Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Tieu luan báo cáo thực tập chăn nuôi heo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 82 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau quá trình hơn hai năm học tập tại Trường Đại học Trà Vinh em đã được trang bị
những kiến thức khoa học kỹ thuật thuộc chuyên ngành Thú Y. Để áp dụng vào thực tiễn,
nâng cao tay nghề cũng như tích luỹ kinh nghiệm trong giai đoạn thực tập. Giai đoạn thực
tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi chập chuẩn ra
trường. Đây là khoảng thời gian mà các bạn sinh viên củng cố hệ thống hoá kiến thức đã
học, từ đó nâng cao được trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến
hành công việc nghiên cứu ứng dụng khoa học trong thực tiễn sản xuất. Tạo cho mình tác
phong làm việc đúng đắn và sáng tạo để khi ra trường trở thành một người cán bộ khoa
học kỹ thuật có chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn góp phần xứng đáng vào
xây dựng đất nước.
Xuất phát từ những lý do trên trường đã tổ chức cho lớp em có chuyến thực tập tiểu
luận tốt nghiệp bắt đầu từ ngày 20/04/2015 đến ngày 20/05/2105, tại trại thực nghiệm
Trường Đại học Trà vinh dưới sự hướng dẫn của thầy Lê văn Đông.

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hỗ trợ cũng
như giúp đỡ tận tình của quý thầy, đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực tập và các thầy,
chú, anh, ở đơn vị thực tập.
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Trà Vinh, đặc biệt
em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Văn Đông đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Mặc khác, em sẽ không hoàn thành bài báo cáo này nếu không có sự giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi từ phía đơn vị thực tập: Trại thực nghiệm Trường Đại học Trà
vinh. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, chú, anh đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập tại đơn vị.
Sau cùng em xin chúc cho Trường Đại học Trà Vinh ngày càng phát triển mở rộng
hơn các ngành nghề đào tạo để góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội. Bên cạnh đó em


xin chúc thầy, chú, anh, ở trại được nhiều sức khoẻ, trang trại ngày càng mở rộng và phát
triển.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
Thạch Thị Hồng Văn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP
Họ và tên: Thạch Thị Hồng Vân

Năm sinh: 1984

MSSV:
Lớp: Thú y

Mã lớp: DB12TY10DH

Chi nhánh:

Khoá: 2012 - 2017

Trường: Đại học Trà Vinh
Đã hoàn thành đợt thực tập tại: Trại thực nghiệm Trường Đại học Trà Vinh
Địa chỉ: Khóm 1, phường 9, Thành phố Trà Vinh

Thời gian thực tập từ: 20/04/2014 đến 20/05/2015
Nhận xét của trại:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Tra vinh, ngày

tháng 05 năm 2015

NHẬN XÉT
(Của giáo viên hướng dẫn)
3


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Giáo viên hướng dẫn


NHẬN XÉT
(Của giáo viên phản biện)

4


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Hình 2.1: Giống Heo Landrace.....................................................................................15
………………………………………………………………………………………………
Hình 2.2: Giống Heo Yorkshire………………………………………………..….…..16
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Hình 2.3: Giống Heo Duroc…………………………………………………….…….17
Hình 2.4: Giống Heo Pietrain……………………………..………………….………18
Hình 2.5: Giống heo Thuộc nhiêu………………………………………...…………..19
Giáo viên phản biện
Hình 2.6: Giống heo Ba Xuyên……………………………………………………….19
Hình 2.7: Giống heo Móng Cái……………………………………………………….20
Hình 2.8: Heo bị viêm tử cung…………………………………………………..……47
Hình 2.9: Thuốc……………………………………………………………………….48
Hình 2.10: Heo con bị tiêu chảy phân trắng.............................................................49
Hình 2.11: Heo con bị tiêu chảy E.coli......................................................................52
Hình 3.1: Tổng quan trại..........................................................................................56

Hình 3.2: Sơ đồ trại thực nghiệm Trường đại học Trà Vinh.........................................56
Hình 3.3: Chuồng nền lồng cá thể...........................................................................57
Hình 3.4: Thức ăn dành cho heo nái chửa................................................................58
Hình 3.5: Chuồng sàn lồng cá thể............................................................................59
Hình 3.6: Thuốc.......................................................................................................60
Hình 3.7: Thức ăn cho heo nái nuôi con....................................................................61
Hình 3.8: Thức ăn cho heo cai sữa………………………………………………...….63
Hình 3.9: Truyền tinh nhân tạoDANH
cho heo…………………………………………...….64
MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.10: Úm heo con………………………………………………………………..68
Hình 3.11: Thức ăn cho heo con tập ăn……………………………………………….70
Hình 3.12: Tập cho heo con ăn………………………………………………………..71
5
Hình 3.13: Cai sữa heo con……………………………………………………………71


Bảng 2.1: Tiêu chuẩn ngoại hình của heo nái hậu bị………………………………...23
Bảng 2.2: Thời gian đẻ của heo…………………………..………………………….25
Bảng 2.3: Nhiệt độ thích hợp cho heo con………………………….………………..36
Bảng 2.4: Một công thức thức ăn cho heo con tập ăn như sau………………………41
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng cho heo nái mang thai.......................................58
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng cho heo nái nuôi con ………………………...…61
Bảng 3.3: Nhiệt độ thích hợp cho heo con…………….……………………………..68
Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng cho heo con tập ăn……………….………...……70
Bảng 3.5: Lịch tiêm phòng vaccine trên heo nái và heo con……………………..….72
Bảng 5. 1: Số con sơ sinh bình quân/con/ổ………………………………….…….…76
Bảng 5.2: Tỷ lệ heo con sơ sinh sống đến 24h trong một lứa đẻ……………...……..76
Bảng 5.3: Trọng lượng sơ sinh bình quân/con…………………………………..…...77
Bảng 5.4: Tỷ lệ nuôi sống heo con cai sữa trên lứa…………………………………77

