Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quy hoạch và phát triển không gian ngầm đô thị việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.34 KB, 11 trang )

QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN NGẦM
ĐÔ THỊ VIỆT NAM
TS. Nguyễn Trúc Anh - Phó VP
Ban chỉ đạo QH và ĐTXD Vùng thủ đô Hà Nội,
TS. Đinh Tuấn Hải - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Tóm tắt
Không gian ngầm là không gian bị hạn chế nên một khi đã khai thác và xây dựng
thì rất khó thay đổi. Vì thế, chúng ta cần phải có cái nhìn xa trong việc quy hoạch, xây
dựng và phát triển không gian ngầm đô thị trong thành phố một cách tổng thể. Trong bài
nghiên cứu, các tác giả sẽ tổng quan có hệ thống và có chọn lọc các thông tin cơ bản về
quy hoạch và phát triển không gian ngầm. Tiếp đó, các tác giả đưa ra đề xuất trong các
hướng dẫn lập quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị.

PLANNING AND DEVELOPMENT FOR UNDERGROUND SPACES
OF URBAN AREAS IN VIETNAM
Nguyen Truc Anh - Vietnam Institute for Architecture and Planning
of Urban and Rural
Dinh Tuan Hai - Hanoi Architectural University

Abstract
Underground space is the limited space so upon utilization and construction, it is
difficult for change or modification. Thus, we should have broad images on general
planning, construction and development for urban undergrounf spaces within cities. On
this paper, authors summarize generally and systematically for basic infroamtion on
planning and developing of underground spaces. Later, the authors proposes guidelines
on establishment of planning and developing plans for urban underground spaces.

1


1. Giới thiệu chung


Hiện nay, rất nhiều thành phố trên thế giới đã quy hoạch và tổ chức phát triển
không gian ngầm đô thị nhằm giảm mật độ xây dựng trên mặt đất. Tại Việt Nam, việc
quy hoạch và phát triển đô thị diễn ra muộn hơn. Đồng thời do chưa có kế hoạch dự báo
và sử dụng quỹ đất hợp lý dẫn đến tình trạng xây dựng đô thị thiếu quy củ, lộn xộn và
thiếu trầm trọng các khu không gian mở và đất giao thông, đặc biệt là ở các đô thị đặc
biệt như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, việc nghiên cứu về quy hoạch, xây
dựng và phát triển không gian ngầm đô thị là một việc làm cấp thiết để giải quyết vấn đề
ùn tắc giao thông, cải thiện cảnh quan, giảm áp lực dân số trên mặt đất. Mặt khác, việc
xây dựng công trình ngầm đòi hỏi chi phí rất cao, một khi đã xây dựng thì không dễ sửa
chữa, cải tạo hoặc xây mới. Công trình ngầm có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định
đến công trình trên mặt đất. Do vậy, việc này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng từ khâu
quy hoạch để có các dự báo và định hướng sử dụng đất phù hợp với tình hình phát triển
tương lai của đô thị. Vì các lý do trên, việc nghiên cứu quy hoạch, xây dựng và phát triển
không gian ngầm lồng ghép trong quy hoạch đô thị là cấp thiết.
2.

ch s hình thành ph t tri n không gian ngầm dô th
Cloaca Maxima là công trình ngầm thoát nước đầu tiên trên thế giới, được xây

dựng ở thành Roma vào năm 600 trước Công nguyên, thoát nước mưa và nước thải cho
thành phố đông dân nhất thế giới. Nước được thoát ra sông Tiber. Sau này một số nước
châu Âu đã sử dụng hệ thống thoát nước hiện có để chứa đựng các đường dây đường ống
kỹ thuật và cho ra đời tuy-nen hạ tầng kỹ thuật ngầm. Xây dựng hệ thống tuy-nen kỹ
thuật đã trở thành một xu hướng hiện đại hoá sự phát triển của đô thị. Mật độ của hệ
thống tuynen kỹ thuật trở thành chỉ số đánh giá mức độ hiện đại hoá của thành phố cũng
như mật độ hệ thống thoát nước bẩn. Mỹ, Nga, Nhật và Đài Loan là những nước đã phát
triển hệ thống tuynen kỹ thuật để chứa đựng các đường dây đường ống kỹ thuật từ thiết
kế, xây dựng đến vận hành.
châu


, Nhật cũng là một nước đi đầu về phát triển không gian ngầm đô thị.

