BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
_______________________
NGUYỄN THU HUYỀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC CHO TRẺ MẦM NON,
QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN THAM GIA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
___________________________
NGUYỄN THU HUYỀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC CHO TRẺ MẦM NON,
QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN THAM GIA
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Tƣ
HÀ NỘI - 2018
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu,
Phòng Sau đại học và các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 - đã trực tiếp giảng dạy, tư vấn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy tiến sĩ Phạm Văn Tư,
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi về khoa học trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này. Trong quá trình hoàn thành đề tài này thầy đã cho
tôi được tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Công tác xã hội trong
hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị quấy rối tình dục nơi cộng cộng” mã số:
B2016-DNA-09-TT được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ
Đại học Đà Nẵng do thạc sĩ Lê Thị Lâm là chủ nhiệm đề tài nhờ đó tôi kế
thừa được một số kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận
Đống Đa, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên của 8 trường mầm non
trên địa bàn Quận đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành việc thu thập số liệu định lượng và định tính phục vụ luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè
đã luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2018
Ngƣời thực hiện
Nguyễn Thu Huyền
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực, là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi trên cơ sở kế thừa một số
kết quả nghiên cứu từ đề tài cấp Bộ“Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ và trẻ
em gái bị quấy rối tình dục nơi cộng cộng” mã số: B2016-DNA-09-TT được
tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng do thạc sĩ
Lê Thị Lâm là chủ nhiệm đề tài dưới sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.
n văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thu Huyền
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐTB
Nxb
SL
:
Điểm trung bình
:
Nhà xuất bản
:
Số lượng
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục sơ đồ, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 3
8. Cấu trúc của luận văn......................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC CHO TRẺ MẦM NON
THEO TIẾP CẬN THAM GIA .......................................................................................... 5
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 5
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................................. 5
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................... 9
1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................................... 13
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục .......................................................................................... 13
1.2.2. Hoạt động ................................................................................................................... 14
1.2.3. Giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục ..................................................................... 15
1.2.4. Tiếp cận tham gia ....................................................................................................... 19
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ mầm non
theo tiếp cận tham gia .......................................................................................................... 20
1.3. Hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ mầm non ........................... 21
1.3.1. Nội dung giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ mầm non .......................... 21
1.3.2. Hình thức giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ mầm non ......................... 23
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ mầm non
theo tiếp cận tham gia .......................................................................................................... 27
1.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng trường mầm non trong hoạt động giáo dục phòng ngừa
quấy rối tình dục cho trẻ em ................................................................................................ 27
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ mầm non
theo tiếp cận tham gia của hiệu trưởng ................................................................................ 28
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục
cho trẻ mầm non theo tiếp cận tham gia .............................................................................. 34
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................ 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA
QUẤY RỐI TÌNH DỤC CHO TRẺ MẦM NON Ở QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI
THEO TIẾP CẬN THAM GIA ........................................................................................ 36
2.1. Tổng quan về giáo dục mầm non quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ........................... 36
2.1.1. Thực trạng giáo dục mầm non quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ............................ 36
2.1.2. Các trường mầm non được nghiên cứu ...................................................................... 38
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục
ở các trường mầm non công lập quận Đống Đa, thành phố Hà Nội .................................... 38
2.2.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................................... 38
2.2.2. Nội dung khảo sát ..................................................................................................... 38
2.2.3. Cách cho điểm và thang đánh giá .............................................................................. 39
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ mầm non
ở quận Đống Đa, Hà Nội ..................................................................................................... 40
2.3.2. Thực trạng thực hiên nội dung giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ
mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội ..................................................................................... 40
2.3.3. Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ
mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội ..................................................................................... 43
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ mầm non
ở quận Đống Đa theo tiếp cận tham gia ............................................................................... 45
2.4.1. Thực trạng thực hiện quản lý hoạt động truyền thông cho giáo viên, nhân viên,
phụ huynh và trẻ mầm non về quấy rối tình dục ................................................................. 45
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động thu thập thông tin liên quan đến quấy rối tình dục của
nhà trường ............................................................................................................................ 48
2.4.3.Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật liên quan đến phòng chống
quấy
rối tình dục ........................................................................................................................... 51
2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng ngừa quấy rối tình dục trẻ em .... 53
2.4.5.Thực trạng quản lý nhân sự tham gia giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ
