Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

giáo án gdcd soạn theo mẫu mới GDCD 8 năm 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.27 KB, 156 trang )

Tuần 1
NS: 28 / 8 / 2017
Tiết 1
ND: 01 / 9 / 2017
Bài 1
TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I. Mục tiêu
1.Kiến thức : Hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải .
2.Kỹ năng . - Rèn luyện cho học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện
bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải .
3.Thái độ.
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải . Học tập gương
những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải .
4. Nội dung trọng tâm: -Nắm được khái niệm tôn trọng lẽ phải, biểu hiện, ý nghĩa của tôn trọng lẽ
phải để biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp..
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề...
b. Năng lực chuyên biệt: tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi..
II. Chuẩn bị
GV: SGK, SGV GDCD 8, bảng phụ
GV: Một số câu chuyện, đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải .
III.Tiến trình dạy và học
1.Ổn định (1’)
2 . Kiểm tra.(5')
Kiểm tra sách vở của học sinh .
3.B ài mới. GV Giới thiệu
HĐ của GV - HS
Ghi bảng
Hoạt động 1. Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu phần I. Đặt vấn đề
đặt vấn đề .(12')


1. Đọc
Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm thảo luận .
2. Nhận xét
* Nhóm 1 : Em có nhận xét gì về việc làm của quan
- Nguyễn Quang Bích là người dũng
tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên ? cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để
* Nhóm 2 :Trong các cuộc tranh luận có bạn đó ra ý
bảo vệ chân lí, lẽ phải, không chấp nhận
kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối. Nếu thấy ý kiến những điều sai trái.
đó đúng thì em xử sự như thế nào ?
- Nếu thấy ý kiến đú đúng thì em cần ủng
* Nhóm 3 : Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ
hộ ban và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách
kiểm tra, em sẽ làm gì ?
phân tích cho các bạn thấy những điểm mà
*Các nhóm đại diện lên trình bày.
em cho là đúng, là hợp lí.
HS bổ sung.GV kết luận
-Thể hiện thái độ không đồng tình của em
*Theo em trong những trường hợp trên
đối với hành vi đó. Phân tích cho bạn thấy
trường hợp nào được coi là đúng đắn phù hơp với đạo tác hại của việc làm sai trái đó và khuyên
lí và lợi ích chung của xã hội.
bạn lần sau không nên làm như vậy.
?Vậy lẽ phải là gì ?
*NLHT: Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn
đề,tự nhận thức.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học.(12')
II. Nội dung bài học
? Qua ví dụ trên em cho biết thế nào là tôn trọng lẽ

1/ Khái niệm tôn trọng lẽ phải
phải?
? Vậy tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào ?
2/ Ý nghĩa
? Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết
SGK / 5
tôn trọng lẽ phải.


Gv chất bài học SGK
*NLHT: Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn
đề, tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi....
Hoạt động 3:Hướng dẫn làm bài tập(10')
III. Bài tập
HS xác định yêu cầu bài tập1,2, 3 và làm tại lớp
1. Chọn ý đúng: c
HS trình bày theo nhóm, đại diện trả lời, bổ sung
2. Chọn cách ứng xử : c
GV nhận xét-> kết luận
3.Cách ứng xử thể hiện tôn trọng lẽ phải
*NLHT: Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn
trọng lẽ phải: a,c,e
đề,tự nhận thức, thực hành..
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá: (5’)
1/ Bảng ma trận các mức độ nhận thức:
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Kiến thức bài Tôn trọng Khái niệm, các hành vi Tìm và hiểu câu ca dao Liên hệ bản thân.

lẽ phải.
biểu hiện
liên quan
2/ Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá.
a. Câu hỏi nhận biết:
* Thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải? Nêu biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải?
-> Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội. Tôn
trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ
và hành vi của mình theo hướng tích cực.
Bh: biết lắng nghe ý kiến góp ý để hoàn thiện bản thân, phê phán, bài trừ cái xấu….
b. Câu hỏi thông hiểu:
* Em hiểu gì về câu tục ngữ: “Gió chiều nào theo chiều ấy”?
-> Câu tục ngữ thể hiện con người không vững tư tưởng, lập trường, không có chính kiến…
c. Câu hỏi vận dụng:
? Là học sinh em phải làm gì để rèn luyện trở thành người tôn trọng lẽ phải?
Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp,
phải sống trung thực, dám bảo vệ những điều đúng đắn, không chấp nhận và làm những điều sai
trái.Tôn trọng lẽ phải được biều hiện ở mọi lúc, mọi nơi, qua thái độ, lời nói, hành động.
3. Hướng dẫn tự học
- Về nhà học nội dung bài, làm tiếp bài tập 5,6 SGK
- Đọc trước bài Liêm khiết
- Tìm đọc trên báo vài câu chuyện nói về tính liêm khiết, chuẩn bị tốt cho tiết sau


Tuần 3
Tiết 2

NS: 10 / 9 / 2018
ND: 12 / 9 / 2018
Bài 2 : LIÊM KHIẾT


I.Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức : Hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết .
- Vì sao phải sống liêm khiết ? Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì?
2.Kỹ năng : Biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết .
3.Thái độ .
- Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết , đòng thời phê phán
những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống .
4. Nội dung trọng tâm: Thế nào là liêm khiết : Phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày,
ý nghĩa của liêm khiết.
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề...
b. Năng lực chuyên biệt: tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi...
II.Chuẩn bị.
- GV: Sgk. Sgv gdcd 8, sưu tầm 1 số truyện nói về phẩm chất liêm khiết .
- HS: soạn bài theo gợi ý của gv
III.Tiến trình dạy và học
1.Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ :(5’)
Câu 1: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào ?(5đ)
Câu2: Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?(5đ)
* Đáp án và biểu điểm :
Câu1/Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc
đẩy xã hội ổn định và phát triển.(5đ)
Câu2/(5đ)
- Tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, lẽ phải(1,5đ)
- Biết điều chỉnh hành vi(1,5đ)
- Ủng hộ những việc làm đúng đắn,...(2đ)
3 .Giới thiệu bài mới :
HĐ của GV- HS

Ghi bảng
Hoạt động 1.(14’) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
I.Đặt vấn đề .
phần đặt vấn đề .
1. Đọc.
? Phần đặt vấn đề 1 kể về ai ?
2. Nhận xét
? Bà là người như thế nào ?
* Mari Quyri.
? Em có suy nghĩ gì về cách sử xự của bà Mari
- Sáng lập ra học thuyết phóng xạ.
Quyri?
- Phát hiện và tìm ra phương pháp chiết ra các
? Em có nhận xét gì về cách sử xự của Dương Chấn nguyên tố hóa học mới .
và Bác Hồ ?
- Vui lòng sống túng thiếu từ chối khoản trợ
? Theo em những cách sử xự của Mari , Dương Chấn cấp của chính phủ Pháp.
, Bác Hồ có điểm gì chung ? Bộc lộ phẩm chất gì ?
 Sống thanh cao không vụ lợi.
? Em thử đoán xem khi bà Mari từ chối sự giúp đỡ
* Bác Hồ và Dương Chấn đều sống có trách
của Pháp . Sự từ chối đút lót của Dương Chấn và
nhiệm, không đòi hỏi vật chất.
cách sống của Bác Hồ thì họ cảm thấy như thế nào ?
* Mọi người sẽ có thái độ như thế nào đối với họ.
 Liêm khiết.
HS : Trao đổi trả lời.


