Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm dạy đọc tiếng anh 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.96 KB, 26 trang )

MỤC LỤC

STT

Nội dung

Ghi chú

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tr2-6

2

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tr7

2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

Tr7

2.2

THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Tr7-8



2.3

CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT Tr9
VẤN ĐỀ

2.3.1 ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

Tr9

2.3.2 ĐỐI VỚI HỌC SINH

Tr18

2.4

HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tr19-20

3

KẾT LUẬN

Tr21

3.1

Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Tr21

3.2

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHUNG

Tr21

3.3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Tr21-22

3.4

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

Tr22-23

1


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO, ngoại ngữ (Đặc biệt là Tiếng Anh, ngôn ngữ quốc tế
hoá cao nhất) trở thành một công cụ, một phương tiện của cuộc sống hiện đại.
Nền giáo dục ở nước ta đang được cải tiến và nâng cao, nhu cầu học và sử dụng
ngoại ngữ đang được mọi người quan tâm. Trên thế giới hiện có khoảng 350
triệu người sử dụng Tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ và cũng với số lượng người

tương đương như vậy đang sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của mình.
Mác đã nói: “Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời”. Ở Việt nam
Tiếng Anh đã và đang là chiếc cầu nối quan trọng giúp chúng ta mở rộng quan
hệ, giao lưu hữu hiệu nhất trong các hoạt động: ngoại giao; thương mại; giáo
dục; thể thao; văn hoá... với các nước trên toàn thế giới. Mấy năm gần đây bộ
môn tiếng Anh đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh đất
nước đang mở rộng quan hệ ngoại giao trên thế giới cũng như ra nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO. Biết được Tiếng Anh đã là điều khó, để hiểu sâu sắc
và vận dụng tốt phục vụ cho mục đích giao tiếp lại còn khó hơn. Môn tiếng Anh
là môn học tương đối mới đối với các em học sinh tại địa bàn TP Sơn la nói
riêng và tỉnh Sơn la nói chung. Học sinh phải tìm hiểu và tiếp cận một ngôn ngữ
mới đồng thời đòi hỏi phải có những hiểu biết nhất định về một nền văn hoá
hoàn toàn mới lạ. Xuất phát từ yêu cầu đó, đòi hỏi người thầy phải hiểu sâu nội
dung chương trình, quan điểm đổi mới, biết sử dụng linh hoạt các thủ thuật sao
cho phù hợp với nội dung cụ thể từng bài nhằm nâng cao chất lượng dạy. Đã có
người nói rằng: “Ngoại ngữ không phải của để dành”, vì vậy để học tốt đòi hỏi
người học phải nỗ lực thường xuyên và duy trì liên tục và đó là sự kết hợp của
bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết.
Với mục tiêu chương trình Tiếng Anh THCS là giúp các em rèn luyện và
sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và những kiến thức ngôn
ngữ cho các em, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học, tìm hiểu khoa học kỹ
thuật hiện đại và kho tàng phong phú về văn hoá của thế giới. Xuất phát từ việc
thực hiện nhiệm vụ của sự nghiệp cải cách giáo dục nói chung và bộ môn tiếng
Anh nói riêng, gắn liền với sự nghiệp đổi mới toàn diện của chương trình sách
giáo khoa, cũng như hệ thống trang thiết bị phương tiện dạy học trong nhà
trường THCS, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi áp dụng thủ thuật, phương

2



pháp giảng dạy để đạt tốt những yêu cầu hiện đại phù hợp với chương trình mới
- Chương trình cải cách giáo dục.
Với thực tế giảng dạy tiếng Anh trong những năm qua: Tôi thấy rằng còn
một số học sinh tiếp thu còn chậm, việc vận dụng thực hành luyện tập đàm thoại
giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ tiếng Anh đơn giản vẫn còn khó khăn. Việc
học và tiếp thu của các em còn nhiều hạn chế là do những nguyên nhân sau đây
là chủ yếu:
- Đại đa số các em học sinh chỉ được làm quen với môn tiếng Anh khi vào
THCS.
- Thiếu hiểu biết về xã hội và thế giới xung quanh; không có thói quen thu thập
thông tin tích luỹ cho vốn hiểu biết của mình.
- Ít được rèn luyện trong môi trường giao tiếp, dẫn tới khả năng sử dụng ngôn
ngữ còn hạn chế, rơi vãi.
- Nhận thức về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh ở nhiều học sinh và phụ
huynh còn chưa cao.
- Chưa xác định được mục tiêu học tập, mục đích sử dụng tiếng Anh.
Từ những khó khăn đối với việc dạy và học Tiếng Anh trên đây, tôi thấy
việc làm thế nào để dạy và học Tiếng Anh, có hiệu quả là rất cần thiết nhất là đối
tượng các em ở bậc THCS làm sao để đảm bảo đủ lượng kiến thức cơ bản để các
em tiếp tục học cao hơn nữa trong các năm tiếp theo.Để thực hiện một tiết dạy
theo đúng tinh thần đổi mới đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo của thầy và trò, đặc
biệt là sự gia công của thầy. Đọc là một trong bốn kỹ năng cơ bản trong quá
trình dạy và học ngoại ngữ, trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập tới một trong
bốn kỹ năng dạy học ngoại ngữ đó là dạy một bài đọc trong chương trình Tiếng
Anh THCS và cụ thể là những dạng bài đọc ở môn Tiếng Anh 8. Qua kinh
nghiệm giảng dạy tôi nhận thấy đa số các em luôn kêu khó với dạng bài này và
chất lượng nhìn chung còn thấp, kỹ năng đọc Tiếng Anh của các em còn nhiều
hạn chế, để “hiểu” thôi đã là rất khó chứ chưa nói đến “vận dụng”. Cơ bản do
những nguyên nhân sau:
- Ý thức chuẩn bị bài trước khi tới lớp của các em còn chưa hiệu quả. Nếu có thì

chỉ mang hình thức chống đối.

