Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.25 KB, 117 trang )













LUẬN VĂN:

Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh
hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay










MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ khi thành lập tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc tổ chức, lãnh


đạo và phát triển các tổ chức hội. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta khẳng định:
trong giai đoạn mới cần thành lập các hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề
nghiệp và đời sông của nhân dân hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương thân,
tương ái. Các tổ chức hội quần chúng được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản
và tự trang trải về tài chính trong khuôn khổ pháp luật (1)
Hiện nay, các tổ chức hội đã phát triển nhanh với số lượng lớn và được tổ chức
dưới nhiều hình thức đa dạng: hội, tổng hội, liên hiệp hội, hiệp hội Hoạt động của hội
ngày càng phong phú và có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: xoá
đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên, môi trường, nâng cao dân trí, tham gia vào việc xã
hội hoá các hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, thể dục
thể thao, từ thiện nhân đạo. Nhiều hội đã và đang tham gia cung cấp dịch vụ công do Nhà
nước chuyển giao, tham gia tư vấn, phản biện các đề án, chính sách, góp phần nâng cao
vai trò quản lý và hoàn thiện về thể chế, chính sách của Nhà nước.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách pháp luật và áp dụng pháp luật về Hội trong
thời gian qua đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bất cập, chưa phù hợp với tình hình phát
triển của các tổ chức hội. Một số hội hoạt động còn mang tính hình thức, nặng tư tưởng
bao cấp, ỷ lại và hành chính hoá, chưa phản ánh được nguyện vọng và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của hội viên. Hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về hội còn
hạn chế do các biện pháp, chế tài chưa đủ mạnh, nhiều lĩnh vực quản lý, nhất là những
lĩnh vực có yếu tố nước ngoài còn chưa được quy định. Nhiều vấn đề lý luận về tổ chức
hội trong điều kiện đặc thù ở nước ta trong mối quan hệ với vị trí, vai trò của hội trong xu
thế toàn cầu hoá và bối cảnh hội nhập quốc tế chưa được làm sáng tỏ.
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, mở rộng dân chủ và tăng cường

xã hội hoá trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay cũng chính là đòi hỏi cần
hoàn thiện pháp luật về hội nhằm tạo hành lang pháp lý giúp các tổ chức hội có điều kiện
phát triển thuận lợi, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này.
Để khắc phục những bất cập, hạn chế của văn bản pháp luật hiện hành về hội,

đồng thời thể chế hoá đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu
cầu phát triển hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì việc hoàn thiện pháp luật vê hội là
một yêu cầu khách quan và cấp thiết.
Chính vì thế, tôi chọn vấn đề “Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội
nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Những năm qua, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến
pháp luật về hội nói chung, tổ chức và hoạt động của hội nói riêng, như: Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp bộ về “Thực trạng và giải pháp quán lý nhà nước với các tổ chức phi
chính phủ " do Vụ các tổ chức phi chính phủ - Ban tổ chức cán.bộ Chính phủ (nay là Bộ
Nội vụ) chủ trì thực hiện năm 2000; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về “Nghiên cứu
hoàn thiện công tác quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ đối với hội và tổ chức phi chính phủ
trong thời kỳ đổi mới” do Vụ Tổ chức phi chính phủ - Bộ Nội vụ thực hiện, hoàn thành
tháng 10/2004; Báo cáo tổng hợp của dự án “Điều tra thực trạng về hội và tổ chức phi
chính phủ ở nước ta hiện nay” do Viện Nghiên cứu khoa học Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ
chủ trì thực hiện, hoàn thành tháng 3/2006; Báo cáo “Đánh giá ban đầu về xã hội dân sự
tại Việt Nam” do dự án CIVICUS CSI-SAT (công cụ đánh giá nhanh chỉ số xã hội dân
sự) thực hiện, hoàn thành tháng 01/2006; Tài liệu hướng dẫn về Luật liên quan đến các tổ
chức dân sự của Viện Xã hội mở, NewYork, do Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam dịch;
Tuyển tập “Ý kiến đóng góp về quyền lập hội” do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật
Việt Nam xuất bản tháng 5/2006.
Tác giả Thang Văn Phúc (chủ biên), Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Ngọc Lâm,
Nguyễn Quốc Tuấn đã xuất bản cuốn sách “Vai trò của các hội trong đổi mới và phát
triển đất nước" (Nhà xuất bản Chinh trị quốc gia, Hà Nội , năm 2002), trong đó tập trung

phân tích các vấn đề: nhận thức chung về hội và đặc điểm của hội ở Việt Nam, các hội ở
Việt Nam trong đôi mới và phát triển đất nước, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự
quản lý của nhà nước với các hội quân chúng.
Thạc sỹ Nguyễn thị Hồng, giảng viên Trường chính trị tỉnh Phú Thọ có luận án
tốt nghiệp khoá 9 Học viện Chính trị QG HCM về “Cơ sở lý luận xây dưng pháp luật về

tổ chức và hoạt động cua hội Ở miệt Nam hiện nay”. Tác giả đã phân tích khái niệm, đặc
điểm của hội; vị trí, vai trò của hội trong đời sống xã hội và phát triển đất nước; thực
trạng pháp luật về tô chức và hoạt động của hội Ở Việt Nam hiện nay để từ đó kiến nghị
một số giải pháp cơ bản xây dựng pháp luật về tổ chức và hoạt động của hội ở Việt Nam
hiện nay.
Bện cạnh đó, còn có Kỷ yếu hội thảo "Khung pháp lý tổ chức, hoạt động và quản
lý tổ chức phi chính phủ Việt nam trong tình hình hiện nay” do Ban Tổ chức cán bộ
Chính phủ và Viện KAS tổ chức tháng 12-2000; Tài liệu tập huấn về “Tổ chức, quản lý
hội và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam” do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ tổ chức
tháng 11-2000 tập hợp các bài viết của các chuyên gia của Bộ Công an và Ban Tổ chức
cán bộ Chính phủ; Kỷ yếu hội thảo “Trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật về các tổ
chức xã hội” do Ban Công tác lập pháp của Quốc hội tổ chức tháng 8/2004 tại Hạ Long;
Kỷ yếu hội thảo “Pháp luật về hội” của Nhà pháp luật Việt - Pháp tổ chức tháng 11/2004;
. Các bài viết và tham luận tại các cuộc hội thảo phân tích Ở nhiều khía cạnh khác nhau
song đều có điểm thống nhất chung là sớm ban hành Luật về hội trong điều kiện xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
Các công trình nghiên cứu nêu trên nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hội và
kiến nghị nhiều giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về
hội dưới nhiều góc độ, trong đó có một giải pháp quan trọng là xây dựng Luật về hội.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa tập trung nghiên cứu sâu vào vấn đề hoàn
thiện pháp luật về hội gắn với những so sánh với pháp luật quốc tế với vai trò là một nội
dung nghiên cứu chính. Vì vậy, đề tài luận văn thạc sỹ luật học "Hoàn thiện pháp luật về
hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay" sẽ góp phần giải quyết được
vấn đề nêu trên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các chủ trương, chính sách và văn bản
quy phạm pháp luật về hội.
- Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp cao học, luận văn tập trung
nghiên cứu sâu về những vấn đề lý luận cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về hội nhằm

