Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Mối liên hệ giữa các khâu của quá trình lưu chuyển hàng hoá và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đó trong hoạt động quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.09 KB, 13 trang )

Bài thảo luận

Thống kê thương mại
LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện mới, ngành thương mại đã phát triển mạnh mẽ, không những
đáp ứng ngày một nhu cầu tăng về hàng hoá của thị trường trong nước mà còn thúc
đẩy quan hệ giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bằng việc
mua bán, bảo quản và dự trữ vật tư, hàng hoá ngành thương mại đã thực hiện tốt chức
năng lưu chuyển hàng hoá của mình, trong đó các đơn vị kinh doanh thương mại đã
thực sự trở thành kênh phân phối quan trọng nối liền sản xuất và tiêu dùng.
Đối với các doanh nghiệp thương mại, nhất là các doanh nghiệp thương mại
quốc doanh, đẩy mạnh, hiệu quả kinh doanh, làm chủ giá cả và thị trường vốn là
những nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu. Để thực hiện tốt điều đó, các doanh nghiệp
bên cạnh việc hoàn thiện bộ máy quản lý sao cho phù hợp với cơ chế mới còn cần
phải tổ chức tốt công tác lưu chuyển hàng hoá. Bởi vì việc tổ chức đúng đắn khoa học
hạch toán lưu chuyển hàng hoá có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng kinh doanh,
giúp cho doanh nghiệp xử lý và nắm bắt thông tin kịp thời, từ đó đưa ra quyết định xử
lý đúng đắn.
Nhận thức được vai trò của công tác lưu chuyển hàng hoá tại các doanh nghiệp
thương mại nhóm 9 lớp K6HK1D đã hoàn thành báo cáo chuyên đề: “Mối liên hệ
giữa các khâu của quá trình lưu chuyển hàng hoá và ý nghĩa thực tiễn của vấn
đề đó trong hoạt động quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp”
Đề tài em trình bày với 2 kết cấu như sau:
I: Quá trình lưu chuyển hàng hoá
II: Mối liên hệ giữa các khâu của quá trình lưu chuyển hàng hoá và ý
nghĩa thực tiễn của vấn đề đó trong hoạt động quản lý kinh doanh của các doanh
nghiệp

Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D


-1-

Trường ĐH Thương mại Hà Nội


Bài thảo luận

Thống kê thương mại

I. QUÁ TRÌNH LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA
1. Khái niệm lưu chuyển hàng hóa
a, Khái niệm:
- Lưu chuyển hàng hóa: là quá trình đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến
lĩnh vực tiêu dùng thông qua các phương thức mua bán.
- Quá trình lưu chuyển hàng hóa thực chất là quá trình lưu chuyển hàng hóa
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm
hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
b, Đặc trưng của lưu chuyển hàng hóa
- Đối tượng của lưu chuyển hàng hóa là những sản phẩm vật chất và dịch vụ.
- Hình thức trao đổi là sự vận động được thực hiện thông qua mua, bán, trao
đổi hàng hóa và tiền tệ.
c, Các khâu của quá trình lưu chuyển hàng hóa
Các khâu của quá trình lưu chuyển hàng hóa bao gồm:
- Khâu mua hàng;
- Khâu bán hàng;
- Khâu dự trữ.
2. Thống kê lưu chuyển hàng hóa
a, Thống kê mua quá trình mua hàng
* Khái niệm:
Mua hàng (T-H): là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hóa, là

quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán về trị giá hàng thông qua quan hệ
thanh toán tiền hàng, là quá trình vốn doanh nghiệp chuyển hóa từ hình thái tiền tệ
sang hình thái hàng hóa- doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hóa nhưng
mất quyền sở hữu về tiền hoặc có trách nhiệm thanh toán cho nhà cung cấp.
Quá trình mua hàng là quá trình phân tích, lựa chọn và đi đến quyết định mua
Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D

-2-

Trường ĐH Thương mại Hà Nội


Bài thảo luận

Thống kê thương mại

hàng: Mua cái gì? Mua bao nhiêu? Mua của ai ? …
* Nội dung quá trình mua hàng:
- Loại hàng
- Số lượng, chất lượng hàng
- Giá cả hàng hoá
- Phương thức vận chuyển và phương thức thanh toán
- Địa điểm và thời gian giao nhận hàng
* Các chỉ tiêu thống kê quá trình mua hàng:
- Khối lượng hàng hàng hoá, dịch vụ mua vào: phản ánh hàng hóa doanh
nghiệp mua được trong một thời kỳ ở trạng thái tự nhiên của nó.
- Tổng mức hàng hoá, dịch vụ mua vào: phản ánh giá trị toàn bộ hàng hóa
doanh nghiệp mua được trong một thời kỳ.
- Kết cấu mức hàng hoá, dịch vụ mua vào: phản ánh tỷ trọng, mức mua của
từng mặt hàng, ngành hàng trong tổng mức mua.

