Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở xã xuân định, xuân lộc, đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.07 KB, 29 trang )

Phụ lục
I. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………
……………………
II. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………
IV. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách………………………………….
IV.1. Chính sách là gì?
IV.2. Nông thôn mới là gì…………………………………………………………
IV.3. Chính sách nông thôn mới là gì………………………………………
IV.4. Bộ tiêu chí đánh giá nông thôn mới……………………………………
V. Hệ thống các văn bản có liên quan đến chính sách …………………………
VI. Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách……………………………………
VI.1. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách …………………………….
VI.2. Công tác lập kết hoạch triển khai thực hiện ……………………………
VI.3. Phân cấp trong triển khai thực hiện ……………………………………
VI.4. Công tác huy động nguồn lực…………………………………………
VI.5. Nội dung triển khai chính sách……………………………………………
VII. Kết quả thực hiện chính sách………………………………………………
VIII. Đánh giá tồn tại, hạn chế, bất cập của chính sách…………………………
IX. Đề xuất hoàn thiện chính sách……………………………………………….
IX.1. Liên hệ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số quốc gia
trên thế giới………………………………………………………….
IX.2. Giải pháp để hoàn thiện chính sách………………………………
X. Kết luận…………………………………………………………….
XI. Tài liệu tham khảo………………………………………………
Đặt vấn đề
Xuân Định là một xã trung du có tuyến Quốc lộ 1A đi qua nằm về phía Tây
của Xuân Lộc, đại đa số nhân dân xuất thân từ sản xuất nông nghiệp, có diện
tích tự nhiên 1332 ha chủ yếu cây ăn trái. 80% sản xuất nông nghiệp, 20 %
TMDV và CNTTCN. Xã có 8 hộ nghèo theo chuẩn mực mới, không có hộ ở
nhà tạm tranh tre lá, đời sống nhân dân trên địa bàn xã ổn định. Toàn xã có


1712 hộ, 9124 nhân khẩu. Trong đó trên 90% bà con theo đạo công giáo. Vào
những thời gian đó trên lĩnh vực nông nghiệp cây trồng chủ lực là mì, bắp…
không đạt hiệu quả, Trong đó cơ sở hạ tầng như đường, điện, trường trạm chưa
được phát triển xây dựng kèm theo đời sống tinh thần văn hóa và sự nghiệp
giáo dục của địa phương còn hạn chế. Xuất phát từ những đặc thù đó, Đảng bộ
chính quyền địa phương đã mạnh dạn tập trung đầu tư nhằm từng bước nâng
cao đời sống nhân dân, nhất là khi có nghị quyết TW 5 về phát triển nông
nghiệp cải tạo vườn tạp trồng những loại cây đạt năng xuất cao như : sầu riêng,
chôm chôm, tiêu thay thế những cây năng suất kém. Năm 2000 Xuân Định có
hệ thống đường xá lầy lội đã gây rất nhiều khó khăn cho việc phục vụ chuyên
chở nông sản phẩm và phục vụ sinh hoạt đi lại trong nhân dân. Từ bức xúc đó,
Đảng bộ xác định XHHGTNT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu thúc đẩy và
phát triển KTVHXH nhất là thời kỳ xây dựng CNH-HĐH nông nghiệp, nông
thôn. Trên cơ sở thực hiện “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” , đồng thời gắn
thực hiện QCDC cơ sở “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra “ trên tinh
thần phát huy nội lực trong nhân dân là chính và để biết được tình hình triển
khai thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới của xã diễn ra như thế nào ? Kết
quả thực hiện được ra sao ? Từ đó đưa ra những đánh giá tồn tại, hạn chế và
bất cập trong chính sách ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đề tài “ Tìm hiểu
tình hình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở xã Xuân Định,
Xuân Lộc, Đồng Nai”.
I. Mục tiêu nghiên cứu
I.1. Mục tiêu chung
- Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách thực hiện nông thôn mới tại xã Xuân
Định, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai, nêu lên kết quả thực hiện và đánh
giá những tồn tại , hạn chế, bất cập của chính sách từ đó đề xuất hoàn thiện
chính sách
I.2. Mục tiêu cụ thểa
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách
- Chỉ rõ các hệ thống văn bản có liên quan

- Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách
- Nêu lên kết quả thực hiện
- Đánh giá những tồn tại, hạn chế, bất cập của chính sách
- Đề xuất hoàn thiện chính sách
II. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Phương pháp phân tích số liệu
III. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
III.1. Đối tượng
- Quyết định 2418/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình mục tiêu xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn vùng nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 -
2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban
hành
ss
III.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tình hình thực hiện chính sách nông thôn mới tại xã Xuân
Định, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai
- Phạm vi không gian: Xã Xuân Định, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai
-
VI. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách
4.1. Chính sách là gì ?
- Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc phương hướng dẫn dắt hành
động trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực
- Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính Phủ được thể hiện ở hệ thống quy định
trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ các khó khăn trong thực tiễn, điều
kiện nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, đảm bảo sự phát triển ổn định của
nền kinh tế
4.2. Nông thôn mới là gì
a. Khái niệm
- Xây dựng nông thôn mới là việc giải quyết các vấn đề “tam nông”(nông nghiệp, nông

thôn, nông dân) trong một bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa đặc thù, là quá
trình xây dựng các hình thái làng xã khác nhau trong những thời điểm lịch sử khác nhau
và tại các khu vực khác nhau, mang đặc tính thời đại và ý nghĩa thực tế riêng.
- Xây dựng nông thôn mới là một công trình tổng hợp liên quan đến mọi mặt của công
tác nông nghiệp, nông thôn và nông dân, với nội dung đa dạng phức tạp. Nó là một nhiệm
vụ lịch sử lâu dài.
b. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
BỘ TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3461/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
A. QUY HOẠCH
Số
TT
Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
Tiêu chí
chung
1 Quy hoạch và
thực hiện quy
hoạch
1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho
phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
Đạt
1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội -
môi trường theo chuẩn mới
Đạt
1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và Đạt
chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn
minh bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp
B. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

