Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Luận văn quản lý thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo hướng chuẩn hóa ở các trường mầm non thành phố việt trì, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 143 trang )

LÊ THỊ THU HIỀN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

***

LÊ THỊ THU HIỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

QUẢN LÝ THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI
THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

***
KHÓA HỌC: 2016 - 2018

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

LÊ THỊ THU HIỀN

QUẢN LÝ THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI
THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ


Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS. TS Phan Văn Nhân

HÀ NỘI, 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban giám đốc, Cán bộ, Giảng viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã
quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện luận văn.
Ban lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT Việt Trì, các đồng chí cán
bộ quản lý, các cô giáo, và nhân viên các trƣờng mầm non trên địa bàn Thành
phố Việt trì - tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi nghiên cứu,
khảo sát làm cứ liệu cho luận văn của mình.
Đặc biệt, tác giả xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
đến PGS. TS Phan Văn Nhân đã nhiệt tình, tận tụy hƣớng dẫn thực hiện đề
tài nghiên cứu khoa học này.
Trong suốt thời gian học tập và làm đề tài nghiên cứu mặc dù đã rất cố
gắng song do khả năng nghiên cứu của tôi có hạn, kinh nghiệm trong công tác
và nghiên cứu khoa học còn ít nên chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết. Kính mong, thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đóng
góp, giúp đỡ để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hiền


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ
ràng, kết quả của đề tài: “Quản lý thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo hướng
chuẩn hóa ở các trường mầm non thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ
công trình khoa học nào khác cho tới nay.
Hà Nội, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hiền


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Nhiệm vụ của đề tài................................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 4
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG, ĐỒ

CHƠI THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA Ở TRƢỜNG MẦM NON .................. 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................ 6
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc ................................................................... 6
1.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc ................................................................... 8
1.2. Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi giáo dục mầm non ..................................... 11
1.2.1. Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ............................................................. 11
1.2.2. Phân loại thiết bị, đồ dùng, đồ chơi giáo dục mầm non................ 13
1.2.3. Tính chất của TBĐDĐC ............................................................... 15
1.2.4. Chuẩn thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ................................................... 17
1.3. Vai trò của đồ dùng, đồ chơi trong sự phát triển toàn diện của trẻ ...... 18
1.3.1. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ .......................................... 18
1.3.2. Nguyên tắc sử sụng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong chăm sóc,
giáo dục trẻ .............................................................................................. 20
1.4. Quản lý TBĐDĐC ở trƣờng MN Theo hƣớng chuẩn hóa ................... 24
1.4.1. Quản lý .......................................................................................... 24
1.4.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng ........................................... 28
1.4.3. Quản lý TBĐDĐC......................................................................... 30
1.4.4. Nội dung quản lý thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo hƣớng chuẩn hóa ... 31


iv
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý TBĐDĐC theo hƣớng chuẩn hóa . 37
1.5.1. Yếu tố khách quan ......................................................................... 37
1.5.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................ 38
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 39
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI
Ở TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÖ THỌ....... 40
2.1. Giáo dục Mầm non Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ ...................... 40
2.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý TBĐDĐC giáo dục mầm non .. 46
2.3. Thực trạng TBĐDĐC ở các trƣờng MN Thành phố Việt Trì, Tỉnh

Phú Thọ ....................................................................................................... 46
2.3. Thực trạng quản lý TBĐDĐC ở các trƣờng MN Thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ ................................................................................................ 52
2.3.1. Nhận thức cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của
TBĐDĐC ................................................................................................ 52
Khảo sát về nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên ở các
trƣờng mầm non trong nhóm lựa chọn khảo sát cho kết quả nhƣ sau: ... 52
2.3.2. Lập kế hoạch công tác quản lý TBĐDĐC .................................... 54
2.3.3. Chỉ đạo công tác quản lý TBĐDĐC ............................................. 56
2.3.4. Tổ chức mua sắm trang bị TBĐDĐC ........................................... 61
2.3.5. Tổ chức quản lý sử dụng TBĐDĐC ............................................. 63
2.3.6. Kiểm tra, đánh giá công tác QL TBĐDĐC................................... 66
Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................... 73
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI
THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA Ở TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ
VIỆT TRÌ, TỈNH PHÖ THỌ .......................................................................... 75
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 75
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích ................................................................. 75
3.1.2. Đảm bảo tính phù hợp ................................................................... 75
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................. 75


v
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ..................................................................... 76
3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống .................................................................. 76
3.2. Biện pháp ............................................................................................. 77
3.2.1. Nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên về TBĐDĐC ........................................................................... 77
3.2.2. Xây dựng kế hoạch đầu tƣ, mua sắm, sửa chữa TBĐDĐC để
đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa ..................................................................... 82