- Các chỉ chất lượng hàng hoá, dịch vụ mua vào:
+ Hệ số chất lượng (HCL):
QTự nhiên
QTiêu chuẩn
+ Chỉ số phẩm cấp trung bình (IK ngang) - phản ánh sự so sánh chất lượng hàng
HCL

=

mua giữa các kỳ với nhau:
IK ngang

K1

=

K0

IK ngang > 1: Chất lượng hàng mua kỳ nghiên cứu kém hơn kỳ gốc
IK ngang = 1: Chất lượng hàng mua không thay đổi
IK ngang < 1: Chất lượng hàng mua kỳ nghiên cứu tốt hơn kỳ gốc
+ Tỷ lệ hàng hoá thứ phẩm:
Tỷ lệ

Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D

=

Giá trị hàng thứ phẩm
tính theo giá chính phẩm

-3-

x

10

Trường ĐH Thương mại Hà Nội


Bài thảo luận

Thống kê thương mại
hàng hoá

Số tiền
khấu trừ
b, Thống kê dự trữ

=

0

Tổng mức mua

thứ phẩm
+ Số tiền khấu trừ:

(Giá chính phẩm + Giá thứ phẩm)

x


Số lượng hàng
thứ phẩm

* Khái niệm:
Dự trữ là một loại hàng hóa được giữ lại trong lĩnh vực lưu thông một thời gian
nhất định để đảm bảo cho hoạt động bán được tiến hành một cách liên tục.
* Đặc trưng của dự trữ:
- Bộ phận hàng hóa được giữ lại trong lưu thông;
- Mục đích của việc giữ lại nhằm đảm bảo cho hoạt động bán được tiến hành
một cách liên tục.
* Các chỉ tiêu của thống kê dự trữ:
- Lượng hàng hóa dự trữ: phản ánh hàng hóa dự trữ của doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định ở trạng thái tự nhiên của nó.
- Tổng mức dự trữ: là toàn bộ giá trị hàng hóa dự trữ của doanh nghiệp tại một
thời điểm.
- Mức dự trữ trung bình: là mức dự trữ đại diện điển hình của doanh nghiệp ở
trong một thời kỳ.
+ Thời kỳ ngắn (chỉ có số liệu dự trữ ở đầu kỳ và cuối kỳ):

D

=

Dđ + Dc

2
+ Nếu có số liệu dự trữ ở các thời điểm mua mà khoảng cách thời gian giữa các
thời điểm này bằng nhau thì:


D
Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D

=

D1/2 + D2 + … + Dn-1 + Dn/2
n-1
-4-

Trường ĐH Thương mại Hà Nội


Bài thảo luận

Thống kê thương mại

- Kết cấu mức dự trữ: phản ánh tỷ trọng mức dự trữ của từng mặt hàng, ngành
hàng trong tổng mức dự trữ (∑di – lần hoặc %).
- Số ngày đảm bảo dự trữ: là số ngày mà hàng hóa dự trữ đảm bảo cho hoạt
động bán được tiến hành một cách liên tục.
%HTKH =
Nđbtt

=

Nđbtt
x
Nđbkh

10

0


mKH

c, Thống kê bán
* Khái niệm:
Bán ra là toàn bộ các hoạt động nhằm thay đổi hình thái của vốn dưới dạng
Hàng -Tiền để thực hiện ấu trình lưu chuyển hàng hóa để thu được lợi nhuận.
Thành phần kinh tế tham gia bán ra tương đối nhiều, dabh mục hàng hóa bán ra đa
dạng và luôn luôn thay đổi theo quan hệ cung cầu của thị trường.
* Các chỉ tiêu của thống kê bán gồm:
- Khối lượng hàng hóa bán ra - Tổng mức bán ra.
- Kết cấu bán ra.
* Mức bán chung và mức bán thuần tuý:
- Mức bán chung là mức bán bao gồm mức bán trong nội bộ và mức bán vượt
ra khỏi phạm vi của doanh nghiệp.
- Mức bán thuần túy là mức bán ra khỏi phạm vi của doanh nghiệp.

Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D

-5-

Trường ĐH Thương mại Hà Nội


Bài thảo luận

Thống kê thương mại


II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC KHÂU CỦA QUÁ TRÌNH LƯU CHUYỂN
HÀNG HÓA VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1. Mối quan hệ giữa các khâu của quá trình lưu chuyển hàng hóa
Giữa các khâu của quá trình lưu chuyển hàng hóa có mối liên hệ mật thiết với
nhau. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh , các đơn vị cơ sở cần đảm bảo sự
cân đối giữa các khâu trong quá trình lưu chuyển. Có như vậy mới đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách liên tục và không bị tồn đọng
vốn ở một khâu nào đó. Các khâu của quá trình lưu chuyển hàng hóa gồm Mua vào,
Bán ra và Dự trữ cho bán ra. Bất cứ một sự tồn đọng trong khâu nào đó đều gây khó
khăn cho quá trình luân chuyển vốn chung của toàn doanh nghiệp. Vì vậy, điều rất cần
thiết đối với nhà quản lý là phải đảm bảo được sự đồng bộ ở mọi khâu. Cụ thể:
- Quá trình mua hàng là quá trình xác định nhu cầu và cơ cấu nhu cầu, thoả
mãn nhu cầu hàng hoá trong kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho kế
hoạch bán hàng và dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp. Quá trình mua hàng ảnh
hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mua hàng có vị trí cực kỳ quan trọng đối với doanh nghi ệp, là khâu kh ởi đ ầu c ủa
HĐKD, có giai đoạn này mới có các hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh. Vi ệc th ống
kê chính xác, kịp thời khối lượng hàng mua; tổng sức mua và k ết cấu hàng mua có vai trò r ất
quan trọng nhằm đảm bảo cho nhu cầu bán ra và dự trữ của doanh nghiệp trong một thời kỳ.

Lượng hàng

=

Lượng hàng

+

Lượng hàng


hoá mua vào
hóa bán ra
hoá dự trữ
Để đảm bảo cho quá trình bán hàng và dự trữ trong một thời kỳ, cần phải đảm
bảo quá trình mua hàng đều đặn, đúng thời hạn. Mua hàng đủ số lượng, đúng thời
gian sẽ hạn chế chi phí trong khâu dự trữ và đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hoá cho
doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp. Quá trình mua không đảm
bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và hiệu quả của quá trình lưu chuyển hàng hoá.
Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D

-6-

Trường ĐH Thương mại Hà Nội


Bài thảo luận

Thống kê thương mại

Khâu mua hàng: giúp cho doanh nghiêp có nguồn hàng nhất định trong kỳ để
đảm bảo cho nhu cầu bán ra hoặc dự trữ sản xuất, dự trữ bán cho các thời kỳ tiếp theo.
- Phân tích thống kê dự trữ hàng hóa nhằm mục đích nghiên cứu mức độ đảm
bảo của dự trữ đối với quá trình lưu chuyển hàng hóa - đảm bảo cho hoạt đọng bán
được diễn ra một cách liên tục. Đối với doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực thương
mại thì dự trữ hàng hóa ở mức độ hợp lý là điều hết sức quan trọng để tăng nhanh số
lần chu chuyển hàng hóa; tăng hiệu quả sử dụng vốn. Mức dự trữ quá ít cũng gây ra
tình trạng không dủ hàng để bán và như vậy không đạt được lợi nhuận tối đa. Trên
thực tế người ta thường gắn sự biến động của dự trữ với biến động của mức tiêu thụ
để đảm bảo quá trình kinh doanh không bị gián đoạn và hiệu quả sử dụng vốn ngày

càng cao. Khi mức tiêu thụ tăng thì mức dự trữ cũng sẽ tăng theo nhưng tăng chậm
hơn và ngược lại, khi mức tiêu thụ giảm thì mức dự trữ giảm theo nhưng giảm nhanh
hơn để đảm bảo an toàn vốn cho doanh nghiệp. Vì vậy, dự trữ (về lượng hàng hóa dự
trữ, tổng mức dự trữ, mức dự trữ trung bình) đủ hàng một cách hợp lý là một yêu cầu
rất quan trọng đối với người ra quyết định. Thống kê dự trữ có nhiệm vụ cung cấp
thông tin và phân tích thông tin đẻ phục vụ cho lãnh đạo ra quyết định tren cơ sở tính
toán mối quan hệ giữa mức dự trữ hàng hóa, doanh thu tiêu thụ bình quân 1 ngày và
mức độ đảm bảo hàng dự trữ.
Khâu trữ đảm bảo cho hoạt động bán được tiến hành một cách liên tục và đảm
bảo cho quá trình mua hàng diễn ra thuận lợi vì nó giúp thống kê được số lượng hàng
còn và hết trong kho giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được số lượng hàng cần mua vào
là bao nhiêu.
- Khâu bán hàng: giúp doanh nghiệp có phương hướng chính xác trong việc
tiêu thụ, tăng nhanh đồng vốn trong kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đồng thời thông qua đó, doanh nghiệp nhận biết được cần phải kinh doanh mặt hàng
gì? Kinh doanh như thế nào? … Từ đó sẽ có kế hoạch cho quá trình mua hàng và dự
trữ hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho khâu bán hàng sau này.
Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D