Trong thế kỷ XXI, nước Nhật đang đứng trước nhu cầu cấp bách trong việc xây dựng
một môi trường xã hội phát triển đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Năm 1987, Nhật tiến
hành cải tạo toàn bộ Tokyo, đồng thời chuẩn bị phát triển các thành phố khác với đầy đủ
tính năng của một đô thị bậc cao. Với một trào lưu xã hội và đặc tính địa lý như vậy, so
với các nước khác thì không gian sinh hoạt ở nước Nhật bị thiếu, là nguyên nhân của việc
2


giá đất tăng cao, hạn chế phát triển hệ thống hạ tầng xã hội cơ bản với đầy đủ tính năng.
Để vượt qua khó khăn này, vấn đề về sử dụng không gian dưới lòng đất đã trở thành một
nhu cầu mới. Nước Nhật bắt đầu xây dựng công trình ngầm cách đây hai, ba nghìn năm
trước, được sử dụng làm không gian sống như trong các hang động tự nhiên; gồm những
đường hầm, tiêu biểu là đường nước Edo-Tamagawa Jyousui, cửa hầm xanh của Kyusyu
Yamakei. Việc xúc tiến sử dụng một cách hiệu quả không gian ngầm được chính thức bắt
đầu kể từ khi việc tái cấu trúc một quy mô xã hội hiện đại vào đầu thế kỷ XX.
Năm 1863, tại Luân Đôn, tuyến tàu điện ngầm đầu tiên (đường sắt Metro Polytan)
đã được đưa vào hoạt động. 60 năm sau, năm 1927, nước Nhật mới khai thông tuyến tàu
điện ngầm đầu tiên nối giữa Tokyo và Asakusa. Năm 1933, tại Osaka, tuyến tàu điện
ngầm cũng bắt đầu xuất hiện, sau đó đến đầu thời kỳ Showa 20, trong vòng 10 năm, tại
hai thành phố lớn này đã hoàn thành 20km đường sắt. Sau chiến tranh, việc xây dựng
không chỉ còn giới hạn tại Tokyo va Osaka mà đã lan đến những thành phố như Sapporo,
Sendai, Yokohama, Nagoya, Kyoto, Kobe, Fukuoka v.v, và cho đến nay nó được xếp vào
vị trí những cơ sở hạ tầng chủ yếu cho các thành phố lớn.
Mặt khác việc xây dựng những phố mua sắm ngầm ở Nhật bắt đầu bằng việc xây
dựng khu cửa hàng dưới ga tầu điện ngầm Kanda thuộc Tokyo, và được phát triển mạnh
từ sau năm Showa 30 khi trung tâm mua sắm Shibuya, Namba hay trung tâm mua sắm
Nagoya đồng loạt được xây dựng. Tuy nhiên vào năm 1980, khi xảy ra vụ cháy nổ tại
phố mua sắm Golden trước cửa ga Shizuoka, những chế tài trong việc xây dựng ngầm bị

thắt chặt hơn. Cho đến nay, ngoài những tuyến tàu điện ngầm hay những khu mua sắm
ngầm như trên, đã có rất nhiều công trình được xây dựng thông qua việc sử dụng không
gian ngầm. Tiêu biểu có thể kể đến những khu vực đỗ xe ngầm, khu thiết bị điều hòa
nóng lạnh của khu vực tại các thành phố hay khu lưu trữ dầu, khu phát điện ngầm tại các
khu vực miền núi. Khu vui chơi ngầm Korakuen tại Tokyo được coi là một ví dụ đặc biệt
trong việc xây dựng khu vui chơi ngầm. Tất cả những hạng mục sử dụng không gian dưới
lòng đất này là những hạng mục công cộng không thể thiếu được trong hạ tầng cơ sở xã
hội, để điều tiết thúc đẩy việc xây dựng này thì nhà nước là người nắm giữ chìa khóa,còn
cụ thể như thế nào sẽ được đề cập trong mục sau.
3. Phương pháp nghiên cứu
Các tác giả đã thực hiện nghiên cứu qua các nguồn thông tin từ sách, báo, công
trình nghiên cứu. Thực tế quy hoạch, xây dựng và phát triển công trình ngầm đô thị tại
3