3.2.3. Tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực
sử dụng thiết bị giáo dục cho cán bộ quản lí, giáo viên các trƣờng
mầm non .................................................................................................. 85
3.2.4. Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trƣờng mầm non quản lí TBĐDĐC
phù hợp với yêu cầu đổi mới GDMN ..................................................... 88
3.2.5. Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua về quản lí
TBĐDĐC của các trƣờng mầm non........................................................ 92
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ....................................... 96
3.3. Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .. 97
3.3.1. Khảo sát nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi ..................... 97
3.3.2. Đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ........ 99
Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 109
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CBQL

Cán bộ quản lý


GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

GDMN

Giáo dục mầm non

ĐDDH

Đồ dùng dạy học

MN

Mầm non

NV

Nhân viên

QL


Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

QLTBĐDĐC

Quản lý thiết bị đồ dùng, đồ chơi

TBGD

Thiết bị giáo dục

TBĐDĐC

Thiết bị đồ dùng đồ chơi

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô phát triển các trƣờng MN thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2015-2018 .............................................................. 40
Bảng 2.2: Chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ của các trƣờng mầm non
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2018 ............... 41

Bảng 2.3: Chất lƣợng đội ngũ giáo viên (năm học 2015-2018) ..................... 43
Bảng 2.4: Số lƣợng và chất lƣợng đồ dùng đồ chơi ngoài trời ở các trƣờng
MN Thành phố Việt Trì (tính đến tháng 9 năm 2017) ................. 47
Bảng 2.5: Thực trạng thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp (tính đến tháng 9
năm 2017) ..................................................................................... 48
Bảng 2.6: Quy mô, chất lƣợng đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho việc chăm
sóc nuôi dƣỡng các trƣờng MN Thành phố Việt Trì (tính đến
tháng 9/2017) ................................................................................ 50
Bảng 2.7: Số lƣợng và chất lƣợng đồ dùng thiết bị phục vụ cho các hoạt
động chung ở các trƣờng MN thành phố Việt Trì (tính đến tháng
9/2017) .......................................................................................... 51
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý,
nhân viên các trƣờng Mầm non về tầm quan trọng của
TBĐDĐC ...................................................................................... 53
Bảng 2.9: Kết quả điều tra thực trạng công tác lập kế hoạch TBĐDĐC ........ 55
Bảng 2.10: Việc chỉ đạo công tác quản lý TBĐDĐC ..................................... 56
Bảng 2.11: Đánh giá mức độ tổ chức thực hiện kế hoạch QLTBĐDĐC ....... 60
Bảng 2.12: Số lƣợng kinh phí đầu tƣ, mua sắm TBĐDĐC và số lƣợng thiết
bị tự làm ở trƣờng mầm non thành phố Việt Trì trong năm học
2016 - 2017 ................................................................................... 61
Bảng 2.13: Thực trạng sử dụng TBĐDĐC trong các môi trƣờng giáo dục.... 64


viii
Bảng 2.14: Thực trạng sử dụng TBĐDĐC ..................................................... 65
Bảng 2.15: Thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý TBĐDĐC trƣờng mầm
non của Phòng GD&ĐT thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2015-2018 ............................................................................ 66



1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH
trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế đã
nhận định giáo dục và đào tạo nƣớc ta trong thời gian qua: “Đã xây dựng
đƣợc hệ thống giáo dục và đào tạo tƣơng đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại
học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo đƣợc cải thiện rõ rệt và từng
bƣớc hiện đại hóa”. “Tuy nhiên, chất lƣợng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn
thấp so với yêu cầu,... đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo chƣa hiệu quả. Chính
sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chƣa phù hợp. Cơ sở vật chất
kỹ thuật còn nghèo nàn và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn”. Nghị quyết đƣa ra nhiệm vụ, giải pháp “Tiếp tục thực hiện mục
tiêu kiên cố hóa trƣờng, lớp học; có chính sách hỗ trợ để có mặt bằng xây
dựng trƣờng. Từng bƣớc hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ
tầng công nghệ thông tin. Bảo đảm đến năm 2020 số học sinh mỗi lớp không
vƣợt quá quy định của từng cấp học” [26].
Thực hiện cơ chế đổi mới trong giáo dục và đào tạo, cũng giống nhƣ các
nền kinh tế khác thì giáo dục cũng cần đƣợc quan tâm trong đầu tƣ cơ sở vật
chất. Đối với ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thì cơ sở hạ tầng đó chính
là TBĐDĐC của các trƣờng học, bao gồm: nhà và công trình xây dựng; các
máy móc, trang bị, thiết bị phục vụ các hoạt động chăm sóc, giáo dục và các
tài sản cố định vô hình... Bên cạnh chất lƣợng đội ngũ nhà giáo thì đây là
những điều kiện quan trọng để góp phần đảm bảo chất lƣợng giáo dục của nhà
trƣờng đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại.
Đối với các nhà trƣờng mầm non, trẻ đƣợc giáo dục thông qua việc tham
gia các hoạt động bằng các đồ dùng, đồ chơi để từ đó phát huy tƣ duy khám



