Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Pháp luật về trình tự, thủ tục đấu thầu, đấu giá hàng hóa, dịch vụ lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.32 KB, 65 trang )

Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các hoạt động mua bán
hàng hóa, dịch vụ được phát triển một cách rộng rãi trên mọi mặt của đời sống
kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động đấu thầu, đấu giá, hoạt động này ngày
càng trở thành một hoạt động kinh tế phổ biến, diễn ra trên hầu hết các quốc
gia và trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Có thể nói sự ra đời và
tồn tại của hoạt động đấu thầu, đấu giá trong cơ chế kinh tế thị trường là một
tất yêu khách quan, một mắt xích quan trọng phục vụ cho các hoạt động sản
xuất, tiêu dùng của mọi chủ thể trong xã hội. Thông qua đấu thầu, đấu giá,
việc mua sắm và cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trở nên linh hoạt,
có hiệu quả, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia. Thực tiễn cho thấy, nội
dung của công việc đấu thầu, đấu giá rất đa dạng, trong đó không thể không đề
cập đến đấu thầu, đấu giá hàng hóa, dịch vụ trong thương mại, mà một vấn đề
gây không ít khó khăn và làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt
động đấu thầu, đấu giá hàng hóa, dịch vụ trong thương mại đó là vấn đề thủ
tục. Xét thấy được tính cấp thiết của đề tài nên người viết đã lựa chọn đề tài:
“pháp luật về trình tự, thủ tục đấu thầu, đấu giá hàng hóa, dịch vụ - lý luận
và thực tiễn”. Do lượng kiến thức còn hạn chế nên trong bài viết này không
tránh khỏi những hạn chế, người viết rất mong được sự góp ý của Quí thầy cô.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Trong đề tài nghiên cứu này sẽ đề cập tới những qui định chung của
pháp luật về tổ chức thực hiện đấu thầu, đấu giá để làm rõ qui trình đấu thầu,
đấu giá theo qui định và việc áp dụng trong thực tiễn nhằm tìm hiểu ưu nhược
điểm sau đó hoàn thiện hơn nữa về pháp luật đấu thầu, đấu giá hàng hóa, dịch
vụ.Tuy nhiên phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu nhìn nhận dưới góc độ pháp lý
của tổ chức đấu thầu, đấu giá hành hóa mà đối tượng nghiên cứu chỉ gới hạn


trong mua sắm hàng hoá, dịch vụ.
3. Phương pháp nghiên cứu.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 1


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

Trong quá trình nghiên cứu trình bày đề tài này sẽ sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp lịch sử;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp thống kê;
Ngoài các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm trên đề tài
còn vận dụng quan điểm duy vật biện chứng để phân tích, nghiên cứu.
4. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu của đề tài có nội dung bao gồm
các phần sau:
- Chương 1: Lý luận chung về đấu thầu, đấu giá hàng hóa, dịch vụ.
- Chương 2: Pháp luật về trình tự, thủ tục đấu thầu, đấu giá hàng hóa,
dịch vụ.
- Chương 3: Thực trạng và kiến nghị về trình tự, thủ tục đấu thầu, đấu
giá hàng hóa, dịch vụ.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 2


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG
VỀ ĐẤU THẦU, ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp
ứng các yêu cầu của mình theo quy định của luật pháp. Trong nền kinh tế thị
trường, người mua tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh
nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các
yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của
nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp
các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Khác với đấu thầu, đấu giá hàng hóa lại là hình thức công khai để chọn
người mua. Cho nên, trong quá trình đấu giá người mua tham gia phải trả giá
theo một thủ tục nhất định, người trả giá cao nhất (ít nhất phải bằng giá khởi
điểm) là người được mua tài sản bán đấu giá.
1.1 MỘt số khái niệm cơ bản có liên quan đến đấu thầu, đấu giá
hàng hóa, dịch vụ.
1.1.1. Khái niệm hàng hóa.
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những nhu
cầu nhất đinh nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau, sản xuất hàng hoá có

bản chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là
hàng hoá thí đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.
- Hàng hoá trước hết “là một vật nhờ có những thuộc tính của nó mà
thoả mãn được một loại nhu cầu nào đó của con người”, không kể nhu cầu đó
được thoả mãn trực tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sinh hoạt, hay gián tiếp, nếu
vật ấy là một tư liệu sản xuất.
- Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã
phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển
của khoa học – kỷ thuật.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 3


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

- Giá trị sử dụng hay công cụ của hàng hoá là do thuộc tính tự nhiên
của vật thể hàng hóa quyết định .Với ý nghĩa như vậy thì giá trị sử dụng là
một phạm trù vĩnh viễn.
- Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó
là nội dung vật chất của của cải không kể hình thức xã hội của của cai đó như
thế nào.
Một vật khi đã là hàng hoá thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng.
Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng là hàng hoá. Chẳng hạn,
không khí rất cần cho cuộc sống con người, nhưng không phải là hàng hoá.
Nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng cũng không phải là hàng
hoá. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hoá thì giá trị sử dụng của nó phải

là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá
trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.
Muốn hiểu được giá trị hàng hoá thì phải đi từ giá trị trao đổi. Mác
viết: “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một mối quan hệ về số
lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với
những giá trị sử dụng loại khác”
Ví dụ: 1 mét vải =10kg thóc.
Sở dĩ hai hàng hoá khác nhau là vải và thóc có thể trao đổi được với
nhau, bởi vì giữa những hàng hoá khác nhau đó có một cái gì đó chung, cái
chung đó không phải là vải, là thóc…nhưng lại là cái mà cả vải, thóc đều có
thể quy về được. Mac viết : “Nét đặc trưng của quan hệ trao đổi hàng hoá
chính lại là việc phải tạm gạt giá trị sử dụng của hàng hoá ra một bên”.
Nếu không phải là giá trị sử dụng thì nó chỉ còn lại là tính chất chung
của các thứ khác lao động khác nhau đó là sự hao phí lao động của con người.
Vậy giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của con người sản xuất kết
tinh trong hàng hoá, còn giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện
của giá trị hàng hoá.
Đến đây ta nhận thức được, thuộc tính tự nhiên của hàng hoá là giá trị
sử dụng, thuộc tính xã hôị của hàng hoá là hao phí lao động kết tinh trong nó
và là giá trị. Bất kỳ một vật nào muốn trở thành hàng hoá đều phải có đủ hai
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 4


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..


thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó, sản
phẩm không thể là hàng hoá.
1.1.2. Khái niệm về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Hiện nay, đấu thầu đã trở thành một hoạt động phổ biến trên nền kinh
tế thị trường. Tuy nhiên khái niệm đấu thầu là gì, cho tới nay vẫn còn tồn tại
nhiều khái niệm khác nhau tùy thuộc vào từng góc cạnh đánh giá, từng lĩnh
vực khác nhau.
Căn cứ vào Luật đấu thầu và các tài liệu nghiên cứu khác, dưới góc độ
chung nhất thì đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các
yêu cầu về giá cả, chất lượng, tiến độ và các điều kiện khác do bên mời thầu
(bên mua) đặt ra.
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại là một loại đấu thầu tồn
tại trên thực tế, và khái niệm đấu thầu hàng hóa, dịch vụ thường được tiếp cận
trên hai phương diện kinh tế và pháp lý.
Đối với phương diện kinh tế, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là phương
thưc giao dịch đặc biệt, trước khi thực hiện việc mua bán giao kết hợp đồng
phải thông qua quá trình lựa chọn nhà thầu (bên bán) đáp ứng các điều kiện
về giá cả và các yêu cầu khác của người mua.(1)
Dưới góc độ pháp lý, đấu thầu hàng hóa dịch vụ là hoạt động thương
mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên
mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là
bên dự thầu) thương nhân nào đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu
đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng
thầu)”(2).
1.1.3. Khái niệm về đấu giá hàng hóa.
Nếu như đấu thầu được xem là phương thức để bên mua lựa chọn
người cung cấp hàng hóa, dịch vụ thì ngược lại, đấu giá là phương thức để bên
bán xác định người mua hàng. Dưới tác động của quy luật cung – cầu, bán đấu
giá hàng hóa tồn tại như là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường.


1()

Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương-Vũ Hữu Tửu- Trường đại học Ngoại thương
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 5


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đấu giá hàng hóa đã và đang
ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình.
Như vậy, “Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người
bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng
hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất”(3).
Đấu giá hàng hóa là một hình thức công khai mà ở đó tất cả những
người tham gia đấu giá có quyền cạnh tranh bình đẳng để mua hàng hóa. Đấu
giá hàng hóa có tính chất đặc thù thể hiện ở chỗ chỉ có một người bán hàng
hóa nhưng có nhiều người tham gia mua hàng hóa. Những người tham gia
mua hàng hóa đều có quyền hỏi đáp thắc mắc, có quyền xem xét hàng hóa về
chất lượng mặt hàng và ai là người trả giá cao nhất thì người đó sẽ được mua
hàng hóa.
1.2 Đặc điểm, vai trò của đấu thầu, đấu giá hàng hóa, dịch vụ.
1.2.1 Đặc điểm của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Hoạt động đấu giá hàng hóa, dịch vụ trong thương mại có những đặc
điểm nổi bật sau:
Trước hết, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một hoạt động thương mại

nên nó cũng có những đặc điểm chung với các hoạt động thương mại khác, đó
là:
- Hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bởi những nhà
thầu tham dự có tư cách pháp nhân;
- Hoạt động đấu thầu được thực hiện nhằm mục đích sinh lời;
- Đối tượng của đấu giá hàng hóa, dịch vụ là các hàng hóa thương
mại được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đấu thầu được xác
lập theo những hình thức pháp lý nhất định do pháp luật quy định.
Bên cạnh đó, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại còn có
những đặc trưng cơ bản như sau:
(2)
(3)

Khoản 2 Điều 214 Luật thương mại năm 2005.
Điều 185 Luật thương mại năm 2005.

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 6


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

* Thứ nhất, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại luôn gắn
liền với quan hệ mua bán háng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại.
Đấu thầu chỉ được tổ chức khi một bên chủ thể có nhu cầu mua sắm

hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ với mục đích lựa chọn người cung cấp hàng
hóa, dịch vụ tốt nhất theo yêu cầu. Kết quả đấu thầu sẽ là cơ sở để các bên
thương thảo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại, trong
đó nội dung hợp đồng bao gồm cả những chi tiết của hồ sơ dự thầu. Vì thế, thực
chất, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ chỉ là giai đoạn tiền hợp đồng thương mại chứ
không hẳn là một hoạt động thương mại độc lập.
* Thứ hai, các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa dịch vụ cũng
chính là bên mua và bên bán hàng hóa, dịch vụ.
Bên mời thầu có nhu cầu mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ, còn
bên dự thầu là thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói
thầu. Nếu đấu thầu thành công, các bên ký kết được hợp đồng, thì bên mời
thầu sẽ trở thành bên mua, bên mời thầu sẽ trở thành bên bán trong quan hệ
mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại.
* Thứ ba, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một quá trình mua bán hàng
hóa, dịch vụ luôn có sự tham gia của một bên mời thầu và nhiều nhà thầu.
Sở dĩ có đặc điểm này là vì xuất phát từ bản chất của đấu thầu là
phương thức để giúp người mua lựa chọn người bán nên trong mỗi gói thầu
phải tạo ra sự cạnh tranh càng lớn càng tốt giữa những người có năng lực bán
hàng, thông qua đó, người mua có thể lựa chọn được người bán tốt nhất.
* Thứ tư, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện dưới hình thức
pháp lý là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.
Hồ sơ mời thầu là văn bản do bên mời thầu lập ra, trong đó thể hiện
đầy đủ những yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính, thương mại… của hàng hóa,
dịch vụ cần mua sắm, sử dụng và những điều kiện khác của gói thầu. Căn cứ
vào hồ sơ dự thầu, bên mời thầu xem xét, lựa chọn người thắng cuộc để ký kết
hợp đồng. Những hồ sơ này chính là những căn cứ pháp lý làm xác lập, thay
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 7



Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ đấu thầu hàn hóa,
dịch vụ.
* Thứ năm, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một quá trình gồm nhiều
giai đoạn.
Muốn tiến hành hoạt động đấu thầu, các bên phải thực hiện qua nhiều
giai đoạn mời thầu, dự thầu, mở thầu, xét thầu, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu,
công bố kết quả đấu thầu đến ký kết hợp đồng. Mỗi giai đoạn của quá trình
đấy thầu hướng tới một mục tiêu khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có mối liên
hệ mật thiết, gắn bó.
1.2.2 Đặc điểm của đấu giá hàng hóa.
Đấu giá hàng hóa có những đặc điểm chung của một hoạt động
thương mại. Bên cạnh đó, bán đấu giá hàng hóa còn có những đặc thù so với
các hoạt động thương mại khác.
- Thứ nhất, đấu giá hàng hóa là hoạt động bán hàng có thể thông qua
trung gian. Trong quan hệ bán đấu giá hàng hóa, người bán đấu giá có thể tự
mình tổ chức bán đấu giá hàng hóa hoặc có thể thuê người làm dịch vụ bán
đấu giá. Bên bán là chủ sở hữu của hàng hóa hoặc người được chủ sở hữu ủy
quyền hoặc là người có trách nhiệm, lợi ích liên quan đến hàng hóa bán đấu
giá. Bên mua là những tổ chức, các nhân có nhu cầu mua hàng hóa và đáp ứng
các điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia trả giá. Người làm dịch
vụ bán đấu giá là những tổ chức được người bán hàng hóa ủy quyền tiến hành
việc bán đấu giá. Như vậy, quan hệ bán đấu giá có thể diễn ra giữa các đối
tượng sau:
+ Người có hàng hóa (chủ sở hữu của hàng hóa) – người mua.

