Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn và tồn dư một số kháng sinh trong thịt lợn trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG THẾ SƠN

SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI
LỢN VÀ TỒN DƯ MỘT SỐ KHÁNG SINH TRONG
THỊT LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Kim Đăng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 4 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn



Dương Thế Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Phạm Kim Đăng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Sinh lý Tập tính động vật, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức nơi thực hiện đề tài
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 4 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Dương Thế Sơn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1. Một số hiểu biết về kháng sinh ............................................................................. 4
2.1.1. Định nghĩa thuốc kháng sinh ................................................................................ 4
2.1.2. Phân loại kháng sinh ............................................................................................. 4
2.1.3. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị ...................................................... 9
2.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi..................................................... 9
2.2.1. Trên thế giới .......................................................................................................... 9
2.2.2. Ở Việt Nam ......................................................................................................... 11
2.3. Vấn đề tồn dư kháng sinh trong sản phẩm có nguồn gốc động vật .................... 12
2.3.1. Tồn dư kháng sinh .............................................................................................. 12
2.3.2. Tình hình tồn dư kháng sinh trong thực phẩm .................................................... 13
2.3.3. Mối nguy cơ liên quan đến tồn dư kháng sinh trong thực phẩm ........................ 15
2.4. Các phương pháp phát hiện và định lượng kháng sinh trong sản phẩm có
nguồn gốc động vật ............................................................................................. 17
2.4.1. Phương pháp sàng lọc (Screening) ..................................................................... 17
2.4.2. Hậu sàng lọc (Post screening) ............................................................................. 18
2.4.3. Phương pháp khẳng định và định luợng chính xác ............................................. 19
2.5. Một số quy định liên quan đến kiểm soát tồn dư kháng sinh trong các sản
phẩm động vật ..................................................................................................... 20
2.5.1. Một số quy định trên thế giới .............................................................................. 20
2.5.2. Một số quy định ở Việt Nam .............................................................................. 21

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 23
3.1. Đối tượng ............................................................................................................ 23
3.2. Nội dung ............................................................................................................. 23
3.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi ở Hà Nội ............................................................ 23

iii


3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
3.3.
3.3.1.
3.3.2.
3.4.
3.4.1.
3.4.2.
3.4.3.

Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn ở Hà Nội ............................ 23
Phân tính, đánh giá hàm lượng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi .................. 23
Đánh giá tồn dư kháng sinh trong thịt lợn được bán tại các chợ ở Hà Nội ........ 23
Vật liệu, hóa chất và kít phân tích tồn dư ........................................................... 24
Kít phân tích sàng lọc (screening) ...................................................................... 24
Kít đặc hiệu phát hiện kháng sinh ....................................................................... 25
Phương pháp nghiên cứU .................................................................................. 25
Phương pháp điều tra .......................................................................................... 25
Phương pháp phân tích kháng sinh ..................................................................... 26
Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 30


Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 31
4.1. TÌnh hình phát triển chăn nuôi ở Hà Nội ............................................................ 31
4.1.1. Các hình thức chăn nuôi đang được áp dụng tại Hà Nội .................................... 31
4.1.2. Tình hình phát triển đàn lợn ở Hà Nội ................................................................ 35
4.1.3. Hệ thống phân phối và kinh doanh thức ăn chăn nuôi........................................ 36
4.1.4. Tình hình kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................... 38
4.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại thành phố Hà Nội .......... 41
4.2.1. Tần suất và mục đích sử dụng các loại kháng sinh ............................................. 41
4.2.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trong các hình thức chăn nuôi ............................ 44
4.2.3. Hoạt động thú y và những vấn đề liên quan đến an toàn sử dụng kháng
sinh trong chăn nuôi ............................................................................................ 46
4.3. kết quả phân tích hàm lượng một số loại kháng sinh trong thức ăn chăn
nuôi ..................................................................................................................... 48
4.4. Kết quả phân tích kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và trong thịt lợn
được bán tại Hà Nội ............................................................................................ 50
4.4.1. Kết quả phân tích sàng lọc bằng phương pháp Premi-Test .................................. 50
4.4.2. Kết quả phân tích đặc hiệu định nhóm Tetracyclin và (Fluoro)quinolon ............. 51
4.4.3. Kết quả phân tích khẳng định nhận diện và định lượng tồn dư nhóm
Tetracycline, (fluoro) Quinolon .......................................................................... 52
4.4.4. Kết quả phân tích kháng sinh cấm ........................................................................ 53
Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 54
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 54
5.2. Đề nghị ................................................................................................................ 54
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 55
Phụ lục ............................................................................................................................ 61

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt, ý nghĩa

BCN

Bán công nghiệp

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BYT

Bộ y tế

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

KFDA

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc

MRL

Giá trị tồn dư tối đa (Maximum Residue Limit)

NN&PTNT


Nông nghiêp và Phát triển nông thôn

TĂCN

Thức ăn chăn nuôi

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TV

Ti vi

WHO

Tổ chức y tế thế giới

WTO

Tổ chức kinh tế thế giới

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

ROSA

Rapid One Step Assay


ELISA

Enzyme Linked Immunosorbent Assay

RIA

Radio Immuno Assay

GC

Gas Chromatography

LC

Liquid Chromattography

HPTLC

Hight Performance Thin Layer Chromatography

HPLC

Hight Performance Liquid Chromatography

PLC

Ultra Performance Liquid Chromatography

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Dung lượng mẫu điều tra tại các địa phương đại diện ở Hà Nội .............. 26

Bảng 3.2.

Dung lượng mẫu thịt lợn được bán trên địa bàn Hà Nội ........................... 26

Bảng 4.1.

Số gia súc, gia cầm, số hộ chăn nuôi năm 2015 phân theo hình thức
chăn nuôi ................................................................................................... 34

Bảng 4.2.

Kết quả điều tra các cửa hàng và chủ hộ kinh doanh thuốc thú y tại
Hà Nội ....................................................................................................... 40

Bảng 4.3.

Kết quả điều tra về tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
lợn ở Hà Nội (mỗi hộ có ít nhất một lần sử dụng) .................................... 43

Bảng 4.4.

Tình hình sử dụng kháng sinh cho lợn ở các hình thức chăn nuôi
tại Hà Nội .................................................................................................. 44


Bảng 4.5.

Số loại kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi ở các hình
thức chăn nuôi ........................................................................................... 45

Bảng 4.6.

Hoạt động thú y và những vấn đề liên quan tới an toàn vệ sinh
thực phẩm .................................................................................................. 47

Bảng 4.7.

