Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của cây lạc tân phụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.49 MB, 129 trang )
























1






BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ



TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGUYỄN ĐỨC HÙNG


NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT, THÀNH
PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG CHỐNG
VIÊM CỦA CÂY LẠC TÂN PHỤ
Astilbe rivularis Buch Ham. ex D. Don,
họ Saxifragaceae



LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC






HÀ NỘI 2013
























1






BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





NGUYỄN ĐỨC HÙNG


NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT, THÀNH
PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG CHỐNG
VIÊM CỦA CÂY LẠC TÂN PHỤ
Astilbe rivularis Buch Ham. ex D. Don,
họ Saxifragaceae



LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC






HÀ NỘI 2013






2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI







NGUYỄN ĐỨC HÙNG


NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT, THÀNH
PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG CHỐNG
VIÊM CỦA CÂY LẠC TÂN PHỤ
Astilbe rivularis Buch Ham. ex D. Don,
họ Saxifragaceae


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60720406

Người hướng dẫn khoa học : 1. TSKH. Nguyễn Minh Khởi
2. NCS. Phạm Quốc Tuấn




HÀ NỘI 2013























LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, hoàn thành Luận văn Tôi xin
phép bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TSKH. Nguyễn Minh Khởi – Viện Dược liệu Hà Nội người đã động
viên, dành nhiều thời gian quí báu hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện bản Luận văn này.

NCS. Phạm Quốc Tuấn – Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ người đã chỉ
bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt thời g
ian thực hiện nghiên cứu Luận văn
này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
TS. Phương Thiện Thương –Viện Dược liệu người đã giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu, thực hiện Luận văn này.
TS. Hà Quang Lợi – Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ người đã động
viên, khuyến khích tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu hoàn thành Luận văn này.
Tôi
cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Viện sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, Khoa Phân tích và Tiêu chuẩn, Khoa Dược lý Viện Dược liệu và Bộ
môn Dược lý Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ Tôi hoàn thành Luận
văn này.
Các thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội đã trang bị đầy đủ kiến thức
và động viên giúp đỡ tôi trong suốt những năm học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng Tôi xin cảm ơn gia đình tôi đã ủng hộ, khích lệ Tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu hoàn thành Luận văn này
X
in chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2013


Nguyễn Đức Hùng



MỤC LỤC
N

3
3
3
ành phần hóa học chi Astilbe 8
1.1.2.1. Công dụng và tác dụng các loài trong chi Astilbe 8
1.2. CÂY LẠC TÂN PHỤ 9
1.2.1. Mô tả thực vật 9
1.2.2. Phân bố 9
1.2.3. Đặc điểm thứ loài Astible rivularis var. rivularis 10
1.2.4. Đặc điểm t
hứ loài Astilbe rivularis var. myriantha (Diels) J.T.acta
phytotax 10
1.2.5. Đặc điểm thứ loài Astilbe rivularis var. angustifoliolata H. Hara,
J.Jap.Bot.51 10
1.2.6. Thành phần hóa học, tác dụng sinh học và công dụng 10
1.2.6.1. Thành phần hóa học và tác dụng sinh học Lạc tân phụ 10
1.2.6.2. Công dụng Lạc tân phụ 11
1.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG
CHỐNG VIÊM CỦA THUỐC 11
1.3.1. Phương pháp xác định độc tính cấp 11
1.3.1.1. Đại cương về phương pháp xác định độc tính cấp 11
1.3.1.2. Phương pháp BEHRENS (
1929) 12
1.3.2. Phương xác nghiên cứu tác dụng chống viêm 13
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUA
1.1. HỌ THƯỜNG SƠN VÀ CHI Astilbe
1.1.1. Về mặt thực vật 3
1.1.1.1. Họ Thường sơn

1.1.1.2. Chi Astilbe 3
1.1.2. Thành phần hóa học và tác dụng sinh học chi Astilbe 8
1.1.2.1. Th



1.3.2.1. Đại cương về vi
êm 13
1.3.2.2. Thử nghiệm trên phù chân chuột bằng carrageenan 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 15
2.1.1. Nguyên liệu
15
2.1.2. Hóa chất, dung m
ôi 15
2.1.3. Động vật nghi
ên cứu 16
2.1.4. Một số thiết bị dùng trong nghiên cứu
16
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHI
ÊN CỨU 16
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật
16
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu hóa học
17
2.2.3. Phương pháp thử độc tính cấp
17
2.2.4. Phương pháp đánh giá tác dụng chống viêm
cấp 17
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHI

ÊN CỨU 20
3.1. NGHI
ÊN CỨU VỀ THỰC VẬT 20
3.1.1. Về tên khoa học của loài 20
3.1.2. Đặc điểm hình thái
20
3.1.3. Cấu tạo giải phẫu 26
3.1.3.1. Cấu tạo lá
26
3.1.3.2. Cấu tạo thân khí sinh 28
3.1.3.3. Cấu tạo thân rễ
29
3.1.3.4. Cấu tạo rễ
30
3.2. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC 31
3.2.1. Định tính các nhóm
chất trong lá và rễ Lạc tân phụ 31
3.2.1.1. Định tính glycosid tim
31
3.2.1.2. Định tính t
anin 33
3.2.1.3. Định tính fl
avonoid 33





3.2.1.4. Định tính alkaloid
34

3.2.1.5. Định tính ant
hranoid 35
3.2.1.6. Định tính chất béo
35
3.2.1.7. Định tính saponi
n 35
3.2.1.8. Định tính coumarin
36
3.2.1.9. Định tính protein + aminoacid
37
3.2.1.10. Định tính carbohydrat
38
3.2.1.11. Định tính acid hữu cơ
38
3.3. CHIẾT TÁCH CÁC CHẤT VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC
CỦA BỘ PHẬN TRÊN MẶT ĐẤT CÂY LẠC TÂN P
HỤ 41
3.3.1.Chuẩn bị mẫu
41
3.3.2. Nhận dạng các chất phân lập được
44
3.3.2.1. Hợp chất 1
44
3.3.2.2. Hợp chất 2
47
3.3.2.3. Hợp chất 3 49
3.3.2.4. Hợp chất 4
53
3.5. KẾT QUẢ THỬ TÁC DỤNG CHỐNG VI
ÊM CẤP 57

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
60
4.1. VỀ THỰC VẬT
60
4.2. VỀ HÓA HỌC
60
4.3. VỀ TÁC DỤNG SINH HỌC
62
4.3.1. Thử độc tính cấp 62
4.3.2. Thử tác dụng chống viêm cấp
62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
63
1. KẾT LUẬN
63
2. KIẾN NGHỊ
65


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1
Qui trình thí nghiệm tác dụng chống viêm
Hình 3.1
Thân rễ và thân khí sinh mang lá kép
Hình 3.2
Cụm hoa
Hình 3.3
Cấu tạo hoa
Hình 3.4

Quả và hạt
Hình 3.5
Vi phẫu cuống lá chét cắt ngang
Hình 3.6
Vi phẫu lá chét
Hình 3.7
Vi phẫu thân khí sinh
Hình 3.8
Vi phẫu thân rễ
Hình 3.9
Vi phẫu rễ
Hình 3.10
Sơ đồ lắc phân đoạn cao tổng với các dung m
ôi hữu cơ
Hình 3.11
Sơ đồ tách và phân lập chất
Hình 3.12
Sắc ký đồ HPLC xác định độ ti
nh khiết chất 1
Hình 3.13
Sắc ký đồ HPLC xác định độ ti
nh khiết chất 2
Hình 3.14
Sắc ký đồ HPLC xác định độ ti
nh khiết chất 3
Hình 3.15
Sắc ký đồ HPLC xác định độ ti
nh khiết chất 4

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1
Sự phân bố địa lý của chi Astilbe Buch Ham. Ex
D.Don
Bảng 3.1
Kết quả định tính các nhóm chất trong lá Lạc tân
phụ
Bảng 3.2

Số liệu phổ
1
H và
13
C NMR của các chất 1
Bảng 3.3
Số liệu phổ
1
H và
13
C NMR của các chất 2
Bảng 3.4
Số liệu phổ
1
H và
13
C NMR của các chất 3
Bảng 3.5
Số liệu phổ
1
H và

13
C NMR của các chất 4
Bảng 3.6
Kết quả thí nghiệm t
hử độc tính cấp
Bảng 3.7
Ảnh hưởng của cao chiết toàn phần Lạc tân phụ lên
mức độ phù chân chuột (%) theo thời gian.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLC Thin Layer Chromatography
Sắc ký lớp mỏng
NM
R Nuclear Magnetic Resonace
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
DEPT
Distortion Enhancement by Polarization Transfer
HSQC Heteronuclear
Single Quantum Coherence
1
H-
1
H COSY Chemical Shift Correlation Spectroscopy
HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Connectivity
NOESY
Nuclear Overhause Effect Spectroscopy
MS Mass
Spectrometry

