MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu của đề tài
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Về không gian lãnh thổ
3.2 Về thời gian nghiên cứu
3.3 Về phạm vi khoa học
4. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: Không gian xanh và giá tri kinh tế của không gian xanh
1.1 Khái niệm không gian xanh
1.2 Chức năng và ý nghĩa của không gian xanh trong đời sống con người
1.3 Tổ chức không gian xanh tại các thành phố
1.4 Giá trị kinh tế của không gian xanh
1.5 Các chi phí và lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian
xanh
1.5.1 Các chi phí
1.5.2 Các lợi ích
1.5.3 Sử dụng CBA để xem xét hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không
gian xanh
1.6 Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: Thực trạng và định hướng không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng
2.1 Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng
1
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
2.1.1.2 Địa hình
2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường ở thành phố Đà Nẵng
2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí thành phố Đà Nẵng
2.2.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
2.3 Hệ thống không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng
2.3.1 Hiện trạng hệ thống không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng
2.3.2 Định hướng phát triển không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng
2.4 Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian
xanh ở thành phố Đà Nẵng
3.1 Tổng chi phí duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng năm 2011
3.2 Tổng lợi ích duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng năm 2011
3.3 Tổng hợp kết quả dựa trên các chỉ tiêu tính toán
3.4 Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở
thành phố Đà Nẵng
CHƯƠNG 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển
không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Mức độ khó lượng hóa của các giá trị kinh tế
Hình 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) theo giá thực tế
Hình 3: Bản đồ quy hoạch phát triển không gian thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Hình 4: Biểu đồ thể hiện giới tính của đối tượng phỏng vấn
Hình 5: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn
Hình 6: Biểu đồ về thu nhập của đối tượng phỏng vấn
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Chi phí trồng cỏ mới
Bảng 2: Chi phí tưới nước thảm cỏ
Bảng 3: Chi phí xén lề cỏ
Bảng 4: Chi phí làm cỏ tạp
Bảng 5: Chi phí phun thuốc phòng trừ sâu cỏ
Bảng 6: Chi phí bón phân thảm cỏ
Bảng 7: Chi phí duy trì cây cảnh trổ hoa
Bảng 8: Chi phí trồng dặm cây cảnh trổ hoa
Bảng 9: Chi phí duy trì cây cảnh tạo hình
Bảng 10: Chi phí tưới nước cây cảnh ra hoa và cây cảnh tạo hình
Bảng 11: Chi phí thay hoa bồn hoa
Bảng 12: Chi phí phun thuốc trừ sâu bồn hoa
Bảng 13: Chí phí trồng mới cây bóng mát
Bảng 14: Chi phí duy trì cây bóng mát mới trồng
Bảng 15: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 1
Bảng 16: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 2
Bảng 17: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 3
Bảng 18: Chi phí quét vôi gốc cây
Bảng 19: Chi phí quét dọn vệ sinh
Bảng 20: Tổng hợp các chi phí duy trì và phát triển không gian xanh
Bảng 21: Danh sách các đơn vị hành chính thành phố Đà Nẵng năm 2011
Bảng 22: Chi phí trồng mới và duy trì thảm cỏ năm 2011
Bảng 23: Chi phí trồng mới và duy trì cây xanh trang trí năm 2011
Bảng 24: Chi phí trồng mới và duy trì cây xanh bóng mát năm 2011
Bảng 25: Chi phí quét dọn vệ sinh năm 2011
Bảng 26: Kết quả định giá giá trị kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian
xanh thành phố Đà Nẵng
Bảng 27: Mối quan hệ giữa mức WTP với một số nhân tố kinh tế xã hội
Bảng 28: Tổng chi phí hàng năm duy trì và phát triển không gian xanh
4
Bảng 29: Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng gỗ tạp hàng năm
Bảng 30: Lợi ích kinh tế của việc bán CO
2
hàng năm
Bảng 31: Lợi ích kinh tế từ giá trị phi thị trường của không gian xanh hàng năm
Bảng 32: Lợi ích ròng hàng năm thu được từ việc duy trì và phát triển không gian
xanh
DANH MỤC PHỤ LỤC
5
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã khẳng định, để phát triển bền vững đất nước
cần phải có sự kết hợp cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và
bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao ở
Việt Nam đã đẩy chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng, trong
đó chất lượng không khí đang ngày càng suy giảm được coi là vấn đề mang tính thời sự
trong thời gian gần đây.
Một xu hướng mới đầu tư vào các khu đô thị sinh thái đã được khởi động ở nhiều
tỉnh thành trên cả nước mà tiêu biểu là thành phố Đà Nẵng với sự phát triển vượt bậc về
kinh tế. Hiện nay, diện tích không gian xanh bình quân trên đầu người tại thành phố là
1,2m
2
/người, còn thấp so với chỉ tiêu cân bằng sinh thái đô thị là 9-10 m
2
/người. Chính vì
lẽ đó việc quy hoạch không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng đang là một yêu cầu cấp
thiết, để đảm bảo đến năm 2020, hệ thống không gian xanh thành phố sẽ đạt được chỉ tiêu
9-10 m
2
/người.
Là sinh viên được học chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên môi trường, được sinh
sống và học tập ở thành phố Đà Nẵng, tôi thấy mình cần có trách nhiệm trong việc nghiên
cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp "Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát
triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng" để có thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp
mang tính thực tiễn cao, góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường tiêu
biểu của Việt Nam nói riêng và của khu vực Đông Nam Á nói chung.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố
Đà Nẵng
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan cơ sở lí luận về không gian xanh, giá trị kinh tế của không gian xanh,
lợi ích và chi phí của việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh.
