Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tìm hiểu quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.65 KB, 3 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, dịch vụ logistics ngày càng khẳng định
được tầm quan trọng của mình trong lưu thông hàng hoá với sự phát triển không chỉ
về số lượng mà còn cả chất lượng. Để kinh doanh loại hình dịch vụ này thương nhân
phải đáp ứng những điều kiện nhất định nhằm hạn chế tình trạng có nhiều chủ thể
kinh doanh nhưng chất lượng dịch vụ không đảm bảo.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái quát về dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký
mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận
với khách hàng để hưởng thù lao.
Theo Điều 234, Luật thương mại năm 2005, điều kiện kinh doanh dịch vụ
logistics là: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều
kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật”. Như vậy, thương
nhân muốn kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng được điều kiện là doanh nghiệp
có đủ điều kiện kinh doanh theo pháp luật mà cụ thể tuân theo những quy định chung
tại chương II, Luật doanh nghiệp năm 2005 về “Thành lập và đăng ký doanh nghiệp”.
Để cụ thể hoá khoản 2, Điều 234, Luật thương mại 2005, Nghị định số
140/2007/NĐ-CP đã xác định các điều kiện kinh doanh dịch vụ này thông qua việc
phân nhóm các dịch vụ logistics, trong đó có các điều kiện chung áp dụng cho tất cả
các nhóm dịch vụ và có những điều kiện áp dụng cho từng nhóm dịch vụ.
2. Điều kiện chung kinh doanh dịch vụ logistics
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải là các doanh nghiệp có đăng ký
kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, tức là chỉ có các doanh nghiệp theo
quy định của Luật doanh nghiệp 2005 mới được phép kinh doanh dịch vụ này. Nghị
định 140 hạn chế đối với thương nhân là hộ gia đình nhằm tránh những thành phần
kinh tế nhỏ lẻ tham gia kinh doanh dịch vụ này.
Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ có thể tồn tại dưới hình
thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc doanh


nghiệp tư nhân. Và tồn tại dưới hình thức nào thì phải đáp ứng điều kiện của pháp luật
về hình thức ấy. Ví dụ: Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tồn tại dưới hình
thức công ty cổ phần thì đầu tiên cũng phải là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ
được chia làm nhiều phần bằng nhau và cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, có số
lượng cổ đông tối thiểu là ba, không hạn chế tối đa… Các doanh nghiệp (có thể là liên
doanh, 100% vốn Nhà nước) phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
(hoặc Giấy phép đầu tư) tại cơ quan có thẩm quyền theo các quy định của pháp luật
doanh nghiệp và đầu tư Việt Nam mới được phép kinh doanh dịch vụ logistics.
Đối với thương nhân nước ngoài khi tham gia kinh doanh dịch vụ logistics tại
Việt Nam, ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung, còn phải đáp ứng các điều kiện cụ
thể về góp vốn, tỉ lệ góp, hình thức tồn tại và các điều kiện khác. Đồng thời, phải tuân
thủ các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ logistics khi
gia nhập WTO.
3. Các điều kiện áp dụng riêng đối với từng nhóm dịch vụ
Nhóm các dịch vụ logistics chủ yếu (khoản 1, Điều 4, Nghị định 140): Để kinh
doanh được nhóm dịch vị logistics chủ yếu đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ phương
tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kĩ thuật và có đội ngũ nhân viên
đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 2, Điều 5, Nghị định 140. Các phương tịên,
thiết bị, công cụ ở đây là xe nâng hạ hàng hoá, dây chuyền, băng tải, phương tiện
đóng gói mã hàng hoá, hệ thống đường ống, đèn chiếu sáng… đặc biệt là phải có đội
ngũ nhân viên được đào tạo đáp ứng nhu cầu công việc, tức là phải đáp ứng các yêu
cầu về trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức pháp luật trong nước
cũng như pháp luật quốc tế.
Nhóm các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (khoản 2, Điều 4): Để kinh
doanh được nhóm các dịch vụ liên quan đến vận tải đòi hỏi các doanh nghiệp phải
tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, ngoài các quy định của Luật thương mại 2005, Nghị định 140 muốn các chủ
thể kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải phải tuân thủ các văn bản pháp
luật chuyên ngành. Tuy nhiên, việc dành riêng một điều luật để đề cập đến điều kiện
kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải

cho thấy Nghị định chưa bao quát được hết hoạt động dịch vụ logistics mà mới chỉ
chuyên về lĩnh vực vận tải. Điều này xuất phát từ tính phức tạp của hoạt động dịch vụ
logistics bao gồm nhiều loại hình, nhiều công đoạn mang tính kĩ thuật, điều này cũng
có nghĩa vẫn còn nhiều hoạt động trong chuỗi dịch vụ logistics mà Nghị định chưa đề
cập đến.
Nhóm các dịch vụ logistics liên quan khác (khoản 3, Điều 4): Ngoài việc đáp
ứng các điều kiện chung, đối với thương nhân nước ngoài khi tham gia kinh doanh
loại hình dịch vụ này sẽ phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 2, Điều 7.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Có thể nói mặc dù pháp luật đã quy định cụ thể các điều kiện kinh doanh dịch
vụ logistics tuy nhiên trên thực tế vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc hiểu và
áp dụng pháp luật. chính vì vậy, cần sớm có những hướng dẫn cụ thể và quy định
nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

×