Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài tập thuế tổng hợp có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.72 KB, 14 trang )

Câu hỏi:
Lý thuyết
1. Thuế trực thu và thuế gián thu là gì? Phân tích ưu nhược điểm của 2 loại thuế này?
2. Vai trò của thuế? Theo các anh chị thì vai trò nào là quan trọng nhất?
3. Khái niệm, đặc điểm và mục đích của thuế GTGT?
4. Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT.
5. Mức độ điều tiết được thể hiện thông qua yếu tố nào của đạo luật thuế? Giải thích?
Bài tập
1. Trong tháng 8/2014 công ty TNHH Hải Nam có các nghiệp vụ kinh tế như sau:
a/ 2. Làm đại lý tiêu thụ sản phẩm B (thuộc diện chịu thuế GTGT) cho một công ty
TNHH trong nước, giá bán theo qui định chưa có thuế GTGT là 50.000 đồng/sp, hoa
hồng được hưởng là 5% trên giá bán chưa thuế GTGT, trong kỳ công ty K tiêu thụ được
10.000sp và đã được công ty TNHH thanh toán tiền hoa hồng cho số sản phẩm bán được
trong kỳ.
b/ Nhận xuất khẩu ủy thác một lô hàng C theo điều kiện giá FOB có trị giá là 600
triệu đồng, hoa hồng ủy thác được hưởng là 3% trên giá FOB.
c/ Bán cho doanh nghiệp L lô hàng D với giá chưa thuế GTGT là 200 triệu đông,
thuế GTGT là 10%, nhưng khi viết hóa đơn, kế toán chỉ ghi giá thanh toán là 220 triệu
đồng. (hóa đơn không ghi tách riêng giá chưa thuế và thuế GTGT).
d/ Dùng 100sp E để trao đổi với một cơ sở kinh doanh M lấy sản phẩm F, giá bán
chưa thuế GTGT của sản phẩm E cùng thời điểm phát sinh họat động trao đổi là
120.000đ/sp. Công ty nhận về số sản phẩm F có tổng giá trị là 15 triệu (giá chưa thuế


GTGT). Phần chênh lệch đã thanh toán cho phía công ty M bằng tiền chuyển khoản.
Thuế suất thuế GTGT của sản phẩm F là 5%.
e/ Thuê một công ty ở nước ngoài (không thực hiện báo cáo kế toán của Việt Nam)
sửa chữa một hệ thống sản xuất - việc sữa chửa thực hiện tại Việt Nam - với giá thanh
toán theo hợp đồng qui ra đồng VN là 300 triệu đồng.
Yêu cầu: xác định số thuế GTGT mà công ty phải nộp trong tháng (bao gồm luôn số
thuế nộp hộ nếu có).


Biết rằng:
- Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ là 10%.
- Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ là 50 triệu đồng (chưa tính
thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động thuê nước ngoài sửa chữa TS và hàng trao đổi về).
2. Công ty du lịch Sài Gòn trong tháng 8/2014 có các NV kinh tế phát sinh như sau:
a/ Thực hiện hợp đồng với công ty H đưa 50 nhân viên của công ty Hđi tham quan
từ TP HCM đi HN và về lại TP HCM trong 5 ngày vớigiá trọn gói 6.050.000 d/ người
b/ Thực hiện hợp đồng với công ty du lịch Singapo theo hình thức trọn gói đưa đoàn
khách Singapo đến Việt Nam và lại về Singapo trong vòng 7ngày với tổng giá thanh toán
quy ra đồng VN là 530tr.đ. Công ty du lịch Sài Gòn phải lo toàn bộ vé máy bay ăn ở thăm
quan. Riêng vé máy bay từ singapo về Việt Nam và ngược lại hết 200tr.đ
c/Thực hiện hợp đồng đưa 30 nhân viên cty H tham quan từ VN sang Hongkong và
về lại VN trong vòng 6 ngày với giá trọn gói 15 tr.đ/khách.Cty đã ký với cty du lịch
Hongkong với giá 12.800.000đ/khách.cty du lịch Hongkong lo toàn bộ vé máy bay, ăn
ở…
Yêu cầu : xác định thuế GTGT phải nộp trong tháng của cty du lịch Sài Gòn.