3


- Chưa có sự chuẩn bị về từ, sưu tầm tài liệu liên quan theo sự hướng dẫn của
giáo viên. Hoặc có sự chuẩn bị thì chỉ là chống đối, không đúng nội dung yêu
cầu.
- Hiểu biết xã hội của cá nhân học sinh còn nhiều hạn chế. Vốn từ không nhiều
- Việc học và làm theo hướng dẫn của giáo viên trên lớp còn thụ động do sự
chuẩn bị của các em chưa kỹ càng, lười suy nghĩ khi gặp từ mới mà không chịu
suy đoán từ qua ngữ cảnh.
- Việc rèn luyện sau bài đọc của các em sau khi đọc và khi ở nhà chỉ mang tính
chất thụ động. Chưa thực sự chịu khó tìm tòi và phát triển theo hướng dẫn của
giáo viên.
Xuất phát từ những nhận thức trên tôi đã chọn đề tài: “Tiến trình thực
hiện hiệu quả bài dạy đọc môn Tiếng Anh lớp 8 ở trường THCS Nguyễn
Trãi” để qua đó ngày càng đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, đồng
thời góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả một giờ dạy đọc.
* Ý nghĩa và tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm
Bản thân tôi trong khi nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Tiến trình thực
hiện hiệu quả bài dạy đọc môn Tiếng Anh lớp 8 ở trường THCS Nguyễn
Trãi” còn gặp nhiều khó khăn về sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trang thiết
bị phục vụ cho việc giảng dạy. Do đó nhiệm vụ chính của đề tài này tôi muốn đề
cập tới là:
* Giúp học sinh định hướng, xác định đúng mục tiêu học tập. Hiểu được
tầm quan trọng của Tiếng Anh trong cuộc sống thực tiễn.
* Giúp học sinh trút bỏ được tâm lý nặng nề khi học một giờ Tiếng Anh
và cụ thể là học một bài đọc, dạng bài mà các em thường xuyên kêu khó. Từ đó
nâng cao chất lượng “hiểu và vận dụng” bài đọc, giúp các em có kiến thức cơ

bản, sâu, vững để có khả năng tiếp cận với những kiến thức cao hơn trong những
năm tiếp theo. Có vốn hiểu biết nhất định, cơ bản về các chủ đề quen thuộc
trong các “topic” mà chương trình đã đưa ra, áp dụng được vào cuộc sống thực
tế.
* Nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá và phân loại từng đối tượng học sinh để
từ đó có những biện pháp cụ thể để hướng dẫn các em học và rèn luyện các kỹ
năng, đặc biệt là kỹ năng đọc.
4


* Từng bước rèn luyện và hướng dẫn các kỹ năng các thao tác luyện tập:
để gây được hứng thú và niềm say mê học tập bộ môn. Qua tiết học các em
thành lập thói quen và kỹ năng vận dụng ngôn ngữ tiếng Anh với sự hỗ trợ tích
cực của ý thức để tiến tới nắm vững và hiểu được tiếng Anh.
* Học sinh chủ động trong học tập, biết được phương pháp học. Các em
có thể tự tóm tắt bài, thảo luận, nói và viết về những vấn đề liên quan
Để nghiên cứu thực hành và hoàn thành đề tài tôi đã chọn đối tượng
nghiên cứu trong phạm vi khối 8 trong 1 năm học: 2014-2015 gồm có 3 lớp 8B,
8C, 8D với tổng số là 103 em. Cụ thể:
* Năm học 2014-2015:
Lớp 8B = 34 em
Lớp 8C = 34 em
Lớp 8D = 35 em
* Kế hoạch và thời gian nghiên cứu:
Tháng 9, 10 Năm học 2014-2015: Đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu.
Tháng 11, 12 Năm học 2014-2015: Điều tra khảo sát.
- Thu thập tài liệu, viết bảng nháp.
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, so sánh đối chiếu kết quả, rút kinh
nghiệm.
Tháng 2, 3 Năm học 2014-2015: Điều tra khảo sát, tiếp tục triển khai đề

tài.
Tháng 4, 5 Năm học 2014-2015: Thu thập tài liệu, tổng hợp kết quả.
Hoàn thành đề tài.
Qua đánh giá, khảo sát ban đầu thì trình độ nhận thức của các em không đồng
đều: Giỏi có, khá có, nhưng số lượng trung bình yếu vẫn còn chiểm một tỉ lệ khá
cao, vì vậy việc phân loại học sinh là cần thiết để có hướng phụ đạo và bồi
dưỡng. Bằng kết quả khảo sát tôi nhận thấy kỹ năng rèn luyện và thực hành
tiếng Anh của các em vẫn còn hạn chế, thậm chí một số em còn rất yếu. Đặc biệt
là các dạng bài đọc, vì vậy tôi mạnh dạn áp dụng một số sáng kiến kinh nghiệm
vận dụng một số thủ thuật trong giảng dạy kỹ năng đọc môn Tiếng Anh 8 tại
trường THCS Nguyễn Trãi, thành phố Sơn la
5


