Tải bản đầy đủ (.docx) (152 trang)

Bao cao ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG của các CHÍNH SÁCH xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 152 trang )

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM


MỤC LỤC

2


DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO
CÁO
CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ
BCH
BCKTKT
BGS
BQL
CNH-HĐH
CSHT
DTTS
FAO
HTX

CHỮ ĐẦY ĐỦ
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
Ban chấp hành


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật
Ban giám sát
Ban quản lý
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Cơ sở hạ tầng
Dân tộc thiểu số
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc
Hợp tác xã

KH&ĐT
KHKT
KTHT
KT-XH
LĐTBXH
CTMTQG
NHCSXH
NHNN
NHNo
NN&PTNT
NNNT
NTM
PRA
TCTD
TCTK
UBND
VHXH
VPĐP
WB

Kế hoạch và Đầu tư

Khoa học kỹ thuật
Kinh tế hợp tác
Kinh tế - xã hội
Lao động – Thương binh – Xã hội
Chương trình Mục tiêu quốc gia
Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nông nghiệp, nông thôn
Nông thôn mới
Đánh giá nhanh có sự tham gia
Tổ chức tín dụng
Tổng cục Thống kê
Ủy ban nhân dân
Văn hóa – xã hội
Văn phòng điều phối
Ngân hàng Thế giới

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

5


DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC HỘP


6


DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM

DANH MỤC
Báo cáo chuyên đề 01
Báo cáo chuyên đề 02

Báo cáo chuyên đề 03
Báo cáo chuyên đề 04
Báo cáo chuyên đề 05
Báo cáo chuyên đề 06
Báo cáo chuyên đề 07
Báo cáo chuyên đề 08
Báo cáo chuyên đề 09
Báo cáo chuyên đề 10
Báo cáo chuyên đề 11

TÊN SẢN PHẨM
Cơ sở lý luận về đánh giá tác động chính sách
Tổng quan các cách tiếp cận và phương pháp đánh giá
tác động chính sách phát triển nông thôn của một số
nước trên thế giới
Phương pháp và chỉ số đánh giá tác động của một số
chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Tổng quan chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới
Tổng quan chính sách đào tạo nghề cho lao động nông

thôn
Tổng quan chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp nông thôn
Tổng quan chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn
Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở
hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới
Đánh giá tác động của chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn
Đánh giá tác động của chính sách tín dụng phục vụ nông
nghiệp, nông thôn
Đánh giá tác động của chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Đề xuất giải pháp chính sách xây dựng nông thôn mới

Báo cáo chuyên đề 12
Báo cáo phân tích dữ liệu
Báo cáo kết quả nghiên Đánh giá tác động của các chính sách xây dựng nông
cứu đề tài
thôn mới ở Việt Nam
Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài

Các sản phẩm này được ghi rõ trong thuyết minh đề tài và đã được nhóm
nghiên cứu thực hiện, có đầy đủ sản phẩm như mô tả trong bảng trên.

7


MỞ ĐẦU
Theo báo cáo tổng kết của BCĐ Trung ương chương trình thí điểm xây dựng mô

hình NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH giai đoạn 2009 – 2011, chương trình thử
nghiệm đã thu được nhiều thành công, hình hài NTM đã được hình thành ngày càng rõ
rệt, các xã đều có số tiêu chí đạt chuẩn quốc gia tăng lên, nhiều bài học kinh nghiệm được
tổng kết phục vụ cho việc xây dựng cơ chế, chính sách cho chương trình MTQG xây
dựng NTM. Tuy nhiên, còn có nhiều khó khăn trong xây dựng NTM và chưa có hướng
giải quyết. Cụ thể, một số tiêu chí rất khó khăn trong việc đạt được như tiêu chí thu nhập
bình quân đầu người, tiêu chí tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp. Bên cạnh đó, xây dựng hạ tầng KTXH là một nội dung quan trọng trong xây
dựng NTM, chiếm 9/19 tiêu chí NTM, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn song nguồn lực
thực hiện lại hết sức hạn chế. Những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách triển
khai, về nguồn lực con người, về huy động sự tham gia của doanh nghiệp, về tháo gỡ
những khó khăn trong vay vốn tín dụng... cũng được nhiều địa phương đề cập đến.
Với mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn quốc gia NTM và năm 2020
có 50% số xã đạt chuẩn quốc gia NTM, cần phải có các cơ chế, chính sách giải quyết khó
khăn để tạo thuận lợi cho việc thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM.
Để hỗ trợ xây dựng NTM, hàng loạt chính sách hỗ trợ gắn liền với các tiêu chí
NTM và chính sách huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương đã được ban
hành. Để hỗ trợ các xã NTM xây dựng cơ sở hạ tầng, Quyết định 800/QĐ-TTg ngày
04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM
giai đoạn 2010 – 2020 đã nêu rõ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ 100% cho 5 loại
công trình cấp xã và hỗ trợ một phần cho các cơ sở hạ tầng khác. Để thúc đẩy phát triển
sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn, bên
cạnh các chương trình MTQG, các dự án lớn tác động trực tiếp, Chỉnh phủ đã có nhiều
chính sách khác hỗ trợ như chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn, chính sách
khuyến nông, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào NNNT, chính sách đào
tạo nghề cho lao động nông thôn... Các chính sách được ban hành có ý nghĩa thực tiễn
cao, hướng đến giải quyết các vấn đề còn tồn tại và đáp ứng yêu cầu của một chương
trình phát triển nông thôn toàn diện.
Nhiều chính sách đã được ban hành với những quy định hỗ trợ ưu đãi rất cao. Tuy
nhiên, cho đến cuối năm 2011 chưa có một đánh giá nào đánh giá tác động của các chính

sách xây dựng NTM đối với quá trình xây dựng NTM. Một số báo cáo đánh giá sơ bộ
8


tình hình triển khai và kết quả ban đầu, chưa xác định rõ chính sách đã có tác động như
thế nào đối với đối tượng được thụ hưởng chính sách, đối với xây dựng NTM cũng như
chưa chỉ rõ những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách. Vì vậy, một nghiên
cứu đánh giá tác động của chính sách xây dựng NTM là cần thiết, giúp cho Chính phủ
xem xét tác động của các chính sách đã được ban hành và có các điều chỉnh bổ sung
chính sách cần thiết.
A. Mục tiêu đề tài