điều chỉnh, định hướng tổ chức và hoạt động của hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thời gian nghiên cứu từ thời kỳ sau cách mạng tháng 8
đến nay và kinh nghiệm xây dựng pháp luật về tổ chức xã hội của một số tổ chức quốc tế
(Ngân hàng thế giới, Trung tâm quốc tế về luật phi lợi nhuận) và một số nước trên thế
giới (Pháp, Đức, Trung Quốc )
4. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
Mục đích của Luận văn là tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hội
đáp ứng việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, đồng thời phù hợp với đặc thù chính
trị-xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện mục đích trên, Luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Phân tích khái niệm, đặc điểm của hội, phân tích tính đặc thù, vị trí, vai trò của
hội ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Phân tích thực trạng pháp luật về hội ở nước ta từ giai đoạn sau cách mạng
tháng 8 đến nay, tập trung vào thời kỳ đổi mới.
- Đề xuất, luận chứng các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hội đáp
ửng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế và phù hợp với đặc thù chính trị - xã hội ở Việt
Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước và
pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về phát triển hội; những học thuyết, tinh hoa tư tưởng của nhân loại về tổ chức và hoạt
động của hội. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp của triệt
học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử cụ thể; phương pháp

phân tích và tổng hợp, phương pháp của luật học so sánh; phương pháp của lý thuyết hệ
thống.
6. Nhũng điểm mới của Luận văn
Luận văn phân tích có hệ thống về quá trình phát triển của pháp luật về hội ở
nước ta; đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật về hội trong mối quan hệ so sánh với
pháp luật về các tổ chức xã hội của một số nước trên thế giới và tổ chức quốc tế để đưa ra

những giải pháp hoàn thiện pháp luật về hội theo đúng định hướng của Đảng và Nhà
nước ta, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức hội trên cơ sở phù hợp với đặc
thù về chính trị - xã hội của nước ta và pháp luật quốc tế.
7. Ý nghĩa của Luận văn:
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm của hội ở Việt Nam
hiện nay; bổ sung những quan điểm, định hướng trong tổ chức và hoạt động cũng như
quản lý nhà nước về hội, nhất là trong điều kiện có nhiều ý kiến, quan điểm không thống
nhất về vấn đề này.
- Góp phần hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh mở rộng dân chủ XHCN,
tăng cường xã hội hoá và chủ động hội nhập quốc tế.
8. Kết cấu của Luận văn:
Luận văn ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo,
phần nội dung gồm 3 chương, 10 tiết.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘI TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Mặc dù Sắc lệnh số 52/SL ngày 22-4-1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hoà và Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30-7-2003 của Chính phủ quy định
về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sau đây gọi là Nghị định 88) đã đưa ra khái niệm về
hội, song để đáp ứng nhận thức, tư duy mới về “hội” trong bối cảnh hội nhập quốc tế, mở
rộng dân chủ xã hội cũng như đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước trong tình
hình mới, thì cần một cách tiếp cận toàn diện hơn, đầy đủ hơn về khái niệm “hội”.
Đi tìm một khái niệm mới về “hội”, trong thời gian qua, cùng với việc xây dựng
dự thảo Luật về hội, các học giả, các chuyên gia pháp luật và cán bộ làm công tác hội đã
tranh luận sôi nổi ở nhiều diễn đàn, đưa ra nhiều quan điểm trái chiều với những cách
thức tiếp cận đa diện. Cho đến nay, ở Việt Nam, xét ở khía cạnh học thuật và pháp lý,
chưa có khái niệm “Hội” theo một cách nhìn toàn diện, thống nhất. Tuy nhiên, các nhà

nghiên cứu và các nhà quản lý đều đồng tình rằng, hội là một trong những thành tố của Xã
hội dân sự.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu khái niệm về hội cũng như các vấn đề liên quan đế
hội cần phải đặt trong tổng thể của một tập hợp các chủ thể xã hội, phi nhà nước dưới
khái niệm chung là Xã hội dân sự; đồng thời cần xem xét quan hệ của “hội” với tư cách
là một thành tố trong xã hội dân sự với các thành tố khác.
1.1. XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ - QUAN NIỆM
CỦA THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm xã hội dân sự và mối quan hệ với nhà nước, thị trường
trong cấu trúc xã hội
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của xã hội dân sự

Theo ngôn ngữ tiếng Việt, có 2 cụm từ được sử dụng cho Xã hội dân sự, đó là: xã
hội công dân và xã hội dân sự. Tuy nhiên, tương tự như các nước khác, hiện nay, ở Việt
Nam, khuynh hướng sử dụng cụm từ Xã hội dân sự phổ biến hơn do được dịch đúng theo
nghĩa đen cụm từ tiếng Anh Civil Society.
Về khái niệm xã hội dân sự, Viện Khoa học chính trị - Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh định nghĩa:
Xã hội công dân là hệ thống các tổ chức của công dân, các cộng đồng công dân
và các quan hệ giữa chúng, nhằm hiện thực hoá các cá nhân và nhân cách, nối các cá
nhân với hệ thống xã hội, củng cố và bảo vệ lợi ích cộng đồng. Đồng thời thông qua các
cộng đồng, xã hội công dân phối hợp hoạt động với nhà nước, bảo đảm cho quan hệ giữa
nhà nước và xã hội cân bằng, ổn định, tạo các điều kiện tối ưu cho phát triển bền vững và
tiến bộ xã hội.(2)
Cũng theo giáo trình này, “các thể chế xã hội công dân độc lập tương đối, không
phụ thuộc, không phải là các tổ chức nhà nước, cũng không phải là các tổ chức (cơ sở)
sản xuất kinh doanh”(2)
Trung tâm xã hội dân sự của Trường kinh tế Luân Đôn đưa ra định nghĩa:
Xã hội dân sự được hiểu là khu vực của hoạt động tập thể, tự nguyện nhằm chia
sẻ những mối quan tâm, mục đích và giá trị chung. Về lý thuyết, hình thức tổ chức của xã

hội dân sự là sự khác biệt với nhà nước, gia đình và thị trường; trong khi trên thực tiễn,
ranh giới giữa nhà nước, xã hội dân sự, gia đình và thị trường thường là rất phức tạp và
mờ nhạt. Xã hội dân sự nhìn chung bao gồm sự đa dạng về không gian, nhân sự và dạng
thức tổ chức; đồng thời, tồn tại sự linh hoạt trong những thoả thuận về hình thức, vấn đề
tự quản và quyền hạn. Xã hội dân sự thường được biết tới thông qua các tổ chức, như các
tổ chức từ thiện có đăng ký, các tổ chức phi chính phủ phát triển, các nhóm cộng đồng,
các tổ chức phụ nữ, các tổ chức tín ngưỡng, các hội nghề nghiệp, các tổ chức công đoàn,
các nhóm tự giúp đỡ, các phong trào xã hội, các hiệp hội kinh tế, các nhóm tư vấn và liên
hiệp.(3)
Ngân hàng thế giới dùng thuật ngữ Xã hội dân sự như sau:

