Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

trồng, xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây đậu mèo (mucuna pruriens) làm thức ăn cho dê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 81 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MAI

TRỒNG, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÂY ĐẬU MÈO
(MUCUNA PRURIENS) LÀM THỨC ĂN CHO DÊ

Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS Bùi Quang Tuấn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày… tháng… năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS. TS Bùi Quang Tuấn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Dinh dưỡng – Thức ăn, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Bộ môn Dinh
dưỡng – Thức ăn, Phòng thí nghiệm trung tâm, Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình, biểu đồ, đồ thị ....................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1. Đặc điểm thực vật và đặc điểm sinh thái của cây đậu mèo (Mucuna pruriens)................... 3
2.1.1. Tên gọi, nguồn gốc và phân bố ............................................................................... 3
2.1.2. Đặc tính sinh học .................................................................................................... 4
2.1.3. Đặc tính sinh thái .................................................................................................... 5
2.1.4. Giá trị dinh dưỡng ................................................................................................... 6
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây đậu thức ăn chăn nuôi .......... 8
2.2.1. Sức nảy mầm .......................................................................................................... 8
2.2.2. Nhiệt độ................................................................................................................... 8
2.2.3. Ẩm độ ..................................................................................................................... 9
2.2.4. Ánh sáng ............................................................................................................... 10
2.2.5. Dinh dưỡng trong đất ............................................................................................ 10
2.2.6. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................... 11
2.3. Thành phần các chất kháng dinh dưỡng và một số phương pháp xử lý hạt đậu mèo........12

2.3.1. Các chất kháng dinh dưỡng .................................................................................. 12
2.3.2. Phương pháp hạn chế độc tính của hạt đậu mèo ................................................... 13
2.4. Phương pháp ước tính lượng Nitơ cung cấp cho vi sinh vật dạ cỏ thông qua các dẫn
xuất Purine trong nước tiểu .....................................................................................................15
2.4.1. Nguyên lý.............................................................................................................. 15
2.4.2. Trao đổi purine ở loài nhai lại............................................................................... 17
2.5. Tình hình nghiên cứu sử dụng cây đậu trong chăn nuôi .......................................................20

iii


2.5.1. Tình hình nghiên cứu cây đậu thức ăn chăn nuôi trong nước ............................... 20
2.5.2. Tình hình nghiên cứu cây đậu thức ăn chăn nuôi trên thế giới ............................. 22
Phần 3. Vật liệu, nội dung, phương pháp nghiên cứu ............................................... 25
3.1. Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................................25
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................................25
3.3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................................25
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 1 ............................................................. 25
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 2 ............................................................. 27
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 34
4.1. Điều kiện khí hậu, đất đai của địa điểm nghiên cứu .............................................................34
4.1.1. Điều kiện khí hậu của địa điểm nghiên cứu.......................................................... 34
4.1.2. Điều kiện đất đai ................................................................................................... 35
4.2. Năng suất và chất lượng của các giống cây họ đậu...............................................................36
4.2.1. Tỷ lệ sống của các giống cây ................................................................................ 36
4.2.2. Năng suất chất xanh .............................................................................................. 37
4.2.3. Năng suất chất khô ................................................................................................ 40
4.2.4. Năng suất protein .................................................................................................. 42
4.2.5. Thành phần hóa học của các giống cây ................................................................ 43
4.3. Thử nghiệm sử dụng cây đậu mèo trong khẩu phần nuôi dê ...............................................46

4.3.1. Thu nhận thức ăn .................................................................................................. 46
4.3.2.Tiêu hóa thức ăn biểu kiến ..................................................................................... 48
4.3.3. Nitơ tích lũy và giá trị sinh học của protein.......................................................... 50
4.3.4. Dẫn xuất purine trong nước tiểu và nitơ cung cấp cho vi sinh vật ....................... 53
Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 55
5.1. Kết luận ......................................................................................................................................55
5.2. Đề nghị .......................................................................................................................................55
Danh mục các công trình công bố .................................................................................. 56
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 57
Phụ lục ............................................................................................................................ 67

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADF

Xơ không tan trong môi trường axit

BV

Gía trị sinh học của protein

CK


Chất khô

CT

Công thức thí nghiệm

DAP

Ngày sau gieo trồng

ME

Năng lượng trao đổi

MP

Thân lá đậu mèo khô

NDF

Xơ không tan trong môi trường trung tính

NSCK

Năng suất chất khô

NSCX

Năng suất chất xanh


NSPr

Năng suất protein

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TLTH

Tỷ lệ tiêu hóa

VCK

Vật chất khô

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây đậu mèo .................................. 6
Bảng 2.2. Thành phần chất khoáng trong hạt đậu mèo ............................................................. 7
Bảng 2.3. Thành phần Axit amin trong hạt đậu mèo ................................................................ 7
Bảng 2.4. Thành phần Axit béo trong hạt đậu mèo (tính theo % dầu hạt điều) ..................... 8
Bảng 2.5. Các hợp chất kháng dinh dưỡng trong hạt đậu mèo............................................... 13
Bảng 2.6. Một số phương pháp xử lý hạt đậu mèo ................................................................. 15
Bảng 4.1. Điều kiện thời tiết khí hậu tại vùng nghiên cứu ..................................................... 34
Bảng 4.2. Thành phần hóa học của đất thí nghiệm ................................................................. 35
Bảng 4.3. Tỷ lệ sống của cây thức ăn (%) ............................................................................... 36
Bảng 4.4. Năng suất chất xanh của các giống cây (tấn/ha/lứa cắt) ........................................ 37

Bảng 4.5. Năng suất chất khô của các giống cây (tấn/ha/lứa cắt) .......................................... 41
Bảng 4.6. Năng suất protein (tấn/ha/lứa cắt) ........................................................................... 42
Bảng 4.7. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây đậu mèo và đậu stylo .......... 44
Bảng 4.8. Thu nhận thức ăn của dê khi cho ăn các công thức thí nghiệm ............................. 46
Bảng 4.9. Tỷ lệ tiêu hóa thức ăn của dê ................................................................................... 49
Bảng 4.10. Nitơ tích lũy, giá trị sinh học của protein.............................................................. 50
Bảng 4.11. Dẫn xuất purine trong nước tiểu và lượng nitơ cung cấp cho vi sinh vật ........... 54

vi


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1.

