Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CÁC DSVH Ở VN ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.85 KB, 10 trang )

Các di sản thế giới ở Việt Nam
KINH ÐÔ HUẾ VÀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI
Việc nhà Nguyễn chọn Huế làm kinh đô và đầu tư xây dựng suốt 1,5 thế kỷ đã để lại cho Huế
một di sản kiến trúc vật chất đồ sộ với quần thể cung điện, lăng tẩm, thành quách, đình tạ,
miếu đường... nguy nga, lộng lẫy. Hơn thế nữa, trong tiến trình lịch sử lâu dài của Huế đã hình
thành nên một di sản văn hóa phi vật thể do bao thế hệ dày công xây dựng hun đúc nên với
những vốn qúy tinh thần, những phong tục tập quán, lễ hội, các ngành nghệ thuật, những
ngành nghề thủ công truyền thống...đã tạo cho Huế một giá trị đặc trưng nổi bật, một bản sắc
riêng độc đáo.
Nhưng vùng đất thơ mộng này đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, lại còn chịu
tác động khắc nghiệt của môi trường và khí hậu, nên đã một thời quần thể di tích Huế xuống
cấp nghiêm trọng, đến nỗi trong lần thăm Huế vào tháng 11.1981 ông Tổng Giám đốc Unesco
Amadou Mahtar M'Bow đã phải khẩn thiết kêu gọi "cứu vãn Huế" với những lời tâm huyết "Huế
phải được cứu vãn, phải được cứu vãn cho Việt nam mà Huế là một cao điểm. Ở đó thể hiện
bản sắc văn hóa dân tộc , phải được cứu vãn cho thế giới, vì Huế cũng là một bộ phận tổ
thành của di sản văn hóa loài người". Kể từ khi lời kêu gọi đó được phát đi, nhóm công tác Huế
- Unesco (Hue-Unesco working Group) và chính quyền Việt Nam các cấp đã thực hiện nhiều
chương trình hoạt động rất tích cực nhằm từng bước trùng tu và bảo tồn quần thể di tích Huế
và 12 năm sau đã đem lại kết quả đáng mừng: Tháng 12.1993, Hội đồng di sản thế giới
(WHC) đã ghi cố dô Huế vào danh mục di sản văn hóa thế giới với nội dung "Tổng thể lăng
tẩm của Huế là một thí dụ điển hình về đô thị hóa và kiến trúc của một kinh đô phòng thủ, thể
hiện quyền lực của vương quốc phong kiến cổ của Việt Nam ở thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ
XX". Quần thể di tích Huế trở thành di sản thứ 410 trong danh mục di sản thế giới.
Quần thể di tích Huế - di sản văn hóa thế giới là tài sản vô giá của quốc gia, là niềm tự hào
của dân tộc Việt Nam và của nhân loại. Di sản ấy không chỉ được "cứu vãn" mà thực sự đã và
đang dần dần hồi sinh. Việc làm sống lại tổng thể di tích cố đô Huế là cực kỳ khó khăn và phức
tạp, đòi hỏi phải tiến hành trong một thời gian dài, phải đầu tư kinh phí rất lớn và phải có một
đội ngũ cán bộ, chuyên gia, công nhân nắm vững khoa học kỹ thuật và có tay nghề giỏi, hiểu
biết sâu sắc và kế thừa được ngành nghề truyền thống của cha ông. Quần thể di tích Huế khi
nguyên vẹn có 1200 công trình, nay chỉ còn 480 công trình, trong đó có nhiều công trình hư
hỏng rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, với chính sách chấn hưng và bảo vệ nền văn hóa dân tộc


của Nhà nước Việt Nam và sự giúp đỡ của quốc tế, trong vòng 10 năm trở lại đây đã có trên
30 hạng mục công trình được tu bổ hoàn chỉnh và hàng trăm công trình khác được bảo quản
và sửa chữa từng phần.
Ngày 12.2.1996, "DỰ ÁN QUI HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CỐ ÐÔ HUẾ
1995 - 2010" đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt với tổng vốn đầu tư 720 tỷ đồng (tương
đương gần 60 triệu USD). Ðây là một dự án khá đồ sộ và toàn diện nhằm mục đích bảo tồn,
khôi phục, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế về cả mặt văn hóa vật chất, văn hóa
tinh thần và cảnh quan môi trường. Nếu dự án được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và có chất
lượng thì chắc chắn Huế sẽ rất xứng đáng với sự tôn vinh: DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI.