Số
TT
Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
Tiêu chí
chung
2 Giao thông
2.1. Tỷ lệ % nhựa hóa hoặc bê tông hóa đường
huyện quản lý
100%
2.2. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa
hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của
Bộ GTVT
100%
2.3. Tỷ lệ km đường trục thôn xóm được cứng hóa
đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT
100%
2.4. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy
lội vào mùa mưa
100%
cứng hóa
2.5. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng
hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện
100%
3 Thủy lợi
3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát
triển sản xuất và phục vụ dân sinh
Đạt
3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên
cố hóa
85%

4 Điện
4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của
ngành điện
Đạt
4.2. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên, an
toàn từ các nguồn
99%
5 Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu
học, THCS, THPT có cơ sở vật chất đạt chuẩn
Quốc gia
100%
6
Cơ sở vật
chất văn hóa
6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của
Bộ VH - TT - DL
Đạt
6.2. Tỷ lệ ấp có nhà văn hóa và khu thể thao đạt
quy định của Bộ VH - TT - DL
100%
6.3. Xây dựng điểm học tập cộng đồng và thông tin
khoa học - công nghệ
100%
7
Chợ nông
thôn
Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng Đạt
8 Bưu điện
8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông Đạt

8.2. Có internet đến ấp Đạt
8.3. Mật độ điện thoại đạt "Máy/100 dân" (gồm
điện thoại cố định và di động)
80
máy/100
dân
9 Nhà ở dân cư 9.1. Nhà tạm, dột nát Không
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng 90%
C. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Số
TT
Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
Tiêu chí
chung
10 Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức
bình quân chung khu vực nông thôn của tỉnh
1,5 lần
11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh < 3
12
Cơ cấu lao
động
12.1. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
< 20%
12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo > 40%
12.3. Thời gian sử dụng lao động khu vực nông
thôn
≥ 98%
13

Hình thức tổ
chức SX
13.1. Tỷ lệ tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả > 80%
13.2. Tỷ lệ hợp tác xã hoạt động có hiệu quả >70%
D. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
Số
TT
Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
Tiêu chí
chung
14 Giáo dục 14.1. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở Đạt
14.2. Tỷ lệ trẻ 06 tuổi vào lớp 01 100%
14.3. Tỷ lệ trẻ vào mẫu giáo 100%
14.4. Tỷ lệ trẻ vào nhà trẻ > 30%
14.5. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học
nghề)
> 90%
15 Y tế
15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo
hiểm y tế
> 40%
15.2. Y tế xã đạt chuẩn Quốc gia Đạt
15.3. Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ khám chữa bệnh 100%
15.4. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khu vực nông thôn < 1
15.5. Tỷ lệ suy dinh dưỡng đối với trẻ em dưới 05
tuổi
< 5
16 Văn hóa
16.1. Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu

chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH - TT
- DL
Đạt
16.2. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa ≥ 98%
17 Môi trường 17.1. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy
chuẩn Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt -
QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày
≥ 90%
17/6/2009
17.2. Xã có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước
thải phù hợp với quy hoạch
Đạt
17.3. Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt
chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn đối với khu vực
sinh hoạt của con người
≥ 95%
17.4. Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc, gia cầm
chất thải phát sinh được xử lý đạt tiêu chuẩn theo
quy định
≥ 95%
17.5. Cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về
môi trường
Đạt
17.6. Không có các hoạt động suy giảm môi trường
và có các hoạt động phát triển môi trường xanh,
sạch, đẹp
Đạt
17.7. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý
theo quy định
Đạt

17.8. Nghĩa trang, nghĩa địa được xây dựng theo
quy hoạch
Đạt
E. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Số
TT
Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
Tiêu chí
chung
18 Hệ thống tổ 18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn Đạt
chức chính trị
XH vững
mạnh
18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ
sở theo quy định
Đạt
18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn
“Trong sạch, vững mạnh”
Đạt
18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt
danh hiệu tiên tiến (khá) trở lên
Đạt
18.5. Xây dựng đội ngũ nòng cốt (các đoàn thể)
trong các phong trào thực hiện các nhiệm vụ chính
trị của Đảng
Đạt
18.6. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở Đạt
19
An ninh trật
tự xã hội

An ninh trật tự xã hội được giữ vững Đạt
c. Chính sách xây dựng nông thôn mới là gì
- Là đường lối hành động mà chính phủ lựa chọn nhằm giải quyết các vấn đề
“Tam nông”(nông nghiệp, nông thôn, nông dân) trong một bối cảnh xã hội,
kinh tế, chính trị, văn hóa đặc thù
VII. Hệ thống các văn bản chính sách có liên quan
a. Các văn bản chính sách liên quan
- Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do
Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020
- Quyết định 2561/QĐ-BNN-KTHT năm 2010 về giao nhiệm vụ cho đơn vị thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020 do Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Quyết định 74/2008/QĐ-UBND phê duyệt Đề án nông thôn mới tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2008 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Nai ban hành
- Quyết định 3461/QĐ-UBND năm 2010 về Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Đồng
Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- Quyết định 2418/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình mục tiêu xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn vùng nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 và
định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ,
về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh
Đồng Nai về việc phê duyệt Đề án Nông thôn mới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 -