* NLHT : Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết  Lương tâm thanh thản .

vấn đề, tự nhận thức..
 Mọi người quí trọng tin cậy của mọi người
làm cho xã hội trong lành sạch tốt đẹp hơn .
HĐ 2:(10’) HD tìm hiểu nội dung bài học
? Qua phần đặt vấn đề em cho biết liêm khiết là gì ? II. Nội dung bài học :
? Trái với liêm khiết là gì ( nhỏ nhen , ích kỷ ).
1.Khái niệm: Liêm khiết là một phẩm chất đạo
? Sống liêm khiết sẽ có ý nghĩa như thế nào ?
đức của con người thể hiện lối sống trong sạch,
HS: Liên hệ thực tế và bản thân, tự đánh giá những
không hám danh, không hám lợi không bận tâm
hành vi đó.
về những toan tính nhỏ nhen ích kỷ.
*NLHT: Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn
2.Ý nghĩa: Sống liêm khiết làm cho con người
đề,tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi...
thanh thản nhận được sự quý trọng tin cậy của
Hoạt động 3:(10’)Hướng dẫn làm bài tập
mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch,
Học sinh thảo luận nhóm
tốt đẹp hơn.
Vấn đề 1: Nêu những biểu hiện trái với lối sống liêm III. Bài tập
khiết .
Bài tập1: Hành vi thể hiện không liêm khiết
Vấn đề 2: Nêu những biểu hiện sống liêm khiết
a, b, d , e , g.
- Cử đại diện lên trình bày - học sinh nhận xét giáo
Bài tập 2: Em tán thành những ý kiến b,d ...
viên tổng kết .
? Theo em là học sinh có cÇn ph¶i liªm khiết

không?
? Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện
những đức tính gì?
- Sống giản dị, luôn phấn đấu học tập...
*NLHT: Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn
đề,tự nhận thức, thực hành..
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá: (5’)
1/ Bảng ma trận các mức độ nhận thức:
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Kiến thức bài Liêm Khái niệm, các hành vi Hiểu ca dao tục ngữ có Liên hệ bản thân.
khiết.
biểu hiện
nội dung liên quan
2/ Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá.
a. Câu hỏi nhận biết:
* Liêm khiết là gì? Tìm những biểu hiện sống liêm khiết và trái với lối sống liêm khiết?
-> Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh
không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ.
Biểu hiện: 1 người luôn có mong muốn làm giàu bằng tài năng, sức lao động của mình, không móc
ngoặc, hối lộ ...thì đó là người liêm khiết. Sẵn sàng dùng tiền bạc quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục
đích của mình. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi cho bản thân. Hành vi trên là không liêm khiết.
* Sống liêm khiết giúp ta điều gì ?
-> Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người.
b. Câu hỏi thông hiểu:
* Em hiểu gì về câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”?
-> Câu tục ngữ khuyên nhủ con người nên sống liêm khiết, có tự trọng, không nên vì nghèo đói mà
sống trái với lương tâm, trái với đạo đức..

c. Câu hỏi vận dụng:
* Theo em muốn trở thành người liêm khiết, ta cần rèn luyện như thế nào?
-> - Sống trung thực, thẳng thắn, không ham danh lợi.
- Làm việc bằng chính tài năng, sức lực của mình.


- Làm việc có trách nhiệm, vô tư, không đòi hỏi bất cứ điều kiện vật chất nào...
* Tình huống: trong giờ kiểm tra em không làm được 1 bài tập, em rất lúng túng, lo lắng vì đây là bài
kiểm tra quan trọng. Nhìn sang bạn bên cạnh em thấy bạn làm bài được. Trong tình huống đó em sẽ làm
gì?
-> Hs sẽ có nhiều cách trả lời tuy nhiên gv nên hướng hs tới cách xử lí bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ sau đó
làm bài theo cách mình vừa suy luận. Không nên hỏi bài, chép bài của bạn. Vì đó là vi phạm nội quy,
nếu bạn làm đúng mình chép được thì cũng không phải thực lực của mình. Điều đó thể hiện tính không
liêm khiết.
3. Hướng dẫn tự học
- Học các phần nội dung bài học .
- Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Tôn trọng người khác. Soạn theo câu hỏi gợi ý sgk


Tuần 4
Tiết 3

NS: 16 / 9 / 2018
ND: 18 / 9 / 2018
Bài 3:

TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:
- Hiểu tôn trọng người khác , biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao trong quan hệ xã hội mọi người đều cần phải tôn trọng lẫn nhau .
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác
trong cuộc sống.
-KNS: Học sinh rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù
hợp, thể hiện tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc.
3. Thái độ:
Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập những nét ứng xử đẹp, phê phán những biểu hiện của hành vi
thiếu tôn trọng người khác .
4. Nội dung trọng tâm:
Tôn trọng người khác , biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề...
b. Năng lực chuyên biệt: tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi..
II: Chuẩn bị: - Sgk, và sgv gdcd 8.
-Tấm gương về tôn trọng lẽ phải .
III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định (1’ )
2. Kiểm tra: (5’)
Câu1 Thế nào là cuộc sống liêm khiết ?(5đ)
Câu 2 Biểu nghĩa của cuộc sống liêm khiết?(5đ)
Đáp án và biểu điểm
Câu 1: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám
danh, không hám lợi không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỷ.(5đ)
Câu 2 Biểu hiện bản thân về liêm khiết(5đ)
- Giúp đỡ người khác khi gặp khó khắn.(1,5đ)
- Cân nhắc kĩ khi làm một việc gì đó.(1,5đ)
- Không nhỏ nhen, ích kỉ,...(2đ)

3.Giới thiệu bài mới.
HĐ của GV- HS
Ghi bảng
Hoạt động1:(10’)Tìm hiểu phần đặt vấn đề
I. Đặt vấn đề:
? Học sinh thảo luận nhóm : Chia lớp làm 3 nhóm
1. Đọc.
thảo luận 3 vấn đề.
2. Nhận xét
1,Nhận xét về cách cư sử thái độ việc làm của Mai?
* Mai: - Không kiêu căng
2, Nhận xét về cách ứng sử và thái độ của Hải?
- Lễ phép
3, Nhận xét về cách cư sử việc làm của Quân và
- Sống chan hòa, cởi mở
Hùng?
- Gương mẫu.
? Theo em những hành vi nào đúng để cho chúng ta
* Hải: - Học giỏi , tốt bụng
học tập?
- Tự hào vê nguồn gốc của mình
? Hành vi đó thể hiện điều gì?
* Quân và Hùng
*NLHT: Hợp tác, giải quyết vấn đề, thuyết trình
- Cười trong giờ học
- Làm việc riêng trong lớp.


 Hành vi của Mai và Hải thể hiện tôn trọng
Hoạt động 2:(13’)Nội dung bài học

người khác.
? Qua việc timh hiểu trên,em hiểu tôn trọng người
II. Nội dung bài học.
khác là gì ?
1. Khái niệm Tôn trọng người khác
? Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác?
là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự,
GV: HDHS lấy ví dụ liên hệ thực tế.
phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện
GV chốt
lối sống có văn hoá của mỗi người.
Hs đọc nội dung bài học sgk/ 9,10
2. Ý nghĩa: Có tôn trọng người khác thì mới
*NLHT: Hiểu, thuyết trình, tự học, hợp tác
nhận được sự tôn trọng của người khác đối với
mình. Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở
để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong
Hoạt động3:(11’) Hướng dẫn làm bài tập
sáng và tốt đẹp hơn.
Học sinh thảo luận nhóm .Chia lớp làm 2 nhóm thảo III. Bài tập
luân bài tập - Gv chốt lại ý đúng
Bài 1:Hành vi thể hiện tôn trọng người khác :
* Giải quyết tình huống Tuấn là người chỉ biết làm
a , g , i.
theo sử thích của mình không cần biết đến mọi người Bài 2.:Ý kiến đúng, sai
xung quanh?
- ý kiến a sai
Theo em Tuấn là người như thế nào ?
- ý kiến b ,c, đúng
? Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế Bài 3:

Bài tập 3
Hãy dự kiến những tình huống mà em thường gặp
a. Ở trường:
trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn
- Đối với thầy cô giáo: lễ phép, vâng lời, kính
trọng mọi người, theo các gợi ý sau:
trọng...
a. Ở trường (trong quan hệ với bạn bè, thầy cô
- Đối với bạn bè: chan hoà, đoàn kết, cảm
giáo...).
thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau...
b. Ở nhà (trong quan hệ với ông bà, bố mẹ, anh chị
b. Ở nhà: kính trọng, vâng lời ông bà cha mẹ;
em...).
nhường nhịn thương yêu, quý mến em....
c. Ở ngoài đương, nơi công cộng...
c. Ở nơi công cộng: tôn trọng nội quy nơi công
GV hướng dẫn HS làm bài tập
cộng, không để người khác phải nhắc nhở, hay
HS trả lời,GV chốt
bực mình
*NLHT: Giải quyết vấn đề, hiểu và vận dụng kiến
thức, thuyết trình, tự học
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá: (5’)
1/ Bảng ma trận các mức độ nhận thức:
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Kiến thức bài Tôn trọng Khái niệm, các hành vi Hiếu các câu ca dao có Giải quyết tình huống.

người khác.
biểu hiện
liên quan
2/ Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá.
a. Câu hỏi nhận biết:
- Thế nào là tôn trọng người khác? Nêu một số biểu hiện của hành vi tôn trọng người khác?
Gợi ý: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người
khác thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người.
Ví dụ: không ngắt lời người khác, ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự...
- Vì sao cần phải tôn trọng người khác?
Gợi ý: Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng người khác đối với mình, mọi người tôn
trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh.
b. Câu hỏi thông hiểu:
Em hiểu như thế nào về câu ca dao sau: Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau


Gợi ý: trong giao tiếp ứng xử cần biết ăn nói tế nhị, lịch sự, biết trước biết sau có như thế mới tạo sự
thoải mái. vui vẻ, vừa lòng người khác..
c. Câu hỏi vận dụng:
Tình huống: Ở nhà Lan thường xuyên sai vặt em mình và nói chuyện với em như ra lệnh, hay gắt gỏng,
bởi vì Lan nghĩ mình là chị và có quyền nói với em như vậy. Theo em bạn Lan suy nghĩ vậy có đúng
hay không? Vì sao?
Gợi ý: không vì dù em có nhỏ hơn mình thì mình cũng cần tôn trọng và cư xử nhẹ nhàng, lịch sự với
em. Có như thế tình cảm chị em mới càng bền chặt, thân thiết.
3. Hướng dẫn tự học :
- Nhắc lại nội dung bài học
- Làm bài tập còn lại trong sgk.
- Học bài cũ chuẩn bị bài mới: Giữ chữ tín.
+ Soạn bài theo câu hỏi gợi ý sgk/12



Tuần 4
Tiết 4

NS : 17 / 9 / 2018
ND : 19 / 9 / 2018
Bài 4:

GIỮ CHỮ TÍN

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là giữ chữ tín , những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín.
- Vì sao trong cuộc sống các mối quan hệ xã hội , mọi người đều phải giữ chữ tín.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín họăc không giữ chữ tín.
- KNS: Học sinh rèn luyện thói quen để trở thành người biết giữ chữ tín trong mọi việc.
3. Thái độ:
- Học sinh học tập có mong muốn và rèn luyện theo gương những người biết giữ chữ tín.
4. Nội dung trọng tâm:
- HS nắm được khái niệm giữ chữ tín và biểu hiện, ý nghĩa của giữ chữ tín.
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề...
b. Năng lực chuyên biệt: tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi..
II. Chuẩn bị
- GV soạn bài
- Hs soạn bài theo gợi ý của GV
III. Tiến trình dạy và học:
1, Ổn định (1’)

2. Kiểm tra bài cũ :(4’)
Câu 1/Thế nào là tôn trọng người khác?(5đ)
Câu 2/ Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác?(5đ)
Đáp án và biểu điểm
Câu 1/Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của
người khác; thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người.(5đ)
Câu 2 Ý nghĩa
- Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.(3đ)
- Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp
hơn.(2đ)
3. Bài mới:Giới thiệu bài mới :
HĐ của GV- HS
Ghi bảng
Hoạt động1:(13’) Tìm hiểu đặt vấn đề
I. Đặt vấn đề:
? Nước Tề bắt nước Lỗ phải làm gì ? Kèm theo
1. Đọc
điều kiện gì ?
2. Nhận xét
? ?Vì sao Vua tề lại bắt phải do Nhạc Chính Tử đưa - Nước Tề đem dâng nước Lỗ cái đỉnh
sang?
- Do Nhạc Chính Tử đem sang
? Trước yêu cầu của vua Tề, Vua Lỗ đã
- Vì ông tin vào Nhạc Chính Tử.
làm gì?
 Làm một cái đỉnh giả và sai Nhạc Chính Tử đưa
? Nhạc Chính Tử có làm theo không? Vì sao?
sang  nhưng ông không đưa sang.
? Hồi ở Pắc Pó có 1 em bé đòi bác điều gì ? Hơn 2 Vì ông coi trọng lòng tin của mọi người đối với
năm trở về Bác có giữ lời hứa không?

mình coi trọng lời hứa.
? Điều đó chứng tỏ Bác là người như thế nào?
* Em bé đòi mua cho 1 cái vòng bạc
GV: Người như Nhạc Chính tử và Bác Hồ là
Bác mua tặng con cái vòng
người giữ chữ tín .
Biết giữ chữ tín, hứa là làm.
? Vậy giữ chữ tín là gì ?


HS: Rút ra bài học.
*NLHT: Hợp tác, giải quyết vấn đề, thu
Hoạt động 2:(10’) Nội dung bài học
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết
tình huống : Thành bị ốm, Nam hứa với
cô giáo sẽ sang giúp Thành học tập nhưng Nam
quên mất .
? Theo em Nam có phải là người giữ chữ tín
không?
? Em có thái độ như thế nào đối với Nam
Không giữ chữ tín, không tin tửơng
? Nếu là em em sẽ làm gì ?
? Theo em người biết giữ chữ tín sẽ được
mọi người như thế nào ?
? Muốn giữ được lòng tin của mọi người
đối với mình thì ta phải làm gì?
? Theo em là học sinh có cần phải giữ
chữ tín không? Nếu cần phải giữ chữ tín
thì phải làm gì?
GV chốt nội dung

*NLHT: Hiểu, thuyết trình, tự học, hợp tác.
Hoạt động 3:(12) Bài tập
Học sinh thảo luận nhóm .Chia lớp làm 2 nhóm
thảo luận bài tập 1
- GV chốt lại ý
đúng
Bài tập 4:tìm câu ca dao, tục ngữ nói về giữ chữ
tín
Hs tự làm
*NLHT: Giải quyết vấn đề, hiểu và vận dụng kiến
thức, thuyết trình, tự học,hợp tác

II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm: Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin
của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và
biết tin tưởng nhau.

2, Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy
tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi
người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
3, Phương hướng rèn luyện ( sgk/12)

III:Bài tập
Bài tập1
Các tình huống a,c,d,đ,e: không giữ chữ tín .
Bài tập 4
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
- Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê ...

- Người sao một hẹn thì lên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười.
- Uy tín quý hơn vàng, khách hàng là thượng đế.

IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá: (5’)
1/ Bảng ma trận các mức độ nhận thức:
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Kiến thức bài Giữ chữ Khái niệm, hành vi biểu Nêu ý kiến cá nhân
Giải quyết tình huống.
tín.
hiện
2/ Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá.
a. Câu hỏi nhận biết:
- Thế nào là giữ chứ tín?
Gợi ý: Là coi trọng lòng tin của mọi người với mình, biết trọng lời hứa biết tin tưởng nhau.
- Trong cuộc sống hàng ngày việc giữ chữ tín có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
Gợi ý: Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình được
mọi người tin yêu, quý mến. Giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
- Nêu những biểu hiện giữ chữ tín?
Gợi ý: Thực hiện đúng nội qui của trường, biết nhận lỗi và sửa lỗi, nộp bài đúng quy định.
b. Câu hỏi thông hiểu:


Có những lời hứa không thực hiện được nhưng không có nghĩa là người đó không giữ chữ tín với người
được hứa .Em có đồng ý không ?Vì sao ?
Gợi ý: Đồng ý, vì có những lời hứa không thực hiện được do hoàn cảnh khách quan mang lại .ví dụ:
Bệnh ,họp đột xuất..

c. Câu hỏi vận dụng:
Tình huống: Lan có hẹn với bạn học nhóm vì mai có tiết kiểm tra toán, nhưng buổi chiều bỗng nhà em
có chị ở xa về chơi, lại mang rất nhiều quà, Lan rất muốn ở nhà chơi với chị nhưng lại đắn đo vì đã hẹn
học với bạn rồi. Trong trường hợp này, em sẽ giải quyết thế nào cho đúng?
Gợi ý: hs có thể trả lời theo ý mình, gv sẽ hướng đến cách giải quyết đi học với bạn, buổi tối rảnh sẽ nói
chuyện với chị sau. Như thế mới là người biết giữ lời.
3. Hướng dẫn tự học :
- Làm các bài tập còn lại.
- Học bài cũ chuẩn bị bài pháp luật và kỷ luật.
+ Soạn bài theo gợi ý sgk
+ Tấm gương tôn trọng pháp luật và kỉ luật.



Tuần 5
Tiết 5

NS: 24 / 9 / 2018
ND: 26 / 9 / 2018
Bài 5 : PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT

I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Hiểu được bản chất của pháp luật và kỉ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật, lợi
ích và sự cần thiết phải tự giác tuân theo những qui định của pháp luật và kỉ luật.
2. Kĩ năng: Biết xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kĩ luật trong học tập, sinh hoạt ở
trường, ở nhà.Thường xuyên vận động và nhắc nhở mọi người thục hiện tốt những qui định của nhà
trường và xh.
3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỉ luật, trân trọng nhũng người
có tính kỉ luật và tuân thủ pháp luật.
4. Nội dung trọng tâm: Nắm được khái niệm của pháp luật và kỉ luật, biết phân biệt pháp luật và kỉ

luật cũng như mối quan hệ giữa chúng.
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:: Nắm bắt, hiểu, giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức
b. Năng lực chuyên biệt: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, thuyết trình, vận dụng kiến thức
6. Phương pháp: Phân tích, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
II/ Chuẩn bị.
GV: giao án, SGK, tranh ảnh, bản nôi quy nhà trường
HS: Đọc bài, tìm hiểu những tấm gương tôn trọng pháp luật và kỉ luật.
III/ Tiến trình dạy và học.
1/ Ổn định(1’)
2/ Kiểm tra.(5’)
Câu 1:Thế nào là chữ tín?(4đ)
Câu 2: Nêu 4 hành vi thể hiện giữ chữ tín và 4 hành vi thể hiện không giữ chữ tín?(6đ)
* Đáp án và biểu điểm
Câu 1 :Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng
nhau.(4đ)
Câu 2: (6đ)
- Hành vi giữ chữ tín: Hẹn đúng giờ, mượn sách trả bạn đúng thời gian, biết sửa sai,...(3đ)
- Nói dối, không sửa lỗi, không đứng hẹn,...(3đ)
3/ Bài mới Giới thiệu bài
HĐ của GV - HS
Ghi bảng


HĐ1.(18’) Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
I/ Đặt vấn đề.
Thảo luận nhóm theo câu hỏi
1/ Đọc.
Nhóm 1: Theo em Vũ Xuân Trường và đồng bọn 2/ Nhận xét.
đã có những hành vi vi phạm pháp luật như thế

- Vũ Xuân Trường và đồng bọn tổ chức đường
nào ?
dây buôn bán, vận chuyển ma tuý .
Nhóm 2: Những hành vi vi phạm pháp luât của * Hậu quả
Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra những - Tốn tiền của.
hậu quả gì?
- Gia đình tan nát.
Nhóm 3: Để chống lại âm mưu xảo quyệt của bọn - Huỷ hoại nhân cách con người.
tội phạm ma tuý, các chiến sĩ công an cần phải có - Cán bộ thoái hoá biến chất.
những phẩm chất gì?
* Trừng phạt: 22 bị cáo với nhiều tội danh: 8 án tử
Nhóm 4: Chúng ta rút ra điều gì từ vụ á trên?
hình, 6 án chung thân….
Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét.
GV: chốt lại ý đúng của từng câu, bổ sung tính kỉ * Bài học
luật của lực lượng công an và những người điều - Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
- Giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện
hành pháp luật .
*NLHT: Hợp tác, giải quyết vấn đề, thuyết trình. hành vi vi phạm pháp luật.
II/ Nội dung bài học:
HĐ 2: TH pháp luật và kỉ luật (16’)
1) Khái niệm:
GV: Tổ chức học sinh thảo luận để làm rõ
PHÁP LUẬT
KỈ LUẬT
? Thế nào là pháp luật và kỉ luật ?
-Là
qui
tắc
xử

sự
GV đưa ra ví dụ để hs phân biệt được pháp luật và
chung
-Là qui định, qui ước
kỉ luật
-Mọi người phải tuân
Pháp luật: luật dân sự, luật giao thông, luật hôn - Có tính bắt buộc
theo
nhân gia đình, luật bản quyền, luật bảo vệ, chăm -Do nhà nước ban
hành
- Do tập thể, cộng đồng
sóc trẻ em..
Kỉ luật: nội quy trường lớp, cơ quan, nơi công -Biện pháp: giáo dục, đề ra
thuyết phục, cưỡng
-Biện pháp: khiển
cộng..
trách, kỷ luật
?Em hãy nêu mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ chế.
luật
2) Mối quan hệ giữa PL và KL:
*NLHT: Hiểu, thuyết trình, tự học, hợp tác
- Những qui định của tập thể phải tuân theo những
* Đọc mẩu chuyện từ báo Pháp luật cho Hs nghe. qui định của pháp luật, không được trái với PL
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá: (5’)
1/ Bảng ma trận các mức độ nhận thức:
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Kiến thức bài Pháp luật Khái niệm, các hành vi mối quan hệ giữa pháp Liên hệ bản thân.

và kỉ luật.
biểu hiện
luật và kỷ luật
2/ Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá.
a. Câu hỏi nhận biết:
Thế nào là pháp luật và kỉ luật? Nêu những ví dụ cụ thể về pháp luật và kỉ luật?
-> Pháp luật là: Là qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, thực hiện bằng biện
pháp: giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Ví dụ: luật lao động, luật hôn nhân gia đình... Kỉ luật là: Là qui
định, qui ước, yêu cầu mọi người phải tuân theo, do tập thể, cộng đồng đề ra, thực hiện bằng biện pháp:
khiển trách, kỷ luật. Ví dụ: nội quy cơ quan, trường học...
b. Câu hỏi thông hiểu:
* Em hãy nêu mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật?
-> Phải tuân theo những qui định của pháp luật, không được trái với PL.
c. Câu hỏi vận dụng: Bản thân em thực hiện những quy định của nhà trường như thế nào?


HS thực hiện nội quy trường lớp: đi học đúng giờ, không quay cóp trong thi cử, học bài làm bài đầy
đủ trước khi đến lớp
3/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Về nhà hoàn thành bài tập vào vở.
- Sưu tầm những mẩu chuyện về gương người tốt ( những người tự giác chấp hành pháp luật và kỉ luật )

Tuần 6
Tiết 6

NS: 3 / 10 / 2017
ND: 6 / 10 / 2017
Bài 5 PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT(TT)

I/ Mục tiêu.

