Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học theo tiếp cận tham gia ở các trường trung học phổ thông huyện bảo thắng tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 142 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2








PHAM ĐỨC KHẢI

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI MÔN HOC THEO TIẾP CÂN THAM GIA
ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HOC PHÔ THÔNG




HUYÊN BẢO THẲNG TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC






HÀ NỘI, 2015





B ộ• GIÁO DỤC
• VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2








PHAM ĐỨC KHẢI

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI MÔN HỌC THEO TIẾP CẬN THAM GIA
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYÊN BẢO THẲNG TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số:
60140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC









Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THÀNH HƯNG

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cô giáo, các
cán bộ Phòng Đào tạo, Phòng sau đại học, Thư viện và công nhân viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tham gia giảng dạy và tạo điều kiện
học tập, chăm sóc sức khỏe, ủng hộ tinh thần và cung cấp tài liệu, sách báo để
tôi nghiên cứu đề tài này.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Thành Hưng
đã tận tình hướng dẫn, cùng quý thầy cô trong Hội đồng khoa học nhà
trường đã dành thòi gian đọc, góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi thiếu sót,
rất mong được sự chỉ dẫn, đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp
để luận văn hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Pham Đức Khải


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Pham Đức Khải


MỤC LỤC
MỞ ĐÀU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍHOẠTĐỘNG

GIÁO

DỤC NGOÀI MÔN HỌC THEO TIẾPCẬN THAMGIA ỞTRƯỜNG






TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.......................................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.................................................................6
1.1.1. Những nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục........................... 6
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục NMH..................7
1.1.3. Những nghiên cứu về quản lí tại cấp trường THPT.........................9
1.2. Hoạt động giáo dục ngoài môn học........................................................ 10
1.2.1. Khái niệm.........................................................................................10

1.2.2. Mục tiêu và vai trò của hoạt động giáo dục NMH.......................... 10
1.2.3. Đặc điếm chung của hoạt động giáo dục NM H.............................. 12
1.2.4. Các hình thức cơ bản của hoạt động giáo dục NMH...................... 14
1.3. Trường trung học phổ thông................................................................... 15
1.3.1. Khải niệm.........................................................................................15
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ giáo dục của trườngTHPT............................ 16
1.3.3. Môi trường và điều kiện tổ chức hoạt độngGDNMH học ở trường
trung học phổ thông...................................................................................17
1.4. Học sinh trung học phổ thông................................................................. 17
1.4.1. Khái niệm.........................................................................................17
1.4.2. Đặc điểm học tập của học sinh THPT............................................. 18
1.4.3. Đặc điếm phát triển xã hội của học sinh THPT.............................. 19
1.5. Quản lí nhà trường.................................................................................. 19
1.5.1. Một sổ khái niệm.............................................................................. 19
1.5.2. Nội dung quản lí nhà ừường THPT................................................. 21
1.5.3. Nhân sự quản lí của trường THPT.................................................. 22


1.5.4. Tiếp cận tham gia trong quản lí nhà trường....................................22
1.6. Quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học........................................... 23
1.6.1. Khái niệm........................................................................................ 23
1.6.2. Mục tiêu và nguyên tắc quản lí hoạt động giáodục NMH theo tiếp
cận tham gia............................................................................................ 23
1.6.3. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục NMH theo tiếp cận tham gia25
1.6.4. Những nhân tố và điều kiện ảnh hưởng trong quản lí hoạt động
giáo dục NMH..........................................................................................27
ỉ.6.5. Vai trò của nhà quản lí trong quản lí hoạt động GDNMH...........28
1.6.6. Vai trò của giáo viên với quản lí hoạt động GDNMH...................28
1.6.7. Vai trò của gia đình với quản lí hoạt động GDNMH....................28
1.6.8. Vai trò của cộng đồng với quản lí hoạt động GDNMH................. 29

1.6.9. Vai trò của học sinh với quản lí hoạt động GDNMH....................29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC






NGOÀI MÔN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG
HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI.................................................... 31
2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội và giáo dục trung học phổ thông của
huyện Bảo Thắng, Lào Cai.............................................................................31
2.1.1. Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội................................................31
2.1.2. Đặc điểm giáo dục trung học phổ thông........................................34
2.2. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học ở một số trường
THPT huyện Bảo Thắng, Lào C ai.................................................................37
2.2.1. Quá trình khảo sát..........................................................................37
2.2.2. Kết quả khảo sát.............................................................................38
2.3. Đánh giá chung.....................................................................................59
2.3.1. Thành tựu và hạn chế của hoạt động giáo dục ngoài môn học.....59
2.3.2. Ưu và nhược điểm của quản lí hoạt động giáo dục NMH.............60




