Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Nhân vật Ma từ nỗi buồn chiến tranh đến trăm năm cô đơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.04 KB, 16 trang )

1. Khái niệm nhân vật ma
Có ma hay không? Ma là gì? Ma xuất hiện như thế nào? Và ma có khảng năng
làm hại đến chúng ta hay không? Đó có lẽ là câu hỏi mà mỗi người trong chúng ta
vẫn thường hay đặt ra khi nhắc đến nhân vật kì ảo này bởi lẽ những thứ kì ảo,
huyền bí luôn thu hút con người và có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về ma song
thực sự đâu là đúng đắn?
Trong từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) ông định nghĩa về ma đó là “ sự
hiện diện của người chết” [4, tr.763] hay ma còn được định nghĩa như sau “Ma là
một khái niệm trừu tượng, là phần phi vật chất của một người đã chết (hay hiếm
hơn là một động vật đã chết). Theo quan niệm của một số tôn giáo và nền văn hóa,
con người gồm 2 phần là thể xác và linh hồn. Khi thể xác chết, linh hồn thoát khỏi
thể xác. Nếu linh hồn đó không có cơ hội đầu thai hoặc nơi trú ngụ chung với các
linh hồn khác mà tương tác với cõi thực có con người sẽ gọi là “ma”, “hồn ma”
hoặc “quỷ” [6]
Như vậy, dù ở trong trạng thái nào, ma vẫn được coi như một vong hồn, linh hồn
của người đã chết trở về trần thế tồn tại dưới dạng phi vật chất mà chúng ta sẽ thấy
ở hai tác phẩm sắp bàn tới đây nhưng không phải là ma theo quan niệm tâm linh mà
trong vai trò là một nhân vật văn học, nhân vật ma cũng có bản chất, cách thức thể
hiện, xây dựng và chức năng như các nhân vật văn học khác đó là đều mang trong
mình một nhiệm vụ phục vụ cho nội dung và nghệ thuật tác phẩm và đứng trên
phương diện kết cấu hình tượng trong một tác phẩm văn học.
2. Nhân vật ma – phương tiện thể hiện chủ đề tác phẩm
Chủ đề là “ vấn đề ( triết lí, xã hội, đạo đức và các loại hình tư tưởng khác) được
đặt ra trong tác phẩm” [5, tr.45]. Xét trong hai tác phẩm thì nhân vật ma đóng vai
trò như là một phương tiện giúp cho tác phẩm bộc lộ rõ được chủ đề của chúng và
xét trong hai tác phẩm đó chính là chủ đề cô đơn.
Trong Trăm năm cô đơn của Gacxia Macket, ma xuất hiện cách thưa thớt hơn
hẳn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và chúng trải dài đến cuối tác phẩm, xuất
hiện rất rõ ràng, không khiến người đọc đặt ra những câu hỏi “ đó là ma hay không



phải ma?” như trong Nỗi buồn chiến tranh và con người cùng những bóng ma sống
chung trong một không gian, đó là những bóng ma của Pruđenxiô Aghila,
Menkyađet, Hôsê Accađio Buênđya… họ cùng đi lại, nói chuyện, giãi bày tâm sự
với những người sống, họ là ma nhưng lại sống như những người đang sống trên
trần thế và chính điều này đã khiến nhân vật ma cứ sống mãi, đồng hành với những
người đang sống là phương tiện mở ra chủ đề của tác phẩm mà chúng ta sẽ làm rõ
sau đây. Thứ nhất, chúng ta xét sự kiện dẫn đến sự xuất hiện hồn ma Pruđenxiô
Aghila đó là vì Hôsê Accađio Buênđya đã giết chết ông ta trong một lần chọi gà,
ông ta đã nhạo báng Hôsê Accađio Buênđya và điều đó khiến ông ta phải trả giá cả
bằng mạng sống và từ đó ông ta trở thành bóng ma Pruđenxiô Aghila, và giống như
thuộc tính sẵn có của ma trong quan niệm tâm linh, ông ta cũng trở về cõi dương
thế tìm gặp kẻ đã giết mình “ Có một đêm mất ngủ, Ucsula ra sân uống nước, đã
nhìn thấy Pruđenxiô Aghila đứng ngay bên cạnh chum. Anh ta đứng đấy, xanh tái,
vẻ rầu rĩ, đang muốn dùng nắm rơm cọ bát để nhét vào lỗ thủng nơi cố họng.”[1,
tr.48] một lần khác “ Hai hôm sau, Ucsula lại nhìn thấy Pruđenxiô Aghila ở trong
nhà tắm đang dùng bã lau lau vết máu đọng lại ở cố. Đêm khác cô lại thấy anh ta
đang đi lại duới trời mưa. Giận dữ trước việc vợ mình nhìn thấy ma, Hôsê Accađio
Buênđya cầm giáo bước ra sân. Quả nhiên bóng ma rầu rĩ đang đứng ở đấy […] Cô
càng cảm động khi lần gần đây khi thấy bóng ma đang mở vung nồi thì cô hiểu cái
mà nó đang tìm và kể từ lần ấy, cô đặt những tô nước ở khắp nhà cho nó. Một đêm
nọ, Hôsê Accađio Buênđya bắt gặp bóng ma đang rửa vết thương ở ngay trong
phòng mình.” [1,tr 48] chính sự xuất hiện của bóng ma Pruđenxiô Aghila dẫn đến
những dằn vặt lương tâm cho Hôsê Accađio Buênđya và Ucsula khiến họ rời làng –
lúc này họ đã rời bỏ cộng đồng của mình, lập ra làng Macôndo, một ngôi làng hẻo
lánh và cô lập, bắt đầu những tháng ngày cô đơn trốn chạy tội loạn luân của dòng
họ. Chúng ta xét trong lần xuất hiện sau đó của con ma Pruđenxiô Aghila đó là khi
Hôsê Accađio Buênđya bị cột vào cây dẻ, sống những ngày tháng cô đơn, hiu quạnh
và cũng chính Pruđenxiô Aghila, ông ta cũng cảm thấy cô đơn, luôn tìm kiếm Hôsê
Accađio Buênđya và Ucsula để được trò chuyện “Cơn sốt vì mất ngủ làm cho ông



