Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Hoàn thiện pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.61 KB, 13 trang )

1

MỤC LỤC
1.1. Khái niệm về quảng cáo thương mại:.........................2
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là vấn đề tất yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Trong cuộc ganh đua đó, các doanh nghiệp sử dụng mọi giải pháp để
tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ như: tuyên truyền,
giới thiệu, khuyếch trương hàng hóa dịch vụ, tổ chức việc bán hàng có giảm
giá, phát quà tặng… Các hoạt động này được gọi là xúc tiến thương mại và là
quá trình tất yếu mà doanh nghiệp phải tiến hành để đáp ứng nhu cầu cạnh
tranh. Quảng cáo thương mại là một hoạt động xúc tiến thương mại hiện nay
được các doanh nghiệp rất ưa chuộng và rất cần thiết trong kinh doanh hàng
hóa dịch vụ. Quảng cáo thương mại mang lại cơ hội cho thương nhân này
nhưng đồng thời cũng mang đến những thách thức cho những thương nhân
khác. Mặt khác, giữa hoạt động quảng cáo thương mại và hành vi cạnh tranh
không lành mạnh đôi khi chỉ có ranh giới rất mong manh và khó có thể nhận
biết được. Vì vậy, để đảm bảo trật tự trong hoạt động quảng cáo thương mại,
đảm bảo lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, pháp luật có
quy định một số quảng cáo thương mại bị cấm. Tuy nhiên, với sự phát triển
ngày càng nhanh của xã hội, cùng với quá trình đất nước đổi mới theo nền
kinh tế thị trường đã xuất hiện nhiều hành vi vi phạm những quy định về
quảng cáo thương mại bị cấm. Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách “lách
luật” nhằm đạt được mục đích kinh doanh của mình. Đồng thời, đến nay một
số quy định của pháp luật thương mại về hoạt động quảng cáo thương mại bị
cấm đã dần bộc lộ những hạn chế, thiếu xót cần được nghiên cứu hoàn thiện.
Do đó, bài viết sau tìm hiểu “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động quảng cáo
thương mại bị cấm”. Trong nội dung bài viết này sẽ đưa ra một vài những
thực trạng, những hạn chế tồn tại trong việc quy định và thực hiện những hoạt


động quảng cáo thương mại bị cấm, thông qua đó đề xuất một số những biện
pháp để góp phần hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm cũng
như việc thực hiện nội dung này trên thực tế được hiệu quả hơn.

NỘI DUNG CHÍNH.


2
1. Tổng quan về quảng cáo thương mại và hoạt động quảng cáo
thương mại bị cấm.
1.1. Khái niệm về quảng cáo thương mại:
Theo Luật quảng cáo năm 2012: “Quảng cáo là việc sử dụng các
phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có
mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá
nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự;
chính sách xã hội; thông tin cá nhân” 1. Trong nội hàm khái niệm quảng cáo
bao gồm cả quảng cáo thương mại và quảng cáo phi thương mại. Như vậy,
trong pháp luật hiện hành, quảng cáo thương mại chỉ là một bộ phận của hoạt
động quảng cáo nói chung.
Điều 102 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Quảng cáo thương
mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với
khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”. Để phân
biệt giữa quảng cáo thương mại với quảng cáo nói chung và với các hoạt động
xúc tiến thương mại khác, ta dựa vào những đặc điểm pháp lí cơ bản của
quảng cáo thương mại. Đó là các đặc điểm về chủ thể hoạt động quảng cáo
thương mại, về tổ chức thực hiện, về cách thức xúc tiến thương mại và mục
đích trực tiếp của quảng cáo.
1.2. Hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm.
1.2.1. Khái niệm hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm.
Quảng cáo thương mại bị cấm là những hoạt động xúc tiến thương

mại của thương nhân không được phép thực hiện do xâm phạm đến những
quyền – lợi ích hợp pháp của nhà nước, của xã hội, của các tổ chức, cá nhân
khác thông qua các hình thức thông tin công cộng để trực tiếp hoặc gián tiếp
giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa của mình.
Quảng cáo thương mại bị cấm ngoài những đặc điểm của quảng cáo
thương mại như: là một hoạt động thương mại, do thương nhân tiến hành thì
còn có đặc điểm là hoạt động trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích
của các chủ thể khác và có mục đích tiêu cực.
1.2.2. Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm.
Để tránh trường hợp thương nhân có thể sử dụng quảng cáo như một
công cụ để gièm pha, hạ thấp uy tín của thương nhân khác với mục đích thủ
tiêu đối thủ cạnh tranh hoặc ngăn cản sự gia nhập thị trường của thương nhân
mới, và để đảm bảo trật tự thương mại trong khi hoạt động xúc tiến thương
1

Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012


3
mại, đảm bảo lợi ích của nhà nước, của người tiêu dùng và của thương nhân,
Luật thương mại 2005 nghiêm cấm một số hoạt động quảng cáo thương mại
sau:
- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ
quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
- Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo
trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mĩ tục Việt Nam
và trái với các quy định của pháp luật.
- Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh hoặc
cấm quảng cáo.
- Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên, quảng cáo hàng

hóa, sản phẩm chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép kinh doanh
trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.
- Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của tổ
chức, cá nhân và các thương nhân khác.
- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất
kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác.
- Quảng cáo sai với sự thật về quy cách, số lượng, chất lượng, giá cả,
công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức
phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ.
- Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng
sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, dùng danh nghĩa, hình ảnh
của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được sự chấp thuận của
thương nhân đó.
- Các hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh như
quảng cáo nói xấu, hoặc bắt chước các sản phẩm quảng cáo của thương nhân
khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng…
Những hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm nêu trên được quy
định tại Điều 102 Luật Thương mại 2005 và còn được quy định trong nhiều
văn bản khác như Luật Quảng cáo 2012, Luật Cạnh tranh 2004.
2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hoạt
động quảng cáo thương mại bị cấm.
Quảng cáo thương mại đang ngày càng thể hiện vị trí, vai trò và tầm
quan trọng trong hoạt động kinh doanh của thương nhân. Bên cạnh đó, những


4
lợi ích xã hội mà quảng cáo thương mại mang lại cũng rất đáng ghi nhận. Về
cơ bản, những quy định của pháp luật về các hoạt động quảng cáo thương mại
bị cấm đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, kích

thích yếu tố cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Trong những năm gần
đây, bên cạnh việc quảng cáo thương mại đã có những bước phát triển nhanh
chóng với các sản phẩm quảng cáo phong phú về mẫu mã và đảm bảo chất
lượng, thì những quy định về các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm đã
được các doanh nghiệp tuân thủ tương đối tốt. Ý thức của các doanh nghiệp
Việt Nam về quảng cáo được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận mặt trái của sự phát triển này, chúng ta sẽ
nhận thấy có nhiều biểu hiện tiêu cực của các thương nhân, sự chưa phù hợp
của pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm và những hạn chế, yếu kém
trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng. Một số hành vi vi phạm
các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm vẫn xảy ra và có chiều hướng gia
tăng, gây thiệt hại không nhỏ đến quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh
nghiệp khác. Một số quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm
đã dần bộc lộ những kẽ hở mà dựa vào đó, các doanh nghiệp đã tìm mọi cách
để nhằm đạt được mục đích tìm kiếm lợi nhuận cao nhất cho mình. Điều này
được thể hiện thông qua một số thực trạng sau:
‫٭‬Về quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện
quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mĩ
tục Việt Nam và trái với các quy định của pháp luật.
Việc pháp luật quy định những quảng cáo trái với truyền thống lịch
sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mĩ tục Việt Nam là điều cần thiết. Hiện
nay cụm từ “truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mĩ tục”
được sử dụng rất nhiều trong các văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa cụ thể về
các khái niệm trên cũng như những tiêu chí để xác định hành vi nào được coi
là trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mĩ tục, khiến
cho mỗi người khác nhau quan niệm về khái niệm này khác nhau.
Nếu như tạm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần
phong mĩ tục là những gì thiêng liêng, đẹp đẽ nhất của một quốc gia, một dân
tộc cần được giữ gìn, trân trọng thì chúng ta có thể thấy hiện nay có nhiều

quảng cáo xuất hiện vi phạm điều này. Chẳng hạn như quảng cáo bột nêm
Maggi ba ngọt khiến cho người xem suy nghĩ đến vấn đề ngoại tình trong
cuộc sống hôn nhân – gia đình và tạo nên nhiều băn khoăn cho người xem.