Tỷ lệ mẫu thức ăn vi phạm về hàm lượng một số loại kháng sinh ........... 49

Bảng 4.8.

Kết quả phân tích một số kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn ........... 50

Bảng 4.9.

Kết quả phân tích sàng lọc bằng phương pháp Premi-Test....................... 51

Bảng 4.10.

Kết quả phân tích đặc hiệu định nhóm Tetracyclin và (Fluoro)
Quinolon.................................................................................................... 51

Bảng 4.11.

Kết quả phân tích khẳng định nhận diện và định lượng tồn dư nhóm

Tetracycline, (fluoro) Quinolon ................................................................ 52

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Nguyên lý Premi-Test ............................................................................... 24

Sơ đồ 3.2.

Quy trình tách chiết mẫu và đọc kết quả phân tích của kít
Tetrasensor ................................................................................................ 25

Sơ đồ 3.3.

Chiến lược phân tích dư lượng kháng sinh trong thịt lợn được bán
tại các chợ ở Hà Nội .................................................................................. 28

Sơ đồ 4.1.

Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi ............................................................ 37

Sơ đồ 4.2.

Mạng lưới phân phối thuốc thuốc thú y trên địa bàn Hà Nội.................... 39

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Thế Sơn
Tên Luận văn: Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn và tồn dư một số kháng sinh
trong thịt lợn trên địa bàn Hà Nội
Ngành: Chăn Nuôi

Mã số: 60 62 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và tồn dư
một số kháng sinh trong thịt lợn trên địa bàn Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
- Tình hình phát triển chăn nuôi ở Hà Nội
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn ở Hà Nội
- Đánh giá tồn dư kháng sinh trong thịt lợn được bán tại các chợ ở Hà Nội
Nguyên vật liệu
Mẫu trắng, Kít Premi-Test do công ty DSM Hà Lan sản xuất, Kít Tetrasensor do
Unisensor, S.A Vương Quốc Bỉ sản xuất, kít ELISA (Fluoroquinolones 2 hours E.G.3)
do CER Vương quốc Bỉ sản xuất và các hóa chất phân tích sắc ký khối phổ.
- Đối với việc điều tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, một
nghiên cứu cắt ngang về tình hình sử dụng cũng như hiểu biết của người chăn nuôi liên
quan đến sử dụng thuốc thú y tới vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội đã được thiết kế
và đánh giá trên 150 hộ đại diện cho ba hình thức chăn nuôi (nông hộ, bán công nghiệp,
công nghiệp) trên ba huyện đại diện (Đông Anh, Thanh Trì và Gia Lâm) bằng câu hỏi
điều tra. Tất cả thông tin điều tra được phân tích và so sánh thống kê bằng bảng tương
liên 2x2 và 2x3, χ2 và the Fisher's Exact Test.
Tồn dư kháng sinh được đánh giá bằng chiến lược phân tích ba bước, trước hết

mẫu được sàng lọc bằng phương pháp vi sinh vật để nhanh chóng phân loại mẫu nghi
ngờ. Các mẫu này được phân tích tiếp bằng phương pháp hậu sàng lọc để nhận diện
nhóm liên quan. Cuối cùng các mẫu được nhận diện sẽ được khẳng định bằng phương
pháp phân tích khối phổ. Tất cả các mẫu được sàng lọc bằng Premi®Test. Trong
khuôn khổ nghiên cứu này, mẫu dương tính ở bước sàng lọc được nhận diện
Tetracycline bằng kít Tetrasensor® và Fluoroquinolone bằng kít ELISA. Các mẫu
nhận diện bởi hậu sàng lọc được khẳng định bằng phân tích sắc ký lỏng khối phổ (LC-

viii


MS). Riêng Chloramphenicol (kháng sinh cấm) tất cả 152 mẫu đều được phân tích
trực tiệp bằng LC-MS/MS.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả chính - Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn ở Hà Nội rất phát triển theo
hướng tập trung. Tổng đàn lợn hiên nay gần 1,6 triệu con, trong đó chủ yếu được nuôi ở
hình thức chăn nuôi bán công nghiệp (77,7% tổng đàn) và Công nghiệp (14,7% tổng
đàn). Chỉ 7,6% tổng đàn nuôi bằng hình thức chăn nuôi nông hộ. Hoạt động kinh doanh
thức ăn, thuốc thú y trên địa bàn rất sôi động, kiểm soát chất lượng, nguồn gốc còn
nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Điều tra 150 hộ, xác định được 33 loại kháng sinh thuộc hơn 8 nhóm khác nhau
được sử dụng trong chăn nuôi lợn với mục đích kích thích sinh trưởng, phòng bệnh và
trị bệnh. Trong đó, có 3 loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất ở liều thấp nhằm mục
đích kích thích sinh trưởng là Colistin (65 hộ sử dụng), Chlortetracycline (44 hộ sử
dụng) và BMD (17 hộ sử dụng). Kháng sinh điều trị nhiều nhất là kháng sinh thuộc các
nhóm Aminoglycosis, beta-lactam, Fluoroquinolone, phenicol và Tetracycline, trong đó
các kháng sinh sử dụng nhiều như Gentamycin (54 hộ), Enrofloxacin (43 hộ) và
Oxytetracyclin (39 hộ). Đặc biệt có phát hiện sử dụng kháng sinh Chloramphenicol để
điều trị.
- Kết quả phân tích kháng sinh trong thịt lợn được bán tại Hà Nội cho thấy, trong

số 152 mẫu phân tích có 11 mẫu được xác định có một trong ba loại kháng sinh
fluoroquinolone hoặc tetracycline hoặc chloramphenicol. Trong số đó, chủ yếu phát
hiện tồn dư Enrofloxacine (3 mẫu) và oxytetracycline (4 mẫu) chỉ có một mẫu chứa
Tetracycline. Tuy nhiên, chỉ có 1 mẫu có dư lượng oxytetracycline vượt giới hạn cho
phép. Đặc biệt phát hiện 3 mẫu chứa kháng sinh cấm Cloramphenicol.
Kết luận
Có 33 loại kháng sinh thuộc 8 nhóm khác nhau được sử dụng không chỉ để phòng
và trị bệnh cho lợn mà còn sử dụng ở liều thấp trộn với thức ăn để kích thích sinh
trưởng, kháng sinh cấm như Chloramphenicol hoặc kháng sinh không rõ nguồn gốc
được lưu hành bất hợp pháp trên thị trường. Kháng sinh bị lạm dụng và sử dụng bất hợp
pháp trên địa bàn Hà Nội. Hiểu biết của người chăn nuôi về sử dụng kháng sinh an toàn
rất thấp nên sử dụng không đúng nguyên tắc, không khoa học, chủ yếu dựa vào tư vấn
của Bác sỹ thú y hoặc người bán thuốc theo sự mô tả triệu chứng. Tỷ lệ mẫu thịt lợn
phát hiện có chứa kháng sinh tương đối cao. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe cộng đồng, đặc biệt là làm tăng nguy cơ kháng thuốc của các vi sinh vật gây bệnh.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Duong The Son
Thesis title: Antibiotic use in pig production and residue of several antibiotic in pork
marketed in Hanoi
Major: Animal Science