mệt mỏi quá tới mức một buổi đêm về sáng nọ ông không thể nhận ra một ông già
tóc bạc phơ có cử chỉ ngỡ ngàng bỗng bước vào phòng ngủ. Đó là Pruđenxiô
Aghila.Khi nhận ra Pruđenxiô Aghila, ông ngạc nhiên thấy rằng người chết cũng già
theo năm tháng. Hôsê Accađio Buênđya cảm thấy rùng mình vì nỗi nhớ nhung. “A,
Pruđenxiô,- ông reo lên, -xa xôi thế mà bác cũng tìm đến đây được sao!”. Sau rất
nhiều năm ở trong cõi chết, nỗi nhớ nhung người sống mới da diết làm sao, sự cần
thiết phải có bạn mới bức bối làm sao, sự gần kề một cái chết khác vốn đã tồn tại
ngay trong lòng cõi chết mà chính Pruđenxiô Aghila vừa rồi mong cho kẽ thù tệ mạt
nhất của mình mới đáng sợ làm sao. Pruđenxiô Aghila đã tốn nhiều thời gian đi tìm
ông. Pruđenxiô Aghila hỏi thăm ông qua những linh hồn chết ở Riôacha, qua những
linh hồn chết ở Thung lũng Uga, qua những linh hồn chết từ vùng đầm lầy tới,
nhưng không một linh hồn chết nào đã trả lời đúng điều ông muốn hỏi, bởi vì
Macônđô thời ấy còn là một làng chưa được các linh hồn chết biết tới. Mãi cho tới
khi cụ Menkyađêt đến và cụ chỉ cho ông biết một chấm đen trên những tấm bản đồ
nhiều màu của thần chết. Hôsê Accađio Buênđya nói chuyện với Pruđênxiô cho đến
tận sáng.” [1, tr.113 ], như thế chúng ta có thể thấy, ngọn nguồn của những lí do
xuất hiện những nhân vật ma đó chính là sự cô đơn, chúng ta xét trong tác phẩm
những dòng tưởng chừng như là độc thoại của bóng ma Pruđenxiô Aghila đã trả lời
cho điều này “sự cần thiết phải có bạn mới bức bối làm sao” chính lí do này đã
khiến ông lặn lội suốt bao nhiêu năm tìm tin tức của Hôsê Accađio Buênđya và
Ucsula và như chúng ta đã biết khi đó Hôsê Accađio Buênđya cũng đang trong
trạng thái cô đơn dưới gốc cây dẻ, ông sống trong cộng đồng người nhưng lại trở
nên lạc lõng, không thể hòa hợp với tiếng nói chung của con người lại tâm sự đến
sáng với một bóng ma, một thực thể ở một thế giới hoàn toàn khác, một phạm trù
khác khác biệt hoàn toàn với ông. Như vậy, phải chăng đó là đỉnh điểm của sự cô
đơn của một con người? sống nhưng không còn khả năng giao tiếp với con người
mà phải tìm đến sự hư ảo, một thế giới tâm linh, không xác định được thật giả, tìm
cho mình một con ma để khỏa lấp. Vậy chúng ta có thể thấy cô đơn trong quan
điểm Gacxia Mackêt đó là sự tách biệt khỏi cộng đồng của mình.