2
phá, tìm tòi những điều thú vị, những thắc mắc của lứa tuổi mần non. Vì vậy
thiết bị giáo dục không chỉ cần thiết để việc dạy học của cô và trò tốt hơn mà
nó còn có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục, đây
là một hoạt động hết sức quan trọng trong các trƣờng mầm non. TBGD có vai
trò quan trọng giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mĩ, thể
chất. Khi đã có thiết bị dạy học, giáo dục thì việc sử dụng của các nhà trƣờng
lại vô cùng quan trọng. Sử dụng nhƣ thế nào đạt hiệu quả, không lãng phí,
đồng thời tham mƣu tƣ vấn để sửa chữa, bổ sung, hiện đại hóa là vấn đề quan
tâm của lãnh đạo nhà trƣờng mầm non. Tuy nhiên hiện nay, chất lƣợng giáo
dục gắn với việc hiện đại hóa đồ dung dạy học mới chỉ tồn tại ở các trƣờng
trung tâm, trọng điểm, mà chƣa có những ƣu tiên cho các trƣờng mầm non
trên địa bàn hẻo lánh, xa xôi, khó khăn, vùng núi và nông thôn. Từ việc thiếu
TBĐDĐC dẫn đến chất lƣợng dạy học chƣa cao, chƣa phát huy hết năng lực
của học sinh, gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút giáo viên giỏi đến
công tác, dẫn tới sự chênh lệch khá rõ rệt trong chất lƣợng giảng dạy ở các
trƣờng của thành phố.
Song song với việc nâng cao chất lƣợng, việc quản lý TBĐDĐC là một
trong những nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà quản lý giáo dục. Trong khi
đó, việc quản lý TBĐDĐC tại các trƣờng học ở thành phố Việt Trì nói riêng
còn chƣa đƣợc quan tâm thích đáng. Một số trƣờng mầm non đã không ngừng
đầu tƣ mua sắm các trang thiết bị cho trƣờng của mình nhƣng vấn đề quản lý
chƣa đạt hiệu quả cao. Việc quản lý TBĐDĐC ở nhiều trƣờng mầm non trên
địa bàn Thành phố Việt Trì đƣợc thực hiện bằng sổ sách ghi chép, tổng hợp
dẫn đến khó khăn trong việc lƣu giữ, tìm kiếm, phân tích, tổng hợp dữ liệu về
TBĐDĐC phục vụ cho hoạt động giáo dục và các lĩnh vực liên quan. Việc
bảo quản, bảo trì còn bị coi nhẹ, dẫn đến việc TBĐDĐC xuống cấp một cách
nhanh chóng và không đƣợc sửa chữa. Việc quản lý TBĐDĐC của ngành



3
giáo dục thành phố Việt Trì nói chung, trong đó có cấp học mầm non nói
riêng còn không ít bất cập, hạn chế, làm ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục và
yêu cầu chất lƣợng ngày càng cao.
Với mong muốn khắc phục những bất cập trong quản lý TBĐDĐC để
theo hƣớng chuẩn hóa ở các trƣờng Mầm non trên địa bàn Thành phố Việt
Trì, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo
hướng chuẩn hóa ở các trường mầm non thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý TBĐDĐC theo hƣớng chuẩn
hóa ở các trƣờng Mầm non trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đề
xuất các biện pháp quản lý TBĐDĐC ở các Trƣờng Mầm non trên địa bàn
thành phố Việt Trì nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục
của các trƣờng MN trên địa bàn thành phố.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý TBĐDĐC theo hƣớng chuẩn hóa
trong các trƣờng mầm non.
- Đánh giá thực trạng quản lý TBĐDĐC trƣờng mầm non thành phố
Việt Trì.
- Đề xuất các biện pháp quản lý TBĐDĐC theo hƣớng chuẩn hóa trong
các trƣờng Mầm non tại thành phố Việt Trì.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý TBĐDĐC tại các trƣờng Mầm non thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ đã đƣợc quan tâm nhƣng vẫn còn một số hạn chế: nhận thức
chƣa đúng, đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vài trò của TBĐDĐC; kế hoạch đầu tƣ,
trang bị, mua sắm, bổ sung, bảo quản và sử dụng TBĐDĐC chƣa phù hợp với
đổi mới giáo dục mầm non…. Nếu đề xuất đƣợc các biện pháp quản lí



