Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC SAU MỖ GÃY XƯƠNG CẲNG CHÂN TẠI KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.88 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
KHOA ĐIỀU DƯỠNG

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC SAU MỖ GÃY XƯƠNG
CẲNG CHÂN TẠI KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
*****
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ths.BS Đào Nguyễn Diệu Trang Phan Thanh Nam

Huế, tháng 5 năm 2014
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô khoa Điều Dưỡng Trường Đại Học
Y Dược Huế đã tận tình giúp đỡ trong đợt thực tế
tốt nghiệp, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn trục tiếp
Ths-Bs Đào Nguyễn Diệu Trang.
Khoa ngoại chấn Thương- Bỏng Bệnh viện
Trung Ương Huế.
Sự hợp tác của bệnh nhân, tạo điều cho việc
thực hiện đề tài thực tế tốt nghiệp một cách tốt
nhất.
Qua đề tài này,Tôi rất mong quí Thầy cô và
đồng nghiêp góp ý,giúp đỡ để được hoàn chỉnh
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Phan Thanh Nam
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy xương cẳng chân khá phổ biến ở Việt nam, là một tổn thương không đơn
giản như nhiều người đã nghĩ. Thông thường một trường hợp gãy hở cẳng chân nếu


tiến triển tốt cũng mất tám tháng đến một năm để lành xương. Có những trường
hợp nhiễm trùng quá nặng phải cắt bỏ cẳng chân, gây tàn phế suốt đời.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) và ngân hàng thế giới (WB) thì mỗi năm
thế giới có hơn 1,2 triệu người chết vì tai nạn giao thông đường bộ. Thống kê
cho thấy có khoảng 50 triệu người bị thương trong các tai nạn đó.
Hiện nay, ở nước ta cùng với sự phát triển kinh tế, sự bùng nổ của các
phương tiện giao thông tăng lên cả về số lượng và quy mô. Vì vậy trong những
năm gần đây số lượng tai nạn giao thông ngày càng tăng cộng thêm tai nạn lao
động, tai nạn sinh hoạt làm cho khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình ở khắp nơi
trở nên quá tải. Hậu quả của các tai nạn đó phần lớn là gãy xương, trong đó gãy
xương cẳng chân chiếm > 15%. Hầu hết nạn nhân thường gặp trong độ tuổi lao
động, nam nhiều hơn nữ.
Ngày nay có nhiều phương pháp điều trị gãy xương từ bảo tồn đến phẫu
thuật, để trả lại chức năng bình thường cho chân:
Xương cẳng chân điều trị bảo tồn với bó bột trong trường hợp gãy đơn giản
không hoặc ít bị di lệch. Những trường hợp gãy không vững, gãy thấu khớp, gãy
hở đến sớm, gãy di lệch nhiều bó bột thất bại không thể điều trị bảo tồn thì cần
chỉ định phẩu thuật mổ kết hợp xương.
Bên cạnh các phương pháp điều trị, việc chăm sóc sau mổ của điều dưỡng
viên cũng đóng góp một phần quan trọng. Công tác chăm sóc sau mổ như thay
băng vết mổ, hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng chi sau mổ thao tác
không đúng kĩ thuật là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng nguy
hiểm. Chính vì thế, trong chăm sóc sau mổ kết hợp xương cẳng chân đòi hỏi
người điều dưỡng viên phải có trình độ chuyên môn giỏi, kỹ năng thực hành
thành thạo để góp một phần vào việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người
1
bệnh. Được như vậy, hàng năm xã hội và gia đình giảm bớt một phần do biến
chứng của gãy xương gây ra.
Đã có nhiều đề tài y khoa nghiên cứu về đặt điểm lâm sàng và kết quả
trong điều trị gãy xương cẳng chân, nhưng rất ít đề tài nghiên cứu về công tác