Biểu hiện của sự cô đơn trong Trăm năm cô đơn còn được thể hiện qua một số
nhân vật ma khác như bóng ma Hôsê Accađio Buênđya “Phecnanđa lững lờ đi lại
giữa ba bóng ma sống và một bóng ba chết của Hôsê Accađio Buênđya, cái bóng
ma này thỉnh thoảng lại tới ngồi chăm cú trước cửa phòng trong lúc bà chơi cây đàn
tiểu phong cầm.”[1, tr.319], Hôsê Accađio Buênđya – một con người mà nỗi cô đơn
kéo dài từ khi còn sống cũng như đến lúc chết. Sinh thời, ông tách khỏi cộng đồng
khỏi những dằn vặt lương tâm và trốn chạy tội loạn luân đến khi chết đi ông vẫn
một mình, lẳng lặng trong nỗi cô đơn hoài nhớ. Hay bóng ma ngài đại tá Aurêliano
Buênđya – sau khi đã chết vẫn mang trong mình dấu ấn của sự cô đơn vĩnh viễn
“Pila Técnêra phát hiện thấy trong số năm người vừa tới có một người đàn ông
xương xẩu, vàng bủng, gò má cao như người Tácta, mang dấu ấn cô đơn vĩnh viễn
từ thuở khai thiên lập địa. – Trời ơi!- Bà lão kêu lên- Arêlianô. Bà lão lại đang nhìn
thấy đại tá Aurêliano Buênđya như đã nhìn thấy ánh sang ngọn đèn từ rất lâu trước
các cuộc chiến tranh, trước sự tiêu tan của vinh quang và sự tàn lụi của niềm vui,
cái buổi đêm về sang xa xăm kia thì ông bước váo phòng ngủ để ra cái lệnh đầu tiên
trong cuộc đời: lệnh ban cho ông sự ân ái.”[1, tr.476]
Trong nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, ma xuất hiện với tần số dày đặc hơn
bởi nỗi ám ảnh luôn hiện hữu trong tâm trí Kiên, ma ở đây là ai? Thứ nhất, đó là
đồng đội của Kiên, những con người, những người anh em đã cùng chiến đấu cùng
Kiên, là tiểu đoàn 27 “ Từ đó chẳng còn ai nhắc đến tiểu đoàn 27 nữa, mặc dù vô
khối hồn ma ra đời trong trận bại vong ấy hiện vẫn lang thang khắp xó xỉnh bụi bờ
ven rừng, dọc suối chưa chịu chầu trời[…]. Đôi khi, có lẽ vào kì lễ lạt nào đó của
giới âm hồn, các toán quân đã chết của cả tiểu đoàn họp trên trảng như là để điểm
danh” [2, tr.12] hay “những linh hồn lở loét không manh áo che mình thì thấy bảo là
vẫn đầy rẫy và không ngừng làm bốc lên mùi hôi thối trong tưởng tượng của mọi
người” [2, tr.13] , là Can – một người đồng động đào ngũ “đêm đêm anh nghe thấy
tiếng Can thì thào ngay bên võng, lặp đi lặp lại cuộc trò chuyện nhạt nhẽo bên bờ
suối hôm nào.Tiếng thì thào trở thành tiếng nức nở, thành tiếng nấc nghẹn y như là



tiếng nước sặc lên trong họng kẻ sắp sửa chết chìm” [2, tr.32], bên cạnh đó còn cả
cảnh của trung đội viếng mộ Thịnh “con” và hình ảnh cô giao liên Hòa, hy sinh vào
những năm 68 tất cả hiện lên cách sinh động nhất và xét trong bối cảnh của sự kiện
diễn ra đó là khi Kiên đi thu lượm hài cốt thời hậu chiến, là khi sau khi Can chết
được đưa về lán trong sự dằn vặt của Kiên vì trước đó những lời Can tâm sự với
anh, anh đều tỏ ra lãnh đạm, vô cảm, là những đêm lưng chừng giấc ngủ trong đêm
và cái thế giới chiến tranh năm xưa hiện lên với truông Gọi Hồn – nơi Kiên đóng
quân cùng đồng đội của mình. Chúng ta có thể thấy rằng, tất cả những nhân vật ma
được Bảo ninh xây dựng nên có mối quan hệ mật thiết với nhân vật chính là kiên,
họ là những người đã cùng nhau chiến đấu, cùng nhau chung sống và có những tiếp
xúc nhất định với anh và có mối liên hệ trong tư tưởng của anh.
Chúng ta có thể đặt ra câu hỏi vì sao những con ma được xây dựng nên trong
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh lại là những con người trong thời chiến và là
những đồng đội của Kiên bởi lẽ anh vẫn còn bị ám ảnh chiến tranh, ám ảnh một thời
cái chết và sự sống đứng trên những ranh giới rất mong manh và những người đồng
đội của anh đã từng bên cạnh anh như những người bạn, người thân duy nhất để đến
khi “trở về sau chiến tranh, cho đến tận bây giờ, tôi đã phải chịu đựng hết hồi ức
này đến hòi ức khác” [2,tr.58], “ôi năm tháng của tôi, thế hệ của tôi! Suốt đêm
nước mắt tôi ướt đầm gối bởi nhớ nhung, bởi thương tiếc, cay đắng và ngậm ngùi
[2, tr.57] và mặc dù cho anh là người may mắn sống sót trở về anh vẫn chỉ khăng
khăng cho rằng đoa là một sự bất hạnh vô cùng, người còn sót lại, bị kẹt lại trên thế
gian này, chính tư tưởng này đã dẫn đến nỗi cô đơn đến tột cùng cho Kiên bởi lẽ
xuyên suốt tác phẩm đó là những dòng tâm tưởng của Kiên sau thời chiến, anh
sống trong một căn gác xép, ngày ngày vùi mình vào đống bản thảo, rượu và thuốc
cùng với đó là nỗi nhớ thương đồng đội, người yêu và nỗi buồn chiến tranh cuốn
lấy anh khiến anh trở nên cô đơn, lạc lõng ngay trong xã hội, không gian mình đang
sống vì những hồi ức quá khứ ám ảnh anh. Ngay từ đầu tác phẩm, hình ảnh Kiên
cùng công việc đi thu lượm hài cốt nó cũng đã phần nào cho ta thấy rõ sự tiếc nuối