2.3.3. Một sổ bài học kinh nghiệm...........................................................61
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC


V








NGOÀI MÔN HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN THAM GIA Ở CÁC
TRƯỜNG THPT HUYỆN BẢO THẮNG, LÀO CAI.............................. 63
3.1. Nguyên tắc xác định biện pháp.............................................................. 63
3.1.1. Nguyên tắc kết hợp quản lí và tự quản lí........................................ 63
3.1.2. Nguyên tắc dựa vào người học....................................................... 63
3.1.3. Nguyên tắc dựa vào cộng đồng....................................................... 63
3.1.4. Nguyên tắc hệ thống........................................................................ 64
3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học.................... 64
3.2.1. Tạo môi trường quản lí có tính tham gia cao cho mọi thành viên
nhà trường................................................................................................64
3.2.2. Tổ chức các quan hệ giáo dục có tính tham gia giữa nhà trường,
gia đỉnh và cộng đồng địa phương..........................................................72
3.2.3. Xây dựng và thực hiện cơ chế trách nhiệm giữa các cấp trong
trường về quản и hoạt động giáo dục ngoài môn học.............................80
3.2.4. Xây dựng và thực hiện chế độ tham gia phù hợp của giáo viên chủ
nhiệm, tổ chức Đoàn THCSHCM trong quản и hoạt động GDNMH...... 85
3.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia................ 88
3.3.1. Quá trình đánh giả bằng phương pháp chuyên gia.......................88
3.3.2. Kết quả đánh giả............................................................................89
3.3.3. Nhận định chung............................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................94
1. Kết luận................................................................................................... 94
2. Khuyến nghị............................................................................................ 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................97
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
V iêttăt

Viêt đây đủ

CBQL

Cán bộ quản lí

csvc

Cơ sở vật chât

GDCD

Giáo dục công dân

GD-ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDNMH

Giáo dục ngoài môn học

GV


Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HS

Học sinh

HT

Hiệu trưởng

NMH

Ngoài môn học

PCGD

Phô cập giáo dục

PCGDTHCS

Phô cập giáo dục trung học cơ sở

TB

Trung bình


TDTT

Thê dục thê thao

THPT

Trung học phô thông

TNCSHCM

Thanh niên cộng sản Hô Chí Minh

QĐND

Quân đội nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Ý kiến của khách thể khảo sát về nội dung HĐGDNMH..............42
Bảng 2.2. Đánh giá mối quan hệ giữa nhà trường vói các lực lượng xã hội
và hội cha mẹ học sinh trong việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài môn
học..................................................................................................................43
Bảng 2.3. Nhận xét của giáo viên về mức độ thực hiện các biện pháp quản lí
của hiệu trưởng............................................................................................. 45
Bảng 2.4. Đánh giá của hiệu trưởng và giáo viên về hiệu quả thực hiện kế
hoạch hoạt động giáo dục ngoài môn học.....................................................48
Bảng 2.5. Đánh giá việc thực hiện tuyên truyền của cán bộ quản lý đối với

giáo viên về hoạt động giáo dục ngoài môn học.............................................49
Bảng 2.6. Khảo sát đánh giá việc thực hiện tuyên truyền của cán bộ quản lý
đối vói học sinh.............................................................................................. 50
Bảng 2.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo đối vói hoạt động
giáo dục ngoài môn học...................................................................................51
Bảng 2.8. Khảo sát sự đánh giá hiệu quả chỉ đạo của hiệu trưởng đối vói tổ
nhóm giáo viên chủ nhiệm.............................................................................. 52
Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng kiểm tra rút kinh nghiệm của hiệu trưởng đối
với hoạt động giáo dục ngoài môn học......................................................... 52
Bảng 2.10. Đánh giá hiệu quả tăng cường cơ sở vật chất đối vói hoạt động
giáo dục ngoài môn học................................................................................. 53
Bảng 2.11. Đánh giá sự phối hợp giữa Nhà trường và Đoàn thanh niên trong
hoạt động giáo dục ngoài môn học................................................................ 54
Bảng 2.12. Đánh giá sự chỉ đạo của Hiệu trưởng đối vói tổ chuyên môn
trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài môn học.................55
Bảng 2.13. Đánh giá chung của giáo viên và học sinh về các nội dung hoạt
động giáo dục ngoài môn học thực hiện tại trường THPT (%)........................55