1/ Kiến thức.
Hs hiểu được bản chất của pháp luật và kỉ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật, lợi ích và sự
cần thiết phải tự giác tuân theo những qui định của pháp luật và kỉ luật.
2/ Kĩ năng.
Hs biết xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kĩ luật trong học tập, sinh hoạt ở trường, ở
nhà.
KNS: Thường xuyên vận động và nhắc nhở mọi người thục hiện tốt những qui định của nhà trường
và xh.
3/ Thái độ.
Hs có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỉ luật, trân trọng nhũng người có tính
kỉ luật và tuân thủ pháp luật.
4/ Nội dung trọng tâm:
- Hiểu được bản chất của pháp luật và kỉ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật, lợi ích và sự
cần thiết phải tự giác tuân theo những qui định của pháp luật và kỉ luật.
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: Nắm bắt, hiểu, giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức
b. Năng lực chuyên biệt : Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, thuyết trình, hiểu và vận dụng kiến thức
6. Phương pháp: Phân tích, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
II/ Chuẩn bị.
GV: giao án, SGK, tranh ảnh
HS: Đọc bài, tìm hiểu những tấm gương tôn trọng pháp luật và kỉ luật, chuẩn bị tình huống về An toàn
giao thông
III/ Tiến trình dạy và học.
1. Ổn định lớp.(1’)
2. Kiểm tra.(5’)
Câu 1/Thế nào pháp luật ?(4đ)
Câu 2/ Kỉ luật là gì? Bản thân em thực hiện những quy định của nhà trường như thế nào?(6đ)
Đáp án và biểu điểm



Câu 1 : Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà
nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế..(4đ)
Câu 2: (6đ)
- Là những quy định, quy ước của một cộng đồng ( tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm
đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.(3đ)
- HS thực hiện nội quy trường lớp: đi học đúng giờ, không quay cóp trong thi cử, học bài làm bài
đầy đủ trước khi đến lớp,...(3đ)
3 Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
HĐ 1: Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật (10’)
? Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật trong đời sống xã hội và
nhà trường ?
? Ý nghĩa của kỉ luật đối với sự phát triển của cá nhân và
hoạt động của con người ?
Ví dụ về nội qui của nhà trường nếu không có tiếng trống
để qui định giờ học, giờ chơi, giờ tập thể dục...thì chuyện gì
sẽ xảy ra trong nhà trường..
GV: Phân tích, so sánh cái lợi, cái hại rút ra sự cần thiết
phải có pháp luật kỉ luật.
NLHT: Giải quyết vấn đề, hiểu và vận dụng kiến thức,
thuyết trình, tự học,hợp tác
HOẠT ĐỘNG 2: Thảo luận về biện pháp rèn luyện tính
kỉ luật đối với học sinh (10’)
? Tính kỉ luật của người học sinh biểu hiện như thế nào
trong học tập, trong sinh hoạt hằng ngày, ở nhà và ở nơi
công cộng ?
*Trong học tập: Học sinh phải tự giác, vượt khó, đi học
đúng giờ, làm bài đủ, không quay cóp trong kiểm tra, thi cử.
Biết tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội kiến thức; tự giác
lập kế hoạch, tự bồi dưỡng, học hỏi để đạt mục tiêu kế

hoạch học tập, không để thầy cô cha mẹ phiền lòng.
*Trong sinh hoạt ở cộng đồng và gia đình: Tự giác hoàn
thành những công việc được giao, có trách nhiệm đối với
mọi công việc chung và mọi người xung quanh, không bị sa
ngã và bị cám dỗ bởi các tệ nạn xã hội , biết điều chỉnh kế
hoạch cá nhân khi cần thiết.
? Biện pháp rèn luyện tính kỉ luật đối với học sinh như thế
nào ? Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ
sung ý đúng, giáo viên tổng kết lại.
NLHT: Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề,tự
nhận thức, tự điều chỉnh hành vi..
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập củng cố kiến thức: (14’)
Bài tập 1: Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm, học sinh
khác bổ sung nhận xét
Giáo viên đánh giá và sửa bài

Nội dung
II. Nội dung bài học:
3) Ý nghĩa:
- Có một chuẩn mực chung để rèn luyện
và thống nhất trong hành động.
- Xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi
của mọi người.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân
và XH phát triển theo 1 định hướng
chung.

4) Cách rèn luyện:
- Biết tự kiềm chế, cầu thị, vượt khó,
kiên trì, nỗ lực hàng ngày.

- Làm việc có kế hoạch
- Biết thường xuyên tự kiểm tra và điều
chỉnh kế hoạch
- Luôn biết lắng nghe ý kiến của người
khác và góp ý chân tình với bạn bè, đặc
biệt nghe lời ông bà cha mẹ.
- Biết tự đánh giá và đánh giá những
hành vi pháp luật và kỷ luật của bản thân
và mọi người một cách đúng đắn.
- Biết theo dõi tình hình thời sự diễn ra
xung quanh, biết học tập những tấm
gương người tốt, việc tốt và biết tránh
những tác động tiêu cực ngoài xã hội.

III-BÀI TẬP:
1) Quan niệm đó sai. Pháp luật cần cho
tất cả mọi người, kể cả người có ý thức
tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật, vì
đó là những qui định để tạo ra sự thống
nhất trong hoạt động, tạo ra hiệu quả,


chất lượng của hoạt động xã hội .
Bài tập 2: GV: cho học sinh thảo luận
2) Nội qui của nhà trường, cơ quan
GV: Gọi học sinh đại diện trả lời, học sinh khác bổ sung
không thể coi là pháp luật vì nó không
Giáo viên đánh giá và sửa bài
phải do nhà nước ban hành và việc giám
Bài tập 3: gv yêu cầu hs đọc yêu cầu của bt. Gọi đại diện hs sát thực hiện không phải do cơ quan

trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. GV chốt ý.
giám sát của nhà nước
NLHT: Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề,tự 3) ý kiến ủng hộ bạn Chi đội trưởng là
nhận thức, tự điều chỉnh hành vi..
đúng. Vì Đội là một tổ chức xã hội có
những qui định để thống nhất hành động,
đi họp chậm, không có lí do chính đáng
là thiếu kỷ luật
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá: (5’)
1/ Bảng ma trận các mức độ nhận thức:
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Kiến thức bài Pháp luật Ý nghĩa của PL và KL
Suy luận
Liên hệ thực tế.
và kỉ luật.
2/ Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá.
1. Câu hỏi nhận biết:
* Nêu ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật trong cuộc sống?
-> Có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hành động.
- Xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và XH phát triển theo 1 định hướng chung.
2. Câu hỏi thông hiểu:
* Theo em người học sinh có cần tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không?
-> Có vì học sinh có tỉnh kỉ luật thì nội quy nhà trường thực hiện tốt, tạo điều kiện cho mỗi bạn học tập,
rèn luyện tốt hơn.
Học sinh biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần làm cho gia đình, xã hội ổn định.
3. Học sinh cần phải rèn luyện tính kỉ luật thế nào?

-> Học sinh phải tự giác, vượt khó, đi học đúng giờ, đều đặn, biết tự kiểm tra lĩnh hội kiến thức, tự lập
kế hoạch, tự bồi dưỡng học hỏi để đạt mục tiêu kế hoạch học tập. Ở cộng đồng và gia đình: Tự giác
hoàn thành công việc được giao có trách nhiệm với công việc chung.
4. Câu hỏi vận dụng:
* Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào
liên quan đến ý thức người tham gia giao thông không? Em thử nêu các biện pháp khắc phục.
-> Tắc nghẽn giao thông có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về ý thức của người
tham gia giao thông, không đi đúng phần đường qui định.
Biện pháp khắc phục là mọi công dân chấp hành nghiêm túc và nhắc nhau cùng thực hiện; công an điều
khiển giao thông phải thực hiện nghiêm minh, đúng pháp luật về an toàn giao thông.
2/Hướng dẫn tự học:
-Về nhà hoàn thành bài tập vào vở.Soạn bài “Xây dựng tình bạn trong sáng và lành mạnh”
+ Soạn theo câu hỏi gợi ý sgk
+ Sưu tầm những mẩu chuyện về tình bạn trong sáng