- Tìm hiểu hiện trạng chất lượng không khí; Hiện trạng và định hướng phát triển hệ
thống không gian xanh thành phố Đà Nẵng.
6
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến WTP để phát triển không gian xanh thành
phố Đà Nẵng.
- Ứng dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí để tính toán lợi ích ròng của việc
thực hiện quy hoách duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp, phương hướng chiến lược để phát triển không gian xanh
hiệu quả.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Về không gian lãnh thổ
Địa bàn nghiên cứu là khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng (gồm 6 quận: Hải
Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà và Liên Chiểu)
3.2 Về thời gian nghiên cứu
- Các số liệu dữ liệu tổng hợp của năm 2011 và quí I năm 2012.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 01/02/2012 đến 01/05/2012.
3.3 Về phạm vi khoa học
Trên cơ sở nguyên lý của CBA, tính toán chi phí lợi ích của việc duy trì và phát
triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng. Trong đó tính toán các lợi ích chính bao gồm:
giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề
tài chỉ đề cập đến giá trị sử dụng của việc duy trì và phát triển không gian xanh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin
Tổng hợp tài liệu thứ cấp và phỏng vấn trực tiếp
4.2 Phương pháp thực địa và điều tra xã hội học
- Khảo sát hiện trạng không gian xanh thành phố Đà Nẵng
- Điều tra về thu nhập, giới tính, trình độ, mức độ hiểu biết làm cơ sở cho việc định
giá lợi ích của không gian xanh.
4.3 Phương pháp lượng giá các giá trị kinh tế của không gian xanh
4.3.1 Phương pháp lượng giá các giá trị có giá trên thị trường
Phương pháp này được sử dụng để định giá các sản phẩm có giá trên thị trường của
không gian xanh như gỗ, củi.
7
Giá trị này được xác định trên cơ sở khối lượng gỗ củi thu gom được và giá của
sản phẩm đó trên thị trường. Như vậy có 2 yếu tố cần phải được xác định là sản lượng Q
và mức giá P mỗi đơn vị sản phẩm đó được bán trên thị trường.
Vậy giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi) được xác định như sau:
Giá trị sử dụng trực tiếp = Σ (P
i
Q
i
- C
i
)
Trong đó: Pi là giá của sản phẩm i
Qi là khối lượng sản phẩm i khai thác được
Ci là chi phí liên quan đến việc khai thác sản phẩm
Giá trị hấp thụ hay lưu trữ cacbon của cây xanh được xác định thông qua giá bán
tín chỉ cácbon CER trên thị trường thế giới áp dụng theo cơ chế phát triển sạch (CDM)
của Nghị định thư Kyoto. Công thức tổng quát để xác định là:
VC = MC * PC
Trong đó:
Vc: Giá trị hấp thụ hoặc lưu giữ Cacbon của không gian xanh (đồng).
Mc: Trữ lượng cacbon do không gian xanh hấp thụ hoặc lưu giữ 1 tấn Cacbon/ha
Pc: Giá bán tín chỉ Cacbon CER trên thị trường (đồng).
4.3.2 Phương pháp lượng giá các giá trị phi thị trường
Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) được sử dụng để định giá giá trị sử dụng
gián tiếp – giá trị phi thị trường của không gian xanh (Cải thiện chất lượng không khí,
tăng vẻ đẹp cảnh quan, giảm stress ).
Bản chất của phương pháp này là xây dựng thị trường giả định cho hàng hóa/ dịch
vụ môi trường dựa vào mức sẵn lòng chi trả (WTP – Willingness to Pay) về cải thiện môi
trường hoặc mức sẵn lòng chấp nhận (WTA – Willingness to Accept) để phòng ngừa suy
thoái môi trường.
4.4 Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA – Cost Benefit Analysis)
Phương pháp này được sử dụng để tính toán các chi phí, lợi ích của việc duy trì và
phát triển không gian thành phố Đà Nẵng. Từ đó xem xét, cân nhắc có nên thực hiện việc
quy hoạch này hay không thông qua lợi ích ròng tính toán được.
4.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm EXCEL, EVIEWS và SPSS để phân tích và xử lý số liệu.
8
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
KHÔNG GIAN XANH VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA KHÔNG GIAN XANH
1.1 Khái niệm không gian xanh
1.1.1 Không gian xanh và mạng lưới không gian xanh
Không gian xanh bao gồm tất cả các loại công viên, vườn hoa, hệ thống cây xanh
trên đường phố có ý nghĩa cấp quốc gia, thành phố đến cấp quận, phường và đơn vị ;là
những bộ phận hợp thành của môi trường vật chất thành phố.
Mạng lưới không gian xanh là tổ chức các không gian xanh có sự phân cấp, kết nối
với nhau từ khu vực trung tâm của vùng dân cư đô thị, tới những khu vực không gian tự
nhiên rộng lớn ở vành đai để có thể đảm nhận các chức năng giải trí, sinh học và thẩm mỹ
vốn rất cần cho môi trường sống của con người ở trong vùng.
Không gian xanh trong đô thị thường gắn liền với mặt nước; là một trong các thành
tố của thiên nhiên đóng vai trò thiết yếu của môi trường sống đồng thời tạo được ấn tượng
thẩm mỹ trong thị giác, góp phần tạo dựng chất lượng môi trường sống cao về vật chất lẫn
tinh thần cho người dân sống trong đô thị. Tuy nhiên trong đề tài này, do thời gian nghiên
cứu quá ngắn nên chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu hệ thống không gian xanh trong sự
tách rời yếu tố mặt nước.
