Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận sự thành công của wal mart trong việc áp dụng thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.27 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
ĐẠI HỌC HOA SEN

  

MÔN HỌC: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
LỚP : MK209DV01_L1

ĐỀ TÀI

SỰ THÀNH CÔNG CỦA WAL-MART
TRONG VIỆC ÁP DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Trần Trí Dũng
Danh sách thành viên thực hiện :
1.
2.
3.
4.
5.

Trần Thị Thảo
Võ Công Danh
Đặng Xuân Hoàng
Nguyễn Văn Khánh
Nguyễn Thị Lan Anh

Thành phố Hồ Chí Minh,Tháng 11/ 2017



ĐẠI HỌC HOA SEN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
  

MÔN HỌC: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
LỚP : MK209DV01_L1

ĐỀ TÀI

SỰ THÀNH CÔNG CỦA WAL-MART
TRONG VIỆC ÁP DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Trần Trí Dũng
Danh sách thành viên thực hiện :
1.
2.
3.
4.
5.

Trần Thị Thảo
Võ Công Danh
Đặng Xuân Hoàng
Nguyễn Văn Khánh
Nguyễn Thị Lan Anh


Thành phố Hồ Chí Minh,Tháng 11/ 2010


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

TRÍCH YẾU
Báo cáo này được thực hiện nhằm hiểu rõ hơn về quá trình ứng dụng thương
mại điện tử vào việc kinh doanh, và những thành công mà nó mang lại cho tập đoàn
Wal-Mart. Dựa vào các kiến thức đã học về thương mại điện tử, một số nguồn tài liệu
từ các website, từ sự tư vấn của giảng viên,, nhóm chúng tôi đã tổng kết những vấn
đề liên quan đến sự thành công của Wal-Mart trong việc ứng dụng thương mại điện
tử .

i


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

MỤC LỤC
TRÍCH YẾU.......................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN...................................................................................1
1
NHẬP ĐỀ..........................................................................................2
NỘI DUNG ĐỀ TÀI.........................................................................3
1.Tổng quan về Wal-Mart................................................................3

2.Sự thành công từ mô hình kinh doanh truyền thống:................5
3.Nguyên nhân và mục đích của việc áp dụng thương mại điện
tử vào kinh doanh của Walmart............................................7
3.1. Nguyên nhân................................................................................................8
3.2. Mục đích.......................................................................................................8

4.Một số hình thức và mô hình áp dụng của Walmart..................9
4.1.Liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ Internet.......................................9
4.2. Sử dụng Click - And – Mortal.................................................................10
4.3. Các loại giao dịch Thương Mại Điện Tử...............................................10
4.4.Một số mô hình kinh doanh bằng Thương Mại Điện Tử.....................10
4.5. Các hình thức kinh doanh.......................................................................12

5.Đánh giá thành công của Walmart trong việc áp dụng mô hình
thương mại điện tử...............................................................13
5.1. Đánh giá cửa hàng trực tuyến của Walmart.........................................13
5.2.Những yếu tố tạo nên thành công cho Walmart trong việc áp dụng
mô hình thương mại điện tử...................................................................14
5.3. So sánh với hình thức kinh doanh truyền thống..................................16

KẾT LUẬN.....................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................iii

ii


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Trí
Dũng, người đã ân cần hướng dẫn, chỉ bảo giúp nhóm chúng tôi mọi vấn đề về
phương pháp, nội dung kiến thức của đề tài. Đặc biệt, cảm ơn thầy vì đã tạo ra cho
nhóm chúng tôi một cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, tìm hiểu
và đưa ra những ý kiến của chính mình, nhằm hiểu kỹ hơn về quá trình ứng dụng
thương mại điện tử vào kinh doanh.
Để thực hiện đề tài “Sự thành công của Wal-Mart trong việc ứng dụng thương
mại điện tử”, nhóm chúng tôi đã tham khảo và tổng hợp từ một số nguồn tài liệu của
các website, giáo trình nhằm có thể đưa ra những đánh giá khách quan hơn. Tuy
nhiên, do thời gian khá ngắn và một số giới hạn về trình độ nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung kiến thức
của quý thầy cô và các bạn để đề tài của nhóm chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

1


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

NHẬP ĐỀ
Đã từ lâu khi nhắc đến hệ thống cửa hàng bán lẻ ở Mỹ không thể không nhắc
đến hai đại gia trong lĩnh vực này đó là Kmart và Wal-mart. Năm 2001, Kmart với hệ
thống hàng chục cửa hàng bán lẻ đã tuyên bố phá sản, chỉ còn lại một mình "người
khổng lồ" Wal-Mart trụ lại. Nhưng trải qua hàng chục năm, Wal-Mart luôn có tốc độ
tăng trưởng đều đặn và doanh thu của Wal-Mart thì không ngừng tăng lên. Wal-Mart
Stores Inc. luôn đứng đầu trong bản “Danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới” của tạp
chí Fortune. Một phần làm nên sự thành công đó của Wal-Mart chính là nhờ việc biết

ứng dụng những thành tựu của thương mại điện tử vào việc kinh doanh của mình.
Chính vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm hoàn thành các mục tiêu
sau:
−Tìm hiểu về những ứng dụng thương mại điện tử mà Wal-Mart đã sử dụng.
−Phân tích đánh giá những yếu tố tạo nên thành công của Wal-Mart.
−Nâng cao, phát huy tinh thần, khả năng làm việc nhóm.
Công việc tiến hành được phân công như sau:
−Tìm và tổng hợp tài liệu: tất cả thành viên.
−Tiến hành viết báo cáo: Trần Thị Thảo.
−Thiết kế power point để thuyết trình: Trần Thị Thảo.
Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu của các thành viên, nhóm chúng tôi đã
hoàn thành báo cáo về đề tài “Sự thành công của Wal-Mart trong việc ứng dụng
thương mại điện tử”.