Bảng 5.5: Tỷ lệ hao hụt heo con từ sơ sinh đến cai sữa……………………………...78
DANH
MỤCđến
CÁC
BẢNG
Bảng 5.6: Tăng trọng bình quân
từ sơ sinh
cai sữa/con/ngày…………………..78
Bảng 5.7: Trọng lượng bình quân lúc cai sữa………………..………………………79
Bảng 5.8: Tỷ lệ bệnh và điều trị khỏi bệnh trên heo con……………………………79
6 heo nái đẻ…………………………80
Bảng 5.9: Tỷ lệ bệnh và điều trị khỏi bệnh trên


7


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮC
TL: Trọng lượng
NXB: Nhà xuất bản
MMA: Viêm vú, viêm tử cung, mất sữa
TS: Tổng số
ĐB: Đại bạch
MC: Móng cái
Cs: Cộng sự

8


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... 2
GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP......................................................................................3
NHẬN XÉT....................................................................................................................... 4
NHẬN XÉT....................................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮC........................................................................................8
MỤC LỤC......................................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...........................................................................................13
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................13
1.2. Mục tiêu theo dõi.......................................................................................................13
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................15
2.1. Chọn giống heo.........................................................................................................15
2.1.1. Các giống heo ngoại...............................................................................................15
a. Heo Landrace...............................................................................................................15
b.Heo Đại bạch (Yorkshire Large White)..........................................................................16
c. Heo Duroc.................................................................................................................... 17
d. Heo Pietrain................................................................................................................. 18
2.1.2.Các giống heo nội....................................................................................................18
a. Heo Thuộc nhiêu..........................................................................................................18
b. Heo Ba Xuyên..............................................................................................................19
c. Heo Móng Cái..............................................................................................................20
2.2. Chọn heo cái làm giống sinh sản...............................................................................20
2.2.1. Các tiêu chuẩn chọn lọc..........................................................................................20
2.2.2. Các giai đoạn chọn lọc...........................................................................................21
9



2.2.3. Chọn heo nái hậu bị................................................................................................22
2.3. Phương pháp phối giống heo.....................................................................................23
2.4. Đặc điểm sinh lý heo nái...........................................................................................25
2.4.1. Quá trình đẻ của heo ………………………………………………………………25
2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới số con đẻ ra/lứa và trọng lượng sơ sinh của heo con. . .26
2.5. Kỹ thuật nuôi heo nái đẻ và sau đẻ............................................................................27
2.5.1. Biểu hiện trước khi đẻ............................................................................................27
2.5.2. Môi trường nái đẻ...................................................................................................28
2.5.3. Thao tác đỡ đẻ........................................................................................................28
2.5.4. Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái sau đẻ.....................................................................32
2.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phát triển của heo con từ khi sơ
sinh đến khi cai sữa..........................................................................................................33
2.6.1. Số heo con sơ sinh đẻ ra trên ổ...............................................................................33
2.6.2. Số heo con còn sống trên ổ.....................................................................................34
2.6.3. Số heo con còn sống đến cai sữa............................................................................34
2.6.4. Trọng lượng heo con cai sữa...................................................................................34
2.7. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng heo con theo mẹ......................................................35
2.7.1. Đặc điểm sinh lý heo con theo mẹ..........................................................................35
2.7.2. Đặc điểm về sự sinh trưởng....................................................................................36
2.7.3. Đặc điểm về khả năng miễn dịch............................................................................37
2.7.4. Chăm sóc heo sơ sinh.............................................................................................38
2.7.5. Tập cho heo con ăn sớm.........................................................................................40
2.7.6. Cai sữa heo con......................................................................................................43
2.7.7. Nhu cầu dinh dưỡng heo con..................................................................................44
2.8. Một số bệnh thường xảy ra trên heo nái đẻ................................................................47
2.8.1. Viêm tử cung..........................................................................................................47
2.8.2. Bệnh sót nhau.........................................................................................................48
2.8.3. Bệnh sốt sữa...........................................................................................................48

10



2.9. Một số bệnh thường xảy trên heo con.......................................................................49
2.9.1. Tiêu chảy phân trắng heo con.................................................................................49
2.9.2. Bệnh viêm khớp ở heo............................................................................................50
2.9.3. Bệnh tiêu chảy do E.coli.........................................................................................51
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................54
3.1. Tổng quan nơi thực tập..............................................................................................54
3.1.1. Địa chỉ:................................................................................................................... 54
3.1.2. Khí hậu, tiềm năng kinh tế.....................................................................................54
3.2. Đặc điểm cơ bản của trại...........................................................................................54
3.3. Cơ sở vật chất của trại...............................................................................................55
3.4. Quy mô nhân sự........................................................................................................55
3.5. Sơ đồ cơ cấu của trại...................................................................................................55
3.6. Chuồng trại và quy trình chăm sóc heo bầu...............................................................56
3.7. Chuồng trại và quy trình chăm sóc heo nái đẻ...........................................................59
3.8. Chuồng trại và quy trình chăm sóc heo con cai sữa...................................................61
3.9. Nội dung thực hiện tại nơi thực tập...........................................................................63
3.9.1. Thời gian thực tập...................................................................................................63
3.9.2. Nội dung thực hiện.................................................................................................63
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.......................73
4.1. Phương tiện...............................................................................................................73
4.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................73
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................76
5.1. Số con sơ sinh bình quân/con/ổ.................................................................................76
5.2. Tỷ lệ heo con sơ sinh sống đến 24h trong một lứa đẻ................................................76
5.3. Trọng lượng sơ sinh bình quân/con...........................................................................77
5.4. Tỷ lệ nuôi sống heo con cai sữa trên lứa...................................................................77
5.5. Tỷ lệ hao hụt heo con từ sơ sinh đến cai sữa.............................................................78
5.6. Tăng trọng bình quân từ sơ sinh đến cai sữa/con/ngày..............................................78