Biết rằng cty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT các dịch vụ
là 10%. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng là 20tr.đ
3. Theo số liệu trên sổ sách và chứng từ thì Quý I/2015 Công ty kế toán Thiên Ưng
phát sinh các nghiệp vụ sau:
- Doanh thu từ hoạt động bán hàng, dịch vụ là: 800.000.000vnđ.
- Trả lương cho Công nhân viên là: 150.000.000đ và các khoản trích theo lương như:
Bảo hiểm …: 30.000.000đ.
- Lãi nhận được từ tiền gửi Tài khoản ngân hàng: 1.000.000đ.
- Nộp tiền thuế GTGT Qúy I/2015 số tiền: 10.000.000đ.
- Chi phí bán hàng: 100.000.000đ.
- Chi phí quản lý Doanh nghiệp: 120.000.000đ.

Yêu cầu: Tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính Qúy I/2015 của Công ty kế toán
Thiên Ưng.T
Biết rằng: Công ty kế toán Thiên Ưng được thành lập vào 20/05/2011 và doanh thu
năm 2014 < 20 tỷ
4. Tháng 5/2014 Ông Hải Nam có:
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công là 40.000.000 vnđ.
- Phải đóng các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền
lương.
- Phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi.
Yêu cầu:
- Tính thuế nhập cá nhân phải nộp trong tháng 5/2014 của Ông Hải Nam.


5. Tháng 1/2015
Theo hợp đồng lao động ký giữa Ông Hải và Công ty kế toán AV thì Ông Hải được trả
tháng là 40 triệu đồng,
- Ngoài tiền lương Ông Hải được công ty trả thay phí hội viên câu lạc bộ thể thao 1
triệu đồng/tháng. Ông Hải phải đóng bảo hiểm bắt buộc là 1,5 triệu đồng/tháng. Công
ty chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định thay cho ông Ông Hải.
- Cũng trong tháng này, ông Hải trúng thưởng 1 xe máy có trị giá 30 triệu đồng.
- Trong năm Ông Hải chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, không có người phụ
thuộc và không phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Yêu cầu: Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho Ông Hải:


Lý thuyết
1. Khái niệm và đặc điểm của thuế trực thu và thuế gián thu. So sánh 2 loại thuế này?
Các sắc thuế khi phân loại theo hình thức thu sẽ gồm hai loại là thuế trực thu và thuế gián
thu.
Thuế trực thu là thuế mà người, hoạt động, đồ vật chịu thuế và nộp thuế là một. Ví

Dụ như một người nhập hàng hóa từ nước ngoài về và tiêu dùng luôn, hay như thuế thu
nhập doanh nghiệp hay thuế thu nhập cá nhân, tài sản.... Thuế đánh lên thu nhập hoặc tài
sản với kỳ vọng rằng người bị thu thuế sẽ thực sự là người bị mất sức mua.
Ưu điểm:
- Điều tiết trực tiếp vào thu nhập của người có thu nhập cao nên góp phần đắc lực
trong việc thực hiện công bằng xã hội; đây là ưu điểm nỗi trội mà lẽ ra trong một nước
"định hướng XHCN" như VN cần phải thực hiện thật mạnh mẻ để gảm bớt khoẳng cách
giàu nghèo.
- Việc thu thuế không làm cho giá cả thị trường biến động (thu trên thu nhập) là chủ
yếu;
- Khuyến khích và thúc đẩy các ngành nghề theo định hương của Nhà nước (qua
chính sách ưu đãi đầu tư); Góp phần xã hội hóa các hoạt động từ thiện, nhân đạo; giúp đỡ
các đối tượng khó khăn (các khoản này được giảm trừ khi tính thuế trực thu.
Nhược điểm:
+ Thuế trực thu khó quản lý, thất thu thuế phổ biến và nghiêm trọng: Do thói quen
tiêu dùng bằng tiền mặt, quà biếu không qua ngân hàng nên Nhà nước không nắm được
thu nhập thực tế để thu thuế.
+ Do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp; thu nhập của đại bộ phận dân chưa đến
ngưỡng phải nộp thuế trực thu nên nguồn thu này vẫn còn nhỏ,