2


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Tổng quan về Wal-Mart
Wal-Mart Stores, Inc. (NYSE: WMT) là một công ty công cổ phần công
khai Mỹ, hiện là một trong những công ty lớn nhất thế giới (theo doanh số)
theo công bố của Fortune 500 năm 2008. Nó được thành lập bởi Sam Walton
năm 1962, đã thành lập công ty ngày 31 tháng 10 năm 1969, và niêm yết
trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York năm 1972. Đây là đơn vị tư nhân
thuê nhân công lớn nhất thế giới và là đơn vị sử dụng nhân công công cộng
và thương mại lớn thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Quân Giải phóng Nhân

dân của Trung Quốc, Cục Y tế Quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và
Bắc Ireland và ngành Đường sắt Ấn Độ. Wal-Mart là nhà bán lẻ tạp hóa lớn
nhất Hoa Kỳ, với khoảng 20% doanh thu hàng tiêu dùng và tạp phẩm, WalMart cũng là công ty bán đồ chơi lớn nhất Hoa Kỳ với khoảng 45% doanh số
tiêu thụ đồ chơi, vượt qua Toys "R" Us cuối thập niên 1990.
Theo tạp chí Fortune vừa công bố danh sách 500 công ty có doanh thu
lớn nhất thế giới, dẫn đầu là “đế chế” bán lẻ Wal-Mart của Mỹ với doanh thu
vượt trội hơn 408 tỷ USD.
Wal-Mart có doanh thu lớn nhất trong số các công ty bán lẻ trên thế giới,
vượt xa công ty đứng thứ nhì là Carrefour. Doanh thu của công ty bán lẻ
Pháp này chỉ gần bằng một nửa của Wal-Mart. Hệ thống Wal-Mart gồm hơn
4.688 cửa hàng khắp thế giới, hơn hai phần ba ở tại nước Mỹ.
Năm 1962, Sam Walton thành lập Wal-Mart bằng việc mở cửa hàng bán
lẻ tại Rogers, bang Arkansas và năm 1970 Wal-Mart được niêm yết trên thị
trường chứng khoán New York. Từ đó, Wal-Mart không ngừng lớn mạnh và
đến năm 1990 đã trở thành tập đoàn bán lẻ số 1 ở Mỹ.
Không chịu bó hẹp trong thị trường nội địa, năm 1991, Wal-Mart bắt
đầu thâm nhập thị trường thế giới với việc mở siêu thị ở Mexico. Tháng 121993 là mốc đáng nhớ trong lịch sử của Wal-Mart khi doanh thu mỗi tuần
của hãng lần đầu tiên vượt mức 1 tỉ USD.
Năm 1997, Wal-Mart trở thành tập đoàn thuê nhiều lao động nhất ở Mỹ
với gần 570.000 người. Cũng trong năm này, doanh số hàng năm của hãng
vượt 100 tỉ USD. Năm 1999, Wal-Mart trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới
về nhân sự với 1.140.000 người.
Nếu như giữa thế kỷ 20 được xem là kỷ nguyên của hãng sản xuất xe
hơi General Motors và cuối thế kỷ là của hãng phần mềm Microsoft thì đầu
thế kỷ 21 này rõ ràng đã là của Wal-Mart. Wal-Mart hiện có 4.688 siêu thị

3


Đại Học Hoa Sen


Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

trên toàn thế giới, trong đó 80% là ở Mỹ. Bình quân mỗi ngày có khoảng 20
triệu người đến các siêu thị của Wal-Mart. Tại Mỹ, hơn 80% hộ gia đình mỗi
năm mua ít nhất vài sản phẩm từ các cửa hàng của hãng.
Wal-Mart nổi tiếng là bán giá hạ, nhắm vào người tiêu thụ thuộc giới ít
tiền. Tuy vậy, họ cũng phân tán thị trường để nhắm vào giới tiêu thụ khá giả
hơn. Wal-Mart, bằng thực tế bán hàng, đã khiến người ta dần hiểu rằng,
không việc gì phải đi mua giấy lau tay hoặc bột giặt ở một tiệm sang trọng
trong khi tới Wal-Mart giá rẻ hơn mà hàng hóa vẫn như nhau.
Khác với trước đây, hiện nay giới trung lưu cũng "xuống" mua ở WalMart để tiết kiệm, bù lại cho tiền chi tiêu thêm vì xăng lên giá. Tại sao có thể
bán rẻ như vậy trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay?
Nhờ đâu Wal-Mart có thể bán rẻ hơn các đối thủ? Những người chỉ trích
công ty này nói Wal-Mart "bóp cổ" những người làm công. Công nhân WalMart không lập được nghiệp đoàn vì hễ có ai tính làm chuyện đó thì công ty
tìm cách ngăn chặn.
Sự phát triển của các công ty sản xuất với giá thành rẻ mạt ở Trung
Quốc, Ấn Độ là một nguồn lợi cho Wal-Mart. Mỗi năm Wal-Mart mua
khoảng 1,5 tỉ USD hàng hóa từ Trung Quốc, một nửa mua trực tiếp, một nửa
qua các trung gian.
Một đặc điểm của công ty Wal-Mart là nắm rõ tâm lý khách hàng. WalMart cũng tận dụng kỹ thuật tin học để tập trung các dữ liệu về người tiêu
thụ, về khách hàng của chính họ, giúp cho họ làm kế hoạch sát thực tế hơn.
Chính nhờ nhiều yếu tố như vậy, Wal-Mart trở thành tập đoàn bán lẻ số
1 với chính sách giá rẻ cả 4 thập kỷ nay. Nhưng dù bán theo cách gì, họ vẫn
được tin tưởng sẽ giữ vững vị trí là công ty lớn nhất tại Mỹ và thế giới.
 Những giai đoạn phát triển đáng chú ý của Wal-Mart:
- 1962: Mở cửa hàng đầu tiên tại Arkansas, Mỹ.
- 1970: Cổ phiếu Wal-Mart niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- 1985: Tạp chí Forbes xếp Sam Walton là người giàu nhất nước Mỹ.
- 1990: Wal-Mart trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất quốc gia.

- 1991: Cửa hàng Wal-Mart đầu tiên ở nước ngoài được mở tại Mexico
City ( Mexico).
- 1997: Wal-Mart có lợi nhuận 100 tỉ USD/năm.
- 1999: Wal-Mart có 1.140.000 nhân viên, trở thành tập đoàn có số
lượng người làm lớn nhất thế giới.

4


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

- 2006: Tạp chí Fortune công bố Wal-Mart lần thứ tư liên tiếp đứng đầu
danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới và là công ty được ngưỡng mộ
nhất nước Mỹ.
- 2008: Wal-Mart tiếp tục giữ vị trí đứng đầu trong top 500 công ty lớn
nhất thế giới do tạp chí Fortune bình chọn.

