Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Khảo sát tình hình bệnh lý tại phòng khám tai mũi họng bệnh viện nguyễn đình chiểu 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.38 KB, 9 trang )

1

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH LÝ TẠI PHÒNG KHÁM
TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Nguyễn Trác Diễm, Trần Văn Bi, Trần Thị Thanh Hoa

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình hình bệnh lý tại phòng khám tai mũi họng
bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang 3,584 bệnh
nhân đến khám tại phòng khám nội soi tai mũi họng bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu từ
tháng 1/2012 đến tháng 12/2012 dựa vào dữ liệu máy tính bệnh viện.
Kết quả: Tuổi trung bình là 36.5 ± 18, nhóm tuổi 31 - 45 cao nhất 30.9%, >60
tuổi chiếm 8.8%. Bệnh nhân có địa chỉ ở thành phố Bến Tre chiếm 26.7%, huyện Giồm
Trôm chiếm 18%. Bệnh đông nhất từ tháng 5/2012 đến tháng 8/2012 chiếm 41.3%. Nghề
nông chiếm 61.3%, trẻ dưới 6 tuổi là 8.9%. Bảo hiểm y tế chiếm 69.7%, vượt tuyến
32.3%. Nhóm bệnh mũi xoang cao nhất 45.7%, bệnh họng - thanh quản là 30.9%, bệnh
tai là 23.4%. Viêm mũi xoang chiếm 47.7%, viêm mũi họng cấp là 28.8%, viêm mũi dị
ứng 7.1%. Viêm amiđan chiếm 34.2%, viêm họng 24.9%. Viêm tai ngoài, viêm tai giữa
chiếm tỷ lệ là 24.5%, 18.3% và 13.9%.
Kết luận: Cơ cấu bệnh tai mũi họng rất đa dạng, xảy ra quanh năm và gặp ở mọi
lứa tuổi nhưng tập trung nhiều nhất ở độ tuổi lao động và làm nghề nông. Bệnh nhân có
địa chỉ ở thành phố Bến Tre và huyện Giồng Trôm cao hơn các huyện khác, bệnh nhân
khám tai mũi họng chủ yếu gặp vấn đề về mũi xoang, trong đó bệnh lý viêm mũi xoang và
viêm họng - amiđan, viêm tai chiếm tỷ lệ rất cao.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Ngày nay với sự tiến bộ rất nhanh trong y hoc nói chung và lĩnh vực tai mũi họng
(TMH) nói riêng, nhưng bệnh TMH vẫn còn là gánh nặng cho xã hội. Bệnh viêm mũi
xoang, viêm tai giữa, viêm họng tái đi tái lại nhiều lần là nỗi ám ảnh cho bệnh nhân và
cũng là vấn đề mà thầy thuốc TMH phải đối mặt hàng ngày. Hàng năm có khoảng hơn 40


triệu người đến khám bệnh tại các phòng khám với đa số là bệnh lý TMH và các bệnh
viêm đường hô hấp trên [4], [5].


2

Mô hình bệnh lý của một cộng đồng chiụ ảnh hưởng của nhiều yếu tố: đô thị hóa,
sự tập trung đông đúc dân cư, ảnh hưởng của các quá trình kỹ nghệ gây nên ô nhiễm môi
trường [2]… Do đó xác định mô hình bệnh TMH sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn đặc điểm
của bệnh thường gặp, để có thể xây dựng kế hoạch điều trị, nâng cao trình độ chuyên
môn cũng như xác định kinh phí điều trị và dự trù về thuốc men, y dụng cụ hợp lý. Vì
vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Khảo sát tình hình bệnh lý tại phòng khám tai
mũi họng bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012” nhằm
hai mục tiêu:
- Phân tích đặc điểm bệnh nhân đến khám tai mũi họng tại phòng khám bệnh viện
Nguyễn Đình Chiểu.
- Xác định mô hình bệnh lý tai mũi họng từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh: tất cả bệnh nhân được khám và chẩn đoán bệnh tại phòng
khám nội soi tai mũi họng bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu từ tháng 1/2012 đến tháng
12/2012 được lưu vào dữ liệu trong máy vi tính Bệnh viện.
- Tiêu chuẩn loại trừ: những bệnh nhân được nội soi kiểm tra sau phẫu thuật TMH,
bệnh nhân khám bệnh tiền phẫu của các khoa khác, thông tin lưu trữ không hợp lệ.
2.2 Phương pháp nghiên cứu.
-

Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012.