nhớ thương của anh về một thời máu lửa và chết chóc và đến cuối tác phẩm là cảnh
anh bỏ đi, phòng vẫn để ngỏ “ vào lúc rạng mai gió bấc tràn về bung màn cửa sổ”[2,
tr.313] có thể thấy rằng, cho đến cuối tác phẩm nhân vật Kiên vẫn không giải quyết
được bi kịch của mình, việc anh rời bỏ cộng đồng, nơi mình đang sống phải chăng
nó cũng như việc anh bắt đầu một cuộc sống cô đơn mới bởi như anh từng nói “hòa
bình ập tới phũ phàng, choáng váng đất trời và xiêu đảo lòng người, gây bàng
hoàng, gây đau đớn nhiều hơn là vui mừng” với những niềm đau xót vẫn không khi
nào nguôi ngoai trong tâm trí về những người bạn “ hừ, hòa bình! Mẹ kiếp, hòa
bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ bao máu thịt anh em mình, để chừa lại có chút
xương. Mà những người được phân công nằm lại gác rừng là những người đáng
sống nhất” [2, tr.52]. chính vì tư tưởng đó mà Kiên không thể hòa nhập với cộng
đồng anh đang sống dẫn tới những nỗi cô đơn kéo dài bất tận không thể cứu vãn.
Thứ hai, nhân vật ma cô gái nằm chết trần truồng ngay ngưỡng cửa Hải quan
“cô gái nằm chết hôm qua ở ngưỡng cửa Hải quan, giờ đây đã dứt bỏ tấm vải niệm
bằng rèm cửa sổ và cả bộ đồ người ta mặc vào cho cô trước lúc đem di chôn cô
cũng rũ tuột, lõa lồ khủng khiếp bơi tới với anh. Bộ ngực trắng bệch, mái tóc xòa
rối rũ rượi, cặp mắt huyền đầy kiến, đôi môi méo mó nở nụ cười vàng ệch.” [2,
tr,133], xét trong bối cảnh cô gái xuất hiện đó là một đêm Kiên say khướt và khi trời
càng về sáng “ anh đột nhiên thấy tràn ngập trong lòng cảm giác cô đơn trơ trọi. Trơ
trọi hơn bao giờ hết, trơ trọi từ đây” [2, tr.132] lại chính là cảm giác cô đơn dẫn đưa
nhân vật ma xuất hiện, như một vòng tuần hoàn, ma đưa đến cô đơn cho nhân vật
chính, thúc đẩy cốt truyện phát triển. chúng ta lại xét ma trong Nỗi buồn chiến
tranh phải chăng là ma thực? hay chỉ là con ma trong chính tâm tưởng, những ám
ảnh tâm lí của Kiên? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta có thể thấy rõ trong kết cấu
tác phẩm đó là kết cấu dòng ý thức không theo một trật tự tuyến tính với những ám
ảnh quá khứ, toàn bộ thiên truyện là thời gian đồng hiện, dòng chảy nội tâm của
những hồi ức, suy tưởng cùng một lúc thì nhân vật sống bằng cả quá khứ và hiện tại
vậy chúng ta có thể thấy rằng con ma trong Nỗi buồn chiến tranh là con ma được



xây dựng trong tâm lí ám ảnh, cô đơn, hoài nhớ của Kiên, khiến nhiều lần chúng ta
không thể phân biệt đâu hư đâu thực và có khi là ma lại có khi không phải ma, thời
gian, không gian mờ ảo như trong những giấc mơ chập choạng của Kiên và những
con ma đó xuất hiện bởi nỗi cô đơn và còn chính là nguyên nhân của nỗi cô đơn và
quan điểm về cô đơn của Bảo Ninh đó là những ám ảnh quá khứ, ám ảnh về đồng
đội, về những người thân thuộc và những con người xuất hiện cùng cuộc đời Kiên
trong thời chiến.
Như vậy, cùng một chủ đề cô đơn nhưng các tác giả chọn phương tiện thể hiện
rất giống nhau đó là đều sử dụng nhân vật ma như một phương tiện thể hiện chủ đề
của mình nhưng theo những quan điểm khác nhau, đối với macket sự cô đơn được
đặt trong bối cảnh xã hội, con người tách khỏi xã hội, ra khỏi cộng đồng của mình
thì đó là cô đơn còn với Bảo Ninh sự cô nằm ngay chính trong những ám ảnh nhận
thức con người và những “đồng đội ma”, “kí ức ma” chính là nguyên nhân gây nên
nỗi cô đơn ấy.
3. Nhân vật ma – phương tiện thể hiện tư tưởng tác giả
Tư tưởng là “quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực
khách quan và xã hội (nói tổng quát)” [4, tr.1359]. Văn học không phản ánh hết mọi
hiện thực khách quan nhưng hiện thực khách quan lại là cảm hứng chính thể hiện tư
tưởng của tác giả về cục diện hay vấn đề triết lí nào đó trong cuộc sống. Một nhà
văn khi viết về đứa con tinh thần của mình thì ông ta luôn luôn gửi gắm một tư
tưởng cá nhân nào đó trong nó dựa trên cái chủ đề anh ta lựa chọn và quan trọng
hơn hết các tuyến nhân vật mà anh ta sẽ triển khai để làm nổi bật chủ đề và tư tưởng
của mình. Nhân vật đó xuất hiện ở đâu? Ra sao? Trong bối cảnh như thế nào và kết
quả của sự xuất hiện tạo nên dấu ấn gì? Và tất cả nhân vật trong tác phẩm đều giữ
vai trò nhất định trong tác phẩm. Nhân vật chính là yếu tố chính phục vụ cho việc
làm nổi bật nội dung, chủ đề, tư tưởng tác phẩm nhưng bên cạnh đó cần có các
tuyến nhân vật khác xoay quanh giúp đỡ nhân vật thực hiện điều đó và trong hai tác
phẩm nhân vật ma trở thành một phương tiện thể hiện chủ đề được tác giả lựa chọn