Thánh Địa Mỹ Sơn
Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía
tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10 km về phía tây trong một thung lũng kín đáo.
Mỹ Sơn là thánh địa ấn Độ giáo của Vơng quốc Chămpa. Những dòng chữ ghi trên tấm bia sớm
nhất ở Mỹ Sơn, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 cho biết vua Bhadresvara đã xây dựng một
ngôi đền để dâng cúng vua thần Siva- Bhadresvara. Hơn hai thế kỷ sau đó, ngôi đền đầu tiên
đợc xây dựng bằng gỗ đã bị thiêu huỷ trong một trận hỏa hoạn lớn.
Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền
vững hơn, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây
dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ.
Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, đợc xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Mỹ
Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vơng quốc Champa. Những đền thờ
chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tợng của thần Siva - Đấng bảo hộ của các dòng
vua Chămpa. Vị thần đợc tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu
tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngỡng chính
thờ thần - vua và tổ tiên hoàng tộc.
Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn đợc phát hiện bởi một học giả ngời Pháp tên là M.C Paris. Vào
những năm đầu thế kỷ XX này, 2 nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de
Lajonquière và nhà kiến trúc s kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu
văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài
liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã đợc L.Finot chính thức công bố.

Tiền thân của quần thể kiến trúc Mỹ Sơn cổ kính này, theo căn bia để lại là một ngôi đền làm
bằng gỗ để thờ thần Diva Bhadresvera. Nhng đến khoảng cuối thế kỷ VI, một cơn hoả hoạn đã
thiêu cháy ngôi đền gỗ. Bức màn lịch sử đã đợc các nhà khoa học vén dần lên thông qua
những bia ký và lịch sử nhiều triều đại xa cho ta thấy Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất
của dân tộc Chăm suốt từ cuối tế kỷ IV đến thế kỷ XV. Bằng vật kiệu gạch nung và đá sa
thạch, trong nhiều thế kỷ ngời Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo,
liên hoàn: Đền chính thờ Linga-Yoni biểu tợng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính
(Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Mặc dù thời gian
cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhng những hiện vật điêu khắc, kiến
trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân
tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy loàng của văn hoá- kiến trúc Chăm Pa cũng
nh của Đông Nam á.
Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng nh mỗi đền tháp thờ những vị thần,
những triều vua khác nhau tạo nên đờng nét kiến trúc đầy dấu ấn, nhng nhìn chung tháp
Chàm đều đợc xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: Đế tháp biểu hiện thế
giới trần gian, vững chắc. Thân tháp tợng hình của thế giới thần linh, kỳ bí mê hoặc. Phần trên
cùng là hình ngời dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông, voi, s tử... động
vật gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con ngời.
Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại thánh địa Mỹ Sơn
hội tụ đợc nhiều phong cách; mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII;
phong cách Hoà Lai thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ IX; phong cách Đồng Dơng từ giữa thế kỷ IX;
phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Định; phong cách Bình Định... Trong
nhiều công trình kiến trúc còn lại khi phát hiện (1898) có tháp cao tới 24m, trong khu vực
Tháp Chùa mà các sách khảo cổ, nghiên cứu về Mỹ Sơn có ký hiệu là tháp cổ Chăm Pa, có 2
của ra vào phía Đông và phía Tây. Thân tháp cao, thanh tú với một hệ thống cột ốp. Xung
quanh có 6 tháp phụ, toàn bộ ngôi tháp 2 tầng toả ra nh cánh sen. Tầng trên, chóp đá sa
thạch đợc chạm hình voi, s tử, tầng dới, mặt tờng là hình những ngời cỡi voi, hình các thiên nữ
thuỷ quái. Nhng ngôi tháp giá trị này đã bị không lực mỹ huỷ hoại trong chiến tranh, năm
1969.