Phân bố của cây đậu mèo ............................................................................ 3

Hình 2.2.

Quá trình phân giải nucleotide dạng purine và sự hình thành các dẫn
xuất purine ................................................................................................. 16

Hình 2.3.

Mối tương quan giữa lượng purine vi sinh vật hấp thu và dẫn xuất
purine bài tiết trong nước tiểu ................................................................... 16

Hình 2.4.

Nguyên lý của phương pháp ước tính lượng N cung cấp cho vi sinh

vật thông qua dẫn xuất purine trong nước tiểu .......................................... 17

Hình 2.5.

Sự khác nhau giữa quá trình sử dụng purine ngoại sinh ở bò và cừu .......... 18

Biểu đồ 4.1. Thu nhận thức ăn của dê khi cho ăn các công thức thí nghiệm ................. 46
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ tiêu hóa thức ăn của dê .................... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 4.3. Lượng N bài tiết của dê khi ....................................................................... 52
Đồ thị 4.1.

Lượng purine bài tiết của dê khi cho ăn các khẩu phần thí nghiệm .......... 54

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Mai
Tên Luận văn: Trồng, xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây đậu
mèo (Mucuna pruriens) làm thức ăn cho dê.
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm xác định năng suất, giá trị dinh dưỡng và tiềm năng sử dụng
cây đậu mèo (Mucuna pruriens) là nguồn thức ăn bổ sung protein cho dê.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại vườn thực nghiệm và phòng thực hành Thức ăn,

bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn, khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, từ
tháng 4/2015 đến tháng 4/2016. Thí nghiệm bao gồm hai nội dung:
Đánh giá ảnh hưởng của thời điểm thu cắt đến năng suất, thành phần hoá học và
giá trị dinh dưỡng của đậu mèo (MP) và đậu stylo. Sáu ô thí nghiệm (3 ô trồng đậu mèo
và 3 ô trồng đậu stylo) được bố trí theo mô hình thiết kế thí nghiệm một nhân tố hoàn
toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Đậu mèo và đậu stylo được thu cắt ở ba thời điểm
khác nhau: 75 ngày, 135 ngày và 195 ngày sau gieo trồng. Sau thu cắt, chúng được chặt
ngắn khoảng 7-10 cm, phơi khô và bảo quản cho đến khi tiến hành phân tích thành
phần hóa học.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức thay thế cỏ voi (Pennisetum purpureum)
bằng thân lá đậu mèo khô (MP) đến thu nhận, tiêu hóa thức ăn, cân bằng nitơ và nồng
độ các dẫn xuất purine trong nước tiểu của dê. Tám dê đực lai (Jumnapari x Saanen)
phân bố ngẫu nhiên vào các công thức thí nghiệm theo mô hình thí nghiệm ô vuông
Latin kép và nuôi riêng biệt trong các cũi trao đổi chất. Dê được cho ăn tự do một trong
bốn khẩu phần (công thức thí nghiệm). Khẩu phần cơ sở: 200g bột ngô và cỏ voi; khẩu
phần thí nghiệm: cỏ voi được thay thế bằng MP ở 3 mức: 25%, 35% và 45%.
Kết quả chính và kết luận
Đậu mèo thu hoạch ở lứa cắt 1 đạt: 6,93 tấn/ha/lứa cắt, lứa 2: 14,17 tấn/ha/lứa
cắt, lứa 3: 9,01 tấn/ha/lứa cắt, với giá trị dinh dưỡng là: Protein thô (17,62%), xơ thô
(22,03%), năng lượng trao đổi (ME: 1981,6 kcal/kg/VCK).

viii


Khi sử dụng thân lá đậu mèo bổ sung vào khẩu phần ăn cho dê kết quả cho thấy
nếu tăng tỷ lệ thay thế cỏ voi (Pennisetum purpureum) bằng thân lá đậu mèo khô trong
khẩu phần thì lượng thu nhận và tỷ lệ tiêu hóa thức ăn tăng. Trạng thái cân bằng nitơ,
dẫn xuất purine trong nước tiểu, lượng nitơ cung cấp cho vi sinh vật và hiệu quả cung
cấp nitơ tăng lên khi tăng tỷ lệ thân lá đậu mèo khô trong khẩu phần so với khẩu phần
đối chứng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu trên không khác nhau khi dê được ăn khẩu phần thay

thế 35% và 45% thân lá đậu mèo khô. Vì vậy, khẩu phần thay thế 35% thân lá đậu mèo
khô có thể là tỷ lệ bổ sung thích hợp nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của khẩu phần
giàu chất xơ cho dê.

ix


THESIS ABSTRACT
Name of author: Nguyen Thi Mai
Thesis title: Planting, determination the chemical composition and nutritional value of
velvet bean (Mucuna pruriens) as feed for goat.
Major: Animal Science

Code: 60.62.01.05

Educational organization: Viet Nam National University of Agriculture (VNUA)
Objective of Research:
The study aimed to determine the yield, nutritional value and potential using of
velvet bean (Mucuna pruriens) as a protein feed source supplement for goat.
Materials and Methods:
The experiment was conducted in experimental garden and in the labotory of
Feed Technology at Department of Animal Nutrition - Feed Technology, Falcuty of
Animal Science, Viet Nam National University of Agriculture, from April, 2015 to
April, 2016. The experiment contained two parts:
Effects of the cutting time on the yield, chemical composition and nutritional
value of velvet bean and stylo. Total 6 experimental plots (3 plots for velvet bean and 3
plots for stylo) were assigned according to a completely ramdamized design with 3
repetitions. The cutting time were 75 days, 135 days and 195 days after planting. After
cutting, velvet bean and stylo were chopped to 7-10 cm, and were sun dried and stored
for further analysis.