mà chủ đề đó là yếu tố chính yếu bộc lộ tư tưởng của tác giả về vấn đề xã hội, về
con người và thời đại.
Ở đây, chúng ta xét đến nền văn hóa Mỹ Latin cùng với sự ra đời tác phẩm
Trăm năm cô đơn. Thứ nhất, người Mỹ Latin rất tôn sùng dĩ vãng, mọi điểm nhìn
của họ đều bắt nguồn, dựa trên nền tảng của quá khứ, họ luôn mong muốn nối kết
được với quá khứ vì thế mà mọi sự thay đổi, đổi mới nếu không được họ chấp nhận
thì đều có thể trử nên bất khả thi. Thứ hai, đó là vấn đề niềm tin “ người Châu Mỹ
Latin được xếp vào các dân tộc đa nghi nhất thế giới. Cơ quan thăm dò các giá trị
Thế giới ( The World Values Survey) đặt ra câu hỏi: “ Bạn có tin hầu hết mọi người
không?” vào năm 2000, có đến 55-65% số người tại Bắc Âu- Đan Mạch, Phần Lan,
Na Uy, Thụy Điển - nói có, chỉ 16% số người được thăm dò tại Châu Mỹ La- tinh
nói có, và chỉ 3% tại Brazil nói có mà thôi”. [7, tr.15 ] Và còn nhiều yếu tố khác nữa
nhưng chỉ từ hai yếu tố đó ta có thể thấy được kết quả sẽ dẫn tới một xã hội Mỹ
Latin chậm phát triển và cũng rất cô độc được phảm ánh rất rõ ràng trong tác phẩm.
Làng Macônđô dường như là một Mỹ Latin thu nhỏ với vốn hiểu biết ít ỏi về thế
giới bên ngoài, chính vì thế mà khi những người Di-gan bước vào đưa cho họ
những phát minh tưởng chừng mới mẻ nhưng thực thụ không hề mới cùng với đó
chính vì thiếu hiểu biết mà tất cả thí nghiệm của Hôsê Accađio Buênđya đều thất
bại thảm hại. Họ bị thu lại trong một ngôi làng nhỏ, không giao du, không phát triển
được gì hơn và chung chạ loạn luân xảy ra liên miên đó là biểu hiện của nỗi cô đơn
hoài nhớ thường trực trong tác phẩm và cũng chính cô đơn đã diệt vong con người
như thế nào như chúng ta đã đọc tác phẩm.
Như chúng ta đã nói, nhân vật ma cũng là một trong những phương tiện giúp
nổi bật chủ đề của tác phẩm mà chủ đề chính là yếu tố chính làm nổi bật lên tư
tưởng tác giả cùng bên cạnh đó cũng có những nhân vật ma có khả năng làm rõ tư
tưởng của tác giả. Chúng ta xét đến nhân vật nữ thần chết trong tác phẩm qua trích
đoạn người nói chuyện với Amaranta “ Có một buổi trưa trời oi ả sau khi Mêmê đến
trường được ít bữa, trong lúc đang ngồi khâu ở hành lang bà đã nhìn thấy thần chết.

Bà nhận ra ngay nó, và nó chẳng có gì là đáng sợ cả, bởi vì nó là một phụ nữ vận đồ


xanh màu thanh thiên với mái tóc dài như suối, nom có vẻ lỗi thời một tí, từa tựa
như hình ảnh Pila Tecnêra trong cái thời ả vẫn đến nấu nướng giúp gia đình mình.
[…] Thần chết không báo cho bà biết khi nào bà chết và cũng hông nói cho bà biết
giờ chết của mình có phải xảy ra trước giờ chết của Rêbêca không, mà chỉ bảo bà
hãy bắt đầu khâu khăn liệm cho chính mình vào ngày mồng sáu tháng tư tới. Thần
chết đã cho phép bà làm khăn liệm thật cầu kỳ và thật đẹp mắt như bà mong muốn,
nhưng cũng hết sức danh giá như bà đã làm khăn liệm cho Rêbêca. Và thần chết còn
cho bà biết rằng bà sẽ chết không đau đớn, không sợ sệt, không cay đắng vào ngay
đêm may xong tấm vải liệm cho chính mình.”[1, tr. 324,343 ]. Trong tác phẩm
chúng ta có thể thấy cả cuộc đời Amaranta đã sống trong nỗi cô đơn và nhân vật nữ
thần chết xuất hiện để báo cho cô về cái chết cận kề của mình để cô tự may cho
mình một tấm vải niệm như tự chôn chính mình. Vậy phải chăng nhân vật nữ thần
chết xuất hiện như để cảnh báo cho con người một điều đó là kết cục của nỗi cô đơn
đó chính là tự chôn vùi chính mình trong cái chết.
Như vậy, đứng trước tình hình xã hội Mỹ Latin sống trong sự cô lập, Macket
– với vai trò một nhà văn “ biết đau”, sống một thời đại như thế đã thôi thúc ông
sáng tác Trăm năm cô đơn như một lời cảnh tỉnh cho toàn xã hội Mỹ Latin với
thông điệp “ thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu
tranh, đoàn kết để chấm dứt tình trạng chậm phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để “
sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc
sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình ngay cả cách thức chết, nơi
tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi những dòng họ
bị kết án Trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái
sinh trên mảnh đất này [8, tr.4], đây cũng được xem như là cảm hứng sáng tác của
Macket.
Trong Nỗi buồn chiến tranh thông qua nhân vật ma như một phương tiện có
quan hệ bổ sung cho nhân vật chính làm nổi bật lên tư tưởng của tác giả về chiến

tranh, về số phận con người trong thời chiến cũng như hậu chiến.


