Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Dịch vụ logistics và những trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về tổn thất đối với hàng hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.3 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

Trang
Lời mở đầu

1

I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT
NAM.

1

1/ Khái niệm và phân loại dịch vụ logistics.

1

2/ Đặc trưng của dịch vụ logistics

3

II/ QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ DỊCH VỤ
LOGISTICS.

3

1/ Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics ở Việt Nam

3

2/ Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics ở Việt Nam.


4

III/ NHỮNG TRƯỜNG HỢP THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ
LOGISTICS KHÔNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TỔN THẤT ĐỐI
VỚI HÀNG HÓA.

7

Lời Kết

15

Danh mục tài liệu thảm khảo

16

0


LỜI MỞ ĐẦU
Logistics là dịch vụ có cái tên rất mới mẻ đối với nhiều người Việt Nam.
Nhưng có một vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất – kinh doanh của một
ngành và cả nền kinh tế. Với doanh số hàng tỷ đô la thu về mỗi năm, dịch vụ này
đang trở thành một hoạt động hấp dẫn rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước,
đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đã đem đến một thị trường sôi động cho
hoạt động dịch vụ này tại Việt Nam. Dịch vụ logistics là một trong 12 nhóm ngành
ưu tiên trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Khi nước ta mở cửa thị trường này theo
như cam kết thì việc xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp là
một điều vô cùng quan trọng. Nó không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp Việt Nam kinh doanh dịch vụ logistics mà còn giúp cho nước ta tận dụng

được cơ hội từ việc hội nhập thị trường này, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Việc
nghiên cứu các quy định của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam có một ý
nghĩa rất quan trọng, giúp cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát về hệ thống pháp
luật điều chỉnh loại hình dịch vụ này, từ đó có những định hướng để hoàn thiện pháp
luật hơn.
Sau đây em xin đi vào phân tích một khía cạnh trong những quy định của pháp
luật về dịch vụ Logicstics, đó là “những trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ
Logistics không phải chịu trách nhiệm về tổn thất đối với hàng hoá”.
I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM.
1/ Khái niệm và phân loại dịch vụ logistics.
1.1. Khái niệm về logistics.
Dịch vụ logistics đã xâm nhập vào nước ta khá lâu nhưng người Việt ta chưa
thật sự quen với thuật ngữ này, mặc dù đâu đó trong các trang mục quảng cáo về dịch
vụ giao nhận, tuyển dụng nhân viên… có đề cập đến dịch vụ logistic, nhân viên
logistic…
Theo quy định tại Điều 233 của Luật thương mại (LTM) 2005: “Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc
nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách
hàng để hưởng thù lao”. Như vậy nói một cách đơn giản, dịch vụ logistics là việc
1


thực hiện và kiểm soát hàng hoá cùng những thông tin có liên quan từ nơi hình thành
nên hàng hoá đến nơi tiêu thụ hàng hoá cuối cùng.
1.2. Phân loại dịch vụ logistics.
Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại dịch vụ logistics
khác nhau. Theo Điều 4 Nghị Định số 140/2007/ NĐ-CP thì dịch vụ logistic được
phân loại như sau:

Thứ nhất, Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho
bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và
lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý
thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics;
hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá
hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
Thứ hai, Các dịch vụ logistic liên quan đến vận tải, bao gồm:
- Dịch vụ vận tải hàng hải;
- Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
- Dịch vụ vận tải hàng không;
- Dịch vụ vận tải đường sắt;
- Dịch vụ vận tải đường bộ.
- Dịch vụ vận tải đường ống.
Thứ ba, Các dịch vụ logistic liên quan khác, bao gồm:
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
- Dịch vụ bưu chính;
- Dịch vụ thương mại bán buôn;
- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu
gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
- Các địch vụ hỗ trợ vận tải khác.
2/ Đặc trưng của dịch vụ logistics
2