Mục tiêu chung
Đánh giá tác động và đề xuất bổ sung, hoàn thiện các chính sách xây dựng NTM
phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể
-

Luận giải về cách tiếp cận và phương pháp đánh giá tác động của các chính sách
xây dựng NTM;

-

Phân tích, đánh giá tác động tích cực, tiêu cực của các chính sách xây dựng NTM
đến đối tượng hưởng lợi ở Việt Nam những năm qua;

-

Đề xuất bổ sung, hoàn thiện các chính sách xây dựng NTM phù hợp với điều kiện

Việt Nam đến năm 2020.

B. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các tác động tích cực, tiêu cực của chính
sách xây dựng NTM lên các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức và cộng đồng tại
các xã đang xây dựng NTM.
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng NTM. Tuy nhiên, trong
giới hạn về thời gian và nguồn lực, đề tài chỉ tập trung vào một số chính sách có tác động
lên các tiêu chí xây dựng NTM đang gặp nhiều khó khăn trong triển khai như tiêu chí về
xây dựng cơ sở hạ tầng, tiêu chí về tăng thu nhập, về lao động có đào tạo và cơ cấu lao
động nông nghiệp. Trên cơ sở thống nhất với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT
(KTHT&PTNT), đề tài tập trung vào 04 chính sách sau đây để đánh giá tác động:
(i) Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH theo Quyết định 800/QĐTTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG xây
dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020. Nhóm nghiên cứu đã thống nhất với Cục

9


KTHT&PTNT lựa chọn đánh giá 05 công trình sau: trụ sở xã, đường giao thông cấp xã;
trường học; trạm y tế xã; nhà văn hóa xã.
(ii) Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Trong chính sách này, đề tài tập
trung đánh giá chính sách đào tạo nghề sơ cấp và ngắn hạn cho nhóm đối tượng là lao
động nông thôn trong độ tuổi lao động, không đề cập đến nhóm đối tượng là cán bộ, công
chức xã.
(iii) Chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐCP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
NNNT. Trong chính sách này, đối tượng hưởng lợi chính sách được khảo sát là hộ gia

đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại; các HTX, THT trên
địa bàn thôn.
(iv) Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào NNNT theo Nghị định số
61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ. Trong chính sách này, đề tài
tập trung đánh giá quá trình triển khai ở các địa phương và tác động của chính sách đối
với các doanh nghiệp đã và đang được hưởng các ưu đãi theo Nghị định này.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên phạm vi cả nước, tập trung tại các tỉnh có tham gia
chương trình thí điểm NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Các tỉnh này có các xã điểm
NTM, sớm thực hiện các chính sách xây dựng NTM nên có căn cứ để phân tích, so sánh
những tác động của chính sách. Trong phạm vi đề tài, 7 tỉnh đại diện cho các vùng
KTXH của cả nước được lựa chọn để khảo sát.
Xã là đơn vị cơ sở trong xây dựng NTM. Cấp xã là cấp tổ chức thực hiện phần lớn
các chương trình/dự án để xây dựng NTM và tiêu chí xây dựng NTM cũng lấy cấp xã là
cấp cơ sở. Vì vậy, trong nghiên cứu này giới hạn không gian đánh giá tác động là cấp xã.
Cụ thể, là tác động của chính sách phát triển nông thôn lên các đối tượng thụ hưởng
chính sách trên địa bàn xã.

Phạm vi thời gian
Các thông tin được thu thập phục vụ đánh giá chính sách là trong khoảng thời gian
từ năm 2009 khi chương trình thí điểm xây dựng NTM của Ban Bí thư bắt đầu cho đến
hết năm 2013.
10


Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài này đánh giá tác động của 04 chính sách đã được giới hạn trong phần đối
tượng nghiên cứu, đó là:

-

Chính sách hỗ trợ xây dựng xây dựng 05 công trình hạ tầng cấp xã quy định tại
Quyết định 800/QĐ-TTg. Các công trình là: trụ sở UBND xã, đường giao thông
cấp xã, trường học, trạm y tế xã, nhà văn hoá xã.

-

Chính sách đào tạo nghề sơ cấp và ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết
định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009.

-

Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn quy định tại Nghị
định số 41/NĐ-CP ngày 12/4/2010.

-

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn quy
định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010.

C. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này cần trả lời các câu hỏi sau:
1) Việc triển khai các chính sách được thực hiện như thế nào, có khó khăn, bất cập
gì?
2) Các chính sách đã có tác động tích cực, tiêu cực thế nào đến viêc xây dựng NTM
(ví dụ như chính sách có tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xây dựng NTM không về
thời gian, chi phí, thay đổi nhanh tiêu chí NTM, cải thiện đời sống người dân nông
thôn, chuyển đổi lao động...)?
3) Cần có giải pháp gì để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của

chính sách xây dựng NTM, chính sách nào cần chỉnh sửa bổ sung để thực hiện tốt
các tiêu chí NTM đang gặp khó khăn trong thực tế nhằm đẩy nhanh xây dựng
NTM phù hợp với điều kiện thực tế của nông thôn các vùng ở Việt Nam?
D. Cách tiếp cận nghiên cứu
Đánh giá tác động chính sách là đánh giá sự thay đổi kết quả (bao gồm cả kết quả
mong đợi và kết quả không mong đợi) từ việc thực hiện một chính sách. Đánh giá tác
động nhằm trả lời các câu hỏi chính là cái gì được thực hiện, cái gì không được thực hiện,
ở đâu, tại sao và bao nhiêu, kết quả đạt được như thế nào. Để đạt được các mục tiêu của
nghiên cứu này, các cách tiếp cận sau được sử dụng:
-