5
Quảng cáo này nói về một người đàn ông đang say mê ngắm “phở” và sực
nhớ ra “cơm” đang nấu canh ở nhà nên bỏ “phở” mà về với “cơm”. Quảng
cáo này đã “vô tình” truyền đi thông điệp rằng: việc ngoại tình hay không,
không phải do đàn ông mà là do người phụ nữ không biết nấu nướng, có
nghĩa là nếu phụ nữ không nấu được nồi canh ngon (cụ thể là không dùng
Maggi 3 ngọt) thì chồng sẽ có bồ. Hơn nữa, việc gọi phụ nữ là “phở” với
“cơm” cũng là một sự miệt thị đối với người phụ nữ.
Hoặc thời gian gần đây trên truyền hình xuất hiện quảng cáo của nhãn
hàng dầu gội Rejoice do Hoa hậu Mai Phương Thúy đóng được coi là “nàng
dâu vô lễ với mẹ chồng”. Trong kịch bản, Mai Phương Thúy đóng vai cô gái
có mái tóc dài óng mượt được người yêu dẫn về ra mắt gia đình. Tuy nhiên
khi mẹ chàng trai ấn tượng với mái tóc của cô và hỏi có phải cô đi duỗi tóc ở
tiệm không thì cô gái chỉ trả lời: “À không, chỉ là Rejoice”. Ngay sau khi
đoạn quảng cáo này lên sóng truyền hình, rất nhiều người đã lên tiếng bình
luận và phản hồi về lời thoại trong đoạn quảng cáo.
Như vậy, dù rằng pháp luật có quy định cấm những quảng cáo trái với
truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc,
nhưng trên thực tế, những quảng cáo vi phạm điều cấm này vẫn được lên
sóng.
Mặt khác, khi những quảng cáo “phản cảm” xuất hiện trên truyền
hình, vẫn chưa có một chế tài nghiêm khắc nào đối với những thương nhân
quảng cáo như vậy. Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo – ông Nguyễn
Trường Sơn, thì khi có những quảng cáo này, “Bộ Thông tin – truyền thông có
công văn “nhắc nhở”, các đài sẽ dừng phát sóng. Còn từ trước tới nay ở Việt

Nam chưa có trường hợp quảng cáo phản cảm nào bị xử phạt cả”. Như vậy,
không có chế tài nghiêm khắc để xử lý việc thực hiện quảng cáo bị cấm đã
không có tác dụng răn đe và phòng ngừa, cho nên thực tế vẫn còn xuất hiện
những hành vi vi phạm như ở những ví dụ kể trên. Tại Pháp, những hành vi
quảng cáo phản cảm bị phạt tới hàng triệu đô. Tại Áo, có một hội đồng thẩm
định độc lập trước khi clip, hình ảnh quảng cáo được phát tới người tiêu dùng.
Vì vậy mà những quảng cáo “vô duyên, phản cảm” sẽ bị cho vào danh sách
cấm. Nhưng ở Việt Nam, trách nhiệm thẩm định quảng cáo thuộc về các đài
truyền hình, còn các cơ quan nhà nước chỉ chịu trách nhiệm về lĩnh vực
chuyên môn có liên quan, như Sở Y tế chỉ chịu trách nhiệm với quảng cáo
thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin… Chính việc phân cấp quản lý không
rõ ràng và không phù hợp này đã khiến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền


6
không có khả năng xử lý các vi phạm của các quảng cáo trái với truyền thống,
lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mĩ tục.
‫ ٭‬Về quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên, quảng
cáo hàng hóa, sản phẩm chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được
phép kinh doanh trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.
Thuốc lá có nhiều tác hại cho cả người hút và người ngửi khói thuốc.
Hút thuốc lá khiến cho con người suy giảm nhận thức 2 và là nguyên nhân
chính gây ra các bệnh ung thư phổi, ung thư cuống họng, bệnh nha chu…
Khói thuốc đã bị cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (International
Agency for Research on Cancer – IARC) trực thuộc tổ chức Y tế thế giới
(WHO) xếp vào chất gây ung thư bậc 1.
Do đó, quảng cáo thuốc lá là hành vi quảng cáo bị cấm. Tuy nhiên,
tình trạng vi phạm về quảng cáo thuốc lá vẫn xảy ra. Năm 2009, tỷ lệ điểm
bán vi phạm đồng thời quy định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá là
29,4%. Tỷ lệ này đến năm 2011 tăng lên 35,8%. Tỷ lệ vi phạm trưng bày quá