11


5.7. Trọng lượng bình quân lúc cai sữa............................................................................79
5.8. Tỷ lệ bệnh và điều trị khỏi bệnh trên heo con............................................................79
5.9. Tỷ lệ bệnh và điều trị khỏi bệnh trên heo nái đẻ........................................................80
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................81
6.1. Kết luận..................................................................................................................... 81
6.2. Đề nghị...................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................82

12


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi heo là một thành phần quan trọng của các mô hình sản xuất nông nghiệp
ở Việt Nam nói chung cũng như ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, đồng thời còn
góp phần đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá trong tương lai.
Kỹ thuật nuôi heo là kết quả vận dụng có hiệu quả của các kiến thức cơ sở cũng như
tổng hợp được kinh nghiệm thực tế trong các quy trình chăn nuôi các loài heo khác nhau
trong nền kinh tế hiện nay. Chăn nuôi heo có giá trị là phải đáp ứng được nhu cầu thực
phẩm ngày càng cao của con người về mặt sản lượng và cả phẩm chất, đồng thời còn là
hàng hoá tham gia vào thị trường xuất khẩu và hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới.
Chăn nuôi heo còn được hoạt động được trong các mô hình sản xuất của nền nông nghiệp
bền vững, hạn chế dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Trong đó, nuôi heo nái là một trong những khâu quan trọng nhất, quyết định sự
thành công hay thất bại của nghề kinh doanh bằng nuôi heo. Nghề nuôi heo nái phụ thuộc
vào số lượng con sinh ra và số còn sống đến khi cai sữa của một nái trên một năm. Số

lượng heo con cai sữa sẽ quyết định số lượng heo xuất chuồng giết mổ và tổng trọng
lượng heo xuất bán của một heo nái trong một năm.
Một vấn đề khác cần phải quan tâm đó là công tác thú y, phòng chống dịch bệnh cho
đàn heo, nhất là trên heo nái và heo con sơ sinh trước tình trạng dịch bệnh đang diễn biến
phức tạp. Công tác này đòi hỏi phải có sự kết hợp và làm tốt từ các chi cục thú y, cơ quan
thú y các cấp.
Để góp phần đáp ứng yêu cầu cấp thiết và giúp bà con chăn nuôi nắm vững được
phương pháp phòng trị bệnh từ đó xây dựng quy trình, đề xuất giải pháp phòng chống
dịch bệnh và sản xuất hiệu quả, thì việc đầu tiên ta phải đặc biệt chú ý đến quy trình nuôi
dưỡng và chăm sóc. Nên em thực hiện chuyên đề “Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và
phòng trị bệnh trên heo con theo mẹ” trong chuyến thực tập tại trại thực nghiệm Trường
Đại học Trà Vinh.
1.2. Mục tiêu theo dõi
Kiểu chuồng nuôi heo nái đẻ, heo bầu, heo cai sữa.
Quy trình chăm sóc heo nái đẻ và sau đẻ, heo con sơ sinh, heo cai sữa.
Trọng lượng của heo con lúc mới đẻ và tăng trọng bình quân sau các ngày.

13


Tỷ lệ hao hụt của đàn heo con sau các ngày, tổng số con còn sống và tổng số con
chết.
Xác định tỷ lệ bệnh và điều trị khỏi bệnh trên heo con.
Xác định tỷ lệ bệnh và điều trị khỏi bệnh trên heo nái.

14


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Chọn giống heo

2.1.1. Các giống heo ngoại
a. Heo Landrace
Giống heo Landrace được chăn nuôi rộng rãi trên khắp thế giới hiện nay là giống
heo Landrace Đan Mạch. Từ những năm 1840, Đan Mạch đã nhập nhiều giống heo từ các
nước Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Trung Quốc… để cải tạo giống heo trong
nước. Giống heo Landrace được hình thành từ sự lai tạo giữa các giống heo địa phương
của Đan Mạch với các giống heo của Đức và của Anh như: Youtlan và Yorkshire.

Hình 2.1: Giống

Heo Landrace

Từ
1896,
trung tâm giống
trường tiêu thụ
đòi hỏi, cần phải
nạc và chóng lớn
của thị trường.