Phổ khối lượng
ESI Electrospray
Ionization
TSI Therm
ospray Ionization
IR Infrared Spectroscopy
Phổ hồng ngoại
LD
50
Mean lethal dose
Liều chế trung bình làm chết 50% số con vật thí
nghiệm
ED
50
Effective dose
Liều hữu hiệu trung bình
MeOH Methanol
EtOH Ethanol
EtOAc Ethyl
acetat
n-BuOH n-butanol
n-hexan n-hexan
DMSO;
Dimethyl sulfoxide
CD
3
OD Cloroform
D Đơteri

ĐẶT VẤN ĐỀ

Loài Astilbe rivularis Buch Ham. ex D. Don, họ Thường sơn
(Saxifragaceae), mọc hoang nhiều ở Sa Pa, được người dân nơi đây gọi là
Dâm dương hoắc dại. Theo Nguyễn Tiến Bân, Phạm Hoàng Hộ thì cây này
còn được gọi là Lạc tân phụ [1], [6]. Cây phân bố ở Ấn Độ, Pakistan, Bhutan,
Nepal, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Nam Trung Quốc và Việt Nam (ở dãy
Hoàng Liên Sơn, Lào Cai). Theo kinh nghiệm dân gian của một số nước,
nước ép của cây Lạc tân phụ dùng để chữa bong gân và viêm cơ. Rễ và thân
rễ của cây
Lạc tân phụ được dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, viêm đường tiêu
hóa, đau đầu, phong tê thấp, sa dạ con, chấn thương, lở loét chảy nước vàng…
[28], [53].
Ở Việt Nam cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về cây Lạc
tân phụ và các nghiên cứu về cây này trên thế giới còn nhiều hạn chế, chưa
sâu đặc biệt là thành phần hóa học và tác dụng sinh học. Theo một số tài liệu,
chỉ có duy nhất một loài Astilbe ở Việt Nam
là loài A. rivularis [1], [6]. Các
công dụng chữa bệnh của cây Lạc tân phụ theo dân gian cũng chưa được
chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học. Do vậy việc nghiên cứu cây Lạc
tân phụ (A. rivularis) về thực vật, hóa học, sinh học là cần thiết. Nghiên cứu
này sẽ làm sáng tỏ vấn đề khoa học về thực vật và hóa học của dược liệu Lạc
tân phụ trong y học dân gian và có thể tìm ra các tác dụng chữa bệnh mới của
một cây th
uốc có ở Việt Nam.
Vì những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa
học và tác dụng chống viêm của cây Lạc tân phụ (Astilbe rivularis Buch
Ham. ex D. Don, họ Saxifragaceae)” được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm thực vật và thẩm định tên khoa học mẫu nghiên cứu;
2. Xác định thành phần hóa học, chiết xuất và phân lập một số chất của
bộ phận trên mặt đất
cây Lạc tân phụ;

1

3. Thử độc tính cấp và tác dụng chống viêm
cấp của cao chiết toàn
phần bộ phận trên mặt đất cây Lạc tân phụ.
2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. HỌ THƯỜNG SƠN (Saxifragaceae) VÀ CHI
Astilbe
1.1.1. Về mặt thực vật
1.1.1.1. Họ Thường sơn (Saxi
fragaceae) [1], [6], [53]
Họ Thường sơn (hay còn gọi là họ Cỏ tai hổ) là những cây bụi, thân cỏ
hay cây gỗ nhỏ; lá đơn mọc cách hay lá kép, phiến nguyên hay có khía răng,
gân lá hình lông chim hay chân vịt, không có lá kèm. Cụm hoa: chùm, chùm
xim hoặc xim có dạng ngù; hoa đều, ít khi hoa không đều, lưỡng tính hoặc tạp
tính, mẫu 5 hay mẫu 4. Đế hoa phẳng hoặc lõm hình chén. Bao hoa: lá đài rời
ít khi dính ở đáy, đôi khi có màu; thường có 5 cánh hoa. Bộ nhị: 10 nhị, bộ
nhị đảo lưỡng nhị nhưng vòng nhị trước cánh hoa thường bị trụy hoàn toàn
hoặc mang nhị lép. Bao phấn nứt dọc, hướng trong. Bộ nhụy: lá noãn có số
lượng thay đổi từ 2-5, đặt ở đáy đế hoa lõm
hình chén, rời hoặc dính nhau ở
bầu, rời ở vòi; mỗi lá noãn chứa nhiều noãn, đính noãn trung trụ hay trắc mô.
Bầu ở thể trên, giữa hay dưới. Hoa hay có bộ phận phụ chứa mật như đĩa mật
ở trên bầu, nhị lép mang tuyến mật ở vị trí bao phấn. Quả: nang hay quả mập.
Hạt nhiều, có nội nhũ, đôi khi có cánh.
Trên thế giới họ Saxifragaceae có khoảng 30 chi, 580 loài [55]. Một số
chi chính trong họ này là Astilbe, Astilboide
s, Bensoniella, Bergenia,