6


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề
Đối tượng học sinh lớp 8 là đối tượng học sinh đã được tiếp xúc và học
tiếng Anh ít nhất là 2 năm học, trình độ tư duy và kỹ năng thực hành tiếng Anh
đã phần nào được hình thành. Môn tiếng Anh ở bậc THCS nói chung và ở khối 8
nói riêng là quá trình rèn luyện 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Đối với kỹ
năng đọc cần phân biệt giữa đọc to và đọc hiểu. Vì vậy mục đích của việc dạy
đọc là giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu, có khả năng đọc hiểu sách báo,
tài liệu bằng Tiếng Anh với nội dung phù hợp với trình độ lứa tuổi của học sinh,
giúp học sinh có điều kiện thu nhận thông tin, nâng cao trình độ Tiếng Anh, và
có hiểu biết thêm về xã hội. Đọc thầm là mục đích cuối cùng của việc dạy đọc.
Nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh tự đọc để hiểu nội dung bài. Đọc thành
tiếng chỉ giúp cho việc luyện và kiểm tra phát âm.

2.2 Thực trạng của vấn đề:
Việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp cải cách giáo dục.
Môn tiếng Anh gắn liền với sự đổi mới của chương trình sách giáo khoa một
cách toàn diện và phương tiện dạy học trong trường phổ thông. Trong những
năm gần đây việc giảng dạy môn tiếng Anh muốn đạt được yêu cầu phù hợp với
chương trình mới - chương trình cải cách giáo dục đòi hỏi sự đổi mới cả về phía
người học lẫn người dạy. Qua thực tế công tác giảng dạy, tôi nhận thấy việc dạy
một dạng bài đọc hiểu trong chương trình Tiếng Anh cải cách còn nhiều trăn trở
và cụ thể là môn Tiếng Anh 8.
Trước hết về phía học sinh do những nguyên nhân tôi đã nêu ra từ phần
mở đầu: đã tiếp thu một cách quá thụ động; lười trong việc chuẩn bị bài, tâm lí ỷ
lại vào giáo viên, đợi thầy viết mới lên bảng, dịch nghĩa rồi đọc và dịch lại theo
những gì thầy nói. Bên cạnh đó các em còn phải chịu nhiều áp lực; với những
học sinh yếu, không theo kịp chương trình, dễ dẫn tới buông xuôi và chán nản.
Cụ thể qua việc khảo sát đầu năm như sau:

7


* Khảo sát đầu năm học 2014-2015:
Líp

Giái

Ss

Kh¸

T.B


Yªó

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8B

34

3

8,8

17

50,0


12

35,3

2

5,9

8C

34

3

8,8

16

47,1

13

38,2

2

5,9

8D


37
10
5

5

13,5

18

48,6

12

32,4

2

5,4

11

10,5

51

48,6

37


35,2

6

5,7

TK

Về phía giáo viên với tâm lí lo học sinh không hiểu bài, không đảm bảo
thời gian nên đôi lúc làm hộ cả những phần mà đáng lẽ ra học sinh phải làm.
Bên canh đó lại phải giúp học sinh luyện đọc, phát âm cùng với dịch lại nội
dung của bài dẫn tới việc không còn thời gian cho việc làm các dạng bài củng cố
mở rộng, khắc sâu kiến thức. Kết quả những giờ dạy đọc trôi qua chậm chạp,
nặng nề. Thầy làm việc nhiều hơn trò. Các em chỉ nhớ mang máng những gì
mình vừa học, thậm chí một số chẳng nhớ gì.
Do thụ động tiếp thu kiến thức, học sinh không chịu động não suy nghĩ
về bài đọc. Các em không có khả năng tái tạo lại vốn ngôn ngữ mà các em đã
tiếp thu được. Vì vậy khi làm bài tập hay trả lời các câu hỏi sau bài đọc các em
thường sao chép lại những câu có sẵn trong bài đọc mà không biết đúng hay sai
chỉ thấy giông giống là được ...
Thực tế trong các bài thi, hầu hết các em đều bỏ qua bài đọc hiểu chỉ có
một số ít làm tốt được nội dung này mặc dù điểm số cho phần này khá cao từ 2.5
đến 3 điểm. Vậy làm thế nào để dạy và hướng dẫn học sinh phương pháp kỹ
năng học tập một bài đọc hiểu thích hợp và hiệu quả là rất cần thiết.
Sau đây tôi xin trình bầy một số kinh nghiệm về áp dụng một số thủ
thuật trong giảng dạy kỹ năng đọc môn Tiếng Anh lớp 8 mà bản thân tôi rút ra
được từ những năm học vừa qua.