Việt Nam cũng được nghiên cứu cụ thể theo cách phân chia thành các loại công trình
ngầm: không gian ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, không gian ngầm giao thông đô thị, công
trình công cộng và ở có không gian ngầm.
4. Thực tế quy hoạch và phát tri n không gian ngầm đô th tại Việt Nam
4.1. Không gian ngầm hạ tầng kỹ thuật
Tại Việt Nam khái niệm về hạ tầng kỹ thuật ngầm đã được nêu tại Nghị định
39/2010/NĐ-CP về xây dựng ngầm đô thị. Mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị này bao
gồm các loại hình: mạng lưới thoát nước mưa, mạng lưới thoát nước thải, mạng lưới cấp
nước, mạng lưới cấp điện, mạng lưới cáp thông tin. Trong quy hoạch chung xây dựng đô
thị, các tuyến đường dây, đường ống chính hạ tầng kỹ thuật được thiết kế và tổng hợp
trong Bản tổng hợp đường dây đường ống cho giai đoạn đầu quy hoạch. Việc bố trí
ngầm hay nổi các tuyến đường dây đường ống sẽ được xem xét thiết kế để đảm bảo các
tuyến đường dây đường ống được bố trí phù hợp với tiêu chuẩn Bản đồ tổng hợp đường
dây đường ống kỹ thuật giai đoạn đầu thể hiện tất cả các đường ống chính đầu tư trong
giai đoạn này. Trong đồ án quy hoạch chi tiết, ngoài các tuyến đường dây đường ống

chính đô thị, các tuyến đường dây đường ống phân phối được thiết kế để đảm bảo kết nối
hạ tầng kỹ thuật đến từng công trình. Do vậy trong bản đồ tổng hợp đường dây đường
ống tại quy hoạch chi tiết 1/2000, ngoài các tuyến đường dây đường ống chính được tuân
thủ theo quy hoạch chung xây dựng đô thị, các tuyến đường dây đường ống nhánh được
thiết kế bố trí thêm trên các tuyến đường.
Trong thực tế xây dựng hiện nay tại các đô thị, đường ống cấp nước, đường ống
thoát nước được xây dựng ngầm dưới lòng đường hoặc vỉa hè, nhiều loại đường dây chưa
được ngầm hóa như cáp điện lực, cáp thông tin... Hiện nay tại tất cả các đô thị chưa xây
dựng tuynen kỹ thuật và hào kỹ thuật để bố trí và quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật
ngầm. Việc xây dựng ngầm các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện nay còn nhiều bất cập
trong công tác thiết kế, phối hợp xây dựng giữa các đơn vị có công trình ngầm và việc
quản lý sử dụng các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật. Các đô thị xây mới hầu hết thực
hiện việc ngầm hoá hạ tầng kỹ thuật, trong khi các đô thị cũ, đô thị cải tạo hệ thống hạ
tầng kỹ thuật chắp vá, thiếu đồng bộ gây nhiều khó khăn rất lớn cho việc ngầm hoá hạ
tầng kỹ thuật.
các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã bắt đầu nghiên cứu hoặc
chuẩn bị xây dựng một số tuyến đường không dây “chủ trương là xây dựng hai thành phố
4


văn minh, lịch sự, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Một trong các
công việc cụ thể là phải đưa các loại dây trên mặt đất xuống lòng đất, thành phố phải dần
chia tay với các loại dây mạng nhện chằng chịt hiện nay, thiếu ngăn nắp, ảnh hưởng cảnh
quan đô thị và không đảm bảo an toàn.
4.2. Không gian ngầm giao thông đô thị
Cùng với các không gian ngầm đã và đang được xây dựng thì khái niệm thế nào là
không gian ngầm giao thông đô thị cũng được đưa ra theo những cách chính thức và
không chính thức ở Việt Nam. Từ những thông tin đã có về phân loại không gian ngầm
giao thông đô thị của Việt Nam và trên thế giới, có thể đưa ra một cách phân loại cho
không gian ngầm giao thông đô thị gồm: các tuyến tầu điện ngầm, đường ô tô ngầm,