Xã hội dân chủ để chỉ lực lượng đông đảo các tổ chức phi lợi nhuận và phi chính
phủ đang hiện diện trong đời sống công chúng, biểu hiện những lợi ích và giá trị của các
thành viên của tổ chức mình hoặc các lợi ích khác, dựa trên sự quan tâm về dân tộc, văn
hoá, chính trị, khoa học, tôn giáo hoặc từ thiện. Các tổ chức xã hội dân sự, do đó, được
hiểu là bao gồm các nhóm cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, các liên đoàn lao động,
các nhóm bản địa, tổ chức từ thiện, các tổ chức tín ngưỡng, các hiệp hội nghề nghiệp và các
quỹ. (4)
Tổ chức phi chính phủ quốc tế CIVICUS (Liên minh Thế giới về sự Tham gia
của người dân) định nghĩa xã hội dân sự là “môi trường bên ngoài Gia đình, Nhà nước và
Thị trường, là nơi quần chúng liên hiệp với nhau để phát triển những quyền lợi chung”(5)
Tuy nhiên, xét về mục đích của các chủ thể tham gia các hoạt động trong xã hội
dân sự, TS Hoàng Ngọc Giao cho rằng:
Trong phạm vi không gian này, không chỉ có các chủ thể dân sự thuần tuý là
những liên kết chính thức, không chính thức của những cá nhân, tổ chức xã hội với
những mục đích tương thân, tương ái, hoặc chia sẻ sở thích, hoặc đáp ứng các mối quan
tâm đời thường, dân sự. Trong không gian quan hệ này, còn có thể có những sự liên kết
của những cá nhân có cùng tín ngưỡng, hoặc có cùng niềm tin và/hoặc mối quan tâm tới
quyền lực Nhà nước. Nói cách khác, Xã hội dân sự, hiểu theo nghĩa rộng, sẽ bao hàm cả
những tổ chức dân sự ‘đặc biệt’ – đó là các tổ chức tôn giáo, và các đảng chính trị. (6)

Bên cạnh việc xem xét Xã hội dân sự trên phương diện một khu vực, một môi
trường xã hội được thiết kế và vận hành không có yếu tố nhà nước, khái niệm Xã hội dân
sự còn được được hiểu theo phương diện với ý nghĩa là xã hội văn minh. PGS.TS
Nguyễn Như Phát cho rằng:
Tiếp cận cấp độ này cho ta thấy, không phải tất cả những gì nằm ngoài nhà nước
đều là văn minh và ngược lại, tất cả những gì thuộc khu vực nhà nước là không hay có
văn minh. Khi tiếp cận theo cách này, Dieter Rucht muốn khẳng định xã hội dân sự là
một xã hội văn minh và điều quan trọng, không phải mọi yếu tố ngoài nhà nước đều được
nhìn nhận như những thành tố của xã hội dân sự. Những thiết chế mafia, những tổ chức

khủng bố quốc tế…chắc chắn không nằm trong cơ cấu của bất kỳ quốc gia nào, song đó
không phải là những yếu tố của xã hội dân sự. (7)
Qua những khái niệm trên, có thể thấy rằng, xã hội dân sự khá đa dạng về bản
chất và các thành tố của chính nó, dựa trên sự khác nhau về kiểu khái niệm, cách tiếp cận,
nguồn gốc lịch sử và bối cảnh quốc gia. Tuy nhiên, những khái niệm này đều chỉ ra rằng,
Xã hội dân sự là một không gian quan hệ rộng rãi, bên ngoài Gia đình, Nhà nước và Thị
trường. Như vậy, có thể hiểu xã hội dân sự là xã hội của những người dân với những
giao dịch, những liên kết, hay các mối quan hệ tương tác ngoài Gia đình, Nhà nước và
Thị trường, nhằm đáp ứng những sở thích, sự quan tâm, lợi ích của các thành viên. Tổ
chức xã hội dân sự bao gồn nhiều loại hình tổ chức khác nhau, song không bao gồm các
tổ chức mafia, khủng bố quốc tế và các tổ chức tội phạm.
Một cách khái quát, có thể nhận dạng xã hội dân sự theo những đặc điểm như
sau:
- Là một không gian quan hệ xã hội nằm ngoài Gia đình, Nhà nước và Thị
trường, vận hành độc lập tương đối với Nhà nước và Thị trường;
- Bản chất là một xã hội với những giá trị văn minh, hợp tác và hoà bình. Quan
hệ phát sinh trong xã hội dân sự là những mối quan hệ không nhằm mục đích lợi nhuận,
tự nguyện, mang tính chất tương hỗ dân sự, hoặc vì lợi ích công cộng, lợi ích xã hội; các
mối quan hệ này không mang tính chất quyền lực công;
- Các hoạt động của xã hội dân sự được thể hiện thông qua nhiều hình thức đa

dạng tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc thù của mỗi quốc gia, như: các tổ chức từ thiện, các
nhóm cộng đồng, các hiệp hội nghề nghiệp, các liên đoàn lao động, các tổ chức tín
ngưỡng… thường được gọi là các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức phi lợi nhuận.
1.1.1.2. Mối quan hệ của xã hội dân sự với nhà nước và thị trường
Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, vai trò của xã hội dân sự cũng như các
tổ chức xã hội càng được khẳng định và có bước phát triển mạnh mẽ. Trải qua các giai
đoạn phát triển, nhiều tổ chức xã hội dân sự được coi là đối tác đầy đủ trong các diễn đàn
của Liên hiệp quốc nhờ những đóng góp đáng kể vì một thế giới hoà bình và thịnh
vượng. Phát biểu tại Diễn đàn thế giới về xã hội thông tin (The World Summit on the

Information Society) tổ chức tại Tunisia từ ngày 16-18/10/2005, ông KofiAnan, nguyên
Tổng thư ký liên hiệp quốc đã khẳng định:
Liên hiệp quốc trước kia chỉ quan hệ chính thức với các Chính phủ. Nhưng giờ
đây chúng tôi hiểu rằng hoà bình và thịnh vượng không thể đạt được mà không có đóng
góp của các đối tác, bao gồm các chính phủ, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh
nghiệp và xã hội dân sự. Trong thế giới ngày nay, chúng tôi tin cậy vào vai trò của từng
đối tác.(8)
Tuy nhiên, không chỉ ngày nay, tầm quan trọng của xã hội dân sự mới được
khẳng định. C. Mác đã từng khái quát vai trò của xã hội dân sự là: “Xã hội công dân đó là
trung tâm thực sự, vũ đài thực sự của toàn bộ lịch sử” (9). Ý nghĩa của nhận định này là ở
chỗ, giai cấp nào, lực lượng xã hội nào, đảng chính trị nào muốn chiến thắng đều phải
chiến thắng ở xã hội công dân.
Trong mỗi quốc gia, cấu trúc xã hội bao gồm chủ yếu 3 thành phần là: Nhà nước,
Thị trường và Xã hội dân sự. Dưới giác độ nghiên cứu phát triển, Nhà nước pháp quyền –
kinh tế thị trường – xã hội dân sự được coi là 3 trụ cột của sự phát triển. Giải quyết mối
quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển của mỗi quốc gia.