Bảng 2.14. Hiệu trưởng đánh giá biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
môn học của giáo viên chủ nhiệm..................................................................57
Bảng 3.1. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính cần thiết của các biện pháp.... 89
Bảng 3.2. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính khả thi của các biện pháp.. 90
Bảng 3.3. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính hiệu lực của các biện pháp 90


DANH MUC CAC HINH

Hình 2.1. Quan niệm của người quản lí về HĐGDNMH.................................39
Hình 2.2. Quan niệm của giáo viên về hoạt động GDNMH............................40

Hình 2.3. Khảo sát nhận thức của học sinh về HĐGDNMH........................... 41
Hình 3.1. So sánh các biện pháp theo mức độ Rất cần thiết, Rất khả thi và Rất
hiệu lực.......................................................................................................... 91
Hình 3.2. So sánh các biện pháp theo mức độ cần thiết, Khả thi và Hiệu lực91


1

MỞ ĐÀU
1. Lí do chon đề tài
Luật giáo dục năm 1998 và Luật giáo dục 2005 [81] sửa đổi tại Điều 2
đã nêu: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành vói
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc". Trên thực tế, bên cạnh các hoạt động giáo dục được thực hiện trong
hệ thống các môn học, trong nhà trường còn có những hoạt động giáo dục
ngoài môn học, không phải là môn học, không thuộc môn học nào, nhưng lại
có vai trò to lớn trong giáo dục toàn diện học sinh về các mặt thể chất, đạo
đức, pháp luật, thẩm mĩ, văn hóa, xã hội, lao động v.v.. .[58]Những hoạt động
này cũng là hoạt động giáo dục nhưng ít được quan tâm hơn các môn học.

A.s. Macarenco-nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đầu thế kỉ XX-đã
bàn về tầm quan trọng của công tác này. Ông phát biểu: “Tôi kiên tó nói
rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong
các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực
hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước chúng
ta...” [84]. Trong thực tiễn công tác của mình, Macarenco đã tổ chức các
hoạt động bên ngoài lớp học trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể
xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào, nhưng các tổ phải kỷ luật trong quá trình hoạt

động.
E. K. Krupskaja [77] bàn về công tác ngoại khóa tại trong Hội nghị
giáo dục toàn quốc nước Nga năm 1938: “ Một trong những nhiệm vụ chủ
yếu của công tác ngoài trường là làm cho đòi sống con em chúng ta thật sự
trở thành đời sống có văn hóa, dạy các em sống theo kiểu mới, sống tập thể.


2

Nên để cho con em chúng ta được học tập hơn nhiều nữa, gần gũi vói đòi
sống nhiều hơn nữa”.
Từ trước đến nay, loại hoạt động giáo dục ngoài môn học thường được
gọi là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và gần đây được gọi là hoạt động
sáng tạo, trải nghiệm. Thực chất những cách gọi đó như nhau song xét về
thuật ngữ thì nên gọi đúng tên của chúng là hoạt động giáo dục ngoài môn
học, cho dù chúng ở ngoài lớp hay trong lớp, cho dù chúng có sáng tạo và trải
nghiệm hay không. Những cách gọi khác thiếu chính xác. về mặt thực tiễn,
vấn đề này luôn luôn có tính chất bức xúc trong nhà trường và xã hội.
Tuy nhà trường đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh các hoạt động giáo dục
ngoài môn học và nâng cao hiệu quả của chúng nhưng nói chung các hoạt
động này vẫn được xem là phụ, là thứ thêm thắt theo quan điểm quản lí.
Trong quản lí giáo dục và quản lí nhà trường, chúng ta chưa quan tâm thực sự
đúng mức đến những hoạt động giáo dục ngoài môn học (GDNMH), hầu như
chỉ ưu tiên cho việc dạy học các môn học. Đặc biệt ở THPT thì càng chỉ chú ý
đến thi tốt nghiệp và thi tuyển đại học.
v ề mặt lí luận, ngay thuật ngữ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
chưa phản ánh chính xác khái niệm hoạt động GDNMH. Thậm chí chúng bị
lẫn sang hoạt động ngoại khóa của các môn học, vì người ta thấy tiến hành
ngoài lớp, ngoài giờ lên lớp. Ngược lại có những hoạt động được thực hiện
trên lớp, ở lớp, nhưng không phải môn học nào. Vậy phải gọi chúng là gì nếu

không gọi là hoạt động GDNMH? Khi đã có vấn đề thuật ngữ thì phải xem
xét lại khái niệm và từ đó cũng nảy sinh nhiều khía cạnh phải nghiên cứu sâu
sắc hơn.
Đã có khá nhiều nghiên cứu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và
những hoạt động giáo dục cụ thể trong nhà trường. Tuy vậy còn ít những