đường ngầm cho người đi bộ, đường ngầm tại các nút giao thông khác mức. Có thể nói
xây dựng và sử dụng không gian ngầm phục vụ giao thông đô thị là một khái niệm mới ở
Việt Nam do hiện nay nước ta chưa có nhiều công trình ngầm được xây dựng. Hiện tại có
một số công trình ngầm phục vụ đường sắt và đường bộ qua núi cùng với một số đường
ngầm phục vụ thuỷ điện, quân sự và các mục đích đặc biệt khác: hầm đèo Hải Vân,...
So với thế giới thì vấn đề xây dựng và sử dụng không gian ngầm phục vụ giao
thông đô thị ở Việt Nam hiện chưa được đề cập đến nhiều do chúng ta đang đi sau các
nước trên thế giới và cả các nước trong khu vực. Tuy nhiên vấn đề này bắt đầu được chú
ý hơn do không gian đô thị của các thành phố lớn tại Việt Nam bắt đầu trở nên chật hẹp
và không đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng của các hệ thống giao thông đô
thị. Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì các không gian ngầm
phục vụ giao thông bắt đầu được xây dựng như các hệ thống đường đi bộ ngầm, bãi đỗ xe
ngầm, ... cũng như các hệ thống tầu điện ngầm đang chuẩn bị được xây dựng.
4.3. Công trình công cộng và ở có không gian ngầm
Từ những thông tin đã có về không gian ngầm đô thị của Việt Nam và trên thế
giới, có thể đưa ra các định nghĩa chính thức trong nghiên cứu này về không gian ngầm
công cộng như sau:
+ Công trình ngầm là “công trình xây dựng, lắp đặt máy móc và thiết bị phục vụ
có phần khai thác chính nằm trong lòng đất, dưới bề mặt đất tự nhiên. Công trình
ngầm bao gồm công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, công trình giao thông ngầm,
công trình công cộng ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng”.

5


+ Không gian ngầm là “không gian được tạo ra dưới mặt đất để phục vụ cho mục
đích xây dựng, sử dụng và phát triển công trình ngầm”.
+ Không gian ngầm công cộng là “không gian ngầm phục vụ cho các mục đích
công cộng của dân cư và cộng đồng”.
+ Quy hoạch không gian ngầm công cộng là “việc tổ chức không gian ngầm nhằm

khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả không gian ngầm đáp ứng các nhu cầu của
của dân cư và cộng đồng và phù hợp với các quy hoạch phát triển khác trong nội
bộ đô thị và trong cả nước”.
Trong khi nhiều nước trên thế giới xây dựng được hệ thống công trình công cộng
ngầm hoạt động hiệu quả thì tại Việt Nam có thể nói là chưa có hoặc có một số ít không
đáng kể công trình công cộng ngầm được xây dựng. Trong mấy năm gần đây khi quy
hoạch không gian ngầm bắt đầu được quan tâm đúng mức thì công trình công cộng ngầm
được xem xét như một lĩnh vực trong quy hoạch ngầm đảm bảo tính tiện ích cho người
sử dụng và cho phát triển bền vững đô thị. Nhưng có thể thấy rằng vẫn thiếu các dự án
công trình ngầm và trong điều kiện về nguồn vốn cũng như phải ưu tiên phát triển kinh
tế, hạ tầng kỹ thuật thuận lợi thì việc xây dựng các công trình công cộng ngầm tại Việt
Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn.
5. Hướng dẫn lập quy hoạch không gian ngầm đô th
Không gian ngầm là một lĩnh vực mới trong việc xây dựng thành phố, nhưng quy
hoạch không gian ngầm cần phải được xem xét như một phần không thể thiếu trong quy
hoạch xây dựng đô thị. Quy hoạch các công trình ngầm dù là quy hoạch chung hay quy
hoạch chi tiết thì cũng phải được nhìn nhận ở 2 khía cạnh: quan hệ trong hệ thống các
công trình ngầm phải đồng bộ và mối liên hệ giữa các công trình ngầm với các công trình
trên mặt đất là mối quan hệ tương thích. Trong đó không gian ngầm nghiên cứu theo các
loại công trình với các đặc điểm riêng: hạ tầng kỹ thuật ngầm, công trình giao thông
ngầm, công trình công cộng và ở có không gian ngầm. Quy hoạch tận dụng tối đa sự kết
nối các loại công trình ngầm để đảm bảo tính thuận tiện cho không gian ngầm.
5.1. Quy hoạch không gian ngầm trong quy hoạch chung xây dựng đô thị
Quy hoạch không gian ngầm là một trong 2 bộ phận của quy hoạch chung xây
dựng đô thị. Quy hoạch không gian ngầm sẽ được lập sau khi quy hoạch không gian nổi
đã phê duyệt. Vì thế việc quy hoạch các công trình ngầm lúc này phải đảm bảo nghiên
6