Thứ nhất, đó là tư tưởng về chiến tranh, nếu văn học các giai đoạn trước là
những bản hùng ca đầy máu lửa và niềm tự hào dân tộc lên đến cao độ thì đến với
Nỗi buồn chiến tranh chúng ta được nhìn thấy một bộ mặt chiến tranh cách trần trụi
nhất. Với góc nhìn đa diện, nhiều chiều Bảo Ninh đã cho chúng ta thấy được những
gì khốc liệt nhất, đau thương nhất và cái giá phải trả cho chiến tranh đó là tình yêu,
là thanh xuân, là nhân tính con người với nhau,… chứ không chỉ là máu con người
và đi đôi với nó là niềm tự hào dân tộc. Trong tác phẩm, chiến tranh hiện lên qua
những dòng suy nghĩ đan xen hiện thực và quá khứ của Kiên mỗi khi xuất hiện các
nhân vật ma sẽ làm anh nhớ ra và khắc họa nên những hình ảnh đau thương về thời
đại chiến tranh ấy. Chúng ta có thể thấy trong tác phẩm khi anh nghĩ về những hồn
ma của tiểu đoàn 27 ở Truông Gọi Hồn – tiểu đoàn đã cùng Kiên chiến đấu đến
cùng và hy sinh hết thảy thì dòng suy nghĩ về cái ngày “thà chết không hàng” ấy lại
hiện lên trong suy nghĩ của Kiên, chiến tranh với những cái chết khủng khiếp đầy
ám ảnh “Tất cả bị na-pan tróc khỏi công sự, hóa cuồng, không lính không quan gì
nữa rùng rình lao chạy trong lưới đạn dày đặc, chết ngã dúi ngã dụi vào biển lửa.
Trên đầu trực thăng rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên và gáy từng
người một mà bắn. Máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét […] la liệt xác
người bị đốn, thân thể dập vỡ, tanh bành, phùn phụn phì hơi nóng” [2, tr.11], hẳn
đây mới là hiện thực chiến tranh. Tiếp theo đó là khi anh nhớ về “tiếng hú loài ma
núi”, anh nhớ về một thời yêu đương trong thời chiến của các đồng đội anh và cả
cái chết của các cô gái bên kia núi, chết trong chiến tranh khi tuổi thanh xuân còn
đang căng tràn, anh nhìn thấy chiến tranh đã hủy hoại tình yêu, hủy hoại tuổi trẻ rất
khốc liệt, hoặc chiến tranh, hoặc tình yêu, tuổi trẻ, mãi mãi chúng không bao giờ có
thể song hành với nhau và khi mơ thấy Thịnh “ con”, cô giao liên tên Hòa – những
đồng đội của Kiên đã hy sinh, riêng Hòa còn bị địch cưỡng bức cách tàn bạo trước
khi chết, anh đau đớn thốt lên “ Ôi năm tháng của tôi, thời đại của tôi, thế hệ của
tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm gối bởi nhớ nhung, bởi thương tiếc và cay

đắng, ngậm ngùi”[2, tr.57] và có lẽ dù cho họ có trở thành ma thì “ vẫn ôm theo
những vết thương đỏ lòm, toát hoác” [2, tr.59]. vậy, quan điểm của Bảo Ninh về


chiến tranh đó là mất mát, là nỗi đau, là sự trả giá cho cả một nền hòa bình với
những con người phải hy sinh đau đớn vẫn mang trong mình những khát vọng về
tình yêu, tuổi trẻ mãi mãi không thể thực hiện được trở thành một nỗi buồn sự đau
xé trong lòng mỗi khi nhớ tới những cái chết chứ không chỉ là những bản hùng ca
và sự tự hào dân tộc nữa.
Thứ hai, đó là về nền hòa bình. Chúng ta bắt đầu với sự kiện sau chiến tranh
Kiên trở thành một người thu lượm hài cốt, khi anh nghe người lái xe kể về những
hồn ma ở Truông Gọi Hồn, anh đã nói lên quan điểm của mình về hòa bình “ Hừ,
hòa bình! Mẹ Kiếp, hòa bình chẳng qua là thứ mọc lên từ máu thịt anh em mình, để
chừa lại có chút xương. Mà những người phân công nằm lại gác rừng le là những
người đáng sống nhất.” [2, tr.52], chúng ta có thể thấy đời sống hậu chiến của Kiên
– một đời sống cô độc và bị ám ảnh bởi chiến tranh, bởi những cái chết, bởi những
hồn ma còn uẩn khuất xung quanh anh, mà nói đúng hơn là trong tâm trí anh khiến
anh cảm thấy như bị “ mắc kẹt” lại rên cuộc đời. Vậy hòa bình có phải chỉ là những
cảnh cờ hoa? Những cảnh hạnh phúc về một đất nước độc lập? và sự tự hào về một
dân tộc nhỏ bé đã dành chiến thắng trước một đế quốc hùng mạnh? Không. Chắc
chắn khi chúng ta đọc Nỗi buồn chiến tranh chúng ta dám khẳng định như thế.
Bằng cảm hứng bi kịch, Bảo Ninh đi sâu và đời sống nội tâm con người cá nhân để
khắc họa những góc khuất của hòa bình để khẳng định, bên cạnh hòa bình chúng ta
đang hưởng đó là sự hy sinh của bao con người nhưng họ đang bị quên lãng, đang
đắm chìm trong những nỗi ám ảnh, sự cô đơn và hòa bình không phải chỉ có những
viễn cảnh hạnh phúc mà còn là những nghịch cảnh “hòa bình ập tới phũ phàng, gây
bàng hoàng, gây đau đớn nhiều hơn là mừng vui” [2, tr.131]
Qua đó, chúng ta nhận thấy cả hai tác giả đều có những điểm chung đó là sử
dụng nhân vật ma như một phương tiện thể hiện tư tưởng của mình nhưng phạm vi
thể hiện tư tưởng rất khác nhau. Nhân vật ma trong Trăm năm cô đơn thể hiện tư

