Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận môn luật thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.24 KB, 13 trang )

Nhóm 01 – Môn Luật Thương Mại Việt Nam 1
Như chúng ta đã biết, Luật thương mại là một trong những ngành luật
góp phần quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến các doanh
nghiệp, công ty trong toàn bộ nền kinh tế của nước ta. Để nắm vững hơn nữa
kiến thức về các loại hình công ty nói riêng và các chế định của ngành luật
thương mại nói chung thì nhóm chúng em xin được phép trình bày nội dung bài
tập nhóm có liên quan đến công ty trách nhiệm hữu hạn như sau: “An, Bình,
Minh góp vốn thành lập CTTNHH Đại Dương năm 2009. An góp bằng ngôi
nhà đứng tên mình, lúc đó trị giá 2 tỷ; Bình góp bằng máy móc thiết bị, trị giá 3
tỷ; Minh góp bằng tiền mặt là 4 tỷ. CTTNHH Đại Dương làm ăn tốt, mọi hoạt
động cũng như khoản nợ đều được thực hiện nghiêm chỉnh, lợi nhuận của các
thành viên được chia tương ứng với tỷ lệ vốn góp (tất cả đều góp thật, không
cam kết). Tuy nhiên, ngôi nhà mà An dùng làm tài sản góp vốn vẫn đứng tên An,
và 3 thành viên thỏa thuận bao giờ công ty yêu cầu thì An sẽ phải chuyển quyền
sở hữu cho công ty, nhưng thực tế công ty chưa yêu cầu.
Vào 1 ngày đẹp trời năm 2013, An có ngồi với 1 luật sư và được luật sư
tư vấn rằng: như vậy, lâu nay An là người bị thiệt thòi nhất, bởi vì quyền lợi
của An trong công ty vẫn tương ứng với giá trị ngôi nhà là 2 tỷ, trong khi đến
thời điểm hiện tại, ngôi nhà của An đã tăng giá lên đến 10 tỷ rồi. An thấy lời tư
vấn này có lý nên đã đến CT yêu cầu Bình và Minh:
- Hoặc phải cho An rút ngôi nhà ra, nộp vào CT 2 tỷ tiền mặt tương ứng
với giá trị phần vốn góp lâu nay của An;
- Hoặc phải sửa phần vốn góp của An là 10 tỷ tương tương với giá trị
ngôi nhà, chứ không phải 2 tỷ như lâu nay.
Bình và Minh không đồng ý yêu cầu của An, do đó An làm đơn ra Tòa án
yêu cầu giải quyết tranh chấp giữa công ty và thành viên công ty liên quan đến
tài sản góp vốn. Ở Tòa, An nói rằng đây vẫn là tài sản của mình, giấy tờ ngôi
nhà vẫn đứng tên An chứ không mang tên CT, do đó, An có quyền yêu cầu như
trên.



Nhóm 01 – Môn Luật Thương Mại Việt Nam 1
Yêu cầu:
a. Khái quát thủ tục góp vốn vào công ti
b. Xác định tư cách thành viên của An
c. Nêu cách thức giải quyết vụ việc trên”

NỘI DUNG:
I . Một số vấn đề lý luận chung về công ty trách nhiệm hữu hạn.
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty gồm không quá 50
thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
của công ty bằng tài sản của mình.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên có những đặc
điểm cơ bản sau:
- Là doanh nghiệp có không quá 50 thành viên trong suốt quá trình hoạt
động.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là một pháp nhân.
- Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của công ty bằng tài sản của mình. Các thành viên còn lại trong công ty chỉ
chịu trạch nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vốn cam kết góp mà chưa góp đủ.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phiếu để nhằm
huy động vốn.
- Phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy
định của pháp luật.
Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên phải có: Hội đồng
thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc( tổng giám đốc). Khi công ty
có trên 11 thành viên thì phải có ban kiểm soát của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.