3

nghiên cứu quản lí các hoạt động này. Một số nghiên cứu quản lí các hoạt
động giáo dục thể chất, giáo dục đạo đức, giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo
dục kĩ năng sống, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục môi trường
v.v... thường chưa thể hiện rõ cách tiếp cận, quan điểm hay hướng giải quyết
vấn đề từ góc độ khoa học quản lí giáo dục.
Những khó khăn trong công tác quản lí hoạt động ngoài môn học ở
trung học phổ thông (THPT) nói chung trên cả nước và nói riêng ở tỉnh Lào
Cai do còn thiếu phương hướng cụ thể, thiếu kinh nghiệm quản lý, ngại tổ
chức, thiếu kinh phí. Việc quản lý các hoạt động giáo dục ngoài môn học cho
thấy sự lúng túng của nhà trường, tư tưởng ngại tổ chức và kĩ năng sư phạm
chưa phù hợp của giáo viên, cũng như nhiều bất cập khác về tổ chức, phương
tiện và hình thức hoạt động, vẫn còn khá phổ biến những biểu hiện thụ động
một chiều, các hoạt động mang tính ép buộc học sinh tham gia, làm cho học
sinh không có hứng thú và không muốn tham gia.
Vói những lí do trên nên đề tài “Quản tí hoạt động giáo dục ngoài môn
học theo tiếp cận tham gia ở các trường THPT huyện Bảo Thẳng tỉnh Lào
Cai ” được lựa chọn để thực hiện luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học
theo tiếp cận tham gia ở một số trường THPT huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.
3. Đổi tượng và phạm vỉ nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các quan hệ quản lí gắn vói những hoạt động giáo dục ngoài môn học
tại các trường THPT huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


4

Các hoạt động quản lí giáo dục tại cấp trường ở 03 trường THPT huyện
Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu cắc biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học kết hợp
được những tác động quản lí của trường, của cộng đồng và gia đình vói vai
trò tự quản lí của học sinh thì chúng sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả quản lí
và hiệu quả giáo dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lí luận của quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn
học ở trường THPT.
5.2. Đánh giá thực trạng quản lí các hoạt động giáo dục ngoài môn học
ở 03 trường THPT thuộc huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn
học tại các trường THPT thuộc huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.
5.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học được
thực hiện tại các trường THPT của huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.
- Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học được giới
hạn ở cấp trường.
6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích lịch sử-logic để tổng quan, chọn lọc tư liệu


5

khoa học, văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước.
- Phương pháp so sánh lí luận để xem xét các nguồn lí thuyết và kinh
nghiệm từ các trường.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ thống
khái niệm và khung lí thuyết của nghiên cứu.
6.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều ứa bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tọa đàm, quan sát về
hoạt động quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để xem xét và tiếp thu kinh
nghiệm quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học qua phân tích, đánh giá kế
hoạch, hồ sơ quản lí của các trường.
- Phương pháp hồi cứu và phân tích hồ sơ giáo dục, hồ sơ quản lí.
6.2.3. Các phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến đánh giá các biện pháp quản lí
hoạt động giáo dục ngoài môn học.
- Phương pháp sử dụng thống kê để xử lí số liệu, đánh giá và trình bày
kết quả nghiên cứu.


6

CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DUC NGOÀI MÔN HOC THEO TIẾP CẢN THAM GIA







Ở TRƯỜNG TRUNG HOC PHỔ THÔNG
1.1. Tồng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục
Vấn đề quản lí các hoạt động giáo dục trong nhà trường đã được nghiên
cứu rất nhiều, về giáo dục đạo đức và quản lí giáo dục đạo đức trong nhà
trường, có những công trình của Nguyễn Thị Ngọc Bích [6], Nguyễn Đức
Dũng [25], Nguyễn Thị Hải [65]Phạm Xuân Hoằng [51] Phạm Văn Hùng
[56], Nguyễn Đức Hường [64], Nguyễn Thị Hương [65], Trần Thị Thu
Hương [67], Nguyễn Minh Khuê [72] Nguyễn Thanh Phú [95], Nguyễn Thế
Phương [95], Lương Nam Quốc [103], Lương Ngọc Quý [104], Trần Duy Sử
[107], Đồng Xuân Thành [114], Đỗ Thị Thanh Thủy [121], Nguyễn Thị Diệu
Thúy [122], Chu Quang Tuấn [131], Đào Hữu Tuấn [132], Hứa Văn Tuấn
[133]. Những nghiên cứu trên đã đề xuất các biện pháp và con đường khác
nhau của giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động này trong dạy học và trong
hoạt động GDNGLL ở các cấp và ngành học khác nhau.
Một số nghiên cứu đã xem xét vấn đề quản lí các hoạt động giáo dục
khác trong nhà trường phổ thông và trường sư phạm, về quản lí giáo dục
thẩm mĩ, nghệ thuật, văn hoá, âm nhạc có những công trình của Phùng Thị
Kim Dung [24], Nguyễn Trung Đạo [32], Nhâm Giang Đông [35], Hà Văn
Ngọc [90], Bùi Thị Phòng [92]. về quản lí giáo dục pháp luật, an toàn giao
thông, môi trường, thể chất, giói tính, sức khỏe sinh sản, phòng chống tệ nạn
xã hội, kĩ năng sống, có những công trình của Nguyễn Như An [1], Hà Văn
An [2], Nguyễn Tuấn Anh [4], Lê Văn Báu [5], Nguyễn Đình Chuyên [18],
Trịnh Bá Cườm [19], Vũ Thị Thùy Dương [28], Võ Diệu Hiền [45], Nguyễn



