ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM NGÂN HÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON THÀNH PHỐ CẨM PHẢ - TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM NGÂN HÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON THÀNH PHỐ CẨM PHẢ - TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Minh Huế
THÁI NGUYÊN - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của TS. Trần Thị Minh Huế. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Học viên thực hiện
Phạm Ngân Hà
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nhận và triển khai nghiên cứu đề tài, hoàn
thành luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy
Cô trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng
Đào tạo, các thầy cô khoa Tâm lý - Giáo dục đã tham gia giảng dạy lớp cao học
chuyên ngành Quản lí giáo dục khoá 23 (2015 - 2017).
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Minh Huế đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn
và có thể áp dụng có hiệu quả trong quá trình công tác.
Xin gửi lời cảm ơn và chia sẻ niềm vui này với gia đình, bạn bè, những
người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu xong luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong tiếp tục nhận được ý kiến góp
ý của các thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT........................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................ v
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học .............................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 4
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 5
8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG
CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG
MẦM NON ............................................................................................... 8
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................ 8
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài ................................... 8
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam ................................... 10
1.2. Khái niệm công cụ ........................................................................... 13
1.2.1. Tai nạn thương tích ....................................................................... 13
1.2.2. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non ....... 14
1.3. Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non 15
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 15
1.3.2. Yêu cầu và nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở
trường mầm non ............................................................................ 16
iii
1.3.3. Phương pháp và hình thức phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
mầm non ........................................................................................ 20
1.3.4. Giáo viên trong hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ................................................................................................... 29
1.4. Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường
mầm non ........................................................................................ 31
1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý hoạt động phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non .................................. 31
1.4.2. Mục tiêu quản lý............................................................................ 31
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ mầm non .................................................................................. 32
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ em....................................................... 38
1.5.1. Các yếu tố khách quan .................................................................. 38
1.5.2. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 39
Kết luận chương 1 ................................................................................... 41
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM
NON THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH ............... 43
2.1. Khái quát khảo sát về thực trạng ...................................................... 43
2.1.1. Khái quát về giáo dục mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng
Ninh ............................................................................................... 43
2.1.2. Mục tiêu khảo sát .......................................................................... 44
2.1.3. Nội dung khảo sát.......................................................................... 44
2.1.4. Đối tượng khảo sát ........................................................................ 45
2.1.5. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu ................................. 45
2.2. Thực trạng nhận thức về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở
trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ............. 45
iv
2.2.1. Nhận thức về mục tiêu, nội dung phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ ............................................................................................ 45
2.2.2. Nhận thức về phương pháp và hình thức phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ ..................................................................................... 48
2.2.3. Nhận thức về nội dung quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ........................................................................ 49
2.3. Thực trạng hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở
trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ............. 50
2.3.1. Thực trạng thực hiện các nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ......... 50
2.3.2. Thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh.................................................................................... 51
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh..... 53
2.4.1. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng
Ninh ............................................................................................... 53
2.4.2. Thực trạng phương pháp quản lý .................................................. 61
2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động
phòng chống tai nại thương tích cho trẻ ở trường mầm non ........ 62
2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng ............................................ 63
2.5.1. Những ưu điểm.............................................................................. 63
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng ............................ 64
Kết luận chương 2 ................................................................................... 66
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI
NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH ........................ 67
3.1. Nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp ............................................. 67
v
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu .................................................................. 67
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................. 67
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả .................................................................. 68
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ..................................................................... 68
3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống .................................................................. 68
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ ở các trường mầm non ...................................................... 68
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho GV, NV về mục tiêu, nội dung, phương
pháp và hình thức, cũng như công tác quản lý phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ........................................................................ 68
3.2.2. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ tới các bậc phụ huynh .......................................................... 71
3.2.3. Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích đối
với trẻ mầm non cho CBQL, GV, NV .......................................... 74
3.2.4. Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn cho
trẻ................................................................................................... 76
3.2.5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ....................................... 81
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp đề xuất ........................................... 85
3.4. Khảo nghiệm sư phạm ..................................................................... 85
3.3.1. Mục tiêu......................................................................................... 86
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 86
Kết luận chương 3 ................................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 91
1. Kết luận ............................................................................................... 91
2. Khuyến nghị ........................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 95
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu, viết tắt
Viết đầy đủ
CBQL
:
Cán bộ quản lý
CSGD
:
Chăm sóc giáo dục
CSVC
:
Cơ sở vật chất
GD
:
Giáo dục
GDĐT
:
Giáo dục đào tạo
GDMN
:
Giáo dục mầm non
GV
:
Giáo viên
NV
:
Nhân viên
PCTNTT
:
Phòng chống tai nạn thương tích
TC
:
Trò chơi
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ mầm non .............................................. 46
Bảng 2.2.