Nhóm 01 – Môn Luật Thương Mại Việt Nam 1
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu ( gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu
công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi vốn điều lệ.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành vien có những đặc điểm sau đây:
-Do một thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu.
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn.
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu được thực hiện theo
quy định của pháp luật.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân.
- Không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn vào trong công ty.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân thì chủ sở
hữu đồng thời là Chủ tịch công ty( tổng giám đốc) và là người đại diện theo
pháp luật của công ty.
II. Giải quyết tình huống thực tế.
1. Khái quát thủ tục góp vốn vào công ti.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005, “Góp vốn là việc đưa
tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của
công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết
kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo
thành vốn của công ty”
Theo như đề bài, An, Bình, Minh cùng nhau góp vốn thành lập Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Đại Dương (với ba thành viên) nên nhóm em chỉ đưa ra
thủ tục góp vốn vào công ty khi thành lập công ty. Cụ thể như sau:
BƯỚC 1: Xác định đối tượng góp vốn
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, tất cả các tổ chức là
pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân



Nhóm 01 – Môn Luật Thương Mại Việt Nam 1
biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch, nơi cư
trú,.. nếu không thuộc đối tượng bị cấm theo quy định tại Điều 13 Luật Doanh
nghiệp 2005 đều có quyền góp vốn với mức không hạn chế tại doanh nghiệp
theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra các trường hợp sau đây cũng
không được góp vốn:
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ/chồng của người đó
không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành
nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý (cơ quan nhà nước), đối với
ngành nghề khác thì có quyền góp vốn.
- Công chức không thể góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn vì người góp
vốn thì đương nhiên là thành viên Hội đồng thành viên và được coi là người
quản lý công ty.
BƯỚC 2: Xác định tài sản góp vốn
Tài sản góp vốn có thể là:







Tiền Việt Nam
Ngoại tệ tự do chuyển đổi
Vàng
Giá trị quyền sử dụng đất
Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật
và Các loại tài sản khác ghi trong điều lệ công ty.


BƯỚC 3: Định giá tài sản góp vốn
Theo quy định tại Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2005 thì những tài sản
như: tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và vàng là tài sản không bắt buộc
phải định giá. Còn tài sản bắt buộc phải định giá bao gồm: giá trị quyền sử dụng
đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật và Các loại tài sản
khác ghi trong điều lệ công ty. Việc định giá sẽ do các thành viên, cổ đông sáng
lập thỏa thuận định giá hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá theo
nguyên tắc nhất trí (Khoản 1 Điều 30 Luật Doanh nghiệp).


Nhóm 01 – Môn Luật Thương Mại Việt Nam 1
Đối với trường hợp bên có tài sản góp vốn là cá nhân, tổ chức không kinh
doanh, thì điểm a.1 khoản 2.8 Mục IV Phần B Thông tư số129/2008/TT-BTC
ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định: "Trường
hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty
trách nhiệm hữu hạn thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng
nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản góp vốn là tài
sản mới mua, chưa sử dụng, có hóa đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn
góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hóa đơn
bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT
mua trên hóa đơn mua tài sản của bên góp vốn".
BƯỚC 4: Chuyển quyền sở hữu tài sản
Theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2005 thì thành viên công ty
trách nhiệm hữu hạn phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo
quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho
công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với
tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực
hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biên bản giao nhận phải ghi rõ:
• Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
• Họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu
hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập
hoặc đăng ký của người góp vốn;
• Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn;
• Tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong
vốn điều lệ của công ty;
• Ngày giao nhận;


Nhóm 01 – Môn Luật Thương Mại Việt Nam 1
• Chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp
vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;
c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại
tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp
pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
Riêng tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh
nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
BƯỚC 5: Cấp giấy chứng nhận vốn góp
Khoản 4 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Tại thời điểm góp
đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn
góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Vốn điều lệ của công ty;
d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá

nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số
đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức;
đ) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
e) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.”
Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu
huỷ dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần
vốn góp.(Khoản 5 Điều 39 Luật doanh nghiệp 2005) và phải trả chi phí do công
ty quy định.
Các thành viên có nghĩa vụ góp đủ và đúng tiến độ tài sản đã cam kết và
thời hạn cam kết tối đa là 36 tháng.