Tuần 7
NS: 11 / 10 / 2017
Tiết 7
ND: 13 / 10 / 2017
Bài 6 XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG, LÀNH MẠNH
I/ Mục tiêu.
1/ Kiến thức.
- Hs kể được một số biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
- Phân tích được đặc điểm, ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
2/ Kĩ năng.
- Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và người khác trong quan hệ với bạn bè.
-KNS: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
3/ Thái độ.
-Hs có thái độ quí trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

4/ Nội dung trọng tâm:
- Hs kể được một số biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
- Phân tích được đặc điểm, ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: Nắm bắt, hiểu, giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức
b. Năng lực chuyên biệt:- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, thuyết trình, hiểu và vận dụng kiến thức.
6. Phương pháp: Phân tích, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
II/ Chuẩn bị
- GV: giao án, SGK
- HS: Đọc bài, tìm hiểu những tấm gương, mẩu chuyện về tình bạn trong sáng trong trường lớp.
III/ Tiến trình dạy và học.
1/ Ổn định (1’)
2. Kiểm tra.(15’)
Câu 1: Thế nào là pháp luật, ?(4đ)
Câu 2: Những biện pháp để rèn luyện tính kỉ luật?(6đ)
Đáp án
Câu 1: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm
bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. (4đ)
Câu 2 : Những biện pháp để rèn luyện tính kỉ luật?(6đ)
- Biết tự kiềm chế, cầu thị, vượt khó, kiên trì, nỗ lực hàng ngày.
- Làm việc có kế hoạch
- Biết thường xuyên tự kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch
- Luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác và góp ý chân tình với bạn bè, đặc biệt nghe lời ông bà cha
mẹ.
- Biết tự đánh giá và đánh giá những hành vi pháp luật và kỷ luật của bản thân và mọi người một cách
đúng đắn.
- Biết theo dõi tình hình thời sự diễn ra xung quanh, biết học tập những tấm gương người tốt, việc tốt
và biết tránh những tác động tiêu cực ngoài xã hội.
3/ Bài mới. Gv giới thiệu bài.
Hoạt động của GV-HS

Nội dung
Hoạt động 1:(8’)Hướng dẫn học sinh tìm hiểu I-Đặt vấn đề.
phần đặt vấn đề.
1. Đọc.
Thảo luận nhóm chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 2. Nhận xét
vấn đề.
1.Ănghen luôn sát cánh bên Mac trong sự
1.Nêu những việc làm mà Ănghen đã làm cho nghiệp.
Mac.
- Người bạn thân thiết cua rgia đình Mác.


2.Nêu những nhận xét về tình bạn của Mac và - Luôn giúp đỡ Mác trong lúc khó khăn.
Ănghen.
- Đi làm kinh doanh để lấy tiền giúp đỡ Mác.
3.Tình bạn của Mac và Ănghen dựa trên cơ sở 2.Tình bạn của Mac và Ănghen thể hiện sự quan
nào?
tâm giúp đỡ lẫn nhau.
Thảo luận theo nhóm - Đại diện các nhóm lên
- Thông cảm sâu sắc với nhau.
trình bày - Nhận xét bổ sung - Giáo viên kết luận.  Đó là tình bạn vĩ đại và cảm động nhất.
* Qua tìm hiểu về tình bạn giữa Mac và Ănghen 3.Tình bạn Mac và Ănghen dựa trên cơ sở
em cho biết thế nào là tình bạn
- Đồng cảm sâu sắc.
NLHT: Hợp tác, giải quyết vấn đề, thuyết trình
- Có chung xu hướng hoạt động .
Hoạt động 2:(7’) Nội dung bài học
- Có chung lí tưởng .
*Cảm xúc của em như thế nào khi gia đình mình
gặp khó khăn về kinh tế không đủ điều kiện đi học II-Nội dung bài học.

nhưng em được bạn bè giúp đỡ?
1.Khái niệm:
*Những câu TN nào sau đây nói về tình bạn?
Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hay nhiều
- Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
người trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng hợp nhau
- Thêm bạn bớt thù.
về sở thích, tính tình, mục đích, lí tưởng .
- Học thầy không tày học
2. Đặc điểm về tình bạn trong sáng lành mạnh.
? Thế nào là tình bạn ?
SGK/ 15
? Đặc điểm của tình bạn trong sáng , lành mạnh?
2.Ý nghĩa.
? Tình bạn của em dựa trên cơ sở nào ? vì sao?
- Cảm thấy ấm áp tự tin yêu cuộc sống hơn.
NLHT: Hiểu, thuyết trình, tự học, hợp tác
- Biết tự hoàn thiện để sống tốt hơn.
Hoạt động 3.(9’) Bài tập
Hs xác định yêu cầu từng bài tập.
Hs thảo luận- Đại diện nhóm trình bày- Nhóm
khác nhận xét- Gv nhận xét
? Em tán thành với ý kiến nào dưới đây giải thích III-Bài tập.
vì sao?
Bài tập 1.Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao
1-Tình bạn là tự nguyện bình đẳng.
- Tán thành với ý kiến c, đ, g.
2-T/b cần có sự thông cảm đồng cảm sâu sắc.
- Không tán thành a, b, d, e.
3-Tôn trọng tin cậy chân thành.

* Học sinh dựa vào nội dung bài học giải thích
4-Bao che cho nhau.
Bài tập 2: Em sẽ làm gì khi thấy bạn làm sai
NLHT: Giải quyết vấn đề, hiểu và vận dụng kiến
Học sinh liên hệ làm bài tập.
thức, thuyết trình, tự học,hợp tác
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá: (5’)
1/ Bảng ma trận các mức độ nhận thức:
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tình bạn trong sáng, Khái niệm tình bạn và Ý nghĩa của tình bạn và Liên hệ về tình bạn của
lành mạnh
biểu hiện.
giải thích DN.
bản thân.
2/ Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá.
a. Câu hỏi nhận biết:
* Em hãy cho biết tình bạn là gì?
-> Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích
hoặc có chung xu hướng hành động, có cùng lý tưởng sống.
* Những biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh là gì?
-> -Phù hợp với nhau về quan niệm sống.
- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
-Chân thành tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau.
- Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.


- Quan tâm chăm sóc giúp đỡ nhau.

- Trung thực thân ái vị tha.
* Em hãy nêu những thái độ, hành vi,việc làm không phù hợp với tình bạn trong sáng, lành mạnh?
-> lợi dụng bạn bè, bao che khuyết điểm cho nhau, dung túng cho nhau làm điều xấu, đua đòi, đàn
đúm,đua xe máy, sử dụng ma túy...
b Câu hỏi thông hiểu:
* Tình bạn có ý nghĩa như thế nào? -> Tình bạn trong sáng lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp,
tự tin, yêu con người và cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện bản thân để sống tốt hơn, xứng đáng với bạn
bè hơn.
* Hãy giải thích câu nói nổi tiếng của nhà văn Nga: “Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ cho anh
biết anh là người thế nào?”.
-> Câu danh ngôn nêu lên ầm quan trọng của mối quan hệ bạn bè đối với nhân cách con người.
+ Người ta thường kết bạn, giao du với những người cùng sở thích, cùng quan điểm, chí hướng. Người
tốt đến với nhau thì “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, người xấu cũng “ngưu tầm ngưu, mã
tầm mã”. Mặt khác, khi chơi thân với người, hay nhóm người nào thì chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng của
đối tượng đó theo quy luật “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma
mặc áo giấy”.
+ “Chọn bạn mà chơi” là một lời khuyên hết sức đúng đắn. Những người bạn tốt là chỗ dựa tinh thần,
là người đồng hành thân thiết trong cuộc đời, giúp mỗi người vươn lên sống tốt hơn, đẹp hơn. Chọn
được bạn tốt, chân thành luôn là niềm ao ước của mỗi người.
c. Câu hỏi vận dụng:
* Hãy nêu những điều em thấy về tình bạn của mình. Em sẽ làm gì để xây dựng một tình bạn trong
sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trường?
3. Hướng dẫn tự học:
- Làm các bài còn lại trong SGK.
- Chuẩn bị ngoại khóa Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội.
- Em đã tham gia nhứng hoạt động chính trị xã hội nào? Ý nghĩa?