+ Nhìn chung ý thức về nghĩ vụ nộp thuế của người dân nhất là tằng lớp có thu nhập
nhiều chưa cao nên việc trốn thuế, nợ thuế ... phổ biến, gây khó khăn công tác hành thu
và cân đối NSNN.
Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một.
Chẳng hạn, chính quyền đánh thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và công ty lại chuyển
thuế này vào chi phí tính vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng chịu thuế là
người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: thuế VAT,thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt...
được thu từ nhà sản xuất, người bán hàng với kỳ vọng chúng sẽ được chuyển sang cho
người tiêu dùng. Thuế này chuyển sức mua khỏi người tiêu dùng cuối cùng bằng cách tạo

khoảng chênh lệch giữa số tiền chi trả cho nhà sản xuất và giá bán.
+ Ưu điểm:
- Thu tập trung (chủ yếu thu ở khâu Sản xuất và nhập khẩu (chiếm đến 80% só thu);
Nhà nước có nguốn NS ngay để chi tiêu cho các mục tiêu;
- Thuế gián thu cấu thành trong giá bán HHDV trong lúc đa số người dân chưa am
tường về thuế thì cho là tại nhà NS nâng giá bán...Trong lúc đó đối với các nước phát
triển, không dễ gì quốc hội thông qua 1 loại thuế gián thu mà không bị dân chúng biểu
tình, phản đối!
+ Nhược điểm:
- Làm cho giá cả gia tăng (đương nhiên)
- Cào bằng trong điều tiết xã hội : Một người nghèo, thậm chí là người đi ăn xin nếu
mua một món hàng gì đó cũng phải chịu thuế gián thu.
- Yêu cầu về quản lý SSKT, nhất là hóa đơn chứng từ khá phức tạp so với trình độ
quản lý và thói quen của dân ta (mua món hàng cả chục triệu vẫn không lấy hóa đơn) cho
nên dễ gây thất thjoát thuế (người kinh doanh chiếm dụng khoản thuế GT người mua đã
trả)


2. Vai trò của thuế? Theo các anh chị thì vai trò nào là quan trọng nhất?
a/ Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước.
b/ Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
c/ Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội.
d/ Thuế là công cụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Vai trò a/ là quan trọng nhất bởi: Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. ngân sách Nhà nước.
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền
kinh tế quốc dân. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN Thuế chiếm một tỷ trọng rất lớn
trong thu NSNN. Nhà nước có thể thu ngân sách từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không
có nguồn thu nào ổn định và bền vững bằng thuế. Vì mang tính không hoàn trả trực tiếp

nên nhà nước có thể yên tâm dùng thuế làm công cụ chủ yếu để thu ngân sách, phục vụ
các chi tiêu của quốc gia mà không phải lo lắng về nghĩa vụ bồi hoàn hay trả nợ. Hàng
năm, thuế luôn đóng góp khoảng trên 90% vào tổng thu ngân sách nhà nước.
3. Khái niệm, đặc điểm và mục đích của thuế GTGT?
Khái niệm
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng
hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế GTGT tính trên giá bán chưa có thuế GTGT. Người sản xuất, cung ứng có
trách nhiệm thu và nộp hộ người tiêu dùng. Người tiêu dùng mua hàng hóa với giá đã có
thuế GTGT, vì vậy chính người tiêu dùng là người chịu khoản thuế này.
Đặc điểm thuế GTGT.


* Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng
trên lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ đó. Điều
kiện để hàng hóa dịch vụ là đối tượng chịu thuế của thuế GTGT:
- Phải là hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và được phép lưu thông trên thị trường Việt
Nam.
-

Các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất đến tiêu dùng

phải là những giao dịch hợp pháp. (Phân tích giống như phần thuế xuất khẩu, nhập khẩu).
* Thuế GTGT có căn cứ tính thuế là phần giá trị tăng thêm trong các khâu của quá
trình lưu thông từ sản xuất đến tiêu dùng.
* Thuế GTGT phát sinh nhiều lần, xuất hiện ở mỗi khâu của quá trình kinh doanh
từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, người tiêu dùng là người phải trả tiền thuế cho tất cả
các khâu trước đó.
* Thuế GTGT có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch vụ
trên thị trường.