Lithophragma, Saxifraga, Saxifragella, Saxifragodes, Saxifragopsis….
Theo Phạm Hoàng Hộ [6], họ Saxifragaceae ở Việt Nam có các chi:
Astilbe, Penthorum, Saxifraga, Schizophragma, Pileostigma, Dichroa, Itea,
Polyosma, Hydrangena.
1.1.1.2. Chi Astilbe
Theo
hệ thống phân loại của Takhtajan [50], chi Astilbe được xếp vào
họ Thường sơn (Saxifragaceae), bộ Hoa hồng (Rosales), lớp Thực vật hai lá
3

mầm (Magnoliopsida), ngành Magnoliophyta ngành Ngọc lan

(Magnoliophyta) .
Chi Astilbe là một chi thuộc họ Thường sơn (Saxifragaceae), phân bố ở
Bắc Mỹ, Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), Đông Nam Á (Việt
Nam, Lào, Indonesia, Myanmar, Thái Lan), Nam Á (Nepal) [1], [6], [53],
[57]. Ở Việt Nam chi Astilbe mới chỉ biết có 1 loài là A. rivularis Buch Ham.
ex D. Don
[1], [6].
Chi Astilbe ở Hàn Quốc có 8 taxon, dựa trên hình thái lông bên ngoài
của trục hoa và bề mặt phiến lá, kiểu cụm hoa, tỷ lệ chiều dài giữa cánh hoa
và nhị, phạm vi phân bố ở Hàn Quốc và các nước lân cận [18]. Trên cơ sở đó
đã xây dựng khóa phân loại chi Astilbe đặc hữu tại Trung Quốc như sau:
Bảng 1.1. Khóa phân loại các loài của chi Astilbe ở Trung Quốc [53]
1. Cánh hoa 5, bình thường; cụm hoa dầy đặc hoa (Sect. Simplicifoliae
Engl.emend. J. T.Pan)
2. Cánh hoa hình đường hoặc hình đường – thìa, đài có lông tuyến mịn.

3. Đài nhẵn mặt ngoài.
4. Các cuống cụm hoa phủ dầy đặc lông màu nâu, cong, dài;

ngọn lá chét thường nhọn thon ngắn đến nhọn
……………….….1. A. chinensis (Maxim.) Franch. Et Savat.
4. Các cuống cụm hoa phủ lông tuyến; ngọn lá chét thường nhọn
thon ngắn đến nhọn thon 2. A. grandis Stapf. Ex Wils.
3. Đài có lông tuyến ở mặt ngoài…… 3. A. rubra Hook. f. et Thoms.
2. Cánh hoa hình thìa, đài không có lông tuyến ở mép
5. Cánh hoa rộng đầu ở ngọn, một gân; đài tù ở đỉnh, hầu như
nguyên; cây kích thước trung bình, cao 40-150 cm

4. A. longicarpa (Hayata) Hayata
5. Cánh hoa nhọn ở ngọn, 4-6 gân; đài nhọn và rải rác răng cửa ở
4

5

ngọn; cây nhỏ, cao 15-30 cm 5. A. macroflora Hayata
1. Cánh hoa 1-5, teo dần hoặc không có; cụm hoa thưa thớt hoa (Sect. Astilbe)
6. Đài 5, gần như da, có lông tuyến ở mặt ngoài; cánh hoa thỉnh
thoảng 2-3-5, teo dần hoặc không có 6. A. macrocarpa Knoll
6. Đài 4-5, gần như màng, nhẵn ở mặt ngoài; cánh 1-(2-3-5), teo dần
hoặc không có.
7. Cánh hoa 1-(2-3-5), teo dần hoặc không có.
8. Lá chét hình mũi mác, hình trứng hẹp hoặc hình trứng -
thoi hẹp; cánh hoa thường không có hoặc thỉnh thoảng chỉ có 1
và teo dần 7b. A. rivularis var. angusta C.Y. Wu ex J.T. Pan
8. Lá chét thường hình trứng, t
rứng rộng đến bầu dục rộng;
cánh hoa 1-(2-3-5), teo dần hoặc không có
7a. A. rivularis var. myriantha (Diels) J.T. Pan
7. Cánh hoa không có 7. A. rivularis Buch Ham. Ex D.Don