1.1.2 Phân loại không gian xanh
Hệ thống không gian xanh trong đô thị có nhiều cách phân loại, song xét về chức
năng, cách phân loại sau khá hợp lý, đó là:
- Không gian xanh sử dụng công cộng (công viên, vườn hoa, vườn dạo…) bao gồm
cả cây xanh, thảm cỏ, mặt nước góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của dân cư,
nơi nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập thể dục thể thao, nơi tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí
công cộng cho mọi lứa tuổi.
+ Không gian xanh công viên: Là khu cây xanh lớn phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt
ngoài trời cho người dân đô thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động văn hoá quần
chúng, tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần…
+ Không gian xanh vườn hoa: Là diện tích không gian xanh chủ yếu để người đi bộ
đến dạo chơi và nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn. Diện tích vườn hoa không lớn, từ vài
9
ba hecta trở xuống. Nội dung chủ yếu gồm hoa, lá, cỏ, cây và các công trình xây dựng
tương đối đơn giản.
+ Không gian xanh đường phố: Thường bao gồm bulva, dải cây xanh ven đường đi
bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, thảm cỏ ngăn cách giữa các đường, hướng giao thông…
- Không gian xanh chuyên dụng: được tổ chức gắn liền với các khu chức năng
chuyên dụng như khu công nghiệp, khu thể thao, khu ở, khu kho tàng, cây xanh phục vụ
nghiên cứu khoa học, vườn ươm, cây xanh phòng hộ
- Không gian xanh trong các công trình: bao gồm cây xanh vườn hoa, vườn cảnh
trong các công trình công cộng: trường học, văn phòng, bảo tàng, nhà ở
1.2 Chức năng và ý nghĩa của không gian xanh trong đời sống con người
Không gian xanh gồm có 5 chức năng và ý nghĩa chính:
1.2.1 Cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng môi trường đô thị
Không gian xanh được coi là lá phổi xanh của thành phố. Ngành thực vật học đã
chứng minh rằng: Cây xanh có nhiều chức năng, riêng ở góc độ môi rường cây xanh có rất
nhiều giá trị:
- Hút bụi: Lá của môt số loại cây có những nếp nhăn, có lông nhám, nhờ vậy có
khả năng hút bụi bẩn trong không khí.
- Chống ồn: Vòm tán cây trung bình thu nhận 25% tiếng ồn và phản xạ lại 75%
tiếng ồn.
- Diệt vi khuẩn: Cây tiết ra phitônxit có khả năng diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Giảm nhiệt độ: Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2 đến 4
0
C bằng
cách tiết hơi nước qua lá và ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt
đất và giảm hấp thu nhiệt. Độ ẩm có thể tăng từ 10 đến 14% và tốc độ gió tại những vùng
này có thể giảm từ 20 đến 60% tuỳ theo bề rộng, độ lớn và mật độ cây xanh.
- Cung cấp oxy: Cây xanh là sinh vật duy nhất có thể sản sinh ra oxy trong khí
quyển. Một ha thông có thể tạo ra 30 tấn oxy trong một năm.
- Cây xanh còn thông qua chất diệp lục của mình đã sử dụng nguồn năng lượng
mặt trời để duy trì sự sống trên trái đất.
6CO
2
+ 6H
2
O C
6
H
12
O
6
+ H
2
O
10
Bên cạnh chức năng quan trọng trong quá trình trao đổi chất của môi trường sống
đô thị, cây xanh còn có nhiều tác dụng trong tổng thể hệ sinh thái cảnh quan đô thị, có tác
dụng cải thiện chất lượng môi trường sống, tăng tính thẩm mỹ cho không gian đô thị, tạo
cảm xúc cho con người và đóng góp cho các phân hệ thứ cấp khác phát triển như với đối
tượng sử dụng khác nhau trong đô thị, đặc biệt là khách du lịch.
1.2.2 Chức năng nghệ thuật cảnh quan đô thị
Vẻ đẹp của cây xanh, vườn hoa tạo ra những mảng xanh, mảng màu rực rỡ khiến
cho các công trình, các đường phố trở nên đẹp hơn, thoáng mát hơn, đặc biệt là các đô thị
có mật độ các công trình xây dựng rất lớn. Cụ thể như:
- Phân theo hình thái cây xanh: cây cao, cây tán to hay nhỏ, cây thấp, thảm cỏ
- Phân theo nhu cầu sử dụng: cây xanh bóng mát: cây to, tán lớn; cây trang trí: các
loại cây hoa; thảm cỏ
Việc bố cục cây xanh tạo cảnh quan đô thị là một môn nghệ thuật và kĩ thuật cây
trồng mà ngày nay với nhiều phương pháp cấy ghép, tạo dáng…nhiều nghệ nhân đã tạo ra
được rất nhiều tác phẩm nghệ thuật cây cảnh tuyệt mỹ. Ví dụ như nghệ thuật Bonsai, tạo
hình các bồn hoa ghép thành biểu tượng, dòng chữ
1.2.3 Giảm stress cho người đô thị
Với nhịp độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng tăng, công việc của mỗi người
càng ngày càng bận rộn và căng thẳng, phát sinh căn bệnh stress. Một trong những
phương thuốc chữa bệnh tự nhiên, hữu hiệu cho những người bị bệnh stress đó là tập thể
dục, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn tại các vườn hoa, công viên hay chỉ đi dạo tại con đường
với một màu xanh dịu mát của những hàng cây. Vì vậy, hiện nay những khu nghỉ dưỡng
gắn liền với thiên nhiên, các công viên, quảng trường là địa điểm lý tưởng đối với người
dân thành phố để trút bỏ những bận rộn, lo toan của cuộc sống thường nhật. Đặc biệt là
các loại hình du lịch sinh thái, du lịch gắn liền với thiên nhiên đang ngày càng thu hút
được du khách trong và ngoài nước.