+ Người có hàng hóa – người bán hàng hóa (được chủ sở hữu hàng
hóa ủy quyền bán hàng hóa hoặc có quyền bán hàng hóa theo quy định của
pháp luật) – người mua.
+ Người có hàng hóa – người bán đấu giá (thương nhân kinh doanh
dịch vụ đấu giá hàng hóa) – người mua.
- Thứ hai, đối tượng của bán đấu giá có thể là những hàng hóa
thương mại thông thường, tuy nhiên do tính chất đặc thù của việc bán hàng
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 8


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

theo phương thức này mà không phải hàng hóa nào cũng được các chủ sở hữu
quyết định bán bằng phương pháp đấu giá. Chính vì vậy, hầu hết chỉ những
hàng hóa có đặc thù về giá trị cũng như giá trị sử dụng mới thường được cân
nhắc để lựa chọn bán theo phương thức đấu giá. Những hàng hóa này rất khó
xác định giá trị thực của nó như các loại hàng hóa khác. Do vậy, người bán chỉ
đưa ra một mức giá cơ sở để người mua tham khảo (giá khởi điểm), còn giá
bán thực tế do những người tham dự cuộc bán đấu giá xác định trên cơ sở có
sự cạnh tranh. Giá bán có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá mà người bán đưa ra
ban đầu.
- Thứ ba, hình thức pháp lý của quan hệ bán đấu giá có thể được
thiết lập dưới một dạng rất đặc biệt là hợp đồng ủy quyền bán đấu giá và văn
bản bán đấu giá hàng hóa. Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá được xác lập giữa
người bán hàng và người làm dịch vụ bán đấu giá. Nó làm phát sinh quyền và

nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền bán đấu giá hàng hóa. Còn văn
bản bán đấu giá thực chất là hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập giữa
các bên có liên quan là người bán hàng, người mua hàng, tổ chức bán đấu giá.
Văn bản này là cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quan hệ mua bán hàng hóa đồng thời là căn cứ để xác lập quyền sở hữu của
người mua hàng đối với hàng hóa bán đấu giá.
Như vậy, so với các phương thức bán hàng khác, bán đấu giá hàng
hóa đem lại cả lợi ích cho người bán hàng và người mua hàng. Nó tạo ra cơ
hội bình đẳng cho những người mua hàng cùng tham gia trả giá, qua đó xác
định được một mức giá cạnh tranh có lợi nhất cho người bán hàng. Bán đấu
giá còn tập trung được cung và cầu về các loại hàng hóa vào một thời gian và
một địa điểm nhất định, giúp cho việc xác lập quan hệ mua bán diễn ra nhanh
chóng. Nếu hình thành được những thị trường bán đấu giá chuyên nghiệp thì
sẽ là động lực rất tốt để thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại phát triển, nhất
là với các quốc gia có những mặt hàng thể mạnh của mình.
1.2.3 Vai trò của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 9


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo
các quy luật khách quan của thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật giá
cả - giá trị.

Công tác đấu thầu đóng góp những thành tựu to lớn cho sự phát triển
kinh tế, thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thị trường,
cụ thể vai trò của hoạt động đấu thầu thể hiện cơ bản qua các mặt sau:
- Là một công cụ quan trọng của kinh tế thị trường, giúp người mua
(BMT) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh.
- Phát triển các ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hoá sâu và
hợp tác hoá rộng đồng thời phát triển thị trường đấu thầu. Thông qua đấu thầu
đã phát triển được thị trường người bán, nhiều doanh nghiệp nhà thầu lớn
mạnh, nhiều doanh nghiệp được thành lập mới hoặc đặt chân vào thị trường
đấu thầu, kích thích thị trường trong nước phát triển chống được sự độc quyền
tự nhiên. Các chủ đầu tư, người mua cũng được tăng cường về năng lực, họ có
thêm kiến thức, thông tin và trở thành những người mua ngày một thông thái
hơn. Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu góp phần tạo động lực cho sự phát triển
nhờ tăng cường sự công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả và thúc đẩy
cạnh tranh các hoạt động mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước cho các
công trình công cộng.
- Là một công cụ quan trọng giúp các chính phủ quản lý chi tiêu, sử
dụng các nguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát,
lãng phí. Đó là những khoản tiền được chi dùng cho đầu tư phát triển mà có sự
tham gia của các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước ở một mức độ nào
đó, cũng như cho mục tiêu duy trì các hoạt động của bộ máy Nhà nước.
- Cùng với pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, pháp luật
về tham phòng- chống tham nhũng tạo thành công cụ hữu hiệu để chống lại
các hành vi gian lận, tham nhũng và lãng phí trong việc chi tiêu các nguồn tiền
của Nhà nước, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội nhờ thực hiện
các hoạt động mua sắm công theo đúng luật pháp của Nhà nước.
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm
giữa các quốc gia, các tổ chức phát triển với các quốc gia đang phát triển.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..