Code: 60 62 01 05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
The aim of this study was to provide information on the antibiotic use in different

pig production systems and residue of several antibiotic in pork marketed in Hanoi.
Materials and Methods
Main contents:
- Situation of livestock developpment in Hanoi
- Antibiotic use in pig production in Hanoi
- Evaluation the residue of several antibiotic in pork marketed in Hanoi
Materials
Blank sample, Premi-Test Test was provided by DSM (DSM Food Specialities
R&D, Delft, Netherlands), Tetrasensor Test was provided by Unisensor, S.A (Wandre,
Liège, Belgium), ELISA (Fluoroquinolones 2 hours E.G.3) was provided by CER
(Marloie, Belgium) and other Chemicals and materials use for LC-MS/MS analysis.
Methods
- For antibiotic use in pig production: A cross-sectional study of antibiotic use in
pig production as well as farmer’s knowledge about food safety related to the use of
veterinary drugs in Hanoi was designed on 150 entities representing 3 different systems
of livestock: household, semi-industrial and industrial, in 3 representative localities of
Hanoi (Dong Anh, Thanh Tri and Gia Lam), in using the survey questionnaires. The
data were analysed statistically and compared, in 2x2 and 2x3 contingency tables, using
the chi-square test and the Fisher's Exact Test.
For the antibitic residue analysis: Strategy antibitic residue analysis is three steps,
a screening step was applied by using a microbiological test to rapidly detect the
samples suspected to be non-compliant. These samples were then further tested using a
post-screening step in order to identify the antibiotic group responsible for the positive

x


response at the screening stage. A confirmation analysis was performed to identify and
quantify the molecule(s) possibly present in the samples giving a positive response at
the post-screening stage. All samples were analyzed in using the Premi®Test. In the

framework of this study, samples which displayed a positive response in screening tests
were analyzed using two different specific post-screening tests (the Tetrasensor® Test
was used to detect tetracyclines and an ELISA to detect (fluoro)quinolones, only in
samples giving a negative response after the Tetra-Sensor® analysis). Samples giving a
positive response at the post-screening stage were analyzed by liquid chromatography
coupled to mass spectrometry (LC-MS). Accept the Chloramphenicol (ban antibiotic)
were confirmed directly by LC/MSMS.
Main findings and conclusions
- Livestock in general and pig production in particular in Hanoi are very
developement in recent years. The present, Hanoi have nearly 1.6 million pig, in which
77.7% of pig were raised in semi- Industry system, 14.7% of the pig raised in industry
system and only 7.6% of pigs in households. Business activity of feed and veterinary
drugs in localities very exciting. The quality control is inadequate, not yet meet demand
present require.
In 150 households surveied, 33 antibiotics of more than 8 different groups
identified were used in pig production in Hanoi. Antibiotics are used not only for
disease prevention or curative purpose and also for growth promotion. Among of them,
three antibiotics mostly used with low dose for stimulating growth are Colistin (65
households use), chlortetracycline (44 households use) and BMD (17 households use).
For treatment, Aminoglycosis groups, beta-lactams, Fluoroquinolone, phenicol and
Tetracycline groups are mostly used in pig production. In which, Gentamycin (54
households), enrofloxacin (43 households) and oxytetracyclin (39 households).
Especially, the banned antibiotic as Chloramphenicol also use for disease treatment.
- The results of analysis 152 samples of pork sold in Hanoi showed that, there are
11 samples were determined containing one of the three antibiotic groups
(fluoroquinolone or tetracycline or chloramphenicol). Among them, mainly samples
contain the Enrofloxacine (3 samples) and oxytetracycline (4 samples), only one sample
containing Tetracycline. However, only one sample contain oxytetracycline residues
exceeding the Maximum residue Limits. Especially, 3 samples containing banned
antibiotics Chloramphenicol were detected.

Conclusion
At least 33 antibiotics, not only allowed antibiotic and also some are prohibited or
restricted use in pig production in Hanoi. Antibiotics are used not only for disease

xi


prevention or curative purpose and also for growth promotion. Farmers have very low
awareness of the reasonableness and safety of antibiotic use. Their use of antibiotics is
very unmethodical & unscientific, mainly based on experiences of on advices from
veterinary or drugsellers after describing symptoms.
The high proportion of pork samples containing antibiotic residues is of concern.
They may cause a potential hazard to public health and particularly increase the
problem of drug resistance of pathogenic bacteria.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh của một quốc gia đang phát triển, với quy mô dân số trên 90
triệu người, ở Việt Nam, nông nghiệp đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển ổn định của đất nước. Trong cơ cấu tổng sản phẩm thu nhập
quốc nội, GDP từ nông - lâm nghiệp chiếm 17%, trong đó chăn nuôi chiếm khoảng
30%. Dù còn nhiều thách thức trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, chăn nuôi
Việt Nam đã và đang phát triển vượt bậc cả về qui mô và tính chuyên hóa trong 10
năm qua, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của toàn ngành nông nghiệp.
Tuy chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu, nhưng chăn nuôi cũng đã cơ bản đáp ứng
đủ nhu cầu thực phẩm trong nước với số lượng và chất lượng ngày càng tăng.
Giai đoạn 2011 – 2015, cùng với tác động của dịch bệnh, suy thoái kinh tế