1.2.4 Ý nghĩa tâm linh và tâm lý sử dụng
Có nhiều truyền thuyết về các loài cây liên quan đến yếu tố duy tâm.
Ví dụ: các cây gạo, cây si, cây sanh thường trồng nơi đầu làng hoặc gần các miếu,
đình Vì người xưa thường nói đây là nơi có những linh hồn ẩn nấu hoặc coi cây như
11
những linh hồn biết nhiều điều. Bởi lẽ các loại cây này thường có tuổi đời lâu niên, thậm
chí hơn cả vòng đời con người nhiều lần, do đó các loại cây này được chứng kiến nhiều sự
kiện lịch sử. Chính vì vậy, người đời tin rằng những cây đó mang ý nghĩa tâm linh rất lớn.
Một số cây trồng cũng được bố cục theo phong thủy như cây trồng trong vườn nhà
thường được nhiều người truyền khẩu theo cách “Chuối sau cau trước” tức cây trồng
vườn trước nên trồng cau và vườn sau nhà trồng chuối, như vậy sẽ có nhiều may mắn cho
gia đình. Trong ngày tết có cây quất trong nhà sẽ có nhiều may mắn, vàng bạc nhiều như
những trái quất trĩu nặng trên cây. Cây Phất lộc, Mai tứ quý, Lộc vừng thường được nhiều
người lựa chọn để trồng vì họ tin rằng nó sẽ đem lại nhiều may mắn và tài lộc đến cho gia
đình.
1.2.5 Ý nghĩa nhân văn xã hội
Nhiều bài hát, bài thơ đã được các tác giả dùng cây xanh để diễn tả hình ảnh quê
hương hay chính là nơi ở để truyền đạt những tâm tư tình cảm, những yêu thương của
mình đối với mảnh đất quê hương. Ví dụ như “Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây
bàng lá đỏ nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu”, “ Hoa sữa vẫn ngọt ngào
đầu phố đêm đêm” Một số thành phố có ý tưởng tìm tòi một số loài cây xanh tạo tính đặc
trưng cho đô thị, như Thành phố Nha Trang dự kiến trồng nhiều đường phố cây Ô Môi có
những chùm hoa màu Hoàng Yến như những chiếc lồng đèn xinh đẹp tạo cảnh quan và
màu sắc đặc trưng vào mùa du lịch.
Từ đó ta có thể thấy rằng cây xanh cũng là một thành phần quan trọng góp phần tạo
dựng bản sắc riêng cho các đô thị. Với sự phong phú về chủng loại cây của Việt Nam, các
nhà thiết kế cần nghiên cứu để tạo ra một hệ thống đô thị Việt Nam với các loài cây đẹp,
tạo nét riêng biệt khó phai đối với từng đô thị. Hiện chúng ta có trên 300 loài cây xanh
thuần chủng cần được quy hoạch, ươm trồng thích hợp cho các đô thị.
1.3 Tổ chức không gian xanh tại các thành phố
Tổ chức công viên – cây xanh phải làm sao cho bất kỳ ai đến cũng phải cảm thấy
có phần phù hợp với mình.
Tùy quy mô, vị trí các khu vực đô thị mà có các yêu cầu tổ chức không gian công
viên, vườn hoa khác nhau.
1.3.1 Không gian xanh cấp đô thị
12
Tổ chức công viên đa chức năng (tổng hợp) gồm có 5 thành phần chủ đạo. Đó là
nghỉ ngơi, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí và khoa học, ngoài ra các hoạt động trong
công viên còn mang tính cộng đồng cao nhất của đô thị. Công viên này thường được lựa
chọn ở vị trí đẹp nhất trong bố cục không gian đô thị, có thể ở vị trí thuận lợi cho mọi khu
dân cư, các khu chức năng khác và liên hệ trực tiếp với trung tâm công cộng thành phố.
Phân thành:
- Công viên vui chơi giải trí: Được xây dựng theo các loại hình vui chơi giải trí có
thu phí đối với người sử dụng các tiện ích trong công viên (có thể theo các mô hình như
công viên Hồ Tây - Hà Nội, Đầm Sen, Suối Tiên ở TP Hồ Chí Minh).
- Công viên chuyên đề: Là nơi bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm có thể kết
hợp với bảo tàng. Đây vừa là nơi để nghiên cứu khoa học đồng thời phục vụ du khách đến
tham quan, tìm hiểu về thiên nhiên Ở Việt Nam có một số công viên như Công viên Thủ
Lệ, Bách Thảo ở Hà Nội hay Thảo Cầm Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Công viên văn hóa, nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí: Đây là loại hình công viên với
chức năng chính là vui chơi, nghỉ ngơi, thể dục thể thao. Ví dụ như công viên Thống Nhất,
công viên Nghĩa Tân tại Hà Nội, công viên 29/3 ở Đà Nẵng, công viên Tao Đàn, Lê Văn
Tám (TP Hồ Chí Minh)
1.3.2 Tại các khu ở
Không gian xanh khu ở gồm vườn hoa, cây xanh ven đường, các đường lớn
(bulva); cây xanh trong khuôn viên các công trình công cộng (nhà trẻ, trường phổ thông
…) và cây xanh quanh nhà.
