Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hóa 12: Lý thuyết và bài tập trọng tâm về hợp chất của sắt (moon.vn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.03 KB, 5 trang )

Khóa học Pro SAT Hóa học – Thầy Nguyễn Anh Tuấn

www.facebook.com/tuanhoa.atn

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRỌNG TÂM VỀ HỢP CHẤT CỦA SẮT
VIDEO BÀI GIẢNG và LỜI GIẢI CHI TIẾT CÁC BÀI TẬP chỉ có tại website MOON.VN

I . Thông hiểu
Câu 1 [608230]: Dây sắt cháy sáng trong bình khí O2 tạo ra các hạt oxit sắt từ:

Hòa tan sản phẩm thu được bằng dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch X. Để chứng minh
X có chứa muối sắt(II), chỉ cần nhỏ vào X một giọt dung dịch
A.NaOH.
B. BaCl2.
C.KMnO4.
D. CuSO4.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608230]
Câu 2 [608231]: Cho các muối: FeSO4, Na2SO4, MgSO4, Fe2(SO4)3. Số muối có khả năng làm mất
màu dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng là
A.2.
B. 1.
C.3.
D. 4.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608231]
Câu 3 [608232]: Dung dịch Y gồm FeSO4 và CuSO4. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lọc kết tủa và
đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là
A.Fe2O3 và CuO.
B. FeO và CuO.
C.FeO.
D. Fe2O3.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608232]


Câu 4 [608233]: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch gồm FeSO4 và H2SO4, lọc lấy kết tủa rồi
đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là
A.Fe2O3 và BaO.
B. FeO và BaSO4.
C.FeO và BaO.
D. Fe2O3 và BaSO4.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608233]
Câu 5 [608294]: Nước ngầm thường bị nhiễm sắt và có màu vàng. Ở nhà máy nước, người ta tạo ra
các giàn mưa (hoặc sục không khí vào nước) để sắt(II) tiếp xúc với không khí, bị oxi hóa và chuyển
hết thành kết tủa là
A.Fe(OH)2.
B. Fe(OH)3.
C.FeCO3.
D. FePO4.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608294]
Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình


Khóa học Pro SAT Hóa học – Thầy Nguyễn Anh Tuấn

www.facebook.com/tuanhoa.atn

Câu 6 [608295]: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa chất X, thu được kết tủa màu trắng
xanh. Lọc lấy kết tủa rồi để ngoài không khí, thu được chất rắn màu nâu đỏ. Chất phù hợp với X là
A.Fe2(SO4)3.
B. FeSO4.
C.CuCl2.
D. Cr(NO3)3.

[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608295]
Câu 7 [608296]: Hai chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (không có không khí)
đều xảy ra phản ứng oxi hóa-khử?
A.Fe và Fe3O4.
B. FeO và Fe2O3.
C.FeS và Fe.
D. Fe và Fe(NO3)2.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608296]
Câu 8 [608297]: Cho dãy gồm các chất: Fe, FeSO4, FeS, Fe2O3, Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng
với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) có xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là
A.5.
B. 2.
C.3.
D. 4.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608297]
Câu 9 [608304]: Cho dãy gồm các kim loại: Zn, Fe, Cu, Ag. Số kim loại trong dãy tác dụng được với
dung dịch Fe2(SO4)3 ở điều kiện thường là
A.4.
B. 3.
C.2.
D. 1.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608304]
Câu 10 [608306]: Cho các hợp chất Fe(II): Fe(OH)2, FeO, FeS, FeSO4, Fe(NO3)2, FeCO3.
Số hợp chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng (không có không khí) là
A.4.
B. 3.
C.6.
D. 5.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608306]
Câu 11 [608351]: Cho dãy gồm các kim loại: Zn, Fe, Cu, Ag. Số kim loại trong dãy tác dụng được với

dung dịch Fe2(SO4)3 ở điều kiện thường là
A.1.
B. 2.
C.3.
D. 4.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608351]
Câu 12 [608353]: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung
dịch
A.HCl.
B. NaOH.
C.Na2SO4.
D. HNO3.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608353]
Câu 13 [608355]: Cho a mol Fe tác dụng với a mol khí Cl2, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước,
thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào
sau đây?
A.AgNO3.
B. NaOH.
C.Cl2.
D. Cu.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608355]
Câu 14 [608359]: Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z
vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X
và Y lần lượt là
Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình


Khóa học Pro SAT Hóa học – Thầy Nguyễn Anh Tuấn


A.AgNO3 và FeCl2.
C.Na2CO3 và BaCl2.

www.facebook.com/tuanhoa.atn

B. AgNO3 và FeCl3.
D. AgNO3 và Fe(NO3)2.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608359]

Câu 15 [608374]: Hỗn hợp E gồm Fe(NO3)2, FeS2 và FeCO3. Nung nóng E trong không khí đến khối
lượng không đổi, thu được chất rắn là
A.Fe và Fe3O4.
B. FeO.
C.FeO và Fe2O3.
D. Fe2O3.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608374]
Câu 16 [608375]: Hòa tan oxit sắt từ vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho bột
Fe dư vào X trong điều kiện không có không khí, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Chất tan trong Y là
A.Fe2(SO4)3 và H2SO4.
B. FeSO4.
Fe
(SO
)
.
C. 2
D. FeSO4 và H2SO4.
4 3
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608375]