Thứ nhất, chủ thể của quan hệ dịch vụ bao gồm 2 bên: Người làm dịch vụ
logistics và khách hàng. Người làm dịch vụ phải là thương nhân, có đăng ký kinh

doanh dịch vụ logistics. Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện theo các đạo
luật đơn hành, phụ thuộc vào hình thức pháp lý của thương nhân. Khách hàng là
những người có hàng hoá cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ
logistics. Như vậy khách hàng có thể là thương nhân, hoặc không phải là thương
nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hoá hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hoá.
Thứ hai, Nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng, bao gồm các công việc
như: - Nhận hàng từ người gửi để tổ chức việc vận chuyển; đóng gói bao bì, ghi kí
mã hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe và địa điểm
giao hàng khác theo thoả thuận giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển.
- Làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết ( thủ tục hải quan, vận đơn vận chuyển, làm thủ
tục gửi giữ hàng hoá…) để gửi hàng hoá hoặc nhận hàng hoá được vận chuyển đến.
- Giao hàng hóa cho người vận chuyển; xếp hàng hoá lên phương tiện vận chuyển
theo quy định; nhận hàng hoá được vận chuyển đến.
- Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi bảo quản hàng hoá hoặc thực hiện việc giao
hàng hoá được vận chuyển đến đến cho người có quyền nhận hàng
Thứ ba, Dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ. thương nhân kinh doanh
dịch vụ này được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí hợp lý khác từ việc
cung ứng.
II/ QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ DỊCH VỤ
LOGISTICS.
1/ Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics ở Việt Nam
Dịch vụ logistics được điều chỉnh bằng nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều
lĩnh vực cụ thể:
Thứ nhất, Luật thương mại 2005, từ Điều 233 đến Điều 240 và Nghị Định số
140/2007/ NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định chi tiết LTM về điều kiện kinh doanh
dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics.
Thứ hai, Các quy định pháp luật liên quan điều chỉnh dịch vụ logistics: gồm có
các quy định chung như bộ luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật Hải quan…, các quy
định chuyên ngành như luật đường sắt, luật giao thông đường bộ, luật giao thông

đường thủy nội địa….
3


2/ Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics ở Việt Nam.
2.1/ Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.
Tại Điều 234 LTM 2005 chỉ quy định rất chung về điều kiện kinh doanh dịch
vụ logistics cụ thể: thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật, Chính phủ quy định chi tiết điều
kiện kinh doanh dịch vụ logistics trong các văn bản hướng dẫn thi hành
Nghị định 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về
điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics ban hành được coi là hành lang pháp lý quan trọng để
phát triển loại hình dịch vụ này tại Việt Nam.
* Đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics chủ yếu: Theo quy
định tại Điều 5 của Nghị định này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải
đáp ứng các điều kiện sau:
“ 1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
2. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật,
và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch logistics ngoài việc đáp ứng các
điều kiện quy định tại khoản 2 điều này chỉ được kinh doanh dịch vụ logistics khi
tuân thủ các điều kiện cụ thể sau đây:
a, Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập
công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá
50%
b, Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì thành lập công ty liên doanh, trong đó
tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào
năm 2014;

c, trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên
doanh, trong đó tỷ lện góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được
thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
kể từ năm 2014;
d, Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên
doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế
này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.”
2.2/ Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ dịch vụ logistics.
4


2.2.1/ Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là một nội
dung cơ bản của quy định pháp luật về dịch vụ logistics. Theo quy định tại Điều 235
LTM 2005 thì các chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics có quyền thoả thuận với nhau
về quyền và nghĩa vụ. Trong trường hợp các chủ thể không thoả thuận được thì theo
quy định họ có các quyền và nghĩa vụ tại Điều 235. Cụ thể:
Quyền được hưởng thù lao và chi phí hợp lý khác từ việc thực hiện dịch
vụ. Ngoài tiền thù lao, người làm dịch vụ logistics có thể yêu cầu khách hàng thanh
toán các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc thực hiện dịch vụ nếu điều này được
các bên thoả thuận trong hợp đồng.
Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền thù lao và các khoản chi phí hợp lý khác,
người làm dịch vụ logistics có quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá. Theo Điều 239
LTM 2005 thì: “ thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số
lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để
đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách
hàng”.
Quyền định đoạt hàng hoá cầm giữ của người làm dịch vụ logistics chỉ phát
sinh nếu sau thời hạn 45 ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ
liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh

doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định
của pháp luật, trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản
nợ đến hạn nào của khách hàng.
Bên cạnh quyền thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng phải có
nghĩa vụ thực hiện các công việc theo đúng thoả thuận với khách hàng. Về nguyên
tắc thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải làm theo đúng những chỉ dẫn của
khách hàng. Tuy nhiên để đảm bảo lợi ích cho khách hàng thì theo điểm b, c khoản 1
Điều 235 LTM 2005 quy định: “ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do
chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho
khách hàng; Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một
phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho
khách hàng để xin chỉ dẫn”.
5