* Xét về mặt tính chất thì thuế GTGT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu
thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế,
người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà
nước.
Vai trò của thuế GTGT:
*

Thuế GTGT góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình

đẳng giữa các chủ thể khi nó bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn chứng
từ.
* Thuế GTGT giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, kinh
doanh hàng hóa nhờ kiểm soát được hệ thống hóa đơn, chứng từ, khắc phục được nhược


điểm của thuế doanh thu là trốn thuế. Qua đó, còn cung cấp cho công tác nghiên cứu,
thống kê những số liệu quan trọng.
* Thuế GTGT góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý thông
qua việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu ngay từ khi nó xuất hiện trên lãnh thổ Việt
Nam; bên canh đó thuế GTGT đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo ra thuế GTGT đầu
ra để được hoàn thuế GTGT.
4. Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT (so sánh giống và khác)
Sự giống nhau giữa thuế suất 0% và không chịu thuế là chủ thể không phải nộp một
khoản tiền thuế.
Điểm khác nhau giữa 2 loại thuế này là:

Không chịu thuế
- Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

Thuế suất 0%

- Vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế

thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT nên hàng tháng cở sở kinh doanh hàng hoá,
không phải thực hiện nộp thuế GTGT.
- Cơ sở kinh doanh không được khấu
trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào
của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất

dịch vụ phải kê khai và có nghĩa vụ nộp
thuế đầy đủ đúng hạn vào Ngân sách nhà
nước.
- Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT

kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho
tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo việc sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
quy định mà phải tính vào nguyên giá tài thuộc đối tượng chịu thuế.
sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi
phí kinh doanh.

5. Mức độ điều tiết được thể hiện thông qua yếu tố nào của đạo luật thuế?


Một đạo luật thuế về cơ bản gồm những yếu tố chính sau: tên đạo luật thuế; đối
tượng chịu thuế; đối tượng nộp thuế; đối tượng không thuộc diện chịu thuế, không thuộc
diện nộp thuế; căn cứ tính thuế; giá tính thuế, thuế suất; những trường hợp miễn giảm
thuế; qui định về trình tự , thủ tục kê khai nộp thuế….
Về cơ bản một đạo luật thuế nói chung và tất cả các yếu tố của nó đều thể hiện sự
điều tiết của nhà nước. Tuy nhiên, khi nói đến mức độ điều tiết là nói tới sự điều tiết khác
nhau của nhà nước đối với các chủ thể, đối tượng giống nhau hoặc có cùng điều kiện nhất
định, thể hiện thái độ ưu đãi, khuyến khích hay thắt chặt hơn của nhà nước. Trong một

đạo luật thuế thì yếu tố thể hiện mức độ điều tiết của nhà nước là:
Thuế suất: là mức thuế phải thu thể hiện mức độ điều tiết của nhà nước mà đối
tượng nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo một mức nhất định.
Có 2 loại thuế suất: là thuế suất tuyệt đối và thuế suất tỉ lệ.
Cùng là đối tượng chịu thuế nhưng mỗi loại hàng hóa, dịch vụ hay tài sản khác nhau
lại có thể bị áp dụng mức thuế suất khác nhau. Xét về mức độ điều tiết thì có 3 loại thuế
suất: thuế suất bình thường, thuế suất ưu đãi và đặc biệt ưu đãi.
Ví dụ đối với thuế giá trị gia tăng, có các mức thuế là 10%, 5%, 0%. Trong đó thuế
suất 0% là mức thuế suất đặc biệt ưu đãi đối với những hàng hóa, dịch vụ được khuyến
khích sản xuất, xuất khẩu. Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, mức thuế suất dao động từ 10 –
70%, mức thuế 70% được áp dụng đối với những hàng hóa, dịch vụ nhà nước muốn đặc
biệt hạn chế tiêu dùng.
Ngoài ra trong một đạo luật thuế, một số yếu tố khác cũng gián tiếp thể hiện mức độ
điều tiết của nhà nước như: đối tượng chịu thuế (có đối tượng không chịu thuế, miễn
thuế, chịu thuế suất 0%, mặc dù có hệ quả số học là như nhau nhưng nó thể hiện mức
khuyến khích ưu đãi khác nhau của nhà nước đối với các đối tượng. Ngoài ra, việc xác
định đối tượng chịu thuế giúp xác định được phạm vi tác động của đạo luật thuế đó hay
phạm vi điều tiết rộng hay hẹp của nhà nước); các trường hợp miễn, giảm thuế.


