Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN LIÊN KẾT CHUỖI CÔNG TY TNHH XNK NGỌC ĐỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 85 trang )

Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN LIÊN KẾT CHUỖI CÔNG
TY TNHH XNK NGỌC ĐỈNH

Chủ đầu tư: Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Ngọc Đỉnh
Địa điểm: Xã An Thạnh 2, Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng

___ Tháng 11/2018 ___
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

1


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN LIÊN KẾT CHUỖI CÔNG
TY TNHH XNK NGỌC ĐỈNH


CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP
KHẨU NGỌC ĐỈNH
Giám đốc

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT
Tổng Giám đốc

TRẦN QUỐC TOÀN

NGUYỄN VĂN MAI

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

2


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ................................................................... 6
IV. Các căn cứ pháp lý. ................................................................................. 8
V. Mục tiêu dự án........................................................................................ 10
V.1. Mục tiêu chung. ................................................................................... 10
V.2. Mục tiêu cụ thể. ................................................................................... 10

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................... 12
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ................................... 12
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.............................................. 12
I.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. ................................... 18
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 20
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. ............................................................... 20
II.2. Quy mô của dự án................................................................................ 23
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ..................................... 25
III.1. Địa điểm xây dựng. ............................................................................ 25
III.2. Hình thức đầu tư. ................................................................................ 25
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 25
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. ......................................................... 25
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án... 26
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ................................. 28
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .................................... 28
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 29
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

3


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

II.1. Công nghệ sơ chế rau củ quả ............................................................... 29
II.2. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch. ................... 34
II.3. Công nghệ nuôi cấy mô công nghệ cao............................................... 35
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................... 45
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng. ..................................................................................................................... 45

II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 45
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 49
III.1. Các phương án kiến trúc. ................................................................... 49
III.2. Phương án quản lý, khai thác. ............................................................ 50
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 50
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ............................................................................................ 52
I. Đánh giá tác động môi trường. ................................................................ 52
I.1. Các loại chất thải phát sinh. .................................................................. 52
I.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực................................................ 53
I.3. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động. ................ 55
II. Giải pháp phòng chống cháy nổ. ............................................................ 55
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN ............................................................................................. 56
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 56
II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ....................... 64
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. ....................................... 79
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................ 79
III.2. Phương án vay .................................................................................... 81
III.3. Các thông số tài chính của dự án. ...................................................... 81
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 84
I. Kết luận. ................................................................................................... 84
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

4


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

II. Đề xuất và kiến nghị. .............................................................................. 84

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 85
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án ........... 85
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. ................................... 85
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án. ............. 85
Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ............................... 85
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án. ...................................... 85
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. ............ 85
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án...... 85
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. ....... 85
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án... 85

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

5


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NGỌC ĐỈNH
Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0312347374 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.HCM cấp lần đầu: 26/06/2013, đăng ký thay đổi lần thứ 04 ngày 29/04/2016.
Đại diện pháp luật: Ông TRẦN QUỐC TOÀN

Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở: D30 Đường TK18, Tiền Lân, Bà Điểm, H.Hóc Môn, TP.HCM
Điện thoại: (028) 66537798


Fax: (028) 37127496

Website : ngocdinhfood.com – E-mail:
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
 Tên dự án: Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty
TNHH XNK Ngọc Đỉnh.
 Địa điểm xây dựng: Xã An Thạnh 2, Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng
 Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự
án.
 Tổng mức đầu tư: 798.807.591.000 đồng. (Bảy trăm chín mưới tám tỷ,
tám trăm linh bảy triệu, năm trăm chín mươi mốt nghìn đồng). Trong đó:
 Vốn tự có (tự huy động): 199.701.898.000 đồng.
 Vốn vay tín dụng : 599.105.693.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với những
thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra khối lượng
sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, nền nông nghiệp của nước ta đa số vẫn còn manh mún, quy mô sản
xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng
đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định,
đặc biệt là vấn đề tiêu thụ đầu ra cho phẩm, dẫn đến tình trạng đưa mùa rớt giá..,
khả năng cạnh tranh kém trên thị trường. Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền
nông nghiệp tiên tiến và liên kết chuỗi, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