Luận văn tốt nghiệp
Trang 10


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

Hoạt động đấu thầu không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp mà được diễn ra trên
toàn thế giới. Các nhà thầu danh tiếng trên thế giới- họ là những người sẵn
sàng và có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động của các quốc gia, thông
qua đó họ sẵn sàng chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm;
- Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông qua đấu thầu sẽ giúp
các cơ quan quan lý có điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách minh
bạch các khoản chi tiêu do quá trình đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặt
chẽ với sự tham gia của nhiều bên.
- Tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế
tập trung bao cấp, cơ chế “xin”, “cho” sang cơ chế cạnh tranh.
- Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm
của những thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động, sáng tạo.
1.2.4 Vai trò của đấu giá hàng hóa.
So với phương thức bán hàng khác, đấu giá hàng hóa mang lại lợi ích
cho cả người bán lẫn người mua. Đấu giá hàng hóa tạo ra cơ hội bình đẳng
cho những người mua hàng cùng tham gia trả giá, qua đó xác định một mức
giá cạnh tranh có lợi nhất cho người bán hàng.
Nhờ việc tổ chức bán đấu giá hàng hóa mà hàng hóa đem bán sẽ đến
tay những người mua có tiềm năng và hiểu đúng giá trị của hàng hóa.
Bán đấu giá còn tập trung được cung và cầu về các loại hàng hóa vào
một thời giam và địa điểm nhất định, giúp cho việc xác lập quan hệ mua bán
diễn ra nhanh chóng.

Nếu hình thành được những thị trường bán đấu giá chuyên nghiệp thì
sẽ là động lực rất tốt để thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại phát triển, nhất
là với các Quốc gia có mặt hàng thể mạnh.
1.3 Phân loại đấu thầu và đấu giá hàng hóa, dịch vụ.
1.3.1. Phân loại đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được phân chia thành nhiều loại khác
nhau, dựa trên các tiêu chí khác nhau.
+ Dựa trên tiêu chí hình thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, có:
- Đấu thầu rộng rãi:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 11


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

“Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không
hạn chế số lượng các bên dự thầu” (4)
Hình thức đấu thầu này có ưu điểm là tạo ra được một môi trường
cạnh tranh giữa các nhà thầu, và bên mời thầu qua đó cũng có cơ hội lựa chọn
được nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của mình. Song do số lượng các
bên dự thầu là không hạn chế nên sẽ gây khó khăn cho bên mời thầu trong
việc đánh giá, chấm thầu, xét thầu. Mặt khác, chi phí đấu thầu vì thế sẽ tốn
kém hơn. Để khắc phục được những nhược điểm trên, một số chủ thể thường
tiến hành sơ tuyển nhà thầu trước khi tổ chức đấu thầu. Theo đó, những nhà
thầu nào đáp ứng đủ điều kiện sơ tuyển cho bên mời thầu đặt ra mới lọt vào
danh sách tham dự đấu thầu chính thức. Dựa vào yếu tố này, có thể chia đấu

thầu rộng rãi thành đấu thầu rộng rãi sơ tuyển và đấu thầu rộng rãi không có
sơ tuyển.
- Đấu thầu hạn chế:
“Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời
một số nhà thầu nhất định dự thầu”(5).
Ưu điểm của hình thức đấu thầu này là việc đánh giá, xét thầu được
nhanh chóng và ít tốn kém hơn. Nhưng nhược điểm lớn nhất của hình thức
này đó là không tạo ra được sự cạnh tranh tối đa giữa các bên dự thầu, do đó
hiệu quả của đấu thầu có thể sẽ giảm theo. Vì vậy, khi lựa chọn hình thức đấu
thầu hạn chế nên cân nhắc trước về mục đích cần đạt được.
Luật thương mại năm 2005 chưa quy định về số lượng nhà thầu tối
thiểu và tối đa là bao nhiêu. Tuy nhiên, Luật đấu thầu năm 2005 có quy định
số lượng nhà thầu tối thiểu tham dự đấu thầu hạn chế là từ năm nhà thầu trở
lên, nhằm đảm bảo quá trình cạnh tranh giữa các nhà thầu.
“Việc chọn hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế do
bên mời thầu quyết định” (6). Do đó, các chủ thể khi thực hiện tổ chức đấu thầu
hàng hóa, dịch vụ hoàn toàn có quyền quyết định hình thức đấu thầu sẽ áp
dụng mà không chịu sự chi phối của bất kỳ chủ thể nào khác.

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 12


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..
(4)
Điểm a khoản 1 Điều 215 Luật thương mại năm 2005.

(5)
Điểm b khoản 1 Điều 215 Luật thương mại năm 2005.
(6)
Khoản 2 Điều 215 Luật thương mại năm 2005.

+ Dựa trên tiêu chí phương thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ có:
“Phương thức đấu thầu bao gồm đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu
hai túi hồ sơ. Bên mời thầu có quyền lựa chọn phương thức đấu thầu và phải
thông báo trước cho các bên dự thầu” (7).
- Đấu thầu một túi hồ sơ:
Là phương thức đấu thầu theo đó, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu
gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu
của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu được tiến hành một lần.
- Đấu thầu hai túi hồ sơ:
Là phương thức đấu thầu theo đó, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu
gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt
được nộp trong cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần.
Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước.
Quy định về phương thức đấu thầu là một quy định mới của Luật
thương mại năm 2005. Tuy nhiên, so với những quy định về phương thức đấu
thầu được quy định trong Luật đấu thầu năm 2005 thì quy định của Luật
thương mại năm 2005 còn khá sơ sài, chưa cụ thể về các trường hợp áp dụng
chung trên thực tế. Bên cạnh đó, Luật đấu thầu năm 2005 còn quy định thêm
phương thức đấu thầu một giai đoạn và đấu thầu hai giai đoạn.
1.3.2. Phân loại đấu giá hàng hóa.
Đấu giá hàng hóa là một quy trình phức tạp. Quy trình này có thể
tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng hàng
hóa, mục đích và điều kiện tổ chức cuộc bán đấu giá. Có thể phân chia các
hình thức đấu giá như sau:
- Căn cứ vào phương pháp xác định giá, có đấu giá theo phương pháp

nâng giá và đấu giá theo phương pháp hạ giá.
- Căn cứ vào hình thức biểu đạt trong cuộc bán đấu giá, có đấu giá
dùng lời nói và đấu giá không dùng lời nói.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 13


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

(7)

Khoản 1 Điều 216 Luật thương mại năm 2005.