Tiếp cận đánh giá tác động thông qua so sánh trước và sau khi thực hiện chính
sách: Đây là cách tiếp cận mang tính thực chứng, là việc đánh giá các chính sách
11


đã được triển khai. Các chính sách xây dựng NTM đã được triển khai từ năm 2009
– 2010 đến nay. Vì vậy, áp dụng cách đánh giá tác động thông qua so sánh trước
và sau khi thực hiện chính sách là phù hợp. Cách tiếp cận này dựa vào số liệu thực
tế có thể kiểm chứng.
-

Tiếp cận theo nội dung chính sách quy định tại các văn bản chính sách: Nghiên
cứu này liên quan đến nhiều chính sách và các chính sách có sự khác nhau về cơ
quan tham gia thực hiện, đối tượng hưởng lợi trực tiếp, kênh truyền dẫn tác
động,... Vì vậy mỗi chính sách sẽ có đối tượng khảo sát, chỉ tiêu đánh giá riêng
biệt.

-


Tiếp cận theo địa bàn, theo cấp hành chính: Định mức tiêu chí NTM có sự khác
nhau theo vùng. Các vùng khác nhau có điều kiện KTXH khác nhau nên việc áp
dụng các chính sách ở các địa bàn sẽ khác nhau, tác động chính sách khác nhau.
Hơn nữa, ngay trong cùng một vùng, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khác
nhau, nên tác động của chính sách xây dựng NTM cũng khác nhau. Vì vậy, việc
khảo sát sẽ chọn một tỉnh đại diện của mỗi vùng và tại mỗi tỉnh sẽ chọn các xã có
điều kiện kinh tế khác nhau. Ngoài ra, việc khảo sát chỉ tập trung vào các xã đã
triển khai xây dựng NTM theo tiêu chí quốc gia. Việc lựa chọn các xã này đảm
bảo có đủ thông tin chính xác về việc triển khai chính sách và kết quả đạt được.

-

Tiếp cận theo kênh tác động và tác nhân hưởng lợi trực tiếp từ chính sách: Các
chính sách có đối tượng hưởng lợi trực tiếp khác nhau. Chính sách tín dụng nông
nghiệp nông thôn, khuyến ngư, chính sách đào tạo lao động nông thôn thì đối
tượng hưởng lợi trực tiếp là hộ gia đình, cá nhân nông thôn. Chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn thì đối tượng
hưởng lợi trực tiếp là doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, các chính
sách này có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung, sự chuyển đổi cơ cấu lao
động của cả xã. Vì vậy đối tượng hưởng lợi trực tiếp trong các chính sách xây
dựng NTM là: (i) hộ gia đình; (ii) cá nhân người dân; (iii) doanh nghiệp và (iv) xã.
Tại cấp xã, sự thay đổi các tiêu chí của NTM là chỉ tiêu đánh giá có sự tác động
của chính sách xây dựng NTM. Ở cấp hộ gia đình là thu nhập, năng suất cây trồng,
vật nuôi. Đối với cá nhân là mức lương, năng suất lao động, cơ hội việc làm. Đối
với doanh nghiệp là mức độ hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ và ảnh hưởng tốt hay
không tốt lên hoạt động của doanh nghiệp. Việc đánh giá tác động được giới hạn
lại ở tác động ngắn hạn, tức là tác động hiện tại và bao gồm đánh giá cả tác động
tích cực (điều tốt, hợp lý,...) và tiêu cực (điều xấu, có hại, không hợp lý,...).

-


Tiếp cận theo nhu cầu của các mục tiêu xây dựng NTM: Đánh giá mục tiêu của
12


các chính sách xây dựng NTM so với khả năng thực tiễn, việc xác định các giải
pháp chính sách cũng phải căn cứ trên nhu cầu, năng lực triển khai và khả năng
của cơ sở, của người dân trong xây dựng NTM.
E. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin:
-

Thu thập thông tin thứ cấp:
o Các tài liệu, báo cáo từ chương trình thí điểm NTM thời kỳ CNH-HĐH: thu
thập từ BCĐ chương trình và các địa phương;
o Các tài liệu, báo cáo, văn bản chính sách liên quan đến các chính sách
nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài;
o Các tài liệu, báo cáo đã công bố thuộc chương trình MTQG xây dựng
NTM.

-

Thu thập thông tin sơ cấp:
o Đánh giá có sự tham gia (PRA) nhằm trao đổi thông tin đa chiều với người
dân, chính quyền, chuyên gia địa phương;
o Tổ chức các buổi tọa đàm (expert meeting) với các cơ quan quản lý nhà
nước cấp tỉnh, huyện, xã, ngân hàng;
o Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng hệ thống bảng hỏi (structured survey) với
các hộ gia đình, doanh nghiệp, lao động được đào tạo nghề;

o Điều tra trường hợp điển hình (case study) với các cá nhân, nhóm.

Phương pháp xử lý thông tin:
Các thông tin thu thập được xử lý bằng cả phương pháp phân tích định lượng và
phân tích định tính.
-

Phân tích định lượng tập trung vào thống kê mô tả, so sánh nhằm phân tích các chỉ
tiêu phản ánh tác động tiêu cực, tích cực của chính sác xây dựng NTM, cho biết
hiện trạng và sự thay đổi dưới tác động của chính sách. Thống kê so sánh nhằm so
sánh các chỉ tiêu trước và sau khi thực hiện chính sách;

-

Phân tích định tính dựa trên các ý kiến và đánh giá của đối tượng cung cấp thông
tin, có sự đối chiếu giữa các nguồn cung cấp. Trong phân tích định tính kết hợp
phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study) nhằm phân tích các trường hợp
cụ thể, minh chứng cho các đánh giá về tác động của chính sách ở các địa phương
13


nghiên cứu.

