Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng vịt ct trong vụ hè thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 80 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LUYẾN

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ
ẤP NỞ TRỨNG VỊT CT TRONG VỤ HÈ THU

Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Nguyễn Quý Khiêm
2. PGS.TS. Đặng Thái Hải

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Luyến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Quý Khiêm và PGS. TS. Đặng Thái Hải đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Hóa Sinh động vật, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức, Trạm nghiên cứu
gia cầm Cẩm Bình – Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Luyến

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Danh mục biểu đồ, đồ thị ............................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 3
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở ................................................................... 3
2.1.1. Chất lượng trứng ..................................................................................................... 3
2.1.2. Sự phát triển phôi gia cầm trong quá trình ấp......................................................... 9
2.1.3. Ảnh hưởng của chế độ ấp đến kết quả ấp nở ........................................................ 10
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................................. 19
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................... 19
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................................... 22
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 25
3.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................. 25
3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................... 25
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 25
3.4.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 25
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................. 28

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 30

iii


Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 31
4.1. Chỉ tiêu về chất lượng trứng .................................................................................... 31
4.2. Ảnh hưởng của khối lượng trứng đến kết quả ấp nở ............................................... 33
4.3. Ảnh hưởng của tuổi đẻ đến kết quả ấp nở ............................................................... 33
4.4. Ảnh hưởng của thời gian làm mát đến kết quả ấp nở .............................................. 37
4.5. Ảnh hưởng của phương pháp làm mát đến kết quả ấp nở ....................................... 41
4.6. Ảnh hưởng của số lần đảo trứng ngoài máy đến kết quả ấp nở ............................... 43
4.7. Ảnh hưởng của phun nước làm mát kết hợp đảo trứng bằng tay đến kết quả ấp
nở .................................................................................................................................... 46
4.8. Sự giảm khối lượng trứng ở các lô ấp khác nhau .................................................... 48
4.9. Xây dựng quy trình ấp nở trứng vịt CT ................................................................... 52
4.9.1. Chọn trứng theo ngoại hình .................................................................................. 52
4.9.2. Chọn trứng bằng đèn soi ....................................................................................... 53
4.9.3. Bảo quản trứng...................................................................................................... 53
4.9.4. Xếp trứng vào khay ấp .......................................................................................... 54
4.9.5. Khử trùng trứng .................................................................................................... 54
4.9.6. Kiểm tra trứng ấp .................................................................................................. 54
4.9.7. Sơ đồ tổng quát quy trình ấp trứng vịt CT ............................................................ 56
4.10. Kết quả ấp nở trứng vịt CT tại trạm ấp cẩm bình .................................................. 59
Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 62
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 62
5.2. Đề nghị ..................................................................................................................... 62
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 63

iv



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Ao

Ẩm độ

BQ

Bảo quản

CSHD

Chỉ số hình dạng

HU

Đơn vị Haugh

KL

Khối lượng

KQ


Kết quả

To

Nhiệt độ

TN

Thí nghiệm

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chế độ ấp đơn kỳ ......................................................................................... 21
Bảng 2.2. Điều kiện chung để ấp trứng vịt ................................................................... 24
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng vịt CT ...................................................... 31
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của khối lượng trứng đến kết quả và thời gian ấp nở ............... 36
Bảng 4.3. Tỷ lệ các mức khối lượng trứng vịt CT theo giai đoạn ................................ 33
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tuổi đẻ đến kết quả ấp nở.................................................... 34
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của thời gian làm mát đến kết quả ấp nở trứng 70 - 80g .......... 38
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời gian làm mát đến kết quả ấp nở trứng 81- 90g ........... 39
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thời gian làm mát đến kết quả ấp nở trứng trên 90g .............. 39
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phương pháp làm mát đến kết quả ấp nở ........................... 42
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của số lần đảo trứng ngoài máy đến kết quả ấp nở với
trứng có khối lượng từ 70 - 80g và 81 - 90g ................................................ 44
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của số lần đảo trứng ngoài máy đến kết quả ấp nở với
trứng có khối lượng lớn (> 90g)................................................................... 45
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phun nước làm mát kết hợp đảo trứng bằng tay ................. 47
Bảng 4.12. Kết quả giảm khối lượng trứng theo các chế độ làm mát và dảo trứng

bằng tay khác nhau – Lô trứng có khối lượng lớn hơn 90g ......................... 49
Bảng 4.13. Kết quả giảm khối lượng trứng theo các chế độ làm mát và đảo trứng
khác nhau – Lô trứng có khối lượng 70 - 80 g(n = 50 quả) ........................ 50
Bảng 4.14. Kết quả giảm khối lượng trứng theo các chế độ làm mát và đảo trứng
khác nhau – Lô trứng có khối lượng 81 - 90 g (n = 50 quả) ....................... 51
Bảng 4.15. Một số kết quả ấp nở của vịt CT Thế Hệ Xuất Phát .................................... 59
Bảng 4.16. Một số kết quả ấp nở của vịt CT Thế Hệ I ................................................... 59
Bảng 4.17. Một số kết quả ấp nở của vịt CT Thế Hệ II ................................................. 60
Bảng 4.18. Một số kết quả ấp nở của vịt CT Thế Hệ III ................................................ 60

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Cân trứng vịt CT lúc 40TT .......................................................................... 52
Hình 4.2. Trứng không đủ tiêu chuẩn trứng giống ...................................................... 53
Hình 4.3. Trứng không phôi......................................................................................... 55
Hình 4.4. Trứng chết phôi kì I ..................................................................................... 55
Hình 4.5. Phôi trứng vịt 25 ngày................................................................................. 55
Hình 4.6. Hệ thống máy ấp trứng vịt TQ ..................................................................... 58
Hình 4.7. Máy ấp thanh đảo Trung quốc ..................................................................... 58
Hình 4.8. Vịt con 01 ngày tuổi ..................................................................................... 61
Hình 4.9. Kéo trứng ra ngoài máy làm mát và phun nước ấm lên trứng ..................... 61

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1. Kết quả ấp nở với các khối lượng trứng khác nhau .................................. 36
Biểu đồ 4.2. Kết quả ấp nở với các tuổi đẻ trứng khác nhau ......................................... 35