2.3 Phương pháp quan sát và đánh giá kết quả.

-

Phân tích số liệu bằng chương trình Excel 2007 và SPSS 16.0.

-

Tính tỷ lệ phần trăm các bệnh theo mã ICD 10.

-

So sánh hai tỷ lệ bằng phép kiểm T- test.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
3.1.4 Phân bố theo tuổi.
Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012, chúng tôi ghi nhận được 3,584 bệnh nhân
tại phòng khám nội soi TMH, tuổi trung bình 36.5 ± 18, nhỏ nhất 1 tuổi và lớn nhất 95
tuổi.


3

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi.
Nhóm tuổi
≤ 15
16 - 30
31 - 45
46 - 60
> 60
Tổng cộng


Số bệnh nhân
647
724
1107
789
317
3584

Tỷ lệ (%)
18.1%
20.2%
30.9%
22%
8.8%
100%

Nhận xét: Bệnh lý TMH gặp tất cả các lứa tuổi, trong đó nhóm tuổi 31 - 45
chiếm tỷ lệ cao nhất 30.9%, nhóm tuổi trên 60 là 8.8%. Sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi
≤60 (91.2%) và >60 (8,8%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
3.1.5 Phân bố theo nghề nghiệp.

Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp.
Nhận xét: Bệnh nhân đến khám TMH là nông dân có tỷ lệ cao nhất chiếm 62.3%,
kế đến là học sinh, sinh viên và trẻ dưới 6 tuổi lần lượt chiếm 12.2% và 8.9%, trong khi
người làm nội trợ chiếm 2.1% và mất sức lao động là 3.7%.
3.1.1 Số lượng bệnh nhân đến khám theo thời gian.
Bảng 3.2: Số lượng bệnh nhân đến khám mỗi 4 tháng.
Tháng


Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Từ 1/2012 đến hết 4/2012
989
27.6%
Từ 5/2012 đến hết 8/2012
1481
41.3%
Từ 9/2012 đến hết 12/2012
1114
31.1%
Tổng cộng
3584
100%
Nhận xét: Bệnh nhân khám bệnh đông nhất trong 4 tháng từ 5/2012 đến hết
8/2012 chiếm 41.3% trong năm và thấp nhất là 4 tháng đầu năm từ 1/2012 đến 4/2012
chiếm 27.6%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0.05).


4

3.1.3 Phân bố theo địa phương.

Biểu đồ 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa phương.
Nhận xét: Bệnh nhân đến khám TMH có địa chỉ ở TP Bến Tre cao nhất chiếm tỷ
lệ 26.7%, kế đến là huyện Giồm Trôm chiếm 18%, trong khi đó huyện Thạnh Phú chỉ có
5.6% và Ba Tri là 8.1%. Kết quả của chúng tôi nhận thấy tỷ lệ dân TP Bến Tre khám
TMH cao hơn hẳn các huyện trong tỉnh, điều này cho thấy ở thành thị người dân được

chăm sóc sức khỏe ban đầu và nhận thức về tình trạng sức khỏe TMH tốt hơn nông thôn.
3.1.6 Phân bố theo bảo hiểm y tế (BHYT).

Biểu đồ 3.3: Tình hình BHYT đúng tuyến và vượt tuyến.
Nhận xét: Bệnh nhân BHYT đến khám TMH có giấy chuyển viện của tuyến dưới
chiếm 37.4%, vượt tuyến 32.3%.
Bảng 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo BHYT.
Đối tượng
Bảo hiểm y tế
Thu phí

Số bệnh nhân
2499
1085

Tỷ lệ (%)
69.7%
30.3%

Tổng cộng
3584
100%

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân khám TMH có BHYT chiếm 69.7% cao hơn tỉnh Hà
Tỉnh (2011) là 60.2% [1].


5

3.2 Đặc điểm bệnh lý tai mũi họng.