Đan Mạch đã có
heo đầu tiên, do thị
thịt heo ở Đan Mạch
có giống lợn nhiều
đề đáp ứng yêu cầu

Từ năm 1900 heo Landrace được chọn lọc theo hướng chóng thành thục, có dạng
hình thuỷ lôi, phần mông rất phát triển cho nên tỷ lệ jambon rất cao.
Từ năm 1907 – 1919 heo Landrace đã đạt được mức tăng trọng 540g/ngày, tiêu tốn
3,73 đơn vị thức ăn. Năm 1972 – 1973 mức tăng trọng đạt 735g/ngày với 3,0 đơn vị thức

ăn.
Ngày nay, heo Landrace có mức tăng trọng bình quân: 750 – 850g/ngày tuỳ theo
yêu cầu chăn nuôi của từng nước. Với các nước phát triển, mức sống của họ rất cao, họ
chỉ ăn thịt nạc cho nên họ không cần heo tăng trọng cao ở giai đoạn cuối, vì ở giai đoạn
này, sự tăng trọng chủ yếu là tăng tỷ lệ mỡ trong thành phần thịt xẻ. Tuổi đạt trọng lượng
220Lb (99,88kg) là 156 ngày, tỷ lệ nạc từ 56% trở lên.

15


Heo Landrace có màu lông trắng tuyền, mình dài, có hình dạng như trái thuỷ lôi, tai
to úp về phía trước, bụng gọn, 4 chân mảnh dẻ, chắc chắn, heo nái có 12 – 14 vú, mỗi lứa
đẻ từ 12 – 14 con.
Heo Landrace được nhập vào Việt Nam từ những năm 1970. Heo Landrace được sử
dụng lai kinh tế với heo nội. Công thức lai phổ biến nhất hiện nay là: 1/2 máu heo
Landrace, 1/4 máu lợn Đại bạch (hay Yorkshire) và 1/4 máu heo Móng Cái. Con lai nuôi
6 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 99 kg và cho tỷ lệ nạc từ 48% trở lên.
b. Heo Đại bạch (Yorkshire Large White)
Yorkshire là tên một vùng lãnh thổ Đông Bắc của Vương quốc Anh. Nhân dân vùng
này có tập quán nuôi heo chăn thả trên đồng cỏ từ xa xưa. Giống heo này có màu lông
trắng, thưa, cứng, trên da thường có vết xám đen, chân cao, tai rủ, đi lại nhanh nhẹn trên
đồng cỏ, khả năng sinh sản trung bình. Để cải tiến giống heo này, từ những năm 1770 –
1780, nước Anh đã nhập các giống heo từ châu Á.
Giống heo châu Á có đặc điểm là chóng thành thục, dễ vỗ béo, mắn đẻ và đẻ nhiều
con, xương nhỏ, lưng võng, tai ngắn và đứng, lông màu đen hoặc khoang đen trắng. Phần
mông đùi kém phát triển nên phần thịt jambon ít. Nhà chăn nuôi nước Anh Bakewell đã
lai tạo thành công giống lợn Large White từ lợn Yorkshire với lợn châu Á.
Giống lợn châu Á có đặc điểm là chóng thành thục, dễ vỗ béo, mắn đẻ và đẻ nhiều
con, xương nhỏ, lưng võng, tai ngắn và đứng, lông màu đen hoặc khoang đen trắng. Phần
mông đùi kém phát triển nên phần thịt jambon ít. Nhà chăn nuôi nước Anh Bakewell đã

lai tạo thành công giống lợn Lange Whorkshie với heo châu Á.

Hình 2.2: Giống Heo Yorkshire
Năm 1846, ông Tuley chủ nhà máy sợi ở Iveighley đã có mẫu hình tốt nhất về giống
heo Large White.

16


Năm 1851, sau hơn 50 năm tồn tại và phát, giống heo Yorshire Large White đã được
Hội đồng Khoa học công nhận là một giống mới.
Heo Đại bạch ngày nay được chăn nuôi rộng rãi trên toàn thế giới. Tại các nước phát
triển, heo Đại bạch được chọn lọc theo hướng nạc. Tỷ lệ nạc trên thịt xẻ đạt 55 – 56%. Tại
các nước đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng về nạc không cao như các nước phát triển cho
nên heo được chọn lọc theo hướng kiêm dụng thiên về nạc. Heo Đại bạch đã được nhập
vào Việt Nam năm 1968 từ Liên Xô cũ. Đàn heo giống nhập này đã thực sự có vai trò rất
lớn trong việc cải tạo, nâng cao sức sản xuất đàn heo địa phương Việt Nam bằng các công
thức lai kinh tế.
c. Heo Duroc
Là giống heo có màu lông hung đỏ toàn thân. Heo có nguồn gốc Hoa Kì với các tên
Duroc Jersey. Heo được hình thành từ khoảng năm 1860 với sự tham gia của các giống
heo nhập nội như: Heo đỏ Guinea, heo đỏ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Heo Duroc có đốm
đen ở 4 chân và mõm, tai đứng.

Hình 2.3: Giống Heo Duroc
Từ năm 1947, heo được nuôi rộng rãi nhất ở Mỹ, đặc biệt là vùng trồng ngô ở miền
Nam và các nước Mỹ La tinh. Heo có khả năng chống chịu nắng nóng khá tốt, nên có thể
chăn thả trên một khu có rào quây, có mái che ở chỗ cho ăn và trú nắng lúc trưa. Heo
Duroc có khả năng tăng trọng 785g/ngày, nuôi 171,89 ngày tuổi, đạt trọng lượng 99,88kg
(220 Lb), dày mỡ lưng ở sườn 10 là 3,09cm, diện tích cơ thăn: 30,45cm 2, khả năng sinh

sản: 9,3 con/lứa.
Heo Duroc được nhập vào miền Nam nước ta trước 1975. Năm 1976 heo Duroc
được nuôi tại trường Đại học Nông Nghiệp I và đã tiến hành cho lai kinh tế với lợn Món
Cái và lợn Ỉ, nhưng kết quả không cao.