Nhận thức về nội dung PCTNTT cho trẻ mầm non ........... 47
Bảng 2.3.
Nhận thức về phương pháp và hình thức phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ .............................................................. 48
Bảng 2.4.
Nhận thức về nội dung quản lý hoạt động phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ ....................................................... 49
Bảng 2.5.
Thực trạng thực hiện các nội dung phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh.................................................................. 50
Bảng 2.6.
Thực trạng thực hiện sử dụng phương pháp và hình thức
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non
Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh............................... 52
Bảng 2.7.
Thực trạng công tác lập kế hoạch PCTNTT cho trẻ ........... 54
Bảng 2.8.
Thực trạng công tác tổ chức thực hiện PCTNTT cho trẻ ... 57
Bảng 2.9.
Kết quả chỉ đạo hoạt động PCTNTT cho trẻ ...................... 58
Bảng 2.10. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của CB, GV
trong hoạt động PCTNTT cho trẻ ....................................... 60
Bảng 2.11. Thực trạng và kết quả sử dụng các phương pháp trong hoạt
động PCTNTT cho trẻ ở các trường mầm non ................... 61
Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
PCTNTT cho trẻ ở các trường mầm non ............................ 62
Bảng 3.1.
Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề
xuất ...................................................................................... 87
Bảng 3.2.
Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề
xuất ...................................................................................... 88
v
vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt lí luận
Giáo dục đào tạo là cốt lõi, là trọng tâm của chiến lược trồng người. Phát
triển GD là nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, là động lực của
sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bởi vậy Đảng ta đã khẳng định "GD
là quốc sách hàng đầu", trong đó GD mầm non là một bộ phận cấu thành của hệ
thống GD quốc dân, có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn
nhân lực của đất nước. GD mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, GD
trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi (Điều 21 Luật GD 2005). Mục tiêu của GD mầm
non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, những yếu tố
đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; Hình thành và phát triển ở trẻ
những chức năng tâm sinh lý, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền
tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo. Với đặc điểm phát triển đặc biệt của
trẻ mầm non, với vai trò quan trọng của việc GD trẻ nên GD mầm non có những
nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà không một bậc học nào có được, đó là đồng
thời thực hiện ba nhiệm vụ: nuôi dưỡng, chăm sóc và GD. Trong ba nhiệm vụ
trên thì nhiệm vụ chăm sóc nói chung trong đó việc đảm bảo an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ có vị trí vô cùng quan trọng mà nhà trường gia
đình và xã hội cần chung tay phối hợp thực hiện để đảm bảo cho trẻ có được thể
chất khoẻ mạnh, tinh thần thoải mái khi tham gia vào các hoạt động ở trường
cũng như ở gia đình.