3.2.1 Tỷ lệ mắc bệnh TMH theo từng nhóm bệnh.

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ mắc bệnh TMH theo từng nhóm bệnh.
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu chúng tôi, bệnh nhân đến khám vì bệnh lý mũi
xoang (1639/3584 trường hợp) chiếm tỷ lệ cao nhất 45.7%, kế đến là bệnh lý họng thanh quản (1108/3584 trường hợp) chiếm 30.9%, bệnh lý tai (837/3584 trường hợp)
hiếm 23.4%.
3.2.2 Tỷ lệ các bệnh lý Tai thường gặp.
Bảng 3.4: Tỷ lệ các bệnh lý Tai.
Bệnh lý tai
Thủng màng nhĩ
Viêm tai ngoài
Viêm tai giữa cấp - mạn
Polyp ống tai ngoài
Dò luân nhĩ
Tụ dịch vành tai
Điếc đột ngột
Dị vật tai
Chấn thương tai
Bệnh khác của tai
Tổng cộng

Số bệnh nhân
67
205
269
24
41
12
19
84

61
55
837

Tỷ lệ (%)
8%
24.5%
32.1%
2.9%
4.9%
1.4%
2.3%
10%
7.3%
6.6%
100%

Nhận xét: Bệnh lý viêm tai ngoài, viêm tai giữa cấp - mạn thường gặp nhất chiếm
tỷ lệ lần lượt là 24.5%, 32.1%. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng ghi nhận được bệnh
viêm tai ở độ tuổi <15 chiếm tỷ lệ cao nhất, và tuổi càng cao thì tỷ lệ càng giảm. Kết quả
này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài An, viêm tai ở độ tuổi < 10 chiếm tỷ
lệ 12.2% [5].


6

3.2.3 Tỷ lệ các bệnh lý Mũi thường gặp.

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ các bệnh lý Mũi.
Nhận xét: Bệnh lý viêm mũi xoang có tỷ lệ cao nhất, chiếm 47.7%, kế đến là

viêm mũi họng cấp (cảm thông thường) chiếm tỷ lệ 28.8%, viêm mũi dị ứng là 7.1%,
chiếm tỷ lệ thấp nhất là chảy máu mũi điểm mạch 0.7%.
3.2.4 Tỷ lệ các bệnh lý họng - thanh quản thường gặp.
Bảng 3.5: Tỷ lệ các bệnh lý họng - thanh quản.
Bệnh lý họng - thanh quản

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Dị vật họng

36

3.2%

Viêm họng cấp - mạn

276

24.9%

Viêm amidan cấp - mạn

379

34.2%

Viêm V.A cấp


103

9.3%

Viêm thanh quản cấp - mạn

170

15.3%

Polyp dây thanh

28

2.5%

K vòm hầu - thanh quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
(GERD)
Bệnh khác của họng - thanh quản
Tổng cộng

18

1.6%

85

7.7%


13
1108

1.2%
100%

Nhận xét: Bệnh lý viêm amiđan thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 34.2%, kế đến là
viêm họng chiếm tỷ lệ 24.9%. Bệnh K vòm hầu - thanh quản chiếm tỷ lệ 1.6%.


7

IV. BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
Tỷ lệ bệnh nhân đến khám TMH tập trung cao ở độ tuổi lao động (16 - 60) chiếm
73,1%, trong đó nghề nông chiếm 61.3%. Có lẽ đây là độ tuổi làm việc nhiều, điều kiện
làm nông tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất, không có thời gian điều trị bệnh tích
cực nên để bệnh kéo dài thành mạn tính.
Theo Đặng Ngọc Chánh, người dân của huyện Thạnh Phú mắc bệnh TMH cao gấp
1,8 lần so với Ba Tri [2]. Chúng tôi ghi nhận bệnh nhân đến khám TMH có địa chỉ tại TP
Bến Tre và huyện Giồng Trôm chiếm tỷ lệ cao nhất. Có lẽ do vị trí địa lý huyện Giồm
Trôm đến bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu thuận lợi hơn các huyện khác trong tỉnh.
4.2 Đặc điểm bệnh lý tai mũi họng.
Bệnh nhân đến khám chủ yếu gặp vấn đề mũi xoang, trong đó viêm mũi xoang và
viêm mũi họng cấp chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết quả chúng tôi viêm mũi dị ứng chiếm 7.1%,
so với tỷ lệ viêm mũi dị ứng ở TP. Thái Bình là 23.6% cao hơn nhiều so với kết quả của
chúng tôi (7.1%), có thể do chúng tôi không có các xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán dị ứng
như test lẫy da, test kích thích mũi, phản ứng bạch cầu đặc hiệu, phản ứng phân hủy
mastocyte, định lượng IgG, IgE,…[6].
Chúng tôi ghi nhận 30.9% bệnh nhân có vấn đề họng - thanh quản. Bệnh viêm