Nhóm 01 – Môn Luật Thương Mại Việt Nam 1
2. Xác định tư cách thành viên của An.
Từ những dữ kiện đề bài cho nhóm em xin khẳng đinh, An có tư cách
thành viên, bởinhững lý do sau đây :
Thứ nhất là, cả ba người đều góp vốn thật sự vào công ty và không cam
kết, nghĩa là tất cả tài sản mà ba người góp vào công ty đều là hiện vật và được
công ty chứng thực, không hề có hứa hẹn. Và tài sản các thành viên góp đã
được định giá rõ ràng.Tất nhiên, tài sản mà An góp vốn khi được ghi vào trong
biên bản ( giấy chứng nhận góp vốn) sẽ ghi rõ An góp bằng ngôi nhà và đã định
giá bằng 2 tỷ tiền mặt.
Thứ hai là, về phía công ty, thì Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đại Dương
là 1 pháp nhân và đã đươc cấp giấp chứng nhận đăng kí kinh doanh dựa trên tài
sản góp vốn của các thành viên. Khi đăng kí kinh doanh, công ty đã nêu rõ
rằng : An góp vốn bằng ngôi nhà và được định giá tại thời điểm đó là 2 tỷ. Bởi
vì pháp nhân phải có tài sản độc lập mà trong trường hợp này vốn điều lệ của
công ty thì mới được cấp giấy phép đăng kí kinh doanh mà công ty đã được cấp
giấy phép đăng kí kinh doanh trên thực tế.

Thứ ba là, An phải có giấy chứng nhận góp vốn thì mới được hưởng lợi
nhuận từ việc làm ăn thắng lợi của công ty. Lợi nhuận mà các thành viên được
hưởng đã được chia theo tỷ lệ vốn góp của các thành viên, mà chỉ có những
người có tư cách thành viên mới được chia lợi nhuận theo luật định.
Thứ tư là, theo qui định tại điểm a khoản 1 điều 29 Luật doanh nghiệp
2005:
“1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công
ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định
sau đây:
a, Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho


Nhóm 01 – Môn Luật Thương Mại Việt Nam 1
công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Việc chuyển quyền sở hữu đối với
tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ”
Khi góp vốn vào bằng ngôi nhà, An vẫn là người đứng tên, nhưng trong
điều lệ ( tức là thỏa thuận ban đầu khi thành lập công ty) có quy định rằng: “Khi
nào công ty yêu cầu thì An phải sang tên lại cho công ty.” Về mặt lý thuyết thì
công ty chưa sở hữu ngôi nhà làm tài sản, nhưng về mặt thực tế mà nói thì ngôi
nhà đã được công ty sở hữu và dùng vào việc kinh doanh của công ty Đại
Dương và sinh lời. ( lợi nhuận đã được chia như đề bài nêu). Và điều lệ công ty
cũng đã có quy định rằng khi nào công ty yêu cầu thì An phải làm giấy tờ, như
vậy, trong bất kì thời gian nào, thì khi công ty yêu cầu, An cũng đều phải làm
giấy tờ đổi quyền sở hữu sang cho công ty. Và việc chuyển quyền sở hữu ngôi
nhà cho công ty, đây được coi là nghĩa vụ của An, chứ không phải là quyền nữa.
Tóm lại, từ những lập luận trên, có thể khẳng định rằng, An có tư cách
thành viên của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đại Dương. Vì thế những yếu cầu
của An là không có căn cứ.
3. Nêu cách thức giải quyết vụ việc.