chăm sóc điều dưỡng. do vậy, để góp phần chăm sóc, theo dõi tốt hơn những
bệnh nhân phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân tại bệnh viện Trung Ương Huế.
Chính vì vậy, tôi tiến hành chọn đề tài:
“ Đánh giá kết quả chăn sóc sau mỗ gãy xương cẳng chân tại khoa
Ngoại chấn thương – Bỏng, bệnh viện Trung Ương Huế” nhằm mục tiêu:
Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân sau mổ kết hợp xương cẳng chân.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG:
1.1.1. Định nghĩa:
Gãy thân xương cẳng chân là gãy xương chày từ dưới hai lồi cầu xương
chày đến mắc cá trong và ngoài (có hoặc không có kèm theo xương mác).
1.1.2. Triệu chứng lâm sàng.
* Gãy thân xương cẳng chân:
- Đau nhói rất nhiều, nạn nhân không đứng dậy được.
- Nhìn thấy rõ di lệch kinh điển, ngắn chi, bàn chân xoay ngoài, gập góc ra
sau hoặc ra trước.
- Sờ và nhìn thấy đầu nhọn xương gãy nhô gồ dưới da mặt trong cẳng chân.
Sờ nắn nhẹ nhàng từ trên xuống dưới theo gờ (bờ trước) xương chày, thấy rõ
chỗ gián đoạn, vị trí gãy đau chói, đôi khi còn cảm giác được tiếng lạo xạo của
xương gãy.
Bấy nhiêu triệu chứng đủ cho ta định bệnh gãy xương cẳng chân.
- Nếu đến muộn vài giờ sau tai nạn, nhất là ở loại gãy 1/3 trên xương chày,
các triệu chứng trên bị sưng nề che lấp, song đau chói và mất liên tục xương vẫn
thấy rõ. Điểm quan trọng ở đây là chú ý đến biến chứng chèn ép khoang, bằng
cách tìm thêm ngay mạch cổ chân, độ căng của bắp cơ cẳng chân, cảm giác và
vận động các ngón chân.
- Vết tím và bọng nước ở da cẳng chân tăng thêm phần đe dọa chèn ép
khoang.

1.1.3. Biến chứng:
1.1.3.1. Trước phẩu thuật
* Gãy xương cẳng chân:
- Choáng chấn thương: Ít xảy ra ở gãy thân xương cẳng chân
- Chèn ép khoang rất hay gặp, dễ xuất hiện với gãy 1/3 trên cẳng chân sát
mâm chày, gãy nhiều mảnh, gãy xoắn, cũng có thể xảy ra ở 1/3 giữa.
3
- Gãy cổ xương mác làm liệt thần kinh hông khoeo ngoài.
- Biến chứng vết thương loét da hở ổ gãy thường thấy trong gãy xương cổ chân.
Khớp giả,biến chứng muộn thường do nguyên nhân tại chổ như
_ Gãy ba đoạn ,mạch máu không nuôi dưỡng kịp đoạn lớn
Xương mác liền nhanh, trong khi xương chày chưa kịp liền nhau*hai
đoạn xương chày càng xa nhau,làm chậm ,hoặc cản trở xương chày
Không cho bệnh nhân đi đứng sớm với bột để tạo sưc ép hai mặt gãy
Can lệch can xấu, gồ đau khi va chạm
1.1.3.2. Các biến chứng trong thời gian hậu phẫu kết hợp xương thân xương
cẳng chân:
+ Nhiễm trùng vết mổ: Là sau mổ mọi tình trạng tiết dịch ở vết thương dù
sớm hay muộn, dù ít hay nhiều, nếu nuôi cấy vi khuẩn mọc đều được xem là vết
mổ có nhiễm khuẩn.
+ Nhiễm trùng chân đinh: Với hình thức viêm tổ chức da và dưới da quanh
chân đinh, khi phát hiện nên sát trùng, làm sạch tại chỗ thường cho kết quả tốt.
Nếu nặng hơn cần rút đinh và chuyển qua cách điều trị khác.
+ Sưng nề chèn ép, hoại tử: Do thiếu dưỡng, cần kê cao chi sau phẫu thuật
để tránh phù nề và vận động sớm để tăng lưu lượng tuần hoàn.
1.1.3.3. Các biến chứng sau thời gian hậu phẫu kết hợp xương thân xương cẳng
chân
+ Gập góc: Do cố định không đúng cách.
+ Xoay trục: Sau mổ nên để cố định tạm thời tăng cường nhằm chống xoay.
+ Hạn chế vận động: Thường do gãy gần khớp hay tháo khớp kèm tổn