Ngoài ra thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics còn phải có nghĩa vụ thực
hiện các công việc cho khách hàng trong một thời gian hợp lý khi mà các bên không
có thoả thuận. Riêng đối với dịch vụ logistics liên quan đến vận tải thì thương nhân
còn phải có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.
Các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ngoài các quyền và nghĩa vụ đã
nêu ở trên được quy định trong LTM 2005 thì các thương nhân này còn có các quyền
và nghĩa vụ cụ thể được quy định trong các Luật chuyên ngành. Chẳng hạn, đối với
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics vận chuyển đường biển thì nghĩa vụ của họ
được quy định tại Điều 75 Bộ luật hàng hải….
Ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định ở các văn bản pháp luật trong
nước thì quyền và nghĩa vụ của các thương nhân kinh doanh dịch vụ này còn được
quy định trong các công ước quốc tế, các điều ước mà Việt Nam gia nhập, ký kết như
Công ước của Liên Hợp Quốc về vận tải hàng hoá quốc tế đa phương thức năm

1980, công ước Kyoto.
2.2.2/ Quyền và nghĩa vụ của khách hàng.
Khách hàng khi sử dụng dịch vụ logistics, với tư cách là một bên trong quan hệ hợp
đồng dịch vụ logistics thì cũng được quyền thoả thuận các quyền và nghĩa vụ đối với
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Những gì các bên đã thoả thuận trong hợp
đồng mà không trái với pháp luật, đạo đức xã hội thì được pháp luật tôn trọng.
Trường hợp các bên không có thoả thuận thì quyền, nghĩa vụ của khách hàng sẽ áp
dụng theo quy định trong Điều 236 Luật thương mại:
“1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
2. Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
3. Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics;
4. Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường
hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc
này;
5. Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong
trường hợp do lỗi của mình gây ra;
6. Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến
hạn thanh toán.”
2.3/ Trách nhiệm của người làm dịch vụ logistics.
6


Khi một bên không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ hợp đồng gây ảnh hưởng
đến quyền lợi của bên kia thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm hợp đồng. Theo quy định
từ Điều 297 đến Điều 314 LTM 2005 thì trách nhiệm được đặt ra có thể là buộc thực
hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành
vi vi phạm hợp đồng, tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. LTM có một số
quy định riêng về trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng logistics như sau:

Thứ nhất, về giới hạn trách nhiệm: Điều 238 LTM 2005 quy định: “Trừ khi
các bên có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất hàng hoá”. Tuy
nhiên không phải mọi trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đều
được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm này. Trong trường hợp “nếu người có quyền
và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm
do thương nhận kinh doanh dịch vụ logistics cố tình hành động hoặc không hành
động”, thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ không được hưởng giới hạn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, Về các trường hợp miễn trách nhiệm: Thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics được miễn trách nhiệm hợp đồng trong các trường hợp sau:
- Việc vi phạm hợp đồng không phải do lỗi của họ. Ví dụ: Người làm dịch vụ
đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng
uỷ quyền; hàng hoá bị hư hỏng do khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu hàng hoá
không phù hợp, do khuyết tật của hàng hoá, do lỗi của người vận chuyển khác.
- Các lý do khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của người làm dịch vụ như:
Các trường hợp bất khả kháng (thiên tai, địch họa), đình công hay do thay đổi chính
sách pháp luật.
III/ NHỮNG TRƯỜNG HỢP THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ
LOGISTICS KHÔNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TỔN THẤT ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA.
Ngoài quy định về những trường hợp được miễn trách nhiệm theo Điều 294
LTM cho hành vi vi phạm thì quy định tại khoản 1 Điều 237 LTM là những trường
hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về tổn
thất đối với hành hóa bao gồm:
“a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
7


b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo

những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
c) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;
d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của
pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức
vận tải;
đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu
nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics giao hàng cho người nhận;
e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được
thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ
ngày giao hàng.”
Sau đây em xin đi vào phân tích vụ thể từng trường hợp nêu trên:
1. Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ
quyền.
- Việc pháp luật quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không
phải chịu trách nhiệm về tổn thất đối với hàng hóa trong trường hợp này là hiển
nhiên. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phát sinh đối với
tổn thất hàng hóa cơ bản là do hành vi có lỗi của thương nhân đó trong quá trình thực
hiện hợp đồng dịch vụ logistics. Khi mà thiệt hại, tổn thất hàng hóa xảy ra khi không
có lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic mà hoàn toàn là do lỗi của khách
hàng hoặc người do khách hàng ủy quyền thì trách nhiệm đối với số hàng hóa tổn
thấy đó sẽ không đặt ra đối với thương nhân logistics.
- Trong trường hợp này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được coi là
không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa tổn thất khi: có hàng hóa bị tổn thất,
thương nhân đó đã thực hiện hoàn toàn đúng những quy định trong hợp đồng, không
có sai sót hay lỗi nào trong quá trình thực hiện. Hàng hóa bị hư hỏng, tổn thấy là do
lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền.
Ví dụ minh họa: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Log ký với công
ty TNHH B một hợp đồng vận chuyển và giao hàng cho công ty C, đối với 20
container hàng đồ sứ gồm bát, đĩa. Công việc của doanh nghiệp Log bắt đầu từ việc