2010 và tầm nhìn đến năm 2015;
- Kế hoạch số 97-KH/TU ngày 29/12/2008 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách
 Tình hình kinh tế chính trị xã hội của địa phương
- Xuân Định là một xã trung du có tuyến Quốc lộ 1A đi qua nằm về phía Tây của
Xuân Lộc, đại đa số nhân dân xuất thân từ sản xuất nông nghiệp, có diện tích tự
nhiên 1332 ha chủ yếu cây ăn trái. 80% sản xuất nông nghiệp, 20 % TMDV và
CNTTCN. Xã có 8 hộ nghèo theo chuẩn mực mới, không có hộ ở nhà tạm tranh
tre lá, đời sống nhân dân trên địa bàn xã ổn định. Toàn xã có 1712 hộ, 9124 nhân
khẩu. Trong đó trên 90% bà con theo đạo công giáo, Xuân Định được hình thành
từ năm 1954 đại đa số người dân ở miền Bắc vào sinh sống lập nghiệp. Với nguồn
đất bazan màu mỡ phì nhiêu thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đồng thời nhân
dân vốn có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo kèm theo đặc thù của một xã có
sự phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực KTVHXH –ANQP, có hệ thống chính trị
vững mạnh.
- Thông qua phong trào vận động của MT đoàn thể trên các lĩnh vực giúp nhau phát
triển kinh tế, XĐGN, hoạt động nhân đạo từ thiện, xây dựng nhà tình thương, giải
quyết việc làm … là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc ổn định ANCT
–TTATXH góp phần tác động mạnh đến việc xây dựng nông thôn mới. Việc tập
hợp được đông đảo nhân dân tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội của địa
phương trong đó có đông đồng bào có đạo là mô hình thuận lợi cho việc thực hiện
xây dựng nông thôn mới . Đại đa số cán bộ chủ chốt của xã, ấp là người có đạo từ
đó công tác phát triển Đảng trong đồng báo có đạo luôn được Đảng bộ quan tâm.
Đây là cầu nối đóng góp tích cực cho việc xây dựng nông thôn mới trong đồng
bào có đạo
 Chính sách của nhà nước
- Vào ngày 18/12/2008 Nhận được công văn chỉ đạo của Huyện uỷ huyện Xuân lộc
về việc chọn xã Xuân Định thực hiện thí điểm kế hoạch 97/KH-TU và Kế hoạch

60/KH-HU .Đây là một niềm vinh dự rất lớn cho xã Xuân Định và cũng không ít
khó khăn thách thức để thực hiện những tiêu chí còn lại trong việc xây dựng nông
thôn mới.
- Đảng bộ xã xác định đây là điểm thuận lợi để Đảng bộ xã Xuân Định có điều kiện
đánh giá những kết quả đạt được trong những nhiệm kỳ trước và tiếp tục thực hiện
những tiêu chí chưa đạt.Từ đó Đảng bộ xã xác định đây là nhiệm vụ trọng hàng
đầu đòi hỏi cả hệ thống chính trị xã phải có bước đột phá mới để đạt kết quả theo
kế hoạch hoặc trên tầm vĩ mô của kế hoạch xây dựng nông thôn mới.
 Nỗ lực muốn thay đổi của người dân
Trên cơ sở thực hiện Nhà nước và nhân dân cùng làm, đồng thời gắn thực
hiện QCDC cơ sở “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra “ trên tinh thần
phát huy nội lực trong nhân dân là chính. Kết quả đến năm 2008 nhân dân
đã đóng góp 8,12 tỷ đồng và hàng ngàn ngày công để nhựa hóa và bê tông
nóng 12,2km đường GTNT. Cho tới cuối năm 2008 GTNT trên dịa bàn xã
đã nhựa hóa trên 80% các tuyến đường chính .Đây là bước đột phá đã tác
động mạnh đến việc phát triển xây dựng nông thôn mới; đồng thời trên lĩnh
vực điện khí hóa nông thôn cũng là khâu quan trọng, nhân dân đã đóng góp
trên 5 tỷ đồng để phủ điện khí hóa toàn xã đạt trên 85%; Trên lĩnh vực giáo
dục nhân dân đóng góp trên 3 tỷ đồng xây dựng mới 18 phòng học, trong
đó có một tư nhân tự đóng góp trên 40 triệu đồng để xây dựng một phòng
học mần non kiên cố… Đây là điểm thuận lợi sẵn có làm cơ sở thúc đẩy
việc thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao.
 Sự đồng lòng giữa cán bộ và nhân dân
UBND xã thành lập ban quản lý dự án và tổ chức triển khai dự án cho các
thành viên được phân công. Đảng ủy xã đã Phân công cho các thành viên
xây dựng kế hoạch tuyên truyền và triển khai rộng rãi cho cán bộ đảng
viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn xã. Trong đó cán bộ
đảng viên tham dự đạt 99 %; có 1555 lượt đoàn viên,hội viên tham dự ; 112
lượt tổ trưởng, tổ phó nhân dân và trên 700 hộ dân tham dự; đồng thời
MTTQ, các đoàn thể đã phối hợp với linh mục BHG tổ chức triển khai tại

hội trường hai giáo xứ có trên 400 lượt giáo dân, BHG khu họ đạo tham dự.
Là một xã có hệ thống chính trị vững mạnh với 4973 hội viên, đoàn viên
trong đó có 4276 đoàn viên, hội viên, là người có đạo. Đây là mô hình đặc
thù riêng và điểm thuận lợi để triển khai thực hiện đề án xây dựng nông
thôn mới ở một xã có đông đồng bào có đạo sinh sống. Qua công tác tuyên
truyền đã được đông đảo cán bộ nhân dân và nhất là đồng bào có đạo trên
địa bàn xã đồng tình hưởng ứng và thực hiện đạt hiệu quả cao trên các lĩnh
vực.
8.1. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách
 Qua công tác kiểm tra đánh giá, xã Xuân Định đạt 31/31 tiêu chí xây dựng nông
thôn mới theo QĐ 74 của UBND tỉnh. Hiện xã đang quyết tâm phấn đấu nhằm
hoàn thành theo chuẩn 19 bộ tiêu chí quốc gia NTM của Chính phủ vào giữa
năm 2012
 Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc
tổ chức thực hiện chương trình, là nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ
sở. Vì vậy, cần phải thống nhất xây dựng nội dung tuyên truyền và tập trung tuyên
truyền sâu, rộng, thường xuyên, liên tục trên cơ sở bám sát mục tiêu, nhiệm vụ,
nguyên tắc, nội dung xây dựng nông thôn mới và tình hình, kết quả, nhiệm vụ giải
pháp thực hiện chương trình của tỉnh.
• Mục tiêu của việc tuyên truyền
- Để mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu về tầm quan trọng của Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; hiểu được nội dung, phương pháp, cách làm,
nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc xây dựng nông thôn mới để tạo ra phong trào thi
đua sâu rộng, sôi nổi trong xã hội, giúp cho cộng đồng chủ động hơn trong việc tham
gia thực hiện Chương trình. Xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước trong xây
dựng nông thôn mới.
• Nhiệm vụ tuyên truyền
- Tuyên truyền về nguyên tắc, tiêu chí, nội dung của Chương trình mục tiêu Quốc
gia xây dựng nông thôn mới; phương pháp huy động nguồn lực, các cơ chế chính
sách trong xây dựng nông thôn mới…