2. Sự thành công từ mô hình kinh doanh truyền thống:
Trong cuốn tự truyện xuất bản sau này của Sam Walton, ông cho biết:
“Bí quyết thành công của một người bán lẻ hàng hóa là phải mang lại cho
khách hàng những điều mà họ muốn, nhưng như vậy chưa đủ, để trở thành
xuất sắc, khách hàng phải được hưởng nhiều hơn cái họ chờ đợi. Hãy luôn
đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem họ muốn gì: Hàng hóa chất lượng
tốt và phong phú? Giá thành thấp nhất? Độ tin cậy tối đa? Dịch vụ tận tình?
Giờ giấc thuận tiện? Nơi đỗ xe miễn phí? Tất nhiên, khi họ thấy yên tâm, họ
sẽ tiếp tục tới cửa hàng. Còn ngược lại, cũng sẽ dễ hiểu nếu chúng ta không
bao giờ gặp lại những khách hàng không được thỏa mãn nhu cầu!”. Để thực
hiện được những điều này, Sam đã đưa ra 3 điều kiện mà nhân viên nào của

WalMart cũng phải đạt được, đó là: Tôn trọng cá nhân, phục vụ hết mình cho
khách hàng và không ngừng hoàn thiện.
Quá trình thành danh của Walmart trước sau gắn liền hai chữ “Nhã
nhặn”. Dưới sự quản lý của đích thân Giám đốc điều hành Walton, bất cứ
một khách hàng nào của Walmart đều được nhân viên tiếp tân, nhân viên bán
hàng, nhân viên thu ngân chủ động chào đón và phục vụ với thái độ tươi
cười lễ phép. Mọi người vào cửa hàng đều có cảm giác ấm áp như ở nhà.
Nhân viên bán hàng tinh thông kỹ thuật và tâm lý học có thể nhìn vẻ ngoài
và thần thái của khách hàng để biết được ý muốn mua hàng của họ, từ đó
giải thích và hướng dẫn một cách nhẫn nại. Với sự tiếp đón chu đáo và nhiệt
tình, hầu hết các khách hàng đều vui vẻ mua hàng. Điều khiến người ta khen
ngợi hơn cả là Walmart chủ trương cho nhân viên “kết bạn” rộng rãi với
khách hàng, khuyến khích mọi nhân viên xây dựng cảm tình với họ trong
hoạt động kinh doanh, điều mà đương nhiên xây dựng được mạng lưới khách
hàng rộng rãi và chắc chẵn cho tập đoàn, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ số
lượng tiêu thụ.
Tập đoàn siêu thị Walmart có thể nhanh chóng mở rộng và phát triển
khắp thế giới dựa vào nhân tố mấu chốt là “hoà khí sinh giàu”. Tuy nhiên,
Walmart cũng nhận thức được rằng, muốn giành được thị phần mà chỉ đơn
thuần dựa vào tình cảm là chưa đủ, còn phải dựa vào chất lượng sản phẩm và
kiểu dáng mới mẻ, giao hàng nhanh chóng. Vì thế mỗi khi mua vào mỗi loại
hàng, Waltmart đều hết sức chú ý tới chất lượng và kiểu dáng và không tiếc
bỏ ra những khoản đầu tư lớn, sử dụng máy tính để kiểm nghiệm hàng hoá
5


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT


và lưu chuyển xuất nhập hàng, từ đó bảo đảm uy tín của siêu thị và lưu thông
sản phẩm hàng hoá.
Wal-Mart còn là đơn vị tiên phong trong việc cam kết duy trì sự ổn định
của môi trường, chú trọng khí hậu, chất thải, và các sản phẩm bán ra. Điển
hình là việc hợp tác với Liên minh Nuôi trồng Thủy Hải Sản Toàn cầu
(GAA) và Hội Đồng Chứng Nhận Nuôi Trồng Thủy Sản (ACC) cấp chứng
nhận cho tất cả các nhà cung cấp tôm nước ngoài tuân theo Các Tiêu Chuẩn
Nuôi Trồng Tốt Thủy hải sản (BAP)….
Các tiêu chuẩn BAP cung cấp các hướng dẫn định lượng quốc tế và thủ
tục đánh giá trong suốt quá trình chế biến tôm. Việc chứng nhận này là một
cách Wal-Mart tiến hành để truy nguồn sản phẩm theo những phương pháp
có lợi cho môi trường và đó cũng chính là điều đúng đắn cần làm cho khách
hàng. Tiêu chuẩn BAP đề cập đến những vấn đề như bảo tồn cây đước và các
khu đầm lầy, quản lý sông nhánh, quản lý thuốc, hóa chất và hệ thống vệ
sinh.
Tổ chức ACC sẽ thực hiện những đánh giá này nhằm đảm bảo tiến trình
sản xuất đáp ứng được những tiêu chuẩn cao nhất. Tất cả các biện pháp này
nhằm dành cho khách hàng của Wal-Mart một sản phẩm chất lượng cao.
Khách hàng không cần phải có thu nhập cao vẫn có thể mua được hải sản
được sản xuất theo cung cách ổn định.
Wal-Mart triển khai một chương trình đảm bảo chất lượng và an toàn
thực phẩm tầm cỡ thế giới bảo đảm tất cả các khách hàng bán lẻ tự tin khi
bán thực phẩm được sản xuất từ các nhà máy. Về yêu cầu an toàn sản phẩm,
tối thiểu, tất cả các nhà máy phải đáp ứng được tiêu chuẩn HACCP trước khi
Wal - Mart đi vào thảo luận những vấn đề liên quan.
Wal – Mart tạo sự tin tưởng cho khách hàng thông qua việc chấp nhận
các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm BRC, SQF và IFS là các tiêu chuẩn đã
được quốc tế công nhận và được tất cả các khách hàng bán lẻ của Wal-Mart
chấp nhận. Mỗi nhà máy sản xuất các loại thực phẩm theo đơn hàng của bộ
phận thu mua hàng toàn cầu của Wal – Mart cần có một trong những chứng

nhận các tiêu chuẩn quốc tế nói trên hoặc được đánh giá dựa vào những tiêu
chuẩn trên trước khi xếp hàng lên tàu.
Quá trình kiểm tra sản phẩm tiến hành rất chặt chẽ. Mỗi sản phẩm cần
được kiểm tra các tiêu chuẩn liên quan theo yêu cầu của khách hàng bán lẻ
trước khi xếp hàng lên tàu. Việc kiểm tra được tiến hành theo yêu cầu trước
khi sản xuất, bắt đầu sản xuất, những đơn hàng tiếp theo sau đơn hàng đầu
tiên. Việc xem xét lại nhãn hiệu cũng được tiến hành theo luật định. Bên thứ
ba được Wal-Mart chỉ định sẽ tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn bảo đảm chất