số lượng thuốc chiếm trên 90% tại các điểm bán3.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 4 Điều 109 Luật Thương mại 2005,
quảng cáo thuốc lá bị cấm dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, theo quy định tại
Điều 123 Luật Thương mại 2005, trong các hình thức trưng bày giới thiệu
hàng hóa, sản phẩm bị cấm không có thuốc lá. Chính sự thiếu thống nhất này
trong cùng một bộ luật đã tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh thoải mái
quảng cáo thuốc lá dưới hình thức trưng bày hàng hóa, sản phẩm. Thậm chí,
rất nhiều bộ phim truyền hình Việt Nam luôn đan xen những cảnh nhân vật
hút thuốc hoặc uống rượu trong khi hoàn toàn có thể thay thế bằng cảnh khác.
Điều này cũng “vô tình” quảng cáo cho thuốc lá trong khi Việt Nam chưa có
các quy định bắt buộc nhà sản xuất phim và chương trình truyền hình phải che
hoặc làm mờ các hành vi hút thuốc.
Đối với rượu, Luật Thương mại quy định cấm quảng cáo đối với rượu
có độ cồn từ 30 độ trở lên. Tuy nhiên, theo quy định của Pháp lệnh quảng cáo
năm 2001 và đến Luật Quảng cáo năm 2012 lại quy định cấm quảng cáo với
rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên. Như vậy, việc có đến hai văn bản có giá trị
pháp lý cao là Luật lại có những quy định khác nhau về cùng một vấn đề như
vậy khiến cho các doanh nghiệp và chính các nhà quản lý nhà nước trong lĩnh
vực quảng cáo gặp những khó khăn khi thực hiện quy định này.
2

Theo nghiên cứu y học do báo Archives of General Psychiatry công bố.
/>3


7
‫ ٭‬Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương nhân.
Hiện nay, trên thị trường quảng cáo xuất hiện ngày càng nhiều những
quảng cáo có nội dung “tốt nhất” như “sản phẩm tốt nhất trên thị trường”,

“bột giặt tốt hơn bột giặt thường”… Đây thực chất là một dạng quảng cáo so
sánh. Qua công thức quảng cáo này, các thương nhân nâng cao được uy tín
của mình bằng cách hàm ý hạ thấp các sản phẩm cùng loại. Tiêu biểu như
trường hợp công ty Kymdan bị xử lý vì quảng cáo so sánh sản phẩm của mình
là đệm cao su tốt hơn các sản phẩm đệm lò xo, đệm mút. Hoặc trường hợp
Mobifone quảng cáo trên các áp phích in màu tại một số tỉnh miền Nam như
Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ… về giá cước dịch vụ mới của công ty
Thông tin di động VMS (Mobifone). Trên áp phích, Mobifone đã so sánh trực
tiếp giá cước dịch vụ của Mobifone với giá cước dịch vụ của Viettel
Telecom4.
Thực tế hiện nay, trách nhiệm quản lý việc đăng ký quảng cáo được
giao cho Sở Văn hóa – thể thao – du lịch. Cơ quan này thường chỉ xem xét
quảng cáo có trái với thuần phong mĩ tục, xâm phạm bí mật quốc gia hay
không, mà thiếu các kỹ năng cần thiết để kiểm soát quảng cáo so sánh. Do đó,
việc kiểm soát các hành vi cạnh tranh bằng quảng cáo so sánh rất khó khăn.
Mặt khác, Việt Nam dù đã ghi nhận sự tồn tại của quảng cáo so sánh nhưng
lại chưa có quy định cụ thể nào về quảng cáo so sánh, thậm chí các quy định
của pháp luật về quảng cáo so sánh còn khá sơ sài. Điều này gây khó khăn rất
nhiều cho các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý trong việc xác định và
ngăn chặn quảng cáo so sánh.
‫ ٭‬Quảng cáo sai với sự thật về quy cách, số lượng, chất lượng, giá
cả, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương
thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ.
Bên cạnh những hạn chế nêu trên, ngày càng xuất hiện nhiều những
quảng cáo mập mờ, sai sự thật, có tính chất gian dối. Chẳng hạn như năm
2011, sản phẩm mỳ Tiến Vua của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan được
xác định là quảng cáo sai sự thật. Ngay sau khi có đoạn quảng cáo với thông
điệp “Mỳ Tiến Vua – Mỳ vì sức khỏe”, “Mỳ Tiến vua – không sử dụng dầu
chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại chất béo gây chứng đột
quỵ, đau tim và bệnh mạch vành) được phát trên truyền hình, khán giả ngay