Phương pháp phân tích, đánh giá:
-

Phương pháp định tính: Phương pháp này dựa vào ý kiến đánh giá của cơ quan
quản lý nhà nước địa phương các cấp, chuyên gia địa phương và người hưởng lợi
trực tiếp chính sách. Cách đánh giá này cho biết chính sách có được áp dụng
không, có khó khăn gì trong thực hiện, có tác động đến tác nhân nào, xu hướng tác

động ra sao (tích cực, tiêu cực),...

-

Phương pháp so sánh trước và sau: Dựa trên hệ thống các chỉ tiêu, so sánh sự thay
đổi của chỉ tiêu trước và sau khi thực hiện chính sách. Ví dụ như sự thay đổi về
năng suất cây trồng; sự thay đổi về mức lương của lao động sau khi được đào tạo.

-

Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này áp dụng để phân tích các văn
bản quy phạm pháp luật, các văn bản chính sách xây dựng NTM nhằm xác định
các vấn đề còn thiếu, các điểm bất cập,…trên văn bản chính sách

-

Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Nhằm mô tả việc áp dụng các chính sách
trong thực tế, các khó khăn, nhu cầu, giúp cho hiểu rõ logic của quá trình triển
khai chính sách trên thực tế. Phân tích cũng cho phép xác định các nguyên nhân
của các tác động tiêu cực, tích cực của các chính sách xây dựng NTM lên các đối
tượng hưởng lợi. Thông qua so sánh sự khác nhau của các chỉ tiêu trước và sau khi
chính sách được thực hiện nhằm xác định chính sách có tác động lên kết quả
không. Ngoài ra phương pháp này còn dùng để so sánh giữa xã điểm là xã được
hưởng lợi sớm từ chính sách với xã đối chứng là xã chưa thực hiện chính sách.

F. Chọn điểm khảo sát, đối tượng khảo sát và mẫu điều tra

Chọn điểm khảo sát
Lựa chọn 7 tỉnh đại diện cho 7 vùng kinh tế - xã hội để khảo sát. Các tỉnh được lựa
chọn theo tiêu chí:

-

Mỗi tỉnh đại diện cho một vùng kinh tế - xã hội (xem một số thông tin đặc trưng
của 7 tỉnh trong phần phụ lục).

-

Các tỉnh này có xã thí điểm NTM do Ban bí thư chỉ đạo từ 2009, vì vậy có những
kết quả thực tiễn về việc triển khai các chính sách xây dựng NTM. Cách tiếp cận
đánh giá tác động trong nghiên cứu này là xem xét chính sách có tạo thuận lợi hay
khó khăn cho xây dựng xã NTM, so sánh sự thay đổi của các chỉ số trước và sau
khi có chính sách nên cần lựa chọn các xã đã triển khai xây dựng NTM để khảo
sát, để đảm bảo rằng chính sách đã được thực hiện trong thực tế.
14


Mỗi tỉnh lựa chọn 3 xã khảo sát. Các xã lựa chọn là các xã đang triển khai xây
dựng NTM, trong đó có 1 xã điểm của Ban Bí thư.
Bảng 1: Danh sách các tỉnh khảo sát trong đề tài
STT

Tên tỉnh

Vùng

Xã điểm của trung ương

1

Bắc Giang


Trung du, miền núi phía Bắc

Tân Thịnh (huyện Lạng Giang)

2

Nam Định

Đồng bằng sông Hồng

Hải Đường (huyện Hải Hậu)

3

Hà Tĩnh

Bắc trung bộ

Gia Phố (huyện Hương Khê)

4

Quảng Nam

Nam trung bộ

Tam Phước (huyện Phú Ninh)

5


Lâm Đồng

Tây nguyên

Tân Hội (huyện Đức Trọng)

6

Bình Phước

Đông nam bộ

Tân Lập (Đồng Phú)

7

Kiên Giang

Đồng bằng sông Cửu Long

Định Hòa (Gò Quao)

Đối tượng khảo sát
Căn cứ vào nội dung nghiên cứu của đề tài, tại mỗi tỉnh sẽ khảo sát, thu thập thông
tin từ các đối tượng sau:
-

Cấp tỉnh: VPĐP chương trình NTM; Sở NN&PTNT; Sở LĐTBXH; Sở KH&ĐT;
NHNN; NHNo; NHCSXH; 02 NHTM; Cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông

thôn;

-

Cấp huyện: BCĐ xây dựng NTM (gồm cả các phòng chuyên môn); NHNo và
NHCSXH huyện;

-

Cấp xã: Tại mỗi xã làm việc với BCĐ, BQL xây dựng NTM xã; tổ chức 1 cuộc
họp PRA 25 người gồm cán bộ xã, thôn và người dân nhằm trao đổi xác định tác
động của xây dựng NTM đến đời sống kinh tế - xã hội của địa phương và khó
khăn, nhu cầu chính sách hỗ trợ;

-

Điều tra: 03 doanh nghiệp có đầu tư vào NNNT, được hưởng một số ưu đãi sau khi
Nghị định 61 được ban hành; 15 người được đào tạo nghề; 45 hộ gia đình thuộc
các nhóm khác nhau về mức sống, về hoạt động sản xuất nhằm xác định sự tiếp
cận của hộ với tín dụng, đào tạo nghề, hoạt động sản xuất, tăng thu nhập, nhận
định của hộ về những tác động của xây dựng CSHT.