cứu 3 yếu tố quyết định là: (1) Nhu cầu sử dụng công trình ngầm; (2) Kết nối công trình

ngầm đó với hệ thống công trình ngầm; (3) Kết nối công trình ngầm đó với hệ thống giao
thông và công trình trên mặt đất.
Trước khi lập quy hoạch ngầm phải xác định nhiệm vụ lập quy hoạch không gian
ngầm trong đó nêu rõ:
- Mục tiêu; quan điểm phát triển đô thị; ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy
hoạch chung xây dựng ngầm, các yêu cầu cần nghiên cứu và hồ sơ sản phẩm của đồ án.
- Quy hoạch không gian ngầm có mối liên hệ chặt chẽ, đồng bộ với không gian
nổi: liên hệ thuận lợi giữa công trình ngầm và công trình trên mặt đất, liên hệ thuận lợi
giữa công trình ngầm và hệ thống giao thông ngầm và trên mặt đất.
- Quy hoạch không gian ngầm phù hợp với quy mô, đặc trưng, nhu cầu phát triển
đô thị.
- Bộ bản vẽ của nhiệm vụ cho quy hoạch chung đô thị phải thể hiện rõ ràng, cụ thể
các bản vẽ riêng cho các phần: quy hoạch không gian nổi, quy hoạch không gian ngầm.
Bản vẽ thể hiện mối liên hệ giữa không gian ngầm và không gian nổi có thể lập riêng
hoặc chung tuỳ theo từng nội dung. Nhưng phải có bản vẽ chung các công trình ngầm và
công trình trên mặt đất cho thấy mối liên hệ đồng bộ giữa không gian ngầm và không
gian nổi.
Từ nhiệm vụ được phê duyệt, quy hoạch chung sẽ cụ thể hoá các phần trong
nhiệm vụ dựa trên các phân tích đặc điểm, số liệu thống kê hiện trạng, các yêu cầu đặt ra.
Sau quá trình nghiên cứu lựa chọn một phương án hợp lý và cụ thể phương án bằng
thuyết minh và bản vẽ. Quan trọng trong lập quy hoạch chung không gian ngầm là quy
hoạch không gian ngầm mang tính chất mạng lưới. Phương án quy hoạch cuối cùng được
chọn trên cơ sở đã xác định đuợc tính hợp lý quy hoạch theo các loại công trình ngầm: hạ
tầng kỹ thuật ngầm, giao thông ngầm, công trình công cộng ngầm và liên hệ giữa chúng.
5.2. Quy hoạch chi tiết
Về cơ bản, các bước lập quy hoạch chi tiết không gian ngầm cũng giống như quy
hoạch chung không gian ngầm. Nhưng điểm khác biệt trong quy hoạch chi tiết là cung
cấp đầy đủ các thông số kỹ thuật, giải pháp kiến trúc, giải pháp kỹ thuật và kinh tế đảm
bảo tính khả thi của phương án quy hoạch chi tiết khi thực hiện. Thuyết minh và bản vẽ
đưa ra cụ thể tới từng chi tiết, thông số cho giải pháp quy hoạch lựa chọn. Quy hoạch chi

tiết không dừng lại ở tính chất xác định mạng lưới, mà chỉ sử dụng yếu tố này trong quy
7