Effects of replacing elephant grass (Pennisetum purpureum) with velvet bean
hay in diets on feed intake, digestibility, nitrogen balance and concentration of purine
derivatives in urine. A total of 8 male crossbred goats (Jumnapari x Saanen) were
randomly assigned to a 4 x 4 double Latin square design and were housed in individual
metabolism cages. The goats were given ad libitum one of four experimental diets. The
basal diet: 200g of grinding corn and elephant grass; the experimental diets: only
elephant grass was replaced with velvet bean hay at 3 levels: 25%, 35% and 45%.
Results and conclusions
Velvet bean (Mucuna pruriens) yeilds in group 1: 6,93 tonnes/ha/time of
cutting, group 2: 14,17 tonnes/ha/time of cutting, group 3: 9,01 tonnes/ha/time of

x


cutting, with crude protein (17,62%), crude fiber (22,03%), metabolizable energy (ME:
1982,6 kcal/kg VCK).
Replacing elephant grass by velvet bean in the diet for goats, the results
showed that increasing the level of velvet bean in the diet for goats, feed intake and feed
digestibility improved. Nitrogen balance, purine derivatives, the nitrogen supply for
microbial and efficiency of using nitrogen increased when increasing the level of velvet
bean in the diet, compared to control diet. However, all parametters mentioned above
were not differ when goats were fed diet with 35% and 45% of velvet bean. Therefore,
the diet with 35% of velvet bean could be appropriated to enhance the nutritional value
of a diet rich in fiber for goats.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, số lượng đàn dê của Việt Nam (2010-2013)
tăng từ 1,28 triệu đến 1,35 triệu con (Tổng cục thống kê, 2015). Cùng với việc
tăng số lượng đàn dê, các chương trình về giống đã thay đổi cơ cấu giống. Một số
giống dê ngoại trên thế giới như Beetal, Jumnapari, Saanen, Boer...đã được nhập
vào nước ta và được phát triển ở nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi.
Tuy nhiên, đồng cỏ tự nhiên ở nước ta hiện nay ngày càng giảm cả về diện tích
và chất lượng. Vì vậy, nhằm đảm bảo nguồn cung cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ,
Việt Nam đang cố gắng nâng diện tích trồng cỏ từ 200.000ha hiện nay lên
500.000ha vào năm 2020. Tương ứng đưa tỷ lệ đất trồng cỏ từ 0,8% hiện nay so
với đất sản xuất nông nghiệp lên 5%.
Sản xuất thức ăn thô xanh cho gia súc nhai lại nói chung, dê nói riêng
phải giải quyết đồng thời cả hai vấn đề: khối lượng và chất lượng thức ăn thô.
Tuy nhiên, hiện nay tại các cơ sở chăn nuôi tập trung và hộ nông dân chủ yếu là
trồng các giống cỏ hoà thảo. Cỏ hòa thảo có hàm lượng dinh dưỡng và khả năng
tiêu hoá thấp nên không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để chăn nuôi gia súc chất
lượng cao, đặc biệt là trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt cao sản. Một số cơ sở chăn
nuôi bò sữa vừa qua đã phải khắc phục tình trạng này bằng cách nhập khẩu cỏ
khô Alfalfa. Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (2010) lượng nhập khẩu cỏ khô
Alfalfa tăng từ 50,5 tấn năm 2006 lên 500 tấn năm 2007, 1000 tấn năm 2008,
2800 tấn năm 2009 và 7000 tấn năm 2010. Như vậy, việc nhập cỏ khô Alfalfa
ngày càng có xu hướng gia tăng. Do đó, việc tìm kiếm nguồn thức ăn thô có chất
lượng cao để bổ sung vào khẩu phần ăn cho gia súc nhai lại là một trong những
yêu cầu cần thiết đối với các nước trong khu vực châu Á nói chung và Việt Nam
nói riêng. Hiện nay trên thế giới việc sử dụng cây họ đậu làm thức ăn bổ sung đã
trở nên phổ biến vì cây họ đậu có hàm lượng protein cao, cung cấp một lượng lớn
protein thoát qua. Ngoài ra nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như Lipid,
khoáng, vitamin và một số hoạt chất thứ cấp giúp tăng cường hoạt động của hệ
sinh thái dạ cỏ do tăng sinh vi khuẩn, tăng tỷ lệ tiêu hóa xơ, tăng nồng độ
propionate và protein thoát qua.
Đậu mèo là một cây thuộc họ đậu có giá trị dinh dưỡng cao. Theo Sidibé-