nhận 20 cotainer từ kho của công ty B, sau đó vận chuyển về kho bãi của công ty C.
Toàn bộ công việc được thực hiện đúng quy trình, có sự giám sát của công ty B. Đến
khâu bốc xếp hàng hóa xuống kho bãi của công ty C thì phát hiện có 1 container bị
bục đáy, làm tổn thất đối với 80% hàng hóa ở bên trong.
8


Công ty B yêu cầu doanh nghiệp Log phải chịu trách nhiệm về số hàng hóa bị
tổn thất đó. Nhưng doanh nghiệp Log cho rằng hoàn toàn không có lỗi của doanh
nghiệp Log mà do lỗi đóng gói hàng vào container của công ty A có vấn đề. Cụ thể:
Doanh nghiệp Log cho rằng công ty A đã sử dụng container không đảm bảo chất
lượng, đã quá cũ, không chịu nổi tải trọng của hàng hóa, dẫn đến quá trình bốc xếp
tuy làm đúng quy cách nhưng vẫn xảy ra sự cố làm tổn thất lượng hàng hóa trong
hợp đồng dịch vụ. Và trong trường hợp này thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
Logistics hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về tổn thất đối với hàng hóa đó.
Trong ví dụ trên, có thể thấy yếu tố lỗi không hề có đối với doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ Logistics. Lỗi gây nên tổn thất về hàng hóa là của khách hàng. Tuy
doang nghiệp Log đã tuẩn thủ đúng các quy định trong hợp đồng, nhưng tổn thất vẫn
xảy ra do lỗi của công ty A. Do vậy doanh nghiệp Log không phải chịu trách nhiệm
đối với hàng hóa bị tổn thất đó.
Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng
theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ
quyền.
Trường hợp này, có thể coi cả thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và
khách hàng đều có lỗi trong việc làm hàng hóa bị tổn thất, nhưng lỗi của thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics là do thực hiện những chỉ dẫn của khách hàng.
Một trong những nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là tuân thủ
chỉ dẫn của khách hàng. Vì vậy, đối với hàng hóa bị tổn thất thì trách nhiệm bồi
thường không đặt ra đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, bởi họ buộc
phải làm công việc theo chỉ dẫn của khách hàng. Thương nhân kinh doanh dịch vụ

Logistics thực hiện đúng quy định tại hợp đồng và nhữ chỉ dẫn của khách hàng. Tổn
thất hàng hóa xảy ra khi thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đó làm theo chỉ
dẫn của khách hàng. Có thể hiểu một cách đơn giản, nếu làm theo chỉ dẫn của khách
hàng thì có thể sẽ có tổn thất nhất định về hàng hóa trong hợp đồng.
2.

Ví dụ minh họa: Công ty Logistics L ký hợp đồng vận chuyển 50 tấn quặng
sắt tinh bằng đường bộ từ mỏ khai thác đến nhà máy luyện quặng của công ty X.
Quá trình công việc bắt đầu từ bốc xếp quặng sắt tinh từ mỏ, vận chuyển đến kho
bãi của nhà máy X, bốc xếp từ xe chở xuống kho bãi. Mọi chi tiết công việc được quy
định trong hợp đồng dịch vụ logistics và những chỉ dẫn liên tục từ công ty X. Công
việc diễn ra bình thường cho đến trước ngày trả hàng tại kho bãi của công ty X. Do
trời mưa to tầm tã, công ty L đã báo cáo với công ty X việc trời mưa có thể ảnh
9