Theo luật thương mại 2005, việc đấu giá hàng hóa được thực hiện
theo một trong hai phương thức sau đây:
+ Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người
trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;
+ Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó
người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp
hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
1.4 Cơ sở pháp lý về đấu thầu, đấu giá hàng hóa, dịch vụ.
1.4.1 Cơ sở pháp lý về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Ở nước ta, Pháp luật về đấu thầu nói chung và đấu giá hàng hóa, dịch
vụ còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Do đó, các qui định còn manh múng,
chưa tạo thành hệ thống đồng bộ và nội dung còn nhiều bất cập. Trước đây
việc đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau,

đặc biệt là trong Luật thương mại năm 1997 ngày 10/5/1997 từ Điều 141 đến
Điều 162.
Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua
Luật thương mại 2005 thay thế cho Luật thương mại năm 1997. Theo đó, các nhu
cầu liên quan đến đấu giá hàng hóa, dịch vụ trong thương mại hiện nay đều được
điều chỉnh thống nhất trong Luật thương mại 2005. Những quy định trong Luật
thương mại 2005 gồm 18 Điều (tư Điều 214 đến Điều 232).
1.4.2 Cơ sở pháp lý về đấu giá hàng hóa.
Bán đấu giá tài sản đã có mặt tại Việt Nam từ những năm 1989,
nhưng bán đấu giá hành hóa với tính chất là hành vi thương mại của các
thương nhân thì mới được ghi nhận trong pháp luật những năm gần đây. Các
văn bản pháp luật về bán đấu giá hàng hóa hiện nay bao gồm:
- Bộ luật dân sự năm 2005;
- Luật thương mại năm 2005 (thay thế Luật thương mại năm 1997).
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 14


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

- Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 có hiệu lực ngày
01/7/2010.
Nói chung, hoạt động bán đấu giá hàng hóa trong thương mại hiện
hành được điều chỉnh bằng Luật thương mại từ Điều 185 đến Điều 213.
1.5 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động đấu thầu, đấu
giá hàng hóa, dịch vụ.

1.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động đấu thầu
hàng hóa, dịch vụ.
Trước năm 1990, do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là tập trung bao
cấp và chế độ nên chưa có văn bản pháp luật nào quy định về hoạt động đấu
thầu nói chung và đấu thầu hàng hóa dịch vụ nói riêng. Với sự thay đổi của nền
kinh tế thị trường, đến năm 1994, Việt Nam đã ban hành văn bản đầu tiên quy
định một nguyên tắc hoàn chỉnh cho hoạt động đấu thầu, đó là quyết định
183/TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 16/4/1994 về thành lập hội đồng xét
thầu quốc gia để tư vấn cho Thủ tướng chính phủ quyết định định kết quả đấu
thầu các dự án đầu tư có giá trị 100 tỷ đồng trở lên.
Tuy nhiên, quyết định này còn có nhiều thiếu sót, cần được sửa đổi.
Vì thế, năm 1996, chính phủ ban hành Nghị quyết 43/CP ngày 16/7/1996 về
việc ban hành Quy chế đấu thầu thay cho những quy định tại Quyết định
183/TTg trước đó.
Năm 1997, hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ lần đầu được quy
định trong Luật thương mại được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997, từ Điều
141 đến Điều 162.
Tuy nhiên những quy định trong Luật thương mại 1997 mới chỉ mang
tính nguyên tắc, nên ngày 28/3/1997 Chính phủ ban hành Nghị định sô 93/CP
ngày 23/8/1997 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu kèm theo
nghị định số 43/CP.
Nghị định 93/CP vẫn chứa nhiều điểm không hợp lý nên ngày
01/9/1999, Chính phủ ban hành Nghị định 88/1999/NĐ-CP về việc ban hành
Quy chế đấu thầu mới thay cho Quy chế đấu thầu trước đó.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 15



Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

Sau đó, Nghị định 88/1999/NĐ-CP liên tục được sửa đổi, bổ sung
như:
- Nghị định 14/2000/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/5/2000 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị
định 88/1999/NĐ-CP.
- Nghị đinh 66/2003/ NĐ- CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định
88/1999/NĐ-CP và Nghị định 14/2000/NĐ-CP.
Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông
qua Luật thương mại 2005 thay thế cho Luật thương mại năm 1997. Theo đó, các
nhu cầu liên quan đến đấu giá hàng hóa, dịch vụ trong thương mại hiện nay đều
được điều chỉnh thống nhất trong Luật thương mại 2005. Những quy định trong
Luật thương mại 2005 gồm 18 điều (từ Điều 214 đến Điều 232). Trong đó quy
định một cách khái quát và ngắn gọi về các vấn đề liên quan đến đấu thầu hàng
hóa, dịch vụ. Luật thương mại 2005 đã giải quyết được tình trạng chồng chéo,
mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật về đấu thầu khi quy định rõ khoản 2 Điều
214: “Các quy định trong Luật này không áp dụng đối với đấu thầu mua sắm
công theo quy định của pháp luật”. Các hoạt động đấu thầu công và hoạt động
đấu thầu khác do Luật đấu thầu 2005 và các Luật chuyên ngành và các điều ước
quốc tế liên quan. Còn các hoạt động đấu giá hàng hóa, dịch vụ do thương nhân
thực hiện nhằm mục tiêu sinh lợi sẽ được điều chỉnh bởi Luật thương mại 2005.
1.5.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động đấu giá hàng
hóa.
Có thể nói dịch vụ bán đấu giá tài sản tại Việt Nam được hình thành
và phát triển từ việc bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự. Bởi lẽ, các quy
định về bán đấu giá tài sản được xuất hiện đầu tiên trong pháp luật về thi hành

án dân sự. Pháp luật về bán đấu giá tài sản được đánh dấu bằng sự ra đời của
Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 28 tháng 8 năm 1989 (Pháp lệnh năm
1989), quy định về bán đấu giá tài sản để thi hành án.
Để thực hiện Pháp lệnh năm 1989, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân Tối cao và Bộ Tư pháp có Thông tư liên ngành số 06………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 16


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

89/TTLN ngày 07 tháng 12 năm 1989 hướng dẫn thực hiện một số quy định
của Pháp lệnh 1989.
Năm 1994, Pháp lệnh Thi hành án dân sự được ban hành mới thay
thế cho Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989 (Pháp lệnh năm 1994).
Năm 1995, Bộ Luật Dân sự đầu tiên ở nước ta được Quốc hội khóa
IX, kỳ họp thứ 8 thông qua. Đây là một văn bản pháp luật quan trọng, điều
chỉnh các quan hệ giao kết dân sự trong đó có quan hệ về bán đấu giá tài sản.
Bộ Luật Dân sự năm 1995 đã quy định giao cho Chính phủ ban hành quy chế
bán đấu giá. Trên cơ sở đó, ngày 19/12/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 86/1996/CP về việc ban hành quy chế bán đấu giá tài sản. Đây là văn
bản pháp lý chuyên ngành đầu tiên điều chỉnh về lĩnh vực bán đấu giá tài sản
với những quy định về tài sản bán đấu giá, người bán đấu giá, trình tự, thủ tục
bán đấu giá, giải quyết khiếu nại, tranh chấp về bán đấu giá. Có thể nói hoạt
động bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp ở nước ta được hình thành từ năm
1997 trên cơ sở của Bộ luật dân sự và Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996
của Chính phủ ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản.