17


Năm 1978, heo Duroc được nhập từ Cuba vào nuôi ở Viện chăn nuôi. Hiện nay heo
Duroc được sử dụng lai kinh tế với lợn lai F1 (ĐB x MC) nhằm tăng tỷ lệ nạc trong thành
phần thịt xẻ, phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
d. Heo Pietrain
Đây là heo có nguồn gốc từ Bỉ và cũng đã phổ biến khắp nơi trên thế giới như Pháp,
Mỹ, Canada…
Heo có sắc lông đen, bông trắng, ít mở, các bắp cơ lộ rõ dưới da, nhất là phần mông,
đùi lưng vai. Đây là giống heo nổi tiếng về cho nạc nhưng nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Ở
150 ngày tuổi đạt trung bình 80kg, nọc nái trưởng thành có thể đạt 200 – 250kg, heo nái
mỗi năm đẻ 1,8 lứa, mỗi lứa 8 – 9 con. Heo độ dày mở lưng dưới 10mm, tỷ lệ nạc trên
quầy thịt chiếm 65% như sơ nạc thô, dai, ít co vân mỡ, hương vị không thơm ngon.

Hình 2.4: Giống Heo Pietrain
Heo thích nghi kém với điều kiện khí hậu quá nóng, quá lạnh, quá ấm và rất dễ mắc
các bệnh về dinh dưỡng, sinh sản, hô hấp, tiêu hoá… Hiện náy heo nuôi thuần rất khó ở
quy mô gia đình và trang trại nhỏ, các trại lớn thường nuôi để sản xuất đực cuối tạo dòng
heo con nuôi thịt, hoặc sản xuất nọc lai 2 máu cho dễ nuôi trong nhân dân hay dễ cải thiện
phẩm chất thịt và tỷ lệ nạc trên một số giống heo khác. (Nguyễn Thanh Sơn, 2010).
2.1.2. Các giống heo nội
a. Heo Thuộc nhiêu
Là nhóm heo trắng, hình thành từ trước năm 1930 do lai giữa heo Bồ Xụ và heo
Yorkshire ở vùng Thuộc nhiêu huyện Châu Thành, Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Hướng kiêm

dụng nạc – mở, lông da trắng tuyền có xen bớt đen nhỏ trên da, tai nhô về phía trước. Heo
thích nghi tốt với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh nước ngọt vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Trọng lượng trưởng thành từ 120 – 160kg, đẻ 10 -12 con/lứa. Nuôi thịt
10 tháng tuổi đạt 95 – 100kg, tỷ lệ nạc 47 – 48%. Năm 1990, hội đồng Khoa học Nhà

18


nước và Bộ Nông nghiệp đã công nhận là giống Thuộc Nhiêu sử dụng nhân thuần và lai
kinh tế với đực ngoại cho năng suất tốt.

Hình 2.5: Giống heo Thuộc nhiêu
b. Heo Ba Xuyên
Là giống heo đen, đốm trắng xuất phát từ vùng Vị Xuyên thuộc tỉnh Sóc Trăng. Trên
da còn có đốm trắng nên còn gọi là heo Bông. Heo Ba Xuyên được hình thành từ các
giống heo địa phương cho lai tạo với heo Hải Nam, heo Craonnais và heo Berkshire. Từ
trước năm 1900, heo Hải Nam được nhập vào vùng đồng bằng sông Cửu Long, cho lai
với heo địa phương, hình thành nên heo Hòn Chông. Từ năm 1920, heo Hòn Chông được
giao phối với heo Craonnaise hình thành heo Bồ Xụ. Heo Bồ Xụ lai với heo Berkshire
hình thành nên heo Ba Xuyên ngày nay.
Heo có hướng mỡ - nạc, năng suất sinh sản trung bình, nuôi thịt đến 10 – 11 tháng
tuổi đạt 70 – 90kg. Heo thích nghi tốt với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, được sử dụng làm
nái nền cho lai với các giống heo ngoại cho năng suất khá cao.

Hình 2.6: Giống heo Ba Xuyên

19


c. Heo Móng Cái

Giống heo Móng Cái được nuôi rộng rãi hiện nay đều bắt nguồn từ huyện Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh. Heo Móng Cái có ba dòng: xương nhỏ, xương nhỡ và xương to. Cả
ba dòng đều có màu sắc lông da giống nhau: đầu đen, giữa trán có đốm trắng hình thoi mà
đường chéo lớn dọc theo chiều dài của mặt heo, mõm trắng, bụng và 4 chân trắng, phần
lông da trắng ở bụng và sườn được nối với nhau bằng một vành trắng vắt qua vai, làm cho
phần đen còn lại trên lưng và mông có hình dạng như cái yên ngựa. Ở chổ tiếp giáp giữa
đen và trắng, có một khoảng đen mờ, rộng khoảng 2cm do da đen lông trắng. Đặc điểm
lông da của heo Móng Cái là cố định. Tuy nhiên ở dòng heo Móng Cái xương to thì vành
trắng vắt qua vai thường hẹp hơn so với dòng xương nhỏ và xương nhỡ. Một đặc điểm
thường thấy ở dòng móng cái xương to là giữa vùng trắng vắt qua vai có một đảo đen nổi
lên như là một đặc điểm riêng cho dòng xương to. Dòng xương to có tai to và cúp về phía
trước. Còn dòng xương nhỏ và nhỡ thì tai bé và đứng. Dòng nhỏ có khả năng sản xuất
tương đương như heo Ỉ, cho nên dòng heo này không phát triển được.