1.3.3 Tại các khu đô thị cũ cải tạo hoặc chọn đất xây dựng đô thị mới
Khai thác triệt để và sử dụng hợp lý các khu vực có giá trị về cảnh quan thiên nhiên
như đồi núi, rừng cây, đất ven sông, suối, biển, hồ. Đặc biệt là hệ thống mặt nước cần giữ
gìn khai thác gắn với không gian xanh để sử dụng vào mục đích tạo cảnh quan môi trường
đô thị.
1.3.4 Tại các khu công nghiệp
- Cây xanh tập trung: là mảng cây xanh lớn, hình thức có thể là những vườn hoa
hay công viên không mang nhiều chức năng. Mảng cây xanh này thường tận dụng các khu
đất ít thích hợp xây dựng nhà máy do trũng ngập, nền đất yếu hay sẵn có mặt nước, có
13
đồi núi cao và bố cục gắn liền với khu quản lý điều hành dịch vụ, tạo kiến trúc cảnh quan
chủ đạo khu trung tâm khu công nghiệp.
- Cây xanh cách ly: trồng trên hàng rào (trong đất khu công nghiệp hoặc ngoài khu
công nghiệp). Tác dụng ngăn cách chống độc hại giữa khu công nghiệp với khu dân cư
hoặc các khu chức năng khác cần bảo vệ. Có thể trong khu công nghiệp cây xanh trồng
cách ly giữa cụm công nghiệp không độc hại và cụm công nghiệp độc hại.
1.3.5 Trên đường giao thông
Cây xanh trên đường phố được tổ chức theo các hàng cây, dải cây xanh, hàng rào
cây bụi, các thảm cỏ. Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường, nghiên cứu thiết kế và bố trí
trồng dây leo tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị.
Trong quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, các giải pháp cụ thể về liên kết
không gian xanh với nhau đóng vai trò quan trọng. Việc tổ chức các tuyến liên kết không
gian xanh thành mạng lưới theo dạng phân nhánh sẽ giúp lan toả ra toàn khu vực đô thị có
mật độ cao và kết nối vùng dân cư đô thị với các thảm rừng ở vành đai cũng như với khu
vực nông thôn, đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động giải trí ngoài trời…Trong đô thị các
tuyến liên kết này cho phép tạo sự hoà nhập của thiên nhiên.
1.4 Giá trị kinh tế của không gian xanh
Một nhà khoa học Ấn Độ từng nói: “Một cây xanh 50 năm tuổi trong một năm
đóng góp 31.200 đôla giá trị gỗ, 62.500 đô la giá trị phòng ô nhiễm khí quyển, 31.250 đô
la giá trị phòng chống đất xâm thực và tăng độ phì nhiêu của đất, 2.500 đô la giá trị giữ
nước cho trái đất. Nếu làm một phép nhân lên với số lượng cây tại các đô thị thì giá trị
kinh tế của cây xanh là rất lớn”.
Tuy nhiên, giá trị này không phải người dân nào cũng biết vì vậy việc nghiên cứu,
đưa ra những con số cụ thể, chính xác sẽ giúp người dân, các nhà quản lý có cách nhìn
khác về giá trị của hệ thống không gian xanh mà họ đang sở hữu.
Tổng giá trị kinh tế (TEV: Total economics Value) của không gian xanh bao gồm:
Giá trị sử dụng (UV: Use values) và giá trị phi sử dụng (NUV: Nonuse values).
Các giá trị của không gian xanh được hiểu như sau:
- Giá trị sử dụng trực tiếp (DUV: Direct use values): là những giá trị mà trong thực
tế nó liên quan đến số lượng đầu ra của những hàng hóa chất lượng môi trường mà người
14
ta có thể xác lập được trên thị trường, có giá trên thị trường. Đối với không gian xanh đó
là giá trị của gỗ củi thông qua việc thu gom các cành cây gãy, cưa cây sâu bệnh, các loại
quả (quả sấu, quả me, dâu da xoan)…
- Giá trị sử dụng gián tiếp (IUV: Indirect use values): là giá trị kinh tế của dịch vụ
môi trường và chức năng sinh thái mà không gian xanh tạo ra như duy trì chất lượng
không khí, duy trì nước ngầm, hấp thụ cacbon.
- Giá trị lựa chọn (OV: Option values): Là giá trị hiện tại có thể chưa được biết đến
của các loài cây quý hiếm, chức năng sinh thái của không gian xanh nhưng trong tương lại
chúng có thể ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, nông nghiệp.
- Các giá trị để lại (BV: Bequest values): Là những giá trị trực tiếp hoặc gián tiếp
để lại cho thế hệ mai sau. Ví dụ như: việc đảm bảo chất lượng không khí tốt cho thế hệ
mai sau, đảm bảo thế hệ mai sau được chiêm ngưỡng các loài cây quý.
- Các giá trị tồn tại (EXV: Existence values): Là giá trị nội tại đi kèm với sự tồn tại
của các loài cây mà không kể đến việc sử dụng trực tiếp như ý nghĩa về văn hóa, tâm linh,
thẩm mỹ…
Theo nguyên tắc, để đo lường TEV các nhà kinh tế học bắt đầu bằng việc phân biệt
giữa giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng, và TEV đã được khái quát hoá bằng công thức
sau: TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + (BV + EXV)
Nguồn: Tự xử lý
Hình 1: Mức độ khó lượng hóa của các giá trị kinh tế
1.5 Các chi phí và lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không
gian xanh
1.5.1 Các chi phí
1.5.1.1 Duy trì thảm cỏ
15
TEV
NUV
UV
DUV IUV
OV
BV
EXV
Mức độ khó lượng hóa tăng dần
1.5.1.1.1 Trồng cỏ mới
- Thành phần công việc
+ Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc.