Hiện cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này tại nước ta,
như công trình nghiên cứu “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ trong trường mầm non” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2015), “Một số
biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng
tại trường mầm non A xã Ngọc Hồi” của tác giả Trịnh Thị Lan Ngọc (2014),
cũng như một số công trình nghiên cứu về vấn đề dinh dưỡng nhằm đảm bảo an
1
toàn về mặt thể chất cho trẻ em như công trình “Khảo sát khẩu phần ăn trưa và
bữa phụ” của tác giả Lê Thị Khánh Hoà (1983), “Điều tra tình trạng dinh dưỡng
của trẻ mẫu giáo ở một số trường phía Bắc” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm
(1989), “Tình hình cung cấp dưỡng chất cơ bản cho trẻ ở một số trường mẫu
giáo” của tác giả Võ Thị Cúc (1992). Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình
liên quan tới công tác quản lý trong các đơn vị mầm non như: Công trình “Kỹ
năng và bài tập thực hành quản lý trường mầm non của hiệu trưởng” của tác giả
Trần Bích Liễu (2001), công trình “Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong các trường mẫu giáo quận Thanh Xuân - Hà
Nội” của tác giả Dương Thuý Quỳnh (1999), công trình “Nâng cao năng lực quản
lý của hiệu trưởng trường mầm non quận Hai Bà Trưng” của tác giả Bùi Thị Kim
Xuân (2004), “Biện pháp quản lý thực hiện chương trình thí điểm GD mầm non
của hiệu trưởng trường mầm non” của tác giả Vũ Thị Thu Hằng (2008),…Nhìn
chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đề cập một số nội dung
liên quan đến công tác CSGD trẻ em ở trường mầm non, các giải pháp nâng cao
chất lượng cơ sở giáo dục trong đó có quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn,
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu về công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non, đặc
biệt dưới góc độ quản lý.
1.2. Về mặt thực tiễn
Thực tế trong những năm gần đây cho thấy, có nhiều tai nạn thương tích hết
sức thương tâm đã cướp đi sinh mạng và để lại những hậu quả nặng nề cho gia
đình, nhà trường và xã hội. Điển hình như: Tháng 6/2013, một bé trai 4 tuổi tử
vong khi hóc miếng thịt chưa được nhai và nuốt hết (Cẩm Phả). Ngày 23/06/2011,
bé Minh (Lê Chân, Hải Phòng) đang ngủ tại nơi trông trẻ thì bị chiếc TV 29 inch
từ trên kệ gỗ rơi trúng đầu. Em bị chấn thương sọ não, rồi tử vong. Ngày
29.10.2014, trong khi chơi với bạn, cháu Vũ Công Minh 6 tuổi (ở Nam Định) bị
đập đầu vào đầu bạn khiến thái dương phải lún móp gây chấn thương sọ não. Bé
2
Phạm Ánh Nhật quê ở Đăklăc (6 tuổi) nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, lưỡi
cháy đen và co rút biến dạng sau khi nghịch phích cắm từ máy phát điện năng
lượng mặt trời… Tai nạn thương tích ở trẻ em đã để lại hậu quả đáng tiếc cho gia
đình, nhà trường, trở thành một gánh nặng đối với xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, trong những năm qua tại Thành phố Cẩm
Phả, Tỉnh Quảng Ninh được sự quan tâm của các cấp các ngành đặc biệt là ngành
GD thì hoạt động phòng chống tai nạn thương tích nói riêng và công tác GD toàn
diện cho trẻ ở các trường mầm nói chung đạt được những thành tựu rất đáng khích
lệ về qui mô trường, lớp; chất lượng giáo dục. Trong năm học các trường mầm
non trong Thành phố đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn về thân thể và tinh
thần cho trẻ. Công tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non được
nâng lên… kết quả của các hoạt động đã góp phần quan trọng trong quá trình GD
toàn diện nhân cách cho trẻ ở các trường mầm non.
Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu thì hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
ở Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất
định đặc biệt là công tác quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ như: Hoạt động quản lý thực hiện chương trình chăm sóc chưa triệt để; kế
hoạch đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích còn chung chung khó
thực hiện; đội ngũ cán bộ, GV, NV thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn phòng
chống tai nạn thương tích còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về mặt chất
lượng. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn nội dung “Quản
lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non
Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu của mình với
mong muốn tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an toàn phòng chống
tai nạn thương tích hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện trẻ cho
trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh
Quảng Ninh, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các
trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm
non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở
trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tế các nhà trường và đặc
điểm đối tượng trẻ mầm non để vận dụng trong công tác phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ thì sẽ đảm bảo được an toàn cho trẻ và góp phần nâng cao
được chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ ở các trường
mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở trường mầm non.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh
Quảng Ninh.
5.3. Đề xuất, khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả,
Tỉnh Quảng Ninh.
6. Phạm vi nghiên cứu
4
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở các trường mầm non công lập Thành phố Cẩm Phả, từ đó
bước đầu đề xuất, khảo nghiệm tính cần thiết cũng như tính khả thi của các biện
pháp đó.