Chọn mẫu điều tra
-

Chọn xã: Mỗi tỉnh 3 xã trong đó có 1 xã điểm NTM của Ban Bí thư, 2 xã điểm
NTM của tỉnh. Do những chính sách nghiên cứu đều mới ban hành, xã điểm của
tỉnh là những xã cũng phần nào chịu sự tác động của chính sách nên các kết quả
nghiên cứu sẽ có ý nghĩa hơn so với việc lựa chọn các xã khác.
15



-

Chọn mẫu điều tra: do 4 chính sách nghiên cứu có tính độc lập nên cách chọn mẫu
cũng tùy theo mục đích nghiên cứu của mỗi chính sách:
o Chính sách xây dựng hạ tầng KTXH: tại mỗi tỉnh điều tra 20 – 25 hộ gia
đình, ưu tiên phỏng vấn các hộ ở xã điểm trung ương (70% số hộ ở xã
điểm, 30% số hộ ở 2 xã còn lại). Trong mẫu điều tra tại 1 tỉnh có ít nhất 05
hộ nghèo. Mẫu được chọn ngẫu nhiên. Tổng cộng đã điều tra 160 hộ, trong
đó có 35 hộ nghèo.
o Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT: tại mỗi tỉnh điều tra 15 lao động được
đào tạo nghề theo Đề án 1956 và được cấp chứng chỉ. Do mỗi địa phương
có cách tổ chức đào tạo theo nhiều ngành nghề khác nhau, nhóm nghiên
cứu sẽ sử dụng phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên có phân tầng theo nhóm
ngành học của học viên. Tổng cộng đã điều tra 135 người học nghề.
o Chính sách tín dụng: tại mỗi tỉnh điều tra 25 hộ gia đình có vay vốn tại các
tổ chức tín dụng. Một danh sách các hộ đang vay vốn tại 3 xã điều tra sẽ
được thu thập thông qua NHNo huyện. Căn cứ danh sách này, nhóm nghiên
cứu lựa chọn ngẫu nhiên các hộ để điều tra. Tổng cộng đã điều tra 195 hộ
vay vốn.
o Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào NNNT: do Nghị định 61
chưa được triển khai tại nhiều địa phương nên đối tượng điều tra được lựa
chọn là 03 doanh nghiệp/tỉnh đang có hoạt động đầu tư vào NNNT. Đối với
các tỉnh đã triển khai Nghị định 61 thì ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp đã
được hưởng những ưu đãi theo Nghị định này. Tổng cộng đã điều tra 21
doanh nghiệp.

16



CHƯƠNG 1: LUẬN GIẢI VỀ CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm tác động và tác động chính sách
Theo từ điển trực tuyến Bussinessdictionary 1, tác động là phép đo sự ảnh hưởng
(kết quả) vô hình hoặc hữu hình của một vật hoặc hành động của một thực thể hoặc tác
dụng lên vật hoặc thực thể khác.
Như vậy, có thể hiểu rằng tác động là những thay đổi gắn với một tác động của
một việc, một vật lên việc, vật khác và tác động chính sách là những thay đổi gắn với tác
động của một chính sách. Như vậy, để xác định tác động chính sách thì phải xác định
được đối tượng chịu tác động của chính sách.
1.1.2. Khái niệm đánh giá tác động
Ngân hàng thế giới định nghĩa: “Đánh giá tác động là đánh giá những thay đổi
gắn với những tác động của một dự án, chương trình, chính sách. Những thay đổi đó có
thể được dự định trước hoặc không như dự định” (World Bank, 2008).
Khi xem xét kết quả đầu ra, người ta đánh giá xem các mục tiêu có đạt được hay
không. Ví dụ: bao nhiêu lao động đã được đào tạo, thu nhập bình quân hộ gia đình tăng
bao nhiêu phần trăm, số km đường giao thông được xây dựng… Những kết quả này được
so sánh với mục tiêu đặt ra để đưa ra kết luận. Ngược lại với điều này, đánh giá tác động
được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: “Nếu không có tác động của chính sách/chương
trình/dự án thì kết quả đầu ra sẽ như thế nào”? Điều này liên quan đến thuật ngữ được
gọi là phân tích phản thực (counterfactual analysis), đó là “một sự so sánh giữa điều gì
thực sự xảy ra với điều gì xảy ra nếu không có sự can thiệp của chính sách” (White H.,
2006).
Với cách hiểu như trên, đánh giá tác động được xem là một công việc nhằm tìm ra
những lý do dẫn đến sự thay đổi gắn trực tiếp với những tác động từ chính sách. Hiểu
một cách đơn giản, đó là một sự so sánh kết quả đầu ra giữa việc có chính sách và không
có chính sách. Việc so sánh này cũng không phải là một phép trừ đơn giản của hai tình

1 Definition of impact: Measure of the

tangible and intangible effects (consequences) of one thing's or entity's action or influence upon another.

17


huống trên, bởi không có chính sách thì đầu ra cũng không phải nguyên trạng như lúc ban
đầu mà có sự thay đổi từ các tác động khác. Sự thay đổi do các tác động khác trong
trường hợp không có chính sách lại không nhìn thấy được bởi đối tượng được tác động
thực tế là đã có chính sách. Vì vậy phải tìm một mẫu so sánh đối chứng (comparison
group) phù hợp để so sánh với nhóm được hưởng tác động của chính sách (treatment
group). Điều này liên quan đến phương pháp đánh giá tác động sẽ được đề cập trong
phần sau.
Theo nhóm IRD-DIAL (2008), đánh giá chính sách công với mục tiêu chính là
thông tin phục vụ việc đưa ra quyết định, là một trong những thách thức chính của khoa
học xã hội hiện nay. Câu hỏi chính cần phải giải đáp là “điều gì sẽ diễn ra (hoặc đã diễn
ra) nếu chính sách, chương trình hay dự án đó không được triển khai”. Khi đó, khó khăn
nằm ở việc lựa chọn một kịch bản tham chiếu (hay kịch bản đối chứng) để đối chiếu với
chính sách có liên quan nhằm đánh giá những tác động quan sát được hay những tác động
kỳ vọng. Nhóm tác giả xác định đánh giá tác động chỉ là một trong những thành phần của
công tác đánh giá đầy đủ chính sách. Khi đánh giá tác động đầy đủ cần quan tâm đến ba
nội dung:
-

Đánh giá nhu cầu: xác định mục tiêu chính sách, đối tượng mục tiêu, nhu cầu cần
thiết phải có chính sách…

-


Đánh giá quy trình: việc đánh giá nhằm xác định chính sách đã được triển khai thế
nào trong thực tế. Với cùng một chính sách áp dụng chung cho nhiều vùng, có thể
mỗi địa phương có cách triển khai khác nhau dẫn đến những tác động khác nhau.