6


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh


triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc liên kết chuỗi giá trị trong
sản xuất và chế biến nông sản là cấp bách và cần thiết, đóng vai trò làm đầu tàu,
mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào ngành chế biến cũng như sản
xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển
nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hoá.
Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao
và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, một trong những nhiệm vụ quan
trọng là phải đề ra chiến lược phát triển, hình thành vùng nguyên liệu tập trung và
liên kết chuỗi trong giá trị sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và ứng
dụng khoa học công nghệ ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Việc sản xuất
nông nghiệp chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao thực sự cần thiết, bởi sản
xuất nông nghiệp công nghệ cao và liên kết chuỗi giá trị sẽ giúp giải quyết được
vấn đề đầu ra cho nông sản cũng như chế biến của nhà máy và đáp ứng được nhu
cầu phát triển sản xuất trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.
- Xây dựng nhà máy chế biến nông sản và liên kết chuỗi, ứng dụng công nghệ
cao trong nông nghiệp là bước đi cần thiết.Trong những năm gần đây, cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng đã có những
bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao cả về chất lượng và giá cả. Bên cạnh các
nước tiên tiến như Israel, Mỹ, Anh, Phần Lan và khu vực lãnh thổ ở Châu Á như
ThaiLan, Trung Quốc, Hàn Quốc Nhật Bản.. cũng đã chuyển nền nông nghiệp
theo hướng sản xuất số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng
dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để
tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Công Ty Ngọc Đỉnh sẽ liên
kết triển khai vùng nguyên liệu nông nghiệp của Huyện Cù Lao Dung, liên kết
chuỗi và hình thành những HTX trong khâu liên kết và mô hình sản xuất nông
nghiệp liên kết chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào từng loại cây trồng. Những khu
nông nghiệp liên kết chuỗi và ứng dụng công nghệ cao này đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Tỉnh Sóc Trăng nói chung
và Huyện Cù Lao Dung nói riêng: Tăng nhanh được năng suất cây trồng, vật nuôi
và thủy sản; tạo được vùng nguyên liệu tập trung để cung ứng cho việc chế biến

và xuất khẩu.
Sự hình thành của vùng nguyên liệu liên kết chuỗi trong nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học,

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

7


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

công nghệ và đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp chế biến sâu,
thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức thành sản xuất hàng hóa.
. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp liên kết
chuỗi và ứng dụng công nghệ cao Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Quyết
định số 176/QĐ-TTg, ngày 29/01/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Và Nghị định 98/2018/NĐ-CP về
chính sách khuyến khích liên kết sản xuất nông nghiệp
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Công ty chúng tôi tiến hành
nghiên cứu và lập dự án “Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi
Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh” trình các Cơ quan ban ngành, xem xét, chấp
thuận chủ trương đầu tư, cũng như giao nguồn quỹ đất phù hợp của tỉnh, đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi triển khai thực hiện dự án.
IV. Các căn cứ pháp lý.
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về
Chương trình hành động của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần

thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn;
- Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 về thực hiện chính sách đầu theo
hình thức hợp tác công tư trong lĩnh vực nông nghiệp;
- Căn cứ Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước.
- Căn cứ nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 về cơ chế, chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Căn cứ Quyết định số Số: 19/2016/QĐ-UBND ngày 11 tháng 08 năm 2016 ban
hành quy định chính sách ưu đãi về tiền thuê đất đối với các dự án xã hội hóa
thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế văn hóa, thể dục thể thao, môi
trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh sóc trăng.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

8


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

- Căn cứ Quyết định số 1895/2012/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng về việc
phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
- Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/05/2015 của Thủ Tướng Chính phủ về việc
phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị định số 210/2013/NÐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 09 năm 2014 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NÐ-CP ngày 19 tháng 12

năm 2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn;
- Căn cứ Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục
triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính
phủ đồng hành cùng doanh nghiệp; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Sóc Trăng,
- Căn cứ Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng,
- Căn cứ Quyết định số 47/2006/QĐ-UBND ngày 22/12/2006 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Sóc Trăng ban hành Quy định chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Căn cứ Chính Sách Khuyến Khích Và Hỗ Trợ Đầu Tư Trên Địa Bàn Tỉnh Sóc
Trăng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 24/6/2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
- Căn cứ Nghị định 57/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 17/4/2018 và thay thế Nghị định
210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013.
- Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ : Về chính sách khuyến khích
phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