6.2. Về khách thể điều tra
- Tổng số khách thể khảo sát: 170 người
- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: 30 đồng chí
- Giáo viên, nhân viên: 140 đồng chí
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các nhóm
phương pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập tài liệu về quản lý, quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ ở trường mầm non và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu xây dựng cơ sở lý
luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát các biểu hiện của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích;
quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ của GV, NV các
trường mầm non công lập Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng ankét
Sử dụng phương pháp điều tra để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm
Phả qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV, NV.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
5
Nghiên cứu những sản phẩm của hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích ở các trường mầm non để khẳng định được kết quả của biện pháp quản lý
hoạt động phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non.
7.2.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu, lãnh đạo và chuyên viên Phòng
GD, các đồng chí hiệu trưởng, GV lâu năm,… để có thông tin tin cậy đảm bảo
tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu. Đặc biệt xin ý kiến đóng góp cho
những biện pháp nhằm đổi mới quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích ở địa bàn nghiên cứu.
7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm đã được thực hiện và công bố trong các sáng kiến
kinh nghiệm; hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới quản lý hoạt động phòng
chống tai nạn thương tích… đề xuất các biện pháp quản lý phòng chống tai nạn
thương tích phù hợp.
7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm
Qua nghiên cứu thực tiễn khảo nghiệm mức độ cần thiết và phù hợp của
các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm
non
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Dùng xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng
quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ dưới dạng: Bảng số
liệu, biểu đồ... giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ
tin cậy.
8. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ ở trường mầm non
6
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài ra, luận văn còn có phần: Mở đầu; kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em là một phần rất quan
trọng của chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng
cuộc sống của con người, của từng gia đình và của toàn xã hội.
Trên thế giới cũng có nhiều tác giả nghiên cứu đến vấn đề CSGD trẻ nói
chung và chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ mầm non nói riêng. Có thể liệt kê
một số công trình nghiên cứu:
Nghiên cứu về tác động của trình độ đào tạo của GV với chất lượng CSGD
trẻ em, của 2 tác giả Ramela Kelley và Gregory Camilli (2007) đã cho thấy rằng,
những GV có trình độ cao hơn (trình độ cử nhân) thì có tác động tích cực đến
chất lượng CSGD trẻ. Nghiên cứu này chỉ ra rằng ảnh hưởng về kết quả CSGD
trẻ của những GV có trình độ cử nhân thì khác đáng kể so với kết quả chăm sóc
từ các GV có trình độ GD thấp hơn [36].
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra mối quan hệ giữa những đặc điểm của
GV và điều kiện lớp học với hoạt động chăm sóc trẻ, của 2 tác giả Andrew J và
Robert C. Pianta. Trong tác phẩm đó chỉ ra rằng trình độ đào tạo, lĩnh vực đào
tạo và những điều kiện của lớp học như kích thước lớp học, số lượng trẻ và
chương trình CSGD trẻ có tác động gián tiếp đến việc học tập và phát triển thể
chất của trẻ [1].
Một nghiên cứu khác của tác giả William Fowler vào năm 1980 trong đó
chỉ ra những yếu tố nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ có chất lượng cao có
thể giúp phát triển tốt thể chất và tình cảm - xã hội cho trẻ [23].
Giáo sư Makoto Shichida của Nhật Bản đã viết trong cuốn “Phương pháp
Shichida” về tầm quan trọng của dinh dưỡng có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự
8
phát triển thể chất và nhân cách của trẻ [23]. Đây là phương pháp giáo dục cân
nhắc đến những tác động, kích thích tích cực để giúp não bộ phát triển một cách
toàn diện mà không tạo ra sự chênh lệch giữa não trái và não phải. Các bán cầu
não sẽ được chú trọng kích thích sự phát triển theo đúng giai đoạn phát triển sinh
học của trẻ nhằm phát triển hết tiềm năng của bé. Bên cạnh đó, các bài tập thể
dục và chế độ dinh dưỡng thích hợp rất được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Và quan trọng hơn cả, phương
pháp giáo dục Shichida đặt mục tiêu giáo dục toàn bộ nhân cách và nuôi dưỡng
tâm hồn trẻ lên hàng đầu. Cụ thể là dạy bé những kỹ năng cần thiết trong cuộc
sống, cách bé suy nghĩ độc lập, các quy tắc xã hội, cũng như việc phát triển những
cảm xúc và tinh thần cộng đồng. Phương pháp giáo dục này sẽ giúp trẻ phát triển
động cơ học tập, cũng như niềm vui tò mò, khám phá những điều mới và thế giới
quan xung quanh trẻ.