Đặc điểm thực vật chi Astilbe: Cây thảo sống lâu năm. Thân rễ mập.
Các cành có lông dạng vảy màu nâu hoặc nhiều lông dài. Lá so le, có cuống
dài, lá kép chụm ba 2 – 4 lần, hiếm khí lá đơn; lá kèm nhỏ màng mỏng; lá
chét hình thon (mũi mác), trứng, hoặc hính trứng rộng đến hình bầu dục, mép
có răng cưa. Cụm hoa là một chùm kép ở ngọn có l
á bắc. Hoa màu trắng, hoa
cà hoặc tía, lưỡng tính hoặc đơn tính, hiếm khi tạp tính hoặc khác gốc. Đài 4
hoặc 5. Tràng thường 1 – 5, thỉnh thoảng nhiều hơn hoặc không có. Nhị
thường 5 hoặc 8 – 10. Lá noãn 2 hoặc 3, hàn liền hoặc tự do; bầu hơi trên
hoặc hơi dưới, 2 hoặc 3 ngăn với đính noãn trung trụ hoặc 1 ngăn với đính
noãn mép; nhiều noãn. Quả nang hoặc quả đại. Hạt nhỏ
Khoảng 18 loài: châu Á, bắc Mỹ; 7 loài đặc hữu ở Trung Quốc. Một
cuộc điều tra toàn diện về chi Astilbe được tiến hành bởi Pan [37]
và chủ yếu
tập trung vào các loài của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bảng 1.1. Sự phân bố địa lý của chi Astilbe Bu
ch Ham. Ex D.Don

Các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ
TT
Phân bố

Loài
Trung
Quốc
Liên

(cũ)
Nhật

Bản
Hàn
Quốc
Philipin Indonesia
Thái
Lan
Ấn
Độ
Bhutan Nepal Kashimir Mỹ
1
A. simplicifolia
Makino



2
A. chinensis (Maxim.)
Franch. Et Savat.
   

3
A. grandis Stapf ex
Wils.




4
A. longicarpa (Hayata)
Hayata



5 A. macroflora Hayata


6
A. japonica (Morr.et
Decne.) A. Gray



7
A. thunbergii (Sieb. Et
Zucc.) Miq.



6


7

8 A. microphylla Knoll


9
A. philippinensis
Henry




10
A. rubra Hook. F. et
Thoms.




11 A. macrocarpa Knoll


12
A. biternata (Vent.)
Britt.


13
A. platyphylla
H.Boiss.



14
A. rivularis Buch
Ham. Ex D.Don


    

15 A. indica Bl.



16
A. crenatilobata
(Britt.) Small


17 A. apoensis Hallier


18 A. khasiana Hallier




1.1.2. Thành phần hóa học và tác dụng sinh học chi Astilbe
1.1.2.1. Thành phần hóa học chi Astilbe
Thành phần hóa học chính trong thân rễ của các cây thuộc chi Astilbe

gồm có flavonoid, coumarin, triterpenoid, steroid và phytosterol [54], [55].
Triterpenoid: 3β-hydroxyolean-12-en-27-oic acid (acid astilbic) c
ó
trong thảo dược A. chinensis, A.korea, Astilbe thunbergii [25], [33], [48]. 3β-
hydroxyurs-12-en-27β-oic acid có trong A. chinensis, A. myriantha [38], [48].
3β,6β-dihydroxyolean-12-en-27-oic acid có trong A. chinensis, A. myriantha
Diels [38], [48]. 3β-acetoxyolean-12-en-27-oic acid và [33]. 3β,6β-
dihydrolean-12-en-27-oic acid có trong A.myriantha [38]. Trong loài A.korea
có các chất acid 3α,24-dihydroxyolean-12-en-27-oic, acid 3-oxoolean-12-en-
27-oic [33].
Flavonoid: Astilbin có trong A. thunbergii

[25].
Steroid: β-sitosterol palm
itate và daucosterol có trong A. chinensis, A.
myriantha [38], [48], [54].
1.1.2.1. Công dụng và tác dụng các loài trong chi Astilbe
Astilbe chinensis đư
ợc sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để
chữa đau đầu, đau khớp, viêm phế quản và đau dạ dày mạn tính [36]. Hỗn
hợp triperpenoid chiết từ thân rễ của A. chinensis tác dụng chống khối u và
điều hòa miễn dịch, cao thô chiết từ thân và rễ cây có tác dụng ức chế enzym
elastase và tyrosinase [32]. Acid astilbic trong Astilbe chinensis có tác dụng
chống viêm do ức chế 5- lipoxygenase (5-LOX) độc lập leukotrience C
4