hưởng đến việc bốc xếp quặng sắt tinh, vì gặp mưa thì quặng sắt tinh sẽ hóa lỏng.
Nhưng do nhu cầu cấp thiết của công ty, nên công ty X yêu cầu công ty L tiếp tục
thực hiện hoạt động bốc dỡ hàng đúng như thỏa thuận đã có từ trước.
Công ty L đã thực hiện quá trình bốc dỡ hàng xuống kho bãi của công ty X
trong điều kiện trời mưa to. Dù đã cố gắng thực hiện nhanh và hạn chế lượng quặng
bị tổn thất do hóa lỏng, nhưng vẫn bị tổn thấy gần 4 tấn quặng không thể tiếp tục sử
dụng do đã hóa lỏng và thất thoát.
Trong ví dụ trên, trách nhiệm đối với số hàng hóa bị tổn thất không đặt ra đối
với công ty logistics L, bởi lẽ công ty L đã thực hiện đúng những quy định trong hợp
đồng, đã báo cáo cho khách hàng biết về việc có nguy cơ tổn thất đối với hàng hóa
nếu tiếp tục thực hiện. Và công ty L đã thực hiện công việc của mình dưới sự chỉ dẫn
của khách hàng là công ty X. Như vậy, công ty L đã nhận thấy được nguy cơ tổn thất
hàng hóa nhưng vẫn phải thực hiện hành vi gây tổn thất do có yêu cầu của khách
hàng, vì thế công ty L không phải chịu trách nhiệm về hàng hóa tổn thất.

3. Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá.
Trường hợp này, có thể coi yếu tố lỗi trực tiếp làm hàng hóa bị tổn thất không
thuộc thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng như khách hàng. Về cơ bản, tổn
thất trong trường hợp này là do những khuyết tật đã có sẵn của hàng hóa. Những
khuyết tật này bình thường thì chưa có biểu hiện gây nên tổn thất, nhưng khi hàng
hóa qua tay thương dân kinh doanh dịch vụ logistics thì những khuyết tật vốn có của
hàng hóa nhờ tác động nhỏ nào đó mà gây nên tổn thất cho chính số hàng hóa đó.
Hoạt động logistics không hề có lỗi gây nên khuyết tật đó, cũng không hề có lỗi làm
cho hàng hóa bị hư tổn, tổn thất. Mà tổn thất tạo nên bởi chính khuyết tật của hàng
hóa.
Có thể so sánh, nếu cùng một loại hàng hóa, cùng một chủng loại, một cách
thức thực hiện công việc của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đối với hàng
hóa đó, nếu hàng hóa không có khuyết tật thì công việc được hoàn thành một cách
bình thường. Nhưng do hàng hóa có khuyết tật, nên trong quá trình thực hiện công
việc trong hợp đồng dịch vụ logistics, những khuyết tật của hàng hóa đó trở nên nặng
hơn, hoặc bộc lộ trực tiếp ra ngoài, gây nên hậu quả tổn thất cho số hàng hóa đó.
Như vậy, pháp luật logistics cần thiết phải quy định đây là một trong những
trường hợp mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách
nhiệm về hàng hóa bị tổn thất. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của thương nhân
logistics.

10


Ví dụ minh họa: Công ty kinh doanh dịch vụ logistics L có ký một hợp đồng
vận chuyển, bốc xếp đối với 150.000 ngói gạch truyền thống với công ty G. Công
việc được thực hiện từ khâu nhận hàng từ kho của doanh nghiệp K, bốc xếp lên xe
tải, sau đó vận chuyển và bốc xếp xuống kho bãi của công ty G. Trong quá trình thực
hiện, mọt hoạt động của công ty L đều được sự chỉ dẫn chi tiết của công ty G. Sau
khi bốc xếp xuống kho của công ty G, công ty G kiểm kê hàng hóa và thấy rằng có