9


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

- Căn cứ Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ

về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Căn cứ vào Giấy chứng nhận kinh doanh số: 0312347374 của CÔNG TY TNHH
XNK NGỌC ĐỈNH do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp phép
(ngày 29/06/2013). Thay đổi giấy phép kinh doanh lần 04 ngày 29 tháng 09 năm
2016.
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố
định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
- Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và vùng nguyên liệu liên kết chuỗi,
để hình thành vùng trồng nguyên liệu ứng dụng Công nghệ cao trong việc trồng
các loại cây ăn trái và rau-củ xuất khẩu, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản
Việt Nam nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
- Là một dự án mang nhiều giá trị nhân văn, từ đó dự án có thể giải quyết việc
làm thường xuyên 200-300 lao động trực tiếp cho nhà máy và khoảng 8.00010.000 lao động gián tiếp của dự án, tăng nhu nhập và lợi nhuận lên gấp nhiều
lần so với cây mía hiện nay.
- Hình thành chuỗi cung ứng nông sản và thực phẩm sạch có thương hiệu và đầu
ra ổn định, bền vững tạo niềm tin cho người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu và
kết hợp mô hình du lịch Homestay. Góp phần thực hiện mục tiêu, định hướng
phát triển du lịch, nông nghiệp công nghệ cao và liên kết chuỗi nông nghiệp của
tỉnh Sóc Trăng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Kế hoạch số
06/KH-UBND ngày 13/01/2016 của UBND tỉnh về phát triển KT - XH tỉnh Sóc
Trăng 5 năm 2016 - 2020 về Phát triển ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Xây dựng đầu tư nhà máy sơ chế, chế biến rau củ đạt tiêu chuẩn ISO, HACCP,
GMP, FDA xuất khẩu với công suất nhà máy:
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt


10


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

+ Giai đoạn 1 là 150 tấn nguyên liệu/ngày,
+ Giai đoạn 2 dự kiến sẽ nâng công xuất nhà máy lên 800 tấn nguyên liệu/ngày.
- Sẽ nghiên cứu và trọn lộc những loại cây dễ trồng, cho năng xuất cao và thích
nghi trong tình hình biến đổi khí hậu và đều kiện tự nhiên của vùng sinh thái, địa
lý thỗ nhưỡng của huyện Cù Lao Dung, và quan trọng nhất là dễ bảo quản, chế
biến sâu và thị trường quốc tế cũng như trong nước đang có nhu cầu. Trong đó
gồm những các loại cây triển khai cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, Đầu tư xây
dựng phòng nuôi cấy mô công nghệ cao phục vụ cho dự án, với quy mô 1,2 triệu
cây giống/năm.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

11


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
1. Hiện trạng tỉnh Sóc Trăng
 Vị trí địa lý.
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh
231km, cách Cần Thơ 62km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần

Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà
Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.
 Vị trí tọa độ: 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đông.
 Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và
8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long).
 Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh
đổ ra Biển Đông.
 Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
 Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang;
 Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu;
 Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh;
 Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.
 Về khí hậu.
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng
năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C, Số giờ
nắng trong năm khoảng: 2.400 - 2.500 giờ, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình
trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%,
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và với số giờ nắng trong năm như
trên cũng được xem là lợi thế để phát triển điện năng lượng mặt trời.
 Về đất đai, thổ nhưỡng.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

12


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha. Đất đai của Sóc
Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công

nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các
loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha,
chiếm 82,89%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%),
đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm 3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373
ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Trong
tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa,
21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái.
Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và 2.536 ha đất chưa sử dụng (số liệu sử
dụng tại nguồn: www.soctrang.gov.vn).
Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính: Nhóm đất cát có 8.491
ha, bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 - 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ
yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù
sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản,
nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ; nhóm
đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung
bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm
diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công
nghiệp ngắn, dài ngày...; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi
trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn
hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh,
trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất nhân tác có 46.146 ha.
Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị
xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng
đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa
dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.
Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù
Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong
lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung... là địa điểm lý
tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.
 Về đặc điểm địa hình.

Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt
đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

13


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp
dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn
sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng
thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động
biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị
xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng
chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m, mùa mưa
thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân
trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi
triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ.
 Về sông ngòi.
Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày
lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng
biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa
phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du
lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.
Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam bộ, vùng
có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát
triển kinh tế biển tổng hợp.
 Về tài nguyên rừng và biển.
Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 11.356 ha với các loại

cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4 huyện Vĩnh Châu,
Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn
ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.
Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 02 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 02
con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể
bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh
tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển,
thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

14


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

2. Hiện trạng vùng thực hiện dự án
Huyện Cù Lao Dung có vị trí địa lý thuận lợi, là dãy đất nằm giữa dòng sông
Hậu, cuối nguồn Cửu Long đổ ra biển Đông, nằm trong vùng kinh tế biển của tỉnh
Sóc Trăng. Từ Cù Lao Dung, có thể giao thương thuận tiện với các tỉnh khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long qua hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ.
Nơi đây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, giàu tiềm năng để phát triển
nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến và du lịch. Trong lĩnh vực kinh
tế nông nghiệp, huyện có lợi thế rất lớn với 3 vùng sinh thái nước ngọt, nước lợ
và nước mặn để phát triển cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao gắn với
phát triển du lịch. Nhờ nguồn đất phù sa màu mỡ, khí hậu ôn hòa, Cù Lao Dung
có nhiều vườn cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội địa phương.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt


15


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

Với hơn 360 con sông, rạch và 17 km bờ biển, Cù Lao Dung còn có tiềm
năng khai thác và nuôi trồng thủy - hải sản công nghiệp và bán công nghiệp, nhất
là nuôi tôm nước lợ, rất hiệu quả. Hiện trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình
nuôi tôm thẻ chân trắng cho hiệu quả kinh tế khả quan.
Huyện đang đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để
chuyển mạnh cây mía sang cây trồng hiệu quả khác theo hướng phát triển nông
nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, với nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào, Cù
Lao Dung còn có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến nông sản,
thủy sản.
Cù Lao Dung có khu vực bãi bồi ven biển rộng hơn 16.000 ha, hội đủ tiềm
năng, mở ra cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển
dự án năng lượng điện gió, điện năng lượng mặt trời trong tương lai. Đây cũng là
một trong những định hướng thu hút đầu tư của tỉnh vào các dự án năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo mà địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh.
Sở hữu vẻ đẹp nên thơ, sông nước hữu tình với những nét đặc trưng riêng,
Cù Lao Dung có điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Nơi đây có
nhiều địa điểm gắn với truyền thuyết về những dấu tích trên đường bôn tẩu của
vua Gia Long (Triều Nguyễn) như rạch Long Ẩn, rạch Trường Tiền; hay vùng đất
linh thiêng có tên gọi Sân Tiên nằm ở cuối Cù Lao, hội tụ đầy đủ những điều kiện
để đầu tư xây dựng khu văn hóa tín ngưỡng, phát triển du lịch tâm linh.
Du lịch về nguồn tại Cù Lao Dung gắn với truyền thống cách mạng và các
di tích lịch sử như Di tích cấp quốc gia Đền thờ Bác Hồ, Bia Chiến thắng Rạch
Già, Bia Chiến thắng An Hưng, Bia kỷ niệm nơi thành lập Trường Đảng đầu tiên
của tỉnh Sóc Trăng…

Du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn tại Cù Lao Dung cũng rất hấp dẫn
với nhiều hoạt động phong phú như: tham quan nhà vườn, hái trái cây; nghe hát
đờn ca tài tử; khám phá rừng phòng hộ nguyên sinh hơn 1.400 ha; trải nghiệm
ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khi thủy triều rút tại bãi nghêu rộng hơn 800 ha;
tìm hiểu vẻ đẹp hoang sơ của Đảo khỉ; đi thuyền trên sông, tham gia hành trình
tìm lại 1 trong 9 cửa sông Cửu Long…
Với những tiềm năng, lợi thế riêng do thiên nhiên ban tặng, Cù Lao Dung
như một viên ngọc quý đang cần được đầu tư, khai thác. Những dự án đang được
triển khai trên địa bàn huyện như Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường trung tâm
chạy dọc cù lao; Dự án Xây dựng bến phà kết nối Cù Lao Dung - Trần Đề (tỉnh
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