lập tức có cảm giác lo sợ về việc ăn phải loại mì có chứa chất Transfat và Mỳ
4

Mobifone thu hồi pano quảng cáo “xấu chơi”, />

8
Tiến Vua mới là loại tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, theo kết quả phân tích mẫu
số 10071105/107315 của công ty cổ phần khoa học công nghệ Sắc Ký Hải
Đăng (thành phố Hồ Chí Minh) thì trong gói mỳ Tiến Vua, tỉ lệ chất Transfat
là 0,097%, chứ không phải là 0 như đã quảng cáo.
Ngoài ra, hàng loạt các quảng cáo công bố sai sự thật về chất lượng
hàng hóa của các sản phẩm hoặc quảng cáo không rõ những quy cách, số
lượng của hàng hóa, hay phương thức phục vụ của dịch vụ… trên nhiều kênh
truyền hình, báo chí đã bị phát hiện, và người tiêu dùng chính là những người
phải chịu thiệt thòi nhất sau những hành vi vi phạm này5.
‫ ٭‬Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử
dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Cùng với sự phát triển và bùng nổ của internet thì ngày nay quảng cáo
trực tuyến đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và xuất hiện nhiều hình thức
mới lạ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, doanh thu của thị trường quảng cáo
trực tuyến tại Việt Nam hiện nay lại không cao. Có một thực tế phổ biến là rất
nhiều các trang điện tử tại Việt Nam đã sao chép thông tin, cung cấp các dịch
vụ như tải nhạc, phim… mà không trả bản quyền cho tác giả, người sản xuất
và đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
‫ ٭‬Các hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Vẫn còn những hiện tượng vi phạm hoạt động này như hiện tượng
quảng cáo bắt chước theo doanh nghiệp khác thường xuyên diễn ra trên thị
trường và phổ biến với loại quảng cáo bắt chước trên bao bì sản phẩm. Như
việc sản phẩm mì KOMACHI ra đời sau mì OMACHI nhưng lại được quảng
cáo giống với mì OMACHI từ nguyên liệu làm mì bằng khoai tây, đến kiểu

dáng bao bì cũng có màu sắc gần như tương tự. Hay vụ việc giữa sản phẩm
bột giặt OMO bị nhái bởi sản phẩm bột giặt TOMOT cách đây vài năm cũng
là một trong các ví dụ điển hình. Bao bì của TOMOT cũng sử dụng màu đỏ
trên bao bì làm chủ đạo với màu trắng làm viền như OMO. Và hai chữ “T”
của TOMOT được in chìm trong màu viền trắng. Khách hàng phải nhìn thật
kỹ mới có thể nhận ra được sự khác biệt giữa hai sản phẩm này.
Như vậy, từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng những quy định
của pháp luật và việc thực tiễn thực hiện quy định về các hoạt động quảng cáo
thương mại bị cấm vẫn còn những hạn chế và bất cập. Để khắc phục được
những hạn chế, bất cập ấy, điều cần thiết là phải có được những giải pháp để
hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.
5

Quảng cáo mập mờ, />

9

3. Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm theo
Luật Thương mại năm 2005.
Pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm qua thời gian dài thực hiện
mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn một số điểm không phù hợp
và còn nhiều bất cập, thiếu sót, là lỗ hổng lớn để những thương nhân tiến hành
hoạt động quảng cáo trái pháp luật nhằm tiêu thụ được sản phẩm. Thực tiễn
cho thấy, việc doanh nghiệp thực hiện các hành vi thương mại bị cấm có xu
hướng gia tăng và ngày càng phức tạp. Việc hoàn thiện pháp luật về quảng
cáo thương mại bị cấm không chỉ bao gồm việc sửa đổi các quy định hiện
hành cho phù hợp với thực tiễn mà còn bao gồm cả việc xây dựng những quy
định mới để kịp thời điều chỉnh những hành vi vi phạm ngày càng đa dạng.
Có thể đưa ra một vài hướng hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại bị
cấm như sau:

3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quảng cáo thương
mại bị cấm.
3.1.1. Thống nhất sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động
quảng cáo và quảng cáo thương mại. Hiện nay, quảng cáo thương mại chịu sự
điều chỉnh của hai nhóm văn bản pháp luật khác nhau là Luật Thương mại
2005 và Luật Quảng cáo 2012, do đó khái niệm về quảng cáo thương mại
cũng có sự khác biệt. Việc quy định cùng một vấn đề trong hai văn bản pháp
luật có giá trị pháp lí cao nhất trong lĩnh vực quảng cáo như vậy đã đưa ra
những quy định vừa thiếu thống nhất, vừa trùng lặp, khiến các doanh nghiệp
lúng túng khi áp dụng và thuận tiện cho những cơ quan có thẩm quyền khi
tiến hành hoạt động quản lý.
Khi chưa làm rõ tính chất thương mại của “quảng cáo”, chấp nhận sự
phân biệt không cần thiết hai khái niệm “quảng cáo” và “quảng cáo thương
mại”, Việt Nam chưa thể có giải pháp triệt để để hoàn thiện pháp luật về
quảng cáo theo xu hướng minh bạch hóa chính sách, bảo đảm tự do thương
mại, đáp ứng yêu cầu hội nhập6.
3.1.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với một số hoạt
động quảng cáo thương mại bị cấm, bao gồm:
Thứ nhất, thống nhất các quy định tại Điều 109 và Điều 123 Luật
Thương mại 2005, theo đó đưa nội dung cấm quảng cáo thuốc lá vào trường
6

Nguyễn Thị Dung: Khái niệm “quảng cáo” trong pháp luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn
thiện pháp luật về quảng cáo, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12/2005.


10
hợp cấm trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để đảm bảo những thương
nhân không tìm cách “luồn lách” pháp luật nhằm đạt được mục tiêu kinh
doanh của mình.

Thứ hai, cần có khái niệm cụ thể thế nào là hành vi trái với truyền
thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mĩ tục hoặc các tiêu chí để
xác định hành vi này cũng cần được xây dựng, ấn định rõ trong văn bản pháp
luật. Có như vậy, cơ quan có thẩm quyền mới kiểm soát được những quảng
cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của
dân tộc.
Thứ ba, đưa ra định nghĩa về quảng cáo so sánh. Có thể hiểu theo
định nghĩa quảng cáo so sánh trong pháp luật các nước, đó là ở một mức khái
quát thì quảng cáo so sánh là hành vi luôn quảng cáo cho sản phẩm của mình
có nhiều ưu thế hơn sản phẩm của đối thủ7. Như vậy, “quảng cáo so sánh là
quảng cáo làm nhận ra một hoặc một vài đối thủ cạnh tranh hoặc các sản
phẩm hoặc các dịch vụ cùng loại mà đối thủ cạnh tranh sản xuất, cung ứng
hoặc phân phối và đáp ứng được một số điều kiện khác do pháp luật quy
định”.
Thứ tư, bổ sung thêm những quy định về hành vi quảng cáo gian dối,
sai sự thật, bởi lẽ pháp luật còn quy định khá chung chung với hành vi này.
Với hành vi này, cần xác định lỗi cố ý của người quảng cáo – những người
biết rõ chất lượng của sản phẩm nhưng vẫn cố tình đưa ra những thông tin sai
sự thật. Vì vậy, tính chất gian dối là tiêu chí cần phải được quy định rõ trong
luật. Ngoài ra, cần xác định phạm vi của những hành vi quảng cáo gian dối,
như hành vi cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin tạo ra nhận thức sai
lệch cho khách hàng của nhà quảng cáo…
Thứ năm, bổ sung một số hình thức quảng cáo thương mại bị cấm.
Căn cứ theo pháp luật hiện hành và trên cơ sở tham khảo pháp luật của các
nước khác trên thế giới, cần bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm trong
quảng cáo, để giúp pháp luật có khả năng theo kịp với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường đầy biến động và ngày càng phức tạp. Những hành vi quảng
cáo thương mại cần bị cấm như: quảng cáo bỏ sót thông tin (cách thức quảng
cáo không mô tả hàng hóa, dịch vụ đầy đủ hoặc tiết lộ thông tin liên quan một
cách nửa vời); quảng cáo tạo ấn tượng quá mạnh, gây hoảng sợ hoặc có khả

năng định hướng hành vi xấu cho người xem (điển hình của loại quảng cáo
này là quảng cáo có nội dung bạo lực hoặc những hành vi có khả năng gây
7

Hà Thu Trang, Pháp luật quảng cáo ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật
học, tr.27.