8



2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
2.3.1 Đối với giáo viên:
Giảng dạy môn tiếng Anh bao giờ cũng xác định cho mình là " Đồ dùng
giảng dạy" và "ngôn ngữ hướng dẫn” Đó là phương tiện không thể thiếu được
trong tiết học. Do đó muốn dạy tốt môn tiếng Anh trước hết giáo viên phải hiểu
và nắm vững ngôn ngữ tiếng Anh và cách biểu đạt tiếng Anh giao tiếp tiếng Anh
như thế nào sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh: Giỏi - khá - trung
bình - yếu - kém để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy đó là đặc trưng của bộ môn
nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho các em song song với việc thực hành giao
tiếp tiếng Anh và lĩnh hội kiến thức trong nước và quốc tế.
Để giảng dạy thành công một giờ đọc hiểu đòi hỏi giáo viên phải nắm
chắc và đạt được những mục tiêu sau:
- Biết cách tiến hành một bài đọc theo ba bước: trước, trong và sau khi đọc.
(Pre-reading; while - reading; post - reading)
- Các thủ thuật và hoạt động cho các bước. (Methods)
- Phân biệt được giữa đọc to và đọc hiểu.
- Nêu được các câu hỏi và bài tập để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu của học sinh.
- Biết cách xử lí từ mới và cấu trúc mới trong bài đọc hiểu, ứng dụng các thủ
thuật gợi mở, đoán từ trong ngữ cảnh...
- Tích cực tìm tòi, sáng tạo những thủ thuật hấp dẫn và phù hợp để giúp cho việc
dạy đọc có hiệu quả.
Theo kinh nghiệm của bản thân và nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn
trong quá trình công tác tôi đã áp dụng vào việc dạy một bài đọc theo các
phương pháp sau:
a) Hoạt động trước khi đọc
* Vai trò, tác dụng
Các hoạt động trước khi vào bài: Các hoạt động trước khi vào bài giúp học
sinh hình dung trước nội dung chủ điểm hay nội dung tình huống của bài các em
sẽ nghe, đọc, nói về hoặc viết về chúng.

* Cách tiến hành
9


Các hoạt động cho bước này sẽ được lựa chọn tuỳ theo từng kỹ năng cụ thể và
tuỳ theo từng nội dung và yêu cầu cụ thể của bài. Các hoạt động đó có thể là:
- Trao đổi, thu thập các ý kiến, những hiểu biết và kiến thức hoặc quan
điểm của học sinh về chủ điểm của bài trước khi các em nghe, nói đọc, viết về
nó qua các hoạt động dạy học hay thủ thuật như brainstorming, discussions ...
- Đoán trước nội dung sắp học bằng các câu hỏi đoán về nội dung bài
hoặc về từ vựng sẽ xuất hiện trong bài;
- Trả lời các câu hỏi về nội dung bài qua các câu hỏi đặt trước;
- Giới thiệu trước từ vựng hay kiến thức ngữ pháp có liên quan đến bài
sắp học.
- Thực hiện các bài tập thông qua một trong những kỹ năng để từ đó có
thể thực hiện các kỹ năng khác (ví dụ, nghe trước khi nói về một chủ điểm nào
đó; nói trước khi viết, hoặc đọc trước khi viết v.v…)
* Hiệu quả
Phần này có mục đích là nhằm lôi cuốn sự hứng thú của học sinh, tạo ra nhu
cầu muốn đọc cho học sinh hay khuyến khích học sinh suy nghĩ về chủ đề mà
các em sẽ học bằng hình thức gây hứng thú (arouse interest), thiết lập ngữ cảnh
(set up the context), tạo nhu cầu - lí do - mục đích cầu việc đọc (creat reasons fo
reading), giới thiệu chủ đề của bài đọc ( introduce briefly the topic/content), đưa
ra các câu hỏi gợi ý hay giới thiệu từ mới. Nếu trước khi học sinh đọc bài đọc,
giáo viên giúp các em suy nghĩ về chủ điểm và cố gắng đoán xem bài đọc sẽ nói
về cái gì, thì học sinh sẽ cảm thấy bài đọc dễ hiểu hơn; Việc đưa ra một hai câu
hỏi gợi ý trước khi đọc để học sinh suy nghĩ trong khi đọc là rất cần thiết để giúp
học sinh hiểu được ý chính của bài. Người giáo viên có thể lựa chọn các thủ
thuật sau để giới thiệu bài đọc:
+ Đưa ra một số câu nhận định, yêu cầu học sinh làm bài tập đúng sai dựa vào

kiến thức sẵn có. (true/ false statements)
+ Yêu cầu học sinh sắp xếp lại những câu nhận định cho sẵn theo đúng trình tự
nội dung của bài đọc (theo sự dự đoán của học sinh) (Jigsaw dictation)
+ Học sinh dự đoán và sắp xếp các câu nhận định cho phù hợp với các bức tranh
cho sẵn. (Ordering pictures)
+ Đặt câu hỏi để kiểm tra nhận thức chung của học sinh về chủ đề đó.
10


+ Đặt câu hỏi để học sinh đoán nội dung của bài (có thể dùng tranh)
+ Yêu cầu học sinh tự đặt một số câu hỏi mà các em hy vọng bài đọc sẽ trả lời.
+ Đưa ra một số từ gợi ý trong bài, yêu cầu học sinh tưởng tượng xem bài đọc sẽ
sử dụng các từ đó như thế nào.
+ Đưa ra một số gợi ý có trong bài đọc, yêu cầu đặt câu với những từ đó
Ví dụ :
* Unit 3
T: Have Ss play game (Brain storming).
Drug

Boiling

electricity
Danger in the home for
children

water
knife
fire

gas


Ss: Play game in groups of 3-4
T: Elicit. Write on board
- Set the sence “In our family, there are many different objects. Some of them
may be dangerous to children if we don’t keep them carefully. What must we do
to keep children safe?”
Ss: Listen. Make a list of things
T: Introduce some new words.
- Safety precautions: Canh bao an toan
- Objects: Vat
- Chemicals: Hoa chat
- Drugs: Thuoc
- Matches: Diem
- Electrical sockets: O cam dien
11


- Scissors: Keo
- Bead: Hat, hot, vat tron nho
- (to) destroy
- (to) injure
- Guides Ss to read new words.
- Check Ss’ memory by using technique “Slap the board”.
Ss: Listen and repeat in chorus.
- Two students run forward and slap the word on the blackboard. The one who
first slaps the correct words is the winner.
T: To see if your guess is similar to the precautions in the book or not, you read
the text and decide whether the following statements are True or False.
Ss: Listen to the T
* Unit 5