4
TBĐDĐC theo hƣớng chuẩn hóa đảm bảo phù hợp thực tiễn và có tính khả
thi, sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và nuôi dƣỡng trẻ ở các trƣờng
mầm non trên địa bàn thành phố Việt Trì.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý TBĐDĐC theo hƣớng chuẩn hóa ở các trƣờng mầm non.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Quản lý TBĐDĐC các trƣờng Mầm non thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ. Khảo sát thực trạng đƣợc thực hiện tại 05 trƣờng Mầm non.
- Các biện pháp quản lí đƣợc áp dụng ở cấp phòng và cấp trƣờng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phƣơng pháp phân tích lịch sử - logic để tổng quan, chọn lọc các quan
điểm, lí thuyết, quan niệm khoa học có liên quan đến quản lí TBĐDĐC theo
hƣớng chuẩn hóa.
- Phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ
thống các khái niệm, căn cứ lí luận quản lí TBĐDĐC theo hƣớng chuẩn hóa.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tọa đàm,
quan sát về hoạt động quản lí TBĐDĐC ở các trƣờng MN.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí TBĐDĐC, phân tích, đánh
giá hồ sơ quản lí của trƣờng.
6.3. Các phương pháp khác
- Phƣơng pháp chuyên gia để lấy ý kiến đánh giá khảo nghiệm các giải
pháp quản lí TBĐDĐC theo hƣớng chuẩn hóa.
- Phƣơng pháp sử dụng thống kê để xử lí số liệu, đánh giá và trình bày
kết quả nghiên cứu.



5
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có: phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham
khảo, phụ lục và 03 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý TBĐDĐC theo hƣớng chuẩn hóa ở
trƣờng mầm non.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý TBĐDĐC trƣờng mầm non thành phố
Việt Trì.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý TBĐDĐC theo hƣớng chuẩn hóa trong
Trƣờng Mầm non thành phố Việt Trì.


6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG,
ĐỒ CHƠI THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Thiết bị đồ dùng đồ chơi (TBĐDĐC) của trƣờng mầm non là hệ thống
các phƣơng tiện cần thiết đƣợc sử dụng vào các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình đổi mới chƣơng trình
giáo dục, thiết bị đồ dùng dạy học là điều kiện bắt buộc phải có để đạt đƣợc
mục tiêu đề ra và nâng cao chất lƣợng dạy và học. TBĐDĐC một mặt thúc
đẩy cho ngƣời dạy luôn phải trau dồi kiến thức, đổi mới phƣơng pháp, cách
thức giảng dạy, mặt khác giúp ngƣời học năng động, tích cực, phát huy tính
chủ động, sáng tạo trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lƣợng
giáo dục toàn diện. Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, việc ứng dụng
những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để tạo ra những thiết bị, đồ dùng
dạy học đa dạng, phong phú. Các chuyên gia trong và ngoài nƣớc đánh giá
nhƣ sau:
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Trong tác phẩm “Loan báo về một nhà trƣờng mẫu giáo” của Jan Amos

Komenski (1592-1670), một nhà sƣ phạm ngƣời Séc vĩ đại, ngƣời thầy của
dân tộc Séc, của Châu Âu và thế giới, ngƣời đã đặt nền móng đầu tiên cho
dạy học trực quan, chủ trƣơng giảng dạy bằng hoạt động, bằng sự quan sát
trực tiếp, bằng sự tiếp xúc với sự vật trong đời sống hàng ngày. Tác phẩm chỉ
ra những phƣơng pháp học tập ở nhà trƣờng mẫu giáo, học mà chơi, chơi mà
học, rồi đƣa ra những chỉ dẫn về giáo dục thẩm mỹ, đƣa âm nhạc, thơ ca, hội
họa vào giáo dục trẻ em. Đây là những điều mà ở Châu Âu hàng mấy thế kỷ
sau ngƣời ta mới tiếp nhận và phổ biến. Ông còn biên soạn chƣơng trình biên
soạn giáo dục trẻ mẫu giáo thành một bộ sƣu tập tranh sắp xếp theo chủ điểm
mang tên là “Thế giới bằng tranh”, xuất bản năm 1658. Đây là quyển sách