Biểu đồ 4.3. Kết quả ấp nở với thời gian làm mát trứng khác nhau.............................. 41
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của phương pháp làm mát đến kết quả ấp nở ......................... 42
Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của số lần đảo trứng ngoài máy đến kết quả ấp nở
(Trứng có khối lượng nhỏ và trung bình) .................................................. 44
Biểu đồ 4.6. Ảnh hưởng của số lần đảo trứng ngoài máy đến kết quả ấp nở
(Trứng có khối lượng lớn hơn 90g). .......................................................... 46
Biểu đồ 4.7.Ảnh hưởng của phun nước làm mát kết hợp đảo trứng bằng tay ................ 48
Đồ thị 4.1. Khối lượng trứng ở các thời gian ấp khác nhau............................................ 50

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Luyến
Tên luận văn: Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng vịt CT trong vụ hè thu.
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60 62 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Đề tài được thực hiện để xác định điều kiện tối ưu nhất
liên quan đến một số vấn về kỹ thuật ấp nở trứng, nhằm góp phần hoàn thiện qui trình
ấp nở trứng vịt CT, đặc biệt trong vụ hè thu.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm được tiến hành trên trứng vịt CT bố mẹ, nuôi tại Trạm NCGC Cẩm
Bình – Trung Tâm NCGC Thụy Phương. Phương tiện sử dụng là hệ thống máy ấp, máy
nở Thanh đảo Trung Quốc công suất 12000 quả/máy. Các thí nghiệm được thiết kế theo
phương pháp phân lô so sánh; mỗi lô gồm 300 trứng, chia thành 3 lần (100 trứng/lần).
Các chỉ tiêu chất lượng trứng được khảo sát và đánh giá trên hệ thống kiểm tra
chất lượng trứng tại Trung Tâm NCGC Thụy Phương. Các chỉ tiêu ấp nở được xác định

theo công thức sau khi soi kiểm tra sinh học 9 ngày ấp, 25 ngày ấp và lúc ra nở.
Kết quả chính và kết luận:
Trứng vịt CT có khối lượng lớn, vỏ trứng dày; trứng có khối lượng lớn trên 90g
đẻ trong giai đoạn 48 – 57 tuần tuổi chiếm 40 – 45%. Trứng có khối lượng trung bình
(81 – 90g) cho tỷ lệ nở cao nhất; tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 89, 26%, tỷ lệ nở nở/tổng
trứng ấp đạt 83,11%.
Trứng có khối lượng lớn hơn 90g cần được ấp trước 5 giờ so với trứng trung
bình. Ngược lại, trứng có khối lượng nhỏ 70 – 80g cần được ấp sau 4 giờ so với trứng
trung bình.
Trứng đẻ giai đoạn 38 – 47 tuần tuổi cho kết quả ấp nở cao nhất, tỷ lệ nở/trứng
có phôi đạt 89,18%, nở/tổng trứng đạt 83,33%.
Trứng nhỏ (70 - 80g) và trung bình (81- 90g), trong quá trình ấp, cần được làm
mát kết hợp đảo bằng tay, đảo từng quả, 1 lần/ ngày từ ngảy ấp thứ 9 -14, 2 lần/ ngày từ
ngày 15 đến ngày ấp 25. Trứng trên 90g cần được làm mát và đảo 1 lần/ ngày từ ngày
ấp thứ 9 - 14; 2 lần/ ngày từ 15 ngày ấp; 3 lần/ngày từ ngày ấp 21 - 25.
Sau 25 ngày ấp, trứng có khối lượng lớn (>90g), giảm khối lượng 13,13%, trung
bình giảm 0,53%/ngày; trứng có khối lượng nhỏ 70 – 80g giảm 12,46% và trứng có
khối lượng trung bình 81 – 90g giảm 12,53% cho kết quả ấp nở cao nhất.
Đề tài đã xây dựng được quy trình ấp nở thích hợp cho trứng có khối lượng lớn.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Luyen Nguyen Thi
Thesis title: Influence of some factors on the hatching of CT duck eggs in the summer
and autumn season.
Major: Animal Science; Code: 60 62 01 05
Eduacational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research objectives: This study was performed to determine the optimal conditions

related to some technical problems of egg hatching, in order to perfect the process of
hatching CT duck eggs, especially in summer and autumn season.
Materials and methods:
The experiments were conducted with the eggs of CT ducks raised in Cam Binh
Station, Thuy Phuong Center for Poultry Research.
The experiments were designed in a way comparable subdivision; each group of
consisting of 300 eggs, which were divided into 3 times (100 eggs / times), and were
carried out with the hatching machine Qingdao China of capacity of 12,000 eggs.
The egg quality criteria were evaluated by quality control systems of the Thuy
Phuong Center for Poultry Research. The criteria of the incubation and hatching were
determined by the routine methods after biological controls after 9 days and 25 days of
incubation, and at hatching.
Main findings and conclusions:
CT duck eggs weight were big and the shell is thick. The eggs of weight obove
90g, in the period of 48 - 57 weeks of the age, achieved 40 - 45%. The average eggs (81
- 90g) achieved the highest hatching rate, hatching rate/embryos reaches 89. 26% and
hatching rate per total eggs reached 83.11%.
Eggs of weight above 90g should be incubated before 5 hours in comparison to
the average eggs. In contrast, small eggs of weight of 70 - 80g should be incubated after
4 hours in comparison to the average eggs.
Eggs layed in the period from 38 - 47 weeks of age reached the highest hatching
rate, hatching rate per embryos reached 89.18% embryonated eggs, hatching rate per
total eggs reached 83.33%.
Small eggs (70 - 80g) and moderate eggs (81 - 90g), during incubation, should
be cooling and reversing, every egg, one time per day from the 9th to14th day of
incubation; 2 times per day from 15th to 25th day of incubation. The eggs with weight