Sau khi phát hiện ra khu tháp cổ Mỹ Sơn, nhiều hiện vật tiêu biểu trong đó đặc biệt là những

tợng vũ nữ, các thần linh thờ phợng của dân tộc Chăm, những con vật thờ cũng nh những
cảnh sinh hoạt cộng đồng đã đợc đa về thành phố Đà Nẵng xây dựng thành bảo tàng kiến trúc
Chămpa. Tuy không phải là nhiều, nhng những hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật
điêu khắc tiêu biểu, nó có giá trị văn hoá của một dân tộc, nhng hơn thế nữa, có là những
chứng tích sống động, xác thực lịch sử của một trong những dân tộc trong cộng đồng Việt
Nam giàu truyền thống văn hoá.(Internet)
Nét duyên phố cổ Hội An
Hội An 1930
Hội An thành lặp từ những năm 1613-1621, đây là thương cảng lớn, nơi các tàu thuyền của
Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Ðào Nha... ra vào buôn bán tấp nập. Người Hoa, người Nhật đông
đúc, nên chính quyền cho lập hai khu phố riêng cho họ. Hiện nay những ngôi nhà cổ của người
Hoa, người Nhật vẫn còn tồn tại nguyên vẹn sau những lần trùng tu. Sự thể hiện rõ nét là một
đô thị cổ ở chỗ: nhiều chùa, miếu, đình, hội quán mang đậm phong cách kiến trúc phương
Nam và Nhật Bản. Một trong những kiến trúc điển hình của khu phố cổ Hội An là chùa Cầu
Nhật Bản, nơi lôi cuốn nhiều khách du lịch đến thăm. Chùa Cầu được xây dựng vào giữa thế kỷ
XVll, gồm hai phần: cầu và chùa. Cầu bằng gỗ ghép lại, giữa là đường dành cho xe ngựa, hai
bên cầu vồng lên dành cho khách bộ hành. Chùa nằm sát bên cầu.
Trên đường phố Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp thật sáng
sủa, với những căn nhà kiến trúc cổ hầu như còn nguyên vẹn. Những ngôi nhà với kiểu nhà gỗ
hình ống, thông suốt hai mặt phố. Mặt tiền được làm bằng gỗ với cấu kiện kiến trúc được
chạm trổ khá tinh xảo. Ðặc biệt là ngôi nhà cổ Tấn Ký, số 101 Nguyễn Thái Học, vẫn còn giữ
những kiến trúc mang phong cách xưa cách đây gần 200 năm. Nếu du khách muốn xem
những cổ vật thì đến căn nhà 80 Nguyễn Thái Học của ông Thái Tế Thông và ông Diệp Gia
Tùng, cháu đời thứ tư của ông Diệp Ðồng Xuân, người tỉnh Quảng Ðông (Trung Quốc), đến Hội
An lập nghiệp vào năm 1856.
Hiện nay gia chủ còn bảo quản bộ sưu tập cổ vật đồ sộ với hơn một ngàn cổ vật đủ loại chất
liệu, nhiều nhất là gốm sứ Trung Quốc vào đời nhà đường, Minh, Thanh. Ngoài ra còn có đồ
gốm độc đáo có niên đại trước Công nguyên thuộc văn hóa Sa Huỳnh và con dấu đông, gương
đồng từ thời chiếm Thành. Những cổ vật gây ấn tượng nhất là đĩa Vạn Lực, lư đồng đổi màu
đời nhà Minh (thế kỷ XLV-XV).

Tại cuối đường Phan Bội Châu, du khách như lạc vào thế giới lạ lùng, đầy nét cổ xưa nhưng lại
rất mới mẽ. Trong xưởng sản xuất hàng mỹ nghệ chữ Hán bằng tre, một sản phẩm mang đậm
phong cách và hồn phố cổ.
Nghệ nhân nguyên là thợ đá ở Non Nước đã khám phá ra nghệ thuật hàng tre mỹ nghệ độc
đáo. Dưới bàn tay khéo léo của người thợ xứ Quảng, những con chữ lần lượt hiện lên, rồi được
nhũ vàng trên nền tre đen trông thật hấp dẫn. Chỉ khoảng 2 giờ là khách có sản phẩm đúng
yêu cầu của mình, giá khoảng 3 USD vừa có ý nghĩa, lại vừa là vật bài trí trong gia đình. Ðêm
phố cổ hình như là ngày của khách nước ngoài. Họ lang thang suốt đêm, có người mua hàng
lưu niệm, có kẻ thưởng thức những món ăn đặc sản của phố Hội. Cái lạ là ở phố cổ, kể cả
quán ăn, quán cà phê, ít khi, nếu không nói là chẳng bao giờ nghe tiếng nhạc ầm ĩ. Lạ hơn là ở
phố sáng điện mà khách Tây cứ thích dùng nến thắp để ngồi tĩnh tâm suốt đêm bên bờ sông
Hoài. Ðêm phố Hội thật yên tĩnh, thật thanh bình! Khách thập phương đến ngày càng đông.