7
bằng tranh vẽ ra đời sớm nhất thế giới “Vì thế, tất nhiên bắt đầu dạy học
không thể từ sự giải thích bằng lời về các sự vật mà phải từ sự quan sát trực
tiếp chúng. Lời nói không bao giờ được đi trước sự vật”. Nhƣ vậy, Komenski
đề cao một phương pháp dạy học khuyến khích người học tự tiếp thu tri thức
bằng những giác quan của chính mình. Ông nhấn mạnh: “ Cái có thể tri giác
được hãy để cho cho trẻ tri giác bằng các giác quan của chúng, cái nhìn được
hãy để cho nhìn, cái nghe được hãy để cho nghe. Đó là quy tắc “vàng” đối
với trẻ em, đối với dạy học”.
Ông nhấn mạnh việc sử dụng các đồ dùng, các phƣơng tiện trực quan
trong dạy học. “…Việc dạy học phải bằng sự vật, hiện tƣợng. Vì sự vật là
thân thể, lời nói là cái ảo…lời nói mà không có sự vật là vỏ không có nhân,
bao không có kiếm, bóng không có hình, thân không có hồn”.
Tại Hội nghị quốc tế về giáo dục lần thứ 39 họp tại Giơnevơ (Thụy sĩ)
năm 1984, nhiều hội nghị về TBĐDĐC ở các nƣớc Xã hội chủ nghĩa đã thống
nhất “Ngành giáo dục cần đƣợc đổi mới thƣờng xuyên về mục đích, cấu trúc,
nội dung, TBĐDĐC và phƣơng pháp để tạo cho tất cả các cho trẻ có những cơ
hội học tập".

Các công trình của Jean-Jacques Rousseau đã thôi thúc Johann Heinnich
Pestalozzi (1746-1827)- Nhà giáo dục Thụy Sĩ phát triển phƣơng pháp dạy
học dựa trên thế giới tự nhiên và giác quan đã phát triển quan điểm dạy học
trực quan để đạt hiệu quả cao. Nội dung của quan điểm dạy học trực quan trên
cơ sở khoa học này là thông qua các sự vật hoặc hình ảnh của chúng và đƣợc
học viên chứng thực trên cơ sở cảm nhận của các giác quan thay cho lối dạy
học cũ, nhồi nhét tri thức.
Cùng với sự phát triển của giáo dục, ngƣời ta nhận thức rằng trong quá
trình dạy học vai trò của phƣơng tiện, thiết bị đồ dùng đồ chơi là quan trọng,
không chỉ giúp cho trẻ nhận biết hiện tƣợng mà còn giúp học cho trẻ nắm


8
đƣợc bản chất cơ bản của một vấn đề, bên cạnh đó sử dụng TBĐDĐC có hiệu
quả giúp cho trẻ không cảm thấy bị gò bó ép buộc, cảm tính và để khám phá
bản chất của đối tƣợng khi tham gia vào tiết học. Vấn đề này Lênin đã từng đề
cập đến trong quy luật nhận thức của con ngƣời "Từ trực quan sinh động đến
tƣ duy trừu tƣợng từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn"; trong thực tế ngƣời học
tiếp thu kiến thức qua nghe, nhìn thấy và cảm nhận khác, tuy nhiên khi nghe
thì độ ghi nhớ của ngƣời học không cao dễ quên đi sau đó, khi quan sát, nhìn
thấy trực quan thì ngƣời học dễ ghi nhớ, ấn tƣợng và khắc sau kiến thức lâu
hơn. Việt Nam có câu: Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không
bằng một làm. Ngƣời Ấn Độ đã tổng kết: Tôi nghe -Tôi quên; Tôi nhìn -Tôi
nhớ; Tôi làm -Tôi hiểu.
Nhƣ vậy, nghiên cứu về vai trò, vị trí của TBĐDĐC trong học tập đã
đƣợc các nhà khoa học, các chuyên gia đánh giá, nghiên cứu từ rất sớm. Học
thông qua TBĐDĐC sẽ khuyến khích cho trẻ nhận thức đƣợc thế giới qua các
giác quan của mình, là phƣơng pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế, sự
phát triển tâm sinh lí của ngƣời học. Đây là phƣơng pháp hiệu quả giúp cho
trẻ phát triển tƣ duy, nhận biết hiện tƣợng và tiến tới nắm bắt bản chất để từ

đó ghi nhớ và vận dụng. Nhƣ vậy để đạt đƣợc hiệu quả cao trong quá trình
lĩnh hội kiến thức, ngƣời học phải thông qua quá trình nghe, nhìn và thực
hành, đây là con đƣờng nhận thức chân lí, hiện thực khách quan.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo của nƣớc ta
"Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành; lý luận
gắn liền với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội" [26].