-7-

Trường ĐH Thương mại Hà Nội


Bài thảo luận

Thống kê thương mại

Mặt khác thống kê tốt chỉ tiêu bán ra giúp doanh nghiệp thương mại có phương
hướng chính xác trong việc tiêu thụ hàng hóa, tăng nhanh đồng vốn trong kinh doanh,

tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, thông qua chỉ tiêu thống kê bán ra biết được doanh
nghiệp kinh doanh như thế nào.
2. Ý nghĩa thực tiễn
VD1: Có tài liệu về tình hình tiêu thụ của công ty thương mại như sau (theo sản
phẩm)

Sản
phẩm
A
B
C

ĐVT
cái
chiếc
chiếc

Tồn đầu kỳ
KH
TH
46
90
200
200
10
9

Mua vào
KH
TH

920
800
4.000 4.100
200
250

Bán ra
KH
TH
920
840
4.000 4.000
180
200

Tồn cuối kỳ
KH
TH
46
50
200
300
30
59

Thực hiện phương pháp so sánh ta có bảng sau:
Chênh lệch giữa thực hiện và kế hoạch khối lượng tiêu thụ

Sản
phẩm

A
B
C
Nhận xét:

Tồn đầu kỳ
CL
Tỷ lệ
44
95,65%
0
0%
-1
-10%

Mua vào
CL
Tỷ lệ
-120 -13,04%
100
2,5%
50
25%

Bán ra
CL
Tỷ lệ
-80
-8,7%
0

0%
20
11,11%

Tồn cuối kỳ
CL
Tỷ lệ
4
8,7%
100
50%
29
96,67%

Đối với sản phẩm A: tồn kho đầu kỳ tăng 44 sản phẩm (tức tăng 95,65% so với
kế hoạch), nhập trong kỳ đã giảm 120 sản phẩm (tức giảm 13,04% so với kế hoạch),
dự trữ vẫn tăng 4 sản phẩm (tức tăng 8,7% so với kế hoạch).

Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D

-8-

Trường ĐH Thương mại Hà Nội


Bài thảo luận

Thống kê thương mại

Mức dự trữ trong kỳ biến động theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp, tuy nhiên

cần nghiên cứu thêm các nguyên nhân đã làm cho khối lượng tiêu thụ giảm để điều
chỉnh kịp thời.
Đối với sản phẩm B: Các chỉ tiêu có biến động tốt và cân đối giữa các chỉ tiêu.
Tuy nhiên, trong kỳ mua vào tăng 100 sản phẩm (tức tăng 2,5% so với kế hoạch mua)
đã làm cho dự trữ trong kỳ tăng 100 sản phẩm (tức tăng 50% so với kế hoạch).
Đối với sản phẩm C: mua vào trong kỳ và tiêu thụ trong kỳ đều tăng so với kế
hoạch, tuy nhiên tốc độ tăng của hàng nhập trong kỳ cao hơn xuất tiêu thụ (25%
>11,11%) và mặc dù chỉ tiêu tồn kho đầu kỳ đã giảm 1 sản phẩm (tức giảm 10% so
với kế hoạch ) vẫn làm cho tồn kho cuối kỳ tăng quá cao: 29 sản phẩm (tức tăng
96,67% so với kế hoạch), gây ứ đọng vốn cho doanh nghiệp.
Như vậy, tình hình tiêu thụ diễn biến không đều. Ngoại trừ sản phẩm B đạt kết
quả tiêu thụ, sản phẩm C vượt kế hoạch 11,11% trong đó sản phẩm A không đạt kế
hoạch đến 8,7%.
VD 2: Có tình hình tiêu thụ theo hình thức giá trị của công ty thương mại A như sau
Bảng 3.3 tình hình tiêu thụ theo hình thức giá trị
ĐVT: triệu đồng