6


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

lượng (QA Inspection) trước khi xếp hàng lên tàu. Nhà cung cấp sẽ chi trả tất
cả các chi phí liên quan đến việc đánh giá.
Quá trình xử lý sản phẩm đều được chứng nhận đầy đủ hợp yêu cầu. Tất
cả các nhà cung cấp tương lai sẽ được yêu cầu hoàn thành một bảng câu hỏi
mô tả sơ lược về nhà cung cấp và nộp các bản sao của các chứng nhận theo
yêu cầu. Nếu chấp thuận, Wal-Mart sẽ yêu cầu một danh sách liệt kê giá các
sản phẩm đặc trưng. Thông tin này sẽ được đưa cho khách hàng bán lẻ xem
lại và cân nhắc. Khi các khách hàng bán lẻ chấp nhận các điều khoản, điều
kiện, các tiêu chuẩn chất lượng, đóng gói … một thỏa thuận với nhà cung
cấp sẽ được bắt đầu ký kết và nhà cung cấp sẽ nhận được đơn hàng. Hầu hết
các khách hàng bán lẻ yêu cầu Bảo hiểm Trách nhiệm Sản. Hợp đồng này
phải có hiệu lực trước khi xếp hàng lên tàu.
Tổ đánh giá Tiêu Chuẩn Đạo Đức GP sẽ đánh giá việc tuân thủ các tiêu
chuẩn đạo đức/xã hội (ES) của tất các nhà máy trước khi xếp hàng lên tàu.

Wal-Mart sẽ chịu chi phí cho việc đánh giá ES. Hằng tháng, WMGP sẽ tiến
hành các khóa đào tạo cho nhà cung cấp mới.
Mặc dù có những yêu cầu cao như vậy đối với các nhà cung cấp, nhưng
Wal – Mart lại thực hiện chính sách ép giá đối với họ nhằm có thể nhận
được một cái giá hời nhất và đảm bảo cho chính sách bán hàng với giá rẻ của
Wal – Mart đề ra. Lợi dụng vào những đơn hàng khổng lồ của mình, WalMart luôn yêu cầu được cung cấp các mặt hàng với giá rẻ nhất, còn các nhà
cung cấp thì phải tự thân vận động để đáp ứng yêu cầu này nếu như không
muốn mất đi một bạn hàng khổng lồ.
Chính sách kinh doanh của Wal-Mart cũng có rất nhiều khác biệt so với
các công ty khác. Thay vì tổ chức những đợt khuyến mãi kéo dài trong vài
ngày để thu hút khách hàng, thì Wal-Mart lại tiến hàng cộng hết tất cả các
giá trị mà những đợt khuyến mãi mang lại rồi đưa ra một mức giá rẻ cố định
hằng ngày. Điều này đã giúp Wal-Mart có được lượng khách hàng ổn định và
bình quân vào mỗi ngày.
Chính điều những điều này đã tạo nên một Wal-Mart thành công như
ngày hôm nay. Nói tóm lại sự thành công của Wal – Mart chính là nhờ vào
việc cắt giảm chi phí + giảm giá + dịch vụ tối ưu + khai thác hiệu quả công
nghệ thông tin + đảm bảo cuộc sống nhân viên..

3. Nguyên nhân và mục đích của việc áp dụng thương mại điện tử
vào kinh doanh của Walmart

7


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

3.1. Nguyên nhân

Sự phát triển của công nghệ thông tin
Thời đại ngày nay là thời đại phát triển vượt bậc của nền công nghệ
thông tin, đặc biệt là mạng lưới Internet. Sự có mặt của chúng đã tạo ra
những bước ngoặt mang tính cách mạng quan trọng, làm thay đổi căn bản
mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội con người.
Ngày này, khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, Thương Mại
điện tử được ứng dụng rộng rãi, Wal-mart đã chủ động liên kết với các
website và tân dụng hệ thống bán hàng trực tuyến phát triển. Wal-Mart tăng
cường hệ thống thương mại điện tử bằng việc liên minh với AOL vào năm
2001 để cũng cấp internet đến vùng ngoại ô và nông thông đặc biệt là những
vùng chưa có cửa hàng của Wal-Mart.

3.2. Mục đích
Mục tiêu của việc sử dụng thương mại điện tử

Thu hút những phân đoạn thị trường mới và giảm tác động đối
với các cửa hàng hiện tại. Wal-Mart cũng sử dụng mô hình bán lẻ thích hợp
kết hợp giữa TMĐT và TM truyền thống. (Mô hình Click-Mortal: Vừa kinh
doanh online vừa kinh doanh offfline)

Mở rộng thị trường: thị trường người mua (khách hàng), đối tác,
các nhà cung cấp,…

Giảm chi phí và thời gian kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả
kinh doanh, rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm ra thị trường,…

Cải thiện hiệu quả họat động của chuổi cung ứng, giảm được
lượng tồn kho cần dự trữ,…

Cung cấp khả năng phục vụ trực tuyến, nâng cao sự hài lòng của

khách hàng.


Khả năng quảng bá hình ảnh công ty tốt hơn.



Khả năng mua sắm mọi lúc, mọi nơi



Tăng khả năng lựa chọn hàng hóa


Khả năng tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ yêu thích, cá nhân hóa
khách hàng để tạo lợi thế cạnh tranh.


Nhận hàng nhanh chóng



Giá tốt hơn

8


Đại Học Hoa Sen




Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

Thông tin về sản phẩm đầy đủ hơn

4. Một số hình thức và mô hình áp dụng của Walmart
Có thể nói để trở thành một nhà bán lẻ với mô hình rộng lớn hớn thì
walmart đã sử dụng thương mại điện tử như là một công cụ chiến lược cho ý
đồ của mình. Walmart còn là một tổ chức hợp kinh tế “ đáng kính” , vì vậy
Walmart buộc mình phải nâng cao tính hiệu quả và phục vụ theo hướng có
lợi cho người tiêu dùng.