9
Vấn đề cấp thiết của giáo dục hiện nay là đổi mới, nhiệm vụ trọng tâm là
đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Song song với đó là công tác
đổi mới quản lý giáo dục ở nhà trƣờng, việc quản lý CSVC nói chung và quản
lý TBĐDĐC nói riêng đang là một nhu cầu cấp thiết.
“Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu
biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho
trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào
năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn
học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm
non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều
kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục”[26].
Đồ dùng đồ chơi ở bậc học mầm non có tác dụng vô cùng to lớn đến việc
hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Những ĐDĐC này giúp trẻ đƣợc thao tác,
đƣợc hoạt động, trải nghiệm, đƣợc thể hiện những nhu cầu của cá nhân, đƣợc
phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Trẻ nhỏ cần rất
nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày. Việc

chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá cho bản
thân. Thông qua chơi trẻ đƣợc phát huy những hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều
tình huống khác nhau. Đồ chơi ở bậc học mầm non mẫu giáo là yếu tố thúc đẩy
trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện
thể lực cho trẻ.
Thiết bị và đồ dùng dạy học là phƣơng tiện vật chất để phục vụ quá trình
dạy học và đổi mới phƣơng pháp dạy học, giúp cho giáo viên và cho trẻ thực
hiện có hiệu quả mục tiêu dạy và học. TBĐDĐC cũng tạo điều kiện trực tiếp
cho trẻ phát huy tính chủ động, phát triển năng lực sáng tạo trong tiếp thu
kiến thức, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.


10
Nghị quyết Trung ƣơng Đảng - Khóa VIII, đã chỉ rõ định hƣớng cơ bản
của đổi mới giáo dục là: “Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục và đào
tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tƣ duy sáng tạo của
ngƣời học. Từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện hiện
đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên
cứu của sinh viên, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự
học, tự đào tạo thƣờng xuyên và rộng khắp trong toàn dân” [26]. Thiết bị dạy
học là điều kiện quan trọng trong quá trình dạy học, nó vừa là nội dung vừa là
phƣơng tiện chuyển tải thông tin, giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt
động nhận thức cho trẻ, giúp trẻ hứng thú học tập, rèn luyện tác phong và kỷ
luật lao động, kỹ năng thực hành, hình thành phƣơng pháp học tập chủ động
tích cực, sáng tạo; thiết bị dạy học trở thành công cụ nhận thức, là một bộ
phận hữu cơ của cả phƣơng pháp và nội dung dạy học.
Trần Yến Mai trong nghiên cứu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng thiết bị dạy học lớp mẫu giáo lớn trong các trường mầm non, đề tài Mã
số V2005-27 đã đƣa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng các thiết bị dạy học trong các trƣờng mầm non [22]. Phan Văn Nhân

(2003), “Quan niệm về hiệu quả trong giáo dục và hiệu quả sử dụng học liệu,
phƣơng tiện, TBĐDĐC” đã có những lí luận mở trong nghiên cứu về vài trò
của việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học cho học sinh, đặc biệt là khối trẻ
mầm non [27].
Đến nay, việc quản lý thiết bị dạy học đã đƣợc quan tâm, nghiên cứu,
các công trình nghiên cứu nhìn chung đều đã đánh giá đƣợc thực trạng quản
lý thiết bị, công tác bảo quản, tiếp nhận, khai thác, bảo trì sửa chữa ở các địa
phƣơng, vùng miền khác nhau; qua nghiên cứu, đã đề ra những biện pháp
quản lý phù hợp đối với từng địa phƣơng. Tuy nhiên các vấn đề nghiên cứu
trên ở các cơ sở giáo dục, địa phƣơng, vùng miền trong cả nƣớc là không
giống nhau. Thực tế quản lý thiết bị dạy học ở thành phố Việt Trì còn gặp


11
nhiều khó khăn, thiếu thốn; công tác quản lý chƣa khoa học, chƣa đƣợc duy
trì thƣờng xuyên, thiếu đồng bộ, trang bị thiết bị lạc hậu, đội ngũ thì không
thích ứng với sử dụng, khai thác tốt những trang thiết bị mới đầu tƣ. Trong sự
nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn
diện thì thiết bị dạy học không thể tách rời khỏi hoạt động dạy học, nó góp
phần nâng cao hiệu quả, chất lƣợng dạy học. Một điều đáng chú ý nữa là tại
Việt Trì chƣa có công trình, tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề "quản lý thiết bị
đồ dùng, đồ chơi theo hƣớng chuẩn hóa ở các trƣờng mầm non thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ”. Đó là lý do đề tài này đƣợc tác giả chọn để nghiên cứu .
1.2. Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi giáo dục mầm non
1.2.1. Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn đã viết: “TBĐDĐC là những hệ thống các phương
tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáo dục và
đào tạo toàn diện HS trong nhà trường. Đó là những đồ vật, những của cải
vật chất và khung cảnh tự nhiên xung quanh nhà trường”[15].
Hệ thống TBĐDĐC trong nhà trƣờng đó là các khối công trình, nhà cửa,