- Tuyên truyền để người dân nông thôn thấy rõ vai trò chủ thể của mình và phát huy
nội lực của cộng đồng để xây dựng nông thôn mới.
- Tuyên truyền, biểu dương những thành quả của nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
• Nội dung cụ thể của tuyên truyền
- Đảng ủy xã đã Phân công cho các thành viên xây dựng kế hoạch tuyên truyền và
triển khai rộng rãi cho cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa
bàn xã. Trong đó cán bộ đảng viên tham dự đạt 99 %; có 1555 lượt đoàn viên,hội
viên tham dự ; 112 lượt tổ trưởng, tổ phó nhân dân và trên 700 hộ dân tham dự;
đồng thời MTTQ, các đoàn thể đã phối hợp với linh mục ban hành giáo tổ chức
triển khai tại hội trường hai giáo xứ có trên 400 lượt giáo dân, ban hành giáo khu
họ đạo tham dự. Là một xã có hệ thống chính trị vững mạnh với 4973 hội viên,
đoàn viên trong đó có 4276 đoàn viên, hội viên, là người có đạo. Đây là mô hình
đặc thù riêng và điểm thuận lợi để tuyên truyền triển khai thực hiện đề án xây
dựng nông thôn mới ở một xã có đông đồng bào có đạo sinh sống.
- Để đạt được kết qủa trong việc xây dựng nông thôn mới, vấn đề nhận thức của
Đảng bộ chính quyền mặt trận đoàn thể luôn xác định đây là một trong những
chiến lược quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế, do vậy thời gian qua
Đảng bộ xã đã tập trung làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân, đồng bào
có đạo thực hiện việc xây dựng nông thôn mới và luôn xác định đây là nhiệm vụ
của cả hệ thống chính trị.
- Qua công tác tuyên truyền đã được đông đảo cán bộ nhân dân và nhất là đồng bào
có đạo trên địa bàn xã đồng tình hưởng ứng và thực hiện đạt hiệu quả cao trên các
lĩnh vực
8.2. Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện
• Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 97-KH/TU ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (Khóa VIII) thực hiện Nghị quyết số 26-
NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa
X) về ‹Nông nghiệp, nông dân, nông thôn‹; hưởng ứng tích cực phong trào thi
đua do Thủ tướng Chính phủ đã phát động vào ngày 08 tháng 6 năm 2011 với chủ

đề ‹Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới‹; để phong trào thi đua "Toàn
tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới" (sau đây gọi tắt là Phong trào thi đua xây
dựng nông thôn mới) theo Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2011
của Chủ tịch UBND tỉnh được triển khai rộng khắp, đạt kết quả toàn diện, UBND
tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:
• Mục đích:
- Phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, nâng cao nhận
thức, sự quan tâm của toàn xã hội, cùng chung sức, chung lòng xây dựng và phát
triển nông thôn mới trên địa bàn vùng nông thôn tỉnh Đồng Nai, góp phần thực
hiện thắng lợi chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước;
- Tổ chức Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới để phấn đấu đạt tỷ lệ xã
chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 tối thiểu là trên 24%; hướng
đến năm 2020 đạt trên 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí của
tỉnh; cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn
nông thôn.
• Yêu cầu:
- Việc thực hiện Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới phải trở thành nhiệm
vụ trọng tâm, thường xuyên trong các Phong trào thi đua của các huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân và các cụm thi đua của tỉnh có liên quan trong giai đoạn 2011 -
2015;
- Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới phải được triển khai sâu rộng từ cấp
tỉnh đến cấp cơ sở, với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực theo phương
châm "Phát huy nội lực là chính", phù hợp với sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền
và thực tiễn ở địa phương, cơ sở;
- Phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh
nghiệm hay trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
• Phong trào thi đua "Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới" được
triển khai thực hiện từ năm 2011 đến năm 2020, chia thành các giai đoạn:
 Giai đoạn 01 (từ 2011 - 2013):

+ Năm 2011: Ban hành chỉ thị và tổ chức phát động thi đua. Yêu cầu 100%
huyện, thị xã, thành phố tổ chức phát động, đăng ký thi đua thực hiện Phong trào
thi đua. Các sở, ngành, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể thuộc tỉnh tổ chức phát động,
triển khai phong trào trong phạm vi lĩnh vực, đối tượng được phụ trách.
+ Năm 2012:
- Cấp huyện: Hoàn thành việc phát động thi đua, đăng ký thi đua, đăng ký chỉ đạo
điểm Phong trào thi đua và ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi
đua xây dựng nông thôn mới trong Quý 2 năm 2012. Triển khai tổ chức thực hiện
chỉ đạo điểm phong trào đến hết năm 2012.
- Cấp tỉnh: Các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị đăng ký thi đua về
tỉnh trước ngày 30/6/2012.
+Năm 2013: Đánh giá việc chỉ đạo điểm, nhân rộng điển hình tiên tiến.
Kết thúc giai đoạn 01 (2013): Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn
mới các cấp tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm.
 Giai đoạn 02 (từ 2014 - 2015):
- Triển khai sâu rộng phong trào để thực hiện các nội dung kế hoạch.
- Kết thúc giai đoạn 02 (2015): Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu xây dựng nông
thôn mới các cấp tổ chức tổng kết 05 năm thực hiện phong trào xây dựng nông
thôn mới và bình xét khen thưởng.
- Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 01 và giai đoạn 02, Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tiếp tục triển khai giai đoạn tiếp theo của Phong
trào thi đua và tổng kết vào năm 2020.
8.3. Công tác phân cấp trong triển khai thực hiện
1 Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
a) Các sở, ban, ngành được phân công thực hiện các nội dung của chương trình chịu trách
nhiệm thực hiện:
- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách; hướng dẫn các địa phương xây
dựng các đề án, dự án để thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Bộ Tiêu chí nông thôn
mới của tỉnh; đồng thời đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện ở cơ sở;
- Xây dựng kế hoạch 05 năm (2011 - 2015) và hàng năm về xây dựng xã nông thôn mới