Ngày 07 tháng 04 năm 1997 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số
399/PLDSKT hướng dẫn một số quy định về bán đấu giá tài sản.
Ngày 18/01/2005, Nghị định số 05/2005/NĐ-CP của Chính phủ về
bán đấu giá tài sản được ban hành thay thế Nghị định số 86/1996/CP. Ngay
sau khi Nghị định số 05/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Bộ Tư pháp đã ban
hành Thông tư số 03/2005/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 05/2005/NĐ-CP.
Ngày 04 tháng 3 năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản thay thế Nghị định số 05/2005/NĐ-CP.
Như vậy, hoạt động bán đấu giá tài sản được hình thành và phát triến
từ năm 1989 cho đến nay.
Riêng tới năm 1997, hoạt động đấu giá hàng hóa lần đầu được quy
định trong Luật thương mại được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997, gồm các
Điều 139; Điều 140.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 17


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

Năm 2005 Bộ luật dân sự ra đời ghi nhận hoạt động bán đấu giá ở các
Điều 456; 457; 458 và 459.
- Luật thương mại năm 2005 (thay thế Luật thương mại năm 1997)
ghi nhận hoạt động bán đấu giá hàng hóa trong thương mại hiện hành được
điều chỉnh bằng Luật thương mại từ Điều 185 đến Điều 213.
6 So sánh đấu thầu và đấu giá hàng hóa, dịch vụ.

1.6.1. Điểm giống nhau giữa đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và đấu
giá hàng hóa.
Đều là hoạt động thương mại; đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và đấu giá
hàng hóa đều có điểm chung là hình thức cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ
thể với nhau để đạt được một mục đích nhất định nào đó trong kinh doanh.
1.6.2. Điểm khác nhau giữa đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và đấu giá
hàng hóa.
Đấu thầu và đấu giá, đây là hai khái niệm cần được hiểu hoàn toàn
khác nhau, có thể nói là ngược nhau. Theo quy định tại khoản 1 Điều 185 và
khoản 1 Điều 214 Luật Thương mại năm 2005 ta có thể thấy đấu thầu hàng
hóa, dịch vụ và đấu giá hàng hóa khác nhau ở những đặc điểm cơ bản sau:
- Về hình thức: đấu thầu hàng hóa, dịch vụ có hình thức và phương
thức tiến hành phức tạp hơn đấu giá hàng hóa, hay nói một cách nhanh gọn
trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ các đối thủ phải cạnh tranh với nhau không
chỉ về mặt tài chính mà còn về mặt kỹ thuật và phương pháp thực hiện, còn
đối với đấu giá hàng hóa đơn thuần chỉ là về mặt tài chính.
- Đấu giá hàng hóa là có một món hàng muốn bán, nhiều người tranh
nhau mua; còn đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là có một món hàng (công trình)
muốn mua, nhiều người tranh nhau bán.
- Về hoạt động: Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động mua, còn
đấu giá hàng hóa là hoạt động bán.
- Bản chất của hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là việc người
mua, người sử dụng dịch vụ tìm người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phù
hợp. Nhưng hoạt động đấu giá hàng hóa là việc người bán tìm người mua
hàng hóa của mình.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 18



Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

- Về đối tượng: đấu giá hàng hóa có đối tượng mang ra đấu giá là tài
sản, hàng hóa,... rõ ràng để xác định giá cả thực sự của nó và việc đấu giá sẽ
quyết định cá nhân, tổ chức nào được mua do trả giá cao nhất. Đối tượng của
hoạt động đấu giá hàng hóa là các loại hàng hóa đặc biệt. Dịch vụ không thể
trở thành đối tượng của hoạt động đấu giá. Vì dịch vụ là khái niệm chung
chung, không cụ thể nên nó không là đối tượng của đấu giá được. Ngược lại,
đấu thầu hàng hóa, dịch vụ thì không chỉ thông qua các tiêu chí mời thầu, đối
tượng của đấu thầu lại có thể là dịch vụ cung cấp, dự án công trình... dự kiến
sẽ được tiến hành nên dịch vụ được mang ra đấu thầu để quyết định đơn vị, cá
nhân được phép thực hiện dịch vụ đó. Đối tượng của hoạt động đấu thầu hàng
hóa, dịch vụ là tất cả các loại hàng hóa được lưu thông, tất cả các loại dịch vụ
được phép thực hiện.
- Về quy mô: hình thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ có quy mô rộng và
bao hàm lớn hơn so với đấu giá hàng hóa.
- Về đặc điểm: Đấu giá hàng hóa được tổ chức công khai ở một nơi
nhất định, tại thời điểm xác định; người mua được xem hàng trước và tự do
cạnh tranh, thị trường thuộc về người bán; về hàng hóa thì khó tiêu chuẩn hóa
và hàng hóa quý hiếm, độc đáo có giá trị lớn, người tổ chức đấu giá có thể là
người bán hàng hóa, hoặc là người kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hóa. Còn
đấu thầu hàng hóa, dịch vụ có đặc điểm về hàng hóa thì trị giá cao, khối lượng
lớn và đa dạng, hữu hình và vô hình; phương thức giao dịch đặc biệt; bị ràng
buộc bởi các điều kiện vay và sử dụng vốn.
- Về quy định về giá: đấu thầu hàng hóa, dịch vụ quy định giá trần,
còn đấu giá hàng hóa quy định giá sàn.
- Về thủ tục: Trên góc độ quản lý hành chính Nhà nước thì hoạt động

đấu giá tài sản lại được thực hiện theo một trình tự, thủ tục đơn giản hơn nhiều
so với hoạt động đấu thầu, bởi vì thủ tục bán đấu giá về cơ bản là nhằm tìm ra
người mua trả giá cao nhất so với giá khởi điểm, nên cần tiến hành các bước
chuẩn bị cần thiết, nhằm bảo đảm tính công khai của cuộc đấu giá.
- Mục đích của hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là tìm được
người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đáp ứng tốt nhất yêu cầu đặt ra (có thể
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 19


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

không phải là người trả giá thấp nhất). Mục đích của hoạt động đấu giá hàng
hóa là tìm người mua trả giá cao nhất. Đấu giá hàng hóa là người mua tranh
nhau trả giá cao lên, ai trả cao nhất thì được mua, còn đấu thầu hàng hóa, dịch
vụ thì người bán tranh nhau hạ giá thấp xuống, ai trả thấp nhất thì được bán
(hiện giờ không nhất thiết là thấp nhất, nhưng đa số là thế).

CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC
ĐẤU THẦU, ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
Hoạt động đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là một trong những giải pháp
cần thiết, thích hợp và có hiệu quả trong cơ chế thị trường và cũng là một
trong những giải pháp cơ bản của cải cách kinh tế, cải cách nền hành chính ở
nước ta hiện nay.
Theo quy định của Luật Thương mại thì “đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là

hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời
thầu nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu thương nhân
đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký
kết và thực hiện hợp đồng” (8).
Theo Quy chế đầu thầu hàng hoá được định nghĩa như sau: “Đấu thầu
là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu về giá cả, điều kiện
kinh tế - kỹ thuật do bên mời thầu đặt ra trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà
thầu”. Như vậy, với hai khái niệm trên, đấu thầu hàng hóa về bản chất thì
không có sự khác biệt, song hình thức thể hiện thực chất đó chỉ là việc các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền lựa chọn các chủ đầu tư
là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cạnh tranh trên
cơ sở các điều kiện về vốn, điều kiện về kinh tế, kỹ thuật để cung cấp hàng
hóa và thực hiện các công trình xây dựng cơ bản nhằm bảo đảm chất lượng
cho các dự án đầu tư của bên mở thầu.
Trên góc độ khoa học pháp lý, "đấu thầu" có thể hiểu dưới các góc độ
sau:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 20


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

Thứ nhất, đấu thầu là một định chế của pháp luật kinh tế nên được hiểu
là toàn bộ các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các chủ thể kinh tế trong quá
trình thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước.

(8)

Khoản 1 Điều 214 Luật thương mại năm 2005.

Thứ hai, đấu thầu hay đấu thầu hàng hoá, dịch vụ được hiểu là một
loại hoạt động đặc biệt của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Đây là loại hoạt động được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, người có thẩm quyền nhằm thực hiện chức năng quản lý kinh tế
của nhà nước, trong đó có hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức trong
hệ thống cơ quan quản lý hành chính, cơ quan quản lý ngành (kinh tế), lĩnh
vực của cả nước (9).
Đấu thầu còn được hiểu là một thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động
của các cơ quan nhà nước có chức năng kinh tế nói riêng. Tuy nhiên quan
niệm này cũng có thể hiểu ở phạm vi rộng hẹp khác nhau do các cơ quan, tổ
chức này một mặt vừa thực hiện các hoạt động mang tính tổ chức, đầu tư, xây
dựng, phân phối tiêu thụ (cả quá trình kinh tế), còn hoạt động đấu thầu chỉ là
một bộ phận thuộc chức năng thực hiện nhiệm vụ kinh tế của nhà nước mà
thôi.
Thứ ba, xét trên góc độ quản lý hành chính nhà nước thì khái niệm về
đấu thầu hàng hóa, dịch vụ chỉ là xâu chuỗi các trình tự, thủ tục mà các bên
tham gia phải thực hiện trong quá trình đấu thầu bao gồm các bước sau:
chuẩn bị đấu thầu; Tổ chức đấu thầu, xét thầu; Trình duyệt thẩm định; Đăng
ký vào hệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu.
Khác với đấu thầu, đấu giá hàng hóa lại là hình thức công khai để chọn
người mua. Cho nên, trong quá trình đấu giá người mua tham gia phải trả giá
theo một thủ tục nhất định, người trả giá cao nhất (ít nhất phải bằng giá khởi
điểm) là người được mua tài sản bán đấu giá.
Đấu giá hàng hoá hay đấu giá tài sản trên phương diện khoa học pháp
lý là toàn bộ các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 21


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

sinh giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh tế khác
trong quá trình thực hiện các chức năng kinh tế của nhà nước.

(9)

Điều 52, 53 Nghị định 88/1999/NĐ-CP về quy chế đấu thầu hàng hoá được sửa đổi, bổ
sung tại Nghị định 66/2003/NĐ-CP).

Đấu giá hàng hoá cũng là loại hoạt động đặc biệt, trong đó các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền tham gia thực hiện theo một
trình tự thủ tục nhất định.
Trên góc độ quản lý hành chính Nhà nước thì hoạt động đấu giá hàng
hóa lại được thực hiện theo một trình tự, thủ tục đơn giản hơn nhiều so với
hoạt động đấu thầu, bởi vì thủ tục bán đấu giá về cơ bản là nhằm tìm ra người
mua trả giá cao nhất so với giá khởi điểm, nên cần tiến hành các bước chuẩn
bị cần thiết, nhằm bảo đảm tính công khai của cuộc đấu giá. Trình tự, thủ tục
bao gồm: Chuẩn bị bán đấu giá; Tiến hành bán đấu giá(10).
2.1 Trình tự, thủ tục về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
2.1.1.Chủ thề đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Như đã trình bày ở trên, đấu thầu hàng, hóa dịch vụ là một hoạt động
thương mại, theo đó, một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi

là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu
(gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời
thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên
trúng thầu). Do đó, tham gia vào hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ bao
gồm hai nhóm chủ thể chính là bên mời thầu và bên dự thầu. Bên cạnh đó, có
thể có sự tham gia của các chủ thể trung gian như các nhà tư vấn, tổ chuyên
gia xét thầu hoặc các chủ thể khác như chủ sở hữu nguồn vốn, đơn vị tài trợ,
cho vay vốn…
- Bên mời thầu là bên có nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ hoặc thực
hiện một công việc nào đó. Bên mời thầu có thể là chủ sở hữu vốn hoặc người
được giao quyền sử dụng vốn để mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Trong trường
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 22