mầm non .............................................................................................................................. 55
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối
tình dục cho trẻ mầm non ở quận Đống Đa theo tiếp cận tham gia ..................................... 58
2.6. Đánh giá chung ............................................................................................................. 60
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................ 63
CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA
QUẤY RỐI TÌNH DỤC CHO TRẺ MẦM NON Ở QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI
THEO TIẾP CẬN THAM GIA ........................................................................................ 64
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................................... 64
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .............................................................................. 64
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................ 64
3.1.3. Nguyên tẳc đảm bảo tính khả thi ............................................................................... 65
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ ............................................................. 66
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ
mầm non ở quận Đống Đa theo tiếp cận tham gia ............................................................... 66
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng chương trình chuẩn và tổ chức tốt về giáo dục phòng ngừa
quấy rối tình dục cho trẻ mầm non ...................................................................................... 66
3.2.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường thuận lợi trong giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục
cho trẻ mầm non .................................................................................................................. 73
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động truyền thông tuyên truyền về việc giáo dục
phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ mầm non qua đó nâng cao nhận thức cho cộng đồng
để huy động sự tham gia của họ .......................................................................................... 77
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giảng dạy về chuyên đề “Giáo dục phòng
ngừa quấy rối tình dục trẻ mầm non” .................................................................................. 79
3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo phối hợp với phụ huynh trong quản lý hoạt động giáo dục ngăn
ngừa quấy rối tình dục trẻ em .............................................................................................. 81
3.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức thiết lập mạng lưới bảo vệ trẻ em và tố giác tội phạm với sự
liên kết chặt chẽ giữa các lực lượng cộng đồng trong giáo dục ngăn ngừa quấy rối tình dục
ở trẻ mầm non ...................................................................................................................... 85
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................................... 87
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
phòng ngừa quấy rối tình dục ở các trường mầm non công lập quận Đống Đa theo tiếp cận
tham gia................................................................................................................................ 89
3.4.1.Quy trình khảo nghiệm ............................................................................................... 89
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ............................................................................................. 89
3.4.3. Cách cho điểm và chuẩn đánh giá ............................................................................. 90
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................................. 90
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................ 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 95
1. Kết luận ............................................................................................................................ 95
2. Khuyến nghị ..................................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 99
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng
ngừa quấy rối tình dục ở các trường mầm non công lập quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội theo hướng huy động cộng đồng ..................................................... 39
Bảng 2.2. Cách cho điểm và thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý quản lý hoạt động giáo
dục phòng ngừa quấy rối tình dục ở các trường mầm non công lập quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội theo hướng huy động cộng đồng .............................................. 39
...................................................................... 39
.............................................................. 40
Bảng 2.5. Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục
cho trẻ mầm non của các trường mầm non ........................................................ 41
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thực hiện các hình thức giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục
cho trẻ mầm non . ................................................................................................ 43
Bảng 2.7. Đánh giá tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa
quấy rối tình dục cho trẻ mầm non của hiệu trưởng nhà trường. ........................ 45
Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thực hiện quản lý hoạt động truyền thông cho giáo viên,
nhân viên, phụ huynh và trẻ mầm non về quấy rối tình dục. .............................. 45
Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thu thập thông tin liên quan đến quấy rối
tình dục của nhà trường. ...................................................................................... 48
Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật liên quan đến phòng
chống quấy rối tình dục. ...................................................................................... 51
Bảng 2.11. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng ngừa quấy rối
tình dục trẻ em. .................................................................................................... 53
Bảng 2.12. Đánh giá thực trạng quản lý nhân sự tham gia giáo dục phòng ngừa quấy rối
tình dục cho trẻ mầm non. ................................................................................... 55
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động giáo dục
phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ mầm non theo tiếp cận tham gia. ............ 58
Bảng 3.1: Mẫu khảo nghiệm ..................................................................................... 89
Bảng 3.2. Cách cho điểm và chuẩn đánh giá ....................................................................... 90
Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản
lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục ở các trường mầm non
công lập quận Đống Đa theo tiếp cận tham gia................................................... 90
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngăn ngừa quấy rối tình
dục cho trẻ mâm non ở các trường mầm non công lập quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ......... 88
Biều đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................. 91
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quấy rối tình dục trẻ em hiện đang là một vấn đề nổi cộm và gây nhiều
bức xúc trong dư luận xã hội hiện nay. Nó để lại hậu quả nặng nề tới sự phát
triển của xã hội và người chịu thiệt thòi trực tiếp là trẻ em cả về thể chất, tinh
thần, ảnh hưởng đó kéo dài và gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.
Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước tham gia ký đầu tiên
ở Châu Á về Công ước quốc tế về quyền trẻ em từ năm 1990, ban hành luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ năm 2004, Quyết định phê duyệt
chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 của Thủ tướng
Chính phủ và ban hành nhiều văn bản, quy định hướng dẫn và thực hiện các
hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng ngược đãi, xâm
hại tình dục trẻ em vẫn diễn biến phức tạp, tính chất ngày càng nghiêm trọng
hơn. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương Binh và xã hội, năm 2014 có
gần 1.600 trẻ em, năm 2015 có hơn 1.300 trẻ em và năm 2016 là hơn 1.200
trẻ em bị xâm hại tình dục.1 Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công
an, mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện.
Trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến
65%, trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại chiếm tới 13,2%.
Xuất phát từ thực trạng đáng báo động về tình trạng quấy rối tình dục
trẻ em, các trường mầm non quận Đống Đa Hà Nội thời gian gần đây đã tích
cực triển khai hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ mầm
non của các trường bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó nhiều trường đã
chủ động mời các chuyên gia về trường mình trang bị cho trẻ các kỹ năng
phòng ngừa xâm hại tình dục, một số trường do giáo viên tự lồng ghép vào
các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa giúp trẻ em có thêm kiến thức, kỹ năng
1
/>
2
phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ. Nhưng hầu như chưa có một nghiên
cứu, đánh giá nào dưới góc độ quản lý giáo dục. Nhận thức của một bộ phận
quản lý các trường mầm non, giáo viên, phụ huynh.. chưa thực sự thấy hết
tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống nói chung, giáo dục phòng ngừa
quấy rối tình dục cho trẻ mầm non nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt
động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ mầm non, quận Đống
Đa, Hà Nội theo tiếp cận tham gia”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy
rối tình dục cho trẻ mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo tiếp cận tham gia
góp phần nâng cao chất lượng hoạt động này ở các trường mầm non của Quận.
3.1. Khách thể nghiên cứu
Các quan hệ quản lý có liên quan đến hoạt động giáo dục phòng ngừa
quấy rối tình dục cho trẻ mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo tiếp cận
tham gia.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động và quản hệ quản lý có liên quan đến hoạt động giáo dục
phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo
tiếp cận tham gia.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình
dục cho trẻ mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo tiếp cận tham gia, huy
động được sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, tăng tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng
giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ mầm non.
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục phòng ngừa quấy rối
tình dục ở các trường mầm non công lập theo tiếp cận tham gia.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng
ngừa quấy rối tình dục ở các trường mầm non công lập quận Đống Đa, Hà
Nội theo tiếp cận tham gia.
5.3. Đề xuất biện pháp và tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối
tình dục cho trẻ mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo tiếp cận tham gia.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
* Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục
cho trẻ mầm non ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội theo tiếp cận tham gia.
* Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện tại các trường mầm non công lập quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội
* Giới hạn về khách thể khảo sát:
Một số cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ ở ... trường mầm non công
lập quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu các tài
liệu về quản lý giáo dục, các quan điểm lí thuyết, quan điểm khoa học quản lý
giáo dục có liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối
tình dục ở các trường mầm non công lập theo tiếp cận tham gia.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của cán bộ quản lý
các trường mầm non trong quận.