thương gân.
+ Cứng khớp: Do hạn chế vận động.
+ Viêm xương: Thường do gãy hở có tổn thương phần mềm.
+ Can xương xấu, lệch: Gây chèn ép và hạn chế vận động.
+ Chậm liền xương.
+ Không liền xương, khớp giả: Thường do mất đoạn xương, cố định không vững.
4
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự liền xương:
- Yếu tố tại chỗ:
+ Sự sửa xương: Hai đầu xương càng gần nhau thì càng nhanh lành hơn.
+ Bất động xương: Càng vững chắc xương càng nhanh lành.
+ Khối máu tụ: Là tiền đề là nền tảng cho sự tạo lập can xương.
Sức ép: Nếu ép vừa phải sinh ra sự tạo xương, nếu ép quá mạnh sinh ra sự
hủy xương và tạo mô sụn.
Mô mềm: Bị tổn thương nhiều can xương sẽ lâu lành thành lập.
Yếu tố nhiễm khuẩn: Là yếu tố bất lợi cho sự liền xương.
- Yếu tố tổng quát: Nội tiết tố, tuổi, tổng trạng, hệ thần kinh Nói chung
các yếu tố này góp phần vào tổng quan của sự liền xương.
1.1.5. Các phương pháp phục hồi chức năng:
Trước tiên cần xác định ngày bị chấn thương, ngày điều trị, cơ chế chấn
thương để tiên lượng khi phục hồi.
Tập vận động với các động tác:
+ Co duỗi khớp gối và khớp cổ chân, luyện tập cơ khớp nhẹ nhàng trong
biên độ không đau.
+ Kê chân cao, xoa bóp nhẹ nhàng chống phù nề sau mổ và tăng lưu thôn
máu.
+ Vận động tích cực thân thể và của chi bị gãy.
+ Luyện tập có chương trình do chuyên viên vật lý trị liệu.
+ Phải tập ngay khi bệnh nhân ra khỏi ảnh hưởng của gây mê, gây tê.
+ Khi tập luyện cần thoải mái về tinh thần lẫn thể xác.

1.2. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI:
1.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Chẩn đoán xác định gãy xương dựa vào các tiêu chuẩn:
- Triệu chứng lâm sàng.
- Xương cẳng chân: chụp phim XQ xương chẳng chân thẳng, nghiêng.
5
1.2.2. Phân loại:
Tùy theo vị trí ổ gãy ở đoạn nào của xương cẳng chân mà người ta gọi tên.
Ngoài ra còn phân loại theo gãy kín và gãy hở.
1.3. ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC
1.3.1. Điều trị
Điều trị gãy xương cẳng chân qui tụ vào điều trị xương chày. Xương
mác rất ít khi không lành, và nếu còn di lệch khi lành cũng không sao, vì khi
đứng chỉ chống lên xương chày.
Mục đích điều trị gãy xương chày là lành xương không ngắn chi, không di
lệch xoay, không cứng khớp gối và khớp cổ chân, không bàn chân ngựa. Bệnh
nhân đi lại, ngồi đứng dễ dàng, chỉnh can gồ loại bỏ mặc cảm tâm lý bệnh nhân.
- Kéo tạ
+ Dùng đinh Steinmann xuyên qua phần sau xương gót, để kéo liên tục
chân bệnh nhân trên khung Braun, cho các trường hợp gãy không vững, di lệch
nhiều.
+ Kéo tạ sửa được di lệch chồng, gấp góc, xoay ngoài và một phần nào xê
dịch ngang với trọng lượng tạ phù hợp.
+ Tạ kéo bắt đầu từ 1/10 trọng lượng cơ thể và tăng dần mỗi giờ sau đó. So
sánh chiều dài cẳng chân bình thường. Kéo tạ cho tới khi có can lâm sàng thì có
thể bỏ bột để thu ngắn thời gian nằm trên giường. Thường kéo tạ trong 4-6 tuần.
Trong thời gian kéo tạ phải cho bệnh nhân tập vật lý trị liệu, giữ sức khỏe tổng
thể và ngăn ngừa teo cơ cẳng chân, bàn chân ngựa.
- Bó bột
Sau bó bột đùi- bàn chân nên đặt chân lên cao từ 3-4 ngày để tránh phù nề,