7

Đức Hiệp [46], Lê Thị Hoa [48], Phạm Thị Mai Hồng [52], Trần Thị Lan
Hương [66], Vũ Thị Thu Hường [68], Nguyễn Thị Lưu [83], Võ Trung Minh
[86], Đỗ Văn Mười [87], Nguyễn Dục Quang [98], Nguyễn Thị Phương Thảo
[116], Vũ Cao Toại [124], Trịnh Huyền Trang [128], Nguyễn Thị Thanh Vân
[136], Lê Thị Minh Hoa [47].
Một số nghiên cứu khác xem xét vấn đề quản lí giáo dục giá trị nghề
nghiệp, hướng nghiệp và những mặt giáo dục khác trong nhà trường như các
công trình của Bùi Huy Thiện [117], Nguyễn Văn Hùng [55], Trương Thị
Hoa [49], Nguyễn Hoàng Hải [39], Đỗ Văn Giáp [37], Trương Quang Dũng
[27], Huỳnh Thị Kim Dung [23].
Những nghiên cứu trên một mặt đề xuất các biện pháp quản lí hoạt
động giáo dục, mặt khác thường giải quyết vấn đề quản lí các hoạt động giáo
dục cụ thể này thông qua môi trường hoạt động ngoại khóa môn học và hoạt
động GDNGLL. Nói chung vấn đề giáo dục giá trị trong nhà trường thường
được gắn vói hoạt động GDNGLL.
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục NMH
Những nghiên cứu lí luận chung về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp (GDNGLL) hay hoạt động GDNMH và quản lí hoạt động này dược đề
cập trong các công trình của Hà Nhật Thăng [113], Nguyễn Dục Quang
[100][ 100] [100], Đặng Thành Hưng [58] và một số người khác. Nhiều luận
án, luận văn khoa học đã xem xét những vấn đề cụ thể của hoạt động
GDNGLL ở các cấp học, ngành học và địa phương khác nhau. Một số nghiên
cứu ở tiểu học của Hoàng Thị Minh Hương [63] [88], Trương Hoài Phong
[93], Nguyễn Khánh Toàn [126], Nguyễn Ngọc Trang [127] Những nghiên
cứu về quản lí hoạt động GDNGLL ở cấp trung học cơ sở (THCS) đã được
thực hiện trong các công trình của Nguyễn Bá Tước [134], Đào Hữu Tuấn