Tuần 8
2017
Tiết 8


NS: 17 / 10 /
ND:20 / 10 / 2017

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
BÀI 7: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI
I-Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức.
- Học sinh hiểu các loại hình hoạt động chính trị - xã hội, sự cần thiết tham gia các hoạt động chính trị
- xã hội vì lợi ích ý nghĩa của nó.
2.Kĩ năng.
- Học sinh có kỹ năng tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, qua đó hình thành kỹ năng tự khẳng
định bản thân trong cuộc sống cộng đồng.
-Kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện tích cực hoặc không tích cực tham
gia hoạt động chính trị - xã hội. Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đặt tiêu.
3.Thái độ.
- Hình thành ở học sinh niềm tin yêu cuộc sống tin vào con người.


4/ Nội dung trọng tâm:
- Học sinh hiểu các loại hình hoạt động chính trị - xã hội, sự cần thiết tham gia các hoạt động chính trị
- xã hội vì lợi ích ý nghĩa của nó.
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: : Nắm bắt, hiểu, giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức
b. Năng lực chuyên biệt :Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, thuyết trình, hiểu và vận dụng kiến thức
II.Chuẩn bị.
- GV chuẩn bị nội dung kiểm tra
- HS soạn bài ở nhà theo sự hướng dẫn của cô giáo.
- PP- KTDH : Thuyết trình, nêu vấn đề, phân tích tình huống / Động não, thảo luận nhóm...
III-Các hoạt động dạy - học .

1.K iểm tra bài cũ (3’)
a) Tình bạn là gì? Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm cơ bản nào? (4đ)
Đáp án :
a.Tình bạn là gì ?
-> Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích
hoặc có chung xu hướng hành động, có cùng lý tưởng sống.
b.Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm cơ bản nào? (6đ)
- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
-Chân thành tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau.
- Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
- Quan tâm chăm sóc giúp đỡ nhau.
- Trung thực thân ái vị tha.
2. Bài mới:
* Khởi động : (2’)
-GV cho hs tham gia đóng vai 1 tình huống: vì không tuân theo luật giao thông đường bộ
đã xảy ra tai nạn trên đường.
?-Vậy trên đường đi học gặp cảnh đó em sẻ ứng xử thế nào ? Việc không tuân thủ luật giao thông
đường bộ có tác hại gì ?
=> Vậy để hiểu rõ hơn về các hình thức tham gia hoạt động chính trị-xã hội và ý nghĩa của nó.Chúng ta
cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
* HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1.Hướng dẫn hs trao đổi hiểu nội dung
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
mục đặt vấn đề (15p)
*Mục tiêu: HS nắm được nội dung mục đặt -Không đồng tình với quan niệm trên vì: sẽ không
vấn đề
phát triển toàn diện chỉ biết chăm lo lợi ích cá
*Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở, vấn nhân,không biết quan tâm đến lợi ích tập thể,

đáp, thảo luận nhóm
không có trách nhiệm với cộng đồng
-Gọi hs đọc to mục đặt vấn đề sgk tr.18
-Đồng ý vì: trở thành người phát triển toàn diện,có
-GV chia lớp thành 2 nhóm và tổ chức cho
tình cảm,biết yêu thương,có trách nhiệm với mọi
các nhóm thảo luận
người.
-Nhóm1: Có quan niệm cho rằng: để lập
-Học tập văn hoá,tham gia các hoạt động từ thiện,
nghiệp chỉ cần học tập văn hoá...
hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tham gia phòng chống
?-Em có đồng tình với quan niệm này không? các tệ nạn xã hội
Vì sao?
-Nhóm2: Có quan niệm lại cho rằng: Học
văn….Phải tích cực tham gia các hoạt động


chính trị xã hội của địa phương,đất nước. Em
có đồng ý với ý kiến đó khơng? Vì sao ?
-GV gọi đai diện các nhóm trình bày,các
nhóm khác nhận xét,gv nhận xét và chốt lại
-GV nêu ra một vài ví dụ về cá nhân trong xã
hội khơng biết,khơng quan tâm đến các hoạt
động chính trị xã hội
-GV chốt lại và chuyển ý
* HTNL: Hợp tác, giải quyết vấn đề, thuyết
trình
HĐ2.Hướng dẫn hs tìm hiểu, trao đổi, thảo
luận theo nội dung bài học (20p)

*Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học
*Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở, vấn
đáp, thảo luận

II.NỘI DUNG BÀI HỌC
1) Những hoạt động chính trị-xã hội
* Hoạt động xây dựng bảo vệ Nhà nước, chế độ
chính trị, trật tự an ninh xã hội
-Tham gia sản x́t của cải vật chất
-Tham gia chống chiến tranh,khủng bố
-Thực hiện nghĩa vụ qn sự
*HĐ trong các tổ chức chính trị xã hội, đồn thể
-GV hướng dẫn cho hs thảo luận chung cả lớp quần chúng
?- Hãy kể những hoạt động chính trị xã hội
-Tham gia các hoạt động Đội thiếu niên
mà em được biết ,em đã tham gia ?
-Tham gia hoạt động Đồn
-Các nhóm trình bày
*HĐ nhân đạo, bảo vệ mơi trường
-Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét
-Hoạt động hội từ thiện, nhân đạo, xố đói giảm
-GV nhận xét, chốt lại
nghèo, bảo vệ mơi trường…
2. Vì sao mỗi người phải tham gia hoạt động chính
trị-xã hội ?
Hoạt động chính trị xã hội là điều kiện để mỗi cá
nhân bộc lộ,, rèn luyện, phát triển khả năng và
?-Vì sao mỗi người phải tham gia hoạt động
đóng góp trí tuệ, cơng suắc của mình vào cơng việc
chính trị-xã hội ?

chung của xã hội .
3. Tại sao học sinh phải tham gia hoạt động chính
?-Tại sao học sinh phải tham gia hoạt động
trị xã hội ?
chính trị xã hội ?
Vì đó là đk để hình thành, phát triển thái độ, tình
* HTNL: Giải quyết vấn đề, hiểu và vận dụng cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao
kiến thức, thuyết trình, tự học,hợp tác
tiếp, ứng xử, năng lực tổ chức quản lý, năng lực
hợp tác .
IV. Kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh (5’)
1/ Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu Vận
Vận
dụng
(MĐ 1
(MĐ 2)
dụng
cao
Nội dung
( MĐ 3)
( MĐ 4)
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA
Biết được thế Hiểu tại sao lại
: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC nào là hoạt phải tham gia
HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ- XÃ động chính trị - hoạt động xã
HỘI
xã hội ?

hội ?
2.Câu hỏi và bài tập củng cố
Câu 1( MĐ 1). Thế nào là hoạt động chính trị-xã hội?

Vận dụng Vận dụng giả
để
rèn quyết
tình
luyện bản huống.
thân.