16


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

Sóc Trăng) và Cù Lao Dung - Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh); Dự án cầu Đại Ngãi
nối liền Quốc lộ 60… khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ góp phần đưa Cù Lao
Dung trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Địa lý và Khí hậu
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, chia
thành mùa là mùa khô và mùa mưa, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình
hàng năm của Sóc Trăng khoảng 26,8 °C, ít khi bị bão lũ, Lượng mưa trung bình
trong năm là 1.864 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình
là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển.
Đất đai, thổ nhưỡng
Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây
lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu

như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông
nghiệp chiếm 82,89%, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 62,13%, đất lâm
nghiệp có rừng 11.356 ha chiếm 3,43%, đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha chiếm
16,42%, đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Đất nông nghiệp
trong địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng cho canh tác lúa, cây hàng năm khác và diện
tích đất còn lại dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái, ngoài ra cũng có nhiều diện
tích đất tự nhiên chưa được sử dụng. Đất đai tại Sóc Trăng có thể chia thành 4
nhóm chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, nhóm đất nhân
tác??. Điều kiện tự nhiên trong địa bàn tỉnh nhìn chung cũng đang gặp phải khó
khăn như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong Mùa khô, một số khu vực bị
nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để
phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du
lịch sinh thái phong phú. Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế
Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt
đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao
Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái
Địa hình
Địa hình trong tỉnh Sóc Trăng thấp và tương đối bằng phẳng, có dạng lòng
chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là
phía Tây và Tây Bắc, với Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 mét, độ dốc thay
đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

17


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm
mặn, phèn. Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều

ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều
vùng biển gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương,
đồng thời còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch
và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên
Sông ngòi
Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày
lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng
biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa
phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du
lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên. Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng
sông Hậu đổ ra biển Đông, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều
kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp.
Tài nguyên
Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với các loại cây chính như Tràm,
bần, giá, vẹt, đước, dừa nước. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven
biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn. Sóc Trăng còn có 72 km bờ biển với
02 cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao
gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế
biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển,
thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.
Vùng triển khai dự án Cù Lao Dung
Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Huyện lỵ Đặt tại thị trấn
Cù Lao Dung. Huyện như một hòn cù lao lớn, nằm giữa 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà
Vinh, nhưng thực sự là bao gồm 3 hòn cù lao nhỏ gộp lại: Cù lao Tròn, Cù lao
Dung và Cù lao Cồn Cộc.
I.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 423/QĐ-TTg ngày
11/4/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng
đến năm 2020.


Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

18


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

Mục tiêu quy hoạch là nhằm xây dựng Sóc Trăng trở thành một tỉnh có nền
nông nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững gắn với phát triển công nghiệp và
dịch vụ; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đời sống vật chất tinh thần
của nhân dân không ngừng được nâng cao; từng bước tiến kịp với quá trình phát
triển chung của cả nước; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn
xã hội được đảm bảo. Phấn đấu đến năm 2020, Sóc Trăng trở thành tỉnh có thu
nhập vào loại khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Quy hoạch đưa ra chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 GDP bình quân đầu người là
3.300 USD/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 5%.
Nông nghiệp được định hướng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá chất
lượng cao; hình thành và phát triển các mô hình sản xuất chuyên môn hoá và thâm
canh cao; các sản phẩm ưu tiên phát triển trong thời kỳ tới gồm lúa đặc sản, rau
màu, thuỷ sản (con tôm)... Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt trên 4,2%/năm.
Lĩnh vực công nghiệp phát triển theo hướng tạo điều kiện thu hút đầu tư cho
các ngành kinh tế có lợi thế phát triển ổn định và bền vững; chú trọng đến việc
ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng
cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Tập trung phát triển các ngành
công nghiệp chủ đạo như: Công nghiệp chế biến nông thuỷ sản; công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu; công nghiệp cơ khí sản xuất thiết bị, phụ tùng, lắp
ráp máy nông nghiệp, máy chế biến nhỏ, sản xuất động cơ phương tiện vận tải
thuỷ; công nghiệp khai thác sản xuất vật liệu xây dựng.
Bên cạnh đó, sẽ ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ mũi nhọn như dịch vụ vận chuyển - kho
bãi đường sông, biển, cảng biển, cảng cạn, hậu cần, viễn thông - công nghệ thông
tin, tài chính - ngân hàng, du lịch.
Ở lĩnh vực văn hoá - xã hội, thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề
theo hướng gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo; chú trọng đào tạo nghề cho
lao động nông thôn, củng cố mạng lưới các trường dạy nghề; phấn đấu hàng năm
tổ chức dạy nghề cho khoảng 2,5 vạn lao động trong giai đoạn đến năm 2015 và
3 - 3,2 vạn lao động trong giai đoạn đến năm 2020. Phát triển mạng lưới y tế theo
hướng xã hội hoá đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân về các dịch vụ khám
chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu
quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo; xây dựng các giải pháp, mô hình giảm
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