+ Thay thế các chỗ cỏ chết hoặc bị dẫm nát, cỏ trồng dặm cùng giống với cỏ hiện
hữu.
+ Đảm bảo sau khi trồng dặm thảm cỏ hoặc phủ kín không bị mất khoảng.
+ Dọn vệ sinh nơi làm việc, thu dọn cỏ rác trong phạm vi 30 cm.
- Chi phí trồng cỏ mới
Bảng 1: Chi phí trồng cỏ mới
ĐVT: m
2
/lần
Mã hiệu
Loại
công tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX.1215
Trồng cỏ
mới
Vật liệu 17.952
Cỏ lá gừng m
2
1,07 13.333,3 14.267
Nước m
3
0,015 3.302,9 49,453
Phân hữu cơ, phân ủ kg 2,0 1.818,0 3.636,000
Nhân công 5.217
Bậc thợ bình quân 4/7 công 0,077 67.750,0 5.216,750
Tổng cộng 23.169
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
1.5.1.1.2 Tưới nước thảm cỏ
- Thành phần công việc:
+ Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc.
+ Dùng vòi phun cầm tay, tưới nước ướt đẫm thảm cỏ, tùy theo địa hình từng khu
vực, nước máy lấy từ nguồn cung cấp thành phố tưới tại chỗ hoặc bằng xe chở bồn đến
khu vực xa nguồn nước. Số lần tưới 195 lần/năm.
+ Dọn vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công.
- Chi phí tưới nước thảm cỏ: (Đối với khu vực vùng II (Đà Nẵng), số lượng nhân
công và máy thi công nhân với hệ số K= 1,42)
Bảng 2: Chi phí tưới nước thảm cỏ
ĐVT: 100m
2
/lần
16
Mã hiệu
Loại
công tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX.11121
Tưới
nước
Vật liệu 1.651
Nước máy m
3
0,5 3.302,9 1.651,429
Nhân công 11.584
Bậc thợ bình quân 3,5/7 công 0,1846 62.750,0 11.583,650
Tổng cộng 13.235
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
1.5.1.1.3 Xén lề cỏ
- Thành phần công việc
+ Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc.
+ Xén thẳng lề cỏ theo chu vi, cách bó vỉa 10cm. Số lần xén 52 lần/năm.
+ Dọn vệ sinh nơi làm việc, thu dọn cỏ rác trong phạm vi 30cm.
- Chi phí xén lề cỏ
Bảng 3: Chi phí xén lề cỏ
ĐVT:100m
d
/lần
Mã hiệu
Loại
công tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX.12131
Xén lề
cỏ lá
Nhân công 22.358
Bậc thợ bình quân 4/7 công 0,33 67.750,0 22.357,500
Tổng cộng 22.358
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
1.5.1.1.4 Làm cỏ tạp
- Thành phần công việc
+ Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc.
+ Nhổ sạch cỏ khác lẫn trong cỏ thuần chủng, đảm bảo thảm cỏ duy trì cỏ lẫn
không quá 5% cỏ dại. Số lần làm cỏ tạp 52 lần/năm.
+ Dọn vệ sinh nơi làm việc, thu dọn cỏ rác trong phạm vi 30cm.
- Chi phí làm cỏ tạp
Bảng 4: Chi phí làm cỏ tạp
17
ĐVT: 100m
2
/lần
Mã hiệu
Loại
công tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX.1214
Làm cỏ
tạp
Nhân công 22.358
Bậc thợ bình quân 4/7 công 0,33 67.750,0 22.357,500
Tổng cộng 22.358
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
1.5.1.1.5 Phun thuốc phòng trừ sâu cỏ
- Thành phần công việc
+ Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc.
+ Phun thuốc trừ sâu cỏ.
+ Mỗi năm phòng trừ 2 đợt, mỗi đợt phun 3 lần, mỗi lần cách 5 đến 7 ngày.
- Chi phí phun thuốc phòng trừ sâu cỏ
Bảng 5: Chi phí phun thuốc phòng trừ sâu cỏ
ĐVT: 100m
2
/lần
Mã hiệu
Loại
công tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX.1216
Phun
thuốc
Vật liệu 1.636
Thuốc trừ sâu lít 0,015 109.090,9 1.636,364
Nhân công 4.810
Bậc thợ bình quân 4/7 công 0,071 67.750,0 4.810,250
Tổng cộng 6.446
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
1.5.1.1.6 Bón phân thảm cỏ
- Thành phần công việc
+ Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc.
+ Rải đều phân trên toàn bộ diện tích thảm cỏ. Số lần bón phân 2 lần/năm.
+ Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công.
- Chi phí bón phân thảm cỏ
18
Bảng 6: Chi phí bón phân thảm cỏ
ĐVT: 100m
2
/lần
Mã hiệu
Loại
công tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX.1217
Bón
phân
Vật liệu 26.286
Phân vô cơ Kg 3,00 8.761,9 26.285,714
Nhân công 6.775
Bậc thợ bình quân 4/7 công 0,1 67.750,0 6.775,000
Tổng cộng 33.061
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
1.5.1.2 Duy trì cây xanh trang trí
1.5.1.2.1 Duy trì cây cảnh trổ hoa
- Thành phần công việc
+ Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc.
+ Cắt sửa tán gọn gàng, cân đối, không để cây nặng tán, nghiêng ngã (thực hiện 12
lần/năm).