1


Anago et al. (2009), protein trong thân lá cây đậu mèo khoảng 15-20%. Hạt đậu
mèo rất giàu protein (24-30%), tinh bột (28%) và năng lượng (10-11MJ/kg)
(Pugalenthi et al., 2005; Siddhuraju et al., 1996). Hạt đậu mèo chứa nhiều axit
amin thiết yếu (ngoại trừ các axit amin có chứa lưu huỳnh) và khoáng (Vadivel et
al., 2007).Theo Hà Đình Tuấn (2009), đậu mèo đã được trồng thích nghi với điều
kiện khí hậu ở Việt Nam nên có sức chống chịu khá tốt với sâu bệnh.Vì thế, cây
đậu mèo sẽ là một nguồn thức ăn bổ sung protein giá rẻ có thể trồng và phát triển
để hạn chế việc nhập cỏ khô Alfalfa trong những năm tới. Tuy nhiên, các nghiên
cứu về tiềm năng sử dụng cây đậu mèo (Mucuna pruriens) làm thức ăn cho dê ở
nước ta cho đến nay hầu như chưa có. Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến
hành đề tài nghiên cứu “Trồng, xác định thành phần hóa học và giá trị dinh
dưỡng của cây đậu mèo (Mucuna pruriens) làm thức ăn cho dê” nhằm cung
cấp thêm tư liệu cho việc đánh giá, tuyển chọn cây cỏ họ đậu phục vụ chăn nuôi
gia súc nhai lại, đặc biệt trong chăn nuôi dê.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu nhằm xác định năng suất, giá trị dinh dưỡng và tiềm năng sử
dụng cây đậu mèo (Mucuna pruriens) là nguồn thức ăn bổ sung protein cho dê

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÂY ĐẬU
MÈO (Mucuna pruriens)
2.1.1. Tên gọi, nguồn gốc và phân bố
Đậu mèo là một loại cây thuộc bộ đậu (Fabaceae), có tên khoa học là

Mucuna pruriens (L.)DC.var.untilis (Wall.ex Wight) Baker ex Burck. Cây đậu
mèo có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc và Đông Ấn Độ, hiện nay phân bố
rộng rãi ở vùng nhiệt đới: vùng Nam và Đông Nam châu Á, châu Phi và một
phần châu Mỹ (Vadivel and Janardhanan, 2000).

(Nguồn: www.tropicalforages.info)

Hình 2.1. Phân bố của cây đậu mèo
Cây đậu mèo được tìm thấy từ mực nước biển đến độ cao 2100m
(Feedpedia). Đậu mèo đòi hỏi một khí hậu nóng ẩm với lượng mưa hàng năm
dao động 650-2.500mm, cây có thể phát triển trên nhiều loại đất, từ cát đến sét
3


nhưng phát triển mạnh ở đất có độ thoát nước tốt. Ở các vùng địa lý khác nhau
cây đậu mèo có các tên gọi khác nhau như: đậu Velvet (Australia, Hoa Kỳ, Nam
Phi), pica-pica (Venezuela), frijol terciopelo (Mỹ Latin), đậu Bengal (Ấn Độ)
(Theo FAO). (Tropicalforages.info).
Ở Việt Nam, cây đậu mèo phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc như: Hà
Giang, Bắc Kạn… và có nhiều tên gọi khác như: đậu mèo, móc mèo, mắc mèo,
dây sắn, đậu ngứa, ma niêu, đậu mèo lông bạc tùy theo từng vùng miền.
2.1.2. Đặc tính sinh học
Đậu mèo là cây thân leo, phát triển mạnh mẽ, thân thường dài 6m, trong
điều kiện chăm sóc tốt thân có thể dài đến 18 m. Lá đậu mèo lớn, có 3 lá trên một
cuống và chúng không đối xứng với nhau, lá có dạng hình oval hoặc hình trứng
dài 5-15cm x 3-12cm chiều rộng (Wulijarni-Soetjipto and Maligalig, 1997). Đậu
mèo có hoa dạng chùm có màu trắng và màu tím pha. Sau khi thụ phấn hoa, đậu
mèo hình thành các cụm với 10-14 trái. Quả của đậu mèo rất mẩy, cong, dài 412cm, rộng 1-2cm, phủ lông xám trắng hay màu cam có thể gây kích ứng da
(Forest Service, 2011). Hạt có hình elip, dài 1-1,9 cm, rộng 0,8-1,3 cm, dày 4-6,5
mm và màu sắc khác nhau đen, nâu, kem, trắng, xám, màu be và đốm. Trọng

lượng 100 hạt khoảng 55-85 g (Nguồn www. tropicalforages.info).
Đậu mèo được sử dụng làm thức ăn gia súc có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Thân và lá đậu mèo có thể được sử dụng trực tiếp hay ủ chua hoặc phơi khô để
dự trữ. Trong khi đó hạt đậu mèo thì có thể sử dụng làm thức ăn tinh cho cả động
vật nhai lại và dạ dày đơn (Chikagwa-Malunga et al., 2009d; Eilittä et al., 2002).
Đậu mèo là loại cây che phủ, chống xói mòn và ngăn mầm cỏ dại phát triển. Đậu
mèo gieo trồng tại đồn điền cao su có thể mang lại khoảng 2 tấn CHC tươi trên 1
hecta trong vòng 6 tháng (Wulijarni-Soetjipto and Maligalig, 1997). Nó đã được
trồng như một loại cây che phủ dưới vườn dừa ở Sri Lanka (Ravindran, 1988).
Nhờ có vi khuẩn cố định đạm, đậu mèo giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất. Nó
cung cấp hơn 10 tấn sinh khối chất xanh/ha và tạo ra khoảng 331 kgN/ha, tương
đương với 1615 kg ammonium sulfate/ha (Wulijarni-Soetjipto and Maligalig,
1997). Đậu mèo cũng tạo ra 100 kg K/ha và 20 kg P/ha (Buckles et al., 1998). Ở
Trung Mỹ, nó được trồng xen canh hoặc luân canh với ngô. Báo cáo cho thấy
năng suất ngô tăng 500kg/ha chỉ sau 1 năm, thậm chí đạt 1-2 tấn/ha ( WulijarniSoetjipto and Maligalig, 1997).
Đậu mèo mẫn cảm với sương muối nhưng vì tuổi thọ ngắn nên có thể
4