Hình 2.7: Giống heo Móng Cái
Heo Móng Cái có khả năng sinh sản cao, từ 10 – 16 con/lứa, trung bình 11,6
con/lứa. Trọng lượng sơ sinh 0,6 – 0,8kg/con. Trọng lượng 60 ngày tuổi: 8 -12kg/con.
Cho lai với heo ngoại như: Đại bạch, Landrace, heo Móng Cái cho kết quả cao, có lứa đạt
tới 17 con, tăng trọng nhanh và phẩm chất thịt xẻ tốt. Trong những năm 1980, với chủ
trương Móng Cái hoá đàn heo của Nhà nước, heo Móng Cái đã được chăn nuôi rộng rãi
với số lượng lớn nhất trong tổng đàn nái có ở Việt Nam. (Võ Trọng Hốt và cs, 2007).
2.2. Chọn heo cái làm giống sinh sản
2.2.1. Các tiêu chuẩn chọn lọc
- Heo thuộc giống mắn đẻ: Sự mắn đẻ của heo thể hiện trên số con đẻ ra, tỷ lệ nuôi
sống trên một ô. Một ổ đẻ có 8 – 9 con nuôi sống đến cai sữa và một năm lợn nái cho từ
15 – 16 con là mức trung bình. Dưới mức này là kém. Heo nái mắn đẻ phải đạt 1,8 – 2 lứa
đẻ/năm và khi phối giống một lần đã có chửa.

20



- Heo có ngoại hình và thể chất tốt: Heo cái lai chọn giống phải trường mình, mông
nở, có từ 12 vú trở lên, có bộ khung vững vàng để bảo đảm sự bền vững của con giống.
Lông da trắng, có thể có bớt đen nhỏ trên da.
Đối với heo nội thuần như lợn Ỉ, heo Móng Cái cần đúng ngoại hình Ỉ (đen), Móng
Cái có vành yên ngựa và các lang khác. Lưng không quá võng, bụng không quá sệ, thưa
lông, mượt, da mỏng. Không chọn con có khuyết tật: chân yếu, lưng võng, âm hộ ngược,
vì đây có thể là hiện tượng do đồng huyết, do di truyền của bố mẹ.
- Lợn có nguồn gốc bố mẹ là giống tốt: Chọn con lai làm giống cần biết cụ thể bố
mẹ thuộc giống gì, biết khả năng sinh sản của con mẹ, số con đẻ ra từng lứa, chỉ nên chọn
ở đàn có 8 – 10 con, không có hiện tượng còi cọc, to nhỏ trong đàn. Không chọn ở lứa đẻ
5 con/ổ và đẻ lứa 1 con. Số con đẻ ít, có thể do di truyền của bố hay mẹ và sẽ ảnh hưởng
đến sinh sản đời con. Đối với con bố cần biết cụ thể là giống gì và thành tích phối giống
trên một số nái, nếu nhảy trực tiếp. Không nên mua heo ở chợ về nuôi và giữ làm giống
sinh sản vì không rõ nguồn gốc.
- Heo có khối lượng thích hợp: Khối lượng con cái được chọn lúc cai sữa 2 – 3
tháng tuổi 8 – 10 kg/con ở heo nội, phối giống lứa đầu đạt 45 – 50kg/con; 12 – 14kg/con
ở heo lai, 60 – 65kg/con lúc 6 – 7 tháng tuổi; 14 – 16kg/con ở heo ngoại, 7 – 8 tháng tuổi
đạt 75 – 80kg/con.
Khối lượng heo nái lai F1 không quá 150 – 180kg lúc trưởng thành, heo ngoại
không quá 200kg (trong điều kiện nuôi dưỡng ở Việt Nam).
2.2.2. Các giai đoạn chọn lọc
Chọn lần 1: Chọn heo lúc 3 tuần tuổi: to con, con khoẻ nhất trong ổ. Cần tìm cách
đánh dấu bằng mực trên con được chọn.
Chọn lần 2: Chọn lúc cai sữa 2 – 3 tháng tuổi ở những con đã đánh dấu khi chọn lần
1. Con được chọn phải đạt chỉ tiêu to, khoẻ và dáng cân đối, số vú có từ 12 trở lên. Khối
lượng phải cao hơn bình quân của đàn.
Chọn lần 3: Lúc 6 – 7 tháng tuổi: thân hình cân đối, khoảng cách vú đều, có 12 vú
trở lên, không có vú kẹ lép, âm hộ bình thường, không dị tật. Chọn những con có hiện
tượng động dục sớm. Cần chọn con lông da trắng (đối với heo ngoại như Landrace,

Yorkshire) để tránh bị pha tạp nhiều giống. (Phạm Hữu Doanh và cs, 2004).