8% số ngói bị vỡ. Đó là những viên ngói được xếp ở những lớp dưới cùng. Sau đó
công ty G yêu cầu công ty logistics L phải chịu trách nhiệm về số ngói vỡ đó.
Công ty L đã cử người xem xét cùng với các bên liên quan gồm đại diện của
công ty G và doanh nghiệp K, đã đưa ra nhận xét: số ngói bị vỡ do chưa nung đủ
nhiệt độ và thời gian, chưa phải là thành phẩm hoàn thiện, còn gọi là ngói non. Nên
trong quá trình vận chuyển, những viên ngói non không chịu được sức ép do va đập
và sức nặng do những viên ngói khác đè lên nên mới bị vớ. Công ty L coi đó là
khuyết tật của hàng hóa và đó là căn cứ để không phải chịu trách nhiệm đối với số
ngói bị tổn thất đó.
Trong trường hợp nêu trên, lỗi làm cho hàng hóa bị tổn thất không phải trực
tiếp do công việc của công ty L gây ra, cũng không phải là do công ty G. Tổn thất
gây nên đối với số ngói chính là do những khuyết tật của số ngói đó. Khuyết tật đó
làm cho số ngói không đủ chất lượng so với mặt bằng chung, gây nên hậu quả tổn
thất khi thực hiện các công việc bình thường, mà đối với hàng hóa đủ chất lượng thì
sẽ không gây ra tổn thất.
4. Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy
định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics tổ chức vận tải;
Việc pháp luật Việt Nam và tập quán vận tải quy định các trường hợp thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm đối với hàng hóa bị tổn
thất là hoàn toàn phù hợp. Tập quán vận tải là một dạng quy định chung đã được áp
dụng nhiều, được sự hưởng ứng và đồng thuận của nhiều bên tham gia. Vì vậy việc
áp dụng tập quán vận tải đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là tổ chức
vận tải hoàn toàn phù hợp.
Quy định của pháp luật Việt Nam và tập quán vận tải quốc tế có nhiều quy
định khá giống nhau về trường hợp miễn trách nhiệm. Có thể lấy ví dụ, tại Quy tắc
HAGUE - VISBY (1968) về vận tải đường biển. Tại quy tắc này, quy định một số
trường hợp miễn trách nhiệm đối với người vận chuyển – thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics vận chuyển. Tại khoản 2 Điều VI của quy tắc HAGUE – VISBY có
11



quy định trường hợp miễn trách nhiệm đối với người vận chuyển như sau: “Xếp
hàng một cách thích hợp và cẩn thận, áp dụng các miễn trách sau: (a) Hành vi, sơ
suất hoặc khuyết điểm của thuyền trưởng, thuỷ thủ, hoa tiêu hoặc người làm công
của người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu.
(b) Cháy, trừ khi do lỗi thực sự hoặc cố ý của người vận chuyển.
(c) Các tai họa, nguy hiểm và tai nạn của biển hoặc sông nước.
(d) Thiên tai
(e) Chiến tranh
(f) Hành động thù địch của công chúng
(g) Bắt giữ hoặc kiềm chế của vua chúa, chính quyền hoặc nhân dân, hoặc bị tịch
thu theo lệnh của toà án.
(h) Hạn chế về kiểm dịch
(i) Đình công hoặc một phần hoặc toàn bộ người đại diện của họ.
(j) Đình công hoặc một phần hoặc toàn bộ, với bất cứ nguyên nhân gì.
(k) Bạo động và nổi loạn
(l) Cứu hoặc có ý cứu sinh mạng hoặc tài sản trên biển.
…”
Trong quá trình thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics vận tải thực hiện
công việc theo hợp đồng, có nhiều trường hợp mà tổn thất hàng hóa có thể xảy ra,
các nguyên nhân gây nên tổn thất có thể là từ chính người vận chuyển, cũng có thể là
do một tác nhân bên ngoài nào khác. Nhưng những quy định của pháp luật và tập
quán vận tải đã lựa chọn một cách hợp lý những trường hợp mà thương nhân
logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa bị tổn thất trong quá trình vạn
chuyển. Điều này đã khiến quy định của pháp luật được đa dạng, chi tiết hơn, mặt
khác cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics vận tải thực hiện công việc của mình.
Ví dụ minh họa: Công ty Logistics vận tải biển L có ký hợp đồng vận tải 50
container hàng hóa đồ gốm sứ từ cảng Việt Nam sang Úc. Trong quá trình vận

chuyển hàng hóa, đến hải phận của Úc, tàu chở hàng của công ty L nhận được tín
hiệu cấp cứu khẩn cấp của một tàu địa phương cách đó 5 hải lý. Ngay lập tức thuyền
trưởng tàu đã cho đổi hướng di chuyển của tàu để tiến hành cứu vớt những người bị
nạn. Sau khi đã hoàn thành công việc cứu vớt người bị nạn, do thủy chiều xuống, tàu
vận tải của công ty L bị mắc cạn tại địa điểm không nằm trên tuyến đường thuông
thường. Gây tổn thất một phần nhỏ số hàng đang có trên tàu. Sau khi cập bến, chủ
sở hữu lo hàng có yêu cầu công ty L chịu trách nhiệm về tổn thất đối với số hàng
hóa do bị mắc cạn nên bị hư hỏng.
12