theo tiêu chí được phân công. Kế hoạch xây dựng phải nêu rõ về mục tiêu, nhiệm vụ (tên
nội dung đầu tư, mục tiêu đầu tư, địa điểm đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư hàng
năm và được thể hiện đến địa bàn từng xã), các giải pháp để tổ chức thực hiện.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực Chương trình, có
nhiệm vụ:
- Giúp Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện chương trình; chủ trì và phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan xây dựng kế hoạch 05 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải
pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài
chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chương trình do các sở, ban, ngành và
các UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo của tỉnh
và Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên
quan cân đối và phân bổ nguồn lực cho chương trình thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh;
phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, quản lý thực hiện
chương trình.
d) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xác định vốn từ ngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban,
ngành, địa phương triển khai thực hiện chương trình theo quy định của Luật Ngân sách
Nhà nước; đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn cơ chế tài chính phù hợp với các đề án,
dự án của chương trình; giám sát chi tiêu; tổng hợp quyết toán kinh phí chương trình; cơ
chế lồng ghép các nguồn vốn.
e) Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở,
ngành có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương xây dựng hoàn thành quy hoạch ở
các xã theo Tiêu chí nông thôn mới.
f) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai chỉ đạo, kiểm tra việc thực
hiện chính sách tín dụng của các ngân hàng tham gia thực hiện chương trình;
g) Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm tuyên truyền phục vụ yêu cầu của
chương trình.
2. Trách nhiệm của địa phương

a) Xây dựng kế hoạch 05 năm (2011 - 2015, 2016 - 2020) và hàng năm về xây dựng xã
nông thôn mới theo 19 tiêu chí Bộ Tiêu chí nông thôn mới của tỉnh Đồng Nai. Kế hoạch
xây dựng phải nêu rõ về mục tiêu, nhiệm vụ (tên nội dung đầu tư, mục tiêu đầu tư, địa
điểm đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư hàng năm và được thể hiện đến địa bàn
từng xã), các giải pháp để tổ chức thực hiện; kế hoạch 05 năm và hàng năm gửi về cơ
quan Thường trực Ban Chỉ đạo của tỉnh - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn
phòng điều phối Chương trình - Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh để tổng hợp xây dựng
kế hoạch chung của tỉnh về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức triển khai các chương trình trên địa bàn.
c) Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và các phòng ban cùng cấp trong việc
tổ chức thực hiện chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần
trách nhiệm cho cơ sở.
d) Chủ động lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn; thường xuyên
kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hiện chương trình và thực hiện chế độ báo cáo hàng
quý, 06 tháng, 09 tháng và cả năm về Ban Chỉ đạo của tỉnh.
e) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động đến cơ sở, để mọi tầng lớp nhân dân vùng
nông thôn được hiểu về tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới và huy
động cả hệ thống chính trị tham gia. Thường xuyên cập nhật, thông tin về các mô hình,
các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay trên các phương tiện thông tin đại
chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này. Phát động phong trào thi đua xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn vùng nông thôn. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở
thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và các ngành có liên quan.
8.3. Công tác huy động nguồn lực
• Căn cứ vào Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2008 của
UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Đề án Nông thôn mới tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2008 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2015 huyện. Huyện ủy đã xác định để
thực hiện Đề án nông thôn mới cần huy động nhiều nguồn vốn đầu tư như: Ngân
sách, lồng ghép nguồn vốn của các ngành, các chương trình, dự án, nguồn vốn vay
của các tổ chức tín dụng, huy động các nguồn lực của người dân địa phương, các
nguồn tài trợ từ cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Kết quả của công tác huy

động nguồn lực như sau
- Đảng bộ xác định xã hội hóa giao thông nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu thúc đẩy và phát triển KTVHXH nhất là thời kỳ xây dựng CNH-HĐH nông
nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở thực hiện Nhà nước và nhân dân cùng làm, đồng
thời gắn thực hiện QCDC cơ sở “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra “ trên
tinh thần phát huy nội lực trong nhân dân là chính. Chỉ trong thời gian ngắn, nhân
dân đã tự nguyện đóng góp được 13 tỷ đồng và hàng ngàn ngày công lao động để
nhựa hóa và bê tông hóa hơn 12 km đường giao thông nông thôn, nâng tỷ lệ đường
giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa trong xã đạt trên 90%.
- Đồng thời trên lĩnh vực điện khí hóa nông thôn cũng là khâu quan trọng, nhân dân
đã đóng góp trên 5 tỷ đồng để phủ điện khí hóa toàn xã đạt trên 85%
- Trên lĩnh vực giáo dục nhân dân đóng góp trên 3 tỷ đồng xây dựng mới 18 phòng
học, trong đó có một tư nhân tự đóng góp trên 40 triệu đồng để xây dựng một
phòng học mần non kiên cố. Nhân dân trong xã còn đóng góp được trên 20 tỷ
đồng xây dựng mới 30 phòng học kiên cố đạt chuẩn quốc gia, hiện xã đã có 3/4
trường đạt chuẩn quốc gia.
- Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, chính quyền khuyến khích bà con nhân nhân
mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tạo vườn tạp để
trồng các loại cây có năng suất cao như: sầu riêng, chôm chôm, bắt lai…
- Ngoài ra, cần huy động vốn đầu tư của DN đối với các công trình có khả năng thu
hồi vốn trực tiếp; các khoản đóng góp tự nguyên của nhân dân và các nguồn vốn
tín dụng, các khoản viện trợ không hoàn lại của các DN, tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước cho các dự án đầu tư
- Hội nghị tập huấn nhằm giúp các cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới
của cơ quan trung ương và địa phương nắm bắt được cơ chế tài chính thực hiện
chương trình, đồng thời lắng nghe phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong
quá trình tổ chức thực hiện nhằm giúp các cơ quan hoàn thiện cơ chế tài chính cho
chương trình trong thời gian tới, đặc biệt là cơ chế tài chính thực hiện chương
trình quy định về nguồn vốn, cơ chế quản lý, thanh toán, quyết toán vốn thực hiện
chương trình…