19


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất; có chính sách khuyến
khích xã, hộ gia đình thoát nghèo, khuyến khích các doanh nghiệp dạy nghề, tạo
việc làm cho người nghèo; chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp
sang lao động khu vực phi nông nghiệp ở cả nông thôn và thành thị.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, Quy hoạch đề ra việc nghiên cứu
xây dựng tuyến đường vành đai II và đoạn quốc lộ 1A tránh thành phố Sóc Trăng,
tuyến đường tỉnh 937 nhằm nối quốc lộ 1A với quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp và
quốc lộ 61 phù hợp với nhu cầu phát triển và nguồn lực từng giai đoạn; xem xét
nâng cấp tuyến quốc lộ 60, các tuyến đường tỉnh có lưu lượng giao thông lớn, các
tuyến đường cấp huyện và liên xã, đường giao thông nông thôn; phát triển đồng
bộ các tuyến đường đô thị và một số cầu vượt sông như cầu Maspero II, cầu Chàng
Ré, cầu Chợ Kinh, cầu Dù Tho; xây dựng tuyến đường ven biển tạo điều kiện phát

triển kinh tế biển kết hợp đảm bảo quốc phòng, an ninh và phòng, chống thiên tai,
cứu hộ cứu nạn.
Đối với giao thông thuỷ, sẽ từng bước phát triển đồng bộ giữa cảng và tuyến
luồng, gắn kết với giao thông đường biển, đường bộ tạo thành mạng lưới giao
thông hoàn chỉnh; thường xuyên nạo vét tạo độ sâu ổn định luồng lạch, cải tạo âu
thuyền, hoàn chỉnh hệ thống phao tiêu, đèn hiệu, biển báo trên các tuyến chính.
Một số tuyến đường sông chính như sông Maspero, sông Hậu, sông Rạch Nhu
Gia, sông Rạch Chàng Ré... Đặc biệt, sẽ nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng biển
Trần Đề thành cảng đầu mối xuất nhập khẩu hàng hoá của khu vực đồng bằng
sông Cửu Long tại cửa sông Hậu; cảng biển Đại Ngãi là cảng tổng hợp và một số
cảng tiếp nhận tàu từ 300 - 500 DWT (cảng Long Hưng, cảng Ngã Năm, cảng Cái
Côn và cảng thành phố Sóc Trăng trên kênh Saintard).
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.
Một trong những thách thức mà ngành công nghiệp chế biến trái cây đang
phải đối mặt là công nghệ chế biến chưa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước
và quốc tế. Để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm tạo ra lợi nhuận bền vững,
Việt Nam nên tham gia thị trường chế biến trái cây.
Đó là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo “Cơ hội và giải pháp – Vì sao
doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia thị trường chế biến trái cây lúc này” do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Hiệp hội Rau
quả Việt Nam và Rieckermann Việt Nam tổ chức ngày 21/11/2017.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

20


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

Giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam chiếm thị phần rất nhỏ

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Như Cường, Phó Cục trưởng Cục
Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, cùng với sự tăng về diện tích, sản lượng, giá
trị xuất khẩu (XK) trái cây Việt Nam liên tục tăng trưởng cao trong những năm
gần đây.
"Từ con số vài trăm triệu USD/năm, đến năm 2016 đã đạt con số 2,45 tỷ USD,
trong đó ước tính các sản phẩm trái cây chiếm hơn 80% giá trị xuất khẩu. Riêng
10 tháng đầu năm 2017, giá trị XK rau quả của Việt Nam đạt 2,48 tỷ USD, tăng
hơn 47,3% so với cùng kỳ năm ngoái...", ông Cường nhấn mạnh.
Về mặt thị trường, các thị trường nhập khẩu (NK) rau quả lớn liên tục tăng
trưởng về giá trị, từ 13 thị trường trên 1 triệu USD năm 2014 lên 10 thị trường
trên 20 triệu USD năm 2016. Bên cạnh Trung Quốc là thị trường lớn nhất chiếm
70,8% thị phần, nhiều loại rau quả Việt Nam đã được XK vào các thị trường cao
cấp có yêu cầu rất cao như Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Malaysia, Đài Loan, Thái
Lan, Singapore và Australia.
“Tuy nhiên, với giá trị thị trường NK rau quả toàn thế giới vượt mức 200 tỷ
USD/năm kể từ năm 2011, giá trị XK rau quả Việt Nam hiện mới chiếm chưa đến
1% thị phần là rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, dù ngành sản
xuất rau quả Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ thời gian qua”, ông Cường
nói.
Đi sâu phân tích XK rau quả, đặc biệt là mặt hàng quả của Việt Nam, "Việt
Nam chủ yếu XK dưới dạng trái cây tươi nên giá trị gia tăng thấp và bị tác động
bởi các rào cản kỹ thuật như kiểm dịch thực vật, chất lượng trái cây giảm nhanh,
thời gian bảo quản ngắn do chưa có các công nghệ bảo quản tiên tiến và các vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm… ".
Còn nhiều dư địa phát triển
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng, lợi thế, hiện nay ngành sản xuất cây ăn
quả Việt Nam đứng trước không ít khó khăn, thách thức như: Quy mô sản xuất
nhỏ lẻ, phân tán, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế, chất lượng quả
chưa cao, năng suất thấp, các sản phẩm qua chế biến còn ít,…
Cùng với đó, theo các chuyên gia và doanh nghiệp, một trong những thách