hoạch chung để làm cơ sở tạo mối quan hệ đồng bộ trong hệ thống các công trình ngầm
sau khi đã thiết lập được giải pháp cho từng công trình trong từng loại công trình ngầm.
Khả năng kết nối của công trình ngầm với các công trình trên mặt đất được quan tâm đặc
biệt khi lựa chọn giải pháp: điểm kết nối, hình thức, giải pháp kiến trúc, kỹ thuật. Theo
từng chuyên ngành sẽ xây dựng các bản vẽ, thuyết minh cho bản vẽ cho chuyên ngành
đó. Điểm khác biệt giữa quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết là: quy hoạch chung tập
trung làm rõ mạng lưới quy hoạch không gian ngầm còn quy hoạch chi tiết tập trung làm
rõ công trình ngầm. Quy hoạch chi tiết 1/2000 và 1/500 không có nhiều khác biệt, trong
đó quy hoạch 1/500 cụ thể hơn 1/2000 và tính tới mức độ ảnh hưởng của từng giải pháp.
6. Kết luận
Không gian ngầm là một lĩnh vực mới trong xây dựng thành phố nhưng một khi đã
khai thác và xây dựng thì rất khó thay đổi. Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng
của quy hoạch không gian ngầm nhưng các quy định về công trình ngầm vẫn còn thiếu
nhất là cho từng chuyên ngành trong quy hoạch ngầm. Các quy định hầu hết tập trung
trong Luật quy hoạch 2009, Nghị định 41/2007/NĐ-CP về xây dựng ngầm đô thị, và Nghị
định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian ngầm đô thị. Trong bài nghiên cứu, tác giả
đã trình bày một vài nét về thực tế quy hoạch không gian ngầm ở Việt Nam. Quy hoạch

8


Quy hoạch chung xây
dựng đô thị

Quy hoạch chung xây
dựng ngầm đô thị


Quy hoạch chung xây
dựng đô thị (phần nổi)

Lập nhiệm vụ quy hoạch
chung xây dựng ngầm
đô thị
Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch
chung xây dựng ngầm đô thị:
1. Lý do sự cần thiết lập quy
hoạch.
2. Các căn cứ lập quy hoạch.
3. Nội dung nghiên cứu lập quy
hoạch.
4. Hồ sơ sản phẩm và dự toán
kinh phí.
5. Tổ chức thực hiện.

Bộ bản vẽ nhiệm vụ quy hoạch
chung xây dựng ngầm đô thị:
1. Bản vẽ sơ đồ vị trí các
công trình ngầm.
2. Bản vẽ liên hệ giữa các
công trình ngầm và các
công trình trên mặt đất.

Lập quy hoạch chung
xây dựng ngầm đô thị
Thuyết minh quy hoạch chung xây dựng ngầm
đô thị:

1. Sự cần thiết lập quy hoạch.
2. Phân tích đánh giá hiện trạng.
3. Các tiền đề phát triển không gian ngầm
đô thị.
4. Dự báo nhu cầu phát triển và sử dụng
không gian ngầm đô thị.
5. Định hướng quy hoạch.
6. Quy hoạch xây dựng không gian ngầm
đô thị giai đoạn đầu 5 – 10 năm.
7. Đề xuất các yêu cầu về quản lý không
gian ngầm đô thị.
8. Kết luận và kiến nghị.

Bộ bản vẽ quy hoạch chung xây
dựng ngầm đô thị:
1. Bản vẽ hiện trạng
2. Bản vẽ quy hoạch không
gian ngầm.
3. Bản vẽ sử dụng đất theo
các giai đoạn quy hoạch.
4. Sơ đồ định hướng phát
triển không gian ngầm
đô thị.
5. Sơ đồ liên hệ giữa công
trình ngầm và công trình
trên mặt đất.