x



above 90g should be cooling and and reversing one time per day from the 9th to 14th day
of incubation; 2 times per day from 15th to 20th day of incubation; 3 times per day of
incubation of 21th to 25th days.
After 25 days of incubation, the biggest eggs (> 90g) decreased the weight of
13.13%, the average redution was 0.53% per day; small eggs of the weight of 70 - 80g
decreased 12.46%. The average eggs (81 - 90g) decreased 12.53% of the weight and
reached the highest results of hatching.
The thesis has found down a appropriate procedures for incubation and hatching
of the big eggs.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi vịt là nghề truyền thống của nước ta, trong những năm qua đã
đạt được sự tăng trưởng khá cả về số lượng đầu con và quy mô sản xuất. Theo
số liệu của Cục Chăn nuôi ngày 1/10/2015 thì tổng đàn vịt nước ta là 69,54 triệu
con, tăng 101,67% so với năm 2014, trong đó tổng số trứng vịt là 3,68 tỷ quả
tăng 235,068 nghìn quả, tăng 106,82% so với năm 2014.
Để góp phần thúc đẩy chăn nuôi thủy cầm nói chung và chăn nuôi vịt nói
riêng, trong những năm qua cùng với những công trình nghiên cứu về di truyền
giống, thức ăn dinh dưỡng và thú y phòng bệnh thì khâu ấp trứng cũng có vai trò
quan trọng trong việc nhân giống và phát triển ra sản xuất. Các giống vịt nội
trước đây có khối lượng cơ thể cũng như khối lượng trứng thấp, từ 60 - 70g (vịt
cỏ), 75 - 80g (vịt Bầu bến), … Các giống vịt ngoại nhập như vịt Anh Đào có khối
lượng trứng 72 - 76g, vịt Khaki Campbell có khối lượng trứng từ 65 - 70g, vịt
CV Super M có khối lượng trứng 82 - 85g. Hiện nay một số giống vịt chuyên thịt
mới đã được nhập vào nước ta như: vịt Super M3, Super Heavy, Super
M3SuperHeavy, một số giống vịt mới do các Trung tâm nghiên cứu lai tạo thành

như vịt CT, ST34, V27…Các giống vịt này có khối lượng cơ thể cũng như khối
lượng trứng lớn. Một số tác giả như: Lê Xuân Đồng (1993), Nguyễn Văn Trọng
(1998), Bạch Thị Thanh Dân (1998),… đã nghiên cứu quy trình ấp nở các giống
vịt chuyên trứng cũng như chuyên thịt. Tuy nhiên áp dụng quy trình chung để ấp
các giống vịt chuyên thịt mới nhập, khối lượng trứng lớn (> 90g chiếm tỷ lệ lớn),
đặc biệt vụ hè thu thời tiết nắng nóng đã cho kết quả ấp nở không cao. Vì vậy,
việc tìm ra các yếu tố khác ngoài nhiệt độ, ẩm độ, bảo quản,…thông thường như
các yếu tố về thời gian, phương thức làm mát, mối quan hệ giữa khối lượng trứng
và tỷ lệ giảm khối lượng trứng trong quá trình ấp,… nhằm nâng cao tỷ lệ ấp nở là
vô cùng quan trọng và là vấn đề cấp bách hiện nay. Xuất phát từ những yêu cầu
thực tiễn đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả ấp nở trứng vịt CT trong vụ hè thu.”
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện để xác định điều kiện tối ưu nhất liên quan đến một
số vấn về kỹ thuật ấp nở trứng, nhằm góp phần hoàn thiện qui trình ấp nở trứng
vịt CT.

1


1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Kết quả nghiên cứu khẳng định một số yếu tố trong quá trình ấp đến kết
quả ấp nở trứng vịt CT.
- Kết quả của đề tài là cơ sở để xây dựng chế độ ấp nở thích hợp đối với
trứng vịt CT, góp phần thúc đẩy phát triển giống vịt chuyên thịt có năng suất cao
tại Việt Nam.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ẤP NỞ
2.1.1. Chất lượng trứng
Chất lượng trứng liên quan đến kết quả ấp nở, ấp nở đạt kết quả cao khi
trứng phải đủ tiêu chuẩn. Trứng ấp phải có cấu trúc vỏ hoàn chỉnh, có chất lượng
lòng đỏ, lòng trắng và tỷ lệ giữa lòng đỏ/lòng trắng phù hợp với giống. Việc kiểm
tra chất lượng trứng trước khi ấp trong thực tế sản xuất là rất có lợi. Khi phát
hiện sớm được những thay đổi xảy ra trong trứng phải có biện pháp để cải thiện
kịp thờichất lượng trứng.
Đánh giá chất lượng trứng là xác định một số đặc điểm cơ bản như khối
lượng trứng, chất lượng vỏ và các chỉ tiêu về lòng đỏ, lòng trắng, đơn vị Haugh,...
2.1.1.1. Khối lượng trứng
Tiêu chuẩn khối lượng của trứng thay đổi tùy thuộc vào giống, dòng, mục
đích sử dụng cũng như tuổi của đàn gia cầm.
Những trứng có khối lượng quá to hoặc quá nhỏ luôn luôn cho kết quả ấp
nở thấp hơn so với trứng có khối lượng trung bình, nguyên nhân là do sự mất cân
đối giữa các thành phần của trứng. Trứng quá to hoặc quá nhỏ làm mất đi sự phát
triển bình thường của phôi. Trứng quá nhỏ có tỷ lệ lòng đỏ cao và tỷ lệ lòng trắng
ít hơn so với trứng to. Ngoài ra, trứng nhỏ còn có tỷ lệ diện tích bề mặt lớn hơn
so với khối lượng của nó.
Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng, dinh dưỡng, mùa vụ, tuần tuổi của đàn vịt,… Đặc biệt yếu tố giống có vai
trò quyết định đến khối lượng trứng. Giống vịt siêu trứng có khối lượng trứng nhỏ.
Ngược lại, các giống vịt siêu thịt lại có khối lượng cơ thể cũng như khối lượng
trứng lớn. Một số giống vịt đang được nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay như:
Vịt CV 2000 Layer là giống vịt chuyên trứng của Vương Quốc Anh được
nhập vào Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên năm 1997 và 2001 năng
suất trứng rất cao, khối lượng 70 - 75g/quả. Trứng vịt thường nở sau 28 ngày ấp;
Tỷ lệ phôi: 90 - 97% và tỷ lệ ấp nở trên 80%.
Vịt Cỏ là một trong những giống vịt nuôi lâu đời và phổ biến nhất ở nước