phòng ngừa chèn ép do bột nên xẻ dọc bột. Sau 3 tuần, cho bệnh nhân đi nạng
chống chân đau ngay. Bột giữ 6-8 tuần, cho kiểm tra X quang và tập vật lý trị liệu.
- Phẫu thuật
+ Đóng đinh nội tủy có chốt chống xoay
+ Nẹp vis
+ Đóng đinh Rush
6
+ Cố định ngoài
Ngoài việc để chân cao chống phù nề sau mổ, vận động tích cực của thân
thể và của chi bị gãy rất cần thiết để bổ sung kết quả tốt cho cuộc mổ. Luyện tập
có chương trình, do chuyên viên vật lý trị liệu, phải bắt tập ngay khi bệnh nhân
ra khỏi ảnh hưởng của gây mê, gây tê. Luyện tập cơ khớp nhẹ nhàng trong biên
độ không đau.
Ưu điểm tuyệt đối của phẫu thuật là xương lành the ý muốn của người
điều trị, khớp không bị cứng, người bệnh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.
Song nguy cơ nhiễm trùng khi mổ không đảm bảo vô trùng ở môi trường phẫu
thuật chung
1.3.2 Chăm sóc hậu phẩu xương cẳng chân
1.3.2.1. Duy trì sức mạnh và vận động, tiến độ trong hoạt động
Một mục tiêu trong chăm sóc bệnh nhân chấn thương là ngăn chặn sự mất
vận động và trương lực cơ. Điều này không chỉ ở phần gãy mà toàn bộ cơ thể.
1.3.2.2 Chăm sóc tại chổ và cơn đau
Bệnh nhân thường đau nhiều ở chổ gãy, phù nề chèn ép làm tổn thương
phần mềm kế cận, co thắt ở vùng tổn thương.Đau liên tục và co thắt cơ có thể
gây ra stress quá mức lên đoạn gãy và làm chậm lại quá trình nắn gãy.
1.3.2.3 Chế độ ăn
Chế độ dinh dưỡng thật sự cần thiết cho bệnh nhân sau gãy xương bao
gồm: trái cây, rau, protein và vitamine dể nâng cao sức đè kháng góp phần làm
xương mau lành.
1.3.2.4 Hoạt động của bệnh nhân

Sự hoạt động bệnh nhân bị phá vỡ giới han tùy thuộc vào loại và vị trí gãy,
phương pháp nắn và bất động. Phải xác định mức độ vận động và chế độ tập
luyện.
7
1.3.2.5 Duy trì chức năng thần kinh mạch máu và tưới máu mô
Theo dõi và phát hiện thương tổn thần kinh mạch máu, cần phải thực hiện
mội môt giờ trong giai đoạn đầu của gãy xương. Có xuuaats hiên rối loạn tuần
hoàn, cảm giác phải báo cáo ngay lập tức.
1.3.2.6 Duy trì tính toàn vẹn của da
Phải phòng ngừa thương tổn da vì ảnh hưởng đến sự lành vết thương. Da
phải được theo dõi hằng ngày bởi các dấu hiệu chèn ép, thay đổi màu sắc (đỏ,
tái……) ấm hay lạnh vùng da tái, trong khi vận chuyển tránh làm xây xát
1.3.2.7 Tăng cường tự chăm sóc và chăm sóc tại nhà
Khi tiến triển bệnh tốt, đau giảm dần, bệnh nhân muốn biết những việc làm
cần thiêt khi về nhà. Cách dể dàng và hiệu quả nhất để hướng dẫn chobeenhj
nhân tự chăm sóc là cho họ tự hoạt động lấy những điều cần phải làm trong giới
hạn cho phép của liệu trình điều trị, sử dụng các thiết bị hỗ trợ thích hợp trong
thời gian năm viện.
8
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng
- Số bệnh nhân: 30 bệnh nhân nam và nữ được chẩn đoán gãy xương cẳng
chân, chọn ngẫu nhiên.
- Độ tuổi >=15 tuổi.
2.1.2. Địa điểm
Tại khoa Ngoại chấn thương - bỏng bệnh viện Trung Ương Huế.
2.1.3. Thời gian:
- Từ ngày 21/04/2014 đến ngày 09/05/2014

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang qua phỏng vấn, hồi cứu trên bệnh án.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu:
- Chọn tất cả các bệnh nhân gãy xương cẳng chân.
- Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít, đinh nội tủy.
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu:
- Công cụ thu thập số liệu: phiếu đánh giá, bệnh án.
- Phương pháp thu thập số liệu: Tiến hành theo dõi chăm sóc và phỏng vấn
đối tượng theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn và hồi cứu hồ sơ bệnh án.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu:
Theo phương pháp thống kê y học.
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:
- Đặc điểm tuổi
- Đặc điểm giới tính
- Nguyên nhân tai nạn
9
2.3.2. Đánh giá quá trình chăm sóc sau mổ:
- Về sự hồi tỉnh sau mổ
- Chăm sóc toàn thân
+ Tư thế
+ Dấu hiệu sống
- Thực hiện y lệnh
- Thực hiện vệ sinh thân thể
- Về giấc ngủ của bệnh nhân sau mổ
- Chăm sóc – theo dõi dịch qua ống dẫn lưu
- Theo dõi tuần hoàn chi mổ
- Chăm sóc vết mổ
+ Thay băng