21


2.2.3. Chọn heo nái hậu bị
Lúc 1 – 30 ngày tuổi: Với heo đực là 7 ngày tuổi vì những con không đạt tiêu chuẩn
sẽ thiến nuôi thịt. Với heo cái thì 21 ngày tuổi, lúc này chọn heo dựa vào gia phả, thành
tích sinh sản của cha mẹ, ông bà và ngoại hình heo con.
Chọn những con phát triển tốt không dị tật, bộ phận sinh dục không bất thường, trên
12 vú, cách nhau đều, lộ rõ.
Lúc cai sữa 31 – 60 ngày tuổi: Giai đoạn này sẽ chuyển qua khu làm giống hoặc
nuôi thịt. Thời điểm này chọn heo căn cứ vào sự sinh trưởng, ngoại hình và sức khoẻ của
heo.
Heo 3 – 5 tháng tuổi: Giai đoạn này chọn heo căn cứ vào sự sinh trưởng, phát triển
tầm vóc, cân đo và nuôi cá thể để kiểm tra hệ số chuyển hoá thức ăn cho mỗi kg tăng
trọng. Có thể so sánh xếp cấp phê điểm theo tiêu chuẩn định sẵn, những con không đạt
xuất bán hoặc nuôi thịt.
Giai đoạn 6 – 7 tháng tuổi: Quyết định cuối cùng phát triển tốt các chiều đo, năng
suất sinh trưởng cao, hệ số chuyển hoá thức ăn thấp, không mập mỡ, khung xương, chân,
móng vững chắc, bộ vú đều, núm vú lộ rõ, bộ phận sinh dục phát triển tốt, lanh lẹ, không
nhút nhát, sỡ hãi hoặc hung dữ.
Ở heo cái có biểu hiện động dục lần đầu, cường độ mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm
cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai. Heo hậu bị cho ăn thức ăn đủ dinh
dưỡng, không quá thừa, không thiếu. Từ tháng thứ 5 – 6 có thể phải hạn chế định lượng
thức ăn để tránh mập mở kém khả năng sinh sản, có thể bổ sung vitamin A, D, E để hỗ trợ
sự sinh trưởng phát dục.
Ở con đực cần chú ý tính hăng, chúng thường có phản xạ giao phối và có thể xuất
tiết chất dịch từ dương vật.
Chuồng trại phải thông thoáng có độ dốc thoát nước dễ dàng. Phải có biện pháp

chống lạnh, chống nóng, chống mưa tạt gió lùa, không nuôi chung nhiều con, có tầm vóc
thể trạng khác nhau. (Hồ Quốc Đạt, 2012).
Lúc cai sữa: Theo Nguyễn Quang Linh (2005) chọn lọc vào thời điểm này cần dựa
vào gia phả, thành tích sinh sản của bố mẹ, ông bà và ngoại hình của heo con. Nên chọn
những con bụ bẫm, tăng trưởng tốt, trội nhất trong đàn, không có những khuyết tật, dị
hình, bộ phận sinh dục không bất thường, số vú từ 12 trở lên, các vú cách đều nhau. Heo
lanh lợi không ủ rũ, bệnh tật.

22


Lúc 60 – 70 ngày tuổi: Tiếp tục chọn lựa trong số những con được tuyển của lần 1
dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khoẻ để chuyển qua khu nuôi
làm giống, những con còn lại không đạt sẽ chuyển sang nuôi bán thịt.
Lúc 4 – 6 tháng tuổi: Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát
triển tầm vóc. Nếu có các dị tật sẽ dễ dàng nhận ra. Ta có thể so sánh xếp cấp phê điểm
theo tiêu chuẩn định sẵn bên dưới.
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn ngoại hình của heo nái hậu bị
STT

Bộ phận

Ưu điểm

1

Đặc điểm giống, thể Đặc điểm giống biểu hiện rõ. Cơ thể phát triển cân
chất, lông da
đối, chắc chắn, khoẻ mạnh, mập vừa phải. Lông da
bóng mượt. Tính tình nhanh nhẹn nhưng không

hung dữ.

2

Vai và ngực

Vai nở đầy đặn, không xuôi hẹp. Ngực sâu rộng,
khống lép.

3

Lưng sườn và bụng

Lưng thẳng, dài vừa phải, sườn sâu, tròn. Bụng
không sệ, bụng và sườn kết hợp chắn chắn.

4

Mông và đùi sau

Mông tròn, rộng và dài vừa phải. Đùi đầy đặn, ít
nhăn.

5

Bốn chân

Bốn chân tương đối thẳng, không quá to nhưng cũng
không quá nhỏ. Khoảng cách giữa 2 chân trước và 2
chân sau vừa phải. Móng không tè. Đi đứng tự

nhiên. Đi bằng móng chân.

6

Vú và bộ phận sinh dục

Có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều nhau

Nguồn: Nguyễn Văn Bắc, (2009).
Lúc 7 – 10 tháng tuổi: Đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cung. Ngoài
những yếu tố ngoại hình đã được đề cập ở trên, thời điểm này cần chú ý đến những biểu
hiện động dục lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm.
Điều này sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ vú xấu,
quá nhút nhát hay qúa hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì nên loại thải).
2.3. Phương pháp phối giống heo
Các hình thức phối giống.
- Phối giống trực tiếp:

23


Dùng heo đực đang làm việc (heo đực giống đã trưởng thành hoặc đang sử dụng làm
giống) cho giao phối trực tiếp heo nái đang động dục đến thời điểm phối giống thích hợp
(có sơ đồ ghép đôi giao phối trước, để tránh hiện tượng đồng huyết và theo mục đích nhân
giống của người nuôi), phải xác định đúng thời điểm phối giống.
- Phối giống gián tiếp (thụ tinh nhân tạo):
Thông qua kỹ thuật viên để thực hiện công việc đưa tinh dịch vào cơ quan sinh dục
con cái, thao tác này đòi hỏi phải có kỹ thuật cao mới đạt tỷ lệ đậu thai cao, bao gốm công
việc xác định đúng thời điểm phối giống, lấy tinh dịch, kiểm tra tinh, bảo quản và phối
giống.