4.1.Liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ Internet
4.1.1. Nhà cung cấp dịch vụ Internet “AOL”
Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, Thương Mại
Điện Tử ngày càng được áp dụng rộng rãi Walmart đã chủ động liên kết với
các website và tận dụng hệ thống bán hàng trực tuyến vốn có đang phát triển
là thế mạnh của mình.
Vào năm 2001, Walmart đã liên kết với AOL nhằm tăng cường hệ thống
Thương Mại Điện Tử của mình để cung cấp mạng lưới hàng hóa của mình
trên internet đến tất cả mọi nơi đặc biệt là vùng ngoại ô và nông thôn –
những nơi chưa có cửa hàng của Walmart.
4.1.2. Nhà cải tiến phương thức Web “Accel parnerts”
Năm 1999, do sự sơ sài và yếu kém của trang website của mình,
Walmart đã không đáp ứng được nhu cầu tăng đột biến của thị trường
Thương Mại Điện tử : việc mất đơn hàng, đơn đặt hàng giao dở dang, hàng
hóa giao chậm trễ, …. Làm suy giảm uy tín của thương hiệu.
Trước đó, Walmart bỏ ra hơn $100.000.000 xây dựng trang web mới của
mình nhưng bị chậm trễ so với dự định không kịp phục vụ mùa cao điểm .
Đến đầu năm 2000 trang Web mới của Walmart đi vào họat động. Sau 8

tháng đi vào hoạt động, Walmart Website tỏ ra không mấy hiệu quả, ít lượt
truy cập, bị chỉ trích tốc độ chậm, khó sử dụng và thiếu những tiện ích cho
khách hàng.
Tháng 10/2000 Walmart đóng cửa trang web trong 4 tuần ngay trong
thời điểm “shopping season”.
Tháng 11/2000 Walmart hợp tác với Accel Parnerts( “đại gia” của
Silicon Valley) cho ra mắt trang web mới với nhiều cải tiến được bài trí tốt
hơn , có đầy đủ các tính năng , tiện ích cho người sử dụng với chi phí hơn
150 triệu USD.

9


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

4.2. Sử dụng Click - And – Mortal
Ở đây ta có thể nói tới mục đích của Walmart đó là thu hút những phân
đoạn thị trường mới và giảm tác động đối với khách hàng hiện tại. Walmart
sử dụng mô hình thích hợp kết hợp giữa Thương Mại Điện Tử và Thương
Mại Truyền Thống ( vừa kinh doanh online vừa kinh doanh offline ).

4.3. Các loại giao dịch Thương Mại Điện Tử
Walmart sử dụng các loại : G2B, B2B, B2C nhưng chủ yếu là B2B và
B2C:
4.3.1. B2B

Sell – side – e – marketplaces: one – to – many . Ở đây Walmart
là nhà bán lẻ cho nhiều đối tượng là khách hàng khác nhau( là các nhà bán lẻ

khác)

Sell – side – e – marketplaces: many –to one . Ở đây nhiều nhà
cung cấp sản phẩm, và liên kết với Walmart.
Mô hình cổng điện tử : Walmart cũng liên kết với AOL.com,
www.MSN.com cho phép tìm kiếm các sản phẩm của mình.
4.3.2. B2C
Sell – side – e – marketplaces : Walmart là nhà bán lẻ cho tất cả các đối
tượng là khách hàng sinh sống ở khắp nơi.
Thị trường người tiêu dùng là một thị trường mà Walmart luôn muốn
khai thác triệt để.

4.4.Một số mô hình kinh doanh bằng Thương Mại Điện Tử
4.4.1. Mô hình siêu thị điện tử “Cyber Mall”
Chuỗi siêu thị lớn nhất và thành công nhất nước Mỹ và thế giới là
“WalMart” đã sử dụng hệ thống thông tin để quản lý và phân phối các mặt
hàng với tổng chi phí lưu thông là 10% trong khi các đối thủ cạnh tranh khác
phải chịu mức chi phí này là 25%. Điều này góp phần giải thích sự lớn mạnh
của WalMart trong vòng gần 15 năm qua, vượt qua nhiều đối thủ lớn.

Năm 2003, Walmart đã đạt tới con số tới hơn 100 tỷ USD.

WalMart cũng đi đầu trong việc bán hàng thông qua Internet với
việc xây dựng một siêu thị (Cyber Mall) trên mạng.

10


Đại Học Hoa Sen


Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

hình 1: siêu thị cyber mall.

Vẫn áp dụng catalog điện tử nhưng ở đây wallmart sử dụng một
nguyên tắc: sự sắp xếp ngẫu nhiên thay vì các sản phẩm liên quan nằm gần
nhau.

Giỏ mua hàng(Add to cart): cũng giống như trang web của
Amazon: cho phép đăng nhập tài khoản và mua hàng, và cho lưu các sản
phẩm lựa chọn của mình để có thể thanh toán một lần.

Có các công cụ tìm kiếm các sản phẩm có trên trang web và các
sản phẩm của các công ty liên kết.

Công cụ tìm kiếm

Khu vực
chọn lựa
các cửa
hàng liên
quan(các
Hình
2: công
sản phẩm)

cụ

tìm kiếm


4.4.2. Mô hình
chuỗi cung ứng “CPFR”
Với sự phát triển của công nghệ thông tin đặc biệt là máy tính và công
nghệ mạng. Thay vì MRP đầu / MRP Ⅱ, các QR / Máy tính tiền, TQC, CIM,
11


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

BRP, ERP, và gần đây đã sử dụng rộng rãi để thúc đẩy CRM, LIS, KM,
DW / DM, SCS, đặc biệt, VMI, JMI, CFAR, CPFR.
CPFR như là hợp tác Kế hoạch, dự báo và bổ sung, là hiện thân của sự
phối hợp giữa các nhà cung cấp và nhà bán lẻ của các mô hình mới và quan
hệ đối tác ở nước ngoài. Hầu hết phải liên kết với Walmart.
CPFR ứng dụng: Hai công ty thành lập hợp tác với một số các hệ thống
hiện tại Wal-Mart của nhà cung cấp nền tảng truyền thông Internet. Kết cục
là hai công ty khẳng định hiệu quả của mô hình định dạng công nghiệp cho
việc áp dụng các trường kinh nghiệm quý báu. Và hai công ty này có thể trao
đổi thông tin, dữ liệu của mình bằng việc thông qua nhà bán lẻ walmart.