+ Cắt chỉ
- Về dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ
- Chế độ luyện tập sau mổ
- Về thời gian điều trị vết mổ
10
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN
3.1.1. Tỉ lệ giới của mẫu nghiên cứu:
Biểu đồ 1: Phân bố bệnh nhân theo giới
Nhận xét: Nam chiếm nhiều hơn nữ với tỉ lệ nam 73,33% và nữ 26,67%
3.1.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
15-30 14 46,67%
31-45 5 16,67%
46-60 4 13,33%
61-80 6 20,00%
> 80 1 3,33%
Nhận xét: Nhóm tuổi từ 15 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,67%. Bệnh
nhân có độ tuổi trên 80 tuổi có tỷ lệ thấp nhất là 3,33%.
11
3.1.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu:
Biểu đồ 2: Phân bố trình độ học vấn của bệnh nhân
Nhận xét: Trình độ học vấn của bệnh nhân cấp 2 trở xuống chiếm 56.67%, cấp
3 trở lên chiếm 43.33%.
3.1.4. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 2: Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Cán bộ, hưu trí 5 16.66%

Học sinh, sinh viên 12 40%
Công nhân 5 16,68%
Nông dân 7 23.33%
Nội trợ 1 3,33%
Tổng cộng 30 100%
Nhận xét: Nhóm có tỷ lệ cao nhất là cán bộ hưu trí, học sinh sinh viên, công
nhân và nông dân là 96,67%, nhóm nội trợ chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,33%.
12
3.1.5. Nguyên nhân gây tai nạn:
Bảng 3: Nguyên nhân gây tai nạn
Nguyên nhân Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Tai nạn giao thông 22 73,33%
Tai nạn sinh hoạt 6 20%
Tai nạn lao động 2 6,67%
Tổng cộng 30 100%
Nhận xét: Nguyên nhân gãy thân xương đùi và xương cẳng chân do tai nạn giao
thông chiếm tỷ lệ 73,33% cao hơn hẳn so với các nhóm khác, tai nạn sinh hoạt
chiếm 20%, tai nạn lao động chiếm 6,67%.
3.1.6. Thời gian bị chấn thương cho đến lúc phẫu thuật:
Biểu đồ 3: Thời gian từ khi bị chấn thương cho đến lúc phẫu thuật
Nhận xét: Thời gian từ lúc bị chấn thương cho đến lúc phẫu thuật trên 24 giờ
chiếm đa số với tỷ lệ 83.34 %. Thời gian từ 6 đến 24 giờ chiếm tỷ lệ thấp nhất
6.67%
13
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC SAU MỔ:
3.2.1. Theo dõi dấu hiệu sống:
3.2.1.1. Trong ba giờ đầu theo dõi 1 giờ 1 lần.
Bảng 4: Trong ba giờ đầu theo dõi 1 giờ 1 lần
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn Mạch Nhiệt Huyết áp Nhịp thở
Bình thường 21 30 26 30

Bất thường 9 0 4 0
Tổng cộng 30 30 30 30
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong ba giờ đầu có 9
bệnh nhân bất thường về mạch, nhanh hơn bình thường (trên 90 lần/phút) và có
4 bênh nhân có dấu hiệu bất thường về huyết áp.
3.2.1.2. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong 24 giờ tiếp theo 2 giờ/lần:
Bảng 5: Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong 24 giờ tiếp theo 2 giờ/lần
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn Mạch Nhiệt Huyết áp Nhịp thở
Bình thường 30 30 30 30
Bất thường 0 0 0 0
Nhận xét: Điều dưỡng vẫn tiếp tục theo dõi sát bệnh nhân đến 24 giờ sau và mỗi
2 giờ một lần. Trong 30 bệnh nhân được theo dõi, dấu hiệu sinh tồn đều ổn định.
3.2.1.3. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 6 giờ/lần trong những ngày tiếp theo
Bảng 6: Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 6 giờ/lần trong những ngày tiếp theo
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn Mạch Nhiệt Huyết áp Nhịp thở
Bình thường 30 30 30 30
Bất thường 0 0 0 0
Nhận xét: Qua bảng kết quả trên, ngày thứ hai, thứ ba và những ngày sau 30
bệnh nhân có dấu hiệu sống trong giới hạn bình thường.
14
3.2.2. Thực hiện y lệnh thuốc:
Bảng 7: Thực hiện y lệnh thuốc
Thời gian Có Không
Ngày 1, 2 30 0
Ngày 3, 4 30 0
Ngày 5, 6 30 0
Ngày 7, 8 30 0
Ngày 9, 10 30 0
Nhận xét: 100% bệnh nhân được thực hiện y lệnh thuốc đầy đủ, đúng liều
lượng, đúng thời gian chưa có tai biến gì xảy ra.