8.4. Nội dung triển khai thực hiện chính sách
 Ngay sau khi có Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
đã ra Quyết định 74/2008/QĐ-UBND phê duyệt Đề án nông thôn mới tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2008 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2015 do Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai ban hành, theo đó nội dung triển khai chính sách diễn ra
theo trình tự sau
• Chính quyền xã Xuân Định đã chủ động tổ chức triển khai chặt chẽ, bài bản
Đảng ủy ra Nghị quyết chuyên đề; xây dựng chương trình hành động; ra quyết
định thành lập Ban chỉ đạo cấp xã; Ban phát triển ở ấp; Ban giám sát chương
trình , phân công rõ từng thành viên theo dõi đôn đốc thực hiện từng tiêu chí.
Đồng thời vào thời điểm triển khai chương trình xây dựng NTM cũng là lúc toàn
Đảng bộ triển khai Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, cho nên các đảng viên, nhất là cán bộ đảng viên tham gia vào các ban chỉ
đạo và điều hành đã thấm nhuần khắc sâu lời dạy của Bác về vai trò nhiệm vụ của
các cấp ủy Đảng, của đảng viên đối với việc xây dựng nông thôn mới XHCN, nhất
là về phương pháp tác phong lãnh đạo. Ghi nhớ lời dạy của Người: Kế hoạch đặt
ra một, biện pháp thực hiện phải là mười, vì thế trong từng mục tiêu phấn đấu của
từng tiêu chí là những giải pháp hết sức cụ thể. Như nhằm phấn đấu đạt giá trị sản
xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tăng bình quân đạt 22,8% thì giải pháp được
thực hiện phải là: chú trọng phát triển cây công nghiệp, sử dụng nguyên liệu tại
chỗ và lao động tại địa phương, chọn lựa ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường,
ưu tiên các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm gắn với vùng nguyên
liệu; công nghiệp phục vụ nông, lâm nghiệp. Hỗ trợ phát triển công nghiệp vừa và
nhỏ, phát triển dịch vụ và phát triển mạnh các ngành nghề nhất là nghề truyền
thống của địa phương
• Xác định nông nghiệp vẫn là lĩnh vực trọng tâm, nhằm tận dụng các thế mạnh sẵn
có, chính quyền xã Xuân Định đã mạnh dạn vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Việc hoàn

thiện cơ sở hạ tầng nông thôn được coi là đòn bẩy tạo điều kiện cho việc đi lại và
phục vụ vận chuyển nông sản của nhân dân, giúp nông dân mở rộng quy mô các
trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Xã luôn chú trọng tới việc vận động nhân
dân xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo thành phong trào thường xuyên, rộng khắp,
nhận được sự đồng thuận cao của cán bộ và nhân dân.
• Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, xã khuyến khích người dân mạnh dạn áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tạo vườn tạp để trồng các loại cây
có năng suất cao như: sầu riêng, chôm chôm, bắp lai… Toàn xã hiện có trên 70%
dân số sản xuất nông nghiệp chuyên trồng cây lâu năm. Xác định các câu lạc bộ
(CLB) năng suất cao ở Xuân Định không chỉ là nơi tập trung sinh hoạt mà còn là
nơi chuyển giao công nghệ tiến bộ, định hướng sản xuất cho người dân, Xuân
Định có chủ trương vận động nông dân tham gia và tổ chức cho các CLB năng
suất cao, tạo điều kiện hướng dẫn hội viên CLB những kinh nghiệm hoạt động đạt
hiệu quả cao, góp phần hình thành các tiểu vùng sản xuất có năng suất cao như:
bắp từ 8-12 tấn tùy theo mùa vụ, lúa từ 7-8 tấn/ha, tiêu từ 3-4 tấn/ha, cây ăn quả
tăng 1,5 lần so với năng suất hiện nay.
• Nông dân ở Xuân Định được hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề bằng những biện pháp
cụ thể, như: •ng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng cơ
giới hóa trong gieo trồng, giảm tổn thất sau thu hoạch… Xã cũng đã thu hút được
một doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản. Tận dụng lợi thế về đất
đai, Xuân Định còn quy hoạch mở rộng thêm diện tích cây cao su, mít Thái Lan tại
ấp Nông Doanh và Bảo Thị, nâng thu nhập bình quân từ 100-150 triệu đồng/ha.
Xã còn phát triển khá mạnh nghề trồng nấm mèo theo phương pháp bán công
nghiệp. Nếu trước đây, để làm được 10.000 bịch nấm phải mất 6 công lao động,
nay với phương pháp đóng bịch bằng máy chỉ tốn khoảng 2 công lao động và đạt
độ đồng đều nên năng suất nấm tăng cao hơn. Hiện Xuân Định có 49 hộ nuôi
trồng nấm mèo, hàng năm cung cấp ra thị trường 380 tấn nấm.
• Đảng bộ xã Xuân Định cũng xác định, việc xây dựng NTM không chỉ là đầu tư về
cơ sở hạ tầng, mà quan trọng là làm thay đổi nhận thức của nhân dân về phát triển
NTM, qua đó giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Hiện