* Đối với phần góp là ngôi nhà.
Như vậy theo đề bài, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đại Dương đã hoàn
tất thủ tục đăng kí. Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 29 Luật doanh nghiệp
2005:
“Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông
công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy
định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho
công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Việc chuyển quyền sở hữu đối với
tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ”


Nhóm 01 – Môn Luật Thương Mại Việt Nam 1
Theo quy định trên, ngay sau khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng
kí kinh doanh, An đã phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho công ty.
Hơn nữa, khoản 4, điều 49 Luật đất đai cũng có quy định góp vốn bằng giá trị
quyền sử dụng đất để thành lập pháp nhân mới, pháp nhân mới được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhưng ngôi nhà vẫn đứng tên An, và 3 thành viên đã thỏa thuận bao giờ
công ty yêu cầu thì An sẽ chuyển quyền sở hữu cho công ty. Điều này có nghĩa là,
trên giấy tờ, An vẫn đứng tên ngôi nhà này, nhưng thực tế, ngôi nhà này đã là tài
sản của công ty, được ghi rõ trong điều lệ của công ti, chỉ là An chưa thực hiện
việc chuyển quyền sở hữu mà thôi. Việc An nói ngôi nhà này vẫn là tài sản của
mình như vậy đồng nghĩa với việc An đã phủ nhận tư cách thành viên của mình
trong công ty kéo theo đó là việc hưởng lợi nhuận từ việc kinh doanh của công ty
của An là không hợp pháp.
Mặt khác, việc góp vốn của An được thực hiện vào năm 2009, việc định
giá ngôi nhà này là 2 tỷ đã được cả ba thành viên đồng ý và ghi vào điều lệ công
ty. Giá của ngôi nhà này sẽ được xác định tại thời điểm năm 2009 chứ không

phải là năm 2013 khi xảy ra tranh chấp. Nên số vốn góp của An là 2 tỷ.
* Yêu cầu thứ nhất của An: Hoặc phải cho An rút ngôi nhà ra, nộp vào CT 2
tỷ tiền mặt tương ứng với giá trị phần vốn góp lâu nay của An
Vì là một trong các thành viên thành lập công ty, tuy chưa chuyển quyền
sở hữu ngôi nhà cho công ty nhưng chắn chắn với việc góp vốn thật không cam
kết thì Bình,Minh và An sẽ được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy
định tại khoản 4 điều 39 Luật doanh nghiệp năm 2005 đó là: “ tại thời điểm góp
đủ phần vốn góp , thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn
góp”.
Theo yêu cầu của An là phải cho An rút ngôi nhà ra , nộp vào công ty
tương ứng với giá trị phần vốn góp lâu này của An theo khoản 1 điều 39 Luật
doanh nghiệp năm 2005 thì phải sự chấp thuận của các thành viên còn lại trong


Nhóm 01 – Môn Luật Thương Mại Việt Nam 1
công ty đó là Bình và Minh:“Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn
bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại
tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại;
công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh
doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.
Như vậy, nếu Bình và Minh không đồng ý thì An không thể thay đổi loại tài sản
đã góp vốn là ngôi nhà trị giá 2 tỷ sang 2 tỷ tiền mặt tương ứng với giá trị phần
vốn góp lâu nay của An được.
* Yêu cầu thứ hai của An: Hoặc phải sửa phần vốn góp của An là 10 tỷ
tương tương với giá trị ngôi nhà, chứ không phải 2 tỷ như lâu nay.
Việc góp vốn của An được thực hiện vào năm 2009, việc định giá ngôi nhà này
là 2 tỷ đã được cả ba thành viên đồng ý và ghi vào điều lệ công ty. Giá của ngôi
nhà này sẽ được xác định tại thời điểm năm 2009 chứ không phải là năm 2013 khi
xảy ra tranh chấp.
Nếu theo yêu cầu của An là phải sửa phần vốn góp của An là 10 tỷ tương