4
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến
về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ
mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo tiếp cận tham gia.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia về biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục ở các trường
mầm non công lập theo tiếp cận tham gia.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý kết quả nghiên cứu và rút ra các kết luận bằng phương pháp
thống kê.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục các tài liệu tham
khảo, mục lục, danh mục các bảng biểu, chữ viết tắt và phụ lục, nội dung của
luận văn được cấu trúc theo 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa
quấy rối tình dục cho trẻ mầm non theo tiếp cận tham gia.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy
rối tình dục cho trẻ mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo tiếp cận tham gia.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối
tình dục cho trẻ mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo tiếp cận tham gia.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC CHO TRẺ MẦM NON
THEO TIẾP CẬN THAM GIA
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Phòng chống quấy rối tình dục trẻ em là vấn đề quan trọng được các cơ
quan chức năng, các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh ở
khắp nơi trên thế giới quan tâm, nghiên cứu để tìm ra các giải pháp, cách thức
phòng ngừa.
Về mặt lí luận, có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu, lý giải
những hành vi quấy rối tình dục này. Các nhà nghiên cứu thường lý giải hành
vi quấy rối tình dục trẻ em của nam giới là hành vi lệch chuẩn. Các lý thuyết
sinh học, tâm lý học và xã hội học đã được nhiều nghiên cứu áp dụng để giải
thích cho hành vi này. Song do những người có hành vi quấy rối tình dục trẻ
em bao gồm nhiều nhóm đối tượng khác nhau và bản chất hành vi quấy rối
tình dục trẻ em cũng là hành vi khá phức tạp nên các thuyết này vẫn chưa giải
thích được đầy đủ những nguyên nhân nào khiến một người trưởng thành có
hành vi tình dục với trẻ em và những yếu tố nào khiến họ tiếp tục có những
hành vi như vậy [42].
Finkelhor là một trong những nhà lí luận nổi tiếng về quấy rối tình dục
trẻ em. Ông đã đưa ra một mô hình về những điều kiện quan trọng đối với
quấy rối tình dục trẻ em. Mô hình này là sự kết hợp từ nhiều lý thuyết để tìm
hiểu tại sao con người tham gia vào những hành vi lệch chuẩn về tình dục.
Mô hình này giải thích sự phức tạp về đối tượng quấy rối tình dục trẻ em, từ
động cơ cho đến việc họ tiếp tục mô hình này như thế nào. Mô hình này bao
gồm bốn yếu tố: cảm xúc, khoái cảm tình dục, sự cản trở và việc mất đi phản
6
xạ có điều kiện. Yếu tố cảm xúc ở đây là mối liên hệ giữa nhu cầu tình cảm
của người quấy rối tình dục trẻ em với tính cách của đứa trẻ. Ví dụ một người
xem mình giống như một đứa trẻ và có nhu cầu tình cảm như đứa trẻ, nên anh
ta muốn xây dựng mối quan hệ với một đứa trẻ. Và nếu anh ta không có đầy
đủ kỹ năng sống để phát triển các mối quan hệ xã hội bình thường, anh ta có
thể cảm thấy thải mái hơn nếu anh ta có mối quan hệ với trẻ em do có cảm
giác quyền lực và kiểm soát. Yếu tố khoái cảm tình dục đánh giá nguyên nhân
tại sao trẻ em lại gợi khoái cảm tình dục ở người lớn. Finkelhor cũng sử dụng
các thuyết phân tích tâm lý và thuyết tình cảm gắn bó để giải thích nguyên
nhân của hành vi quấy rối tình dục trẻ em [36].
Chẳng hạn, lý thuyết phân tích tâm lý mô tả những kẻ gạ gẫm trẻ em là
những kẻ bất hòa với mẹ sâu sắc khiến họ không thể hiểu và gắn bó được với
phụ nữ. Trong mối quan hệ với những người lớn, những người này không có
đủ các kỹ năng xã hội và sự tự tin cần thiết để xây dựng các mối quan hệ [37].