trồng ở vùng cận nhiệt đới. Sinh trưởng tốt nhất ở độ cao từ 0-1600m, nhưng có
thể phát triển được ở những vùng đất có độ cao lên đến 2100m so với mặt nước
biển. Đối với mục đích sản xuất ngũ cốc thì trồng tốt nhất ở đội cao từ 12001500m so với mặt nước biển. Cây phát triển ở phạm vi nhiệt độ tối ưu là 19270C, đòi hỏi cường độ chiếu sáng cao. Đậu mèo cây có thời gian sinh trưởng
ngắn, nhiệt độ ban đêm cao (210C) thì cây có thời gian ra hoa sớm. Thời gian này
bắt đầu từ ra hoa đến khi quả chín khoảng 2-3 tháng, cây thường chết sau khi kết
hạt 45-60 ngày.
2.1.3. Đặc tính sinh thái
Yêu cầu về đất: thích hợp trồng ở vùng đất khô ráo, có thể sinh trưởng và
phát triển ở những vùng đất có độ màu mỡ từ trung bình đến cao. Cây đậu mèo
có thể trồng trên đất cát, chống chọi và sinh trưởng trên đất có độ chua dao động
lớn pH <5.0-8.0.

Độ ẩm: phù hợp khí hậu nóng ẩm với lượng mưa trung bình hàng năm
1,000-2,500 mm, có thể phát triển trong môi trường với lượng mưa trung bình
hàng năm thấp 400 mm. Có khả năng chịu hạn nhưng không chịu được ngập úng.
Nhiệt độ: mẫn cảm với sương muối nhưng vì tuổi thọ ngắn nên có thể
trồng ở vùng cận nhiệt đới. Sinh trưởng tốt nhất ở độ cao từ 0-1600m, nhưng có
thể phát triển được ở những vùng đất có độ cao lên đến 2100m so với mặt nước
biển. Đối với mục đích sản xuất ngũ cốc thì trồng tốt nhất ở đội cao từ 12001500m so với mặt nước biển. Cây phát triển ở phạm vi nhiệt độ tối ưu là 19-270C.
Ánh sáng: đòi hỏi cường độ chiếu sáng cao.
Sinh trưởng của cây: cây có thời gian sinh trưởng ngắn, nhiệt độ ban
đêm cao (210C) thì cây có thời gian ra hoa sớm. Khoảng thời gian ra hoa tới khi
tạo hạt trưởng thành dài, thời gian này bắt đầu từ ra hoa đến khi quả chín khoảng
2-3 tháng. Cây đậu mèo thường chết sau khi kết hạt 45-60 ngày.
Thu hái: cây có thể tái sinh nếu được cắt ở thời điểm trước khi ra hoa.
Gieo trồng: không đòi hỏi phải chuẩn bị đất phức tạp. Khoảng cách gieo
trồng tối ưu là hàng cách hàng 1m và cây cách cây 20-80cm (20-40kg/ha). Hạt
đậu mèo khá to vì vậy khi gieo trồng hạt phải trồng ở độ sâu 3-7cm, tốt nhất là
10cm. Không cần phải làm nứt hạt hoặc ủ với Rhizobia trước khi gieo trồng.
Thông thường trước khi gieo trồng hạt đậu mèo được ngâm với nước nóng 4060oC sẽ làm mềm vỏ, tăng tính thấm của màng vỏ giúp hạt nảy mầm tốt hơn.
5


2.1.4. Giá trị dinh dưỡng
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hạt đậu mèo có giá trị dinh dưỡng cao đặc biệt
là hàm lượng protein, tinh bột, các axit amin thiết yếu như threonine,
phenylalanine và tyrosine, valine, methionine và cysteine, isoleucine, leucine,
lysine và tryptophan, thành phần khoáng chất tốt (Vadivel et al., 2008) và axit
béo (Siddhuraju and Becker, 2003; Pugalenthi et al., 2005). Theo Sidibé-Anago
et al. (2009), protein trong thân lá cây đậu mèo khoảng 15-20%. Hạt đậu mèo rất
giàu protein (24-30%), tinh bột (28%) và năng lượng (10-11MJ/kg) (Pugalenthi
et al., 2005; Siddhuraju et al., 1996). Các lá non, vỏ quả và hạt có thể ăn được và

được sử dụng trong nhiều món ăn đặc sản như "tempeh", loại bột lên men từ hạt
đậu mèo luộc, nguồn gốc từ Indonesia. Đậu mèo cũng được sử dụng như là một
loại bột thay thế cà phê ở Trung Mỹ (Eilittä et al., 2002). Ở Ấn Độ, hạt đậu mèo
là một thức ăn truyền thống của các dân tộc thiểu số miền Đông Bắc, các bộ tộc
Kanikkar, Lambadi và Dravidian sống ở bang Tamilnadu, Kerala, Karnataka,
Andhrapradesh ( Vadivel and Pugalenthi, 2007).
Bảng 2.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây đậu mèo
Chỉ tiêu (g/kg VCK)



Hạt

Tác giả

110-230

263,20 – 273,2

Nyirenda et al. (2003);
Vadivel and Pugalenthi (2010)

Xơ thô (CF)

72,30 - 95,80

Vadivel and Janardhanan (2000)

Lipid (EE)


60,61 - 79,60

Protein thô (CP)

Tro (Ash)

90

Tinh bột

38,40 – 56,04

Vadivel and Pugalenthi (2010)

312-395

NDF

702

213

Vadivel and Pugalenthi (2010)

ADF

334

Hemicellulose


117

Perumal Siddhuraju et al. (1996)

Cellulose

82

lignin

11,2

6


+ Hàm lượng khoáng:
Bảng 2.2. Thành phần chất khoáng trong hạt đậu mèo
Hàm lượng (g/kg VCK)