Sản
phẩ
m

Giá
bán
cố
định

Tồn đầu kỳ

Mua vào


Tiêu thụ

trong kỳ

trong kỳ

Tồn cuối kỳ

KH

TH

KH

TH

KH

TH

KH

TH

A

0,600

27,60


54

552

480

552

504

27

30

B

0,125

25

25

500

512,5

500

500


25

37,5

C

0,666

6,66

5,99

133,2

166,5

119,88

133,2

19.98

39,29

D

0,178

-


-

-

66,75

-

62,3

-

4,45

1.186,2

1.225,75

1.171,88

1.99,5

72,58

111,24

Tổng
cộng

-


59,26 84,99

Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D

-9-

Trường ĐH Thương mại Hà Nội


Bài thảo luận
So

Thống kê thương mại
143,42%

sánh

103,42%

102,36%

153,25%

Nhận xét:
Tình hình chung về tiêu thụ đạt 102,36% là tốt cho doanh nghiệp trong đó, mặt
hàng có tỷ trọng cao đạt kế hoạch (sản phẩm B). Tuy nhiên , tồn kho đầu kỳ vượt kế
hoạch: 143,42% và thu nhập trong kỳ vượt kế hoạch: 103,42%. Do không đẩy mạnh
tiêu thụ, nhất là những mặt hàng có giá trị cao (sản phẩm A) đã làm cho giá trị hàng
hóa tồn kho cuối kỳ vượt kế hoạch rất cao: 153,25%. Cần xem xét lại khả năng tiêu

thu hàng hóa trên thị trường, tình hình thực hiện hợp đồng hoặc xem xét lại chất
lượng sản phẩm, phương thức bán hàng, tổ chức kỹ thuật thương mại.

KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, thị trường nước ngoài là một vấn đề nổi trội, vấn đề
quan tâm của các doanh nghiệp. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã
thiết lập được nhiếu mối quan hệ hợp tác thương mại với nhiều nước trên thế giới. Vì
vậy, hàng hóa của các nước còn được nhập khẩu vào Việt Nam với khối lượng khá lớn
nên công tác lưu chuyển hàng hóa càng cần được hoàn thiện hơn. Để tồn tại và phát
triển trên thị trường, ngoài việc lưu chuyển một khối lượng sản phẩm nhất định với
chất lượng cao, chủng loại mẫu mã phù hợp, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt
công tác lưu chuyển hàng hóa.
Ngày nay, khi nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề hiệu quả kinh tế
luôn được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng. Đây là sự so sánh giữa toàn bộ
chi phí bán ra và kết quả thu lại được. Muốn làm được điều này đòi hỏi mỗi chúng ta
phải có tri thức trong hoạt động sản xuất và quản lý. Lưu chuyển hàng hóa là quá
trình quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có vị trí đặc biệt quan trọng
Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D

-10-

Trường ĐH Thương mại Hà Nội


Bài thảo luận

Thống kê thương mại

đối với các doanh nghiệp, nó góp phần to lớn đến sự tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lưu chuyển hàng hóa của quá

trình kinh doanh tại các doanh nghiệp gắn liền với thị trường, luôn luôn vận động và
phát triển theo sự biến động phức tạp của các doanh nghiệp.
Chính vì vậy, lưu chuyển hàng hóa luôn luôn được nghiên cứu, tìm tòi, bổ sung
để được hoàn thiện hơn cả về lý luận lẫn thực tiễn, nhằm mục đích không ngừng nâng
cao hiệu quả của kinh doanh, hiệu năng quản lý.
Nhóm 9 - lớp K6HK1D xin phép dừng đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa các
khâu của quá trình lưu chuyển hàng hoá và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đó đối với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” tại đây.
Xin chân thành cảm ơn !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Slides bài giảng: Thống kê thương mại 2TC (ĐH Thương Mại Hà Nội)
- Các Webside:



- Sách: Thống kê thương mại (ĐH Thương Mại Hà Nội)
Nguyên lý thống kê (Đại học kinh tế quốc dân)
- Giáo trình: Thống kê thương mại (Đại học kinh tế quốc dân)
Thống kê kinh doanh (Đại học kinh tế quốc dân)
- Và một số tài liệu tham khảo liên quan khác ...
Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D
Nội

-11-

Trường ĐH Thương mại Hà



Bài thảo luận

Thống kê thương mại

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
I. QUÁ TRÌNH LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA..........................................................................2
1. Khái niệm lưu chuyển hàng hóa............................................................................................. 2
2. Thống kê lưu chuyển hàng hóa............................................................................................... 2
II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC KHÂU CỦA QUÁ TRÌNH LƯU CHUYỂN HÀNG
HÓA VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.........................................................................5
1. Mối quan hệ giữa các khâu của quá trình lưu chuyển hàng hóa...................................5
2. Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................................................... 7

Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D

-12-

Trường ĐH Thương mại Hà Nội


Bài thảo luận

Thống kê thương mại

KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 11


Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D
Nội

-13-

Trường ĐH Thương mại Hà



×