Lý giải về những nguyên nhân, cũng như cơ chế tâm lý của hành vi này,
Mashall (1989) cũng cho rằng sự thiếu hụt những năng lực xã hội và sự gắn
bó thường được chú ý ở những đứa trẻ lười biếng và được coi như là hậu quả
của sự gắn bó không an toàn.
Ở một cách tiếp cận khác, khi nghiên cứu về những yếu tố có liên quan
đến quấy rối tình dục trẻ em, giới là một trong những yếu tố được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm như David Finkelhor (2009), John Frederick (2010)…
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người quấy rối tình dục phần lớn là nam
giới, từ những người còn ở tuổi vị thành niên cho đến những người cao tuổi.
Theo thuyết kiến tạo xã hội (social constructionism), tình dục giúp cho nam
giới thể hiện hành vi nam tính và hành vi tình dục chính là cái tạo nên sự khác
biệt về quyền lực giữa nam giới và đối tượng của anh ta. Vì vậy, quấy rối tình
dục trẻ em chính là cách thức mà một số nam giới thực hiện để thể hiện sự
7
thống trị và kiểm soát của mình. Bằng hành vi quấy rối tình dục đối với trẻ
em, nam giới thể hiện được nam tính của mình khi không có quyền lực [36],
[40].
Về phía nạn nhân, trẻ em gái có nguy cơ cao bị quấy rối tình dục và tỉ
lệ trẻ em gái là nạn nhân của quấy rối tình dục cao hơn rất nhiều so với trẻ em
trai (Finkelhor, 2009). Đối với trẻ em gái, nguy cơ bị quấy rối tình dục tăng
lên theo độ tuổi, còn đối với trẻ em trai, quấy rối tình dục thường xảy ra ở giai
đoạn dậy thì [36].
Về độ tuổi, nghiên cứu ở các quốc gia Nam Á cho thấy trẻ em ở mọi
nhóm tuổi đều có nguy cơ bị quấy rối tình dục. Trẻ em, cả trẻ em trai và trẻ
em gái đều bị tổn thương như nhau song các nghiên cứu chưa đưa ra những
bằng chứng cụ thể để chứng minh được điều này. Người quấy rối tình dục trẻ
em ở tuổi mẫu giáo đều không bị trừng phạt do các em còn quá nhỏ để hiểu
rằng chúng bị xâm hại và thường không chia sẻ được với người khác về điều
đó. Thông thường, sự việc chỉ có thể được phát hiện khi đứa trẻ có những
biểu hiện tổn thương về sức khỏe và cơ thể [40].
Về hậu quả của quấy rối tình dục trẻ em, nhiều nghiên cứu cũng cho
thấy trẻ bị lạm dụng sớm có thể dẫn tới sự phát triển tính dục lệch lạc, điều đó
có thể khiến cho trẻ có những trải nghiệm tình dục sớm hơn trước khi chúng
thực sự sẵn sàng cả về nhận thức và tình cảm cho chuyện này. Sự lệch lạc
được đề cập đến ở đây là muốn nói tới sự thác loạn (so với chức năng thông
thường), những “kịch bản” tình dục lệch lạc có thể bao gồm những bạn tình
không phù hợp (chẳng hạn sự khác biệt về tuổi tác), những hành vi không phù
hợp (như các hành vi lệch lạc, tàn bạo), hoàn cảnh không phù hợp (như quan
hệ tình dục với người lạ)… [37].
Về những yếu tố nguy cơ dẫn đến quấy rối tình dục trẻ em, nghiên cứu
của John Frederick (2010) chỉ ra rằng gia đình, cộng đồng, trường học, các cơ
8
sở của nhà nước như nhà tù, trại trẻ mồ côi, trại giáo dưỡng… và nơi làm việc
là những môi trường mà trẻ em có nguy cơ cao hoặc đã từng trải qua quấy rối
tình dục [40].