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

hợp, bên mời thầu không đồng thời là chủ sở hữu vốn thì người sở hữu vốn
thực sự cũng giữ vai trò chi phối nhất định đến gói thầu. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 214 Luật thương mại năm 2005 thì không bắt buộc bên mời thầu
phải là thương nhân. Song với cách hiểu, đấu thầu hành hóa, dịch vụ là hoạt
động thương mại nhằm mục tiêu sinh lợi như trong Luật thương mại thì bên
mời thầu sẽ chủ yếu là các thương nhân để đảm bảo được mục đích trên.
- Bên dự thầu (các nhà thầu), theo Luật thương mại năm 2005, là
các thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ muốn thông qua đấu
thầu để dành quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ và được bên mời thầu mời

tham dự. Bên dự thầu có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước
ngoài có đủ điều kiện. Có nhiều thương nhân khác nhau tham gia dự thầu
nhưng chỉ có thương nhân nào thắng cuộc trong quá trình đấu thầu (bên trúng
thầu) mới được lựa chọn ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với bên
mời thầu. Bên cạnh điều kiện tư cách chủ thể phải là thương nhân (là tổ chức
kinh tế hoặc là cá nhân), bên dự thầu cũng cần có một số tiêu chuẩn như tiêu
chuẩn về sự độc lập về mặt tài chính, có năng lực pháp luật dân sự, đối với
thương nhân là cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực
hiện hợp đồng.
Trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ có thể xuất hiện một số
chủ thể như: Các công ty tư vấn, các tổ chuyên gia…tham gia vào các giai
đoạn của quy trình tổ chức đấu thầu với tư cách là trung gian, giúp đỡ, tư vấn
cho bên mời thầu trong việc lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, xét
thầu…Những chủ thể này hiện chưa được Luật quy định rõ về tư cách pháp lý,
quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ nhưng
đã thể hiện vai trò rất quan trọng trong quá trình tổ chức và thực hiện đấu
thầu. Họ giúp cho hoạt động đấu thầu được thực hiện nghiêm túc, theo đúng
thủ tục luật định, kịp thời phát hiện những bất cập và đưa ra các biện pháp
điều chỉnh thích hợp. Do đó, việc sớm đưa các vấn đề này vào điều chỉnh là
cần thiết.
2.1.2.Các nguyên tắc đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 23


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..


Nguyên tắc trong đấu thầu là những tư tưởng chỉ đạo được rút ra từ
những quy định pháp luật về đấu thầu do tổ chức có thẩm quyền ban hành,
trên một bình diện nào đó, buộc các bên tham gia quan hệ đấu thầu phải tuân
theo. Về cơ bản, mọi hoạt động đấu thầu nói chung, trong đó có đấu thầu hàng
hóa, dịch vụ, phải được thực hiện dựa vào các nguyên tắc sau:
(10) )

Điều 16 Quy chế bán đấu giá tài sản.

- Nguyên tắc coi trọng tính hiệu quả.
Tính hiệu quả luôn được coi là mục tiêu hàng đầu khi thực hiện đấu
thầu nói chung cũng như đấu thầu hàng hóa, dịch vụ nói riêng. Các gói thầu
mua sắm hàng hóa, dịch vụ phải được tiến hành trên cơ sở tính toán kỹ về hiệu
quả kinh tế - xã hội mà nó mang lại. Bên mời thầu vì thế chỉ nên tổ chức đấu
thầu khi chứng minh được việc áp dụng đấu thầu sẽ đạt hiệu quả cao hơn các
hình thức mua sắm hàng hóa, dịch vụ khác. Không được lợi dụng hình thức
đấu thầu để thu lợi bất chính cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Khi
tổ chức đấu thầu cũng phải xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của từng gói thầu
để lựa chọn hình thức và phương thức đấu thầu sao cho có hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiên ngang nhau.
Đây là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động đấu thầu hàng
hóa, dịch vụ. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đưa ra các cơ hội ngang
nhau cho tất cả các nhà thầu. Nội dung của nguyên tắc này yêu cầu mỗi gói
thầu phải có sự tham dự của một số lượng nhà thầu nhất định có năng lực, đủ
để đảm bảo sự cạnh tranh giữa các nhà thầu. Những điều kiện mà bên mời
thầu đưa ra, những thông tin cung cấp cho các nhà thầu phải ngang bằng nhau,
tạo sự bình đẳng về cơ hội cho mỗi nhà thầu. Hồ sơ mời thầu không được đưa
ra các yêu cầu mang tính định hướng như về xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa, về
thương hiệu cụ thể nhằm ngăn cản sự tham gia của các nhà thầu. Bên mời thầu

cũng không được phân biệt đối xử trong việc xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu
giữa những người dự thầu hợp lệ. Tuy nhiên, pháp luật của hầu hết các nước
vẫn có những quy định ưu đãi đối với nhà thầu trong nước. Đó không phải là
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 24


Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Đại
………………………………………………………………………………………………..

sự phân biệt đối xử mà chính là để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng với các
nhà thầu nước ngoài có kinh nghiệm và năng lực lớn hơn.
- Nguyên tắc thông tin đầy đủ, công khai.
Xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh, hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch
vụ cần dựa trên nguyên tắc công khai và thông tin đầy đủ. Ngay từ giai đoạn
mời thầu, các dữ liệu liên quan đến gói thầu phải được bên mời thầu cung cấp
với các thông tin chi tiết rõ ràng về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu
chất lượng, giá cả và điều kiện hợp đồng (kể cả những sửa đổi, bổ sung nếu
có) để các nhà thầu xem xét khả năng đáp ứng của mình. Thông báo mời thầu
phải được đăng tài công khai trên các thông tin đại chúng đối với đấu thầu
rộng rãi và công khai với các nhà thầu đối với đấu thầu hạn chế. Việc mở thầu
cũng phải công khai. Các nhà thầu đã tham gia đấu thầu phải tới dự. Những
nội dung cơ bản của từng hồ sơ dự thầu phải công bố công khai ngay khi mở
thầu và được ghi vào biên bản mở thầu. Việc tiến hành nghiêm túc nguyên tắc
này sẽ góp phần tạo nên sự thành công cho cuộc đấu thầu.
- Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu.
Tính chất cạnh tranh gay gắt giữa bên dự thầu với mục đích trở thành

người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên mời thầu khiến cho việc bảo mật
thông tin đấu thầu được coi như là một nguyên tắc bất khả xâm phạm. Theo
đó, bên mời thầu phải bảo mật hồ sơ dự thầu, các tổ chức, cá nhân liên quan
đến việc tổ chức đấu thầu và xét chọn đấu thầu phải giữ bí mật mọi thông tin
liên quan. Tất cả các hành vi làm tiết lộ thông tin đều phải bị xử lý theo quy
định của pháp luật.
- Nguyên tắc đánh giá khách quan, công bằng.
Nguyên tắc này thể hiện ở việc các hồ sơ dụ thầu hợp lệ đều phải
được xem xét, đánh giá khách quan, công bằng với cùng một tiêu chuẩn như
nhau và bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và tư cách.
Những tiêu chí đánh giá hồ sơ, tiêu chuẩn xét thầu phải được công bố trước
trong hồ sơ mời thầu và bên mời thầu không được tự ý thay đổi trong quá trình
xét thầu. Mọi lý do của việc hồ sơ dự thầu được chọn hay bị loại đều phải
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp
Trang 25


×