(LTC4) [32].
Euchryphin, bergenin, astilbin trong thân rễ A. thunbergii; các chất này
có tác dụng làm lành vết thương bỏng trên chuột [25], [26], [40].
Astilbe myriantha Diels có tác dụng kháng nấm C. gloeosporioides,
Rhizoctonia solani, Fusarium oxysporum f. sp. Niveum, Fusarium oxysporum
8


f. sp. Cu
bens, C. gloeosporioides, Penicillium citrinum và Penicillium
digitatum [38].
1.2. CÂY LẠC TÂN PHỤ (Astible rivularis Buch Ham ex D. Don)
1.2.1. Mô tả thực vật [53]
Cây thảo sống lâu năm, cao 0,6-2,5 m. Cành mang lông tiết dài màu
nâu, lá kép 2 hoặc 3 lần lông chim; cuống chung và các cuống nhỏ nhiều lông
dài màu nâu. Phiến lá chét thon, hình trứng hẹp đến rộng, hình bầu dục… kích

thước 4-14,5 x 1,7-8,4 cm, có nhiều lông dài màu nâu ngoài trục và nhiều
lông tiết dọc theo gân, rải rác có nhiều lông tiết cứng màu nâu ngoài trục, gốc
lá hình tim lệch hoặc tròn đến hình nêm; mép lá có răng nhọn hai lần; ngọn lá
nhọn thon.
Chùm hoa dài tới 42 cm, có nhiều hoa; các nhánh dài từ 1-18 cm, lông
tiết xoăn màu nâu, ba lá bắc hơi hình bầu dục, kí
ch thước 1,1-1,4 x 0,2-0,6
mm, nhiều lông màu nâu, mép nguyên hoặc có răng nhọn; cuống nhỏ dài 0,8-
1,8 mm. Đài hoa 4 hoặc 5, màu xanh hình trứng hoặc bầu dục đến tròn dài.
Kích thước 1,2-1,5 x 1 mm, dạng màng, hơi lồi ngoài trục, hơi lõm gần trục,
không có lông, 1 gân. Không có tràng hoa, thỉnh thoảng có 1-5 và bị teo. Nhị
hoa 5-10 kích thước 0,2-2,4 mm. Nhụy hoa khoảng 2 mm; 2 lá noãn, gốc dính
liền, bầu hơi trên; vòi nhụy rời.
1.2.2. Phân bố
Cây Lạc tân phụ Astilbe rivularis Buch
Ham. ex D. Don
(Saxifragaceae) ở Nepal gọi là THULO AUSADHI [28], ở Trung Quốc gọi là
Lạc tân phụ khe suối (

xi pan luo xin fu) [53], người dân địa
phương ở huyện Sa Pa gọi là Dâm dương hoắc dại. Lạc tân phụ phân bố ở
Rừng, lề rừng, bụi rậm, đồng cỏ có nước, khe núi, ở độ cao 900-3200 m ở
Trung Quốc (các tỉnh Cam Túc, Quý Châu, Hà Nam, Hồ Bắc, Thiểm Tây, Tứ
Xuyên, Xizang, Vân Nam), Bhutan, Ấn Độ, Indonesia, Kashmir, Lào,
9


Myan
mar, Nepal, Thái Lan, Việt Nam có ở huyện Sapa tỉnh Lào Cai [53],
[58].

1.2.3. Đặc điểm thứ loài Astible rivularis var. rivularis [53]
Theo tiếng Trung Quốc có tên là 溪畔落新妇 (原变种) xi pan luo xin
fu (yuan bian zhong) Lá chét hình thoi, hình trứng ngược hoặc hình trứng.
Không có tràng hoa.
Mọc ở rừng, bìa rừng, đồng cỏ ở độ cao 900-320 m. Phân bố ở Ấn Độ,
Indonesia, Kashmir, Lào, Thái Lan, Việt Nam.
1.2.4. Đặc điểm thứ loài Astilbe rivularis var. myriantha (Diels) J.T.acta
phytotax [53]
Theo tiếng Trung Quốc có tên là : 多花落新妇 (duo hua luo xin fu).
Lá chét thường hình trứng hoặc rộng ra để phân thành elip. Tràng hoa
không có hoặc 1-5 và nhỏ dần.
Mọc ở rừng,
đồng cỏ, khe núi; độ cao 1100 – 2500 m. Phân bố ở Trung
Quốc (các tỉnh Cam Túc, Quý Châu, Hà Nam, Hồ Bắc, Thiểm Tây, Tứ
Xuyên).
1.2.5. Đặc điểm thứ loài Astilbe rivularis var. angustifoliolata H. Hara,
J.Jap.Bot.51 [53]
Theo tiếng Trung Quốc có tên là : 狭叶落新妇 (xia ye luo xin fu).