Bài tập
1. Hướng dẫn giải:
a/ Doanh thu hoa hồng được hưởng = 10.000 x 50.000 x 5% = 25.000.000
- Thuế VAT đầu ra = 25.000.000 x 10% = 2.500.000
b/ - Doanh thu hoa hồng được hưởng = 600.000.000 x 3% = 18 000 000
- VAT đầu ra = 18.000.000 x 10%= 1.800.000.
c/ - Giá tính thuế GTGT = 220.000.000 / 1.1 = 200.000.000
- VAT đầu ra = 200.000.000 x 10% = 20.000.000
d/ - Thuế VAT đầu ra đối với SP E = 100 x 120.000 x 10% = 1.200.000
- Thuế VAT đầu vào đối với SP F = 15.000.000 x 5% = 750.000

e/ VAT đầu vào hàng nhập khẩu = 300.000.000 x 10% = 30.000.000
Tổng số thuế VAT đẩu ra = 2.500.000 + 1.800.000 + 20.000.000 + 1.200.000 = ...
Tổng số thuế VAT đẩu vào = 30.000.000 + 50.000.000 + 750.000 = ...
2. Hướng dẫn giải:
a/ Giá tính thuế = Giá trọn gói / (1 + thuế suất thuế GTGT)
= 6.050.000 / (1+ 10%) = 5.500.000
Số thuế GTGT công ty du lịch sài gòn phải nộp : 50x5.500.000x10% = 27,5 (tr.đ)
b/ Thuế GTGT công ty phải nộp khi đưa đoàn khách tham quan
(530 – 200) x 10% / (1+10%) = 30 ( tr.đ)
c/ Giá tính thuế khi công ty đưa 30 nhân viên đi tham quan:


(15.000.000 – 12.800.000) / (1 + 10 %) = 2.000.000 (đ)
Thuế GTGT đầu ra là: 30x2x10% = 6 (tr.đ)
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 20 ( tr.đ)
Tổng thuế GTGT công ty phải nộp: 27,5 + 30 +6 -20 = 43,5 (tr.đ)
3. Hướng dẫn giải:
a/ Xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
Doanh thu tính thuế TNDN:
= 800.000.000vnđ.
Thu nhập khác:
= 1.000.000đ.
Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:
= 150.000.000đ + 30.000.000đ + 100.000.000đ + 120.000.000đ = 400.000.000
=> Thu nhập chịu thuế TNDN:
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác
= (800.000.000 - 400.000.000) + 1.000.000đ. = 401.000.000
b/ Xác định thu nhập tính thuế TNDN:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản
lỗ được kết chuyển theo quy định)

= 401.000.000 (Vì không có các khoản thu nhập được miễn thuế và năm trước
không lỗ nên toàn bộ thu nhập chịu thuế là thu nhập tính thuế).


c/ Thuế TNDN phải nộp tạm tính Qúy I/2015 của Công ty kế toán Thiên Ưng như
sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
= 401.000.000 x 20% = 80.200.000đ
(Vì năm 2014 Công ty có doanh thu < 20 tỷ nên được áp dụng thuế suất 20%)
4. Hướng dẫn giải:
- Thu nhập chịu thuế của Ông Nam là: = 40.000.000 vnđ
- Ông Nam được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): = 3,6 triệu đồng × 2 = 7,2
triệu đồng
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: = 40 triệu đồng × (8% + 1,5%) = 3,8 triệu
đồng
Tổng cộng các khoản được giảm trừ: = 9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 3,8 triệu
đồng = 20 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế của Ông Nam là:
40 triệu đồng – 20 triệu đồng = 20 triệu đồng
- Số thuế phải nộp của Ông Nam là:
Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
- Căn cứ vào “Biểu tính thuế rút gọn” ở Phụ lục: 01/PL-TNCN theo Thông tư số
111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn cụ thể như sau:


- Thu nhập tính thuế Ông Nam trong tháng 5/2014 là: 20 triệu đồng là thu nhập
tính thuế thuộc bậc 4.
- Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

20 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 2,35 triệu đồng
5. Hướng dẫn giải:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công:
Thu nhập làm căn cứ quy đổi là: = 31,5 triệu + 1 triệu – (9 triệu + 1,5 triệu) =
22 triệu.
Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN) là: = (22 triệu đồng
– 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng
=> Thuế thu nhập cá nhân Ông Tùng phải nộp từ tiền lương, tiền công (áp dụng
cách tính thuế rút gọn theo Phụ lục số 01/PL-TNCN) là:
= 25,4375 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 3,4375 triệu đồng
Thu nhập từ trúng thưởng
Thuế TNCN = (30 triệu đồng – 10 triệu đồng) x10 % = 2 triệu đồng
Tổng số thuế TNCN ông Hải phải nộp:
3,4375 triệu đồng + 2 triệu đồng = 5,4375 triệu đồng



×