Đáp án : là hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị-xã
hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ
môi trường sống của con người...
Câu 2 (MĐ 2). Tại sao học sinh phải tham gia hoạt động chính trị xã hội ?
Đáp án : Vì đó là đk để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng
lực giao tiếp, ứng xử, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác .
Câu 3 (MĐ 3). Cách rèn luyện ?
Đáp án :
- Hòan thành nhiệm vụ được giao.
- Tình cảm niềm tin trong sáng.
- Đóng góp trí tuệ....
Câu 4 (MĐ). ) Em đến nhà bạn để rủ bạn cùng đi tham gia cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội
sắp tới, nhưng bạn không muốn đi vì đang xem đá bóng trên vô tuyến. Em sẽ xử sự như thế nào?
Vì sao?
Gợi ý
-Em sẽ thuyết phục, giải thích cho bạn thấy cứ năm năm mới có một lần bầu cử,
bóng đá không xem trận này thì xem trận khác.
-Học sinh phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; việc tuyên truyền cổ động

cho ngày bầu cử Quốc hội là trách nhiệm của một đội viên, việc làm đó thể hiện
lòng yêu nước
-Xong công việc bạn có thể tiếp tục xem bóng đá
3. Hướng dẫn tự học:Làm các bài tập trong SGK.
-Sưu tầm một số gương người tốt việc tốt.
-Chuẩn bị bài: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Soạn bài theo câu hỏi gợi ý sgk

Tuần 9
Tiết 9

NS: 24 / 10 / 2017
ND: 27 / 10 / 2017
TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC

I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức
- Học sinh hiểu về nội dung và những yêu cầu của việc học hỏi và tôn trọng các dân tộc khác.
2/ Kĩ năng.
- Học sinh biết phân biệt hành vi đúng hoặc sai trong việc học hỏi các dân tộc khác.
- Biết tiếp thu một cách có chọn lọc. Tích cực học tập nâng cao hiểu biết và tham gia các hoạt
động xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Kĩ năng sống: Kĩ năng thu nhập và sử lý thông tin về những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của
các dân tộc khác. Kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tư duy phê phán.
3/ Thái độ.
Hs có lòng tự hào và tôn trọng các dân tộc khác. Có nhu cầu tìm hiểu và học tập những điều tốt đẹp
trong nền văn hoá các dân tộc khác.
4/ Nội dung trọng tâm:
Nội dung và những yêu cầu của việc học hỏi và tôn trọng các dân tộc khác.
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: Nắm bắt, hiểu, giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức

b. Năng lực chuyên biệt : Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, thuyết trình, hiểu và vận dụng kiến thức


II/Chuẩn bị.
Gv Soạn bài
Hs soạn bài ở nhà
* PP/KTDH: Thuyết trình, gợi mở, đặt vấn đề, thảo luận nhóm, động não…
III/ Tiến trình dạy và học.
1. Kiểm tra.(2’) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
2.Bài mới.
* Khởi động (3’)
HS kể một số đóng góp của Việt Nam vào nền văn hóa thế giới. Vì sao phải tơn trọng và học hỏi
các dân tộc khác ? Việc tơn trọng và học hỏi các dân tộc khác có ý nghĩa gì. Cơ và các em cùng tìm
hiểu qua tiết học hơm nay.
* HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1(10’) GV hướng dẫn HS tìm I/ Đặt vấn đề.
hiểu đặt vấn đề
1. Đọc.
*Mục tiêu: HS nắm được nội dung của 2. Nhận xét
phần đặt vấn đề
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hố thế
*Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở, vấn giới…
đáp
- Việt Nam có những di sản được cơng nhận là di sản
văn hố thế giới: Cố đơ Huế, Phố cổ Hội An, Vịnh
Hạ Long…
? Việt Nam đã có những đóng góp nào đáng - Mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước
tự hào vào nền văn hố thế giới? Em hãy

khác như cử người đi học nước ngồi.
nêu thêm một vài ví dụ khác?
- Có tiếp thu và sử dụng những thành tựu mọi mặt
- Chủ tịch Hồ Chí Minh Là Danh nhân văn của thế giới như :Máy vi tính, điện tử viễn thơng, ti vi
hố thế giới…
màu…
? Lí do quan trọng khiến nền kinh tế Trung => Giữa các dân tộc có sự học hỏi kinh nghiệm lẫn
Quốc trỗi dậy mạnh mẽ?( Mở rộng quan hệ nhau và đóng góp của mỗi dân tộc sẽ làm phong phú

nền văn hố nhân loại
- Nước ta có tiếp thu và sử dụng những
thành tựu mọi mặt của thế giới khơng? Ví
dụ.
- Có tiếp thu và sử dụng những thành tựu
mọi mặt của thế giới như :Máy vi tính, điện
tử viễn thơng, ti vi màu…
? Theo em, chúng ta cần phải tơn trọng và
học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các
nước trong khu vực và trên thế giới khơng?
Vì sao?
*HTNL: Hợp tác, giải quyết vấn đề, thuyết
trình
Hoạt động 2:(15’) Gv hướng dẫn HS tìm II/ Nội dung bài học
hiểu nội dung bài học
1/ Thế nào là tơn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
*Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học
2/ Vì sao phải là tơn trọng và học hỏi các dân tộc
*Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở, vấn khác?
đáp
3/ Ý nghĩa của việc tơn trọng và học hỏi các dân tộc

? Thế nào là tơn trọng, học hỏi các dân tộc
khác?
khác? Ý nghĩa?
Sgk/21


? Chúng ta cần tơn trọng và học hỏi các
dân tộc khác khơng?Vì sao?
? Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì
ở các dân tộc khác? Ví dụ.
* HTNL: Hiểu, thuyết trình, tự học, hợp tác
Hoạt động 3:(10’)GV hướng dẫn HS
lụn tập và hướng dẫn tự học.
*Mục tiêu: HS hiểu và áp dụng giải được
các bài tập.
*Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở, vấn
đáp, thảo luận nhóm
Hs xác định u cầu từng bài tập.
Hs thảo luận- Đại diện nhóm trình bàyNhóm khác nhận xét- Gv nhận xét
Ví dụ: Cử người đi học hỏi về cơng nghệ
thơng tin, Y học…
Gv hướng dẫn hs làm câu 3,4

III/Lụn tập

Bài1.Nêu một số thành tựu văn hố, kinh tế…
- Thành tựu văn hố: Thánh địa Mĩ Sơn, Nhã nhạc
cung đình Huế…
- Thành tựu kinh tế: Nhà máy lọc dầu Dung Quốc,
Khu cơng nghiệp Bình Dương…

Bài 2:Chúng ta nên tiếp thu những gì ở các dân tộc
khác: Tiếp thu nền văn hố, kinh tế của các dân tộc
khác có chọn lọc.
IV. Kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh (5’)
1/ Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
(MĐ 1)
(MĐ 2)
( MĐ 3)
cao
Nội dung
( MĐ 4)
TƠN TRỌNG
Biết được thế nào là Hiểu vì sao cần tơn Vận dụng liên Vận dụng giả
VÀ HỌC tơn trọng và học hỏi trọng, học hỏi các hệ bản thân
quyết
tình
HỎI CÁC các dân tộc khác?
dân tộc khác?
huống
DÂN
TỘC KHÁC
2.Câu hỏi và bài tập củng cố
Câu 1 (MĐ 1). Thế nào là tơn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
Đáp án: Tơn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hố của các dân tộc. Ln tìm hiểu và tíêp thu
những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hố, xã hội của các dân tộc, đồng thời thể hiện lòng tự hào

dân tộc chính đáng của mình.
Câu 2 (MĐ 2). Vì sao chúng ta cần tơn trọng, học hỏi các dân tộc khác?
Đáp án: Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm tốt,tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát
triển đất nước. Giữ gìn bản sắc dân tộc,góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước.
Câu 3 (MĐ 3). Nên học tập các dân tộc khác như thế nào? Học sinh cần làm gì để thể hiện tơn trọng
học hỏi các dân tộc khác ?
Đáp án: Tích cực tham gia và tìm hiểu đời sống nền văn hố của các dân tộc trên thế giới, kể cả các
nước đang phát triển vì họ cũng có mặt tốt, mặt mạnh. Tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện hồn
cảnh, truyền thống dân tộc, tránh bắt chước, dập khn mù qng.
Câu 4 (MĐ 4)
Tình huống: Ở nhà văn hóa của trung tâm thành phố có tổ chức lễ hội cồng chiêng Tây Ngun rất hay,
Nam sang rủ Lan đi xem để biết thêm về văn hóa đặc sắc của dân tộc. Nhưng Lan khơng đi và nói rằng:
“Cồng chiêng có gì đâu mà xem, nhàm chán chết đi được, đang có buổi buổi diễn của nhóm nhạc đình
đám Hàn Quốc đây này, tó phải xem khơng thì tiếc lắm”
Em có đồng ý với câu nói của Lan khơng? Vì sao?


×