Hội An không có bia ôm, Karaoke đèn mờ, không có bóng dáng tệ nạn xã hội mua bán dâm,
hút chích, hiếm thấy cảnh kẻ say quậy phá, chửi bới. Người con gái Hội An cứ thanh thanh,
nhẹ nhàng, có lẽ do nề nếp gia phong, mà con gái Hội An cũng hay thẹn thùng, bẽn lẽn, chưa
bao giờ thấy cô nào mặc quần ngắn hoặc áo có chút khêu gợi hở hang ra đường. Ðiều đó nói
lên sự ràng buộc sâu sắc tốt đẹp của con người phố cổ giúp cho truyền thống văn hóa của xã
hội tốt đẹp hơn lên.
Gần khu chợ là nơi tập trung các món ăn bình dân mà khách đi chơi dạo phố có thể ghé vào để
thưởng thức hương vị đất Quảng: chè bắp, hến trộn, bánh tráng đập, mắm dảnh, mì quảng...
Ðêm phố cổ kéo dài, đến khuya, khách du lịch kéo về từ mọi nẻo đường. Ðêm xuống, những
dòng người đi dọc bờ sông, thả xuống lòng sông những ngọn đèn giấy tạo thành "dòng sông
đèn" lung linh, huyền ảo! Những đêm phố cổ đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong lòng du
khách về khu phố huyền thoại. Nhà khảo cổ học Richard A. Engelhardt, cố vấn UNESCO nhận
xét: Vẻ đẹp không trùng lặp trong các phố phường lịch sử, sự phong phú về thể dáng kiến
trúc, sự hoàn hảo của nghệ thuật chạm khắc trong nội thất di tích tạo cho phố cổ Hội An đặc
điểm nổi bật trong không gian riêng biệt, đưa quần thể nâng lên vị trí hàng đầu trong danh
mục di tích văn hóa việt Nam và cả trong kho tàng văn hóa nhân loại. (Theo TTCN)
Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới
Với tổng diện tích 1.553 km2, gồm 1.969 đảo lớn nhỏ, Vịnh Hạ Long lâu nay vẫn là điểm đến

không thể thiếu của du khách trong và ngoài nước. Nơi đây nổi tiếng với những hang động
tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, động Mê Cung...với những
hòn đảo đá có phong cảnh ngoạn mục. Đại thi hào Nguyễn Trãi đã mệnh danh nơi đây là kỳ
quan đất dựng giữa trời cao.
Là một thắng cảnh biển nổi tiếng của Việt Nam, từ năm 1962, Hạ Long đã được Chính phủ
công nhận là danh lam thắng cảnh quốc gia. Năm 1994, tại kỳ họp thứ 18, Ủy ban Di sản
văn hóa thế giới (UNESCO) đã quyết định công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế
giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Và năm 2000, tại kỳ họp lần thứ 24, UNESCO
lại một lần nữa công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới vì những giá trị độc
đáo về địa chất và địa mạo.
Huyền thoại Vịnh Hạ Long
"Hạ Long" có nghĩa là "Rồng xuống". Từ thế kỷ thứ XIX trở về trước, tên Hạ Long không được
thấy ghi chép trong sử sách. Mỗi khi nói đến biển Quảng Ninh, Vịnh Hạ Long ngày nay, sử
sách thường chép là biển Giao Châu, Lục Châu, Lục Hải, Lục Thủy, Hải Đông, An Bang. Thời
kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược, vịnh Hạ Long được gọi là vịnh Hòn Gai. Mãi đến cuối thế kỷ
XIX, tên Vịnh Hạ Long mới thấy xuất hiện trong một số thư tịch như các bản đồ hàng hải,
một số bài báo chữ Pháp và chữ Việt. Vậy tên Hạ Long bắt nguồn từ đâu và có từ bao giờ?
Truyền thuyết kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, trong một lần nước ta bị giặc ngoại xâm, Ngọc
Hoàng sai Rồng mẹ mang theo một đàn Rồng con xuống giúp dân ta đánh giặc. Thuyền giặc
từ biển cả đang ào ạt vào bờ thì đàn Rồng cũng hạ giới. Rồng mẹ chỉ huy đàn con hóa phép,
tới tấp phun châu nhả ngọc xuống vùng biển. Phút chốc những viên ngọc đó biến thành hàng
nghìn hòn đảo đá đứng sừng sững bủa vây chặn bước tiến công của quân giặc. Bị chặn lại
đột ngột, quân giặc trở tay không kịp, thuyền giặc bị đâm vào núi đá tan vỡ hàng loạt rồi
chìm nghỉm xuống đáy biển.