Công ty L đã dựa vào điểm l khoản 2 Điều VI của quy tắc HAGUE – VISBY
(như đã nêu ở trên) để làm căn cứ cho việc không phải chịu trách nhiệm đối với số
hàng hóa bị tổn thất đó.
Trong trường hợp này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không sử
dụng pháp luật của một nước cụ thể để áp dụng, mà họ đã sử dụng tập quán vận tải
biển theo quy tắc HAGUE – VISBY.
5. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về

khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;
Việc khách hàng thông báo về khiếu nại việc hành hóa bị tổn thất không đơn
thuần là việc của một bên, nó cần được sự kiểm chứng, chứng thực, chấp nhận của cả
hai bên, thậm chí của bên thứ 3 có vai trò trọng tài. Pháp luật quy định thời hạn để
khách hàng gửi thông báo khiếu nại cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có
hai mục đích, thứ nhất là để các bên quan tâm hơn vào việc kiểm kê hàng hóa sau khi
giao nhận, thứ hai là để hạn chế những việc cố tình làm giả chứng cứ về hàng hóa
tổn hại, gây thiệt hại cho thương nhân logistics.
Đối với mỗi hợp đồng logistics, rủi ro tổn thất đối với hàng hóa luôn tiềm ẩn.
Rất bình thường nếu như trong một công việc có xảy ra lỗi, gây thiệt hại. Khi mà

thiệt hại là do lỗi của thương nhân logistics, khách hàng cần phát hiện, thông báo
ngay, càng sớm càng tốt cho thương nhân logistics. Điều này vừa là để đảm bảo
quyền lợi cho khách hàng, vừa là tạo điều kiện cho thương nhân logistics khắc phục,
bồi thường sớm. Tuy vậy, cũng có những trường hợp khác hàng cố tình tạo hiện
trường giả, nhận hàng hóa đủ yêu cầu nhưng cố tình làm cho nó bị tổn thất, hoặc
đánh tráo hàng hóa bị tổn thất để nhận thêm bồi thường, làm hại đến thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics. Vì vậy pháp luật quy định thời hạn 14 ngày kể từ khi
nhận hàng cho việc khách hành gửi thông báo về khiếu nại.
Điều này là hoàn toàn hợp lý, cần thiết phải có một thời hạn cho việc khiếu
nại, không thể cứ để mặc cho khách hàng muốn lúc nào khiếu nại cũng được, ảnh
hưởng đến hoạt động của thương nhân logistics và các cơ quan liên quan. Mặt khác,
quy định như vậy để hạn chế những tiêu cực từ phía khách hàng, nhằm đánh tráo,
hay cố tình tạo bất lợi cho thương nhân logistics. Thời hạn 14 ngày là đủ để khách
hàng thực hiện công tác kiểm kê và gửi thông báo khiếu nại đến cho thương nhân
logistics.
Ví dụ minh họa: Công ty kinh doanh dịch vụ logistics L giao kết hợp đồng
logistics với công ty phân phối xi-măng H. Công việc của công ty L là nhận hàng (25
tấn) từ công ty sản xuất xi-măng, bốc xếp lên xe tải, vận chuyển và bốc xếp xuống
13


kho của công ty H. Mọi hoạt động được diễn ra bình thường. Trong quá trình bốc
xếp, công nhân của công ty L đã làm rơi vỡ một số bao xi-măng. Sau khi hoàn thành
công việc, công ty H đã chi trả trước 80% thù lao, 20% trả nốt trong thời hạn 10
ngày (sau khi kiểm kê hàng). Sau 18 ngày, công ty L yêu cầu công ty H hoàn trả nốt
20% thù lao. Nhưng công ty H lấy lý do sau khi kiểm kê hàng hóa phát hiện có 25
bao bị vỡ, không thể sử dụng (1,25 tấn). Do đó công ty H muốn trừ giá trị 25 bao ximăng vỡ đó vào khoản thù lao chưa thanh toán.
Công ty L dựa vào quy định của pháp luật về việc thông báo khiếu nại về hàng
hóa bị tổn thất là 14 ngày nên không chấp nhận yêu cầu của công ty H. Đồng thời
do đã hết hạn 14 ngày nên công ty L cũng không cử người kiểm tra số xi-măng đó.

