ GIAO TIẾP CỦA ĐIỀU DƢỠNG ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN
SUY TIM
4.2.1. Thái độ giao tiếp với bệnh nhân khi vào viện
Qua biểu đồ 3.5.cho thấy đa số bệnh nhân được đón tiếp vào khoa là tốt
và rất tốt chiếm 87,5%; trong đó thái độ rất tốt chiếm 42,5%, chỉ có 12,8% là

không tốt là do điều kiện Khoa, phòng và số lượng bệnh nhân nhập viện quá


21

đông nên việc tiếp nhận bệnh nhân và giường bệnh nhân phải chờ đợi lâu. Điều
này cho thấy y đức của nhân viên điều dưỡng khá tốt.
4.2.2. Cung cấp thông tin về bệnh suy tim
Cung cấp thông tin cho bệnh nhân về bệnh suy tim là rất cần thiết, điều
dưỡng phải có nhiệm vụ cung cấp thông tin về bệnh trong giới hạn cho phép để
bệnh nhân biết được cách phòng và chăm sóc. Do số lượng bệnh nhân quá đông
mà nhân lực điều dưỡng ít nên một số điều dưỡng chưa làm tốt công việc này,
có 15% bệnh nhân không được hướng dẫn.
4.2.3. Thái độ của điều dƣỡng khi bệnh nhân lên cơn khó thở
Trong thực tế, khó thở cấp thường là triệu chứng chính của bệnh lí tim và
phổi. Có mối liên quan chặt chẽ giữa mức độ khó thở và nguyên nhân bệnh. Khó
thở do nguyên nhân tuần hoàn dễ nhầm với nguyên nhân hô hấp do đó qua bảng
3.3 cho thấy thái độ điều dưỡng làm rất tốt chiếm tỷ lệ (57,5%), và tốt chiếm
42,5%. Không có trường hợp nào không tốt. Điều này cho thấy với những tình
huống khẩn cấp của bệnh nhân suy tim là khó thở, điều dưỡng rất quan tâm và
lo lắng cho bệnh nhân (bảng 3.3).
4.2.4. Chăm sóc về tinh thần đối với bệnh nhân
Động viên tinh thần là một trong những chăm sóc rất cần thiết cho bệnh
nhân, tinh thần thoải mái, khi đó bệnh nhân mới nhanh làm bệnh được. Ở khoa
do bệnh nhân quá đông cho một điều dưỡng chăm sóc nên có một số còn bị bỏ
sót. Có 7,5% bệnh nhân chưa được điều dưỡng động viên tình thần
4.2.5 Thái độ hài lòng với điều dƣỡng
Qua biểu đồ 3.6 cho thấy thái độ hài lòng của bệnh nhân là 87,5%, một số
chưa hài lòng chiếm 12,5%. Qua đánh giá những thái độ của điều dưỡng đối với
bệnh nhân về cung cấp thông tin, xử lý tốt tình huống bệnh nhân khó thở và

động viên an ủi tình thần ở trên đều có tỷ lệ tốt và khá tốt khá cao nên mức độ
hài lòng ở đây là 87,5% là có thể chấp nhận được.


22

4.3.THỰC TRANG CÔNG TÁC CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƢỠNG ĐỐI
VỚI BỆNH NHÂN SUY TIM
4.3.1. Hƣớng dẫn bệnh nhân nghỉ ngơi
Suy tim là bệnh cần phải nghĩ ngơi, hạn chế gắng sức, tùy theo mức độ
bệnh điều dưỡng đã hướng dẫn cách tập luyện phù hợp cho bệnh nhân. Phần lớn
bệnh nhân đang điều trị tại khoa là bệnh nặng chỉ nằm tại giường nên tỷ lệ bệnh
nhân được hướng dẫn nghỉ ngơi tại giường là 87,5% giảm hoạt động gắng sức là
36,67% do điều dưỡng bỏ sót.
4.3.2. Hƣớng dẫn bệnh nhân tập luyện
Tất cả bệnh nhân đều được hướng dẫn tập luyện. Số bệnh nhân dược
hướng dẫn xoa bóp các chi là 100% do tình trạng của bệnh suy tim, có bênh
nặng chỉ nằm tại giường nên tỷ lệ vận động chỉ được 43,33%. Bệnh nhân suy
tim thường có kèm phù nên cần kê hai chân để máu ngoại vi về tim dễ dàng hơn,
100% bệnh nhân đều được hướng dẫn về vấn đề này.
4.3.3. Theo dõi bệnh nhân hàng ngày khi nằm viện
Theo y lệnh dấu hiệu sinh tồn gồm theo dõi mạch, nhiệt độ huyết áp diều
dưỡng không thể không chấp hành, do đó qua bảng 3.7 cho thấy 100 bệnh nhân
dược theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp. Chỉ có 77,5% điều dưỡng theo dõi
lượng nước tiểu.
4.3.4. Hƣớng dẫn chế độ ăn hàng ngày
Ngoài việc điều trị thuốc, chế độ ăn phù hợp là rất quan trọng. Nếu xây
dựng khẩu phần ăn không tốt sẽ làm bệnh nặng thêm nhất là trong trường hợp
suy tim nặng, chế độ an nhạt là hết sức quan trọng, suy tim càng nặng thì lượng
muối vào cơ thể càng hạn chế. Có 90,0% bệnh nhân được hướng dẫn ăn nhạt,

hạn chế muối chiếm tỷ lệ cao nhất (97,5%) ăn nhiều hoa quả có nhiều Kali như
chuối chiếm 90%.