Trong cộng đồng, quấy rối tình dục trẻ em diễn ra dưới 2 hình thức là
lợi dụng lòng tin của trẻ em (thường là những người hàng xóm, người quen
biết, người chăm sóc trẻ) và sử dụng quyền lực để có thể thực hiện được hành
vi quấy rối tình dục trẻ em (thường là những người có thể sử dụng quyền lực
để áp đặt đứa trẻ hoặc là cha mẹ đứa trẻ. Dưới những hình thức này, trẻ em
thuộc nhóm yếu thế, những trẻ em ở các khu vực bị tách biệt do chiến tranh
hoặc xung đột có nguy cơ cao hơn cả. Những trường hợp quấy rối tình dục
như vậy có thể không bao giờ được báo cáo nếu kẻ quấy rối tình dục là cảnh
sát, người đứng đầu làng xã, hoặc những người có quyền lực trong cộng đồng.
Từ góc độ giới, nếu trẻ em gái có nguy cơ cao bị quấy rối tình dục ở môi
trường gia đình thì trẻ em trai có nguy cơ bị lạm dụng và quấy rối tình dục
trong môi trường cộng đồng như công viên, chợ, rạp hát…Các nghiên cứu
trên cũng chỉ ra rằng quấy rối tình dục trẻ em ở môi trường học đường là hiện
tượng phổ biến ở các quốc gia Nam Á. Những người quấy rối tình dục lại
chính là các thầy cô giáo và thường thông qua hình thức cho tiền, cho điểm
cao hoặc bị đe dọa; trẻ em bị quấy rối tình dục ỏ môi trường học đường
thường không dám trình báo về việc bị quấy rối tình dục do lo sợ bị trả thù, lo
lắng người khác sẽ không tin mình hoặc cảm thấy xấu hổ. Bị quấy rối tình dục
là nguyên nhân khiến nhiều trẻ bỏ học, và ở môi trường học đường này, trẻ
em gái thường bị xâm hại dưới hình thức sử dụng ngôn ngữ như bị trêu ghẹo,
còn đối với em trai thường là hình thức xâm hại đụng chạm tới cơ thể. Tuy
nhiên, môi trường học đường cũng là nơi có thể thúc đẩy hoạt động phòng
chống quấy rối tình dục trẻ em vì thầy cô giáo là người thường xuyên gặp gỡ
trẻ em và có thể phát hiện thấy những bất thường của những em bị quấy rối
9
tình dục cho dù là bị ở trường, ở nhà hay ở cộng đồng. Mặc dù vậy, các
nghiên cứu về quấy rối tình dục trẻ em ở khu vực này cũng cho thấy giáo viên
thường không được trang bị các kỹ năng hoặc không được tập huấn về quấy
rối tình dục, quyền trẻ em và các vấn đề về tình dục khác. Vì vậy, có thể họ
nhận ra có những trẻ em bị quấy rối tình dục nhưng họ lại không có đủ kỹ
năng để trợ giúp hoặc hướng dẫn các em tìm kiếm sự giúp đỡ khi sự việc xảy
ra [40].
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
“Khảo sát thực trạng lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ
em tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh” do Cục
phòng chống tệ nạn xã hội và Trung tâm nghiên cứu về giới, gia đình và phát
triển CEFACOM thực hiện tháng 12/2009 đã chỉ ra thực trạng lạm dụng tình
dục trẻ em ở Việt Nam và những khác biệt so với năm 1990; Những quy định
của luật pháp Việt Nam liên quan đến vấn đề này như thế nào và việc thực
hiện những chính sách, quy định ấy; Những nguyên nhân chính có thể làm
trầm trọng hơn những ảnh hưởng tiêu cực lên nạn nhân và gia đình của họ
cũng như quy trình, thủ tục trong việc xác định, phơi bày, báo cáo điều tra và
trợ giúp các nạn nhân trong các vụ việc ở 4 tỉnh thành được lựa chọn nghiên
cứu [7, tr 31].