Chất khoáng

X  SD

Natri
Kali
Canxi
Magie
Phospho
Sắt
Đồng

Kẽm
Mangan

0,52 ± 0,94
9,6 ± 7,1
6,4 ± 0,21
2,4 ± 0,04
1,64 ± 1,63
0,13 ± 0,53
0,02 ± 0,41
0,1 ± 0,16
0,04 ± 0,05
Nguồn: Vadivel and Pugalenthi (2010)

+ Hàm lượng Axit amin
Bảng 2.3. Thành phần Axit amin trong hạt đậu mèo
Axit amin

Hàm lượng (g/kg protein)

Axit aspartic
Axit glutamic
Alanine
Valine
Glycine
Serine
Cystein
Methionine
Threonine
Phenylalanine

Tyrosine
Isoleucine
Leucine
Histidine
Lysine
Tryptophan
Proline

90,2
160,9
38,8
71,5
41,8
40,2
8,0
12,0
32,3
36,6
48,6
28,1
60,8
40,7
54,2
12,6
29,5
Nguồn: Vadivel and Pugalenthi (2010)

7



+ Hàm lượng Axit béo:
Bảng 2.4. Thành phần Axit béo trong hạt đậu mèo
(tính theo % dầu hạt điều)
Axit béo

Nồng độ (%)

Palmitic (16:0)

28,80

Stearic (18:0)

18,21

Oleic (18:1)

20,12

Linoleic (18:2)

26,40

Linolenic (18:3)

8,71

Behenic (22:0)

2,42


Oleic: Linolenic

2,31
Nguồn: Balogun and Olatidoye (2012)

2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY ĐẬU THỨC ĂN CHĂN NUÔI
2.2.1. Sức nảy mầm
Sự sinh trưởng của cây đậu thức ăn chăn nuôi phụ thuộc trực tiếp vào sức
nảy mầm của hạt, nếu hạt có sức nảy mầm cao sẽ tạo điều kiện cho sinh trưởng
mạnh sau này. Phẩm chất của hạt thể hiện qua độ thuần và tỷ lệ nảy mầm của hạt.
Trước khi gieo cần xác định tỷ lệ nảy mầm và giá trị nông nghiệp của hạt
VA =

%G % P
(%)
100

Trong đó
VA: Giá trị nông nghiệp
G: Độ nảy mầm
P: Độ thuần của hạt
Giá trị này phải đạt ≥ 80% hạt mới được chấp nhận đem sử dụng. Sức nảy
mầm của giống không những phụ thuộc vào bản thân hạt mà còn phụ thuộc vào
điều kiện bảo quản giống, điều kiện đất đai và khí hậu.
2.2.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đối với sinh vật nói

8



chung và thực vật nói riêng. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của
cây đậu thức ăn chăn nuôi, nhiệt độ tăng thì sinh trưởng cũng tăng và nhiệt độ
giảm thì sinh trưởng chậm lại. Nói chung trong khoảng 00C đến 350C ảnh hưởng
của nhiệt độ tớ cây trồng tuân theo quy luật Van – Hoff. Khi tăng nhiệt độ tới hạn
nhất định có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu khoáng của rễ (Trịnh Xuân Vũ
và Lê Doãn Diên, 1976). Nhiệt độ thấp nhất để cây nhiệt đới nảy mầm là 150C 200C và tối ưu là 250C – 350C. Nhiệt độ tối ưu cho cây quang hợp ở cây ôn đới là
150C - 200C và ở cây nhiệt đới là 250C - 300C. Ở nhiệt độ thấp dưới 100C cây cỏ
nhiệt đới có hiện tượng úa vàng, sau đó chết do chất diệp lục bị phá hủy.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn dến sự
sinh trưởng của cây. Các loài đậu khác nhau có phản ứng với độ dài ngày khác
nhau, một số giống đáp ứng với độ dài ngày ngắn, một số khác ra hoa trong điều
kiện ngày dài hơn. Chính vì điều này mà làm cho nhiều loại cỏ ra hoa ở địa
phương này mà không ra hoa ở địa phương khác, cho nên việc sản xuất hạt giống
chỉ có ở những vùng có điều kiện nhất định. Do biên độ nhiệt độ của cây thức ăn
nhiệt đới nhỏ hơn biên độ nhiệt của cây thức ăn ôn đới nên vùng ôn đới khó có
thể nhập, trồng cây nhiệt đới.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp hay đồng hóa của cây. Nhiệt
độ tối thích cho quang hợp còn thay đổi theo thời kỳ sinh trưởng của cây. Nhiệt
độ còn ảnh hưởng gián tiếp đến việc tích lũy vật chất khô của cây thông qua ảnh
hưởng đến diện tích lá, hình dạng tuổi thọ.
Nhiệt độ quá cao sẽ rút ngắn thời gian hình thành hạt và như vậy sẽ ảnh
hưởng tới trọng lượng hạt. Nhiệt độ thấp cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của
cây trồng. Đó là sự phân chia tế bào, quá trình quang hợp, sự vận chuyển nước,
tốc độ tăng trưởng của cây trồng và cuối cùng là sản lượng mà cây trồng mang
lại cũng sẽ giảm đáng kể. Trong các giai đoạn phát triển khác nhau, cây cũng cần
một nền nhiệt độ khác nhau. Chẳng hạn ở giai đoạn nảy mầm cây cần nhiệt độ
thấp hơn khi trưởng thành và cây ra hoa cần nhiệt cao hơn nữa. Khả năng chịu
đựng nhiệt độ bất lợi của các bộ phận của cây cũng không giống nhau, lá là cơ

quan tiếp xúc nhiều và trực tiếp với không khí, do đó chịu được khoảng nhiệt độ
thay đổi lớn hơn.
2.2.3. Ẩm độ
Ẩm độ là một nhân tố cần thiết cho sự sinh trưởng của cây thức ăn. Cây
sinh trưởng mạnh nhất khi tế bào bão hòa nước. Ẩm độ không khí có ảnh hưởng
9