Sau khi đánh tan quân xâm lược, Rồng mẹ và Rồng con thấy nước Việt đẹp quá bèn xin với
Ngọc Hoàng ở lại không về trời nữa. Từ đấy vùng biển Quảng Ninh được mang tên Hạ Long.
Nơi Rồng mẹ hạ xuống được đặt tên là Hạ Long, còn chỗ Rồng con đậu mang tên là Bái Tử
Long. Đuôi Rồng mẹ quẫy lên nước trắng xóa được mang tên là Bạch Long Vĩ...
Hạ Long với các đảo núi và các hang động nổi tiếng
Gần 2.000 hòn đảo lớn nhỏ của Vịnh Hạ Long là một bảo tàng sinh thái vô cùng phong phú.

Hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới ở đây có hơn 1.000 loài thực vật, trong đó có 447
loài mộc lan, 12 loài dương xỉ, 20 loài thực vật ngập mặn. Về động vật có 4 loài lưỡng cư, 8
loài bò sát và 14 loài thú. Theo tài liệu của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) có
văn phòng tại Hà Nội, Vịnh Hạ Long có 7 loài thực vật đặc hữu của đảo đá vôi chưa tìm thấy
ở nơi nào khác trên thế giới như: Khổ cử đại tím, khổ cử đại nhung, hài vệ nữ hoa vàng...
Các đảo trên Vịnh Hạ Long chủ yếu là đảo đá vôi, tập trung ở khu vực phía Đông Nam và Tây
Nam; một số đảo phiến thạch phân bố rải rác ở khu vực Đông Nam. Kết quả nghiên cứu địa
chất địa mạo cho thấy, để có một vùng danh thắng Hạ Long khoảng 7-8 nghìn tuổi như hiện
nay, vùng biển cổ nơi đây đã trải qua 300 triệu năm tích tụ tầng đá vôi dày trên nghìn mét
và một thời kỳ xâm thực cácxtơ (karst) kéo dài chừng 20 triệu năm trong môi trường lục địa
kỷ Nêogen và Nhân sinh. Các bậc thềm biển nâng cao, các bề mặt đồng bằng phân bậc nằm
chìm dưới đáy vịnh, các dòng sông cổ ngập chìm, các ngấn biển cổ và hệ hàu, hà trên các
vách đá là kho tư liệu vô cùng quý giá của ngành địa chất. Đặc biệt, Vịnh Hạ Long là mẫu
hình tuyệt vời về cácxtơ trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm mà kết quả rõ nhất là hệ
thống hang động ngầm và nổi vô cùng phong phú, đa dạng thuộc về 3 nhóm chính: Nhóm
các hang động ngầm cổ (hang Sửng Sốt, động Tam Cung, động Lâu Đài, hang Đầu Gỗ);
nhóm hang nền các cácxtơ tiêu biểu (Trinh Nữ, Bồ Nâu, Tiên Ông...) và nhóm hang hàm ếch
biển (Ba Hang, Ba Hầm, Hang Luồn...
Các đảo núi nổi tiếng
Núi Bài Thơ cao 191m nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long. Dưới các triều đại phong kiến,
núi Bài Thơ là trạm canh phòng của vùng biển Đông Bắc. Chân núi có chùa Long Tiên, đền
thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn. Trên vách núi phía Đông Nam còn di bút của vua Lê Thánh
Tông và 6 bài thơ chữ Hán khác của các danh nhân từ thế kỷ XV đến XX ca ngợi cuộc sống
thái bình và cảnh đẹp của Vịnh Hạ Long. Núi Bài Thơ còn là nơi ngọn cờ đỏ búa liềm tung bay
nhân ngày 1-5-1930 trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân mỏ chống thực dân
Pháp.
Đảo Titốp: Năm 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng anh hùng lao động Việt Nam, nhà du hành
vũ trụ Liên Xô Giéc Man Titốp tới thăm Hạ Long và nghỉ tại đảo. Để kỷ niệm chuyến đi này,
Bác Hồ đã lấy tên Titốp đặt cho đảo. Đảo có bãi tắm tuyệt đẹp, phong cảnh sơn thủy hữu
tình, cách bến tàu du lịch 8km.