Sơ đồ 1: Lý thuyết “tam giác phát triển”

Mô hình trên miêu tả quá trình phát triển của “tam giác phát triển”. Theo đó, ba
yếu tố nhà nước, thị trường và xã hội dân sự là ba cạnh của một tam giác. Nguồn lực của
một quốc gia do 3 yếu tố đó hợp lại bằng chu vi của tam giác (tổng ba cạnh) và không đổi
tại thời điểm khảo sát. Hiệu quả của sự phối hợp giữa 3 yếu tố đó được thể hiện bằng
diện tích tam giác, ký hiệu là S. Nếu giải quyết 3 mối quan hệ đó không cân đối, chúng ta

có một tam giác thường với các cạnh không bằng nhau; khi đó, diện tích tam giác sẽ là
nhỏ nhất (S1).
Nếu ba cạnh của “tam giác phát triển” bằng nhau thì xã hội sẽ phát triển cân đối.
Diện tích do ba cạnh của tam giác đều tạo thành là lớn nhất (S2 > S1).
Ở trình độ lý tưởng, khi nhà nước, thị trường và xã hội dân sự xâm nhập vào
nhau, chuyển hoá cho nhau đến mức một chủ thể tham gia vào đời sống xã hội có thể đại
diện cho nhà nước, cho thị trường và cho xã hội dân sự; khi đó, “nhà nước không còn là
nhà nước theo đúng nghĩa của nó nữa”(10). Nhà nước mất tính chính trị, thị trường mất
tính hàng hoá, xã hội dân sự mất tính nhóm. Ở trình độ này, các quan hệ kinh tế, chính trị
và xã hội thay đổi về chất. Nhà nước tiêu vong, các quan hệ thị trường thay đổi, con
người được giải phóng triệt để; đó là “khi mọi người đã học được cách quản lý xã hội” –
“khi đó nói chung bất cứ việc quản lý nào cũng đều trở nên không cần thiết nữa” (11).
Các cạnh của tam giác đã chuyển hoá thành đường tròn và diện tích tam giác lúc này đã
chuyển thành diện tích hình tròn, tạo nên hiệu quả cực đại: S3 > S2 > S1.
Xét về mối quan hệ giữa xã hội dân sự với Nhà nước và Thị trường, có thể thấy
rằng, 3 yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó Nhà nước với ưu thế là
quyền lực chính trị, với các thiết chế quyền lực công, luôn giữ vai trò chi phối.
Nhà nước là một thiết chế quyền lực công, có quyền hạn quyết định mức độ,
phạm vi của ‘không gian dân sự ngoài nhà nước’- xã hội dân sự. Nhà nước thông qua luật
pháp và các thiết chế hành chính của mình có thể công nhận, tôn trọng và đảm bảo sự vận
hành độc lập, sự phát triển của xã hội dân sự. Nhưng, đồng thời, cũng chính Nhà nước có
thể, bằng quyền lực chính trị, hạn chế, thu hẹp hoặc thậm chí triệt tiêu xã hội dân sự.
Với chức năng duy trì trật tự công cộng, Nhà nước có quyền đưa ra những hạn
chế cụ thể đối với quyền lập hội, lập phường của nhân dân. Tuy nhiên những hạn chế này

chỉ được coi là chính đáng về mặt thể chế chính trị, và phù hợp pháp luật quốc tế, khi có
lý do chính đáng do việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, và vì sự đảm bảo
quyền và tự do cơ bản của các công dân khác.
Bên cạnh đó, Nhà nước với chức năng xã hội, tạo điều kiện để phát huy quyền
lập hội, quyền hội họp, quyền tham gia các công việc của nhà nước và xã hội theo đúng

quy định của pháp luật. Công chức, cơ quan quyền lực được đặt vào vị trí ‘công bộc’ của
nhân dân, chứ không là ‘quan cai trị’. Bộ máy Nhà nước phục vụ hoạt động theo các
nguyên tắc minh bạch, công khai, có trách nhiệm. Do vậy việc hình thành một xã hội dân
sự mạnh không chỉ là một nhu cầu của nhân dân, mà cũng đồng thời là một mong muốn
của nhà nước pháp quyền. Trong trường hợp này nhà nước và xã hội dân sự có mối liên
hệ mật thiết, bổ sung lẫn cho nhau.
Về mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước, thực tiễn cho thấy, mặc dù xã
hội dân sự rất quan trọng, nhưng trong mọi trường hợp xã hội dân sự cũng chỉ là một
trong 3 bộ phận cấu thành của một xã hội quốc gia. Xã hội dân sự dù có mạnh mẽ tới đâu
cũng không thể thay thế Nhà nước. Nhà nước và xã hội dân sự có vai trò và sứ mệnh
riêng trong tiến trình phát triển xã hội. Để phát triển bền vững, lành mạnh, giữa xã hội
dân sự và nhà nước phải có quan hệ bổ sung lẫn nhau. Nhà nước lấn lướt, o ép xã hội dân
sự thì dễ trở thành chuyên quyền độc đoán. Xã hội dân sự đối lập với Nhà nước, cạnh
tranh với Nhà nước về quyền lực thì dễ đưa tới tình trạng vô chính phủ.
Với Thị trường, xã hội dân sự là không gian quan hệ phi lợi nhuận của các chủ
thể kinh doanh, sản xuất nhằm bảo vệ lợi ích của các ngành nghề, chia sẻ thông tin
thông qua các hội, phường, hiệp hội. Khi tham gia thị trường, các cá nhân, doanh nghiệp
cũng có nhu cầu liên kết, lập hội, lập phường vì những mối quan tâm chung về sản phẩm,
về thị trường, giá cả… Bên cạnh những hội, phường kinh doanh sản xuất, xã hội dân sự
còn được biết đến thông qua những tổ chức của những người tiêu dùng, những tổ chức
môi trường là những tổ chức có nhiều quan tâm tới tác động của thị trường về giá cả,
chất lượng hàng hoá đối với người tiêu dùng, cũng như về tác động môi trường của
những hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một xã hội dân sự mạnh sẽ là điều kiện tốt để
đảm bảo kinh doanh bình đẳng, thân thiện với môi trường và xã hội. Và ngược lại, nếu xã

hội dân sự yếu thì sẽ là cơ hội cho sự thăng hoa của chủ nghĩa lợi nhuận thuần tuý.
1.1.1.3. Đặc điểm của xã hội dân sự ở Việt Nam
Trong một thời gian dài, thuật ngữ xã hội dân sự được xem là nhạy cảm, đặc biệt
sau khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Do vậy, việc tiếp cận và nghiên
cứu về xã hội dân sự ở nước ta chưa được quan tâm đúng mực, dẫn đến nhận thức về vấn