ta. Vịt Cỏ có nguồn gốc từ vịt trời được thuần hoá tự nhiên. Vịt Cỏ có tầm vóc

3


nhỏ bé, bắt đầu đẻ trứng sau 140 ngày tuổi, sản lượng trứng 200 - 225
quả/mái/năm. Trứng nhỏ, khối lượng 64 - 65g/quả, có tỷ lệ phôi cao.
Vịt Khaki Campbell của Anh được nhập vào nước ta cuối năm 1989.
Trong điều kiện sản xuất đại trà, vịt bắt đầu đẻ lúc 140 - 150 ngày tuổi; sản lượng
trứng 250 - 280 quả/mái/năm; khối lượng trứng 65 - 75g/quả; tỷ lệ trứng có phôi
đạt cao trên 90%.
Theo Hoàng Văn Tiệu và Lê Xuân Thọ (2001), con lai F1 giữa CV 2000
Layer với Khaki Campbell có khối lượng trứng là 68,01 - 69,28g.
Theo Doãn Văn Xuân và cs. (2007), con lai giữa vịt Cỏ và Triết Giang ở
tuần đẻ 50 có khối lượng trứng từ 69,31 - 70,30g.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), trứng vịt CV Super M khối lượng
trong khoảng 77 - 87g có tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở/phôi đạt cao nhất. Vịt CV
SuperM2 dòng trống có khối lượng trứng 85,54g, dòng mái có khối lượng trứng
82,90g. Vịt CV SuperM3Super Heavy (SM3SH) lúc khảo sát ở 15, 17, 19 tuần
đẻ, dòng trống T13 có khối lượng trứng 91,64g, dòng mái T14 có khối lượng
trứng là 88,59g.
Theo Dương Xuân Tuyển (1998), vịt CV. Super M tại trại VIGOVA dòng
trống khối lượng trứng là 84,73g; dòng mái là 82,10g.
Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2008), trứng ngan bố mẹ R71 có khối lượng
80,65 ± 0,84g cho kết quả ấp nở cao. Cụ thể tỷ lệ phôi đạt 92,25%; nở /phôi đạt
90,08%; nở/ tổng trứng ấp đạt 82,12%.
Theo Nguyễn Thị Tú và cs. (2014), trứng gà Lương Phượng có khối lượng
trung bình 52 - 56g cho kết quả ấp nở cao nhất (86,22 - 88,44%).
Kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs. (2004), cho biết trứng
ngan R51 bố mẹ có khối lượng 81,59g ± 0,75 cho tỷ lệ phôi đạt 93,8% và tỷ lệ

nở loại I/ tổng trứng ấp đạt 79,98%.
Kiểm soát khối lượng trứng ấp là rất quan trọng, vì chỉ tiêu này biến động
phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh. Khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém, khối
lượng trứng giảm và độ đồng đều thấp. Vì vậy việc đầu tiên là phải kiểm soát
khối lượng trứng một cách có hệ thống. Khối lượng trứng và các thành phần cấu
tạo trứng bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố di truyền và không di truyền. Những
yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng trứng hoặc ảnh hưởng gián
tiếp đến khối lượng cơ thể. Những thay đổi di truyền dẫn đến thay đổi kích thước

4


trứng cũng như dẫn đến thay đổi các thành phần của trứng. Hệ số di truyền của
khối lượng trứng là 0,46 ± 0,16. Với hệ số di truyền trung bình cao có thể chọn
lọc những tính trạng này theo cá thể nhằm tạo ra đàn giống có chất lượng trứng
cao, đồng đều về khối lượng góp phần nâng cao tỷ lệ ấp nở.
2.1.1.2. Chất lượng vỏ trứng
Vỏ trứng là lớp ngăn cách giữa các thành phần bên trong của trứng và môi
trường, bảo vệ các thành phần bên trong trứng. Vỏ trứng bao gồm nhiều lớp khác
nhau. Vỏ trứng được bao bên ngoài bởi lớp màng keo mỏng do tử cung và âm
đạo tiết ra. Lớp keo dính này làm giảm ma sát giữa thành âm đạo và và trứng,
làm thuận lợi cho trứng được đẻ ra. Lớp keo này còn hạn chế sự bốc hơi nước
của trứng và ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn.
Tiếp lớp màng keo là lớp vỏ cứng, đây là phần chủ yếu trong cấu tạo vỏ
trứng gia cầm, có độ dày trung bình từ 0,2 - 0,6mm. Độ dày vỏ trứng không đồng
đều mà tăng dần từ đầu lớn đến đầu nhỏ của quả trứng.
Ngoài ra, vỏ cứng còn có khả năng thẩm thấu không khí ra, vào. Ở các vị trí
khác nhau sự thẩm thấu không khí không giống nhau, đầu to của trứng thấm
không khí nhiều hơn đầu nhỏ, ở trứng gà tính thấm không khí lớn hơn trứng các
loài gia cầm khác. Các loại khí khác nhau cũng thẩm thấu qua vỏ không giống

nhau. Hyđro có khả năng thẩm thấu lớn nhất và ôxy lại thẩm thấu nhỏ nhất.
Bagley et al. (1990) cho biết, độ thẩm thấu không khí của vỏ trứng tăng theo tuổi
của gia cầm sinh sản.
Theo Charles Deeming (1991), vỏ cứng là lớp cacbonat canxi có nhiều lỗ
khí và giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi khí và nước giữa phôi với
môi trường bên ngoài.
Độ dày vỏ trứng và số lỗ khí có quan hệ chặt chẽ với nhau, trứng mỏng có
số lỗ khí nhiều hơn trứng dày và ngược lại. Theo Orlov (1974), mật độ lỗ khí
phân bố không đều trên vỏ trứng: đầu to có mật độ lỗ khí nhiều hơn vùng giữa và
đầu nhỏ, số lỗ khí và kích thước lỗ khí từ khi trứng được đẻ ra đến khi gia cầm
nở không thay đổi. Các giống gia cầm khác nhau thì mật độ lỗ khí trên vỏ trứng
cũng khác nhau. Những lỗ khí này để ôxy vào bên trong và đẩy oxitcacbon cùng
nước ra ngoài. Nước đi qua các lỗ khí này, nếu trứng bị rạn nứt nước sẽ bị thoát
ra ngoài nhiều. Theo Nguyễn Ân (1978), thời gian đầu phôi phát triển có sự trao
đổi không khí giữa phôi và môi trường qua lỗ khí, cuối giai đoạn ấp có sự giảm
các chất chứa bên trong của trứng do bay hơi nước. Nếu gặp trứng có nhiều lỗ

5


khí mà độ ẩm môi trường thấp sẽ gây bất lợi cho kết quả ấp nở. Roux (1978) cho
biết, trứng gà tốt có kích thước lỗ khí 18 - 24 µm. Nếu số lượng lỗ khí trên một
đơn vị diện tích ít quá hoặc nhiều quá, to quá hoặc nhỏ quá cũng sẽ dẫn đến sự
phá vỡ quá trình trao đổi không khí của trứng.
Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994), cho biết trong vỏ theo tỷ lệ so với toàn
bộ vỏ thì hơn 98% là vật chất khô, trong đó 95% là chất vô cơ, trong các chất vô
cơ có khoảng 98% là canxi và 1% là photpho. Chất lượng vỏ trứng được thể hiện
ở độ dày vỏ và độ chịu lực, nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc vận chuyển và
trao đổi chất trong quá trình ấp. Độ dày vỏ trứng chịu ảnh hưởng của yếu tố di
truyền, các yếu tố của môi trường, stress và nhiều yếu tố khác. Theo Marco