23

4.3.5. Chăm sóc tổng hợp cho bệnh nhân suy tim
Vệ sinh thân thể để tạo sự thoải mái cho bệnh nhân, đồng thời loại bỏ
được các ổ nhiễm trùng, đề phòng sự lây lan, nhất là những bệnh nhân bị bệnh
phổi kèm theo, cơ thể suy kiệt … Qua biểu đồ 3.7 cho thấy có 92,5% bệnh
nhân đã được điều dưỡng hướng dẫn vệ sinh thân thể. Số bệnh nhân không được
hướng dẫn là do nhu cầu cuộc sống ngày càng cao họ rất có ý thức về vấn đề
này, tự vê sinh thân thể tốt, nên điều dưỡng dựa vào yếu tố khách quan này mà
không hướng dẫn thêm. Chọn thực phẩm phù hợp chiếm 87,5%.
Trong vấn đề chăm sóc, cho bệnh nhân uống thuốc theo y lệnh, đúng liều
lượng đúng thời gian sẽ giúp bệnh nhân chóng lành bệnh đồng thời hạn chế
được tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Kết quả cho thấy 100% điều
dưỡng đã hướng dẫn uống thuốc cụ thể.
Tỷ lệ lượng bệnh nhân cho một điều dưỡng là quá thấp ( bệnh nhân quá
đông mà điều dược không đủ cung ứng) nên chăm sóc điều dưỡng thực sự chưa
chú ý đến vấn đề giải thích tác dụng phụ của thuốc. Có 21,5% bệnh nhân không
được điều dưỡng giải thích về tác dụng phụ của thuốc.
4.3.6. Hƣớng dẫn cho bệnh nhân sau khi ra viện
Theo dõi bệnh nhân là điều không thể thiếu của điều dưỡng để phát hiện
các dấu hiệu nặng lên của bệnh nhân để báo cáo bác sĩ ở khoa, đã có 100% bệnh
nhân được theo dõi.
Suy tim là một trong những biến chứng của nhiều bệnh, bệnh diễn tiến
dai dẳng, bệnh nhân ra vào viện nhiều lần vì vậy có một số bệnh nhân đã biết
được triệu chứng bệnh của mình, điều dưỡng dựa vào yếu tốt khách quan này n4
3.3.7. Hƣớng dẫn cho bệnh nhân sau khi ra viện

Bệnh nhân được hướng dẫn kỷ lưỡng sau khi ra viện trong đó 100% điều
trị theo đơn khi ra viện; 100% được nhắc nhở tái khám, 65% được hướng dẫn
những yếu tố làm bệnh nặng thêm; hướng dẫn các biểu hiện của bệnh suy tim
(32,5%).


24

4.3.8. Mức độ hài lòng của bệnh nhân
Đa số bệnh nhân suy tim đang được điều trị tại khoa Nội Tim Mạch bệnh
viện Trung Ương Huế hài lòng với công tác chăm sóc của điều dưỡng chiếm tỷ
lệ 92,5% trong đó rất hài lòng chiếm 52,5%; hài lòng 40% và chỉ có 7,5% không
hài lòng. Các yếu tố chủ yếu làm giảm sự hài lòng của người bệnh đó là giường
nằm không đủ nên xếp 2 người bệnh nằm chung một giường, môi trường nóng,
ồn ào do người nhà thăm nuôi .


25

KẾT LUẬN
Qua phỏng vấn điều tra 40 bệnh nhân về chăm sóc toàn diện cho bệnh
nhân suy tim tại Khoa nội tim mạch bệnh viện Trung ương Huế chúng tôi có kết
luận như sau:
1. Thái độ giao tiếp của điều dƣỡng đối với bệnh nhân suy tim
- 87,5% điều dưỡng có thái độ tốt và rất tốt về giao tiếp với bệnh nhân.
- 100% điều dưỡng có thái độ rất tốt và tốt khi bệnh nhân lên cơn khó thở
- 92,5% điều dưỡng đã làm tốt và rất tốt cho chăm sóc tinh thần cho bệnh
nhân.
-87,5% bệnh nhân hài lòng với thái độ giao tiếp của điều dưỡng
2. Thực trạng công tác chăm sóc của điều dƣỡng đối với bệnh nhân suy tim