Mà yêu cầu công ty H phải trả nốt 20% thù lao chưa thanh toán.
Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận
được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn
chín tháng, kể từ ngày giao hàng
Trong trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đã nhận được
thông báo về khiếu nại của khách hàng, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đó
có điều kiện để kiểm tra tính xác thực của khiếu nại đó, chuẩn bị những chứng cứ,
bằng chứng để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Hoặc nếu chấp nhận việc khiếu nại là
đúng sự thập thì thương nhân thực hiện dịch vụ logistics đối với hàng hóa bị tổn thấy
tiến hành thương lượng, bồi thường cho khách hàng về số hàng hóa bị tổn thất.
Trong trường hợp không chấp nhận khiếu nại của khách hàng thì thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics tiến hành các công việc chuẩn bị cho việc tranh chấp
thương mại sẽ diễn ra nếu như khách hàng yêu cầu trọng tài thương mại hoặc tòa án
giải quyết. Vì là người bị yêu cầu bồi thường nên thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics không chủ động yêu cầu trọng tài hoặc tòa án giải quyết mà đợi khách hàng
của mình đưa tranh chấp lên tòa án hoặc trọng tài.
Pháp luật quy định như vậy để khách hàng có hàng hóa bị tổn thất có trách
nhiệm thực hiện công việc đòi quyền lợi của mình một cách tích cực, nhanh chóng.
Giúp tòa án hoặc trọng tài tiếp cận được vụ việc sớm nhất có thể. Đồng thời, để bảo
vệ quyền bào chữa của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Bởi thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics không chỉ làm việc với một khách hàng, công việc của
họ diễn ra liên tục với nhiều khách hàng khác nhau. Vì vậy cần có một thời hạn để
yêu cầu họ giải quyết quyền lợi cho khách hàng, nếu không, sẽ ảnh hướng lớn tới
hoạt động của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
6.

14


Ví dụ minh họa: Công ty kinh doanh dịch vụ logistics L giao kết hợp đồng

logistics với công ty phân phối xi-măng H. Công việc của công ty L là nhận hàng (25
tấn) từ công ty sản xuất xi-măng, bốc xếp lên xe tải, vận chuyển và bốc xếp xuống
kho của công ty H. Mọi hoạt động được diễn ra bình thường. Trong quá trình bốc
xếp, công nhân của công ty L đã làm rơi vỡ một số bao xi-măng. 2 ngày sau khi
nhận hàng và kiểm kê hàng hóa, công ty H gửi thông báo về khiếu nại với nội dung
trong quá trình bốc xếp, công nhân của công ty L đã làm vỡ 25 bao xi-măng, gây tổn
thất toàn bộ số hàng đó.
Sau khi nhận được thông báo khiếu nại, công ty L đã cử người xác minh và
nhận thấy đúng như khiếu nại của công ty H. Công ty L đã chuẩn bị các lý do nhằm
hạn chế một phần trách nhiệm đối với số hàng hóa bị hư tổn. Nhưng sau thời hạn 9
tháng kể từ ngày giao hàng. Không nhận thấy một thông báo nào của trọng tài hay
tòa án về việc giải quyết vấn đề trên. Nên đương nhiên trách nhiệm của công ty L
đối với số hàng hóa bị hư tổn được xóa bỏ.

 Tất cả các trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được
miễn trách nhiệm đối với hàng hóa bị tổn thất nêu trên. Bên khách hàng có
nghĩa vụ thông báo, chứng minh đối với hàng hóa bị tổn thất. Bên cung
ứng dịch vụ logistics có quyền và nghĩa vụ chứng minh hàng hóa bị tổn
thất không phải do lỗi của mình hoặc căn cứ vào những quy định của pháp
luật để loại bỏ trách nhiệm của mình đối với số hàng hóa bị tổn thất đó.

Lời Kết
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã
rất phát triển trên thế giới. Đây là một dịch vụ mang lại muồn lợi lớn cho các doanh
nghiệp có điều kiện khai thác, đồng thời đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giảm thời gian, chi phí do phải qua nhiều khâu. Bên
cạnh những quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, những quy định
mang tính bảo vệ quyền và lợi ích cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
cũng ngày càng được quan tâm. Có như vậy thì dịch vụ logistics mới thu hút được sự
đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình luân

chuyển hàng hóa, tạo nên nguồn thu lớn cho doanh nghiệp và nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
15


1. Giáo trình Luật thương mại tập 2, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2006,
Nxb CAND.
2. Nghị Định số 140/2007/ NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định chi tiết LTM về điều
kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics.
3. Các quy định pháp luật liên quan điều chỉnh dịch vụ logistics: gồm có các quy
định chung như bộ luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật Hải quan…, các quy
định chuyên ngành như luật đường sắt, luật giao thông đường bộ, luật giao
thông đường thủy nội địa….
4. Quy tắc HAGUE - VISBY (1968) về vận tải đường biển.

16



×