tưởng của Macket hướng tới cộng đồng lớn, cộng đồng xã hội Mỹ Latin nhưng với
Bảo Ninh, ông lại hướng tới những gì cá nhân nhất, sâu thẳm trong tâm hồn con
người.


4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ma của hai tác giả
Cả hai tác giả đều sử dụng nhân vật ma như một phương tiện thể hiện chủ đề
và tư tưởng của mình trong sáng tác và để thực hiện được điều đó tác giả cần phải
có ý đồ sẵn trong suy nghĩ của mình, anh ta phải có sẵn hệ thống sự kiện và chức
năng của từng nhân vật trong tác phẩm và phải có cả những ý tưởng sẽ sắp xếp hệ
thống các sự kiện và nhân vật cũng như chọn lối trần thuật ra sao để làm nổi bật
được nội dung và ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm, điều đó được gọi là kết cấu tác
phẩm và nhân vật ma cũng như bao nhân vật khác trong tác phẩm, một nhân vật đã
được hình thành sẵn trong ý đồ sáng tác của hai tác giả vì thế mà cách xây dựng kết
cấu hình tượng nhân vật cũng được tác giả hết sức chú ý để làm nổi bật cái riêng
biệt của cả Macket và Bảo Ninh, cùng là nhân vật ma nhưng tư tưởng đông tây cũng
như kết cấu hình tượng sẽ tác động đến việc xây dựng nhân vật này.
Dựa trên tiêu chí tổ chức sự kiện trong tác phẩm thì hai kết cấu khá giống
nhau đó là không theo bất kì một trật tự tuyến tính nào và cả hai đều có mặt của thủ
thuật dòng ý thức nghĩa là khi đọc tác phẩm chúng ta thấy các sự kiến diễn ra trong
hai tác phẩm không hề theo trật tự thời gian, mà các sự kiện diễn ra theo dòng ý
thức, dòng chảy tâm trạng của nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh hoặc người kể
chuyện trong Trăm năm cô đơn nhưng bên cạnh đó chúng ta thấy rằng kết thúc
trong Trăm năm cô đơn là một kết thúc đóng có nghĩa là sau tất cả thì dòng họ
Buênđya bị diệt vong, người đầu tiên của dòng họ bị cột vào cây dẻ cho đến chết và
người cuối cùng của dòng họ bị kiến ăn, đó là một vòng tròn khép kín nhằm khẳng
định tư tưởng của tác giả về cái kết của sự cô lập đó là sự hủy diệt nhưng khác với
Macket, Bảo Ninh xây dựng Nỗi buồn chiến tranh . Cuối tác phẩm anh vẫn không
giải quyết được mâu thuẫn của mình tưởng chừng như đó là một kết thúc đóng
nhưng ta xét trong phần cuối tác phẩm đó là hình ảnh Kiên bỏ khu phố mà đi,

không ai biết, không ai hay và chúng ta với vai trò là người tiếp nhận cũng không
biết được anh sẽ đi đâu, sẽ làm gì và cuộc đời anh sẽ ra sao sau đó. Nếu như có một