Nghiên cứu “Phân tích về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương
mại tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam” được thực hiện bởi Quỹ Nhi
Đồng Liên Hợp Quốc (Unicef) và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tháng
08 năm 2011 đã cho thấy “thực trạng đáng báo động về mại dâm trẻ em, buôn
bán trẻ em vì mục đích tình dục, du lịch tình dục trẻ em và văn hóa phẩm
khiêu dâm trẻ em đang diễn ra ở Việt Nam, bao gồm cả trẻ em trai và trẻ em
gái, không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn mà còn ở các vùng nông thôn, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các em. Trên cơ sở đánh giá về
10
khung pháp lý hiện tại và quan điểm công nhận trẻ em là nạn nhân, trẻ em có
nguy cơ bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại cần sự bảo vệ đặc biệt,
nghiên cứu đã đề xuất các khuyến nghị với 5 chủ đề chính về khung chính
sách, sự phối hợp, hệ thống pháp luật, an sinh xã hội và phòng ngừa, nâng cao
nhận thức thay đổi hành vi xã hội nhằm bảo vệ trẻ em khỏi nạn bóc lột tình
dục vì mục đích thương mại [30, tr 30].
Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” của tác giả
Đặng Thị Bích Thủy và cộng sự đã chỉ ra những vấn đề xã hội mang tính gây
gắt mà trẻ em đang phải đối mặt như bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội
được chăm sóc, lao động sớm, bị xâm hại, bị bỏ rơi,...[25, tr 12].
Nghiên cứu “Công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại tình dục” của tác
giả Đỗ Thị Nga và Đỗ Thị Bắc: Một trong những nguyên nhân quấy rối tình
dục trẻ em là do liên quan đến văn hóa truyền thống : Văn hóa Việt Nam vẫn
còn e dè khi nhắc đến những cụm từ liên quan đến“Tình dục” hay “ Xâm hại
tình dục”, nên việc dạy con cách thức phòng tránh quấy rối tình dục vẫn chưa
được chú trọng hoặc còn lúng túng trong các gia đình Việt [19, tr 13].
Nghiên cứu “Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em” do cục Bảo vệ, chăm
sóc trẻ em Bộ Lao động thương binh và xã hội thực hiện năm 2015. Với mục
tiêu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cấp, các ngành, các tổ
chức đoàn thể thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
từng bước hạn chế tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị
quấy rối, bị bạo lực, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em có cơ hội phát triển
một cách toàn diện cả về thể chất, nhân cách và trí tuệ [8].
Nghiên cứu
11
[23].
Trong hội thảo “Phòng chống lạm dụng trẻ em từ lý luận đến thực
tiễn” được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Sức khỏe Gia đình và Phát
triển cộng đồng CEFACOM tại Hà Nội, tháng 11 năm 2017 đã cung cấp
thông tin về đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em (18001567 nay là 111) - hoạt
động từ năm 2004, nay trực thuộc Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, là dịch vụ công tiếp nhận thông tin, tư vấn và kết
nối dịch vụ qua điện thoại đã góp phần can thiệp, trợ giúp cho nhiều đối
tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong số hàng nghìn ca tư vấn thì các
cuộc gọi về vấn đề trẻ em bị lạm dụng tình dục trong thời gian nói trên đã trở
thành một vấn đề nóng và những trẻ em này thực sự cần sự hỗ trợ để các em
có thể vượt qua những khó khăn rất lớn này.
Chương trình “Dự án tuổi thơ - Chương trình Phòng ngừa” – một sáng
kiến của Chính phủ Úc, nhằm tham gia phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
trong ngành du lịch tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Dự án Tuổi
thơ áp dụng phương pháp tiếp cận phòng ngừa và bảo vệ kép, nhằm trang bị
cho trẻ em và người chưa thành niên dưới 18 tuổi những kiến thức và kỹ năng
phù hợp để phát hiện, phòng ngừa và chấm dứt quấy rối tình dục [39].
Dưới góc độ quản lý giáo dục, các nghiên cứu về quấy rối tình dục trẻ
em mới chỉ có đề tài của tác giả Võ Nguyễn Minh Hoàng với đề tài “Phối hợp
các lực lượng cộng đồng trong phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em 6 - 11
tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên”. Trên cơ sở khảo sát 200 khách thể đề tài đã
12
đánh giá được thực trạng công tác phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em 6 – 11 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên, từ
đó đề tài đã đề xuất được 5 biện pháp, khảo nghiệm được tính cần thiết và
tính khả thi của cả 5 biện pháp đã đề xuất cho thấy cả 5 biện pháp đều có tính
cần thiết và tính khả thi cao có thể đưa vào áp dụng để nâng cao hiệu quả phối
hợp các lực lượng cộng đồng trong công tác phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ
em 6 – 11 tuổi trên địa bàn Tỉnh [12].