11
nguy hiểm mà không phải ai cũng có thể thực hiện được, hay quảng cáo có
những hình ảnh khiến người xem ám ảnh về mặt nội dung); quảng cáo ảnh
hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Trẻ em là đối tượng có thể dễ
dàng tiếp nhận những thông tin quảng cáo nhất, và những thông tin này có thể
ảnh hưởng tới suy nghĩ và nhận thức của các em. Nghị định 37/2006/NĐ-CP
đã có quy định về bảo vệ trẻ em trong quảng cáo thương mại tại Điều 23. Tuy
nhiên, do tính chất quan trọng và mức độ cần thiết của vấn đề này, thiết nghĩ,
vấn đề này cần được quy định thành hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
trong Luật Thương mại.
Thứ sáu, quy định chi tiết và cụ thể hơn đối với quảng cáo thương mại
trực tuyến, tránh tình trạng những quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề
này vẫn còn bỏ trống ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, của thương nhân,
và người tiêu dùng.
Thứ bảy, hoàn thiện quy định về xử phạt trong lĩnh vực quảng cáo
thương mại nói chung và quảng cáo thương mại bị cấm nói riêng. Thực tế
những quy định có nội dung cấm đoán luôn cần có một hệ thống chế tài đi
kèm để nâng cao hiệu quả thực thi và thể hiện sự răn đe cần thiết của pháp
luật. Hành vi quảng cáo thương mại bị cấm cũng không ngoại lệ. Hiện nay,
những quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm quảng cáo thương mại bị
cấm được quy định trong những văn bản pháp luật khác nhau như Nghị định
số 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa,

thông tin, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ… Điều này khiến cho việc áp dụng
pháp luật của các cơ quan quản lý và chủ thể tham gia quan hệ quảng cáo gặp
nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải có quy định thống nhất và cụ thể về xử phạt
trong lĩnh vực quảng cáo thương mại bị cấm, và chế tài xử phạt cần phải được
quy định cùng với các hành vi vi phạm hoạt động quảng cáo thương mại bị
cấm trong Luật Thương mại. Giải pháp này còn bảo đảm việc ban hành kịp
thời và thống nhất chế tài đối với hành vi vi phạm.
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hoạt
động quảng cáo thương mại bị cấm.
Để sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương
mại bị cấm thực sự phát huy tác dụng, yêu cầu đặt ra không chỉ là hoàn thiện
pháp luật mà quan trọng hơn là việc hoàn thiện pháp luật phải tiến hành đồng
bộ với công tác tổ chức và thực hiện những quy định của pháp luật trên thực
tế.


12
3.2.1. Nâng cao ý thức pháp luật của thương nhân cũng như người
tiêu dùng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với hai nhóm chủ thể
này để đảm bảo những thương nhân biết được những gì họ không được làm
và người tiêu dùng tự bản thân họ có thể bảo vệ được cho chính lợi ích của
họ.
3.2.2. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về quảng cáo. Hiện
nay các văn bản pháp luật hiện hành khi quy định về thẩm quyền quản lí nhà
nước đối với hoạt động quảng cáo còn có nhiều điểm khác nhau. Theo Điều 5
Luật quảng cáo 2012, “Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch chịu trách nhiệm
trước Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về hoạt động quảng cáo”, còn
theo Điều 8 Luật Thương mại 2005: “Bộ Thương mại là cơ quan chịu trách

nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lí nhà nước về hoạt động mua
bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụ thể được quy định trong Luật
thương mại (trong đó có hoạt động quảng cáo thương mại)”. Có thể nhận
thấy, đây là những quy định gây ra sự chồng chéo về thẩm quyền quản lý nhà
nước về quảng cáo thương mại. Sự phân định thẩm quyền không rõ ràng này
đã khiến các thương nhân tham gia quan hệ pháp luật quảng cáo hết sức lúng
túng, đặc biệt là trong vấn đề xin cấp phép quảng cáo. Mặt khác, ngay cả các
cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực này cũng gặp khó khăn khi thực hiện
chức năng của mình.
Thực tiễn ở các quốc gia khác quy định về vấn đề này khác với nước
ta. Ở Trung Quốc, các Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại và công
nghiệp cấp tỉnh hoặc cấp cao hơn chịu trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt
động quảng cáo. Ở Hoa Kỳ, Cơ quan liên bang có thẩm quyền điều tiết hoạt
động quảng cáo là Hội đồng thương mại liên bang.
Như vậy, để khắc phục được hạn chế nêu trên, nhà nước nên thống
nhất về hệ thống cơ quan chịu trách nhiệm chính thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về hoạt động quảng cáo là Bộ thương mại, nay là Bộ Công thương.
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành chỉ tham gia điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại dưới
góc độ kiểm soát lĩnh vực nội dung quảng cáo tương tự như các ngành khác
như Xây dựng, Giao thông công chính… trong các lĩnh vực liên quan. Điều
chỉnh này là phù hợp với bản chất của vấn đề, việc thực hiện quản lý nhà
nước đối với hoạt động quảng cáo phải được nằm trong một thể thống nhất
với các hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan mật thiết như


13
khuyến mại, chống cạnh tranh bất bình đẳng… để các hoạt động quản lý nhà
nước trên từng lĩnh vực hỗ trợ được cho nhau và đạt được hiệu quả cao.
Thứ hai, củng cố hoạt động quản lý nhà nước về quảng cáo, kiểm tra,

giám sát hoạt động quảng cáo, nội dung quảng cáo, phương tiện quảng cáo
nhằm loại bỏ những quảng cáo không lành mạnh, không phù hợp với thuần
phong mỹ tục của Việt Nam, xử lý nghiêm minh các hoạt động quảng cáo
thương mại bị cấm.
3.2.3. Tăng cường phát huy vai trò của Hiệp hội quảng cáo.
Hiệp hội quảng cáo Việt Nam ra đời cho thấy ngành quảng cáo Việt
Nam đã có những bước phát triển mới và các doanh nghiệp đã tập hợp lại để
có thể góp chung tiếng nói thống nhất nhằm ổn định ngành và phát triển lên
tầm cao mới. Tuy nhiên, hoạt động của Hiệp hội quảng cáo mới chỉ dừng lại ở
những bước đi ban đầu. Vì vậy, Hiệp hội cần phát huy hơn nữa vai trò của
mình trong việc tổ chức và hoạt động để nâng cao kiến thức quảng cáo cho
các doanh nghiệp, thống nhất các điều kiện tham gia trong ngành, đưa ra
những đường lối, chủ trương phát triển chung với ngành quảng cáo. Và dần
dần, đến một mức độ nhất định, Hiệp hội quảng cáo có thể thay mặt các cơ
quan nhà nước xử lý các hành vi vi phạm trong quảng cáo đối với những
thương nhân tham gia hiệp hội trên cơ sở uy tín và sự tin cậy như Hiệp hội
quảng cáo theo mô hình của một số nước khác.

KẾT LUẬN.
Có thể nói, quy định về quảng cáo thương mại bị cấm được xây dựng
trên cơ sở bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội, thương nhân, người tiêu dùng
và nó phải tuân thủ những nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh. Bên cạnh những
kết quả, những thành tựu và vai trò của những quy định về quảng cáo thương
mại bị cấm thì những quy định này vẫn còn những thiếu sót, bất cập khiến
quảng cáo thương mại chưa phát huy được tác dụng to lớn của mình. Vì vậy,
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm không chỉ
là nhu cầu trước mắt mà còn là nhu cầu cần thiết trong suốt quá trình phát
triển của nền kinh tế thị trường trên nhiều phương diện như pháp luật, thực
tiễn, và cần sự tham gia của nhiều chủ thể. Như vậy, hoạt động quảng cáo
thương mại mới thực sự góp phần đắc lực vào sự phát triển nhanh chóng và

bền vững của nền kinh tế.



×