họng - amidan cấp/mạn chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 24.9% đến 34.2%, tỷ lệ GERD chiếm
7.7%. Theo Lê Xuân Quang 10% bệnh nhân đến khám TMH có biểu hiện triệu chứng
của GERD [3]. Những năm gần đây bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu đã triển khai nội soi
TMH, vì vậy đã góp phần chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản được được dễ
dàng và chính xác hơn.
Bến Tre là tỉnh chịu nhiều khí hậu nóng ẩm, nhiều ao hồ sông rạch, do đó các bệnh
lý về tai khá phổ biến, chủ yếu là viêm tai. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm vì ngoài nhiễm
trùng tại chỗ còn gây giảm thính lực và các biến chứng khác như liệt mặt, áp xe não dẫn
đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận bệnh
lý tai chiếm 23.4%, trong đó viêm tai ngoài chiếm 24.5%, viêm tai giữa chiếm 32.1%,
cao hơn tác giả Nguyễn Thị Hoài An (2003) tỷ lệ trẻ em <3 tuổi mắc bệnh viêm tai giữa
là 12,09% [2].


8

V. KẾT LUẬN
Qua phân tích 3,584 bệnh nhân tại phòng khám nội soi TMH bệnh viện Nguyễn
Đình Chiểu từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
-

Tuổi trung bình là 36.5 ± 18, nhóm tuổi 31 - 45 có tỷ lệ cao nhất 30.9%, > 60 tuổi

chiếm 8.8%. Bệnh nhân ở TP Bến Tre chiếm tỷ lệ 26.7%, huyện Giồm Trôm chiếm 18%.
Bệnh đông nhất từ tháng 4/2012 đến tháng 6/2012 chiếm 29%.
- Nông dân có tỷ lệ cao nhất chiếm 62.3%, trẻ dưới 6 tuổi 8.9%. BHYT chiếm
69.7%, trong đó 32.3% vượt tuyến. Nhóm bệnh lý mũi xoang chiếm tỷ lệ cao nhất 45.7%,
kế đến là bệnh lý họng - thanh quản 30.9%, bệnh lý tai 23.4%.
- Viêm mũi xoang chiếm 47.7%, cao nhất trong nhóm bệnh mũi xoang, kế đến là
viêm mũi họng cấp chiếm 28.8%, viêm mũi dị ứng 7.1%. Trong nhóm bệnh họng - thanh

quản, viêm amiđan chiếm 34.2%, viêm họng 24.9%, K vòm hầu - thanh quản chiếm
1.6%. Tương tự trong nhóm bệnh lý tai, viêm tai ngoài là 24.5%, viêm tai giữa chiếm tỷ
lệ 32.1%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Hồng Ban (2012) Báo cáo tổng kết các năm 2008 2011 của BHXH thành phố Hà Tĩnh, “Hiện trạng tham gia BHYT tự nguyện của

2.

người dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh”.
Đặng Ngọc Chánh, Lê Ngọc Diệp, Ngô Khần (2010) Hội nghị khoa học kỹ thuật
YTCC-YHDP 2012 “Đánh giá mức độ biến đổi thời tiết và tình trạng sức khoẻ của

3.

người dân tại các huyện ven biển tỉnh Bến Tre”.
Lê Xuân Quang (2008) Y học TP HCM, T.12, pb số 1, tr 63 - 65 “Xác định biểu

4.

hiện bệnh lý Tai-Mũi-Họng ở Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.”
Nhan Trừng Sơn (2011), Nhập môn tai mũi họng, “Các bệnh lý Tai mũi họng

5.

thường gặp ở trẻ em”.
Phùng Huỳnh Lương, Nguyễn Tấn Phong, Đặng Tuấn Đạt (2009), Y học thực
hành, số 2, trang 644 – 645, “Mô tả mô hình bệnh lý Tai Mũi Họng vào mùa


6.

khô của dân tộc Ê Đê –Tây Nguyên”
Vũ Trung Kiên (2013) Luận án tiến sĩ Y học “Thực trạng viêm mũi dị ứng của
học sinh THCS TP. Thái Bình, Hải Phòng và hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu

bằng dị nguyên Dermatophagoides Pteronyssinus”.
HÌNH ẢNH MINH HỌA CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ TMH QUA NỘI SOI

1. Bệnh lý mũi xoang.


9

Hình 1: Viêm mũi xoang cấp (P)

Hình 2: V.A quá phát

2. Bệnh lý họng – thanh quản.
Hình 3: Viêm thanh quản cấp – hai dây thanh khếp không kín

Hình 4: Viêm thanh quản mạn – hạt dây thanh (P)

3. Bệnh lý tai.
Hình 5: Viêm tai giữa mạn thurnh nhĩ trung tâm




×