toàn cầu, giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi tăng giảm không ổn định, nhưng chăn
nuôi vẫn tiếp tục duy trì tốc độ phát triển từ 4,5 – 5%/năm. Đến năm 2015, ước tính
tổng giá trị SX ngành chăn nuôi đạt khoảng 205,44 nghìn tỉ đồng; tổng sản lượng
thịt hơi tăng bình quân 3,38%/năm, trong đó thịt lợn tăng 2,7%, thịt gia cầm và
trứng tăng lần lượt 10%/năm và 7,56%/năm. Sữa tươi là sản phẩm có mức tăng
trưởng đột phá nhất trong 5 năm 2011 – 2015 với mức tăng lên tới 22,1%/năm.
Định hướng phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2015-2020 là thúc
đấy tăng trưởng mạnh theo hướng công nghiệp và chuyên môn hóa cao. Hiện tại, cả
nước có hơn 10.000 trang trại chăn nuôi tập trung, hơn 26 triệu lợn (đứng thứ 6 thế
giới về tổng đàn và sản lượng thịt), 396 triệu gia cầm, hơn 250 ngàn bò sữa và hơn
5.4 triệu bò thịt. Theo phân tích của các chuyên gia trong nước, Việt Nam sẽ là một
trong những thị trường sản xuất thịt, sữa phục vụ cho các nước phát triển trong
những năm tới.
Ngành chăn nuôi phát triển mạnh đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, dịch
vụ liên quan, đặc biệt, sản xuất kinh doanh thuốc thú y và ngành sản xuất TACN
tăng trưởng mạnh. Hiện cả nước có 239 nhà máy chế biến TACN, trong đó 180 nhà
máy là của các doanh nghiệp trong nước, 59 nhà máy còn lại là các doanh nghiệp
liên doanh và doanh nghiệp FDI. Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, thị
trường TACN Việt Nam có doanh số hàng năm lên tới 6 tỷ USD và nhu cầu luôn

1


tăng 13-15%/năm. Năm 2015 nhu cầu của thị trường 18 – 20 triệu tấn. Dự kiến đến
năm 2020, thị trường cần 25- 26 triệu tấn TACN.
Trước sức ép về nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng nội địa, phục vụ xuất khẩu
cùng sự thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thâm canh là một xu
hướng tất yếu trong bối cảnh của các thành phố lớn nói chung và Hà Nội nói riêng.
Tuy nhiên xu hướng này đã và đang kéo theo mức độ ô nhiễm môi trường đã làm
cho diễn biến dịch bệnh trên đàn vật nuôi ngày càng phức tạp và khó kiểm soát (Lê

Viết Ly, 2009). Trước tình hình đó, người chăn nuôi coi các hợp chất có tính chất
kháng khuẩn nói chung là những loại thuốc thú y đóng vai trò quan trọng không thể
thiếu trong chăn nuôi. Việc lạm dụng và sử dụng bất hợp pháp thuốc thú y nói
chung và kháng sinh nói riêng là một trong những nguyên nhân chính gây nên nguy
cơ tồn dư trong thực phẩm (Đậu Ngọc Hào và Chử Văn Tuất, 2008). Vấn đề này
gây tác động không tốt cho sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng xấu tới môi trường
cũng như vật nuôi, đặc biệt làm xuất hiện các chủng vi sinh vật gây bệnh kháng
thuốc. Ngoài ra tồn dư kháng sinh còn ảnh hưởng tới công nghệ lên men, chế biến
thực phẩm (Aarestrup, 1999; Bogaard and Stobberingh, 2000; Pena et al., 2004).
Đứng trước yêu cầu của người tiêu dùng, yêu cầu của công cuộc hội nhập, đặc
biệt từ khi trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm và là
thành viên thứ 150 của WTO, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng
được Chính Phủ chú trọng quan tâm cải thiện. Đây là một vấn đề nhạy cảm không
chỉ ảnh hưởng kinh tế mà còn ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các ngành khác như
du lịch, ẩm thực; đặc biệt là giữ đúng hình ảnh của một nước xuất khẩu.
Để tăng cường kiểm soát dư lượng chất tồn dư, Ủy ban Châu Âu đã ban hành
Quyết định số 2377/90/EC (sửa đổi thành Quyết định 37/2010) quy định giới hạn
cho phép thuốc thú y trong sản phẩm động vật (CE, 1990, EU, 2010), các sản phẩm
có nguồn gốc từ động vật phải được kiểm soát dư lượng kháng sinh theo Chỉ thị số
96/23/EC. Các phương pháp phân tích chất tồn dư muốn được công nhận và áp
dụng trong chiến lược kiểm soát dư lượng phải được chuẩn hóa theo quyết định số
2002/657/CE (CE, 2002). Muốn hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Châu
Âu, các nước xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải có chiến lược phân tích, kiểm soát
dư lượng chất tồn dư tốt.
Để bảo vệ người tiêu dùng và môi trường, Việt Nam cũng như các nước phát
triển EU, Mỹ đã ban hành các quy định có liên quan đến việc quản lý, sản xuất kinh

2



doanh, sử dụng thuốc thú y. Đặc biệt Qui định giá trị tồn dư tối đa (MRL) của nhiều
kháng sinh trong sản phẩm. Cụ thể, Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, Thông tư số
24/2013/TT– BYT và Thông tư 24/2013 Bộ Y tế “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm
sinh học và hóa học trong thực phẩm” ngày 14/08/2013.Bộ NN-PTNT đang tiến