(1982), hệ số di truyền của độ dày vỏ trứng tương đối cao, đạt 0,30 - 0,60.
Lê Xuân Đồng và cs. (1981) cho biết, giữa độ dày vỏ và tỷ trọng của trứng
có liên quan đến nhau. Vỏ trứng càng dày thì tỷ trọng trứng càng lớn.
Để đánh giá chất lượng trứng ấp người ta còn xác định trọng lượng riêng
của trứng. Trứng gà có tỷ trọng trung bình 1,085 - 1,090; trứng vịt 1,088; gà Tây
1,085. Nhóm vỏ có tỷ trọng lớn hơn 1,080 (vỏ dày) có tỷ lệ nở cao hơn trứng có
tỷ trọng nhỏ hơn 1,080 (trứng mỏng).
Tỷ lệ ấp nở đạt tối đa thường ở giai đoạn đỉnh cao của chu kỳ đẻ trứng, khi
vỏ trứng đủ dày và số lỗ khí hợp lý đạt được độ xốp lý tưởng sẽ có kết quả ấp nở
cao. Vỏ trứng mỏng dần theo tuổi của gà mái nhưng cũng có thể dày lên với đàn
gà mái quá già có tỷ lệ đẻ giảm.
Các giống gia cầm khác nhau có độ dày vỏ trứng cũng khác nhau. Theo Lê
Hồng Mận và cs. (1983), độ dày vỏ trứng vịt là 0,37 - 0,43 mm. Nguyễn Đức
Trọng và cs. (2011), cho biết, độ dày vỏ trứng vịt CV Super M đạt bình quân là
0,45mm. Theo Bạch Thị Thanh Dân (1995), độ dày vỏ trứng ngan là 0,52 - 0,55
mm. Sự sai khác giữa độ dày vỏ ở các vùng khác nhau trên trứng thay đổi theo vị
trí: dày nhất ở đầu nhọn và mỏng dần ở đầu tù của trứng. Theo Bennett (1992),
độ dày vỏ liên quan đến sự sống của phôi và tỷ lệ nở. Theo Bùi Hữu Đoàn và cs.
(2011), độ dày của vỏ trứng gia cầm lớn hơn 0,32 là trứng tốt. Theo Nguyễn Đức
Trọng và cs. (2011) độ dày vỏ của vịt SM3SH bố mẹ là 0,37 mm, của vịt Star 76
là 0,39 - 0,40 mm. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2004), trứng ngan R51 bố mẹ có
độ dày vỏ trung bình là 0,38 ± 0,01mm.
Độ chịu lực của vỏ trứng phụ thuộc vào độ dày và độ xốp của vỏ trứng, nó

6


là yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng của vỏ trứng. Theo Romanova (1970),
đầu nhỏ của trứng có độ chịu lực 5,6 kg/cm2, còn ở đầu tù chỉ có thể chịu được
lực 4,7kg/cm2.

Burley and Vadehra (1989) cho biết, lớp tiếp giáp với vỏ cứng là màng vỏ,
gồm có hai lớp dính sát nhau, ở phía đầu tù hai lớp này tách nhau ra tạo thành
buồng khí. Buồng khí tách biệt với các phần khác của trứng bởi một màng mỏng
và có tính thấm, do vậy không khí chứa trong buồng khí đóng vai trò quan trọng
đối với hô hấp của phôi. Lượng oxy đáng kể đầu tiên đến túi niệu là từ buồng
khí. Khi nở phôi thai làm rách màng vỏ và nhận được lượng oxy khá lớn từ
buồng khí và khi đó phôi thai mới hoàn thành chức năng hô hấp của nó.
Vị trí của buồng khí có tầm quan trọng trong hai thời điểm phát triển của
phôi. Giai đoạn đầu vị trí buồng khí lệch ở đầu tù sẽ làm thay đổi hướng phát
triển của túi niệu và từ đó ảnh hưởng đến vị trí của phôi. Giai đoạn sau buồng khí
lệch sang một bên hoặc ở phía đầu nhỏ thì lượng không khí chứa trong buồng khí
không đủ để cung cấp cho phôi vì giai đoạn này phôi chuyển dần chức năng hô
hấp từ túi niệu sang hô hấp bằng phổi sẽ dẫn đến chết phôi. Khi chọn trứng ấp
nên loại bỏ những trứng có buồng khí lệch khỏi đầu tù.
Kích thước của buồng khí phản ánh sự hao hụt khối lượng trứng, ở trứng
mới đẻ ra buồng khí rất nhỏ, sau đó do bay hơi nước trong trứng nên buồng khí
tăng dần kích thước. Những trứng có kích thước buồng khí lớn là những trứng cũ
hoặc được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm thấp. Kích thước
buồng khí không hoàn toàn phản ánh thời gian bảo quản, không phải tất cả trứng
cũ đều có buồng khí lớn, một số trứng vẫn giữ được nước tốt do khả năng thấm
nước kém của vỏ. Trứng mới đẻ ra có kích thước chiều cao buồng khí khoảng 1,5
cm. Thường ở mùa đông buồng khí lớn hơn mùa hè do nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp
làm trứng giảm khối lượng lớn hơn nhiệt độ cao và độ ẩm cao.
2.1.1.3. Chất lượng lòng trắng trứng
Chất lượng lòng trắng là một trong những chỉ tiêu xác định chất lượng bên
trong của trứng ấp. Lòng trắng được cấu tạo từ nhiều lớp có độ quánh khác nhau.
Lớp ngoài cùng loãng gọi là lớp lòng trắng loãng ngoài chiếm tỷ lệ 23,2%; sau
đó là lớp quánh gọi là lớp lòng trắng đặc giữa chiếm tỷ lệ cao nhất 57,3%; tiếp
theo là lớp loãng gọi là lớp lòng trắng loãng trong chiếm 16,8% và lớp cuối cùng
rất mỏng nằm sát với lòng đỏ gọi là lớp lòng trắng đặc trong chiếm 2,7%. Tỷ lệ

các lớp lòng trắng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khối lượng trứng, độ