ngàn người đọc thì sẽ có một ngàn kết thúc khác nhau cho nhân vật Kiên vậy có thể
khẳng định đó chính là kết thúc mở từ đó chúng ta có thể thấy sự tương đồng và
khác biệt giữa hai kết cấu để nhìn nhận cách xây dựng nghệ thuật trong tác phẩm.
Từ kết cấu tác phẩm chúng ta sẽ xét đến việc xây dựng nhân vật thuộc tầng
kết cấu bề mặt. Trong tác phẩm Trăm năm cô đơn nhân vật ma được xây dựng với
mỗi quan hệ bổ sung đồng đẳng với nhân vật chính, nghĩa là quan hệ giữa các nhân
vật cùng loại với nhau, thể hiện đặc điểm của một lớp người ví dụ như Hôsê
Accađio Buênđya khi còn sống và hồn ma Pruđenxiô Aghila họ mang trong mình
cùng một nỗi cô đơn như nhau hay Pila Técnêra gặp lại bóng ma đại tá Aurêliano
Buênđya, hai con người đều mang trong mình tội lỗi, sự cô đơn hoài nhớ, một ví dụ
khác là Bóng ma Menkyađêt và Aureliano Sêgunđô họ gặp nhau, nói chuyện và ông
cũng truyền lại những tri thức của mình cho Aureliano Sêgunđô, trừ dịch những
trang viết tay và chúng ta thấy các nhân vật này xuất hiện song hành với nhau dưới
sự định sẵn của tác giả với mục đích làm tăng ý đồ nghệ thuật của ông, nỗi cô đơn,
tội loạn luân hay bí mật về sự diệt vong của cả dòng họ thông qua cả hai nhân vật
chứ không có nhân vật nào chính, nhân vật nào phụ.
Trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh lại khác, nhân vật ma được xây
dựng trên mối quan hệ bổ sung phụ thuộc, ở đây nhân vật ma là nhân vật phụ, bổ
sung cho nhân vật chính là Kiên. Chúng ta có thể thấy các nhân vật ma xuất hiện
đều có mục đích là tạo cho Kiên nhớ về kí ức chiến tranh đau thương , nhớ về đồng
đội, về Phương – về số phân tình yêu của mình, về những con người và sự chết chóc
trong nỗi day dứt nhân tính, về hòa bình thực sự,… Cách xây dựng nhân vật ma
trong sáng tác của Bảo Ninh hướng người đọc đến với những dòng suy nghĩ của
nhân vật Kiên mà qua đó ông bộc lộ chủ đề là tư tưởng của mình.
Một sự khác biệt khác trong cách thức xây dựng nhân vật ma của hai tác giả
đó là trong Trăm năm cô đơn nhân vật ma được xây dựng hết sức rõ ràng và người

đọc có thể tiếp nhận và nhận biết nhân vật ngay tức khắc cũng bởi lẽ ý nghĩa của
chúng đối với tác phẩm rất rõ ràng và có mối quan hệ đồng đẳng với các nhân vật
khác nhưng Nỗi buồn chiến tranh, nhân vật ma vẫn luôn là những dấu chấm hỏi
nếu chúng ta không thực sự nhập tâm vào tác phẩm, cảm nhậ như nếu chúng ta chỉ


lơ đễnh đi một phút có thể mất điểm tựa vào câu chuyện bởi dòng ý thức trong tác
phẩm khá dày đặc và đan cài cùng với các nhân vật ma, không thể xác định được là
thật hay ảo bởi nhân vật ma thực sự nằm trong tâm trí, những ám ảnh của Kiên về
một thời đau thương anh từng trải qua chứ không phải ma thực, qua đó chúng ta
cảm thấy được đời sống đầy đau thương và ám ảnh của nhân vật Kiên và đó là
thành công của cả hai tác giả khi xây dựng nhân vật của mình.
Kết luận
Nhân vật ma là một trong những nhân vật điển hình trong hai tác phẩm Trăm
năm cô đơn và Nỗi buồn chiến tranh đều thuộc chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và cách
thức tác giả xây dựng kết cấu hình tượng đã phần nào tác động lại kết cấu tác phẩm
làm nổi bật được chủ đề và tư tưởng của tác giả vốn là yêu cầu của một kết cấu tác
phẩm văn học. Ở đây, nhân vật ma đóng vai trò như một phương tiện thể hiện chủ đề
và tư tưởng tác phẩm trong mối quan hệ đồng đẳng hay phụ thuộc với các nhân vật
khác, qua đó nổi bật lên cảm hứng sáng tác của từng tác giả, tư tưởng về thời đại và
những vấn đề triết lí xã hội, làm nổi bật được phong các, quan điểm cá nhân của
Macket và Bảo Ninh cùng với đó là sự đặc biệt trong cách xây dựng nhân vật ma của
hai tác giả giúp người đọc thấy quan niệm về ma của đông tay có sự khác biệt, một bên
hiền lành, lặng lẽ trong Trăm năm cô đơn một bên ám ảnh, dữ dội trong Nỗi buồn
chiến tranh và dù cách xây dựng nhân như thế nào thì đều phục vụ cho nhu cầu truyền
tải nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Điều này chúng ta thấy cả hai tác giả đều đã
rất thành công, tạo nên một thiên truyện đi vào trong lòng người đọc mặc dù khó tiếp
nhận nhưng đó là sự thành công trong cách sử dụng nghệ thuật, kết cấu dòng ý thức
của hai tác giả quan điểm đầy mới mẻ được thể hiện ý nhị, gửi gắm trong hệ thống
nhân vật, hệ thống sự kiện và tất cả đều được liên kết với nhau chặt chẽ và bài nghiên

cứu trên đây chứng minh nhân vật ma cũng là một yếu tố, một phương tiện hết sức
quan trọng trong việc này để tạo nên giá trị của hai tác phẩm.


Tài liệu tham khảo
Sách


1. Marquez, Gabriel Garcia, Trăm năm cô đơn, Nguyễn Trung Đức (dịch) (1986), Nxb
Văn học, HN.
2.
3.
4.
5.

Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh (1990), Nxb Hội Nhà Văn.
Trần Đình Sử ( chủ biên), Lí Luận văn học, Nxb ĐHSP.
Hoàng Phê ( chủ biên), Từ điển tiếng việt (2016), Nxb Hồng Đức.
Lại Nguyên Ân (biên soạn), Thuật ngữ văn học (2003), Nxb ĐHQG HN.

Trang web
6. />7. />8. />9. />


×