hành các bước nhằm hạn chế và tiến tới loại bỏ kháng sinh trong TĂCN hoàn
toàn vào năm 2018. Thông tư 06/2016/TT-BNNPTNT “Ban hành danh mục, hàm
lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với
mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam” ngày 31/05/2016 do Bộ y tế ban
hành quy định giới hạn tối đa thuốc thú y trong thực phẩm. Cùng với sự tăng cường
quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, chế biến
thực phẩm cũng đã rất cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm tạo thương hiệu, niềm
tin đối với người tiêu dùng. Nhưng trên thực tế vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế,
các nhà chức trách và Chính Phủ đặc biệt quan tâm vì đây là một trong những chủ
đề nóng được đưa ra chất vấn, thảo luận trong một số kỳ họp Quốc Hội gần đây.
Để nâng cao chất lượng thực phẩm nói chung, chất lượng thịt lợn nói riêng,
khép kín quy trình kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm “từ trang trại
đến bàn ăn”, việc nghiên cứu thực trạng sử dụng và đánh giá tồn dư kháng sinh
trong thịt lợn ở địa phương là hết sức cấp bách không chỉ phục vụ cho việc phát
triển chăn nuôi bền vững mà còn có ý nghĩa bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và sức
khỏe cộng đồng. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu đề tài: “Sử dụng
kháng sinh trong chăn nuôi lợn và tồn dư một số kháng sinh trong thịt lợn trên
địa bàn Hà Nội” là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy thực trạng sử dụng
thuốc thú y nói chung và kháng sinh nói riêng, hiểu biết của người chăn nuôi lợn và
thực trạng tồn dư kháng sinh trong thịt tươi được bán trên thị trường Hà Nội. Kết
quả sẽ là cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước có thể sử dụng để xây dựng chiến
lược kiểm soát kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nói riêng và trong chăn nuôi lợn
nói chung.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ KHÁNG SINH
2.1.1. Định nghĩa thuốc kháng sinh
Kháng sinh là thuật ngữ Việt Nam được phiên âm từ Hán việt “kháng sinh
tố”. Danh pháp quốc tế là Antibiotic. Danh từ này để chỉ một nhóm chất có nguồn
gốc từ vi sinh vật có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm vi khuẩn gây bệnh cho con
người và động vật, ở liều thấp có thể không có, hoặc ít có hại đối với đối tượng
được sử dụng.
Waksman (1942) người nhận giải Nobel với phát hiện Streptomycine đã đưa
ra định nghĩa kháng sinh như sau: “Một chất kháng sinh hay một hợp chất có tính
kháng sinh là chất do các vi sinh vật sinh ra có khả năng ức chế sự phát triển hoặc
tiêu diệt các vi sinh vật khác”.
Đến năm 1957, Turpin và Velu định nghĩa lại: “Kháng sinh là hợp chất do cơ
thể sống tạo ra hoặc chất tổng hợp có hệ số trị liệu cao, có tác dụng điều trị đặc hiệu
với liều rất thấp do ức chế một số quá trình sống của virus, vi sinh vật và ngay cả
một tế bào của một sơ thể đa bào”.
Ngày nay, công nghệ sinh học và hóa dược phát triển, người ta đã tổng hợp
được nhiều loại kháng sinh. Kháng sinh được định nghĩa rộng hơn: “Kháng sinh là
hợp chất do vi nấm hoặc vi khuẩn tạo ra, hoặc bán tổng hợp, có khi là chất tổng hợp
có tác dụng điều trị đặc hiệu với liều lượng thấp do ức chế một số quá trình sống
của vi sinh vật” (Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003; Hoàng Tích Huyền
và cs., 2001; Bùi Thị Tho, 2003).
2.1.2. Phân loại kháng sinh
Kháng sinh có thể được phân loại theo nguồn gốc, theo phổ tác dụng, theo cấu
trúc hóa học hoặc theo cơ chế tác dụng. Tuy nhiên phân loại theo cấu trúc hóa học
được sử dụng rộng rãi nhất vì hoạt phổ tác dụng, mức độ, cơ chế và cấu trúc hóa
học đều có liên quan tới nhau (Bùi Thị Tho, 2003). Theo cách phân loại này kháng
sinh được chia làm các nhóm chính sau:

1) Nhóm Beta-lactams:
Được gọi là Beta-lactams vì trong cấu trúc phân tử của chúng có một liên kết
với beta-lactamin gồm 2 vòng, vòng A và vòng B. Vòng A (Thiazolidine) riêng cho

4


các Penicillin, vòng β (beta-lactamin) chung cho Penicillin, Cephalosporin và
những phân tử mới tìm ra. Cơ chế tác dụng của nhóm Beta-lactams là ức chế sự tạo
vách tế bào của vi khuẩn.
a) Phân nhóm các Penicilline
Penicillin G (Benzine – Penicillin) và các dẫn xuất của Penicilline G được
chiết xuất từ môi trường nuôi cấy nấm Penicillium notatum.
Penicillin V (Phenocipenicillin) chẳng hạn Penocimethine, Penicillin,
Oracilline là loại Penicillin bán tổng hợp do có nhóm phenocys giúp phân tử chống
chọi với H+, hấp thu tốt, phân bố nhanh vào các mô bào (trừ tế bào thần kinh).
Penicillin M (Methicilline) bao gồm các thuốc: Methicilline, Dieloxacilline,
Oxacilline, Choxacilline, Nafcilline.
Penicilline có hoạt phổ kháng sinh rộng, nó có tác dụng khá mạnh đối với trực
khuẩn Gram âm và Proteus.
b) Phân nhóm Cephalosporine
Phân nhóm này được chiết xuất từ các chủng Cephalosporium, ít được sử dụng
trong thú y, bao gồm các thế hệ sau:
Thế hệ thứ nhất (Cephazocine, Cephalecine, Cephaloridine, Cephathine): có
phổ tác dụng gần giống Ampicilline và Methicilline, có tác dụng đối với các cầu
khuẩn Gram dương, trực khuẩn Gram âm, nhóm trực khuẩn đường ruột và
Haemophilus.
Thế hệ thứ hai (Cefamandole, Cefotetane, Cefuroximeacetyl, Cefuroxime,
Cefocitine): so với thế hệ thứ nhất thì thế hệ thứ hai có khả năng chống chịu với
Penicillinaza của vi khuẩn tốt hơn, phổ tác dụng rộng và mạnh hơn với vi khuẩn

Gram âm, Haemophilus influenzae và Pseudomonas.
Thế hệ thứ ba (Cefotaxime, Cefoperazone, Ceftriaxone, Ceftizoxime,
Ceftazidime, Ceficime): Đối với các cầu khuẩn Gram dương thì tác dụng yếu hơn
các Penicilline và Cephalosporine thế hệ một, còn với cầu khuẩn Gram âm thì tác
dụng với lậu cầu mạnh hơn thế hệ một và hai.
Thế hệ thứ tư: mới chỉ được sử dụng trong nhân y còn thú y chưa được sử dụng.
2) Nhóm Aminoglycosides
Trong cấu trúc phân tử của các thuốc kháng sinh này có các gốc đường kính
theo các nhóm amin.