7


tươi của trứng, giống, loài, cá thể.
Thành phần chủ yếu của lòng trắng là albumin, một số khoáng chất và
vitamin. Lòng trắng trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng và nước cung cấp cho nhu
cầu phát triển của phôi. Những gia cầm có khả năng đẻ trứng cao thường có hàm
lượng lòng trắng cao.
Theo Seymour and Piiper (1988), chất lượng lòng trắng có vai trò quan
trọng tác động đến màng vỏ trứng và màng lòng đỏ. Chất lượng lòng trắng còn là
một trong những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở. Chất lượng lòng trắng
được thể hiện qua chỉ số lòng trắng và nó tỷ lệ thuận với kết quả ấp nở. Chỉ số
này được tính trên cơ sở mối quan hệ giữa chiều cao lòng trắng đặc và đường
kính của chúng. Chỉ số lòng trắng càng lớn tỷ lệ nở càng cao. Chỉ số lòng trắng
trong khoảng 0,08 - 0,09, nếu chỉ số này cao quá 0,1 thì không tốt. Khối lượng
lòng trắng giảm vào tháng 6 và tăng dần vào tháng 10, 11. Ngoài ra chất lượng
lòng trắng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố không di truyền như tuổi của gia
cầm, thời gian bảo quản trứng, mùa vụ, thời tiết... Những yếu tố không di truyền
này rất quan trọng, chúng tác động, gây ảnh hưởng đến độ chính xác của chọn lọc.
Chất lượng lòng trắng còn được đánh giá bằng đơn vị Haugh, đây là mối
quan hệ giữa chiều cao lòng trắng đặc với khối lượng trứng. Qua đó chúng ta
đánh giá được chất lượng trứng ấp. Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), ở
trứng vịt CV Super M nuôi tại Đại Xuyên đơn vị Haugh là 82,27. Theo Lê Hồng
Mận và cs. (1993), trứng được coi là mới và đảm bảo chất lượng phải có đơn vị
Haugh từ 75 trở lên. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2004), trứng ngan R51 bố mẹ
có đơn vị Haugh là 85,27 ± 1,19.
2.1.1.4. Chất lượng lòng đỏ
Cấu tạo lòng đỏ gồm 2 phần: phần vàng sẫm với số lượng lớn hơn và phần

vàng sáng. Các lớp lòng đỏ sẫm được hình thành trong cả ngày cho đến nửa đêm,
các lớp lòng đỏ sáng được hình thành trong nửa đêm còn lại, thể hiện tính chu kỳ
trong việc hình thành lòng đỏ. Ở giữa lòng đỏ tập trung một lớp lòng đỏ trắng,
lớp này kéo dài tới tận đĩa phôi gọi là hốc lòng đỏ. Hốc lòng đỏ thu hút tập trung
các chất dinh dưỡng để cung cấp cho phôi phát triển ở giai đoạn đầu.
Chất lượng lòng đỏ được xác định bằng chỉ số giữa chiều cao và đường
kính của lòng đỏ.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), trứng vịt CV Super M nuôi tại

8


Đại Xuyên có chỉ số lòng đỏ đạt 0,43. Ngô Giản Luyện (1994) cho biết, chỉ số
lòng đỏ ở trứng tươi là 0,4 - 0,42. Trứng có chỉ số lòng đỏ cao sẽ cho tỷ lệ ấp
nở cao, chỉ số này biến đổi theo mùa vụ, tuổi của gia cầm, sức sản xuất và điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Theo Marco (1982), hệ số di truyền đối với khối
lượng lòng đỏ của trứng là 0,43. Vì vậy tính trạng này được chọn lọc sẽ cho kết
quả ấp nở cao.
Để đánh giá đúng mức chất lượng trứng, ngoài những đánh giá về các chỉ
tiêu chất lượng vỏ, chất lượng lòng trắng, chất lượng lòng đỏ còn có một chỉ tiêu
quan trọng nữa cần quan tâm đó là tỷ lệ giữa lòng trắng/lòng đỏ. Chỉ tiêu này
càng nhỏ thì chất lượng trứng càng tốt. Tỷ lệ lý tưởng của chỉ số này là 1,8 - 2,0.
Đào Đức Long và cs. (1997) cũng cho biết, tỷ lệ giữa lòng trắng và lòng đỏ thay
đổi nhiều. Trong trứng vịt tỷ lệ lòng đỏ chiếm cao hơn, trứng gà thì ngược lại có
tỷ lệ (%) lòng trắng cao hơn so với trứng vịt và trứng ngỗng. Theo Nguyễn Đức
Trọng và cs. (2011), trứng vịt CV Super M nuôi tại Đại Xuyên có tỷ lệ lòng đỏ
trứng là 34,64%; lòng trắng chiếm 52,66%.
Tỷ lệ các thành phần cấu tạo trứng gia cầm khác nhau tùy theo loài, giống,
cá thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi trứng, điều kiện bảo quản cũng như tuổi của gia
cầm và một số yếu tố khác.

2.1.2. Sự phát triển phôi gia cầm trong quá trình ấp
Quá trình sinh trưởng và phát trển của phôi gia cầm chủ yếu ở ngoài cơ thể
mẹ. Ngay trong nhiệt độ 27oC đã có sự phát triển của đĩa phôi nhưng ở tốc độ
chậm, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của phôi là 37 - 39oC với điều kiện độ
ẩm môi trường 70 - 80%. Ngay từ khi bắt đầu ấp đã thấy sự gia tăng về cường độ
phát triển của phôi. Đĩa phôi phát triển theo mọi hướng và tăng nhanh về diện
tích phủ kín cả bề mặt lòng đỏ và to hơn cả lòng đỏ, phần lòng trắng loãng ra
tạo thành các hốc riêng biệt, các hốc này chứa đầy dịch và lớn dần với sự phát
triển của phôi. Sau những giờ ấp đầu tiên đã thấy có sự tích tụ tế bào ở dạng
trục. Quá trình ấp tiếp theo của 3 lá phôi hình thành tất cả các mô bào, các khí
quan của gia cầm.
Trong khi ấp do tác động của nhiệt độ, xuất hiện sự phân hoá của phôi, bắt
đầu gai phôi ở vùng lòng đỏ dày lên dài khoảng 1 mm từ đó hình thành các hệ
tuyến đầu tiên và chúng tăng độ dài rất nhanh đến gần 20 giờ ấp dưới lớp ngoại
bì dãn rộng ra tạo thành đầu của phôi. Vào giờ thứ 22 của quá trình ấp xuất hiện
thân phôi. Một phần của lớp trung bì nhanh chóng tách ra thành những đốt của