thức mà ngành công nghiệp chế biến trái cây đang phải đối mặt là công nghệ chế

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

21


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

biến chưa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, để nâng cao giá trị
gia tăng của sản phẩm tạo ra lợi nhuận bền vững.
Vì vậy, giải pháp hàng đầu được các chuyên gia đưa ra chính là sự thay đổi
áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, áp dụng công nghệ mới, đầu tư dây chuyền
sản xuất tiên tiến nhằm tăng tính hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
"Chúng tôi kỳ vọng mang đến thông tin về cơ hội và giải pháp cho thị trường
chế biến trái cây xuất khẩu: Vùng nguyên liệu, thị trường tiềm năng và công nghệ
sản xuất mới để các doanh nghiệp đánh giá các quy trình và tiềm năng lớn trong
ngành trái cây chế biến...".
Theo nghiên cứu của Cty Ngọc Đỉnh, Việt Nam xác định trái cây là ngành
hàng còn nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển. Định hướng chung toàn ngành đặt
ra là: Tiếp tục tập trung đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào khâu sản xuất
cây ăn quả nhằm tăng năng suất, sản lượng và nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó,
tăng cường phát triển công nghệ bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm từ cây ăn
quả với các sản phẩm chế biến chính gồm các loại quả đông lạnh, đóng hộp, sấy,
nước quả tự nhiên, nước quả cô đặc… nhằm gia tăng giá trị sản xuất, mở rộng thị
trường, tăng kim ngạch XK.
Thị trường xuất khẩu rau-củ-quả của Việt Nam trong ba năm trở lại đây, mức
tăng trưởng bình quân 30-45%/năm, với đà tăng trưởng như hiện nay thì việc cán
móc 10 tỷ usd của nông sản Việt Nam ta không không xa, trong đó ngành chế
biến rau quả sẽ góp phần không nhỏ trong con số trên.

Thống kê của Hiệp hội Rau quả Việt Nam nêu rõ, năm 2016, kim ngạch xuất
khẩu rau quả ước đạt trên 2,4 tỷ USD, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2015 và
vượt kế hoạch xuất khẩu của Bộ Công Thương đề ra (2,2 tỷ USD). Đáng chú ý,
những nỗ lực mở cửa và giữ vững thị trường đã tạo "dấu ấn" của năm cho ngành
rau quả Việt Nam.
Cả năm 2017, xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 3,514 tỷ USD, tăng 43,02% so
với cùng kỳ 2016...
+ Thống kê đến cuối năm 2017 đã có khoảng 40 loại rau quả Việt Nam được
xuất khẩu sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Top 10 thị trường xuất khẩu rau quả trong năm 2017 của Việt Nam gồm:
Trung Quốc chiếm 75,6%, Nhật Bản (3,64%) Hoa Kỳ (2,94%), Hàn Quốc
(2,59%), Hà Lan (1,81%), Malaysia (1,43%), Đài Bắc - Trung Hoa (1,33%), Thái
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