T: Ask Ss:
- Do you like learning English?
- How many new words do you try to learn a day?
- What do you do when you read a new word?
- How do you learn new words?
Ss: Answer
T: Present new words on the board
- Guide Ss to read them in chorus
- Use the technique “Slap the board to check”
- mother tongue
- (to) underline
- (to) highlight: lam noi bat
- (to) come across sb/st: tinh co bat gap
- (to) stick
Ss: Listen and repeat
12


- copy down
- read new words in chorus
T: We are going to read a passage about the way to learn English words.
Ss: Listen
T: Have Ss do exercise T/F
 True / false statements
a. All language learners write the meaning of new words in their mother
tongue
b. Some learners write examples of words they want to learn
c. Every learners tries to learn all new words they come across
d. Many learners only learn new words that are important
Ss: Read the statements and predict which is true and which is false

* Nhận xét
Trong quá trình giới thiệu bài đọc đòi hỏi người giáo viên cần phải vận
dụng một cách linh hoạt các thủ thuật giới thiệu từ mới, đó là chúng ta chỉ nên
giới thiệu cho học sinh những từ mới cơ bản vì một số từ học sinh có thể suy
đoán qua ngữ cảnh. Trong thực tế người giáo viên không thể có đủ thời gian để
giới thiệu tất cả các từ mới, mục đích của dạng bài này là đọc hiểu vì vậy học
sinh chỉ cần nắm được ý chính của bài. Giáo viên phải phân loại được các nhóm
từ cần giới thiệu trong nội dung bài là: Nhóm từ học sinh đã học nhưng cần ôn
lại; Nhóm từ học sinh có thể đoán theo ngữ cảnh; Nhóm từ cần phải giới thiệu
cho học sinh
- Với những từ học sinh đã học, nhưng cần phải ôn lại: Giáo viên có thể áp dụng
các thủ thuật như: trò chơi ô chữ; trò chơi sắp xếp chữ cái theo đúng trật tự để
tạo ra từ có nghĩa; tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa; trò chơi viết tiếp các chữ cái
trên cơ sở của chữ cái đầu của từ; hoặc cho định nghĩa để đoán nghĩa từ.
- Với những từ học sinh có thể đoán theo ngữ cảnh: Giáo viên có thể áp dụng
một số biện pháp như: Chọn từ ở cột cho phù hợp với định nghĩa, hoặc giải thích
ở cột kia; Chọn từ trong bài cho phù hợp với những lời giải thích đã cho; Tìm từ
đồng nghĩa trái nghĩa.
13


- Với những từ cần phải giới thiệu cho học sinh: Giáo viên có thể vận dụng một
trong những thủ thuật dạy từ mới như: Dùng trực quan; Cử chỉ, hành động, nét
mặt; Cho ví dụ; Đưa tình huống, giải thích; Tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa; Dịch
sang tiếng mẹ đẻ
Các hoạt động trước khi đọc gồm những hoạt động nhằm mục đích sau:
- Gây hứng thú
- Giới thiệu ngữ cảnh, chủ đề
- Tạo nhu cầu, mục đích đọc
- Đoán trước nội dung bài đọc

- HS nêu những điều muốn biết về nội dung bài đọc
- Giới thiệu từ vựng, ngữ pháp mới giúp HS hiểu được bài đọc
b) Hoạt động trong khi đọc
* Vai trò, tác dụng
Các hoạt động ở bước này gồm các yêu cầu bài tập giúp học sinh thực
hành các kỹ năng đặt ra. Các yêu cầu bài tập có thể là các câu hỏi đọc hiểu hay
nghe hiểu; sắp xếp trật tự nội dung; những bài tập chuyển hoá, bài tập viết theo
mẫu v.v.
* Cách tiến hành
Hoạt động này nhằm mục đích là giúp học sinh hiểu bài bằng các hoạt động thực
hiện các bài tập đọc thông qua việc luyện tập có sự hướng dẫn của giáo viên
hoặc luyện tập tự do. Có rất nhiều thủ thuật và phương pháp cho giáo viên lựa
chọn và ra yêu cầu đối với học sinh, giúp học sinh hiểu được bài đọc:
+ Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. (Answer the questions)
+ Cho học sinh làm bài tập đúng sai. (True or false)
+ Cho học sinh làm bài tập lựa chọn. (Multiple choice)
+ Cho học sinh điền từ thích hợp vào chỗ trống. (Filling words in the blanks)
+ Yêu cầu học sinh dùng từ gợi ý để đặt câu hỏi với giáo viên hoặc bạn cùng
lớp. (Make questions with provided words)
+ Sắp xếp câu hỏi và câu trả lời cho phù hợp. (Ordering questions and answers)
+ Nối tiêu đề và đoạn văn cho phù hợp. (Matching)
14


+ Sắp xếp các đoạn văn thành bài hoàn chỉnh. (Ordering pragraph)
+ Đặt câu hỏi cho phần trả lời có sẵn. (Make question for the answers)
+ Dùng từ gợi ý để đặt câu hỏi
+ Dùng từ gợi ý để viết lại nội dung bài. (Rewrite the story)
+ Tóm tắt lại bài đọc vào bảng cho sẵn. (Fill in the chart)
* Các dạng bài tập phổ biến