Lá chét hình mũi mác hoặc trứng hẹp tới trứng ngược hẹp. Tràng hoa
thường không có, thỉnh thoảng 1 và teo dần đi.
Mọc ở rừng, bìa rừng, khe núi; độ cao 1500 – 2800 m. Phân bố ở
Myanmar.
1.2.6. Thành phần hóa học, tác dụng sinh học và công dụng
1.2.6.1. Thành phần hóa học và tác dụng sinh học Lạc tân phụ
Thành phần hóa học của A.rivularis có flavonoid, terpenoid, bergenin
10


[9

], [41].
Các chất từ thân rễ lạc tân phụ có[30]: arbutin, bergenin và dimer của
bergenin. Thử tác dụng kháng khuẩn và virus herpes type 1 thấy rằng
bergenin và dimer bergenin có tác dụng kháng virus herpes tốt, arbutin có tác
dụng kháng khuẩn tốt.
Bergenin có tác dụng làm giảm đường huyết khi thử trên chuột, có tiềm
năng trong điều trị đái tháo đường typ 2 [40].
1.2.6.2. Công dụng Lạc tân phụ
Trong dân gian bột rễ Astilbe rivularis uống với nước nóng hoặc sữa để
điều trị sốt, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, hiếm muộn [31]
. Dịch chiết từ rễ
của nó có tác dụng chống gốc tự do, chống peroxid hóa lipid [36] và có tác
dụng kháng virus herpes type 1 [30].
1.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG
CHỐNG VIÊM CỦA THUỐC
1.3.1. Phương pháp xác định độc tính cấp
1.3.1.1. Đại cương về phương pháp xác định độc tính cấp [5]
Độc tính cấp của thuốc là độc tính xảy ra sau khi dùng thuốc một lần
hoặc mấy lần trong ngày. Nghiên cứu độc tính cấp của thuốc trên động vật thí
nghiệm,
chủ yếu là xác định liều chế trung bình (mean lethal dose), tức là làm
chết 50% số con vật thí nghiệm (LD
50
).
LD
50
là thông số rất quan trọng để đánh giá độc tính của thuốc, biết
LD
50
sẽ có phương hướng dùng liều thí nghiệm dược lý một cách đúng đắn,

liều có tác dụng dược lý thường là khoảng 1/10 LD
50
(trong giới hạn 1/20-1/5
LD
50
). Liều LD
50
và liều có tác dụng dược lý trên động vật thí nghiệm là một
trong những cơ sở để suy ra liều dùng điều trị ở người dựa vào một số phương
pháp tính ngoại suy. Biết LD
50
mới xác định được chỉ số điều trị là một thông
số rất quan trọng để quyết định xem có nên đưa thuốc vào dùng trên người
11


hay không.Chỉ số điều trị TI (therapeutic index) là tỉ số giữa liều chết trung
bình LD
50
và liều hữu hiệu trung bình ED
50

TI = LD
50
/ ED
50

Chỉ số điều trị được tính ở vùng một loại động vật thí nghiệm và cho
khái niệm về phạm vi điều trị. Nếu thử trên các loại động vật khác nhau thì
phải dùng phép ngoại suy.

Một chất có TI ≥ 10 dùng được trong điều trị và ít gây ra độc hại, nếu
dùng ở liều điều trị. Nếu chỉ số điều trị càng lớn thì phạm vi điều chỉnh càng
lớn và độc tính càng thấp.
Một chất có TI < 10 chỉ dùng trong điều trị nếu:

- Có tác dụng điều trị rất rõ rệt;
- Chưa có thuốc nào an toàn hơn thay thế;
- Khi dùng phải rất thận trọng, theo dõi sát tác dụng phụ có hại.
1.3.1.2. Phương pháp BEHRENS (1929) [5]
Phương pháp này dùng trị số tích lũy với quan niệm là: một con vật đã
chết ở liều nào đó, thì cũng chết ở liều lớn hơn, cũng như một con vật sống ở
1 liều nào đó thì cũng sống nếu dùng liều nhỏ hơn.