4.5. Các hình thức kinh doanh
4.5.1. Thư điện tử
Wal-Mart đầu tư tiền bạc vào việc duy trì các mối quan hệ với những
khách hàng hiện tại. Bằng việc hướng tới nhóm khách hàng này, Walmart
xây dựng được các mối quan hệ lâu dài với những người mua sắm trung
thành nhất của mình. Walmart thông báo đến tất cả khách hàng của mình
thông tin các chương trình khuyến mãi, phần thưởng , cảm ơn khách hàng
thông qua Email.( thông qua các account của khách hàng) vào các thời điểm

lễ tạ ơn, giáng sinh,…
Một công ty con của Wal-Mart Stores Inc., đã tạo dựng được các mối
quan hệ trực tuyến bằng việc khuyến khích mọi người cung cấp cho công ty
các địa chỉ email.
Còn cho phép người mua đăng ký nhận bản tin khuyến mại và giảm giá
trên tin nhắn SMS.
4.5.2. Trao đổi dữ liệu điện tử
Cho phép khách hàng đặt hàng trước qua website (chương trình “site to
store”) đặc biệt ở chỗ là người dùng sẽ không phải trả một khoản phí
“shopping” hay là phí vận chuyển nào khi mua hàng trên website.
 Các đối tác: cho phép các đối tác có thể cung cấp dữ liệu thông qua Walmart
và biết một số thông tin mà Walmart sẽ cung cấp cho đối tác.
 Khách hàng: cho phép chấm điểm, nhận xét và bình phẩm các món hàng
đang bày bán trên trang web chính thức của Walmart để người khác tham
khảo.
 Cho phép người dùng post cả những bài phê bình món hàng hoặc chất lượng
dịch vụ. Đây được coi là một chiêu bài của Walmart để lấy lòng người tiêu
dùng và khuyến khích họ quay trở lại với Website thường xuyên hơn.
• Hướng dẫn khách hàng thanh toán bằng thẻ thông mình và Pin.

12


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

5. Đánh giá thành công của Walmart trong việc áp dụng mô hình
thương mại điện tử
5.1. Đánh giá cửa hàng trực tuyến của Walmart

5.1.1 Ưu điểm
 Tất cả ứng dụng cần thiết cho một cửa hàng trực tuyến đều đầy đủ ( Catologue, giỏ
hàng, hướng dẫn...)
 Các chính sách và cam kết bảo mật đầy đủ, rõ ràng.
 Giao diện trang web được thiết kế khá bắt mắt và thông minh khi đưa những mặt
hàng khuyến mãi lên giao diện chính để thu hút khách hàng.
 Hàng hóa đa dạng, phong phú được sắp xếp gọn gàng theo catologue, được chia
thành từng nhóm sản phẩm sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
 Khách hàng dễ dàng tìm kiếm được sản phẩm mà mình cần thông qua công cụ
search engine được trang bị trên trang web.
 Có hệ thống chăm sóc khách hàng trực tuyến, khách hàng dễ dàng liên hệ với nhân
viên phụ trách của công ty để phản ánh các vấn đề về hàng hóa trên cửa hàng trực
tuyến hoặc ở cả những cửa hàng truyền thống.
 Khách hàng được đánh giá các sản phẩm của mình đã dùng, các đánh giá sẽ được
xuất hiện ngay bên dưới sản phẩm khi khách hàng click chọn sản phẩm.
 Việc truy cập cũng như triển khai các hoạt động của khách hàng trên cửa hàng trực
tuyến rất nhanh và dễ dàng. Sau mỗi lần mua hoặc theo dõi sản phẩm thì những
thông tin này đều được lưu lại, khách hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm lại sản
phẩm mà mình muốn mua.
 Các thông tin về hàng hóa như: giá cả, thông số kỹ thuật, điều kiện bảo hành, các
chi phí khác được trình bày rất rõ cho khách hàng biết khi click vào bất kỳ một sản
phẩm nào.
 Các loại hình thanh toán đa dạng: có thể dùng thẻ tín dụng của các ngân hàng
(visa, credit card, debit card,...), các thẻ thanh toán do chính wal-mart cung cấp,
chi trả qua Paypal.com hoặc thanh toán tiền mặt khi giao hàng tận nơi.
 Quá trình thanh toán cũng hết sức đơn giản, được trình bày chân phương rõ
ràng. Tuy là khách hàng phải nhập nhiều thông tin trong lần đầu tiên thực hiện
chi trả trực tuyến, nhưng những lần sau việc thanh toán sẽ nhanh hơn vì đã
được trang web lưu trữ những thông tin về thanh toán của khách hàng.
 Hóa đơn thanh toán được trình bày rõ ràng: về số lượng hàng hóa mua, hình

thức thanh toán, tổng số tiền, số thuế, các chi phí khác...
 Hình thức nhận hàng cũng là một tiện ích hay của Wal-Mart.com vì khách hàng
có thể được giao hàng tận nhà hoặc đơn hàng sẽ được chuyển đến cửa hàng

13


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

walmart gần nhất với khách hàng (site to store) để khách hàng có thể nhận hàng
dễ dàng hơn (khách hàng sẽ không mất phí với hình thức site to store này).
 Chính sách về việc vận chuyển hàng hóa, thời gian giao hàng, việc đổi trả hàng
hóa được quy định khá đầy đủ và rõ ràng. Khách hàng sẽ được bồi hoàn nếu
walmart.com không làm đúng như cam kết.
 Khách hàng sẽ được gửi thông tin khuyến mãi nếu đăng ký nhận tin khuyến
mại từ gian hàng trực tuyến (thông tin khuyến mãi bao gồm cả ở cửa hàng Wal
– Mart gần nhất và ở trên cửa hàng trực tuyến).
 Walmart.com còn xây dựng nhiều kênh thông tin với khách hàng thông qua
facebook, twitter và điện thoại di động.

5.1.2

chậm.

Nhược điểm
Do lượng hình ảnh sản phẩm lớn nên việc tải dữ liệu hơi



Chỉ bán hàng tại Mỹ, và một phần Canada chưa có chính
sách bán hàng toàn cầu.

Trang web chưa có một số tính năng hấp dẫn như một số đối
thủ cung cấp như đấu giá, gợi ý mua hàng....

