Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.95 KB, 5 trang )

MỤC LỤC
A – Đặt vấn đề

1

B – Giải quyết vấn đề

1

I – Các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng nhượng quyền thương
mại

1-2

II – Những điểm hạn chế trong các quy định của pháp luật hiện hành về hợp
đồng nhượng quyền thương mại

2-3

III - Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền
thương mại.

4-5

C – Kết thúc vấn đề

5

1



B – Giải quyết vấn đề
I – Các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng nhượng quyền
thương mại:
Dưới góc độ pháp lý thì phải sau một thời gian với cái tên “cấp phép đặc quyền
kinh doanh” (Thông tư Bộ khoa học, công nghệ và môi trường số 1254/1999/TT –
BKHCNMT (nay là Bộ Khoa học và công nghệ) ban hành ngày 12/7/1999 hướng dẫn
Nghị định của Chính phủ số 45/1998/NĐ – CP về chuyển giao công nghệ). Tiếp đó với
cái tên “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, nhượng quyền thương mại lại được đề cập
tại Nghị định của Chính phủ số 11/2005/NĐ – CP ban hành ngày 02/02/2005 quy định
chi tiết về chuyển giao công nghệ (Nghị định này thay thế cho Nghị định số
45/1998/NĐ – CP nói trên)). Các văn bản này đều coi nhượng quyền thương mại là
một dạng hoạt động chuyển giao công nghệ và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về
chuyển giao công nghệ, nhưng thực chất nhượng quyền thương mại và chuyển giao
công nghệ là hai hoạt động khác biệt.
Điều 287 trong Luật Thương mại 2005 “Hợp đồng nhượng quyền thương mại”.
Nghị định của Chính phủ số 35/2006/NĐ – CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật
Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại đã có hai định nghĩa khá rõ về
“Hợp đồng phát triển quyền thương mại” và “hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ
cấp”. Điều 285 chỉ nói về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và
bên nhận quyền, trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự
mình tiến hành việc mua bán hang hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện:
- Việc mua bán hang hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hang hóa,
tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên
nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền được nhận khoản tiền nhượng quyền, có quyền kiểm soát
và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh;
So với pháp luật các nước, các hiệp hội, các nhà khoa học trên thế giới và thực
tiễn của hoạt động nhượng quyền thương mại thì có thể nhận ra cách quan niệm của

2


Việt Nam chưa thực sự lột tả được hết nội dung của loại hợp đồng này. Điều dễ nhận
ra nhất là đối tượng của hợp đồng này có thể còn bao hàm nhiều đối tượng của quyền
sở hữu trí tuệ khác chứ không chỉ là một vài đối tượng được chỉ ra tại Điều 284.
Chẳng hạn, tại sao đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại không thể gồm
cả nhãn hiệu dịch vụ mà chỉ là nhãn hiệu hàng hóa?

II – Những điểm hạn chế trong các quy định của pháp luật hiện hành về
hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Áp dụng phương thức nhượng quyền thương mại để kinh doanh, doanh nghiệp
buộc phải mượn các quy định pháp luật của các quốc gia khác, cá biệt hóa thành
những thỏa thuận hợp đồng nhượng quyền thương mại hoặc họ phải phát huy tính
sang tạo để tự xây dựng một mô hình kinh doanh chưa được luật ghị nhận.
Luật thương mại chỉ quy định sơ sài về hợp đồng nhượng quyền thương mại và
không quy định về các biện pháp hạn chế tranh chấp là chưa đáp ứng được nhu cầu
cần thiết của một luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại.
Đối với quyền được kiểm soát của bên nhượng quyền trong hệ thống nhượng
quyền nói chung và trong quan hệ đối với từng bên nhận quyền trong từng hợp đồng
nhượng quyền thương mại nói riêng thì ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể.
Về quyền của bên nhận quyền, trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương
mại, bên cạnh những ràng buộc về mặt nghĩa vụ thì bên nhận quyền cũng có một số
quyền đối với bên nhượng quyền. Cụ thể, bên nhận quyền có thể: một là yêu cầu
thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ
thống nhượng quyền thương mại; hai là yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử
bình đẳng với các thương nhân nhượng quyền khác trong hệ thống nhượng quyền
thương mại.
Hai quyền cơ bản nói trên của thương nhân nhận quyền có thể được triển khai
khác nhau, phù hợp với quy định cụ thể của từng quốc gia hay tổ chức quốc tế về

nhượng quyền thương mại. Ở Việt Nam chỉ dừng lại ở những quy định mang tính chất
định hướng, không có những quy định vạch ra những giới hạn cụ thể hay những điều
kiện cụ thể để thực hiện những quyền này.

3


Sự cụ thể hóa một cách chi tiết các dấu hiệu nhận biết từng nghĩa vụ của chúng
thì không phải đã được thể hiện rõ trong pháp luật thương mại Việt Nam.

III - Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền
thương mại.
Việt Nam phải xây dựng một Luật thương mại chứa đựng những quy phạm
pháp luật điều chỉnh hoạt động này. Hầu hết ở các nước này không tách những quy
phạm điều chỉnh nhượng quyền thương mại thành một luật riêng mà dùng Luật thương
mại để điều chỉnh hoạt động này.
Pháp luật Việt Nam cũng cần xây dựng điều khoản này để hoàn thiện pháp luật
về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Khác với Việt Nam, một số quốc gia khác
như Úc đã định nghĩa chi tiết về nghĩa vụ trợ giúp và cấp thông tin của bên nhượng
quyền cho bên nhận quyền. Theo đó, sự trợ giúp của bên nhượng quyền phải được
hiểu là sự trợ giúp không giới hạn về mặt thời gian và cách thức. Bên nhượng quyền
có trách nhiệm trợ giúp cho bên nhận quyền bất cứ lúc nào sự trợ giúp được coi là cần
thiết.
Việc miêu tả chi tiết nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ nhượng quyền và định
ra cho những nghĩa vụ ấy những ranh giới phân biệt nhất định giữa việc hoàn thành và
và vi phạm chúng là một trong những cách thức giúp cho các bên tránh được những
tranh chấp không đáng có trong khi thực hiện kinh doanh bằng phương thức nhượng
quyền thương mại và điều này cần sớm được quy định trong pháp luật thương mại Việt
Nam.


C – Kết thúc vấn đề

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ luật dân sự 2005;
2. Luật Thương mại 2005;
4


3. Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – những vấn đề pháp lý cơ

bản; TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên); NXB chính trị quốc gia; 2008;
4. Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn;
Th.S Vũ Đặng Hải Yến; Tạp chí Luật học; số 3/2005;
5. Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại; TS. Bùi
Ngọc Cường; Tạp chí Nhà nước và pháp luật; số 7/2007;

5



×