-

Đánh giá tác động: đánh giá nhằm xác định liệu chương trình/chính sách có tạo ra
tác động mong đợi đối với các đối tượng mục tiêu, các hộ gia đình, các thể chế,
các đối tượng thụ hưởng của chương trình/chính sách. Những tác động này là nhờ
chương trình hay nhờ yếu tố khác.

Theo lý luận này, đánh giá tác động là một khâu trong tổng thể quy trình đánh giá
tác động chính sách. Hoặc cũng có thể hiểu đánh giá tác động chính sách bao gồm ba nội
dung cần quan tâm, đó là (i) đánh giá nhu cầu thực tiễn đối với chính sách; (ii) đánh giá
các bước triển khai chính sách; (iii) đánh giá kết quả, tác động của chính sách.

1.2. Sự cần thiết phải đánh giá tác động chính sách
Trong những năm gần đây, đánh giá tác động (Impact Evaluation) được nhiều
quốc gia và các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm để xác định hiệu quả của các khoản
đầu tư, các chính sách. Một sự thay đổi ở kết quả đầu ra có thể do tác động của nhiều yếu
tố khác nhau. Đánh giá tác động nhằm chứng minh sự thay đổi nào gắn với những tác
18


động trực tiếp từ các chính sách, chương trình, dự án. Đây là căn cứ để xây dựng chính
sách và thường được gọi là xây dựng chính sách thực chứng (Evidence-based policy
making). Ví dụ, việc tăng thu nhập của các hộ nông thôn Hàn Quốc những năm 1970s,
việc giảm nhanhh tỉ lệ nghèo ở Hàn Quốc được cho là nhờ chương trình Saemaul
Undong. Tuy nhiên, các đánh giá tác động đã chỉ ra rằng việc tăng thu nhập của các hộ
nông thôn Hàn Quốc chủ yếu là do chính sách trợ giá gạo của Chính phủ Hàn Quốc và sự

gia tăng cơ hội việc làm phi nông nghiệp (Park and Ahn, 1999). Việc giảm nhanh tỉ lệ
nghèo nông thôn là do người nghèo nông thôn di cư ra thành thị (Seo, 1981). Một ví dụ
khác về việc nhầm lẫn trong việc xác định chính sách có tác động tới việc giảm tỷ lệ sinh
sản ở Indonesia. Kết quả giảm tỷ lệ sinh sản ở Indonesia tưởng như nhờ chính sách trợ
cấp cho các hoạt động phòng tránh thai, song thực tế các nhà nghiên cứu đã chứng minh
được nguyên nhân chính là nhờ chính sách giáo dục đào tạo cho nữ sinh trước khi họ đến
tuổi sinh đẻ (World Bank, 2008).
Như vậy, việc đánh giá tác động là rất cần thiết cho xây dựng chính sách. Đánh giá
tác động có thể giúp:
-

Định lượng được những tác động của một chương trình/chính sách tới lợi ích của
đối tượng hưởng lợi. Ví dụ: một mô hình phát triển sản xuất mới có giúp tăng thu
nhập không, một khoản hỗ trợ làm nhà mới có giúp người dân cải thiện được sức
khoẻ không.

-

So sánh những lợi ích đạt được của các nhóm hưởng lợi khác nhau. Ví dụ: có thể
so sánh kết quả thi của nhóm học sinh nam và học sinh nữ khi cùng được hỗ trợ
bởi một chương trình đào tạo mới.

-

Kiểm chứng và đưa ra các lựa chọn thay thế. Ví dụ: kiểm chứng kết quả giảm
nghèo nhờ trợ cấp tiền hay nhờ đầu tư khoa học công nghệ.

Trong mỗi trường hợp trên, đánh giá tác động cung cấp các thông tin về tác động
tổng thể của một chương trình, đối lập với các nghiên cứu trường hợp cụ thể mà chỉ có
thể cung cấp một phần thông tin và không thể trở thành đại diện cho tổng thể tác động

của chương trình. Theo ý nghĩa này, đánh giá tác động được thiết kế và triển khai tốt sẽ
có thể cung cấp các chứng cứ thuyết phục và đầy đủ giúp cho việc xây dựng chính sách.
Mỗi chính sách được xây dựng đều phải dựa trên nhu cầu thực tế. Nhu cầu thực tế
này được xác định dựa trên nhiều cách khác nhau, có thể chia thành hai nhóm:
(i) Dựa trên đánh giá tác động của chính sách: giúp các nhà làm chính sách xác
định được những thay đổi gắn trực tiếp với những tác động từ các chương trình, chính
sách;
19


(ii) không dựa trên đánh giá tác động của chính sách. Các chính sách được xây
dựng trong nhóm thứ hai có nhiều mặt hạn chế hơn bởi có ít căn cứ thực tiễn, vừa triển
khai vừa điều chỉnh cho phù hợp.
Việc xác định những thay đổi do tác động của chính sách, chương trình hay bởi
những nguyên nhân khác đòi hỏi phải có phương pháp đánh giá hợp lý. Nếu không đánh
giá đúng tác động có thể dẫn đến những sai lầm trong lựa chọn chính sách. Như vậy,
đánh giá tác động chính sách cung cấp căn cứ khoa học cho quyết định chính sách.