9


phần trước và phần sau, từ những đốt đó tạo ra phần lớn bộ xương và cơ của cơ
thể con gà con sau này.
Sau 24 giờ ấp phôi nằm tại trung tâm đĩa phôi, lớp ngoại bì, trung bì và nội
bì dãn rộng ra ngoài giới hạn của phôi, màng phôi được hình thành, hệ tuần hoàn
của phôi đầu tiên xuất hiện. Hệ thần kinh bắt đầu xuất hiện ghép lại trong khoang
đầu và hình thành túi não đầu tiên và xuất hiện hình dạng những tổ chức đầu tiên
ở đầu, phía sau tiếp với các tuyến sơ khai.
* Sự phát triển và hình thành các khí quan của phôi trong quá trình ấp:
Sự phát triển của phôi ngoài cơ thể mẹ là quá trình hình thành các khí quan
của phôi được thực hiện trong quá trình ấp. Các loài gia cầm khác nhau có tính

đặc thù riêng về sự phát triển.
Khi trứng được ấp, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì phôi bắt dầu phát triển
nhanh. Chỉ trong ba ngày ấp đầu tiên cả ba lá phôi đã được hình thành.Lá phôi
ngoài sẽ tạo thành hệ thống thần kinh, da bọc ngoài và các sản phẩm trên da như
lông, mỏ. Lá phôi trong tạo thành phổi, ống tiêu hóa, gan và các tuyến tiêu hóa. Lá
phôi giữa tạo thành sụn, xương, cơ, mạch máu và cơ quan sinh dục cùng hệ thống
bài tiết. Trứng vịt ấp 28 ngày thì nở, và quá trình phát triển của trứng như sau:
Ngày thứ nhất: Đĩa phôi được hình thành. Xuất hiện mầm thần kinh não tủy…
Ngày thứ 2: Xuất hiện tĩnh mạch trên lòng đỏ và tim sơ khai bắt đầu
hoạt động.
Ngày thứ 3: Xuất hiện động mạch trên lòng đỏ, mầm mống gan và các
tuyến.
Ngày thứ 4 - 6: Phôi tách khỏi lòng đỏ, xuất hiện cánh và chân. Ngày 6 8: Hình thành cổ, thận phát triển, màng ối tiến sát vào vỏ. Ngày thứ 13 - 15:
Màng ối bao phủ toàn bộ trứng, lông mọc nhiều. Ngày 16 - 18: Lông bao phủ
toàn thân, mỏ gục vào cánh. Ngày 19 - 21: Mỏ đã hóa sừng, túi lòng đỏ giảm,
màng ổi giảm, đầu quay về phía buồng khí, chân co về phía bụng. Ngày 22 - 24:
Thận làm chức năng bài tiết chất thải của phôi. Ngày thứ 25 - 27: Mắt mỏ to,
lòng đỏ chui vào bụng, phổi hoạt động, chân và mỏ quay về phía buồng khí và
sau đó vịt khẩy mỏ trên buồng khí trứng. Ngày 28: Vịt con mổ vỏ và đạp vỡ vỏ
trứng chui ra ngoài, kết thúc mẻ ấp.
2.1.3. Ảnh hưởng của chế độ ấp đến kết quả ấp nở
Sau khi trứng được đẻ ra, gia cầm mái đã tạo các điều kiện thích hợp để ấp

10


nở bảo tồn nòi giống của mình. Do vậy, để ấp trứng nhân tạo thành công, các
điều kiện ấp phải tương tự các điều kiện con mẹ đã tạo ra để có được kết quả ấp
nở tốt. Chế độ ấp bao gồm các yếu tố cơ bản: nhiệt độ, độ ẩm, thông thoáng và
đảo trứng. Riêng ấp trứng các loại thuỷ cầm và gà Tây cần phải có thêm yếu tố

nữa là làm mát trứng. Các yếu tố này tuy về tính chất là độc lập nhưng lại có mối
quan hệ khá chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó nhiệt độ và độ
ẩm là hai yếu tố quan trọng của chế độ ấp.
Để ấp nở đạt được kết quả cao cần phải theo dõi chế độ ấp qua các dụng cụ
đo lường và điều chỉnh bổ sung thông qua kết quả của các lần kiểm tra sinh học
trong quá trình ấp mới có thể đạt được sự hoàn hảo.
2.1.3.1. Yếu tố nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường ấp trứng là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định
đến khả năng nở và sự phát triển của phôi vì sự phát triển của phôi gia cầm diễn
ra ngoài cơ thể mẹ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhiệt độ là yếu tố quan trọng
bảo đảm sự thành công của quá trình ấp.
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi, cùng trong giới hạn
nhiệt độ nhưng theo tuổi phôi khác nhau sẽ hấp thu và có những phản ứng khác
nhau. ở những ngày đầu trứng được cho vào ấp rất cần nhiệt độ, nếu nhiệt độ
thấp hơn mức cần thiết (đặc biệt là trong 5 - 6 ngày ấp đầu) lòng trắng giảm trọng
lượng chậm, lòng đỏ loãng ra ít vì vậy phôi hấp thu dinh dưỡng khó hơn làm cho
mạch máu của phôi hình thành chậm, màng niệu nang phát triển chậm, khép kín
bên trong muộn, chính vì vậy phôi phát triển không đúng quy luật, yếu, lớn
chậm. Giai đoạn cuối lòng đỏ không thu vào khoang bụng gây ra gà nở không
đúng thời hạn, rốn khép không kín.
Hãng Cherry Valley Farm (1988), đã khuyến cáo chế độ ấp trứng vịt cần
giữ nhiệt độ 37,36oC (99,25oF), ở mức nhiệt độ khác sẽ ảnh hưởng tới thời gian
ấp. Cùng với nhiệt độ cần giữ độ ẩm 55 - 58% ứng với 30 - 30,5oC (nhiệt kế bấc
ẩm) ở giai đoạn đầu và điều chỉnh theo sự giảm khối lượng trứng. Nhiệt độ giai
đoạn nở ở mức 37,2oC (99oF), độ ẩm tăng dần trong máy để làm chậm lại quá
trình làm khô, độ ẩm duy trì ở mức 78% tương ứng 33oC (90oF) để tránh giảm
khối lượng khi gia cầm nở.
Theo Card and Neshim (1972), khi nhiệt độ ấp cao gia cầm sẽ nở sớm hơn,
nhiệt độ thấp thì thời gian nở kéo dài.