chính quyền địa phương tiếp tục chỉ đạo nhân rộng các mô hình làm ăn hiệu quả
và tập trung thực hiện các tiêu chí còn lại theo bộ tiêu chí mới về xây dựng NTM
của tỉnh.
• Bước đột phá quan trọng nhằm thúc đẩy nông nghiệp - nông thôn là hầu hết nông
dân trong xã mạnh dạn đầu tư ứng dụng kỹ thuật sản xuất mới và chuyển đổi cơ
cấu cây trồng theo hướng thị trường, nổi bật là 2 loại cây ăn trái chôm chôm và
sầu riêng. Để giữ vững thương hiệu trái cây xuất xứ từ Xuân Định, người dân đã
dần thay thế giống sầu riêng và chôm chôm thường không còn phù hợp với thị
trường sang trồng các giống sầu riêng, chôm chôm chất lượng cao được người tiêu
dùng ưa chuộng, như: sầu riêng Monthom và G6; chôm chôm Thái, chôm chôm
nhãn. Qua đó, giá trị kinh tế được nâng cao trên cùng một diện tích trồng. Nhà
vườn Xuân Định hàng năm có thu nhập đạt từ 100 - 250 triệu/hécta.
• Với lợi thế là vùng đất đỏ bazan, khí hậu ôn hòa, Xuân Định còn quy hoạch mở
rộng thêm diện tích cây cao su, mít Thái Lan tại ấp Nông Doanh và Bảo Thị, nâng
thu nhập bình quân từ 100-150 triệu đồng/hécta. Xã còn phát triển khá mạnh nghề
nuôi trồng nấm mèo theo phương pháp bán công nghiệp. Nếu như trước đây, để
làm ra được 10 ngàn bịch nấm phải mất 6 công lao động, nay với phương pháp
đóng bịch bằng máy chỉ tốn khoảng 2 công lao động và đạt độ đồng đều nên năng
suất nấm tăng cao hơn. Hiện Xuân Định có 49 hộ nuôi trồng nấm mèo, hàng năm
cung cấp ra thị trường 380 tấn nấm.
IV. Kết quả thực hiện chính sách
 Được chọn là 1 trong 18 xã điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới theo
quyết định của UBND tỉnh, sau 2 năm triển khai, đến nay xã Xuân Định,
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai trở thành 1 trong 3 xã đạt 100% tiêu chí
về xây dựng NTM, các kết quả mà xã đạt được như sau
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: 32,4% dịch vụ - 22,6% công nghiệp và xây
dựng – 44,9% nông lâm nghiệp
- 100% các tuyến đường giao thông trong xã đã được trải nhựa và đổ bê tông.
- Xóa sổ nhà tranh, 100% số hộ có điện sinh hoạt, nước sạch, nhà vệ sinh đạt chuẩn,
phương tiện nghe nhìn. Năm 2008, xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục THPT. Hiện

4/4 trường học trong xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trạm y tế xã có 6 cán
bộ y tế, trong đó có 1 bác sĩ. Hơn một nửa số dân tham gia bảo hiểm y tế. Tất cả các
hộ dân đều có điện lưới quốc gia để sử dụng và đặc biệt xã không còn hộ nghèo. Các
trường học trên địa bàn xã đều được công nhận là trường chuẩn quốc gia.
- Cả xã có hơn 1.700 hộ với ngót 10 ngàn nhân khẩu. Năm 2008, có 31 hộ nghèo, đến
năm 2011 giảm còn 18 hộ. Và đến nay, không còn hộ nghèo.
- Nếu năm 2008, thu nhập bình quân đầu người của người dân trong xã là 15 triệu
đồng/người/năm, thì đến năm 2011 tăng lên hơn 30,4 triệu đồng/người/năm, gấp gần
1,8 lần mức bình quân chung ở khu vực nông thôn trong tỉnh.
- Hiện nay cây sầu riêng, chôm chôm cho thu nhập trung bình 200 triệu/hécta, mít Thái
cho thu nhập bình quân từ 100 triệu đồng/hécta. Xã còn phát triển khá mạnh nghề
nuôi trồng nấm mèo theo phương pháp bán công nghiệp. Nếu như trước đây, để làm ra
được 10 ngàn bịch nấm phải mất 6 công lao động, nay với phương pháp đóng bịch
bằng máy chỉ tốn khoảng 2 công lao động và đạt độ đồng đều nên năng suất nấm tăng
cao hơn. Hiện Xuân Định có 49 hộ nuôi trồng nấm mèo, hàng năm cung cấp ra thị
trường 380 tấn nấm.
- Nếu như năm 2008, Xuân Định chỉ có 8 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ thì đến nay
đã có tới 56 trang trại sản xuất heo giống, heo thịt quy mô. Hiện xã đã có 9 câu lạc bộ
năng suất cao hoạt động rất hiệu quả.
- Năm 2011, mặc dù gặp khá nhiều khó khăn trong sản xuất nhưng giá trị sản xuất nông
nghiệp của xã vẫn đạt trên 360 tỷ đồng, bằng 108% kế hoạch năm và tăng hơn 20% so
với năm 2010. Năng suất cây trồng, vật nuôi được nâng lên giúp đời sống người dân
trong xã được cải thiện rõ rệt.
- Những người tham gia CLB đã nâng thu nhập của mình từ 60-80 triệu đồng/hécta/năm
lên 90-100 triệu đồng/hécta/năm. Đến nay, toàn xã có 9 CLB. Việc đào tạo nghề cho lao
động nông thôn cũng được chú trọng từ khá sớm, hiện số lao động đã qua đào tạo của xã
chiếm gần 70%.
V. Đánh giá tồn tại, hạn chế, bất cập của chính sách
7.1. Đánh giá tồn tại
1.Cơ chế đầu tư

Về cơ chế đầu tư cho xã điểm nông thôn mới để thực hiện bộ tiêu chí thiếu cụ thể, một số địa
phương chưa thực sự tập trung chỉ đạo cũng như ưu tiên bố trí vốn cho xã điểm nông thôn mới
để tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu theo giai đoạn đã được xác định tại Quyết định 74
và Kế hoạch 97.
2. Về sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất còn manh mún, các mô hình còn nhỏ lẻ (thuộc hộ và các nhóm hộ), những sản
phẩm mới ở dạng hình thức, chưa tiêu biểu cho năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ.
Thu nhập của người dân có tăng nhưng còn thấp.
- Chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa trong
khi doanh nghiệp là nhân tố cốt lõi tham gia thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa.
- Sản phẩm nông nghiệp làm ra giá cả không ổn định, việc lựa chọn hướng chuyển đổi
cây trồng, vật nuôi của người dân còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến phương thức canh tác
nhiều loại cây trên một diện tích đất sản xuất, làm hạn chế trong việc ứng dụng khoa học
kỹ thuật và nâng cao chất lượng vùng chuyên canh.
- Một số lĩnh vực sản xuất còn khó khăn như quy hoạch thủy sản chưa thực hiện được;
việc quản lý số bè nuôi cá của địa phương thiếu chặt chẽ.
3. Đối với lĩnh vực kinh tế tập thể
- Phần lớn các HTX có quy mô nhỏ, vốn ít, cơ sở vật chất còn hạn chế, không đưa tài sản
thế chấp vay ngân hàng, công nghệ sản xuất lạc hậu; nội dung hoạt động đơn điệu, chưa
thiết thực; chưa xây dựng được phương án kinh doanh khả thi Từ đó khó thu hút và huy
động vốn từ xã viên; chưa trở thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho xã viên để xã viên
gắn bó với HTX; chưa có thị trường đầu ra sản phẩm ổn định Từ đó chưa đủ sức cạnh
tranh trong kinh tế thị trường.
- Hoạt động của một số tổ hợp tác còn tự phát; hoạt động còn mang tính hình thức; chưa
đăng ký hoạt động với chính quyền địa phương nên gặp nhiều khó khăn trong giao dịch
kinh tế và giải quyết vấn đề tranh chấp trong nội bộ tổ hợp tác và giữa tổ hợp tác với các
thành phần kinh tế khác… Do đó hoạt động của tổ hợp tác chưa thực sự là bước đệm để
phát triển HTX.
4. Tín dụng, ngân hàng