tương với giá trị ngôi nhà, chứ không phải 2 tỷ như lâu nay thì cũng đồng nghĩa
với việc công ty cũng cần phải đăng kí tăng vốn điều lệ. Mà theo quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 60 Luật Doanh Nghiệp năm 2005, tăng vốn điều lệ có thế bằng
hình thức “ tăng vốn góp của thành viên”, nghĩa là nếu muốn sửa phần vốn góp
của mình, An sẽ phải góp thêm vào công ty một số tiền thực tế là 8 tỷ ngoài khoản
tiền là ngôi nhà trị giá 2 tỷ như đã định từ trước chứ không phải sửa giá trị ngôi
nhà như An đã yêu cầu. Tuy nhiên, việc tăng vốn góp của các thành viên phải lưu
ý quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật này. Trên thực tế, yêu cầu của An đưa ra đối
với Bình và Minh không phải là vấn đề tăng vốn góp của thành viên mà vì lợi ích
của mình nên An yêu cầu công ty tăng giá trị phần vốn góp của mình (nhưng A
không góp thêm) để được hưởng lợi nhuận nhiều hơn tư công ty. Vì vậy mà Tòa án
sẽ không chấp nhận yêu cầu này.
* Hướng giải quyết vụ việc trên:


Nhóm 01 – Môn Luật Thương Mại Việt Nam 1
Mặc dù cả hai yêu cầu của An đều không được chấp nhận do trái với quy
định của pháp luật. Tuy nhiên ta có thể giải quyết quyền lợi của An theo hướng
như sau.
Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định về nghĩa vụ của thành viên công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì: “…không được rút vốn đã góp
ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 43, 44,
45 và 60 của Luật này”. Như vậy, An chỉ được rút vốn trong các trường hợp:
(1) Công ty mua lại phần vốn; (2) Chuyển nhượng phần vốn góp; (3) Rút vốn
bằng cách mang vốn góp đi trả nợ; (4) Rút vốn bằng cách tặng cho; (5) Công ty
giảm vốn điều lệ.
(1) Công ty mua lại phần vốn (căn cứ Điều 43 Luật doanh nghiệp):
Trường hợp rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại phần vốn chỉ được
thực hiện nếu An bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng
thành viên về các vấn đề sau đây:

a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp của thành viên phải thể hiện bằng văn bản
và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết
định vấn đề quy định tại các điểm a, b và c nói trên.
Khi có yêu cầu của thành viên, nếu không thoả thuận được về giá thì
công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên theo giá thị trường hoặc giá
được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi
thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác.


Nhóm 01 – Môn Luật Thương Mại Việt Nam 1
Nếu công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên có quyền chuyển
nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không
phải là thành viên.
(2) Chuyển nhượng phần vốn góp (căn cứ Điều 44 Luật doanh nghiệp):
Nếu rút vốn bằng cách chuyển nhượng phần vốn cho người khác thì An
phải:
a) Chào bán phần vốn đó cho thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với
phần vốn góp của thành viên đó trong công ty với cùng điều kiện;
b) Nếu thành viên đó không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày chào bán thì được chuyển nhượng cho người không phải là
thành viên.
(3) Rút vốn bằng cách mang vốn góp đi trả nợ:
Nếu An sử dụng phần vốn góp để trả nợ (đối với vay thật) thì người nhận thanh
toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:

a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp
thuận.
b) Nếu Hội đồng thành viên không chấp thuận cho chủ nợ thành thành
viên thì chủ nợ phải chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó tương tự như
trường hợp rút vốn bằng cách chuyển nhượng cho người khác ở trên.
(4) Rút vốn bằng cách tặng cho
An có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại
công ty cho người khác. Trường hợp người được tặng cho là người có cùng
huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty.
Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên
của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
(5) Công ty giảm vốn điều lệ
Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều
lệ bằng các hình thức sau đây:


Nhóm 01 – Môn Luật Thương Mại Việt Nam 1
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ
trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn
hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ
các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp;
c) Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm
xuống của công ty.
Trên đây là toàn bộ những ý kiến cũng như quan điểm của nhóm chúng
em về đề bài tập nhóm số 1 lần này. Qua tình huống thực tế này thì chúng ta có
thể phần nào hiểu được các quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn nói
chung.Từ đó góp phần giúp cho các nhà làm luật hoàn thiện hơn nữa các quy
định về công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng và ngành luật thương mại nói
chung.




×