trực tiếp tới sinh trưởng của cây đậu vì ẩm độ càng giảm thì cường độ thoát hơi
nước càng tăng và ngược lại. Cây thức ăn cần nước để sinh trưởng, giữ thân nhiệt
và vận chuyển dinh dưỡng từ đất lên. Không có cây thức ăn nào có thể sinh
trưởng tốt trong khi mùa khô kéo dài, chỉ có một vài loài có thể chịu được khô.
Nhu cầu nước của cây thức ăn chăn nuôi gấp 1,5 – 2 lần so với cây lúa.
Do vậy việc tưới tiêu nước cho cây thức ăn thâm canh sẽ nâng cao năng suất cây
thức ăn lên 2-4 lần.
2.2.4. Ánh sáng
Ánh sáng là nhân tố quan trọng, mối quan hệ giữa ánh sáng và sinh
trưởng của cây rất phức tạp. Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho cây tiến
hành quang hợp, thoát hơi nước, hình thành chất diệp lục mà lục lạp chứa diệp
lục là phòng thí nghiệm duy nhất tích lũy năng lượng mặt trời dưới dạng các chất
hữu cơ. Có ánh sáng cây mới sinh thân cành lá và ra hoa, kết quả bình thường.
Ánh sáng ảnh hưởng tới sinh trưởng dưới hai tác động: cường độ sáng và
quang chu kỳ. Cường độ sáng thích hợp cho quá trình quang hợp ở cỏ nhiệt đới
là 50.000 – 60.000 lux, ở cỏ ôn đới là 15.000 – 25.000 lux.
Tăng quang chu kỳ kìm hãm tốc độ đẻ nhánh tuy không ảnh hưởng tới
việc ra lá của cây. Chiều dài và đôi khi cả chiều rộng đều tăng nếu kéo dài quang
chu kỳ bằng cường độ ánh sáng yếu. Trong những ngày hè dài lá và thân sinh
trưởng thẳng hơn, giảm sự hình thành mầm nách. Còn trong những ngày ngắn và
mát của cuối hè và thu sinh trưởng rộng hơn và chồi hình thành nhiều.
Tùy thuộc vào con đường đồng hóa CO2 trong quang hợp khác nhau mà

người ta chia thế giới thực vật thành 3 nhóm:
+ Nhóm thực vật C3
+ Nhóm thực vật C4
+ Nhóm thực vật CAM
2.2.5. Dinh dưỡng trong đất
Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây
thức ăn, trong đó các chất dinh dưỡng trong đất đóng vai trò quan trọng kể cả các
nguyên tố đại và vi lượng. Phân bón và cách bón phân có ảnh hưởng rõ rệt đến
năng suất chất khô và thành phần hóa học của thức ăn.
Độ pH trong đất quyết định trạng thái dễ tiêu hay không tiêu của các

10


nguyên tố. Nói chung các cây cỏ hòa thảo ưa đất trung tính còn các cây đậu ưa
đất hơi kiềm vì chúng cần nhiều Ca hơn.
Tất cả cây thức ăn đều sinh trưởng tốt trên đất có độ màu mỡ cao đến
trung bình. Không có loài nào cho năng suất cao trên đất nghèo dinh dưỡng nếu
không được bón phân đầy đủ. Trên đất nghèo dinh dưỡng cây thức ăn có thể
không chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng và sản
xuất của gia súc.
Hầu hết cây thức ăn đều có thể sinh trưởng trên đất kiềm. Đặc biệt có một
vài loài thích hợp với loại đất có độ pH cao như Leucaena leucocephala,
Desmanthus virgatus và Brachiaria humidicola. Loài không sinh trưởng tốt trên
đất kiềm là Stylosanthes guianensis.
Cùng với việc thu hoạch (cắt hay chăn thả gia súc) đất đồng cỏ bị lấy đi
lượng lớn các chất dinh dưỡng. Một phần các chất dinh dưỡng được trả lại đồng cỏ
do phân và nước tiểu gia súc bài tiết ra khi chăn thả. Ngoài ra các chất dinh dưỡng
trong đất đồng cỏ còn bị mất đi do rửa trôi, bay hơi, thấm xuống tầng đất sâu.
2.2.6. Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Điều kiện kinh tế của người nông dân. Có thể họ nhận biết tầm quan
trọng của việc trồng cây đậu thức ăn chăn nuôi nhưng do thiếu vốn và nguồn
giống tốt nên không thể tiến hành được.
+ Mức độ trao đổi mua bán các giống cây đậu thức ăn chăn nuôi hoặc các
sản phẩm của gia súc còn hạn chế;
+ Động cơ của người nông dân và thái độ của họ đối với việc trồng cây
cao lương;
+ Kiến thức về văn hóa, kỹ thuật;
+ Lượng đất đai có sẵn dành cho việc trồng cây đậu thức ăn chăn nuôi;
+ Hiệu quả của việc trồng cây đậu thức ăn chăn nuôi với các cây hoa màu khác;
Trong tất cả các yếu tố giới hạn như khí hậu, giống, dinh dưỡng đất, điều
kiện kinh tế - xã hội ...thì khí hậu là yếu tố tác động mạnh mẽ lên quá trình sinh
trưởng của cây đậu thức ăn chăn nuôi và đây cũng là yếu tố khó khắc phục nhất.