3.2.3. Thơi gian rút ống dẫn lưu:
Bảng 8:Thời gian rút ống dẫn lưu
Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Có dẫn lưu 12 40
Trước 24h 5 16,66
Từ 24h đến 48h 24 80
Sau 48h 1 3.44

Nhận xét: Có 40% bệnh nhân được đặt ống dẵn lưu sau mổ và đa số được rút
ống dẵn lưu trong khoảng thời gian từ 24h đến 48h, với tỷ lệ 80%.
3.2.4. Đánh giá tuần hoàn chi mổ:
Bảng 8: Tuần hoàn chi mổ
Tuần hoàn chi Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Lưu thông tốt 30 100%
Bị chèn ép 0 0%
Nhận xét: Trong 30 bệnh nhân được theo dõi, tuần hoàn chi lưu thông tốt 100%,
không có hiện tượng chèn ép, màu sắc không tím, bàn chân, ngón chân ấm, cử
động tốt, mạch mu chân rõ.
3.2.5. Đánh giá tình trạng vết mổ:
Bảng 9: Tình trạng vết mổ
Vết mổ khô Vết mổ nhiễm trùng
Số bệnh nhân Tỷ lệ % Số bệnh nhân Tỷ lệ %
30 96,67% 1 3,33%
15
Nhận xét: Vết mổ khô chiếm đa số với tỷ lệ 96,67%, vết mổ nhiễm trùng chiếm
tỷ lệ thấp 3,33%.
3.2.6. Đánh giá tình trạng giấc ngủ sau mổ:
Biểu đồ 4: Tình trạng giấc ngủ sau mổ
Nhận xét: Bệnh nhân ngủ ít chiếm tỷ lệ cao hơn 53.33% so với bệnh nhân ngủ
được chiếm tỷ lệ thấp hơn 20%.

16
6
8
16
3.2.7. Đánh giá cảm giác đau vết mổ:
Biều đồ 5: Phân bố cảm giác đau sau mổ
Nhận xét: Cảm giác đau từ ít đến nhiều chiếm tỷ lệ cao nhất 96,67%, không đau
chiếm tỷ lệ 3,33%.
3.2.8. Đánh giá kết quả vận động:
Bảng 11: Đánh giá kết quả vận động
Hướng dẫn tập chủ động tại giường Số bệnh nhân Tỷ lệ%
Kê chân cao 30
o
trên giàn 30 100%
Đặt bàn chân vuông góc 30 100%
Tập nhẹ các ngón chân 30 100%
Sau > 1 tháng bệnh nhân được hướng
dẫn tập đứng trên nạng, tập dậm chân
tại chỗ,hạn chế đứng trên chi mổ.
18 60%
Nhận xét: Hầu hết sau mổ kết hợp xương bệnh nhân được nhân viên phục hồi
chức năng hướng dẫn tập vận động tại giường. Tuy nhiên hướng dẫn tập luyện
sau khi xuất viện bệnh nhân ít được biết chiếm tỷ lệ 40 %.
17
3.2.9. Tình trạng ăn uống sau mổ:
Bảng 12: Tình trạng ăn uống sau mổ
Ăn uống Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Ăn không được 0 0%
Ăn được ít 5 16.67%
Ăn uống bình thường 25 83.33%

Tổng 30 100%
Nhận xét: Bệnh nhân ăn ngon miệng chiếm tỷ lệ cao 83.33%, ăn ít chiếm
16.67%, không có bệnh nhân ăn không được.
3.2.10. Tình trạng vệ sinh thân thể sau mổ:
Bảng 13: Tình trạng vệ sinh thân thể sau mổ
Vệ sinh Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Có 30 100%
Không 0 0%
Nhận xét: Tất cả bệnh nhân sau khi mổ được chăm sóc vệ sinh tốt, chiếm tỷ lệ
100%.
3.2.11. Thời gian cắt chỉ sau mổ:
Bảng 14: Thời gian cắt chỉ sau mổ
Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Ngày 3,4 0 0
Ngày 5, 6 1 3.34
Ngày 7, 8 0 0
Ngày 9, 10 29 96.66
Nhận xét: Bệnh nhân được chỉ định cắt nửa chỉ vào ngày thứ 9 và cắt hết chỉ
vào ngày thứ 10 là 96.66%.
18
3.2.12. Thời gian điều trị:
Bảng 15: Thời gian điều trị
Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Ngày 5, 6 0 0
Ngày 7, 8 0 0
Ngày 9, 10 27 90%
> 10 ngày 3 10%
Nhận xét: Đa số bệnh nhân ra viện sau 9, 10 ngày điều trị chiếm tỷ lệ 90%.
3.2.13 Sự hài lòng của bệnh nhân:
Bảng 16: Sự hài lòng của bệnh nhân