5


Cơ chế tác dụng của nhóm này là ức chế tổng hợp protein ở mức Ribosom.
Aminoglycoside tự nhiên chiết từ dịch nuôi cấy vi sinh vật, có nguồn gốc từ
Streptomyces (Streptomycin, Kanamycin, Neomycin, Nentamycin, Fortimycin) từ
Micromonospora
Aminoglycoside tổng hợp là các kháng sinh có sự thay đổi cấu trúc hoá học
của Aminoglycoside tự nhiên.
3) Nhóm Macrolides
Là nhóm có cấu trúc aglycon, nhân lacton, vòng gồm 12 đến 19 nguyên tử
cacbon, có gắn với 1-2 ose đặc hiệu bằng liên kết glycoside. Được chiết xuất từ nấm
và gồm có hai nhóm:
- Macrolides thực thụ gồm: Erythromycin, Oleandomycin, Spiramycin
- Macrolides có nhiều đường nối đôi, có bốn vòng lacton lớn: Các kháng sinh
chống nấm.
- Macrolides họ hàng, trong phân tử có vòng lớn, chứa nhân thơm: Rifamycine
các thuốc trong nhóm này ức chế protein vi khuẩn.
Nhóm Macrolid là những chất đại phân tử, có tính kìm khuẩn đối với cầu
khuẩn gram (+) cũng như đối với Mycoplasma. Thuốc đào thải qua mật. Nhóm

thuốc này đối kháng với nhóm tetracycline (ở tụ cầu, liên cầu).
4) Nhóm Licosamides
Cấu trúc phân tử khác với Macrolides, không có vòng lacton. Phổ tác dụng và
cơ chế tác dụng rất giống nhóm Macrolides. Gồm Lincomicin và Clindamycin.
5) Nhóm Phenicols
Chloramphenicol được chiết ra từ môi trường nuôi cấy Streptomyces
Venezuelae.Trong cấu trúc phân tử của CAP có hai cacbon bất đối xứng nên có bốn
đồng phân lập thể, chỉ có đồng phân D (-) Threo có tác dụng kháng sinh.
Hiện nay, đã tổng hợp được Thiamphenicol và Azdamphenicol. Các kháng
sinh trong nhóm này có hoạt phổ kháng sinh rộng, tác dụng kìm hãm phát triển cầu
khuẩn, trực khuẩn, Ricketsia và Mycoplasma.
6) Nhóm Tetracyclines
Gồm các thuốc có cấu trúc bốn vòng, mỗi vòng sáu cạnh, chỉ khác nhau ở các
nhóm chức gắn vào vòng, có tác dụng ức chế tổng hợp protein vi khuẩn.

6


Chlotetracycline được tìm ra từ Steptomyces aurecopfaciens năm 1947. Sau đó là
các loại:
- Loại có tác dụng ngắn: Tetracycline, Oxytetracycline, Chlortetracycline
- Loại có tác dụng trung bình: Metacycline, Rolitetracycline, Demethyl
Chlortetracycline.
- Loại có tác dụng kéo dài: Doxycyclin, Minocyline
Nhóm thuốc này có hoạt phổ kháng sinh rộng, dùng để điều trị bệnh Brucella,
bệnh Leptospira, Rickettsia, Ecoli, thuốc rất độc đối với gan, thận, thần kinh
(Rowland M, 1989)
7) Nhóm Polypeptides
Trong cấu trúc phân tử có nhiều liên kết peptide. Gồm các chất Bacitracin,
Subtiline, Tyrothricine, các Polymycine A, B. C, D và E (Colistine, Colimycine).

Đây là các chất diệt khuẩn, tác dụng với cả vi khuẩn đang phát triển và ngừng phát
triển. Chúng có hoạt phổ kháng sinh hẹp. Bacitracin, Subtiline, Tyrothricine diệt vi
khuẩn gram dương, các Polymicine A, B, C, D và E diệt vi khuẩn gram âm.
8) Các kháng sinh khác: gồm các loại sau:
- Vancomycine và Teicoplanine: Là những glycopeptide, gồm phần ose và
acid amin, ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, chỉ diệt vi khuẩn gram dương.
- Novobiocine: Tác dụng kìm khuẩn thông qua ức chế tổng hợp acid nhân.
- Acid fusidic: Là kháng sinh duy nhất có cấu trúc steroid, cơ chế giống nhóm
Macrolides, ức chế tổng hợp protein, tác dụng lên khuẩn gram dương và âm.
- Fosfomycine: Ức chế quá trình tạo vách tế bào vi khuẩn, có hoạt phổ kháng
sinh rộng.
9) Nhóm kháng sinh chống nấm: Các kháng sinh trong nhóm này không tác
dụng trên vi khuẩn, được phân theo nguồn gốc thành các nhóm sau:
- Thuốc có nguồn gốc sinh học: Nhóm polyens gồm Nystatine và
Amphotericine B, có tác dụng kìm hãm và diệt nấm, thông qua việc gắn vào steroid
của màng, huỷ màng và làm rối loạn tính thấm màng tế bào nấm. Nhóm
Griseofulvines có tác dụng kìm nấm.
- Thuốc có nguồn gốc tổng hợp: 5-fluorocytosine có tác dụng theo cơ chế
kháng chuyển hoá. Dẫn xuất imidazol có phổ tác dụng rộng, diệt nấm dạng men và
dạng sợi.

7


10) Thuốc có tác dụng như kháng sinh (antibiomimetic)
Là thuốc tổng hợp, có cấu trúc và xuất xứ rất đa dạng, nhưng các cơ chế tác
dụng như kháng sinh, bao gồm:
* Nhóm Quinolones: Còn được gọi là thuốc ức chế gyrase vì đích phân tử của
nhóm này là DNA-gyrase (enzyme tham gia tạo dây xoắn DNA) dẫn đến ức chế
tổng hợp AND của vi khuẩn gồm hai loại:

+ Quinolone kinh điển gồm acid Nalidixic, Oxolinic, Pipemidic, Piromidic và
Flumequine. Trong cấu trúc không có Flo và nhân piperazin trừ Flumequin.
+ Quinolone mới gồm Rosoxacine, Pefloxacine, Ofloxacine, Ciprofloxacin,
Norfloxacin.
* Nhóm Ntro-imidazoles: Gồm ba dẫn xuất Metronidazole, Orndazole,
Tinidazole có tác dụng diệt đơn bào và vi khuẩn kỵ khí.
* Nhóm các dẫn xuất Nitrofuranes: Các kháng sinh loại này không bị phân
hủy bởi pH dạ dày, nhưng khi gặp ánh sáng sẽ giải phóng gốc nitrit – NO2 độc gồm
ba loại thuốc sau:
+ Loại 1 gồm: Nitrofurantoine, Hydroxymethyl-nitrofurantoine, Niforfoline.
+ Loại 2 gồm: Furazolidone, Nifuratel.
+ Loại 3 gồm: Nitrolural, Nifuroxazid.
Dẫn xuất Nitrofuran ức chế chu trình Kreb của vi khuẩn, làm giảm sản xuất
năng lượng cần cho sinh sản và tồn tại của vi khuẩn. Nồng độ thuốc hợp lý sẽ gây
ức chế hoặc ngừng hẳn tổng hợp AND, ARN của vi khuẩn.
* Các dẫn xuất của Sulfamid
Được đặc trưng bởi một cấu trúc đơn giản thuộc nhóm Sulfolamid, người ta
có thể chia làm 3 loại:
- Thải nhanh: Sulfafurazon, Sunfadimidin,
- Thải hơi chậm: Sulfadimethoxin, Sulfamethoxypyridazin, loại này ít dùng vì
khó thải trừ, gây khó khăn khi tai biến.
- Thải rất chậm: Sulfadoxin (fanasil) có trong Fansida chữa sốt rét
Các thuốc Sulfamid thường hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa, hầu như hoàn
toàn, và thải trừ qua thận.