22


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

Lan (1,03%), UAE (1,01%), Nga (0,85%). Còn lại các thị trường khác chiếm
7,77%.
Bên cạnh những thị trường truyền thống, trái cây Việt đã từng bước khẳng
định chất lượng, chinh phục được những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật
Bản, Canada, Australia, New Zealand...
Nhận định về bức tranh xuất khẩu rau quả năm 2017, ông Nguyễn Hữu Đạt Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho hay, nối tiếp đà tăng trưởng của
những năm gần đây, xuất khẩu rau quả của Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn với tốc
độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong tất cả các mặt hàng nông sản
xuất khẩu và đã vượt lúa gạo, dầu khí.
- Trong năm 2018 và các năm tiếp theo, các doanh nghiệp bên cạnh việc nâng
cao chất lượng rau quả, an toàn thực phẩm thì cần phải chuyển đổi đầu tư vào chế

biến, đây là giải pháp giúp ổn định hàng hóa, có quanh năm và xuất khẩu được
giá trị hàng hóa cao hơn.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn), giá trị xuất khẩu rau quả trong tháng 8/2018 ước đạt 346 triệu
USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 8 tháng qua đạt 2,7 tỷ USD, tăng 14,1% so với
cùng kỳ năm 2017.
Trong 7 tháng qua, rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn đứng
đầu, chiếm 74% thị phần và giá trị đạt 1,7 tỷ USD, tăng 12,1% về giá trị so với
cùng kỳ năm 2017. Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh là Thái Lan,
tăng 38,6%, Hoa Kỳ tăng 19,3%, Hàn Quốc tăng 18,7%... dự báo năm nay giá trị
xuất khẩu rau quả sẽ đạt 4 tỷ USD.
II.2. Quy mô của dự án
STT
I

1
2
3

Nội dung

Số
lượng

Xây dựng
Giai đoạn 1
Phân khu chính
Khu sản xuất
Khu kho lạnh
Kho thành phẩm


Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

ĐVT

m2
m2
m2

Diện tích

40.000
2.000
1.500
1.000
23


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

STT
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
1
2
3
4
5
1
2
3
4
1
2
3
4
5

Nội dung

Số
lượng

Phòng ăn CBCNV
Văn phòng làm việc
Khu sơ chế
Kho chứa nguyên liệu
Phòng nuôi cấy mô

Khu đóng gói
Phòng vô trùng + phòng thay đồ
Nhà vệ sinh
Nhà xe
Nhà bảo vệ
Nhà ở CBCNV
Khu sân chơi nhà ở CBCNV
Kho vật tư
Đường giao thông nội bộ
Hệ thống phụ trợ
Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống cấp điện tổng thể
Hệ thống cấp nước tổng thể
Hệ thống PCCC
Hệ thống lọc nước sản xuất
Giai đoạn 2
Nhà máy sản xuất
Khu kho lạnh
Kho thành phẩm
Kho chứa nguyên liệu
Hệ thống phụ trợ
Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống cấp điện tổng thể
Hệ thống cấp nước tổng thể
Hệ thống PCCC
Hệ thống lọc nước sản xuất

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

1


ĐVT

Diện tích

m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

800
300
1.500
1.000
300
500
100
70
500
30

2.000
1.400
2.000
2.000

m3
HT
HT
HT
HT

1
1
1
1

m2
m2
m2
m2

10.000
5.000
4.000
4.000

m3
HT
HT
HT

HT

1
1
1
1

24


Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH XNK Ngọc Đỉnh

III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty TNHH
XNK Ngọc Đỉnh được đầu tư xây dựng tại Xã An Thạnh 2, Huyện Cù Lao Dung,
Tỉnh Sóc Trăng.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án được đầu tư theo hình thức “Xây dựng mới”
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng nhu cầu sử dụng đất của dự án
Nội dung

TT

Diện tích (m²)

Tỷ lệ (%)


Giai đoạn 1
1

Khu sản xuất

2.000

5,00

2

Khu kho lạnh

1.500

3,75

3

Kho thành phẩm

1.000

2,50

4

Phòng ăn CBCNV

800


2,00

5

Văn phòng làm việc

300

0,75

6

Khu sơ chế

1.500

3,75

7

Kho chứa nguyên liệu

1.000

2,50

8

Phòng nuôi cấy mô


300

0,75

9

Khu đóng gói

500

1,25

10

Phòng vô trùng + phòng thay đồ

100

0,25

11

Nhà vệ sinh

70

0,18

12


Nhà xe

500

1,25

13

Nhà bảo vệ

30

0,08

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

25


×