Tính LD
50
:
Khi tính LD
50
chỉ dựa vào 2 liều gần với liều chết 50 đó là:
Liều D
1
(mg/kg) cho tỷ lệ chết theo tần số tích lũy là a (%).
Liều D2 (mg/kg) cho tỷ lệ chết theo tích lũy là b (%).
Tính hiệu số d = D
2
– D
1
và b-a
Tỷ lệ chết a (%) lên tỷ lệ chết 50% là (50-a)%



12


1.3.2. Phương xác nghiên cứu tác dụng chống viêm
1.3.2.1. Đại cương về viêm [4]
Viêm là phản ứng không đặc hiệu của mô do bị sự tấn công của các yếu
tố hóa học, vật lý hay sinh học. Trong thành phần các yếu tố tấn công thường
có yếu tố miễn dịch hay vi sinh vật. Phản ứng viêm phát triển thành hai giai
đoạn. Giai đoạn thứ nhất tiến triển rất nhanh và là giai đoạn cấp tính. Giai
đoạn thứ hai bao gồm những hiện tượng phức tạp, là sự phối hợp của những
hiện tượng viêm
và những quá trình sửa chữa, là giai đoạn mạn tính.
Giai đoạn cấp tính gồm những hiện tượng về mạch máu và một phản
ứng tế bào xuất hiện sớm. Ở những mô bị yếu tố tấn công làm tổn thương, các
tiểu động mạch bị giãn gây nên ứ huyết trong các mao mạch. Trạng thái phù
nề của m
ô là do sự rỉ dịch huyết tương qua thành các mao mạch vào trong
khoang ngoài tế bào. Sự xuyên mạch bạch cầu xảy ra song song với sự rỉ
huyết tương. Những hiện tượng cấp tính này là do sự can thiệp của hai yếu tố:
yếu tố thần kinh là sự tê liệt các dây thần kinh co mạch ở các mao mạch, và
các yếu tố thể dịch là sự giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin,
serotonin, leucotaxin và bradykinin.
Histamin được sản sinh bởi các dưỡng bào và một số cấu trúc thần kin
h
và được giải phóng do sự kích thích của dây thần kinh giãn mạch gây giãn các
mao mạch. Serotonin, do các tế bào ưa bạc của ống tiêu hóa và các dưỡng bào
sản sinh ra, có thể có vai trò trong sự giải phóng histamin. Một số tác giả cho
rằng serotonin có tác dụng trực tiếp gây giãn mạch các tiểu động mạch.
Leucotaxin, được tìm thấy ở các ổ viêm, không giống như histamin vì không

có tác dụng gây co bóp ruột cô lập ở chuột lang. Leucotaxim làm tăng tính
thấm mao mạch và sự di cư tế bào. Một số tác giả cho rằng bradykinin cũng
có vai trò trong phản ứng viêm
. Trong thực nghiệm, chất này có thể gây hiện
tượng phù xuất hiện nhanh mà cường độ phụ thuộc vào liều.
13


Giai đoạn mạn tính của phản ứng viêm
gồm một phản ứng tế bào phát
triển chậm và sự tạo nên mô tạo keo. Sự di cư tế bào nguồn gốc từ máu hoặc
từ trung mô vẫn tiếp diễn ở ổ viêm rất lâu sau sự can thiệp của yếu tố tấn
công. Ổ viêm có thể tiến tới chỗ làm mủ hoặc hoạt tử. Sự tăng sinh nguyên
bào sợi và những tân tạo mao mạch tạo thành u hạt. U hạt này, khi tiến triển,

mất các thành phần tế bào và các mao mạch tân tạo, trong khi đó, mô tạo keo
xuất hiện dần dần.
Mỗi giai đoạn của quá trình viêm này có thể được nghiên cứu bởi
những phương pháp thích hợp. Mỗi rối loạn có thể được sửa chữa bởi các
thuốc đặc hiệu nhiều hay ít.
1.3.2.2. Thử nghiệm trên ph
ù chân chuột bằng carrageenan [4]
Trong thử nghiệm này, gây phù bàn chân sau của chuột bằng cách tiêm
dưới da ở bề mặt gan bàn chân sau của chuột 0,1 ml dịch treo 0,8%
carrageenan, pha trong nước cất hay dung dịch NaCl đẳng trương. Cách pha
dung dịch treo: cho carrageenan vào một cối nhỏ, cho dần nước vào và nghiền
bằng chầy cho phân tán đều. Để nửa giờ cho phồng lên rồi hãy dùng, chi pha
trước khi dùng, vì nếu để lâu carrageenan sẽ lắng xuống.
Trong quá trình viêm gây bởi carrageenan, mức độ viêm tối đa ở
khoảng thời gian 3-4 giờ. Nên

để đánh giá mức độ viêm, do thể tích bàn chân
tới khớp cổ chân trước và 3 giờ sau khi tiêm carrageenan. Trừ một số đặc
điểm nêu trên, thử nghiệm trên phù chân chuột gây bằng carrageenan được
tiến hành tương tự như phù chân chuột gây bằng kaolin.
Carrageenan (viscarin) là chất sulfopolygalactosid, chiết xuất từ
Chondrus crispus, có tác dụng gây viêm.
14

×