Mức độ Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Hài lòng 26 86.66%
Không hài long 4 13.33%
19
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân vào điều trị tại khoa:
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 30 bệnh nhân gãy xương cẳng
chân, trong đó có 22 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 73,33%, bệnh nhân nữ 08
chiếm tỷ lệ 26,67%. Sự phân bố giới tính bệnh nhân bị gẫy xương cẳng chân
chưa đồng đều, tỷ lệ nam/nữ là 2/1 . Theo tài liệu nghien cứu của Nguyễn Công
Trị tỷ lệ nam chiếm76.66%, nữ chiếm 23.34%. chứng tỏ chấn thương gặp ở nam
chiếm đa số. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 1.
Bên cạnh đó, độ tuổi lao động và tham gia hoạt động giao thông cũng là
một yếu tố làm gia tăng tình trạng gãy xương. Nhóm tuổi từ 15 - 45 tuổi chiếm
tỷ lệ 63,34% còn nhóm tuổi từ 61 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 23,33%. Kết quả
nghiên cứu ở biểu đồ 2 cho thấy gãy thân xương cẳng chân xảy ra nhiều ở độ
tuổi từ 15 - 45. Đây là độ tuổi tham gia lao động nhiều hơn và hoạt động nhiều
hơn ở các lứa tuổi khác nên xảy ra tai nạn nhiều hơn. Trình độ học vấn của bệnh
nhân cũng khác nhau, Điều này cho thấy ý thức tham gia giao thông va tình
hình trật tự an toàn giao thông của nước ta còn yếu kém, ngoài ra mặt bằng văn
hóa còn thấp thì sự hiểu biết về luật giao thông cũng hạn chế nhiều. Hơn nữa, an
toàn trong lao động cũng chưa được coi trọng.
Từ bảng 2, kết quả nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân là cán bộ hưu trí,
học sinh, sinh viên, công nhân nông dân chiếm tỷ lệ 96,67% cao hơn hẳn so với
nội trợ. Việc này được giải thích là nhóm người này trực tiếp làm ra sản phẩm,
là lực lượng lao động chính trong gia đình và xã hội, họ phải đi lại nhiều, lao
động nhiều nên tai nạn xảy ra đối với họ cao hơn nhóm nội trợ.
Về nguyên nhân tai nạn: Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3 bệnh nhân bị tai
nạn giao thông chiếm tỷ lệ 73,33% cao hơn các loại tai nạn khác đặc biệt ở lứa

tuổi thanh trung niên. Đây cũng là đối tượng chính của gia đình và xã hội, hơn
nữa lứa tuổi này nhận thức về an toàn giao thông còn hạn chế do sử dụng bia
rượu, đua xe nên không làm chủ được tốc độ, gây tai nạn giao thông. Tai nạn
20
sinh hoạt chiếm 20% thường gặp ở người già bị loãng xương nên dễ gãy. Tai
nạn lao động chiếm 6,67% do sử dụng phương tiện bất cẩn trong khi lao động,
chưa thực sự được quan tâm đầy đủ về an toàn lao động.
Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3 cho thấy, thời gian từ khi bị chấn thương
cho đến lúc phẫu thuật trên 24 giờ chiếm tỷ lệ 83.34%, từ 6 đến 24 giờ chiếm
3,33%, dưới 6 giờ chiếm 13.33%. Từ đó nhận thấy thời gian trên 24 giờ chiếm
tỷ lệ cao nhất vì gãy xương cẳng chân chủ yếu là gãy kín nên thường được lên
lịch mổ phiên.
4.2. Đánh giá kết quả chăm sóc sau mổ kết hợp xương thân xương cẳng
chân.
Dấu hiệu sinh tồn: kết quả nghiên cứu bảng 4 cho thấy trong 3 giờ đầu theo
dõi 1 giờ 1 lần có 9 bệnh bất thường về mạch nhanh hơn bình thường (> 90
lần/phút) và có 4 bênh nhân có dấu hiệu bất thường về huyết áp, 5 bệnh này ở độ
tuổi trên 50 tuổi, bệnh già có tiền sử tăng huyết áp, sau mổ đau hơn, tâm lý lo sợ
hơn người trẻ. Vì vậy cần theo dõi sát để báo cáo bác sĩ kịp thời. Trong 24 giờ
tiếp theo vẫn theo dõi sát 2 giờ/lần vì thuốc mê được thải hẳn sau 12 giờ, ở thời
gian này có thể có những biến chứng sau gây mê. Trong 30 bệnh nhân được theo
dõi dấu hiệu sống đều ổn định. Những ngày tiếp theo tiếp tục theo dõi dấu hiệu
sống 6 giờ/lần, qua bảng 6 ta thấy 30 bệnh nhân có dấu hiệu sống bình thường.
Theo dõi sát để phát hiện biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng vết mổ.
Tất cả 100% bệnh nhân được thực hiện y lệnh thuốc đầy đủ chưa thấy tai
biến gì xảy ra.
Sau mổ bệnh nhân thường được đặt ống dẫn lưu dịch ứ đọng tại chỗ, lượng
dịch ngày đầu thường ra nhiều, những ngày sau giảm dần, đến ngày thứ 3, 4 là
khô dịch, đó là dấu hiệu tốt cho vết mổ. Khi hay băng những ngày đầu cần lăn
nặn dịch kỹ, theo dõi màu sắc số lượng dịch dẫn lưu báo bác sĩ khi có dấu hiệu