Hòn Gà Chọi gồm 2 hòn đảo nhỏ, cao 12m giống hệt một đôi gà đứng đối diện nhau đang
tung cánh. Hình ảnh hòn Gà Chọi được chọn làm biểu tượng của Quảng Ninh và biểu tượng
du lịch Việt Nam năm 2000. Hòn Gà Chọi ở phía Đông Nam đảo Đầu Gỗ, cách bến tàu du lịch
5 km. Đảo còn có tên là hòn Trống Mái hay hòn Cặp Gà.
Hòn Đỉnh Hương nằm phía Tây Nam đảo Đầu Gỗ, giống hệt như một lư hương bằng đá khổng
lồ mọc lên giữa biển khơi.Hòn Xếp nằm ở Vịnh Bái Tử Long, Cẩm Phả. Hòn Xếp gồm các khối
đá to, vuông đều đặn được xếp chồng lên nhau giống như một Kim tự tháp Ai Cập được dựng
lên giữa biển khơi.
Hòn Thiên Nga là một hòn đảo nhỏ đứng bồng bềnh trên vịnh biển, có hình thù giống như
một đôi thiên nga đang tình tự. Hòn Thiên Nga là một địa chỉ tham quan, chụp ảnh lý tưởng
trên Vịnh Bái Tử Long.
Hòn Con Cóc cao 8 m giống hệt một chú cóc đang ngồi chờ mưa rơi giữa mênh mông sóng
nước. Hòn Con Cóc là một trong những địa chỉ du lịch nổi tiếng nằm ở phía Đông Nam Vịnh
Hạ Long, cách bến tàu du lịch 17km.
Hòn Đầu Người cao 25m, từ xa nhìn giống như đầu người Ai Cập với chiếc mũi to, gồ ghề,
nhô ra xa, cằm tỳ trên mặt nước. Một số người còn liên tưởng tới hình ảnh tượng Nhân Sư Ai
Cập, nhưng hòn Đầu Người đẹp và thơ mộng hơn nhiều vì có thêm yếu tố biển. Hòn Đầu
Người nằm ở gần Hang Luồn, cách bến tàu du lịch 13km.
Hòn Đũa nằm trong khu vực Vịnh Bái Tử Long, cách núi Bài Thơ về phía Đông 7 km, Hòn Đũa
giống như một chiếc đũa thần khổng lồ trong truyện cổ tích Anđécxen được cắm xuống biển
khơi. Hòn Đũa là một trong những điểm tham quan lý tưởng cho du khách và cũng là mốc
giới định hướng quan trọng cho các tàu thuyền khi ra khơi.
Ba Trái Đào gồm ba hòn núi nhỏ, cao 23m trông giống hệt ba trái đào. Hòn Ba Trái Đào gắn
liền với truyền thuyết tình yêu lãng mạn giữa nàng tiên út với chàng ngư dân đánh cá nghèo
khổ. Vì muốn chàng trai được sống bên mình mãi mãi, nàng tiên út đã lấy trộm ba trái đào
tiên cho chàng ăn. Ngọc Hoàng biết chuyện liền hóa phép biến thành ba trái núi. Ngày nay,
Ba Trái Đào là một địa danh nổi tiếng với bãi tắm tiên tuyệt đẹp, phong cảnh sơn thủy hữu
tình, cách bến tàu du lịch 22 km về phía Đông Nam.
Đảo Tuần Châu cách bến tàu du lịch 4 km về phía Tây Nam. Đảo rộng 2,8km2. Trên đảo có
di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Hạ Long. Đảo hiện nổi tiếng bởi trung tâm biểu diễn cá

heo-hải cẩu-sư tử biển và trình diễn ca nhạc, thời trang với sân khấu hiện đại, khán đài
2.000 chỗ ngồi được thiết kế hình bán nguyệt, giàn mái che cao gần 45m, mô phỏng vòm
mái nhà hát opera Sydney. Hệ thống phòng nghỉ với khách sạn 5 sao, khách sạn nổi, khu đô
thị gồm các biệt thự cao cấp đang được nhanh chóng xây dựng.
Đảo Ngọc Vừng là đảo đất rộng 12km2, có người ở, cách bến tàu du lịch 34km về phía Đông.
Xung quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp. Đảo có núi Vạn Xuân cao 182m, có di chỉ khảo cổ
thuộc văn hóa Hạ Long rộng 4.500m2, có bến cảng cổ Cống Yên thuộc hệ thống thương cảng

×