đề này chưa đầy đủ, đôi khi có những quan điểm phiến diện về vai trò, tác động của xã
hội dân sự trong xây dựng và phát triển đất nước.
Bắt đầu từ năm 2005, với sự giúp đỡ của Chương trình Phát triển Liên Hiệp
Quốc (UNDP), Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân (CIVICUS), Tổ chức
Phát triển Hà Lan (SNV), lần đầu tiên tại Việt Nam, vấn đề xã hội dân sự đã được Viện
Những vấn đề phát triển (VIDS – thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt
Nam) tiến hành nghiên cứu thông qua Dự án CIVICUS-CSI-SAT và vừa xuất bản báo
cáo đánh giá ban đầu. Theo đánh giá của báo cáo này thì bối cảnh lịch sử của xã hội dân
sự tại Việt Nam trải qua bốn giai đoạn phát triển:
- Trước năm 1945: với đặc điểm là một xã hội mà trong đó cộng đồng làng xã ít
phụ thuộc vào Nhà nước. tư duy người dân hình thành tinh thần đấu tranh chồng ngoại
xâm đã góp phần vào tình trạng khép kín trong hệ thống hành chính quan liêu của Việt
Nam;
- Sau năm 1945: xã hội dân sự được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ
chuyển thành những tổ chức quần chúng;
- Sau 1975: Công cuộc đổi mới (1986) và sự sụp đổ của các nước XHCN Đông
âu đã làm cho Việt Nam mỏ cửa cải cách cho khu vực hợp tác xã, khuyến khích kinh tế
hộ gia đình, cho thành phần tư nhân, đầu tư nước ngoài, cải cách tổ chức kinh tế và tài
chính, hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (1995);
- Giai đoạn cuối cùng hình thành trong thập niên 90 với sự bùng nổ của nền kinh
tế Việt Nam, các cải cách pháp luật và hành chính song hành với quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cùng với bối cảnh lịch sử như trên, xã hội dân sự Việt Nam được hình thành.
khôi phục, phát triển và mở rộng không ngừng. Nếu trước nám 1986, các tổ chức xã hội

chủ yếu bao gồm các tổ chức quần chúng (các tổ chức chính trị-xă hội) như Công đoàn,
Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thì từ đầu thập niên 90
việc mở của xã hội cho các thành phần kinh tế khác cũng tạo điều kiện cho các tổ chức xã
hội và việc phục hồi các tập quán liên quan đến sinh hoạt hàng ngày, một phần theo các
hình thức mới. Một xã hội dân sự rộng lớn hơn đã xuất hiện và nở rộ các tổ chức.

Mặc dù dự án đưa ra 7 nhóm chính để cung cấp một cái nhìn khái quát về Xã hội
dân sự ở Việt Nam (bao gồm cả các tổ chức tín ngưỡng và các tổ chức phi chính phủ
quốc tế tại Việt Nam), nhưng phạm vi nghiên cứu, khảo sát chính thức về xã hội dân sự ở
Việt Nam được thông qua 4 nhóm sau đây:
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức quần chúng trực thuộc;
2. Các hội nghề nghiệp, bao gồm cả các tổ chức liên hiệp hội thuộc Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam;
3. Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (cũng được gọi là các tổ chức khoa học
và công nghệ nếu đăng ký thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam);
4. Các nhóm không chính thức tại cộng đồng
Nói cách khác, tổ chức xã hội ở Việt Nam bao gồm 4 nhóm như kể trên. So với
cách tiếp cận của thế giới thì có 2 điểm lưu ý thể hiện đặc thù của Việt Nam. Đó là: thứ
nhất, nhóm 1 gồm Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng trực thuộc mặc dù có mối
quan hệ rất chặt chẽ với Đảng và Chính phủ nhưng vẫn được coi là những tổ chức xã hội
dân sự; thứ hai, đảng chính trị, các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo và các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài không được coi là thành phần thuộc xã hội dân sự Việt Nam.
Đánh giá tổng quan về xã hội dân sự ở Việt Nam, dự án CIVICUS-CSI-SAT đã
đưa ra sơ đồ Hình thoi xã hội dân sự thể hiện bốn bình diện Xã hội dân sự ở Việt Nam;
đó là: cấu trúc xã hội, môi trường xã hội, tác động xã hội và các giá trị xã hội với thang
điểm cho mỗi bình diện là từ 0-3 điểm.


1.2
1.4

1.6
1.7
0
1
2
3
Cấu trúc
Môi trường
Tác động
Các giá trị


Sơ đồ 2: Hình thoi Xã hội dân sự ở Việt Nam
(nguồn: dự án CIVICUS CSI-SAT)
Kết quả điều tra, khảo sát của dự án cho thấy, Hình thoi Xã hội dân sự ở Việt
Nam có độ lớn vừa phải và khá cân bằng, nó cũng phản ánh quan điểm đánh giá tương
đối lạc quan khi so sánh với các đánh giá của các chuyên gia quốc tế. Bình diện “Tác
động” có giá trị thấp hơn ba bình diện còn lại.
- “Cấu trúc” của Xã hội dân sự có cả điểm mạnh và yếu điểm (điểm số là 1,6).
Quy mô của Xã hội dân sự đặc biệt rất rộng lớn do bao gồm các Tổ chức quần chúng,
nhưng ngay cả không kể đến các tổ chức quần chúng, thì Xã hội dân sự cũng đã to lớn.
Có đến “74% số công dân là thành viên của tối thiểu một tổ chức, 62% là thành viên của
từ 2 tổ chức Xã hội dân sự trở lên, và tính bình quân mỗi công dân tham gia 2,3 tổ chức”
(12). Các tổ chức quần chúng có khi giảm đi phần ý nghĩa của nó ở chỗ các hội viên tham
gia mang tính hình thức hơn là hoạt động một cách tích cực, tuy nhiên họ lại tạo ra một
khuôn khổ quan trọng từ trung ương tới cấp độ cộng đồng trong các hoạt động tùy theo
nhu cầu và mối quan tâm của từng địa phương. Một loại hình tổ chức mới, đó là các tổ
chức phi chính phủ Việt Nam, đã được thành lập trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, chủ
yếu ở các thành phố và đã mở ra một bình diện mới cho đời sống. Các tổ chức này có ít
hội viên, nhưng lại phục vụ cho những nhóm người thiệt thòi mà trước đây ít được quan

tâm. Trong những năm gần đây các nhóm cộng đồng đã bắt đầu nở rộ tại vùng nông thôn
để hỗ trợ cho các hoạt động đời sống, các nhóm văn hóa và vui chơi giải trí cũng được