Câu 17 [608384]: Cho dãy các chất sau: FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Hòa tan hoàn toàn a mol mỗi
chất vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), chất tạo ra số mol khí lớn nhất là
A.Fe3O4.
B. Fe(OH)2.
C.FeS.
D. FeCO3.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608384]
Câu 18 [608385]: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm a mol chất X và a mol chất Y vào dung dịch H2SO4
(đặc, nóng, dư), tạo ra a mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Hai chất X, Y là
A.Fe, Fe2O3.
B. Fe, FeO.
C.Fe3O4, Fe2O3.
D. FeO, Fe3O4.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608385]
Câu 19 [608388]: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
B. Dung dịch FeCl3 có khả năng oxi hóa Fe thành FeCl2.
C.FeO chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học.
D.Fe2O3 khử được H2SO4 đặc, nóng, giải phóng khí SO2.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608388]
Câu 20 [608389]: Phát biểu nào sau đây là sai?
A.Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất Fe(II) là tính oxi hóa.
B. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt.
C.Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeS2.
D.Sắt(III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608389]
Câu 21 [608394]: Nung nóng Fe(NO3)2 trong bình kín chứa khí quyển trơ. Sau khi phản ứng hoàn
toàn, thu được sản phẩm gồm
A.FeO và NO2.
B. Fe2O3, NO2 và O2.

C.FeO, NO2 và O2.
D. Fe2O3 và NO2.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608394]

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình


Khóa học Pro SAT Hóa học – Thầy Nguyễn Anh Tuấn

www.facebook.com/tuanhoa.atn

Câu 22 [608395]: Cho từng kim loại: Na, Ba, Fe, Mg, Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3, số kim loại tham
gia phản ứng khử ion Fe3+ là
A.2.
B. 3.
C.4.
D. 5.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608395]
Câu 23 [608396]: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối nitrat X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa
màu trắng xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ khi để ngoài không khí. Phát biểu nào sau đây là sai?
A.Công thức của X là Fe(NO3)2.
B. X khử dung dịch AgNO3 thành Ag.
C.X có cả tính oxi hóa và tính khử.
D. X không tác dụng với dung dịch HCl.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608396]
Câu 24 [608397]: Hòa tan hoàn toàn một oxit sắt E vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung
dịch T. Chia T thành hai phần bằng nhau.
Cho vài mảnh Cu vào phần một, thấy Cu tan ra và cho dung dịch có màu xanh.

Cho vài giọt dung dịch KMnO4 vào phần hai, thấy thuốc tím bị mất màu.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.E chỉ thể hiện tính khử.
B. T chứa hai muối sunfat.
C.Công thức của E là Fe2O3.
D. E là thành phần chính của quặng hematit.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608397]
III. Vận dụng
Câu 1 [608386]: Hòa tan hoàn toàn từng chất: Fe2O3, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeS vào dung dịch H2SO4
loãng, nóng (không có không khí). Số trường hợp chỉ tạo thành muối Fe(II) khi kết thúc thí nghiệm là
A.1.
B. 4.
C.2.
D. 3.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608386]
Câu 2 [608387]: Cho dãy gồm các chất: NaOH, HCl, AgNO3, HNO3, Cl2. Số chất tác dụng được với
dung dịch Fe(NO3)2 là
A.2.
B. 5.
C.3.
D. 4.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608387]
Câu 3 [608236]: Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 28 gam
dung dịch H2SO4 70% (đặc, nóng, dư), thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc)
và dung dịch Y.
Cho từ từ 100 mL dung dịch NaOH 2M vào Y, thu được 5,35 gam kết tủa.
Giá trị của V là
A.2,80.
B. 1,40.
C.1,12.

D. 2,24.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608236]
Câu 4 [608237]: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 trong 28 gam dung
dịch H2SO4 70% (đặc, nóng, dư), thu được 0,84 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung
dịch Y. Cho từ từ V mL dung dịch NaOH 2M vào Y, thu được 5,35 gam kết tủa. Giá trị của V là
A.50.
B. 75.
C.100.
D. 125.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608237]
Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình


Khóa học Pro SAT Hóa học – Thầy Nguyễn Anh Tuấn

www.facebook.com/tuanhoa.atn

Câu 5 [608298]: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho đinh Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(b) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl.
(c) Cho FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A.2.
B. 3.
C.4.
D. 1.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608298]

Câu 6 [608299]: Tiến hành các thí nghiệm nung nóng từng chất sau trong không khí: (1) FeCO 3, (2)
FeS2, (3) Fe(NO3)2, (4) Fe(OH)2, (5) Fe(OH)3.
Sau khi phản ứng hoàn toàn, số thí nghiệm thu được Fe2O3 là
A.5.
B. 4.
C.3.
D. 2.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 608299]

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình



×