bất thường. 100% bệnh nhân được chỉ định rút ống dẫn lưu sau 48 giờ, được
đánh giá tốt.
Theo dõi tuần hoàn chi mổ cũng hết sức quan trọng 30 bệnh nhân (100%)
được theo dõi tuần hoàn nuôi dưỡng chi mổ tốt.không có hiện tượng chèn ép .
21
Hướng dẫn kê cao chân 30
o
trên giàn, tập nhẹ nhàng các ngón chân, bệnh nhân
thực hiện tốt.
Qua nghiên cứu tình trạng vết mổ ở bảng 9, ta thấy bệnh nhân có vết mổ
khô là 29 chiếm tỷ lệ 96,67%. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do chúng ta thay
băng đúng qui trình kĩ thuật, môi trường thay băng đảm bảo vô trùng, cũng như
trong quá trình phẫu thuật tình trạng tiệt khuẩn ở phòng mổ đảm bảo vô trùng.
Trang thiết bị đầy đủ, trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của phâu thuật viên
cao là những yếu tố trực tiếp tác động trực tiếp tình trạng vết mổ. Vì vậy, vết mổ
khô chiếm tỷ lệ cao là điều dể hiểu. Vết mổ nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 3,33% chủ
yếu do các trường hợp gãy hở đén muộn, do tổn thương mô mềm rộng, lộ
xương, sự vấy bẩn từ bên ngoài vào rất lớn thì tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật
là hay mắc phải.
Sau mổ bệnh nhân thường lo lắng về bệnh, cộng thêm môi trường bệnh
viện cùng với thời tiết nóng nực của khí hậu làm bệnh nhân khó ngủ. Điều này
phù hợp với biểu đồ số 5: có 36,67% bệnh nhân không ngủ được, 50% bệnh
nhân ngủ ít được và 13,33% là ngủ được. Vì vậy, người điều dưỡng cần động
viên, hướng dẫn thân nhân, bệnh nhân giữ yên lặng sau 10 giờ, vệ sinh toàn thân
để cảm giác dễ chịu, uống sữa nóng trước khi đi ngủ để dễ ngủ hơn và thực
hiện giảm đau theo y lệnh.
Điều trị gãy xương không những tạo được sự liền xương đem lại phục hồi
vận động mà còn phục hồi cảm giác đau ở chân. Bệnh nhân có cảm giác đau từ
ít đến nhiều chiếm tỷ lệ cao nhất 29 chiếm tỷ lệ 96,67%, không đau là 1 chiếm
tỷ lệ 3,33%. Mổ kết hợp xương cẳng chân đa số dùng vật liệu để cố định xương,

bệnh nhân nằm bất động tại giường, vận động khó khăn nên sau mổ thường đau
nhiều là điều không tránh khỏi. Vì vậy, sau mổ kết hợp xương số bệnh nhân đau
chiếm tỷ lệ cao nhất. Phù hợp với kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 6.
Hầu hết sau mổ kết hợp xương bệnh nhân được nhân viên phục hồi chức
năng hướng dẫn tập vận động tại giường theo chuyên khoa của nghành. Tuy
nhiên, việc hương dẫn tập luyện sau khi xuất viện bệnh nhân ít được biết chiếm
tỷ lệ 30%, điều này rất quan trọng cho sự bảo vệ chi mổ được phục hồi tốt. Nếu
22

×