8


2.1.3. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị
Chỉ sử dụng kháng sinh khi biết chắc chắn đó là bệnh truyền nhiễm do vi

khuẩn gây ra và khi cơ thể vật nuôi có nguy cơ bị nhiễm trùng: Mổ, vết thương
ngoại khoa, thiến. Sự lựa chọn khoa học nếu người kê đơn dựa vào các kết quả của
việc hỏi diễn biến bệnh, thăm khám, chẩn đoán, kết quả thử kháng sinh đồ và sau đó
dựa vào các triệu chứng lâm sàng, dịch tễ học. Tìm hay dự đoán nguyên nhân bệnh,
phát hiện bệnh sớm. Trên cơ sở đó chọn thuốc có phổ rộng, điều trị kịp thời và cần
phải dùng liều tấn công. Khi chọn thuốc cần chú ý đến đích (nơi vi khuẩn đang khư
trú), đường đưa thuốc thích hợp để kháng sinh nhanh đến được nơi tác dụng với
nồng độ cao nhất và tồn tại lâu.
Khi điều trị dùng liều cao ngay từ đầu, sau đó phải luôn luôn duy trì đủ liều
lượng và đúng liệu trình.
Chỉ phối hợp kháng sinh trong điều kiện thật cần thiết: Chống lại nguy cơ gây
kháng thuốc khi gia súc bị bệnh ghép. Khi phối hợp kháng sinh cần hiểu rõ cơ chế
tác dụng khi có mặt cùng lúc hai kháng sinh phối hợp tránh tác dụng đối kháng hoặc
không có ảnh hưởng lẫn nhau.
Kết hợp với thuốc chữa triệu chứng và nhất thiết phải nâng cao sức đề kháng
của gia súc, tăng cường công năng của gan, thận bằng cách chăm sóc, quản lý, nghỉ
dưỡng và khai thác gia súc hợp lý.
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI
Trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi thâm canh việc sử dụng kháng sinh đã
đem lại lợi ích rất lớn cho người chăn nuôi. Do đó, kháng sinh ngày càng được sử
dụng rộng rãi với mục đích kích thích sinh trưởng, phòng bệnh, trị bệnh cho gia súc,
gia cầm và bảo quản sản phẩm.
2.2.1. Trên thế giới
Theo kết quả nghiên cứu của Hội liên hiệp sức khỏe động vật Châu Âu
(FEDESE), năm 1999, Châu Âu đã sử dụng 35% (4.700 tấn) tổng lượng kháng sinh
đăng ký trong chăn nuôi; 65% phần còn lại được sử dụng cho người (8.500 tấn).
Trong số kháng sinh dùng cho chăn nuôi có 3.900 tấn (chiếm 29%) được dùng để
điều trị bệnh động vật; 786 tấn (6%) trộn vào thức ăn (TĂ) kích thích tăng trưởng.
Như thế lượng kháng sinh được sử dụng để kích thích sinh trưởng đã giảm 50% so
với năm 1997 (1.600 tấn) (EU, 2002). Từ ngày 1/1/2006, Ủy ban Châu Âu đã cấm


9


sử dụng tất cả các loại kháng sinh nhằm kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi
(EC, 2003).
Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 6 triệu pao (xấp xỉ 2730 tấn) kháng sinh được
dùng trong chăn nuôi. Theo thống kê xấp xỉ 80% số gia cầm, 70% số lợn, 70% số
bò sữa và 60% số bò thịt nuôi dưỡng bằng thức ăn có bổ sung kháng sinh. Ước tính
cứ mỗi USD chi phí cho kháng sinh dùng trong thức ăn, người chăn nuôi thu được
lợi tức 2-4 USD (Ensminger et al., 1990).
Theo số liệu của Viện Thú y Mỹ (Animal Health Institute, 2008), lượng kháng
sinh được sử dụng trong chăn nuôi ở Mỹ khoảng 20,42 triệu pao (9270 tấn), trong
đó kháng sinh nhóm Ionophore chiếm nhiều nhất (47,5%), Tetracycline là 15,67%,
tổng lượng kháng sinh trong 9270 tấn được sử dụng với mục đích kích thích sinh
trưởng (Trần Quốc Việt, 2007).
Mỹ là nước đầu tiên phát hiện ra hiệu quả sử dụng kháng sinh làm chất kích
thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi. Chính vì vậy Cơ quan quản lý Dược
phẩm và Thực phẩm (FDA) Mỹ đã ban hành các quy định về việc cho phép sử dụng
kháng sinh để kích thích tăng trọng từ năm 1951. Theo NRC, 1998, Mỹ và Canada
đã cho phép sử dụng 17 loại kháng sinh vào thức ăn cho lợn, trong đó có 8 loại phải
ngừng sử dụng trước khi giết mổ từ 5- 70 ngày. Liều lượng bổ sung thường rất thấp
tùy theo loại kháng sinh, nhưng nếu sử dụng Chlotetracycline hay Zinbacitracilin thì
hàm lượng đó là 30 đến 40 ppm.
Ở Anh và Pháp, trung bình một năm có khoảng 75% số động vật được dùng
kháng sinh để điều trị và gần 60% động vật được dùng kháng sinh để phòng bệnh.
Ở Anh, Tetracycines là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để bổ sung vào
thức ăn chăn nuôi, chiếm hơn 50% tổng số kháng sinh (McEvoy, 2002).
Theo số liệu của Ghislain Follet, trong năm 1997 tổng lượng kháng sinh dùng
trong nhân y và chăn nuôi ở EU là 10500 tấn (quy theo mức 100% tinh khiết của

các thành phần hoạt tính), trong đó 52% sử dụng trong nhân y, 33% điều trị thú y và
15% như chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi. Trong đó, tỷ lệ các loại kháng sinh
được sử dụng trong chăn nuôi: Penicillin 9%; Tetracycline 66%; Macrolide 12%;
Aminoglycoside 4%; Fluoroquinolone 1%; Trimethomprim sulfamid 2% và các
kháng sinh khác 6% (Trần Quốc Việt, 2007).
Việc bổ sung kháng sinh với liều lượng thấp được xác nhận là cải thiện được
các chỉ tiêu: Tăng khối lượng trên ngày do tăng hệ số chuyển hóa thức ăn (từ 2 đến