- Phần lớn các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ, tính chất manh mún, có nhiều đối
tượng sản xuất khác nhau, do vậy thời hạn vay khác nhau dẫn đến thời điểm trả nợ khác
nhau nên việc thành lập tổ vay vốn liên đới gặp không ít khó khăn.
- Một số cấp xã, ấp khi phối hợp xét vay vốn ngân hàng còn mang nặng tính hình thức,
chưa chú ý đến chất lượng hoạt động của tổ. Việc theo dõi quá trình thành lập, hoạt động
của tổ vay vốn thiếu chặt chẽ để xảy ra hiện tượng tham ô, lợi dụng hoặc chây ỳ trả nợ,
dẫn đến thất thoát vốn của ngân hàng.
5. Môi trường
Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải thông thường mặc dù đạt chỉ tiêu nhưng chất lượng xử lý
chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân chủ yếu do khối lượng phát sinh lớn, khả năng lực lượng,
đầu tư cơ sở, phương tiện thu gom chưa đáp ứng được yêu cầu.
6. Về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
- Về giao thông: Tỷ lệ nhựa hóa đường xã quản lý đạt còn thấp so mục tiêu chương trình
đề ra (44,6%/70% tiêu chí đề ra.
- Về thủy lợi: Một số công trình thủy lợi chưa được sửa chữa nâng cấp nên chưa phát huy
hết hiệu quả; công tác kiên cố hóa kênh mương nội đồng thực hiện còn chậm, hiệu quả sử
dụng nước chưa cao. Nguồn vốn đầu tư công trình thủy lợi lớn nên hạn chế khả năng đầu
tư mới công trình. Công tác lập thủ tục giới thiệu địa điểm, thu hồi và cấp đất để xây
dựng khu đấu nối một số công trình thủy lợi do thực hiện nhiều thủ tục, vì vậy tiến độ
thực hiện còn chậm so với yêu cầu đặt ra.
- Về giáo dục: Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong giáo dục mặc dầu đã được quan tâm
đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở hiện chỉ
đáp ứng được phòng học cho học sinh, các phòng chức năng khác như y tế, phòng bộ
môn, phòng đa năng chưa được đầu tư đạt chuẩn.
- Về văn hóa - thể thao - du lịch: Công tác xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, du
lịch khu vực nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ còn
gặp nhiều khó khăn, chưa có bước đột phá và thiếu bền vững. Việc xây dựng các thiết
chế văn hóa, thể thao ở cơ sở gặp nhiều trở ngại, vướng mắc, nhất là về kinh phí và quỹ
đất, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng xã nông thôn mới.
- Công tác điều hành của Cấp ủy, UBND xã: Một số xã chưa thực hiện tốt trong công tác

phối hợp với các cấp để tháo gỡ những khó khăn của địa phương trong quá trình tổ chức
thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã.
7.2. Những hạn chế ,tồn tại từ phía chính quyền:
- Công tác triển khai Quyết định 74 và Kế hoạch 97 về xây dựng nông thôn mới đã được
quán triệt trong hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh đến huyện, xã, nhưng sự phối hợp trong
quá trình tổ chức triển khai thực hiện chưa thật đồng bộ, nên chưa phát huy được sức mạnh
tổng hợp và huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới của các cấp,
các ngành đã được triển khai nhưng chưa được sâu rộng chưa triển khai đầy đủ nên nhận
thức của nhân dân vùng nông thôn về chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ còn
mang tính thụ động, chưa thực sự tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Việc chỉ đạo, lãnh đạo của Cấp ủy, chính quyền các cấp có quan tâm chỉ đạo nhưng chưa
thực sự đi vào chiều sâu; một số Ban Chỉ đạo tại các địa phương hoạt động chưa đều tay,
các thành viên trong Ban Chỉ đạo chưa thực hiện tốt trong công tác phối hợp với cơ quan
Thường trực Ban Chỉ đạo, mạnh ai nấy làm (cấp huyện); một số xã gần như khoán trắng cho
chính quyền, thiếu sự phối hợp của các đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn.
VIII. Đề xuất hoàn thiện chính sách
a. Kinh nghiêm phát triển nông thôn mới ở một số quốc gia trên thế giới
 Mĩ phát triển ngành “kinh doanh nông nghiệp”
- Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa vừa
đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm cho phép tưới
rộng khắp cho những nơi thiếu mưa.
- Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động có
trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ. Điều kiện
làm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi: máy kéo với
các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy
gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền. Công nghệ sinh học giúp phát triển những loại
giống chống được bệnh và chịu hạn. Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng

phổ biến, thậm chí, theo các nhà môi trường, quá phổ biến. Công nghệ vũ trụ
được sử dụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất cho việc gieo trồng và thâm canh
mùa màng. Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm
mới và những phương pháp mới phục vụ việc nuôi trồng thủy, hải sản, chẳng hạn
như tạo các hồ nhân tạo để nuôi cá.
- Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông
nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều
doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh nông
nghiệp bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa
dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc
các công ty đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và
nguyên vật liệu cho nông dân sử dụng. Cũng giống như một doanh nghiệp công
nghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quả
hơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động
của mình sao cho linh hoạt hơn.
 Hàn Quốc: Phong trào Làng mới
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có
85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện
thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước
nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất
của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo.

×