8

[132], Hoảng Xuân Toàn [125], Nguyễn Thị Diệu Thúy [122], Đinh Thị Hồng
Thúy [120], Phạm Văn Thường [119], Trần Văn Sa [105], Nguyễn Thị Bích
Nga [89], Trần Quang Lịch [79], Trần Đăng Khỏi [71], Trần Quốc Hải [42],
Ngô Xuân Đông [36], Ngô Đức Đông [25], Bùi Như Cương [20], Nguyễn Thị
Kim Bình [7] nghiên cứu trên đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động
GDNGLL tác động đến nhận thức của giáo viên và cộng đồng nhà trường, gia
đình, lập kế hoạch và chỉ đạo các dạng hoạt động xã hội, văn nghệ, nhân đạo,
lao động công ích và các hoạt động theo chủ điểm.
Ở cấp THPT cũng có nhiều công trình nghiên cứu về quản lí hoạt động
GDNGLL hay hoạt động GDNMH. Điều đó được xem xét trong các luận án
và luận văn của Lê Ngọc Cảnh [13], Nguyễn Công Chúng [17], Trần Anh
Dũng [26], Đặng Văn Điền [33], Cà Thị Hoan [50], Đinh Xuân Huy [69],
Trần Thị Phương [96], Nguyễn Văn Tám [109], Đinh Minh Tâm [110],
Vương Văn Tâm [111], Nguyễn Thị Thành [115], Khuất Văn Tiến [123],
Nguyễn Công Việt [137] Nguyễn Như Ý [138] và một số người khác.
Những công trình này đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động
GDNGLL trên cơ sở kinh nghiệm quản lí, căn bản chưa thể hiện rõ cách tiếp
cận hay ý tưởng khoa học. Nhưng một vài nghiên cứu đã đi theo hướng tương
đổi rõ ràng, ví dụ nghiên cứu của Cà Thị Hoan [50] tập trung vào việc xây
dựng môi trường học tập thân thiện, của Đinh Xuân Huy [69] và Trần Duy Sử
[107] đi vào khu vực trường dân lập, của Đinh Minh Tâm [110] đi vào nhiệm
vụ giáo dục toàn diện, và một số nghiên cứu khác được thực hiện ở các trường
phổ thông dân tộc nội trú của Vương Văn Tâm [111], Nguyễn Trung Kiên
[76].
Ngoài ra có một số nghiên cứu về quản lí hoạt động GDNGLL ở các cơ
sở giáo dục ngoài phổ thông. Ví dụ Sysuvăn Sỹphômphăcđy [108] xem xét



9

vấn đề này ở các trường đại học Lào, Nguyễn Thùy Linh [80] bàn về đại học
sư phạm Hà Nội, Nguyễn Văn Lâm [78] nghiên cứu quản lí hoạt động
GDNGLL ở trường cao đẳng Giao thông vận tải, Nguyễn Thị Hiền [65] giải
quyết vấn đề ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại Hà Tây, Nguyễn Thị
Dinh [21] đề xuất các biện pháp quản lí ở Trường văn hóa nghệ thuật Phú
Thọ, Nguyễn Văn Chiến [16] nghiên cứu quản lí hoạt động GDNGLL ở Học
viện cảnh sát nhân dân. Nhìn chung những nghiên cứu này cũng mang tính
kinh nghiệm, chưa thể hiện rõ ý tưởng hay cách tiếp cận khoa học cụ thể.
1.1.3. Những nghiên cứu về quản lí tại cấp trường THPT
Những vấn đề lí luận về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường đã
được xem xét trong các công trình của Paul Hersey và Kenneth Blanchard
[91], Nguyễn Ngọc Quang [101], Trần Kiểm [75] [75], Đặng Thành Hưng
[58], [58] [58], [58], [58], Phan Văn Kha [70], Harold Kootz, Cyri O’donnell,
Heinz Weihrich [43], Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm
Đình Vỳ [38], Nguyễn Thị Doan - Đồ Minh Cương - Phương Kỳ Sơn [22],
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [14] và một số người khác.
Trong những công trình trên đã xác định bản chất của quản lí, quản lí
giáo dục và quản lí trường học, phân tích các lí thuyết quản lí và các tiếp cận
cơ bản trong quản lí giáo dục, giới thiệu những nguyên tắc, nội dung, phương
pháp và mô hình quản lí giáo dục và quản lí trường học. Nói chung, quản lí
các hoạt động giáo dục và quản lí các hoạt động GDNMH (NGLL) hoặc được
xem là một lĩnh vực quản lí chuyên môn, hoặc là một nhiệm vụ của quản lí
chương trình giáo dục trong nhà trường. Quản lí các hoạt động GDNMH còn
được xem là một trong những nhiệm vụ quản lí nhà trường, bên cạnh nhiệm
vụ quản lí dạy học, quản lí hành chính, quản lí tài chính và tài sản, quản lí cơ
sở vật chất và hạ tầng kĩ thuật.



10

1.2. Hoạt
động
giáo dục
ngoài
môn học


o 0

o

1.2.1. Khái niêm
Trong nhà trường hoạt động giáo dục NMH được hiểu là mọi loại hình
hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức không thuộc chương trình môn học
chính thức nào, không thuộc chương trình học tập ngoại khóa của các môn
học, được tiến hành trong hoặc ngoài nhà trường với mục đích hỗ trợ sự phát
triển hài hòa của người học, tạo những cơ hội học tập, rèn luyện ngoài khuôn
khổ các môn học. v ề bản chất, các hoạt động giáo dục này trực tiếp hướng tói
và thực hiện giáo dục giá trị.
1.2.2. Mục tiêu và vai trò của hoạt động giáo dục NMH
1.2.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung của hoạt động GDNMH là giáo dục và phát triển các
phẩm chất tính cách, tình cảm, thái độ và giá trị xã hội tích cực (đạo đức,
pháp luật, thẩm mĩ, thể chất, chính trị, tư tưởng, văn hóa...) cho học sinh trên
cơ sở thực hành và áp dụng những điều đã và đang học tập ở các môn học, xử
lí những tình huống và vấn đề thực tế của cuộc sống cá nhân và xã hội, trải
nghiệm những sự kiện của thực tế đời sống thích hợp với lứa tuổi của các em.