Dưới góc độ quản lý giáo dục có một số đề tài có liên quan trong đó đề
tài “Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh
trường Trung học phổ thông Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn” của tác giả Nguyễn
Đức Hiệp trong đề tài này tác giả đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận
về quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trung học phổ
thông, từ khung lý thuyết đã xác định tác giả đã đánh giá được thực trạng
quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường Trung học
phổ thông Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. Từ đó đề xuất được các biện pháp để
nâng cao hiệu quả phòng chống tệ nạn xã hội hội cho học sinh trường Trung
học phổ thông Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn.
Trong năm 2011 tác giả Đặng Văn Đồng với nghiên cứu “Biện pháp
quản lý phòng chống bạo lực học đường của hiệu trưởng trường THCS thành
phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng”. Đề tài đã xây dựng được cơ sở lý luận về biện
pháp quản lý phòng chống bạo lực học đường, từ khung lý thuyết đề tài đã
tiến hành khảo sát thực trạng bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, kết
hợp với phòng vấn sâu đã đánh giá được thực trạng quản lý phòng chống bạo
lực học đường của hiệu trưởng trường THCS thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm
Đồng. Từ đó đề xuất được một số biện pháp quản lý phòng chống bạo lực học
đường của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt, khảo
nghiệm được tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
13
Tóm lại, qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước cho thấy các nghiên cứu liên quan đến quấy rối tình dục đã được thực
hiện ở nhiều ngành khoa học khác nhau như tâm lí học, giáo dục học, xã hội
học, luật học,... nhưng dưới góc độ Quản lý Giáo dục hầu như chưa có nghiên
cứu nào. Trên cơ sở kế thừa cơ sở lý luận, cách tiếp cận, đề tài tác giả lựa
chọn là đề tài mới chưa ai nghiên cứu, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc
đối với các trường mầm non hiện nay.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là sự điều khiển một hệ thống động xã hội ở tầm vĩ mô cũng
như vi mô, các nhà nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra
nhiều quan niệm về quản lý:
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý = Quản + lý”. Trong đó: “Quản
là chăm sóc, giữ gìn sự ổn định; Lý là sửa sang, sắp xếp, đổi mới phát triển.
Như vậy: Quản lý = ổn định + phát triển. Hệ ổn định mà không phát triển thì
tất yếu dẫn đến suy thoái. Hệ phát triển mà không ổn định thì tất yếu sẽ rối
loạn. Điều đó có nghĩa là hoạt động nhiều làm cho hệ thống hoạt động theo
mục tiêu đặt ra và tiến tới trạng thái có tính chất lượng mới” [1].
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý
trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều hành, điều phối các nguồn
lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một
cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [15].
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý là sự tác động có ý thức của
chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn
các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động
chung và phù hợp với quy luật khách quan [32; tr 40]
14
Các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: "Quản lý là một hệ
thống, là quá trình tác động đến nó nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Những mụ tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà nhà quản lý
muốn" [21, tr 25].
Trong luận văn này tác giả sử dụng khái niệm quản lý của tác giả Trần
Kiểm.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, khái niệm
quản lý giáo dục các nhà nghiên cứu đã quan niệm như sau:
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là
hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công
tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội’ [1].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo
dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của
Đảng thực hiện được những tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ
giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [11].
Trong thực tế cho thấy, quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức,
kế hoạch, tổ chức và hợp quy luật của các cơ quan quản lý giáo dục tới các
khâu của hệ thống giáo dục nhằm làm cho các cơ sở giáo dục vận hành bình
thường và đạt tới các mục tiêu giáo dục đề ra.
1.2.2. Hoạt động
Tác giả Phạm Minh Hạc đã đưa ra định nghĩa về hoạt động như sau:
“Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo
ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người” [10].
Hoạt động có các đặc điểm sau :