sân chơi, thƣ viện, dụng cụ thí nghiệm, bản đồ, tranh ảnh và các trang thiết bị
khác… đƣợc trang bị riêng cho nhà trƣờng, và chia làm 3 bộ phận: trƣờng sở,
TBĐDĐC và thƣ viện do nhà trƣờng trực tiếp quản lý và sử dụng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục là điều kiện cần thiết để thực hiện,
phục vụ công tác nuôi dƣỡng chăm sóc và giáo dục của trƣờng mầm non, là
công cụ đắc lực cho việc đổi mới phƣơng pháp dạy học: Có thể mô hình hoá,
trực quan hoá các vấn đề trừu tƣợng một cách sinh động, tạo ra mối quan hệ
hợp tác giữa cô giáo và học sinh giúp cho việc tổ chức và điều khiển quá trình
nuôi dƣỡng chăm sóc và giáo dục một cách khoa học. Đối với trẻ mầm non
các thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học còn giúp cho trẻ phát triển tƣ duy trừu
tƣợng, sự sáng tạo để khám phá thế giới xung quanh.


12
Cơ sở vật chất và trang thiết bị có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý
hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non.
Thiết bị đồ dùng, đồ chơi bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị
trực quan, thực nghiệm và các thiết bị kỹ thuật (Các phƣơng tiện nghe nhìn).
Thiết bị dạy học các bộ môn đƣợc sử dụng thƣờng xuyên nhất, chúng trực tiếp
tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phƣơng
pháp trong tổ chức các tiết học. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của trƣờng
mầm non là thành phần không thể thiếu trong quá trình nuôi dƣỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ, nó rất đa dạng và phong phú. Nếu nhà trƣờng có hệ thống cơ
sở vật chất, thiết bị tƣơng đối đồng đều đầy đủ, đẹp và khoa học xu hƣớng
ngày càng hoàn thiện, trên cơ sở vật chất hoá nội dung giáo dục thì chất lƣợng
giáo dục, chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.
Nếu chức năng chính của các trƣờng phổ thông là giáo dục con ngƣời
toàn diện thông qua hoạt động dạy và học thì trƣờng mầm non lại có đặc thù
riêng. Nó bao gồm hai hoạt động chính là chăm sóc nuôi dƣỡng và giáo dục.
Trong đó, chăm sóc nuôi dƣỡng là phần chính, hoạt động giáo dục chủ yếu

thông qua các hình thức vui chơi, hoạt động ngoài giờ. Cho nên đầu tƣ trang
thiết bị cho giáo dục mầm non cũng hoàn toàn khác so với các trƣờng trung
học phổ thông.
Thiết bị giáo dục trƣờng mầm non bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và
học tập, là các đồ dùng đồ chơi tại lớp học, nó hỗ trợ phát triển vận động, vui
chơi ngoài trời, trong vƣờn trƣờng, sân trƣờng, các thiết bị âm nhạc, mỹ thuật,
máy tính, máy vui chơi trong các phòng chức năng (phòng giáo dục âm nhạc,
phòng giáo dục thể chất, phòng vui học kidsmart, phòng hội trƣờng...) và các
thiết bị khác, nhằm bảo đảm cho việc nâng cao chất lƣợng chăm sóc giáo dục
trẻ, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.


13
Thiết bị giáo dục trƣờng mầm non còn bao gồm đồ dùng thiết bị chăm
sóc, nuôi dƣỡng là các loại đồ dùng thiết bị đặt tại các phòng nuôi dƣỡng,
chăm sóc trẻ em ở nhà bếp, phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh
phục vụ cho hoạt động chăm sóc nuôi dƣỡng của nhà trƣờng.
Theo điều 23 của Điều lệ trƣờng mầm non [3] (Văn bản số 05/VBHNBGDĐT văn bản hợp nhất ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo) quy định về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu phục vụ chƣơng
trình giáo dục mầm non:
“1. Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu hƣớng dẫn đƣợc sử dụng trong
nhà trƣờng, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
2. Nhà trƣờng, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập có trách nhiệm

trang bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu phục vụ chƣơng trình giáo dục
mầm non; khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu, thiết bị hiện đại để nâng
cao chất lƣợng nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
3. Tài liệu hƣớng dẫn chăm sóc trẻ khuyết tật theo quy định của Bộ Giáo


dục và Đào tạo.”
Nhƣ vậy có thể quan niệm TBĐDĐC là tất cả các phƣơng tiện vật chất
đƣợc huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo
dục khác để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục.
1.2.2. Phân loại thiết bị, đồ dùng, đồ chơi giáo dục mầm non
Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời
Là những thiết bị giáo dục phục vụ cho việc giảng dạy tại các trƣờng
mầm non và đƣợc đặt trong vƣờn trƣờng, sân trƣờng, nhằm bảo đảm cho việc
nâng cao chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ. Ví dụ: Cầu trƣợt liên hoàn, nhà
bóng, xích đu, con nhún, đu quay, nhà chui, bể chơi cát với cát, nƣớc, bộ vận
động đa năng, ...