5.2.Những yếu tố tạo nên thành công cho Walmart trong việc áp
dụng mô hình thương mại điện tử
Thứ nhất, Wal-Mart đã biết vận dụng các tiện ích của thương mại điện tử như:
email, trao đổi điện tử, bán hàng qua mạng, quảng cáo trực tuyến vào việc phát
triển kinh doanh của mình trong thời đại bùng nổ về công nghệ như ngày nay. Các
ứng dụng email, trao đổi điện tử đã giúp cho việc trao đổi thông tin giữa Wal-Mart
và khách hàng, giữa Wal-Mart và các nhà cung cấp được nhanh hơn, tiết kiệm hơn
và chuẩn xác hơn. Việc quảng cáo trực tuyến cũng làm cho tên tuổi của Wal-Mart
được biết đến nhiều hơn với một chi phí cũng nhỏ hơn rất nhiều so với trước kia.
Nhưng nếu nói đến thành công lớn nhất của Wal-Mart trong việc áp dụng thương
mại điện tử thì phải kể đến việc xây dựng thành công một cửa hàng trực tuyến với
đầy đủ tiện ích và ứng dụng thú vị, thu hút một lượng khách hàng không nhỏ trên
lĩnh vực này. Tuy Wal-Mart đã có lịch sử rất lâu đời và cũng rất thành công trong
việc kinh doanh bán lẻ theo kiểu truyền thống, nhưng việc bước vào kinh doanh
trực tuyến thì chỉ mới phát triển hơn một thập kỷ nay. Mặc dù vậy, Walmart.com,
tên trang điện tử trực tuyến của Wal-Mart, đã có những thành công rực rỡ khi đã
đạt được doanh thu trên 2 tỷ đô la, và xếp thứ 13 trong top 500 nhà bán lẻ trực
tuyến hàng đầu trên mạng năm 2008. Nhờ những tiện ích và những thành công đó
mà tên tuổi Wal-Mart được biết đến nhiều hơn với số lượng khách hàng tăng lên
đáng kể, kéo theo doanh thu tăng vọt lên nhiều lần so với khi chưa áp dụng thương
mại điện tử.
14



Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

Thứ hai, Wal-Mart đã kết hợp một cách khéo léo giữa kinh doanh truyền
thống và trực tuyến thông qua phương pháp Click - And – Mortal. Thay vì phát
triển kênh bán hàng trực tuyến độc lập, Wal-Mart đã kết hợp cả hai kênh: truyền
thống và trực tuyến nhằm khai thác mặt mạnh của mỗi kênh bán hàng, từ đó đem
lại giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng.
Khách hàng có thể vào cửa hàng trực tuyến xem thông tin sản phẩm, đặt
hàng, và có thể đến nhận hàng tại cửa hàng truyền thống. Hoặc khách có thể mua
hàng ở cửa hàng truyền thống, nhưng khi cần thắc mắc, có thể lên mạng và hỏi đáp
trực tuyến với nhân viên phụ trách bộ phận của công ty. Phương pháp này giúp
Wal-Mart phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nói chung nếu như
khách hàng thích mua sắm kiểu gì thì Wal-Mart đều có thể đáp ứng được với dịch
vụ tốt nhất. Bên cạnh đó, nó còn bổ khuyết những mặt mạnh cho nhau. Có thể thấy,
cửa hàng trực tuyến của Wal-Mart được phát triển dựa trên cửa hàng truyền thống,
tận dụng tài nguyên cũng như kinh nghiệm kinh doanh của cửa hàng truyền thống.
Mặt khác, cửa hàng trực tuyến lại giúp cho việc tiêu thụ hàng từ các kho của WalMart được nhanh hơn, việc quảng bá các mặt hàng của cửa hàng truyền thống đến
với người tiêu dùng rộng rãi hơn và giảm bớt sự hao hụt giá trị hàng hóa khi lưu
kho.
Thứ ba, Wal-Mart đã biết tận dụng thương mại điện tử trong việc tiếp thị
quan hệ với khách hàng. Bằng công cụ email, Wal-Mart đã gửi đến cho hàng triệu
khách hàng của mình những eNewsletter hay eZine (tạp chí điện tử sản phẩm) định
kỳ hàng tháng với những nội dung bổ ích nhằm liên kết chặt chẽ với các khách
hàng. Wal-Mart còn tấn công sang các mạng xã hội nổi tiếng như: facebook,
twitter.... Trong tháng 10/2009, Wal-Mart đã thiết lập trang trên Facebook và đầu
tháng 11 đã có 270, 000 fan hâm mộ. Hiện tại trang facebook này đã có hơn 2 triệu
người hâm mộ và hàng triệu lượt viếng thăm. Điều đó thể hiện nổi bật sự trao đổi
về walmart.com và đã có được hàng triệu bài post từ khách hàng, nhân viên và

người cùng cấp của Wal- Mart. Bên cạnh đó, việc khuyến khích khách hàng cung
cấp địa chỉ email của mình khi mua hàng trực tuyến tại Walmart.com cũng giúp
cho hãng này dễ dàng hơn trong việc tiếp cận người tiêu dùng, nhận được nhiều
hơn những phản hồi từ phía khách hàng, xác định xem những gì hiệu quả và những
gì cần phải thay đổi.
Thứ tư, việc liên kết với AOL, một trong những nhà cung cấp dịch vụ internet
hàng đầu của Mỹ, để cũng cấp internet đến vùng ngoại ô và nông thôn đặc biệt là
những vùng chưa có cửa hàng của Wal-Mart, nhằm phát triển hệ thống thương mại
điện tử dường như là một chiến lược khôn ngoan và đầy hiệu quả. Mục đích của
Wal-Mart là thu hút những phân đoạn thị trường mới và giảm tác động đối với các
cửa hàng hiện tại, tạo ra một thị trường tiềm năng dự phòng cho việc mua sắm trực
tuyến. Hiện tại, việc này đang phát huy tác dụng mạnh mẽ khi góp phần đảm bảo
tăng trưởng doanh thu của cửa hàng trực tuyến 25% hằng năm (trong đó hơn 50%
trong con số tăng trưởng này là từ những vùng ngoại ô và nông thôn).