1.2.2.2. Vai trò
- Hoạt động GDNMH giúp học sinh hình thành những kỹ năng cần
thiết trong cuộc sống như kỹ năng ứng xử, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng
lao động, kĩ năng sống và kĩ năng xã hội cũng như biết cách tổ chức các
hoạt động bề nổi, điều khiển các hoạt động tập thể một cách linh hoạt có
hiệu quả và nhất là tạo cho học sinh có cá tính năng động trong cuộc sống
phong phú của các em và định hướng nghề nghiệp.
- Hoạt động GDNMH bổ trợ cho hoạt động dạy học, là con đường gắn


11

lý thuyết với thực tiễn tạo lên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động góp
phần hình thành nên các giá trị tình cảm, thẩm mỹ trong tâm hồn người học
đồng thời giúp người học trải nghiệm cuộc sống, định hướng và xác định việc
làm cho mình trong tương lai.
- Hoạt động GDNMH mang hơi thở của cuộc sống kinh tế-xã hội
sinh động và thực tế vào nhà trường, vào tâm hồn học sinh và vào chính
quá trình dạy học các môn học, giúp học sinh học tập và rèn luyện hiệu quả
hơn. Chúng là con đường cơ bản để thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục
của nhà trường.
- Nhờ sự đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, hoạt động
GDNMH là con đường giáo dục cơ bản để hình thành và phát triển những
năng lực cá nhân về mọi mặt như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích
ứng, giao tiếp, hoạt động chính trị xã hội, tổ chức quản lý đồng thòi về mặt
đạo đức biết hướng tới những giá tri cao đẹp của con người như yêu nước,
yêu lao động, trung thực, nhân đạo sẵn sàng cống hiến trí tuệ và phẩm chất
của mình cho đất nước.
- Hoạt động GDNMH giúp hình thành ở học sinh kỹ năng giáo dục
và tự giáo dục, hình thành mối quan hệ giữa con người vói đời sống xã hội

vói thiên nhiên và môi trường sống. Nhờ đó con ngưòi có thể làm chủ bản
thân, phát huy tác dụng của mình đối với đòi sống. Hoạt động giáo dục ngoài
môn học ở trường phổ thông đã góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, tích
cực hoá mối quan hệ tay ba: nhà trường, gia đình và xã hội. Qua đó vai trò
của nhà trường càng được đánh giá cao trong việc giáo dục con người, nâng
cao được vị trí của giáo dục góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước, mặt khác sẽ phát huy được toàn cộng đồng xã hội đóng góp,
tham gia bằng những hành động thiết thực vì sự phát triển của nhà trường


12

cũng như sự phát triển của giáo dục.
1.2.3. Đặc điểm chung của hoạt động giáo dục NMH
- Hoạt động giáo dục NMH có bình diện hoạt động rộng, vói sự đa
dạng về cả nội dung và hình thức được tiến hành cả trong phạm vi nhà
trường và ngoài nhà trường.
Các buổi sinh hoạt giao lưu văn nghệ giữa các tập thể học sinh, các
buổi toạ đàm về tình bạn, tình yêu và sự nghiệp, giáo dục pháp luật. Ngoài ra
đơn giản như việc vệ sinh hàng ngày, hàng tuần trong nhà trường, hoạt động
thể dục thể thao giữa giờ v.v... Các hoạt động phong phú trên sẽ là sự kết
hợp trong việc nắm vững tri thức khoa học ở các buổi học trên lớp vói thực
tiễn sinh động của cuộc sống làm cho thế giới quan của học sinh trở lên hoàn
thiện đúng đắn.
- Hoạt động giáo dục NMH mang tính quy luật đặc thù của quá trình
giáo dục học sinh, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con ngưòi. Tính
đặc thù ở đây chính là nó không bó hẹp trong một không gian (phòng học)
và thòi gian nhất định 1 tiết học trên lớp (45phút), mà nó là một quá trình tổ
chức các dạng hoạt động phong phú mang tính tập thể - xã hội cao, tạo điều
kiện cho học sinh giao lưu, tự thể hiện mình để hình thành và phát triển toàn