14
Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong lớp
Đồ dùng đồ chơi trong lớp là những thiết bị giáo dục phục vụ chăm sóc
giáo dục ở tại lớp, đƣợc quy định trong văn bản số 01/VBHN-BGDĐT ngày
23-03-2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hợp nhất Thông tƣ số
02/2010/TT- BGDĐT ngày 11/2/2010 và Thông tƣ số 34/2013/TT-BGDĐT
ngày 17/9/2013 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thiết bị, đồ dùng, chăm sóc, nuôi dưỡng
Đồ dùng thiết bị chăm sóc, nuôi dƣỡng là các loại đồ dùng thiết bị đặt tại
các phòng nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nhà bếp, phòng sinh
hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh phục vụ cho hoạt động chăm sóc nuôi
dƣỡng của các nhà trƣờng, gồm có các thiết bị sau đây:
Phòng sinh hoạt chung có các thiết bị:
- Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp;
- Bàn, ghế, bảng cho giáo viên;
- Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu;
- Hệ thống đèn, hệ thống quạt.

Phòng ngủ bao gồm các thiết bị:
- Giƣờng, phản, chiếu, đệm, chăn, gối, màn, quạt tuỳ theo khí hậu từng
miền, từng mùa;
- Hệ thống tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng phục vụ trẻ em ngủ.
Phòng vệ sinh có các thiết bị:
- Cho trẻ nhà trẻ: Vòi nƣớc rửa tay, ghế ngồi bô, vòi tắm;
- Cho trẻ mẫu giáo: Vòi nƣớc rửa tay, vòi tắm, bể hoặc bồn chứa nƣớc.
Nhà bếp có các thiết bị sau đây:
- Có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trƣờng (xoong, nồi,
bát, thìa, dao, thớt, ...); Có dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an
toàn thực phẩm;


15
- Có tủ lạnh để lƣu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú; Có đủ nƣớc sử
dụng, chất lƣợng nƣớc phải đƣợc cơ quan Y tế kiểm định;
- Các thiết bị đảm bảo cho việc xử lí các chất thải và phòng chống cháy
nổ đúng quy định.
Thiết bị, đồ dùng phục vụ các hoạt động khác
Là những thiết bị thể dục thể thao, thiết bị âm nhạc, mĩ thuật, âm li, loa
đài, máy tính, máy chiếu, ti vi,.. đặt tại các phòng chức năng (phòng giáo dục
âm nhạc, thể chất, phòng kidsmart, phòng hội trƣờng...) phục vụ cho việc
giảng dạy chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ và các động chuyên môn của GV, NV
trong trƣờng mầm non.
Ví dụ: Gƣơng, gióng múa, trang phục, vận động liên hoàn, vòng, gậy, ghế
thể dục, máy tính, máy in, bảng đa năng, bộ bàn ghế vui học kidsmart, giá vẽ.
Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi giáo dục mầm non là nguồn tri thức, phƣơng
tiện truyền tải thông tin và điều khiển những nhận thức trong quá trình dạy con
học. Cha mẹ cần biết cách vận dụng những thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp
để con có thể hoàn thiện bản thân và phát triển những kỹ năng trong cuộc sống.

Các chuyên gia khoa học đƣa ra nhận định rằng: phƣơng pháp tốt nhất để
dạy trẻ ở giai đoạn mầm non là dạy con thông qua các trò chơi, tình huống
thực tế. Vì ở giai đoạn này, trẻ có năng lực quan sát và tiếp thu nhận thức
mạnh mẽ nhất, trẻ bắt chƣớc và tò mò với mọi những tình huống thực tế ở
xung quanh. Bởi vậy những thiết bị dạy học dành cho con ở giai đoạn quan
trọng này đƣợc nghiên cứu và thiết kế đồ dùng dạy học dƣới dạng những đồ
chơi có mang tính giáo dục cao.
1.2.3. Tính chất của TBĐDĐC
Đồ dùng đồ chơi (ĐDĐC) có tác dụng giúp trẻ đƣợc thao tác, đƣợc hoạt
động, trải nghiệm, đƣợc thể hiện những nhu cầu cá nhân, đƣợc phát triển cân
đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát huy hết những tƣ duy sáng tạo từ trẻ. Trẻ nhỏ


×