+ Hướng dẫn bệnh nhân nghỉ ngơi
-87,5% nghỉ ngơi tại giường, 42,5 giảm hoạt động gắng sức, 85% nằm
đầu cao khi khó thở
+ Hướng dẫn bệnh nhân tập luyện
- 100% xoa bóp các chi; 47,5 vận động nhẹ nhàng không gây mệt
- 100% kê cao 2 chân khi nằm
+ Theo dõi bệnh nhân hàng ngày khi nằm viện
- 100% theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp
- 77,5% theo dõi nước tiểu
+ Hướng dẫn chế độ ăn hàng ngày
- 90% ăn nhiều hoa quả có nhiều Kali như chuối, cam
- 85% hạn chế uống nước khi suy tim nặng, có phù.
- 97,5% ăn nhạt, hạn chế muối
+ Chăm sóc tổng hợp cho bệnh nhân suy tim
- 100% uống thuốc cụ thể; 92,5% vệ sinh than thể; 87,5% chọn
thực phẩm phù hợp; 21,5% tác dụng phụ.


26

+ Hướng dẫn cho bệnh nhân sau khi ra viện
- 100% Điều trị theo đơn khi ra viện và tái khám định kỳ.
- 65% những yếu tố làm bệnh nặng thêm
- 32% biểu hiện của bệnh
+ Mức độ hài lòng
- 92,5% bệnh nhan hài lòng và rất hài lòng.


27


KIẾN NGHỊ
Qua phỏng vấn điều tra 40 bệnh nhân về chăm sóc toàn diện cho bệnh
nhân suy tim tại Khoa nội tim mạch bệnh viện Trung ương Huế chúng tôi có kết
luận như sau:
- Đào tạo thường xuyên cho cán bộ y tế về kỷ năng giáo tiếp với bệnh
nhân.
- Lập chương trình đào tạo thường xuyên cho điều dưỡng để họ có thời
gian chăm sóc toàn diện hơn.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho điều dưỡng trẻ tuổi
- Quan tâm công tác động viên người bệnh. Bệnh viện cần có giải pháp
tích cực để giải quyết tình trạng quá tải như hiện nay.


28

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn An, Nguyễn Thị Kim Hoa ( 2008) , Điều dưỡng nội tập 1, NXB
Y học Hà Nội
2. Bộ y tế (2001), Tài liệu “Quy chế bệnh viện”, Quy chế chăm sóc toàn
diện, NXB Giáo dục Hà Nội.
3. Hồ Thị Phƣơng Hạnh, Trần Thị Thúy Vinh và cs (2010) “Tìm hiểu yếu
tố thuận lợi gây suy tim tiến triển ở bệnh nhân điều trị tại khoa nội Tim
Mạch bệnh viện Trung ương Huế”, Hội thảo khoa học Điều dưỡng khu
vực miền Trung mở rộng năm 2010. Tr.262-270.
4. Huỳnh Văn Minh (2005), “Suy tim”, Giáo trình Đại học – Bệnh lý tim
mạch, tập I, Trường Đại Học Y Khoa Huế.
5. Chủ nhiệm Phan Cảnh Chƣơng (2006), “Chăm sóc người bệnh toàn
diện” phòng ĐD BV TW Huế.



29

PHIẾU ĐIỀU TRA
(Đánh giá thực tại chăm sóc toàn diện bệnh nhân suy tim tại Khoa Nội Tim Mạch
Bệnh viện Trung Ƣơng Huế)
A. PHẦN HÀNH CHÍNH
Họ và tên:
Tuổi:
 a. 20 - 40
 b. 45 – 65
 c. >65
Giới:
 a. Nam
 b. Nữ
Địa chỉ:
 a. Thành thị
 b. Nông thôn
Điều kiện kinh tế:
 a. Thu nhập thấp
 b. Trung bình
 c. Cao
<1.500.000
>1.500.000  3.000.000
>
3.000.000/người/tháng
B. CÁC NỘI DUNG CẦN KHẢO SÁT
1. Khi vào khoa, ông (bà) được Điều dưỡng đón tiếp như thế nào?
 a. Rất tốt
 b. Tốt
 c. Không tốt

2. Điều dưỡng có cung cấp thong tin cho ông (bà) về bệnh suy tim ra sao?
 a. Rất tốt
 b. Tốt
 c. Không tốt
3. Điều dưỡng có đến ngay khi ông (bà) có cơn khó thở không?
 a. Rất tốt
 b. Tốt
 c. Không tốt
4. Trong khi nằm viện ông (bà) có được điều dưỡng động viên, an ủi tinh thần
không?
 a. Rất tốt
 b. Tốt
 c. Không tốt
5. Trong khi nằm viện ông (bà) có hài long với thái độ giao tiếp của Điều dưỡng ở
đây không?
 a. Có
 b. Không
6. Điều dưỡng hướng dẫn ông (bà) nghỉ ngơi như thế nào?
 a. Nghỉ ngơi tại giường
 b. Giảm hoạt động gắng sức
 c. Nằm đầu cao khi khó thở
 d. Không hướng dẫn



×