- Check/tick the correct answers
- True/false
- Complete the sentences
- Fill in the chart
- Make a list
- Matching
- Answer the questions on the text
- What does ….. mean?
- What does ….. stand for/refer to?
- Find the word/ sentence that mean ….
Ví dụ:
* Unit 8
T: Ask Ss to scan the text and answer the question:
What do many farmers do to solve their problem?
=> They have to move to the city so that they can get well – paid jobs.
- Call on some Ss to read the text in front of class.
Ss: Read and answer the question
T: Ask Ss to read the summary “Read 1-75” in their textbooks. Complete it
Ss: Read and complete the summary in pairs
T: Call on some volunteers to report their results
- Give feedback
15


1. leaving

2. home

3. city


4. rural

5. city

6. problems

7. schools

8. hospitals

9. problem

10 . world

- Call on some Ss to read the complete passage aloud
Ss: Listen and check. Do what T said
T: Have Ss do “Read 2-75”
- Ask Ss to read the text again and work with their partners
Ss: Read and do exercise
T: Call them to report their results
- Give feedback
a. rural

b. plentiful

c. increase

d. strain

e. tragedy


f. urban

Ss: Listen and note. Copy
c) Hoạt động sau khi đọc
* Vai trò, tác dụng
Hoạt động này nhằm mục tiêu giúp học sinh phát triển năng lực phân tích
và tổng hợp thông qua hoạt động thực hiện các bài tập đọc thông qua luyện tập
tự do và liên hệ với thực tế. Giúp cho giáo viên có thể kiểm tra được mức độ
hiểu bài của học sinh, khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và khả năng
tưởng tượng của học sinh.
* Cách tiến hành
Người giáo viên có thể tổ chức cho các em tham gia vào một số hoạt động như :
+ Thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm về những bài học các em rút ra được qua
nội dung bài đọc. (Discuss in pair)
+ Đóng kịch qua nội dung bài đọc. (Phỏng vấn lẫn nhau về nội dung bài đọc)
(Role-play)
+ So sánh, đối chiếu, đánh giá nội dung bài đọc với thực tế cuộc sống.
+ Bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về nội dung hoặc nhân vật trong bài đọc.
(Give comments, opinions)
16


+ Tưởng tượng bản thân mình là chính nhân vật, hoặc đang ở nơi có sự việc đó
xảy ra và nêu cảm tưởng hoặc nhận xét.
Các hoạt động và bài tập sau khi đọc là những bài tập cần đến sự hiểu biết tổng
quát của toàn bài đọc, liên hệ thực tế, chuyển hoá nội dung thông tin và kiến
thức có được từ bài đọc, qua đó thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ đã học.
Các hình thức bài tập có thể là:
- Summerize the text

- Arrange the events in order
- Give the title of the reading text
- Give comments, opinions on the characters in the text
- Rewrite the story from jumbled sentences/words/visual cues
- Role-play basing on the text
- Develop another story basing on the text
- Tell a similar event on …..
- Personalize tasks (Write/ talk about your school …)
Ví dụ:
* Unit 11
T: Have Ss change these sentences into the passive
1. Lan like pop music.
2. They play table tennis every day
3. We do these exercises in the notebooks.
4. He feeds 5 chickens.
5. She buys a lot of food.
- Call on some Ss to read their completed sentences in front of class.
Ss: Change sentences
T: Give feedback
1. Pop music is liked by Lan.
2. Table tennis is played every day
17


3. These exercises are done in the notebooks by us.
4. Five chickens are fed by him
5. A lot of food is bought by her.
* Unit 14
T: Draw the grid on the board and have Ss copy it.
- Ask Ss to read the text again and fill in the grid with the information taken

from the text.
Wonders of the world

Country

1. Hanging gardens of Babylon

Iraq

2. Statue of Zeus

Greece

3. Pyramid of Cheops

Egypt

4

………

5

....

Ss: Copy then complete the table
T: Call on some Ss to give their answers.
- Correct the mistakes, and write the correct answers in their notebooks.
Ss: Read theirs and copy
* Nhận xét

Trong điều kiện và hoàn cảnh giảng dạy hiện nay lớp học là nơi có điều
kiện thuận lợi nhất giúp học sinh tiếp xúc rèn luyện và vận dụng tiếng Anh. Vì
vậy giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong một
số sinh hoạt taị lớp. Học sinh cần được tạo điều kiện để có cơ hội càng được
thực hành nhiều càng tốt. Cần tránh những động tác thừa, nhiều lời trong lúc
điều khiển lớp. Trước khi cho các em thực hành giáo viên cần làm hướng dẫn
nhiều lần và hướng dẫn rõ ràng cách thực hành. Nếu cần nên cho một cá nhân
hoặc một nhóm thực hành cho cả lớp xem. Để điều khiển lớp trong lúc thực
hành giáo viên nên chia lớp ra thành nhiều nhóm: Cử các học sinh khá, giỏi làm
nhóm trưởng, giáo viên sẽ đi đến từng nhóm để hướng dẫn và sửa chữa những
sai sót. Giáo viên nên khuyến khích cách làm tập thể và giúp nhau.
2.3.2 Đối với học sinh:
18


Để học tốt một bài đọc hiểu trên lớp đòi hỏi học sinh sự tự giác chuẩn bị
về từ, mẫu câu.. hay sự cố gắng trau dồi kiến thức xã hội liên quan tới chủ điểm
chủ đề của bài đọc theo hướng dẫn của giáo viên khi ở nhà. Bên cạnh đó việc
tích cực tham gia vào các hoạt động do giáo viên hướng dẫn, tổ chức trên lớp
đóng góp vào việc thành công, đảm bảo yêu cầu của một bài đọc.
Học sinh là đối tượng, là kết quả của giáo viên thể hiện phương pháp của
mình. Do đó việc rèn luyện thực hành tiếng Anh ngay tại lớp. Với các tình
huống cụ thể, thực tế là rất cần thiết cho việc lĩnh hội kiến thức tiếng Anh cho
học sinh THCS. Đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 8 các em có thể tự giao tiếp
bằng tiếng Anh với khả năng tự có của mình vào cuộc sống hàng ngày.