Điều kiện lưu ý trong công tác phối giống: “hiện tượng đồng huyết” những heo đực
và heo cái có liên hệ thân tộc (cùng cha hay cùng mẹ, heo cha mẹ phối heo con), heo con
sinh ra chậm lớn, khó nuôi, tỷ lệ sống thấp.
Xác định thời điểm gieo tinh thích hợp: quan sát heo khi thấy có những biểu hiện
như: ăn ít hay bỏ ăn, quậy phá chuồng, ân hộ chuyển màu từ đỏ hồng sang tái nhợt, dịch
tiết ra hơi đặc, khi dùng hai ngón tay ấn vào 2/3 lưng thấy đứng yên, tai vảnh, đuôi cong,
mắt lờ đờ.
Làm ấm lại lọ chứa tinh: bằng cách nắm trong lòng bàn tay trong vòng 1 đến 2 phút,
mục đích cho tinh trùng hoạt động trở lại.
Kích thích: dùng một ít tinh dịch đực vẹt lên trên mũi heo cái giống, có thể dùng tay
kích thích bộ phận sinh dục.
Đeo găng tay đã vô trùng vào tay: dùng dầu bôi trơn hoặc tinh trùng bôi trơn ống
dẫn tinh.
Khi heo đã được kích thích cao độ: từ từ đưa ống dẫn tinh đã được bôi trơn vào,
nghiêng một góc 450 (mục đích để ống dẫn tinh không bị lệch hướng xuống bọng đái) nhẹ
nhàng đưa ống dẫn tinh vào 2 đến 3 tấc (tuỳ theo từng giống heo), khi tay có cảm giác hơi
cưng lúc này ta gắn lọ tinh vào ống dẫn tinh: thong thường khi ống dẫn tinh lọt qua cổ tử
cung là do phản xạ co bóp của cổ tử cung, nếu bóp mạnh mà tinh vẩn không chảy ra có
thể do ống dẫn tinh chưa lọt qua cổ tử cung hoạc ống dẫn tinh được vào quá sâu khi đó ta
xử lý bằng cách đưa sâu vào hoặc kéo ống dẫn tinh ra một chút. Sau khi tinh dịch được
đưa hết vào cổ tử cung của heo cái xem như công việc phối giống đã kết thúc.
Có thể gieo lại lần 2: cách lần 1 khoảng 10 đến 12 giời. (Trương Văn Hiểu, 2012).

24


2.4. Đặc điểm sinh lý heo nái
2.4.1. Quá trình đẻ của heo
Theo Trương Nhật Trường (2009), quá trình đẻ của heo được chia làm 4 giai đoạn:
+ Thời kỳ mở cửa: Thân tử cung và sừng tử cung co bóp mạnh, lúc đầu co bóp ngắn,

nghỉ dài về sau co bóp dài, nghỉ ngắn. Khi tử cung co bóp thai và nước màng thai ép vào
cổ tử cung làm cho cổ tử cung mở ra, một bộ phận màng thai chui qua cổ tử cung vào âm
đạo. Do các co bóp mạnh màng thai vở, nước ối chảy ra làm trơn đường thai ra.
+ Thời kỳ thai ra: Lúc này cơ tử cung co bóp mạnh dồn dập kéo dài, cơ bụng, cơ
hoành cũng có bóp làm cho áp lực trong xoang chậu tăng lên. Khi áp lực đạt cao nhất, thai
đi qua cửa xoang chậu, qua âm đạo rồi ra ngoài. Khi thai ra rốn của chúng tự đứt rời khỏi
dạ con.
+ Thời kỳ nhau ra: Sau khi thai ra từ 1 – 6 giờ, do tử cung tiếp tục co bóp nên nhau
thai sẽ được đẩy ra. Nếu 6 giờ nhau thai không ra hết là hiện tượng bị sát nhau, phải can
thiệp kịp thời để tránh viêm tử cung cho heo mẹ.
+ Thời gian hồi phục tử cung: Thời gian này phụ thuộc rất lớn vào ba giai đoạn trên
của quá trình sinh đẻ, thông thường 2 – 3 ngày. Thời gian đẻ của heo thường từ 1 – 5 giờ
đẻ đến 9 – 14 con. Thời gian rặn đẻ mỗi lần là 7 giây, đẻ 1 con là 3 giây, khoảng cách giữa
các con 420 giây, heo mẹ đẻ bình thường (1 – 2 giờ).
Theo Hồ Quốc Đạt (2012), nguyên nhân gây đẻ do Oestrogen của nhau thai tăng tiết
đột ngột, làm tăng độ mẫn cảm của cơ trơn thành tử cung với Oxytoxin, giải phóng ức chế
Progesteron. Do Adrenalin Corticosteroid của tuyến thượng thận tăng tiết, ức chế tiết
progesterone. Do Prostagladin F2 được tiết ra, thể vàng bị phá vở, Progesterone trong
máu giảm nhanh. Do Relatin tăng tiết, kích thích tuyến yên tiết Oxytoxine, tăng co bóp cơ
tử cung. Do bào thai phát triển, chèn ép cơ giới vào khung xoang chậu gây co bóp cơ giới.
Do trilon B giảm, trilon A tăng, gây nên sự vận động mạnh của cơ tử cung, heo mẹ rặn
mạnh, đẩy thai ra ngoài.
Bảng 2.2: Thời gian đẻ của heo
Thời gian (giờ)

Giai đoạn đẻ

Giai đoạn con ra

Giai đoạn nhau ra


Bình thường

2–5

1-4

1-4

Không bình thường

6– 12

6 - 12

> 12

Nguồn: Trương Nhật Trường (2009).

25


×