+ Bón phân vô cơ, phân hữu cơ xen kẽ nhau (phân vô cơ 2 lần/năm; phân hữu cơ 2
lần/năm), phun thuốc trừ sâu cho cây 9 (phun 4 đợt, mỗi đợt 2 lần).
+ Dọn vệ sinh nơi làm việc; Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi qui định.
- Chi phí duy trì cây cảnh trổ hoa
Bảng 7: Chi phí duy trì cây cảnh trổ hoa
ĐVT: 100cây/năm
Mã hiệu
Loại
công
tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX.2411
Duy trì
cây
Vật liệu 1.489.276
Phân hữu cơ kg 600,00 1.818,0 1.090.800,00
Phân vô cơ kg 40 8.761,9 350.476,190
Thuốc trừ sâu lít 0,44 109.090,9 48.000,000
Nhân công 3.489.125
Bậc thợ bình quân 4/7 công 51,5 67.750,0 3.489.125,00
19
Tổng cộng 4.978.401
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
1.5.1.2.2 Trồng dặm cây cảnh trổ hoa
- Thành phần công việc
+ Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc
+ Nhổ bỏ cây cảnh xấu, hỏng, xới đất, trồng cây cảnh, tưới nước.
+ Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công.
- Chi phí trồng dặm cây cảnh trổ hoa
Bảng 8: Chi phí trồng dặm cây cảnh trổ hoa
ĐVT: 100 cây
Mã hiệu
Loại
công tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX.2412
Trồng
dặm cây
Vật liệu 952.381
Cây giống cây 100,00 9.523,8 952.381,0
Nhân công 941.250
Bậc thợ bình quân 4/7 công 15,00 62.750,0 941.250,0
Tổng cộng 1.893.631
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
1.5.1.2.3 Duy trì cây cảnh tạo hình
- Thành phần công việc
+ Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc.
+ Cắt tỉa cây theo hình quy định (thực hiện 12 lần/năm).
+ Bón phân vô cơ, phân hữu cơ xen kẽ nhau (phân vô cơ 2 lần/năm; phân hữu cơ 2
lần/năm)
+ Phun thuốc trừ sâu cho cây (phun 3 đợt, mỗi đợt 2 lần)
+ Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công.
+ Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định.
- Chi phí duy trì cây cảnh tạo hình
Bảng 9: Chi phí duy trì cây cảnh tạo hình
ĐVT: 100cây/năm
20
Mã hiệu
Loại
công
tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX.2411
Duy trì
cây
Vật liệu 1.477.276
Phân hữu cơ kg 600,00 1.818,0 1.090.800,00
Phân vô cơ kg 40 8.761,9 350.476,190
Thuốc trừ sâu lít 0,33 109.090,9 36.000,000
Nhân công 2.899.700
Bậc thợ bình quân 4/7 công 42,8 67.750,0 2.899.700,00
Tổng cộng 4.376.976
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
1.5.1.2.4 Tưới nước cây cảnh ra hoa và cây cảnh tạo hình
- Thành phần công việc
+ Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc.
+ Dùng vòi phun cầm tay, tưới đều ướt đẫm thảm cỏ, tùy theo địa hình từng khu
vực, nước máy lấy từ nguồn cung cấp của thành phố tưới tại chỗ hoặc xe chở bồn tới
những khu vực xa nguồn nước; Số lần tưới 180 lần/năm.
+ Dọn vệ sinh nơi làm việc; Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi qui định.
- Chi phí tưới nước cây cảnh ra hoa và cây cảnh tạo hình
Định mức này áp dụng cho đô thị vùng II lượng nước tưới 7 lít/m
2
.
Bảng 10: Chi phí tưới nước cây cảnh ra hoa và cây cảnh tạo hình
ĐVT: 100 cây/lần
Mã hiệu
Loại
công tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá
Thành
tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX.23131
Tưới
nước cây
Vật liệu 1.651
Nước máy m
3
0,5 3.302,9 1.651,4
Nhân công 9.802
Bậc thợ bình quân 3,5/7 công 0,1562 62.750,0 9.801,6
Máy thi công 30.830
Xe bồn ca 0,0469 657.920,2 30.830,1
Tổng cộng 42.283
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
21
1.5.1.2.5 Công tác thay hoa bồn hoa
- Thành phần công việc
+ Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc.
+ Nhổ sạch hoa tàn, dùng cuốc xẻng xới tơi đất, san mặt bồn theo đúng quy trình.
+ Trồng hoa theo chủng loại được chọn, dùng vòi sen nhỏ tưới nhẹ sau khi trồng.
+ Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m.
+ Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi qui định.
- Chi phí thay hoa bồn hoa.
Bảng 11: Chi phí thay hoa bồn hoa
ĐVT: 100 m
2
/lần
Mã hiệu
Loại
công
tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX.22111
Thay
hoa
Vật liệu 14.285.714
Hoa giống cây 2.500 5.714,3 14.285.714,3
Nhân công 225.608
Bậc thợ bình quân 4/7 công 3,33 67.750,0 225.607,5
Tổng cộng 14.511.322
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
1.5.1.2.6 Phun thuốc trừ sâu bồn hoa
- Chi phí phun thuốc trừ sâu bồn hoa (2 lần/năm)
Bảng 12: Chi phí phun thuốc trừ sâu bồn hoa
ĐVT: 100 m
2
/lần
Mã hiệu
Loại
công
tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX.2212
Phun
thuốc
Vật liệu 1.636
Thuốc trừ sâu lít 0,015 109.090,9 1.636,364
Nhân công 11.314
Bậc thợ bình quân 4/7 công 0,167 67.750,0 11.314,250
Tổng cộng 12.950
22
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
1.5.1.3 Duy trì cây bóng mát
Phân loại cây bóng mát:
- Cây bóng mát mới trồng: Cây sau khi trồng được 90 ngày đến 2 năm.