19


2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Qua một thời gian áp dụng những kiến thức và mục tiêu của
chương trình đổi mới cùng với kinh nghiệm của bản thân tôi thấy chất
lượng học tập của môn tiếng Anh nói chung và bài đọc nói riêng đã được
nâng lên rõ rệt. Kết quả của học sinh ở các kỳ học như sau:
* Kết quả học kỳ I, năm học 2014-2015:
Líp

Ss

8B

Giái

Kh¸

T.B

Yªó

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

34

9

26,5

16

47,1

9

26,5

0

0,0

8C

34

7

20,6


22

64,7

5

14,7

0

0,0

8D

37

13

35,1

23

62,2

1

2,7

0


0,0

TK

10
3

29

27,6

61

58,1

15

14,3

0

0,0

* Kết quả học kỳ II, năm học 2014-2015:
Líp

Ss

8B


34

8C

34

8D

37

TK

10
3

Giái
SL

%

Kh¸
SL

%

T.B
SL

Yªó

%

SL

%

* Kết quả cuối năm học 2014-2015:
Líp

Ss

8B

34

8C

34

8D

37

Giái
SL

%

Kh¸
SL


%

T.B
SL

Yªó
%

SL

%

20


TK

10
3

Qua kết quả học tập ở giữa học kỳ I đã đạt được một số yêu cầu đề ra mặc
dù tỷ lệ học sinh yếu kém vẫn còn. Vẫn sử dụng phương pháp rèn luyện như trên
nhưng sang giữa kỳ II trở đi tôi mạnh dạn khai thác kỹ năng đọc hiểu của học
sinh lồng vào phương pháp thảo luận từng nội dung kiến thức ở lớp. Trong thảo
luận các nhóm đều có kết quả cao. Qua việc khảo sát chất lượng học tập của
học sinh ở giữa kỳ II tôi thấy tỷ lệ học sinh yếu đã giảm hẳn, các em học sinh đã
có thói quen thực hành vận dụng tiếng Anh trong sinh hoạt hàng ngày các em đã
biết vận dụng ngoại ngữ của mình trong giao tiếp hàng ngày. Qua đó giúp các
em say mê và có hứng thú môn học tiếng Anh.

Nguyên nhân là do giáo viên biết vận dụng các bước dạy đọc một cách
linh hoạt góp phần giúp cho học sinh có thể thu được kết quả học tập một cách
toàn diện và theo một trình tự logic: đi từ biết -hiểu-áp dụng -phân tích-tổng hợp
-đánh giá. Thiếu đồ dùng trực quan giáo viên phải khắc phục bằng cách sưu tầm
tranh ảnh, đồ vật thật, hình vẽ đơn giản trên bảng, trình bày khoa học để giúp
các em hiểu và vận dụng tốt những yêu cầu của một bài đọc hiểu. Phân loại học
sinh để hướng dẫn học sinh để thực hành các kỹ năng giao tiếp trong tiếng Anh
phù hợp với đối tượng học sinh, từng kỹ năng, thao tác, rèn luyện.

21


3. KẾT LUẬN
3.1 Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Từ nhiệm vụ chiến lược cấp bách của sự nghiệp cải cách giáo dục và sự
nghiệp đổi mới toàn diện phù hợp với chương trình đổi mới về phương pháp dạy
học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là việc rèn luyện 4
kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết nó phát huy khả năng thực hành của học sinh.
Từ thực tế đó tôi nghiên cứu và khắc phục phần nào phương pháp dạy một bài
đọc cho bản thân trong phần nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi mạnh dạn đưa ra
một vài kinh nghiệm về quá trình áp dụng một số thủ thuật trong giảng dạy kỹ
năng đọc môn Tiếng Anh 8.
Trong phạm vi đề tài này tôi mới chỉ tham khảo bằng tài liệu sẵn có do
nhà trường được cung cấp cùng một số tài liệu do bản thân tự sưu tầm và bằng
kinh nghiệm của mình mà đưa ra các bước tiến hành giảng dạy đối với đối tượng
học sinh trung bình khá. Trong quá trình giảng dạy muốn đạt được kết quả cao
theo tôi phải tìm tòi, học hỏi, đọc sách tham khảo, tài liệu, học hỏi đồng nghiệp
rất nhiều.
Từ nội dung đã nghiên cứu tôi rất mong muốn đồng nghiệp tham khảo
góp ý để tôi rút ra được kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