Sơ đồ 1: Các bước lập quy hoạch không gian ngầm trong quy hoạch chung xây dựng đô thị

9



Quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị

Quy hoạch chi tiết xây
dựng ngầm đô thị (tỷ lệ
1/2000; 1/500)

Quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị (phần nổi)

Lập nhiệm vụ quy hoạch
chi tiêt xây dựng ngầm
đô thị

Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch chung
xây dựng ngầm đô thị:
1. Lý do sự cần thiết lập quy hoạch,
mục tiêu.
2. Vị trí và phạm vi lập quy hoạch.
3. Các căn cứ lập quy hoạch.
4. Hồ sơ sản phẩm và dự toán kinh
phí.
5. Tổ chức thực hiện.

Bộ bản vẽ nhiệm vụ quy hoạch chung
xây dựng ngầm đô thị:
1. Bản vẽ sơ đồ vị trí các công
trình ngầm.

2. Bản vẽ xác định điểm kết nối
giữa các công trình ngầm và
các công trình trên mặt đất.

Lập quy hoạch chi tiết
xây dựng ngầm đô thị
Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng ngầm đô
thị:
1. Mở đầu (lý do, sự cần thiết, mục tiêu,
phạm vi, cơ sở lập quy hoạch chi tiết).
2. Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên và
hiện trạng.
3. Dự báo nhu cầu phát triển không gian
ngầm trong khu vực.
4. Nguyên tắc thể hiện.
5. Đề xuất quy hoạch.
6. Kết luận và kiến nghị.

Bộ bản vẽ quy hoạch chi tiết xây dựng
ngầm đô thị:
1. Bản vẽ hiện trạng
2. Bản vẽ quy hoạch không gian
ngầm.
3. Bản vẽ tổng mặt bằng sử dụng
đất.
4. Bản đồ quy hoạch chỉ giới đường
đỏ, chỉ giới xây dựng.
5. Sơ đồ tổ chức không gian, kiến
trúc, cảnh quan.
6. Sơ đồ liên hệ giữa công trình

ngầm và công trình trên mặt đất.
7. Bản vẽ, phim, ảnh minh hoạ.

Sơ đồ 2: Các bước lập quy hoạch không gian ngầm trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị

10


không gian ngầm ở Việt Nam mới tập trung hầu hết cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm,
chủ chương ngầm hoá hệ thống hạ tầng kỹ thuật đang được đặc biệt quan tâm khi xây
dựng đô thị. Nhưng không gian giao thông ngầm mới chỉ xây dựng được một số các hầm
cho người đi bộ, các bãi xe ngầm và đối với các công trình công cộng ngầm thì hầu như
chưa có. Có thể nói quy hoạch không gian ngầm ở nước ta chưa phát triển mới, chỉ dừng
lại ở quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm. Điều đó sẽ gây ra nhiều khó khăn cho
công tác quy hoạch không gian ngầm khi lồng ghép vào trong quy hoạch đô thị.
Ngoài ra các tác giả đã đưa ra một số ý kiến về nội dung và các bước lập quy
hoạch không gian ngầm lồng ghép trong quy hoạch đô thị. Theo đó, cùng với quy hoạch
không gian nổi, quy hoạch không gian ngầm là hai bộ phận của quy hoạch xây dựng đô
thị. Quy hoạch không gian ngầm lập sau quy hoạch không gian nổi và có mối quan hệ
tương thích, đồng bộ với các công trình trên mặt đất. Trong quy hoạch chung không gian
ngầm đô thị tập trung làm sáng rõ mạng lưới các công trình ngầm được xây dựng, khả
năng kết nối giữa chúng và với các công trình trên mặt đất. Quy hoạch chi tiết tập trung
tới từng công trình cụ thể. Với sự đánh giá đúng mức vai trò của quy hoạch không gian
ngầm, trong thời gian tới Việt Nam sẽ có nhiều nghiên cứu giúp cho công tác quy hoạch
đô thị hoàn thiện hơn nữa.
Tài liệu tham khảo
1. Kỷ yếu hội thảo “Quy hoạch công trình ngầm lồng ghép trong quy hoạch xây dựng đô thị”,
Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và nông thôn - Bộ Xây dựng.
2. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: TC 04-08 “Nghiên cứu thiết kế quy hoạch xây dựng ngầm
đô thị”, Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và nông thôn - Bộ Xây dựng.

3. Các web thông dụng www.google.com.vn, www.vnexpress.net, www.moc.gov.vn.

11



×