15


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

Cuối cùng, bằng việc đầu tư hơn 100 triệu đô la vào trang web bán hàng trực
tuyến, Wal-Mart không chỉ xây dựng cho mình một trang web đầy đủ tiện ích mà
còn có chế độ bảo mật tốt, tạo niềm tin cho khách hàng khi thanh toán bằng cổng
điện tử. Hình thức thanh toán cũng rất đa dạng. Chính điều này cũng góp phần
không nhỏ vào việc thu hút nhiều hơn khách hàng tham gia vào việc mua bán trên
cửa hàng trực tuyến Walmart.com.
Wal-Mart thực sự đã vận dụng rất thành công những ứng dụng của thương
mại điện tử trong việc kinh doanh bán lẻ kể cả ở hai kênh truyền thống và trực

tuyến. Hiện tại, những ứng dụng này đã mang đến cho Wal-Mart một sự tăng
trưởng doanh thu khổng lồ, gấp 5 lần so với khi chưa ứng dụng thương mại điện tử
vào kinh doanh. Wal-Mart hiện là nhà bán lẻ hàng đầu thế giới với doanh thu năm
2009 đạt 408,2 tỷ USD với mức lợi nhuận là 14,3 tỷ USD và là doanh nghiệp lớn
nhất nước Mỹ theo tạp chí Fortune.

5.3. So sánh với hình thức kinh doanh truyền thống
5.3.1

Ưu điểm


Tốc độ giao dịch nhanh hơn, ví dụ quảng cáo qua email, hỗ trợ khách hàng
qua các forum, netmeeting...

Thời gian hoạt động liên tục 24/7, tự động hóa các giao dịch từ mua hàng,
thanh toán, trao đổi thông tin.

Đa dạng hóa sản phẩm do khách hàng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch
vụ hơn, ví dụ để mua máy tính, khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm của
nhiều nhà sản xuất khác nhau trên website của Wal-Mart, so sánh giá cả, thông số
kỹ thuật, các ý kiến người dùng trước... Ngoài ra, Wal-Mart còn có thể phân phối
các sản phẩm số hóa như âm nhạc, game, phần mềm, e-books, những thứ mà mô
hình truyền thống khó làm được.

Tăng cường quan hệ khách hàng nhờ khả năng tương tác, chia sẻ thông tin
giữa doanh nghiệp với khách hàng cao hơn, dịch vụ tốt hơn, thời gian hoạt động
liên tục 24/7/365 thông qua các dịch vụ trực tuyến, các website diễn đàn, FAQs…

Tự động hóa các giao dịch thông qua các phần mềm thương mại điện tử

(shopping cart), Wal-Mart có thể phục vụ khách hàng tốt hơn với chất lượng dịch
vụ ổn định hơn.

cấp.

Khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp những sản phẩm mà Wal-Mart cung


So với các cửa hàng truyền thống thì việc bố trí sản phẩm trên cửa hàng
trực tuyến dễ dàng và tiện lợi hơn nhiều. Không cần phải có một diện tích lớn,
không cần nhân viên phải sắp xếp hàng hóa lại mỗi ngày, lại được trưng bày không
giới hạn về sản phẩm.

16


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT


Việc đi mua sắm trên cửa hàng trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng hơn so
với khi mua sắm trong một siêu thị Wal-Mart rộng lớn. Khách hàng không phải lo
lắng việc gửi xe, tìm kiếm sản phẩm hay giờ giấc.

Các sản phẩm được cập nhật nhanh về giá cả, thông tin sản phẩm đầy đủ.
Phương pháp này cũng góp phần làm giảm nhiều chi phí cho Wal-Mart hơn so với
việc phải in ra catologue.

Wal-Mart có thể mở rộng quy mô hoạt động của mình, tiếp cận được nhiều

đối tượng khách hàng hơn, ở những vùng mà cửa hàng truyền thống Wal-Mart
chưa vươn tới, với một chi phí nhỏ hơn rất nhiều nhờ áp dụng thương mại điện tử.

Thu thập thông tin về khách hàng sẽ nhiều hơn và dễ dàng hơn. Thông qua
đó có thể nhanh chóng thấy được những điểm yếu để nhanh chóng thay đổi.
5.3.2

Những hạn chế


Việc mua hàng trong cửa hàng thỏa mãn được nhiều
nhu cầu của người mua hàng mà thương mại điện tử không đáp ứng được.

Khi đến các cửa hàng thực, người mua có thể nhận và
xử lý thông tin xung quanh mình, giao tiếp với những người khác, tận tay kiểm tra
các mặt hàng như đồ nội thất, quần áo và trang sức.

Kênh bán hàng truyền thống thường khiến người tiêu
dùng mất nhiều thời gian, nhưng khoảng thời gian bị mất ấy có thể được bù trừ
bằng việc sự thoải mái của khách hàng khi lựa chọn hàng hóa, thư giãn với không
gian xung quanh và tốt cho sức khỏe hơn là việc ngồi trước máy vi tính để mua
sắm.

Cuối cùng, khách hàng thường phải chờ đợi một
khoảng thời gian để nhận hàng thay vì có thể mua và nhận được hàng ngay lập tức
khi mua sắm ở cửa hàng truyền thống.

17



Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

KẾT LUẬN
Sự phát triển của thương mại điện tử đã mang lại cho các doanh nghiệp một lợi
ích to lớn trong việc kinh doanh của mình. Nếu nắm bắt tốt và có chính sách phát triển
hợp lý thì nó sẽ đem lại lợi ích về doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Sự thành công
của Wal-Mart khi áp dụng thương mại điện tử vào kinh doanh là một minh chứng cho
điều đó.

18


Đại Học Hoa Sen

Sự thành công của Wal-Mart trong việc áp dụng TMĐT

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

www.walmart.com

2.

Sài Gòn Tiếp Thị (2007),“Câu chuyện về đế chế bán lẻ Wal-Mart”, trên
trang Mquiz.net

3.


“Chặng đường dành vị trí quán quân bán lẻ trực tuyến của nhà bán lẻ lớn
nhất thế giới - những thách thức với Amazon”, trên trang thegioiweb.vn

4.

Thị trường Việt Nam (2010), “Wal-Mart tái lập ngôi vương doanh nghiệp
Mỹ”, trên trang thitruongvietnam.com.vn

5.

Bwportal (2009),“Tiếp thị quan hệ: Wal-Mart là số 1”, trên trang
marketingchienluoc.com

6.

Thu Huyền st (2007),”Từ cửa hàng “Năm xu và 1 hào” trở thành gã khổng
lồ Wal Mart”, trên trang conduongthanhcong.com

7.

Đắc Vinh st (2006), “Khái quát về Wal-Mart Stores Inc và những yêu cầu
thâm nhập thị trường”, trên trang sonongnghiep.angiang.gov.vn

iii



×