Nghiên cứu về phòng chống thương tích ở trẻ em và vị thành niên: Lời
kêu gọi hành động toàn cầu. Genave. Tổ chức Y tế thế giới và UNICEF, 2005.
Nghiên cứu về Phòng chống thương tích ở trẻ em và vị thành niên: Một kế
hoạch hành động của WHO. Geneva; Tổ chức y tế thế giới 2006.
Công ước về quyền trẻ em, 1989. New York, NY, liên hợp quốc, 1989.
Một nghiên cứu khác của 2 tác giả Andrew J và Robert C. Pianta cũng chỉ
ra mối quan hệ giữa những đặc điểm của GV và điều kiện lớp học với hoạt động
chăm sóc trẻ. Trong tác phẩm đó chỉ ra rằng trình độ đào tạo, lĩnh vực đào tạo và
những điều kiện của lớp học như kích thước lớp học, số lượng trẻ và chương
trình CSGD trẻ có tác động gián tiếp đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường
mầm non.
Như vậy, các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung và chăm
sóc sức khỏe thể chất cho trẻ trong trường mầm non nói riêng đã được các nhà
nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu khá nhiều, nhưng những nghiên cứu về quản
lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ trong trường mầm non thì hầu
như có rất ít tài liệu đề cập đến.
9
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Để nâng cao chất lượng CSGD trẻ em ở trường mầm non nói chung và
chăm sóc về mặt thể chất cho trẻ nói riêng. Ở nước ta cùng với những kết quả đã
đạt được trong thực tế hoạt động chăm sóc, thì các nhà nghiên cứu cũng luôn
quan tâm đến việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp tốt nhất để chăm sóc sức khỏe
thể chất cho trẻ.
Các công trình được nghiên cứu sớm đã tập trung vào nội dung nghiên cứu
về tổ chức bữa ăn để đảm bảo sự phát triển thể chất cho trẻ, cụ thể: công trình
nghiên cứu: “Khảo sát khẩu phần ăn trưa và bữa phụ” của tác giả Lê Thị Khánh
Hoà (1983) có đưa ra khảo sát khẩu phần ăn trưa năng lượng của trẻ ở trường
mầm non. Kết qủa nghiên cứu cho thấy tình hình cung cấp năng lượng cho trẻ ở
trường mầm non còn thấp so với tiêu chuẩn; tỉ lệ các chất sinh năng lượng chưa
cân đối, chưa hợp lý, trong đó lượng Gluxit quá cao, còn lượng Lipit thì quá thấp.
Đồng thời tác giả cũng chỉ ra một nguyên nhân dẫn đến tình hình trên như: bếp
ăn mới được hình thành, cơ sở vật chất thiếu thốn, có nhiều quan niệm coi nhẹ
việc nuôi nên các hình thức tổ chức còn nghèo nàn. Từ đó tác giả đưa ra các giải
pháp: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các trường mầm non để đảm bảo cho
việc tổ chức ăn cho trẻ; đào tạo đội ngũ cô nuôi có trình độ hiểu biết về dinh
dưỡng cho trẻ… và công trình nghiên cứu: “Điều tra tình trạng dinh dưỡng của
trẻ mẫu giáo ở một số trường phía Bắc” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm
(1989) và “Tình hình cung cấp dưỡng chất cơ bản cho trẻ ở một số trường mẫu
giáo” của tác giả Võ Thị Cúc (1992) cũng cho thấy việc cung cấp dưỡng chất cơ
bản (Gluxit, Lipit) cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non của ta hiện nay còn
thấp. Chúng ta mới chỉ cung cấp được khoảng 70% nhu cầu cần thiết tối thiểu
năng lượng cho trẻ mẫu giáo và năng lượng đó chủ yếu là do Gluxit mang lại.