mở rộng đáng kể. Cho dù có rất nhiều tổ chức bao trùm lên các cơ cấu tổ chức, nhưng
nhiều khi còn mang tính hình thức và ít điều phối các hoạt động giữa các tổ chức với
nhau.
- Bình diện yếu thứ hai trong số bốn bình diện trên là “Môi trường” xã hội (điểm
số là 1,4), đặc trưng bởi các hạn chế về chính sách, thiếu quy định và còn tồn tại những
thủ tục minh bạch cho việc thành lập và hoạt động. môi trường để xã hội dân sự hoạt
động đã được thúc đẩy trên văn bản, nhưng trên thực tế yếu tố khích lệ phát huy sự tham
gia của xã hội dân sự trong công cuộc phát triển còn yếu. Tuy nhiên, thập kỷ vừa qua đã
chứng kiến một số cải thiện, không gian hoạt động cả Xã hội dân sự đã được mở rộng
theo hướng tích cực, nhưng vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể nói về một
môi trường khuyến khích cho các tổ chức xã hội dân sự. Dự án cũng thấy được một đặc
điểm khác biệt của bối cảnh Việt Nam, nơi mà môi trường dành cho xã hội dân sự, một
mặt phụ thuộc rất nhiều vào không gian mà Nhà nước dành cho các tổ chức xã hội, và
mặt khác là vào chính sách không can thiệp tới các dạng tổ chức mới.
- Các giá trị trong Xã hội dân sự được dự án đánh giá là tích cực và ở mức độ
tương đối cao (điểm số là 1,7). Đặc biệt mạnh là các giá trị giảm nghèo, phi bạo lực, và
bình đẳng giới, và theo đánh giá thì tất cả các tổ chức xã hội dân sự đều tăng cường các
giá trị này. Dữ liệu thống kê cho thấy vai trò và thành phần của phụ nữ và các cán bộ lãnh
đạo là nữ giới cao hơn nhiều trong các tổ chức xã hội dân sự so với khu vực nhà nước.
Đánh giá ở mức độ thấp hơn, nhưng vẫn ở cấp độ trung bình, đó là các giá trị về dân chủ,
lòng vị tha và môi trường bền vững trong các tổ chức, nhưng các giá trị này được đánh
giá là đã được tăng cường trong xã hội.
- Tác động của Xã hội dân sự tại Việt Nam đã trở thành bình diện khó khăn nhất
để đánh giá (điểm số là 1,2). Tuy nhiên, người ta phát hiện thấy rằng tất cả các loại hình
tổ chức xã hội dân sự tiếp cận tốt hơn đến tận cấp cơ sở so với các chương trình và chính
sách của chính phủ. Theo cách đó, các tổ chức xã hội đã có tác động mạnh mẽ hơn nhằm
đảm bảo cho những người bất hạnh và những người nghèo được quan tâm tới trong các

chính sách cơ bản, như HIV/AIDS, quyền trẻ em và các vấn đề giới. Còn ít các tổ chức
tiếp cận với vùng sâu vùng xa. Các Tổ chức quần chúng và các tổ chức khác chưa có ảnh
rõ rệt đối với việc phát triển tri thức bản địa. Tác động đối với các chính sách quốc gia

trực tiếp là do kết quả của các Tổ chức quần chúng, và mới đây là do một số hoạt động
của các tổ chức nghề nghiệp, có khả năng đóng góp ý kiến cho các bộ luật được Quốc hội
thông qua.
1.1.2. Tổ chức phi chính phủ - quan niệm của thế giới và thực tiễn Việt Nam
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức phi chính phủ
Qua việc tìm hiểu khái niệm xã hội dân sự, có thể thấy rằng, dù có nhiều cách
tiếp cận khác nhau nhưng có một “nhân vật chính”, cũng là cụm từ được biết đến khá
nhiều khi đề cập tới khu vực xã hội dân sự; đó là Tổ chức phi chính phủ.
Tổ chức phi chính phủ được dịch ra tiếng Việt từ tên tiếng Anh – Non
Govermental Organization. Tuy nhiên, cũng giống như khái niệm về Xã hội dân sự, khái
niệm về Tổ chức phi chính phủ rất đa dạng, phụ thuộc vào lịch sử, cách tiếp cận và bối
cảnh của từng quốc gia.
Ngân hàng thế giới định nghĩa Tổ chức phi chính phủ là:
tổ chức tư nhân theo đuổi những hoạt động làm giảm bớt thiệt hại, thúc đẩy
những lợi ích cho người nghèo, bảo vệ môi trường, cung cấp những dịch vụ xã hội cơ
bản, hoặc thực hiện phát triển cộng đồng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, thuật ngữ Tổ chức
phi chính phủ có thể được áp dụng đối với bất kỳ tổ chức phi lợi nhuận nào độc lập với
chính phủ. Những tổ chức phi chính phủ điển hình là những tổ chức dựa trên, một phần
hoặc toàn bộ, những giá trị từ thiện và tự nguyện. Mặc dù khu vực các tổ chức phi chính
phủ đã phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá trong 2 thập kỷ vừa qua nhưng những
nguyên tắc về chủ nghĩa vị tha và tự nguyện vẫn là những đặc tính nhận biết quan trọng
(13)
Từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia cho rằng:
Thuật ngữ Tổ chức phi chính phủ được sử dụng rất đa dạng trên thế giới, phụ
thuộc vào ngữ cảnh sử dụng, có thể được hiểu là nhiều dạng khác nhau của các tổ chức.
Ở nghĩa rộng nhất, một tổ chức phi chính phủ là tổ chức mà không phải là bộ phận trực

tiếp thuộc cấu trúc chính phủ.

Vì thuật ngữ phi chính phủ được đề cập với nghĩa quá rộng nên nhiều tổ chức phi
chính phủ hiện nay thích dùng thuật ngữ tổ chức tự nguyện tư nhân (private voluntary
organization - PVO) hoặc tổ chức phát triển tư nhân (private development organization -
PDO) hơn. (14)
Từ điển bách khoa toàn thư Britannica định nghĩa tổ chức phi chính phủ là:
tổ chức không thuộc cơ cấu của chính phủ. Một khác biệt quan trọng để nhận biết
là giữa các nhóm phi lợi nhuận và nhóm vì mục đích lợi nhuận; đại đa số các tổ chức phi
chính phủ là hoạt động không vì lợi nhuận.
Mục đích của các tổ chức phi chính phủ bao gồm các lĩnh vực liên quan đến
quyền và lợi ích của con người trong phạm vi một quốc gia hoặc quốc tế. Tổ chức phi
chính phủ có thể được tài trợ bởi các nhà tài trợ tư nhân, các tổ chức quốc tế, các chính
phủ hoặc một hình thức kết hợp các hình thức này.(15)
Sách “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh
tranh” của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) có đưa ra khái niệm về tổ chức chức phi
Chính phủ là:
các tổ chức tình nguyện tư nhân, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức tự nguyện
phát triển. Hiểu theo cách thông thường, các tổ chức phi chính phủ có bốn đặc trưng là: tổ
chức tình nguyện, độc lập, phi lợi nhuận, mục đích nâng cao điều kiện sống của những
người bị thiệt thòi hoặc vì những vấn đề chung rộng lớn của cộng đồng (16)
Qua các khái niệm trên về Tổ chức phi chính phủ, có thể thấy rằng, mặc dù có
nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng hiểu theo nghĩa rộng nhất, Tổ chức phi chính phủ là
tổ chức không thuộc cấu trúc của chính phủ.
Theo cách hiểu hẹp hơn, Tổ chức phi chính phủ là tổ chức không thuộc cơ cấu
của chính phủ, được thành lập và hoạt động trên cơ sở tự nguyện, từ thiện và phi lợi
nhuận nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao chất lượng sống của con người và phát triển
cộng đồng.
Các đặc trưng của tổ chức phi chính phủ:


- là tổ chức tự nguyện của cá nhân hoặc tổ chức, không thuộc cơ cấu của chính
phủ; tổ chức này được thành lập một cách chính thức, về mặt pháp lý độc lập với nhà
nước, mặc dù có thể được nhà nước hỗ trợ;
- hoạt động không vì mục đích lợi nhuận: có thể tạo nên thặng dư tài chính nhưng
không với mục đích thu lợi riêng cho người quản lý hoặc điều hành;
- theo đuổi những mục đích liên quan đến việc thúc đẩy quyền lợi của hội viên,
phát triển con người và phát triển cộng đồng;
- được tài trợ bởi các nhà tài trợ tư nhân, các tổ chức quốc tế, chính phủ hoặc bao
gồm cả 3 nguồn tài trợ nói trên.
1.1.2.2. Phân loại tổ chức phi chính phủ
Dựa trên những tiêu chí khác nhau, tồn tại nhiều cách phân loại các tổ chức phi
chính phủ. Theo Từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến Wikiapedia, có một danh sách dài
những từ viết tắt được phát triển xung quanh thuật ngữ NGO - Tổ chức phi chính phủ:
- INGO (international NGO) là tổ chức phi chính phủ quốc tế, như CARE,
Helvetas (Swiss Association for International Cooperation - Hiệp hội phát triển quốc tế
Thuỵ Sỹ), International Alert (tổ chức cảnh báo quốc tế)
- BINGO (business-oriented international NGO) là viết tắt của tổ chức phi chính
phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực kinh tế ;
- RINGO (religious international NGO) là tổ chức phi chính phủ quốc tế về tôn
giáo, như Catholic Relief Services
- ENGO (environmental NGO) là tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực môi
trường, như Global 2000;
- GONGO (government-operated NGOs) là tổ chức phi chính phủ do chính phủ
thành lập để có tư cách hoạt động đối với những trợ giúp bên ngoài;
- QUANGOs (quasi-autonomous NGOs) là tổ chức bán phi chính phủ. Loại tổ
chức này do chính phủ tài trợ kinh phí nhưng lại hoạt động độc lập với chính phủ, như
the International Organization for Standardization (ISO) - Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, mà

thực tế không phải là một tổ chức phi chính phủ nguyên nghĩa, khi thành viên của nó là
các quốc gia, và nhiều quốc gia ở châu Âu được đại diện bởi cơ quan của chính phủ mình

trong ISO. (17)
Ngân hàng Thế giới lại chia các tổ chức phi chính phủ thành 2 loại theo lĩnh vực
hoạt động và phản biện xã hội.
Mục đích nguyên khởi của một tổ chức phi chính phủ theo lĩnh vực hoạt động là
thiết kế và thực hiện các dự án liên quan đến phát triển. Còn mục đích trước tiên của tổ
chức phi chính phủ phản biện xã hội là để bảo vệ hoặc thúc đẩy một mục đích cụ thể. Đối
lập với việc quản lý các dự án theo lĩnh vực hoạt động, các tổ chức điển hình dạng này cố
gắng nâng cao nhận thức, hiểu biết và kiến thức thông qua các hoạt động lobby, hoạt
động báo chí và các hoạt động sự kiện.
1.1.2.3. Tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam
Tiền thân của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện trong
thập kỷ 90 dưới tên gọi các tổ chức khoa học và kỹ thuật phi lợi nhuận hoặc các tổ chức
nghiên cứu và phát triển khoa học-kỹ thuật. Sau đó, các tổ chức này được gọi là “các tổ
chức xã hội,” “các tổ chức theo chuyên đề” các “tổ chức phi chính phủ địa phương” và
gần đây gọi là các “tổ chức phi chính phủ Việt Nam” (18). Hầu hết các tổ chức này thuộc
một nhóm các tổ chức theo khuynh hướng phát triển. Một số ít được thành lập trước năm
1988. Nghị định số 35/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 28/1/1992 về thành lập các
tổ chức khoa học và kỹ thuật phi lợi nhuận đã mở ra thời kỳ phát triển mới đối với các tổ
chức phi chính phủ Việt Nam. Đa số các tổ chức này được thành lập từ giữa năm 1992 và
đến năm 2000. Một số trung tâm có mục đích tương tự đã được thành lập theo cùng
khuôn khổ pháp lý đó; các tổ chức này thường nhỏ hơn và ít phức tạp hơn các Hiệp hội.
Các trung tâm địa phương có thể được thành lập tại địa phương với sự chấp thuận của Ủy
ban Nhân dân cấp tỉnh, người đứng ra thành lập trung tâm thường công tác tại một trường
đại học, viện nghiên cứu quốc gia hoặc hiệp hội địa phương hoặc là một cán bộ nhà nước
đã nghỉ hưu. “Trước năm 1992, một số các trung tâm đã được thành lập với sự hỗ trợ của
Nhà nước, nhưng sau năm 1992 các trung tâm đó hoạt động độc lập hơn với sự hỗ trợ rất
ít từ nhà nước” (19).

Như đã phân tích theo cách tiếp cận của thế giới ở phần trên, về thực chất, tổ
chức phi chính phủ đơn thuần là tổ chức không thuộc cơ cấu chính phủ. Nhưng ở nước ta,

xét về khía cạnh ngôn ngữ, cụm từ “phi chính phủ” thường được liên hệ với những vấn
đề không tích cực, vô chính phủ, đối lập với nhà nước nên đã gây ra sự khó khăn trong
việc sử dụng thuật ngữ này. Do vậy, mặc dù đã tồn tại trên thực tế nhưng đến năm 1992,
Luật Tổ chức chính phủ mới là văn bản pháp luật đầu tiên của nước ta đề cập đến thuật
ngữ “Tổ chức phi chính phủ” (tại khoản 9 điều 20, Luật Tổ chức chính phủ năm 1992).
Sau đó, thuật ngữ này xuất hiện trong Luật Hợp tác xã 1996, Chiến lược toàn diện về
tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo năm 2002. “Giờ đây cụm từ này nhìn chung được
chấp nhận như một cụm từ du nhập từ ngoài vào để chỉ một loại tổ chức nhất định” (5,
trang 21).
Vậy, “loại tổ chức nhất định” này là loại tổ chức nào, bao gồm những dạng thức
tổ chức ra sao? Theo Báo cáo đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại Việt Nam của dự án
CIVICUS CSI-SAT thì dựa trên bản chất tổ chức, khu vực hoạt động và cơ quan bảo trợ,
các tổ chức phi chính phủ Việt Nam được hiểu gồm:
- Các tổ chức khoa học và công nghệ phi lợi nhuận/các tổ chức theo chuyên đề;
- Các quỹ hỗ trợ người nghèo, tàn tật, ốm đau.
Cũng theo số liệu của Báo cáo này, hiện có 200 quỹ xã hội và 800 tổ chức khoa
học và công nghệ (5, trang 25)
Xét về giác độ số lượng hội viên thì: các tổ chức khoa học và công nghệ phi lợi
nhuận là các tổ chức phi chính phủ có hội viên; các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, các trung
tâm nhân đạo là các tổ chức phi chính phủ không có hội viên.
Như vậy, so sánh với cách tiếp cận của thế giới thì tổ chức phi chính phủ ở Việt
Nam được hiểu theo nghĩa hẹp, nhưng ngay cả hiểu ở nghĩa hẹp thì vẫn có 2 điểm khác
biệt. Đó là: thứ nhất, tổ chức phi chính phủ Việt Nam không bao gồm các tổ chức tôn
giáo; thứ hai, tổ chức phi chính phủ Việt Nam không phải là thuật ngữ đồng nghĩa với tổ
chức xã hội dân sự như ở một số nước mà là một loại hình tổ chức thuộc cơ cấu của tổ
chức xã hội dân sự.
1.2. NHẬN THỨC CHUNG VỀ HỘI