1.3. Khung lô-gic đánh giá tác động chính sách
Một chính sách được triển khai cần có các yếu tố đầu vào, hoạt động, cho đến kết
quả đầu ra gồm cả kết quả về số lượng, chất lượng lẫn kết quả về kinh tế, xã hội, môi
trường,... Đánh giá tác động của chính sách cần quan tâm đến tất cả những yếu tố này để
nhìn nhận được đầy đủ các vấn đề nhân quả, chi phí – lợi ích cũng như những tác động
ngoài mong đợi (gồm cả tác động tích cực và tiêu cực).
Theo World Bank (2008), để đánh giá tác động cần phải hiểu và phân tích chuỗi
kết quả (results chain) của một chính sách. Phân tích tác động dựa trên chuỗi kết quả giúp
xây dựng nên một khung lô-gic đáng tin cậy để hiểu được các mối quan hệ từ đầu vào
(inputs), hoạt động (activities) cho đến đầu ra (outputs) của một chính sách. Nó giúp hình
thành một lô-gic nhân quả từ lúc khởi đầu với những nguồn lực ban đầu cho tới lúc kết
thúc với những mục tiêu dài hạn.

Một chuỗi kết quả thường bao gồm các yếu tố (xem Hình 1):
-

Đầu vào (Inputs): các nguồn lực được sử dụng của dự án, bao gồm nhân lực, tài
chính.

-

Hoạt động (Activities): các hoạt động được thực hiện để chuyển các nguồn lực đầu
vào thành kết quả đầu ra.

-

Đầu ra (Output): các kết quả hữu hình mà hoạt động của dự án tạo ra.

-

Kết quả (Outcomes): những điều có thể đạt được khi những đối tượng hưởng lợi
sử dụng kết quả của dự án. Thông thường các kết quả đạt được ở đây là tác động
ngắn hạn của chính sách.

-

Kết quả cuối cùng (Final Outcomes): là mục đích cuối cùng, là kết quả, tác động
dài hạn của chính sách (nó có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và đạt
được sau một thời gian dài hơn).
Trong chuỗi kết quả bao gồm 3 phần chính:
20



-

Triển khai (Implementation): các công việc được triển khai để thực hiện chính
sách (bao gồm đầu vào, hoạt động, và đầu ra). Những nội dung này có thể được
theo dõi và đo lường trực tiếp từ các hoạt động của dự án.

-

Kết quả/tác động (Results): những kết quả, tác động dự định, gồm cả tác động
ngắn hạn và dài hạn (cuối cùng). Các tác động này không chỉ trực tiếp kiểm soát
bởi chính sách và phụ thuộc vào những thay đổi trong cư xử của đối tượng hưởng
lợi từ chính sách. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào mối quan hệ tương tác giữa bên
cung cấp (Implementation) và bên có nhu cầu (Beneficiaries). Phần này liên quan
đến đánh giá tác động để đo lường tính hiệu quả.

-

Giả định và rủi ro (Assumptions and Risks): phần này không nằm trong sơ đồ
chuỗi kết quả ở Hình 1. Nó bao gồm các minh chứng từ các tài liệu đã nêu về các
mối quan hệ nhân quả và những giả định được dựa vào đó. Phần này cũng đề cập
đến những rủi ro có thể ảnh hưởng đến kết quả dự kiến và các biện pháp hạn chế
những rủi ro đó.
Hình 1: Sơ đồ chuỗi kết quả
Đầu vào

Hoạt động

Đầu ra

Kết quả


của dự
đểhoạt
chuyển
đầu
vào thành
đầu
ra hình
Cácđộng
sản
phẩm,
dịch vụ
hữu
được
ra sử dụn
Kết
quả
được
tạo tạo
ra bởi
Tài chính, nhân lực, nguồnCác
lựchoạt
khácđộng
để phục
vụán
cho

Triển khai

Nguồn: World Bank (2008)

Dựa trên sơ đồ chuỗi kết quả và các giả định, đánh giá tác động là đánh giá kết
quả đạt được, là đánh giá sự chuyển đổi từ đầu ra thành các tác động ngắn và dài hạn.
Tuy nhiên, để hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và nguyên nhân của nó, cần
phải đánh giá cả quá trình triển khai thực hiện chính sách.

21


1.4. Tổng quan cách tiếp cận đánh giá tác động
1.4.1. Đánh giá tiên nghiệm và đánh giá hậu nghiệm
Nếu căn cứ vào thời điểm thực hiện đánh giá tác động so với tiến độ thực hiện
chính sách/dự án thì đánh giá tác động có cách tiếp cận là: (i) đánh giá tiên nghiệm (exante hoặc prospective evaluation); (ii) đánh giá hậu nghiệm (ex-post hoặc retrospective
evaluation).
Đánh giá tiên nghiệm thường được thực hiện trước hoặc vào cùng thời gian
chương trình, chính sách được triển khai và hoạt động này cùng được đưa vào nội dung
hoạt động của chương trình, chính sách. Các dữ liệu cơ sở được thu thập cho cả hai
nhóm, nhóm có tác động (treatment group) và nhóm so sánh đối chứng (comparison
group).
Đánh giá hậu nghiệm đánh giá tác động của chương trình, chính sách sau khi được
triển khai.
Theo World Bank (2010), đánh giá tác động tiên nghiệm là tìm cách định lượng
các tác động dự kiến của các chương trình và chính sách tương lai, dựa trên thực trạng
của khu vực mục tiêu đã cho, trong đó có thể sử dụng các mô phỏng dựa trên giả định về
tình hình kinh tế. Nhiều khi đánh giá tiên nghiệm cũng dựa trên các mô hình cấu trúc về
điều kiện kinh tế của đối tượng. Chẳng hạn, có thể có các giả định liên quan đến mô hình
cấu trúc như xác định các tác nhân kinh tế chính trong xây dựng chương trình (cá nhân,
cộng đồng, chính quyền địa phương hay trung ương), cũng như mối liên hệ giữa các tác
nhân này và những thị trường khác nhau trong xác định kết quả từ chương trình. Những
mô hình này cho phép dự báo tác động của chương trình.
Ngược lại, đánh giá hậu nghiệm tìm cách xác định những tác động thực tế tích luỹ