11


Đào Đức Long và Trần Long (1995) cho biết, nhiệt độ ấp ảnh hưởng sâu
sắc đến tỷ lệ nở. Nhiệt độ cao khi mới bắt đầu ấp làm tăng khả năng tiêu hoá thức
ăn, tăng sức lớn của phôi. Ở nhiệt độ 39 - 40oC kéo dài dẫn đến phôi phát triển
nhanh, gia cầm nở sớm, một số bị biến dạng, quái thai, dị tật gây xung huyết.
Nếu nhiệt độ lớn hơn 40oC sẽ gây chết phôi hàng loạt, còn nhiệt độ nhỏ hơn 37oC
kéo dài phôi phát triển chậm, lòng trắng chuyển chậm vào lòng đỏ, nở rải rác.
Nhiệt độ thích hợp để phôi phát triển trong máy ấp là từ 37 - 38oC. Ở điều kiện
này phôi phát triển và sử dụng tốt các chất dinh dưỡng của trứng. Tuy nhiên sự
biến động về nhiệt còn tuỳ theo từng giống, tuổi của phôi, độ ẩm và những yếu tố
khác. Nhiệt độ cao hay thấp trong quá trình ấp đều gây nên sự mất cân đối trong
quá trình phát triển của phôi, rối loạn tuần hoàn, phát triển không bình thường.
Trong nửa đầu của quá trình ấp phôi phát triển chậm, màng niệu nang khép
kín chậm, nếu nhiệt độ cao (trong giới hạn) sẽ ảnh hưởng có lợi cho phôi. Nếu
nhiệt độ thấp sẽ làm cho phôi phát triển chậm, phôi tiêu thụ lòng trắng, lòng đỏ
chậm, kéo dài quá trình ấp.
Trong nửa sau của quá trình ấp sự ảnh hưởng của nhiệt độ phụ thuộc vào sự
phát triển của phôi giai đoạn trước. Nếu giai đoạn đầu niệu nang đã khép kín
đúng thời hạn thì nhiệt độ thấp sẽ kích thích khả năng tiêu hoá thức ăn của phôi,
lòng trắng của phôi được sử dụng hết sớm, lòng đỏ giảm khối lượng đáng kể. Vì
vậy phôi phát triển nhanh thu được lòng đỏ vào xoang bụng một cách dễ dàng,
gia cầm nở đúng thời hạn, rốn khép kín.
Romanoff (1938) cho biết, để có được tỷ lệ nở cao, gà con nở ra chất lượng
tốt, nên tăng nhiệt độ ở thời kỳ ấp đầu tiên 0,25oC và giảm ở thời kỳ cuối của giai
đoạn ấp xuống 1 - 2oC.
Với nguyên lý trên khi điều chỉnh nhiệt độ phải luôn luôn nhớ ảnh hưởng
của các yếu tố này như thế nào đối với từng trường hợp cụ thể và đối với từng
giai đoạn tuổi phôi khác nhau.

* Ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao
Theo Đào Đức Long và Trần Long (1995), khi nhiệt độ trong máy ấp vượt
quá 41oC sẽ làm cho phôi chết đồng loạt vào bất cứ lúc nào. Dưới 41oC không
chết ngay nhưng tuỳ vào mức độ sẽ thể hiện các đặc trưng.
Phôi phát triển quá nhanh, nhất là trong những ngày đầu. Vì vậy phần lớn
số trứng sẽ bắt đầu nở sớm. Do sức lớn và sự phát triển của phôi tăng quá nhanh

12


tiến tới biến dị các phần khác nhau của cơ thể. Vì vậy xuất hiện nhiều quái thai.
Quái thai do nhiệt độ cao lúc mới vào ấp có liên quan chủ yếu đối với hệ thống
thần kinh và các giác quan. Nhiệt độ cao ở các ngày sau gây quái thai liên quan
chủ yếu với các rối loạn trong sự phát triển của túi ối. Túi ối lớn quá nhanh nên
bọc kín phôi sớm. Do đó túi bị nhỏ, chật gây nên biến dị đầu và sự hình thành
khoang bụng của phôi.
Nhiệt độ cao làm màng niệu nang lớn rất nhanh và khép kín sớm. Tuy
nhiên ở nửa sau của quá trình ấp trong khoang của nó có ít chất lỏng do quá trình
trao đổi chất của phôi bị nhiệt độ cao làm đình trệ. Vì vậy màng niệu nang sẽ teo
khô sớm, gà nở sớm, nhiều con bết lông, khó nở.
Nhiệt độ cao vào thời gian đầu làm phôi dễ bị dính vào vỏ và chết nhưng
nhiệt độ cao về sau có thể làm phôi nằm sai vị trí và chân bị cong. Rốn khép sớm
nhưng không kín do rối loạn sự phối hợp giữa việc thu túi lòng đỏ vào khoang
bụng và khép rốn. Vì vậy túi lòng đỏ không được đưa hết vào khoang bụng.
* Ảnh hưởng bởi nhiệt độ thấp
Từ 27oC phôi đã có thể bắt đầu phát triển, ở nhiệt độ này đĩa phôi lớn lên
nhưng không hình thành phôi, cũng không hình thành được hệ thống mạch máu.
Do đó quá trình phát triển của phôi không còn khả năng khắc phục được khiếm
khuyết cho dù có nâng nhiệt độ lên tới mức bình thường ở máy ấp.
Hệ thống mạch máu của lòng đỏ hình thành muộn. Quá trình tạo thành máu

cũng diễn ra chậm và yếu do đó gây thiếu máu. Việc tiêu hoá lòng trắng và lòng
đỏ chậm nhất là ở nửa đầu của quá trình ấp. Vì vậy phôi phát triển yếu, nhỏ, nhẹ
và lớn chậm trong mọi thời kỳ của quá trình ấp. Các màng cơ quan hình thành
muộn và lớn chậm.
Thiếu nhiệt trong những ngày ấp đầu tiên làm giảm hẳn sức lớn và sự phát
triển của phôi. Nếu trứng bị thiếu nhiệt (nhiệt độ ấp ở mức thấp) ngay từ đầu thì
giữa quá trình ấp màng niệu nang sẽ khép kín chậm từ 1 - 3 ngày so với các trứng
có phôi phát triển bình thường. Do đó gia cầm sẽ bị nở chậm và có thể kéo dài tới
vài ngày.
Nếu nhiệt độ thấp ở những ngày cuối thì lòng trắng thường được sử dụng
hoàn toàn (nếu rất thấp thì nó được giữ lại trong thời gian dài) lòng đỏ được sử
dụng triệt để và còn lại ít trong túi lòng đỏ. Sự phát triển của phôi quá trì trệ, túi
ối duy trì liên hệ với hệ tuần hoàn của cơ thể phôi lâu dài, phôi có thể sống trong

13


×