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của hội
Quan sát việc tranh luận về khái niệm, định nghĩa về hội trong thời gian qua, có

thể thấy rằng, việc đưa ra khái niệm về hội là công việc hết sức khó khăn, do những đặc
thù như sau:
- Thứ nhất, về mặt ngôn ngữ: ”hội” là từ được quen dùng ở Việt Nam để chỉ các
tổ chức quần chúng, khi mà trong các văn bản của Đảng và các sách báo xuất bản trước
đây chúng ta vẫn thường thấy xuất hiện cụm từ ”hội quần chúng”. Mức độ sử dụng ngôn
ngữ ”quen”đến mức, khó có thể sử dụng cụm từ nào mang ý nghĩa phổ biến của quốc tế
để thay thế cho ”hội” ở Việt Nam. Dịch ra tiếng Anh, hội sẽ tương đương với
”Association”, nhưng khi tìm hiểu khái niệm này, người ta thấy rằng, nội hàm của ”hội”
theo cách hiểu ở Việt Nam không đồng nhất với nội hàm của khái niệm ”Association”.
Trong khi đó, các nước trên thế giới khi nói đến khu vực xã hội dân sự, người ta thường
nhắc tới Tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, dù rằng, ở mỗi quốc gia, như đã
phân tích ở các phần trên, có cách định nghĩa và diễn giải khác nhau.
- Thứ hai, về cách tiếp cận khái niệm: ”hội” được thế giới xem xét, nhìn nhận là
một trong những thành tố của xã hội dân sự trong mối quan hệ với nhà nước, thị trường.
Trong khi đó, ở nước ta, ”hội” được coi là một trong những thành tố của hệ thống chính
trị, bao gồm: Đảng, nhà nước, mặt trận, các đoàn thể nhân dân và các hội quần chúng.
- Thứ ba, về yếu tố chủ quan của nhà làm luật: về ý nghĩa ngôn ngữ học, khái
niệm hội đã đạt được sự thống nhất khi thể hiện trong các từ điển tiếng Việt. Nhưng khái
niệm về hội mà trong thời gian qua được đưa ra xem xét, thảo luận, thực chất, là khái
niệm ở khía cạnh pháp lý. Do đó, khi nhà làm luật muốn áp đặt ý chí của mình đến mức
độ nào thì sẽ xuất hiện một khái niệm về hội phản ánh ý chí chủ quan ở mức độ đó. Ví
dụ, khi muốn công dân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thuộc đối tượng điều chỉnh của
dự thảo Luật về hội thì trong khái niệm hội sẽ xuất hiện đối tượng này; hoặc nếu nhà làm
luật không muốn điều chỉnh các hội không có tư cách pháp nhân thì đối tượng này trong
khái niệm hội sẽ bị loại trừ.

Trong những khó khăn đó, khái niệm hội trong luận văn này sẽ cố gắng được đưa
ra trên cơ sở phân tích những đặc thù của tình hình thực tiễn Việt Nam, đồng thời có so
sánh, tiếp thu những nội dung phù hợp của pháp luật quốc tế.
Trước hết, xem xét tới quan niệm của các học giả cũng như định nghĩa trong văn

bản của Việt Nam về vấn đề này:
Ngay từ khi ban hành các văn bản về hội đầu tiên của nước ta, khái niệm “Hội”
đã được đề cập. Sắc lệnh số 52/SL ngày 22 tháng 4 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ
Việt Nam dân chủ cộng hoà tại Điều 1 có nêu: “Hội là một đoàn thể có tính cách vĩnh
cửu gồm hai hoặc nhiều người giao ước hiệp lực mà hành động để đạt mục đích chung;
mục đích ấy không phải để chia lợi tức” (20)
Nghị định 88 giải thích:
Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công
dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập
hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần việc phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan. (21)
Từ hai văn bản trên cho thấy cách hiểu từ trước đến nay của các nhà lập pháp
Việt Nam về hội đó là: tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam; có chung mục
đích; hoạt động thường xuyên (tính chất vĩnh cửu); không vì mục tiêu lợi nhuận.
Từ điển Tiếng Việt do Viện khoa học xã hội xuất bản năm 1992 giải thích hội là
“tổ chức quần chúng rộng rãi của những người cùng chung một nghề nghiệp hoặc có
chung một hoạt động” (22)
- Sách “Vai trò của các hội trong đổi mới và phát triển đất nước” nêu cách hiểu
về hội:
là những tổ chức tự nguyện của quần chúng. Những tổ chức đó tập hợp đông đảo
người cùng ngành nghề, hoặc cùng sở thích…Họ cùng góp kiến thức, sức lực và hành
động một cách thường xuyên để đạt một mục đích nào đó, do những người tự nguyện sáng

lập đề ra, mục đích đó không trái với lợi ích dân tộc và Tổ quốc, không vụ lợi và trong khuân
khổ pháp luật. (23, trang 12)
Từ điển hành chính do ông Tô Tử Hạ nguyên Phó trưởng ban Ban Tổ chức cán
bộ chính phủ làm chủ biên – Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội năm 2003 lại cho rằng: “Hội
là tổ chức tự nguyện của các công dân, tổ chức cùng ngành nghề, cùng giới, cùng sở

thích… tập hợp lại nhằm đáp ứng nguyện vọng, lợi ích chính đáng của hội viên, không vì
mục đích vụ lợi”.(24)
Theo Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội
vụ chủ trì thực hiện về “Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ
đối với hội và tổ chức phi chính phủ trong thời kỳ đổi mới” thì:
Hội là tổ chức xã hội tự nguyện của các thể nhân hoặc của các pháp nhân cùng
ngành nghề, lĩnh vực hoặc cùng sở thích hoặc cùng giới tự nguyện thành lập theo quy
định pháp luật nhằm mục đích: tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội
viên; hoạt động thường xuyên, không vụ lợi; hỗ trợ nhau hoạt động hiệu quả để góp phần
phát triển xã hội. (25, trang 14)
Tác giả Nguyễn Xuân Hải, nguyên Vụ trưởng, Tạp chí Cộng sản, có bài nghiên
cứu công phu về “Đi tìm một khái niệm về hội” cho rằng:
Hội là tổ chức tự nguyện của quần chúng, tập hợp những người cùng ngành nghề,
hoặc cùng giới, sở thích cùng góp kiến thức, sức lực, tiền của và hành động một cách
thường xuyên, liên tục để đạt một mục đích nào đó do những người tự nguyện sáng lập
đề ra, mục đích đó không trái với lợi ích dân tộc và tổ quốc, không vụ lợi và trong khuôn
khổ pháp luật, (26, trang 216)
Như vậy, qua việc nghiên cứu các khái niệm do các tác giả Việt Nam đưa ra, có
thể thấy, hội có những đặc điểm sau:
- là tổ chức tự nguyện của quần chúng;
- tập hợp của những người có cùng ngành nghề, cùng giới, cùng sở thích ;
- hoạt động thường xuyên, liên tục;
- không vì mục đích lợi nhuận;

×