Mặt khác hai tác giả cũng nhấn mạnh việc nâng cao hơn nữa kiến thức khoa học
về dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo đối với các cơ sở nuôi dạy trẻ là cần thiết, tránh
tình trạng cho ăn theo kinh nghiệm hoặc tổ chức dinh dưỡng thiếu lí luận toàn
10
diện, chặt chẽ và kém hiệu quả. Đồng thời, nhà trường và gia đình cần có sự hiểu
biết đúng đắn về mối quan hệ giữa nuôi và dạy, giữa sức khoẻ thể chất và sức
khoẻ tinh thần của trẻ mẫu giáo.
Một nghiên cứu năm 2001, cuốn sách “Kỹ năng và bài tập thực hành
quản lý trường mầm non của hiệu trưởng” của tác giả Trần Bích Liễu, cuốn
sách cung cấp những tri thức khoa học về nghiệp vụ quản lý trường mầm non
và hệ thống các bài tập hình thành các kỹ năng cơ bản của người hiệu trưởng
[38].
Những năm gần đây có một số tác giả tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến hoạt động chăm sóc, GD trẻ mầm non và đã đề ra những biện pháp
quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non đã cung cấp nhiều kiến
thức lý luận và thực tế cho các nhà quản lý GD mầm non như:
Đề tài luận văn thạc sĩ: “Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất
lượng nuôi dưỡng trẻ trong các trường mẫu giáo quận Thanh Xuân - Hà Nội”
của tác giả Dương Thúy Quỳnh, năm 1999 đó phân tích thực trạng hoạt động
nuôi dưỡng trẻ ở các trường mẫu giáo quận Thanh Xuân và đề ra một số biện
pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ nhằm góp phần làm giảm tình trạng
suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở quận Thanh Xuân [14].
Sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ trong trường mầm non” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2015) đã đề
xuất 05 biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
trong trường mầm non, bao gồm: (1) Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ; (2) Nâng cao nhận thức của giáo viên về cách phòng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ; (3) Chỉ đạo giáo viên tích hợp lồng ghép nội
dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động; (4) Chỉ
đạo giáo viên cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin nhằm phòng tránh tai nạn
thương tích; (5) Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương
tích với các bậc phụ huynh học sinh. Theo tác giả, việc áp dụng các biện pháp
đó sẽ mang lại 03 lợi ích: (1) Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về một số tai nạn
11
thường xẩy ra cho trẻ để từ đó có kỹ năng trong việc sơ cứu ban đầu cũng như
cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ; (2) Giúp trẻ có những hiểu biết cơ
bản về một số loại tai nạn thương tích, đồ dùng đồ chơi, một số nơi có nguy cơ
xẩy ra tai nạn thương tích cũng như có một số kỹ năng trong việc phòng tránh tai
nạn thương tích xây ra cho bản thân và bạn bè xung quanh; (3) Tăng cường nhận
thức của phụ huynh về vấn đề này, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cùng kết
hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích
[26].
Đề tài luận văn thạc sĩ: “Nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng
trường mầm non quận Hai Bà Trưng” của tác giả Bùi Thị Kim Xuân, 2004 đã
đề ra một số biện pháp giúp cho hiệu trưởng các trường mầm non của quận Hai
Bà Trưng nâng cao năng lực quản lý để thực hiện tốt hơn các công tác quản lý
trường mầm non trong giai đoạn tiếp theo [9].
Đề tài luận văn thạc sĩ: “Biện pháp quản lý thực hiện chương trình thí điểm
GD mầm non của hiệu trưởng trường mầm non” của tác giả Vũ Thị Thu Hằng,
năm 2008. Đề tài đã cung cấp hệ thống lý thuyết về việc thực hiện chương trình
thí điểm GD mầm non và đã đề ra những biện pháp quản lý giúp hiệu trưởng
thực hiện tốt chương trình thí điềm GD mầm non mà Bộ GD đề ra. Trong đó chú
trọng đến kỹ năng lập kế hoạch của người hiệu trưởng trường mầm non [42].
Sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non A xã Ngọc
Hồi” tại của tác giả Trịnh Thị Lan Ngọc (2014) đã một mặt trang bị những
phương pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ hiệu quả,
từ đó làm tiền đề cho việc giáo dục những kỹ năng sống khác, đồng thời nâng
cao sự tự tin trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của giáo viên; mặt khác
đưa ra phương pháp giúp hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết trong độ tuổi
của trẻ, để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm thường trực
xung quanh trẻ, giúp trẻ nhận biết được điều nên làm và không nên làm phù hợp
12
với hoàn cảnh cụ thể, đồng thời đưa ra các biện pháp giúp trẻ tự tin, có phản ứng
nhanh để vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống [39].
Các công trình nghiên cứu của các tác giả trình bày trên đã đề cập một số
nội dung liên quan đến công tác CSGD trẻ em ở trường mầm non, các giải pháp
nâng cao chất lượng CSGD. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu
về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non. Quản lý
hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là vấn đề quan trọng, bức thiết
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả GD trẻ em ở các trường mầm non, cần
thiết phải nghiên cứu, hoàn thiện và áp dụng vào các trường mầm non khác nhau
trên phạm vi vùng, miền và quốc gia.
1.2. Khái niệm công cụ
1.2.1. Tai nạn thương tích
Theo Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Tai nạn là một sự kiện không định
trước gây ra thương tích có thể nhận thấy được. Trong đó, thương tích là tổn
thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các
nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, bức xạ ion, chất
phóng xạ...) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố
cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải được
và có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai
khái niệm tai nạn và thương tích, do vậy hiện nay trong các văn bản, tài liệu của
Việt Nam thường dùng chung thuật ngữ “tai nạn thương tích”.
Tai nạn thương tích là tổn thương có chủ định hoặc không có chủ định liên
quan đến va chạm giao thông, ngã, điện giật, bỏng... gây ra tổn thương chảy máu,
phù nề, sây sát... cần đến sự chăm sóc y tế hoặc phải nghỉ học, nghỉ làm hoặc bị
hạn chế sinh hoạt ít nhất là 1 ngày.
* Phân loại tai nạn thương tích
Thương tích không chủ định, không chủ ý (thường hiểu là “tai nạn”) là
hậu quả của tai nạn giao thông, bị đuối nước, bỏng và ngã... Thương tích không
chủ ý cũng có thể do nghẹn hóc, ngộ độc, do bom mìn và các vật liệu nổ gây ra,
13
do côn trùng và súc vật cắn đốt… Hầu hết các thương tích không chủ ý đều có
thể phòng tránh được.
Thương tích có chủ định, có chủ ý gây nên do sự chủ định của con người
(người chủ định gây thương tích cho người khác hoặc do bản thân người bị
thương tích tự gây ra) như: Bị sát thương do chiến tranh, tự sát thương, tự tử,
thương tật do bạo lực, lạm dụng hoặc bị bỏ rơi.
1.2.2. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non
Phòng chống tai nạn thương tích được hiểu là hệ thống biện pháp của chủ
thể nhằm giảm thiểu hoặc hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thương đối với
cơ thể con người.
Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non là hệ thống
biện pháp của nhà quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ phối hợp với nhau trong công
tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ bản thân trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được
tham gia hoạt động, vui chơi, học tập.
Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển toàn diện mặt nhân cách của trẻ. Thực vậy, phòng chống tai
nạn thương tích tốt giúp cơ thể trẻ được khỏe mạnh, trẻ không bị tổn thương về
da thịt, giúp cho việc thực hiện các vận động được chính xác, nhanh nhẹn. Sự
khoẻ mạnh về cơ thể giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn,
trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang
để trải nghiệm cuộc sống.
Hơn nữa, phòng chống được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ phát
triển về mặt ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện của tư
duy, nếu không có ngôn ngữ thì sẽ không phát triển được tư duy. Những tổn
thương khi bị ngạt, hay bị vật nhọn đâm vào miệng cũng có thể tổn thương về
ngôn ngữ của trẻ.
Ngoài ra, phòng chống được tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ phát triển về
mặt tình cảm xã hội. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, không làm
tổn thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương, quan tâm,
14