3.2 Một số nhận định chung
Đọc là một trong bốn kỹ năng mà học sinh cần được rèn luyện theo
phương pháp giao tiếp. Đọc giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức về thế giới
xung quanh; cung cấp kinh nghiệm trong một số lĩnh vực như văn hoá, khoa học
kỹ thuật..đồng thời giúp học sinh nắm và ghi nhớ kiến thức ngôn ngữ và rèn
luyện các kỹ năng ngôn ngữ. Ngoài ra, đọc còn tạo cho học sinh có thói quen và
lòng ham mê đọc sách. Chính vì vậy chúng ta cần phải tìm ra những thủ thuật
dạy thật hấp dẫn, thích hợp để giúp cho việc dạy đọc có hiệu quả.
3.3 Bài học kinh nghiệm:
Qua thực tế áp dụng đề tài, bản thân tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên cần có sự đầu tư rất nhiều trong những năm đầu để tìm kiếm
tài liệu, hình ảnh liên quan đến chủ đề, đồng thời không ngừng cập nhật thông
tin để hỗ trợ cho bài giảng. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ và hiểu rõ nội dung bài
giảng.
22


- Trao quyền chủ động cho học sinh. Huy động học sinh tích cực làm
việc (chuẩn bị và xem trước bài ở nhà. Ôn lại kiến thức có liên quan đến bài
mới. Tránh được việc tiếp thu thụ động, dồn ép, vì vậy cần tránh việc dạy “nhồi
nhét” giảm nhẹ việc ghi chép nhiều và máy móc.
- Muốn dạy một tiết học có hiệu quả người giáo viên cần vận dụng một
cách linh hoạt các thủ thuật, sao cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài để
gây hứng thú cho học sinh. Khai thác triệt để các hoạt động và vận dụng linh
hoạt chứ không gò bó vào khuôn khổ.
Muốn đạt kết quả cao trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trước hết giáo
viên phải có trách nhiệm, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, biết đầu tư cho
bài soạn cũng như bài giảng có chất lượng, phải xác định rõ mục đích yêu cầu
trọng tâm của bài dạy, biết sử dụng và kết hợp linh hoạt, sáng tạo các phương
pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung bài học cụ thể, phù

hợp với từng đối tượng học sinh, kết hợp tốt các phương pháp ngay trong các
hoạt động dạy và học.
Bên cạnh đó chúng ta nên thường xuyên linh động thay thế các thủ thuật
hoạt động mà chúng ta thường dùng ở các tiết dạy kỹ năng bằng những thủ thuật
hoạt động mới có tính vui mà học để tránh sự lặp đi lặp lại gây nhàm chán ở học
sinh.
Giáo viên biết khai thác, sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy
học như máy chiếu, tranh ảnh, phiếu, thẻ, vật thật và tạo ra nhiều đồ dùng có
tính thẩm mỹ và kỹ thuật cao giúp học sinh hứng khởi tiếp thu kiến thức một
cách vững chắc và rèn luyện được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách
thành thạo đáp ứng được yêu cầu đặt ra của bộ môn.
Một điều tôi muốn nói thêm nữa là ngoài nội dung bài học có ở trong sách
giáo khoa ra thì giáo viên nên biết tìm tòi thu lượm những gì có liên quan về
kiến thức văn hóa, đất nước học…để giới thiệu cho học sinh, giúp cho các em
thêm hứng thú học, dễ tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn kiến thức của bộ môn.
Việc học tập bộ môn Tiếng Anh để rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết là công việc lâu dài, vất vả, khó nhọc đối với học sinh. Do vậy người giáo
viên phải nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học, phải không ngừng
phấn đấu học hỏi, trao đổi, trau dồi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Người giáo
viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải trăn trở, tìm cách làm cho giờ
học Tiếng Anh trở nên hấp dẫn, thú vị lôi cuốn bởi đây là môn học có tính đặc
trưng cao nhằm thu hút các em hứng thú, hăng say học tập, nắm chắc kiến thức,
23


vận dụng tốt kiến thức, tự tìm tòi sáng tạo, hình thành thói quen làm việc độc lập
tự chủ, hướng đến mục đích giao tiếp của môn học, đáp ứng yêu cầu đổi mới của
Giáo dục phổ thông dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên. Đây chính là nền
tảng để xây dựng tác phong làm việc của thế hệ người Việt Nam trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.

3.4. Một số kiến nghị đề xuất:
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi thấy vẫn còn một số khó khăn của và
có một số kiến nghị sau; Đề nghị lãnh đạo các cấp quan tâm hơn đó là:
- Xem xét thẩm định đánh giá kết quả của đề tài giúp bản thân tôi rút kinh
nghiệm sửa chữa tiếp tục hoàn thiện đề tài hơn nữa.
- Xem xét thẩm định đánh giá kết quả của đề tài và đề nghị cho triển khai
nhân rộng đề tài ra tất cả các khối, lớp tại trường THCS Nguyễn Trãi cũng như
các trường bạn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh
THCS.
Trên đây là những suy nghĩ và việc làm thiết thực của bản thân trong việc
nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS Nguyễn Trãi.
Thiếu sót là điều không thể tránh khỏi, tôi mong nhận được sự góp ý của các bạn
đồng nghiệp trong nhà trường, trong thành phố để bản sáng kiến này được hoàn
thiện hơn và được sử dụng rộng rãi.
TP Sơn la, ngày tháng 4 năm 20
Người thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO
24


- Oxford guide to English grammar- John Eastwood
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên các chu kỳ- Bộ giáo dục đào tạo
- A course in TEFL- Compiled by: Nguyen Bang + Nguyen Ba Ngoc
- Hướng dẫn dạy Tiếng Anh - Đặng Ngọc Hướng
- Thiết kế bài giảng Tiếng Anh 8 – Nguyễn Minh Hoài cùng các tác giả. NXB
Đại học sư phạm
- Hoạt động luyện tập Tiếng Anh 8 – Thái Hoàng Nguyên. NXB Giáo dục

25



×