ở các đối tượng thụ hưởng nhờ can thiệp của chương trình. Một hình thức đánh giá loại
này là mô hình hiệu quả can thiệp. Đánh giá hậu nghiệm có lợi ích tức thời và phản ánh
hiện thực. Nhưng những đánh giá này nhiều khi bỏ sót những cơ chế đằng sau tác động
của chương trình đối với dân cư, là những cơ chế mà các mô hình cấu trúc tìm cách nắm
bắt và có thể có vai trò rất quan trọng đối với quá trình tìm hiểu tác động của chương
trình. Đánh giá hậu nghiệm cũng có thể tốn kém hơn so với đánh giá tiên nghiệm vì đòi
hỏi phải thu thập dữ liệu về các kết quả thực tế ở các nhóm đối tượng tham gia và không
tham gia, cũng như ở các yếu tố xã hội và kinh tế kèm theo khác có vai trò quyết định
phương hướng can thiệp.

22


1.4.1.1 Đánh giá tiên nghiệm
Theo Jean-Pierre Cling (2008), đánh giá tiên nghiệm hay đánh giá trước các chính
sách là việc đánh giá tác động tiềm tàng của một chính sách trước khi triển khai nhằm
mục đích so sánh các kịch bản chính sách.
Đánh giá trước tác động tổng thể của các chính sách kinh tế đòi hỏi phải sử dụng
một mô hình kinh tế vĩ mô. Có hai loại mô hình kinh tế vĩ mô:
-

Các mô hình kinh tế lượng: gồm các phương trình về hành vi, phương trình kinh tế
lượng được tính toán theo các dữ liệu về thời gian và phương trình kế toán.
Nguyên tắc của mô hình này là thể hiện lại trong tương lai những hành vi ứng xử
được quan sát trong quá khứ với giả định rằng những hành vi ứng xử này luôn còn
giá trị.

-

Mô hình cân bằng tổng thể: là một mô hình kinh tế dựa vào giả thuyết về các tác

nhân kinh tế “tìm cách tối đa hoá lợi ích của mình”. Mô hình gồm các phương
trình hành vi – ví dụ như hàm tiêu dùng thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập hộ gia
đình và tiêu dùng. Những mô hình này thường được sử dụng để mô phỏng các
chính sách kinh tế và ta tiến hành phân tích mang tính đối chứng một hoạt động
cải cách chính sách.
Hộp 1: Ví dụ về đánh giá tiên nghiệm

Todd và Wolpin (2006) đã sử dụng một phương thức đánh giá tiên nghiệm, với dữ liệu từ hoạt động thực nghiệm trợ
cấp trường học thuộc chương trình Progresa (nay là Oportunidades) ở Mexico. Bằng một mô hình kinh tế về hành vi
hộ gia đình, họ dự báo tác động của chương trình trợ cấp đối với tỷ lệ trẻ em đi học. Các dự báo này chỉ dựa trên
những trẻ em thuộc nhóm đối chứng và cho phép tính toán hiệu quả can thiệp bằng cách đối chiếu trẻ trong nhóm
đối chứng thuộc các hộ có mức lương và thu nhập nhất định với trẻ ở các hộ có mức lương và thu nhập sẽ bị ảnh
hưởng bởi can thiệp trợ cấp.
Những dự báo từ mô hình này sau đó được so sánh với các tác động thực nghiệm hồi cứu (trong giai đoạn 1997 –
1998) do chương trình tính toán. Todd và Wolpin (2006) đã phát hiện thấy các ước tính dự báo ở trẻ 12 – 15 tuổi là
tương tự như các ước tính thực nghiệm ở cùng độ tuổi. Đối với trẻ em gái 12 – 15 tuổi, họ phát hiện thấy mức tăng
dự báo trong tỷ lệ đi học là 8,9 điểm phần trăm, so với mức tăng thực tế 11,3 điểm phần trăm; đối với trẻ em nam,
ước tính dự báo và thực nghiệm lần lượt là 2,8 và 2,1 điểm phần trăm.
Đánh giá tiên nghiệm được thực hiện cũng cho phép đánh giá mức độ thay đổi trong kết quả khi thay đổi một số
tham số nhất định. Đánh giá tiên nghiệm cũng cho biết phạm vi tác động có thể có của chương trình, qua đó giúp xác
định đối tượng cuối cùng trong hồi cứu.

Nguồn: Shahidur R. Khandker, Gayatri B. Koolwal, Hussain A. Samad (2008)

1.4.1.2 Đánh giá hậu nghiệm
Theo nghĩa hẹp, đánh giá hậu nghiệm tìm cách kiểm nghiệm lại xem liệu các mục
tiêu của một chính sách có đạt được hay không thông qua phương pháp thực chứng.
23



Ta quan sát các đối tượng thụ hưởng của một chính sách vào thời điểm t = 0 là thời
điểm trước khi áp dụng chính sách, sau đó quan sát các đối tượng thụ hưởng này
vào thời điểm t = 1 (

24


Hình 2). Qua những phân tích ở trên, chắc chắn không thể trả lời được rằng nhờ có
tác động của chính sách mà đối tượng thụ hưởng nhận được kết quả bằng hiệu số giữa 3
và 2. Trên thực tế ta có thể quan sát được vào thời điểm t = 1, thu nhập của đối tượng thụ
hưởng tăng từ 2 lên 3 nhưng hiệu số này không phản ánh tác động của chính sách do
trong khoảng thời gian này, trong trường hợp không có chính sách, thì thu nhập của đối
tượng thụ hưởng cũng thay đổi do tác động của các yếu tố khác. Tuy nhiên, sự thay đổi
này lại không quan sát được.

25


×