10


6%). Rất nhiều thí nghiệm đã khẳng định rằng khi bổ sung kháng sinh trong khẩu
phần, lợn con đã tăng khối lượng cao hơn đối chứng 14 - 16%, lợn thịt và vỗ béo đã
tăng khối lượng cao hơn 4 – 10%, đồng thời tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng trọng
giảm 2 – 7% (Zimmerman, 1986). Bổ sung kháng sinh vào thức ăn cho lợn nái.
2.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những năm trước kháng sinh được sử dụng tràn lan để phòng
bệnh và trị bệnh nên tình trạng tồn dư kháng sinh trong thịt là rất phổ biến. Có tới
60-70% tổng các thuốc đang dùng để phòng trị bệnh cho vật nuôi là thuốc hóa học
trị liệu trong đó chủ yếu là thuốc kháng sinh (Bùi Thị Tho, 2003).
Theo Lã Văn Kính (2007), tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở nước ta
là rất cao, 100% các sơ sở chăn nuôi có sử dụng Oxytetracycline, 67% các cơ sở
chăn nuôi có sử dụng Chloramphenicol (mặc dù thuốc này đã bị cấm không được
dùng để diều trị), 30% có sử dụng Olaquindox và 77% các cơ sở chăn nuôi có sử
dụng Dexamethasol. Bên cạnh đó hầu hết các cở sở chăn nuôi sử dụng kháng sinh
trong việc phòng và trị bệnh lại không hợp lý, không ngừng sử dụng thuốc theo
đúng quy định, thậm chí bán chạy khi điều trị không thấy hiệu quả.
Kết quả khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà trên địa
bàn tỉnh Bình Dương (Đinh Thiện Thuận và cs., 2002) có 26 loại kháng sinh được
sử dụng, trong đó nhiều nhất là Chloramphenicol (15,35%), Tylosin (15%),

Colistin (13,24%), Norfloxacin (10%), Gentamycin (8,35%), nhóm Tetracycines
(7,95%), Ampicillin (7,24%); các cơ sở sử dụng kháng sinh không hợp lý chiếm
17,11%, chủ yếu là sai về liều lượng (12,57%) và liệu trình điều trị (3,09%) đồng
thời số cơ sở không tuân thủ các quy định về thời gian ngưng thuốc trước khi giết
mổ chiếm tới 40,13%.
Nghiên cứu của Đinh Thiện Thuật và cs. (2002) đã chỉ ra 82,89% trang trại
nuôi lợn sử dụng kháng sinh không hợp lý, 40,13% ngừng sử dụng thuốc không
đúng. Một vài loại thuốc kháng sinh dùng để phòng, trị bệnh hoặc kích thích tăng
trọng như: Zinc Bacitracin, Tetracycline, Tyrosin, Neomycin, được khuyến cáo
ngừng sử dụng cho gia súc trước khi giết mổ từ 14 - 42 ngày. Thế nhưng, nhiều
người chăn nuôi do hám lợi đã cho vật nuôi ăn đến lúc giết thịt (Xuân Hùng, 2004).
Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh
(2003) điều tra 628 hộ chăn nuôi heo, gà cho thấy đa số người chăn nuôi sử dụng
kháng sinh không hợp lý như liều lượng cao, sử dụng liên tục để phòng ngừa bệnh

11


cho gia súc đến khi nào bán được. Ngoài ra, việc sử dụng cho vật nuôi các loại kháng
sinh trong danh mục thuốc dùng cho người hoàn toàn có khả năng dẫn tới kháng
thuốc của vi khuẩn. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều trị các bệnh nhiễm.
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở các hộ chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội
theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Diệp (2003), cho thấy kháng sinh thuộc
hai nhóm Quinolones và Macrolides được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ tương ứng là
78,14% và 86,89%. Các nhóm kháng sinh khác được sử dụng với tỷ lệ tương ứng là
54,92% (Polipeptides), 50,96% (Aminoglycosides), 46,58% (-lactams), 46,58%
(Tetracyclines), 22,27% (Sulfamides). Đáng chú ý là kháng sinh nhóm Nitrofurans
(đặc biệt là Furazolidon) mặc dù đã bị cấm trong chăn nuôi do có độc tính cao
nhưng vẫn được các hộ chăn nuôi sử dụng với tỷ lệ 15,71%.
Kết quả nghiên cứu của Đậu Ngọc Hào và Chử Văn Tuất (2008), ở 30 trang

trại chăn nuôi tập trung lợn thịt và gà thịt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và phân tích
kháng sinh Tetracyclin, Oxytetracyclin, Chlortetracycline, Tylosin trong 60 mẫu
thức ăn chăn nuôi, có 60,3% mẫu thức ăn lợn thịt và 70,3% mẫu thức ăn gà thịt phát
hiện thấy ít nhất một trong số các loại kháng sinh kể trên. Trong những mẫu phát
hiện thấy kháng sinh, 1 mẫu thức ăn lợn thịt có hàm lượng Tylosin vượt giới hạn
cho phép khoảng 2 lần.
2.3. VẤN ĐỀ TỒN DƯ KHÁNG SINH TRONG SẢN PHẨM CÓ NGUỒN
GỐC ĐỘNG VẬT
2.3.1. Tồn dư kháng sinh
Theo chỉ thị 86/469 của Uỷ ban Châu Âu thì “Chất tồn dư là chất có tính dược
động học và các chất chuyển hóa trung gian của chúng nguy hiểm đến sức khỏe
người tiêu dùng”.
Để bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban Châu Âu đã quy định mức giới hạn tồn dư
tối đa (MRL – Maximum Residue Limit) của từng loại kháng sinh cho phép sử dụng
đối với từng loại thực phẩm. MRL là lượng kháng sinh cao nhất được phép tồn dư
trong thực phẩm mà không ảnh hưởng đến cơ thể người và vật nuôi khi sử dụng sản
phẩm đó làm thức ăn. MRL có thể được quy định rất khác nhau ở các nước căn cứ
vào đặc điểm sinh lý, sinh thái, nhất là đặc điểm dinh dưỡng, thói quen ăn uống của
người dân từng nước.
Giá trị MRL được xác định bởi 3 yếu tố:
• Lượng tối thiểu có tác dụng trên động vật thí nghiệm hay điều trị gây ra hiệu
12


×