diện nhân cách. Thông qua các loại hình hoạt động khác nhau, (công tác xã
hội, lao động, sản xuất, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, thẩm mỹ vui
chơi, tham gia du lịch, thực tế...w...) hoạt động giáo dục NMH sẽ tác động
vào nhận thức tình cảm và rèn luyện hành vi đạo đức, thẩm mỹ, lao động,
văn hoá cho đối tượng giáo dục.
- Có thể coi hoạt động giáo dục NMH có tính chất là hoạt động bề
nổi nhưng không hạn chế ở một vài nội dung đơn điệu mà là tất cả các vấn đề
đang trở lên cập nhật, thòi sự được mọi người quan tâm. Hơn nữa nó là sự


13

kết hợp đông đảo của nhiều lực lượng tham gia, chẳng hạn như giáo viên
chủ nhiệm lớp có vai trò tham mưu, cố vấn, phân công trách nhiệm, tổ
chức tập thể lớp có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch bằng hoạt động cụ thể.
- Hoạt động GDNMH được tham gia và tham mưu từ phía các tổ nhổm
chuyên môn, ban chấp hành đoàn trường thậm chí cả lực lượng giáo dục
ngoài nhà trường như hội cha mẹ học sinh, hội cựu chiến binh, công an, bộ
đội, hội phụ nữ, đoàn thanh niên ở địa phương v.v...
- Chương trình, kế hoạch của hoạt động giáo dục NMH mang tính linh
hoạt, năng động (không thực hiện kế hoạch một cách máy móc, gò ép song
vẫn phải dựa trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc giáo dục). Nguyên tắc
giáo dục chính là những luận điểm cơ bản, những quy tắc chuẩn có tính quy
luật của lý luận giáo dục, giữ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ quá trình
giáo dục đạt tói mục đích đã định của xã hội.
- Việc thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục NMH cũng có
đặc trưng riêng. Hoạt động giáo dục NMH có tính đa dạng, phong phú do đó
nó kèm theo cả tính phức tạp của việc kiểm tra và đánh giá. Nói cách khác
là việc kiểm tra và đánh giá khổ thực hiện được, chỉ có thể tiến hành kiểm
tra đánh giá từng khâu, từng quá trình của mồi hoạt động giáo dục NMH

muốn vậy nhà quản lý phải có biểu điểm ứng với từng khâu.
- Hoạt động giáo dục NMH thường tuân thủ những yêu cầu:
+ Đảm bảo tính mục đích.
+ Tính kế hoạch.
+ Đảm bảo tính tự nguyện, tự giác, tự quản.
+ Đảm bảo tính tập thể.
+ Đảm bảo tính đa dạng phong phú.


14

+ Đảm bảo tính hiệu quả.
+ Đảm bảo tính hợp tác.
1.2.4. Các hình thức cơ bản của hoạt động giáo dục NMH
1.2.4.1. Sinh hoạt theo thời gian
Được tiến hành trong suốt năm học và nghỉ hè. Trong năm học thực
hiện các loại hình hoạt động theo kế hoạch, thực hiện cùng với chương trình
kế hoạch học tập các bộ môn văn hoá trên lớp và sự phối hợp vói các tổ chức
chức năng ngoài xã hội nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và
học. Trong hè các hoạt động gắn với đoàn thanh niên ở địa phương hoặc kế
hoạch của nhà trường. Ví dụ các hoạt động giao lưu văn hoá, thể dục thể
thao, văn nghệ, hội thi năng khiếu, sinh hoạt tư tưởng, toạ đàm và lao động
công ích, dã ngoại, pichnich...v.v.
1.2.4.2. Hoạt động theo chủ điểm chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm
lớn của đất nước
Trong mỗi tháng kể tò đầu năm học mói (tò tháng 9 đến hết tháng 5) có
những ngày lễ ngày kỷ niệm nào thì sinh hoạt một chủ đề gắn liền vói ngày kỷ
niệm ấy.
1.2.4.3. Hoạt động theo loại hình
Bao gồm các loại hình mang tính chất chính tri xã hội, đạo đức văn

hoá, phát luật, v.v...
- Hoạt động tư tưởng chính trị xã hội: tìm hiểu ngày thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam .v.v...
- Hoạt động tìm hiểu pháp luật. Ví dụ: như tìm hiểu về luật bảo về môi
trường, luật giao thông đường bộ. luật phòng chống tệ nạn xã hội vv....


×