11


2.3. THÀNH PHẦN CÁC CHẤT KHÁNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ HẠT ĐẬU MÈO
2.3.1. Các chất kháng dinh dưỡng
Hạt đậu mèo có hàm lượng dinh dưỡng cao đặc biệt là nguồn protein. Tuy
nhiên, việc sử dụng hạt làm thức ăn cho người và gia súc còn nhiều hạn chế do
trong hạt đậu mèo chứa một hàm lượng khá lớn các chất kháng dinh dưỡng, các
chất này khi chưa được xử lý có thể gây độc đối với người và động vật dạ dày
đơn (Vadivel and Pugalenthi, 2010). Chất kháng dinh dưỡng chiếm tỷ lệ lớn
trong hạt đậu mèo là L-dopa (L-3,4-dihydroxyphenylalanine) đây là một axit
amin có độc tính cao và không tham gia cấu tạo protein. Ngoài ra, hạt đậu mèo
còn chứa tannin, acid phytic, oligosaccharide (raffinose, stachyose và
verbascose), hoạt tính kháng trypsin (TIA), hoạt tính gây ngưng kết hồng cầu của
lectin (LHA) và hoạt tính kháng α-amylase (AIA) (Pugalenthi et al., 2005;

Vadivel and Pugalenthi, 2008).
Tannin làm giảm khả năng tiêu hóa protein, carbohydrate, chất khoáng và
gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Sản phẩm oxy hóa của L-dopa kết hợp
với hợp chất chứa nhóm SH- (cysteine) của protein tạo ra một cầu nối với protein
5-S-cysteinldopa, cầu nối này làm cho protein bị polymer hóa dẫn đến giảm khả
năng tiêu hóa của protein. Axit phytic kết hợp các chất khoáng như: Ca2+, Na+,
Mg2+… làm giảm hoạt tính sinh học của các chất này, đồng thời tạo phức hợp với
protein và tinh bột dẫn đến ức chế hoạt tính của các enzyme tiêu hóa chúng. Các
oligosaccharide (raffinose, stachyose và verbascose) đã được chứng minh là một
trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đầy hơi ở động vật dạ dày đơn. LHA có
khả năng liên kết với carbohydrate của tế bào hồng cầu và làm cho các tế bào
hồng cầu bị ngưng kết. LHA liên kết với tế bào niêm mạc ruột gây cản trở sự hấp
thu các chất dinh dưỡng. TIA tạo phức chất không thuận nghịch với enzyme
trypsin làm ngăn cản sự tiêu hóa tinh bột (Pugalenthi et al., 2005).
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu sử dụng một lượng nhỏ các
hợp chất kháng dinh dưỡng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe (Thompson,
1988). L-dopa là một chất gây độc thần kinh nhưng có thể được sử dụng là một
thuốc điều trị bệnh Parkinson (Hussain and Manyam, 1997). Nghiên cứu dịch tễ
học cho thấy tỷ lệ chết do các bệnh tim mạch và ung thư giảm đáng kể khi bệnh
nhân sử dụng thực vật có chứa chất phenolic với hàm lượng cao (Hertog et al.,

12


1997). Axit phytic ở nồng độ thấp có trong hạt đậu mèo có hoạt tính chống oxy
hóa, chống ung thư và thiếu máu (Graf and Eaton, 1990; Rickard and Thompson,
1997; Shamsuddin et al., 1997). Chất ức chế protease trong hạt đậu mèo kích
thích bài tiết dịch tụy (Liener, 1994).
Bảng 2.5. Các hợp chất kháng dinh dưỡng trong hạt đậu mèo
Các hợp chất kháng dinh dưỡng (g/kg CK)


Hàm lượng (g/kgVCK)

Tannins

0,55 - 1,13

L-Dopa

53,31 - 72,5

Acid phytic

8,06 - 9,57

Olygosaccharide

Rafinose
Stachyose
Verbascose
Hoạt tính gây ngưng kết hồng cầu (LHA)

12,4 – 18,2
10,6 -12,8
41,24 - 43,4
153 - 1681

Hoạt tính kháng trypsin (TIA)

902 - 11802

45 - 49,83

Hoạt tính kháng amylase (AIA)

Nguồn: Vadivel and Pugalenthi (2010); Nyirenda et al. (2003)
Ghi chú: 1 Giá trị tính bằng LHA/kg VCK, 2 Giá trị tính bằng TIA/kg VCK, 3 Giá trị tính bằng
AIA/kgVCK.

Mặc dù hạt đậu mèo có sự hiện diện của các hợp chất kháng dinh dưỡng
nhưng nó vẫn có thể sử dụng làm thức ăn bổ sung cho loài nhai lại mà không ảnh
hưởng đến sinh trưởng của chúng. Tuy nhiên đối với động vật dạ dày đơn: gia
cầm, lợn… các hợp chất kháng dinh dưỡng trong hạt đậu mèo chưa được xử lý
có thể làm giảm khả năng sinh trưởng (Del Carmen et al., 1999) và sản lượng
trứng gà (Vadivel and Pugalenthi, 2010).
2.3.2. Phương pháp hạn chế độc tính của hạt đậu mèo
Sử dụng nhiệt độ là phương pháp phổ biến để xử lý hạt đậu mèo trước khi
sử dụng làm thức ăn cho người và động vật dạ dày đơn bởi vì hầu hết các chất
kháng dinh dưỡng trong hạt đậu mèo bị biến tính bởi nhiệt độ (Nyirenda et al.,
2003). Có thể sử dụng nhiệt độ bằng nhiều phương pháp khác nhau như rang ở
nhiệt độ 1200C trong vòng 30 phút (Siddhuraju et al., 1996), ngâm hạt trong
vòng 24h, phơi khô trong 1 giờ, tách vỏ và nghiền nhỏ (Dossa et al., 1998) và
hấp trong nồi áp suất trong 30 phút (Del Carmen et al., 1999).
Siddhuraju et al. (1996) chứng minh rằng phương pháp sử dụng nhiệt độ
13


×