- Cây bóng mát trồng sau 2 năm:
+ Cây bóng mát loại 1: Cây cao <= 6m và có đường kính gốc cây <= 20cm.
+ Cây bóng mát loại 2: Cây cao <= 12m và có đường kính gốc cây <= 50cm.
+ Cây bóng mát loại 3: Cây cao >12m và có đường kính gốc cây > 50cm.
1.5.1.3.1 Trồng mới cây bóng mát
- Thành phần công việc
+ Chuẩn bị vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc.
+ Dùng cuốc xẻng đào đất, xới tơi đất theo đúng quy trình.
+ Trồng cây theo chủng loại được chọn, dùng vòi sen nhỏ tưới nhẹ sau khi trồng.
+ Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m.
+ Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định.
- Chi phí trồng mới cây bóng mát
Bảng 13: Chí phí trồng mới cây bóng mát
ĐVT: 1 cây
Mã hiệu
Loại
công tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá
Thành
tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX2.01.012
Trồng
mới cây
Vật liệu 336.006
Cây trồng cây 1 333.333,3 333.333.33
Đất m
3
0.042 63.636,4 2.672,73
Máy thi công 11.344
Cần cẩu bánh hơi 3 tấn ca 0,01 852.359,8 8.523,60
Ô tô tải 2 tấn ca 0,0075 376.035,8 2.820,27
Nhân công 50.607
Bậc thợ bình quân
3,5/7
công 0,602 84.065,0 50.607,13
Tổng cộng 397.957
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
23
1.5.1.3.2 Duy trì cây bóng mát mới trồng
- Thành phần công việc
+ Tưới nước ướt đẫm gốc cây.
+ Bón phân hữu cơ gốc cây thực hiện trung bình 1 lần/năm.
+ Sửa tán, tạo hình và tẩy chồi: dùng kéo (hoặc cưa) cắt tỉa những cảnh hoặc chồi
mọc không thích hợp với kiểu dáng cần tạo thực hiện trung bình 4 lần/năm.
+ Chống sửa cây nghiêng: thực hiện trung bình 2 lần/năm.
+ Vệ sinh quanh gốc cây: Nhổ cỏ dại quanh gốc cây, dọn dẹp rác quanh gốc cây,
thu gom vận chuyển đến nơi đổ quy định, thực hiện 4 lần/năm.
+ Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công.
- Chi phí duy trì cây bóng mát mới trồng
Bảng 14: Chi phí duy trì cây bóng mát mới trồng
ĐVT: 1cây/năm
Mã hiệu
Loại
công
tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá
Thành
tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX.3111
Duy trì
cây
Vật liệu 63.845
Nước m
3
4,08 3.302,9 13.475,66
Phân hữu cơ kg 6,00 1.818,0 10.908,00
Cây chống dài 2,5m, fi 60 cây 3,00 12.727,3 38.181,82
Dây kẽm 1mm kg 0,02 16.818,2 336,36
Vật liệu khác % 1,5 62.901,8 78.590,00
Nhân công 78.590
Bậc thợ bình quân 4/7 công 1,16 67.750,0 78.590,00
Máy thi công 134.216
Xe bồn 5m
3
134.215,72
Tổng cộng 276.651
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
1.5.1.3.2 Duy trì cây bóng mát loại 1
- Thành phần công việc
+ Nhận kế hoạch thông báo việc cắt sửa, khảo sát hiện trường, liên hệ cắt điện.
24
+ Chuẩn bị vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc, giải phóng mặt bằng, bảo vệ cảnh
giới, đảm bảo giao thông, an toàn lao động.
+ Lấy nhánh khô, mé nhánh tạo tán cân đối, sơn vết cắt thực hiện trung bình 2 lần
một năm.
+ Tẩy chồi thực hiện trung bình 4 lần/năm.
+ Chống sửa cây nghiêng thực hiện 1 lần/năm.
+ Vệ sinh quanh gốc cây thực hiện trung bình 12 lần/năm.
+ Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công.
+ Chùi rửa cất dụng cụ tại nơi quy định.
- Chi phí duy trì cây bóng mát loại 1
Bảng 15: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 1
ĐVT: 1cây/năm
Mã hiệu
Loại
công
tác
Thành phần hao phí ĐVT
Số
lượng
Đơn giá
Thành
tiền
A B C D 1 2 3=1*2
CX.3113
Duy trì
cây
Vật liệu 3.654
Sơn kg 0,02 27.272,7 545,45
Xăng lít 0,014 13.363,6 187,09
Cây chống dài 2,5m; fi 60 cây 0,20 12.727,3 2.545,45
Nẹp gỗ cây 0,20 1.428,6 285,71
Dây nylon (thay đinh) kg 0,005 18.095,2 90,48
Nhân công 30.488
Bậc thợ bình quân 4/7 công 0,45 67.750,0 30.487,50
Tổng cộng 34.142
Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị
1.5.1.3.3 Duy trì cây bóng mát loại 2
- Thành phần công việc
+ Nhận kế hoạch thông báo việc cắt sửa, khảo sát hiện trường, liên hệ cắt điện.
+ Chuẩn bị vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc, giải phóng mặt bằng, bảo vệ cảnh
giới, đảm bảo giao thông và đặc biệt phải an toàn lao động.
25