Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tuần 8 giáo án lớp 1 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô giáo phan thị hồng nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.84 KB, 20 trang )

TUẦN 8
Thứ hai ngày 15 / 10 / 2018
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3 và 4 . Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng
phép tính cộng.
- HS thực hành làm các bài tập 1, 2(dòng1), BT3 SGK Tr 48.
- GDHS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài tập, ham thích học toán.
- Phát huy năng lực tự chủ, tự học và hợp tác nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Khởi động :
HĐTQ cho lớp chơi trò chơi khởi động.
2.Hoạt động thực hành : Thực hành bài 1, 2(1), 3
Bài 1 : tính (cột dọc )
- Học sinh nêu yêu cầu bài
- Giáo viên lưu ý học sinh viết số thẳng cột
Bài 2 (1): viết số thích hợp vào ô trống
-Gọi học sinh nêu cách làm
-Cho học sinh làm miệng lần lượt từng bài sau đó cho làm vào vở
Bài 3 : Tính
- Học sinh nêu yêu cầu bài
- Giáo viên giúp đỡ thêm cho học sinh còn lung túng.
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp gợi mở, phương pháp viết.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- HS nắm vững các phép tính cộng trong phạm vi 3,4 làm tính đúng.
- HS biết viết số thẳng cột với nhau (BT1)


- Viết được số thích hợp vào ô trống (BT2,dòng 1)
- Làm tính được dãy tính gồm 2 phép tính (thực hiện làm tính lần lượt từ trái sang phải)
- Trình bày bài làm rõ ràng ,cẩn thận.
4.Hoạt động ứng dụng :
- Hướng dẫn HS quan sát tranh ở BT4 nêu bài toán viết được phép tính thích hợp.
- Chia sẻ với người thân những gì mình đã học.
TIẾNG VIỆT:
ÂM / NH / (2 T)
Việc 0: Phân tích tiếng /nga/, / nghe / và đưa vào mô hình.
- Nhắc lại luật chính tả. Âm / ngờ / đứng trước các nguyên âm e, ê, i thì viết bằng chữ
gì? ( ngh )
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Biết dùng thao tác tay để phân tích đúng tiếng /nga/, / nghe /


- Phát âm to, rõ ràng kết hợp với thao tác tay nhuần nhuyễn.
- Thao tác dứt khoát, mạch lạc.
- Vẽ đúng mô hình và đưa đúng tiếng vào mô hình.
- Nắm được luật chính tả, viết đúng.
Việc 1: Chiếm lĩnh đối tượng:
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Phát âm to, rõ ràng, đúng âm /nh/:
- Biết được /nh/ là phụ âm.
- Phân tích được tiếng / nha /.

- Vẽ đúng mô hình tiếng / nha /.
- Thao tác trên mô hình nhanh, chính xác
Việc 2 Viết:
* Đánh giá:
+ PP: viết, quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Nhận biết được cấu tạo của con chữ nh;( điểm bắt đầu, chỗ chuyển hướng bút- điểm
kết thúc).
- Biết viết con chữ nh đúng mẫu.
- Đưa chữ nha vào mô hình tiếng.
- Tìm được nhiều tiếng có âm /nh/ đứng đầu: nhe, nhê, nhi, nhe nhè, nhé , nhẻ,nhẽ
,nhẹ ..
*Nghỉ giữa tiết
Việc 3 Đọc:
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ..
- Đọc đúng tiếng, từ , câu: nhà ga, nhà lá, bé nhè, bè nhè , lí nhí, nhẹ dạ,.. và câu ứng
dụng ở SGK.
- Đọc đúng tốc độ theo yêu cầu.
Việc 4Viết chính tả:
* Đánh giá:
+ PP: viết, quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét.
+ Tiêu chí đánh giá:
- HS nghe đúng tiềng, từ GV đọc; phân tích được cấu trúc ngữ âm của tiếng.
- Thao tác đúng, dứt khoát, chính xác.

- Viết đúng con chữ nh theo mẫu.Viết đúng chính tả, nối nét đúng quy trình, đặt dấu
thanh đúng vị trí, viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ.
- Phát âm to, rõ ràng; mạnh dạn.


Thứ ba ngày 16 / 10 / 2018
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5

TOÁN
I. MỤC TIÊU :
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 5. Biết làm tính cộng cac số trong phạm vi 5.
Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
- HS thực hành làm các bài tập 1, 2, 4(a) SGK Tr 49
- GDHS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài tập, ham thích học toán.
- Phát huy năng lực tự chủ, tự học và giải quyết vấn đề .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Khởi động :
- Ban học tập lên tổ chức cho lớp nêu kết quả của các phép tính trong phạm vi 3,4 ở
phiếu
* Đánh giá:
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Thuộc các phép tính cộng trong phạm vi 3,4 nêu kết quả nhanh đúng.
2.Hoạt động cơ bản :
Giới thiệu phép cộng,bảng cộng trong phạm vi 5
- Giáo viên giới thiệu lần lượt các phép cộng
4 + 1 = 5; 1 + 4 = 5 ; 3 + 2 = 5 ; 2 + 3 = 5

- Mỗi phép cộng đều theo 3 bước, tương tự phép cộng trong phạm vi 3 .
- Hình thành bảng cộng ghi lên bảng lớp
- Gọi học sinh đọc lại bảng cộng
- Cho học sinh đọc ĐT . Giáo viên xoá dần để học sinh học thuộc tại lớp
- Giáo viên khuyến khích học sinh xung phong đọc thuộc bảng cộng
- Giáo viên hỏi miệng : Học sinh trả lời nhanh
- Cho học sinh xem hình vẽ sơ đồ trong phần bài học nêu câu hỏi để học sinh nhận biết :
1 + 4= 5
4 + 1 = 5
Tức là : 1 + 4 cũng bằng 4 + 1 ( vì cùng bằng 5 )
(Tương tự đối với sơ đồ 3 + 2 , 2 + 3 )
- Cho học sinh đọc lại
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp gợi mở.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Nắm , học thuộc các phép tính cộng trong phạm vi 5 .
- Biết được vị trí của các số trong hai phép tính 1 + 4 và 4 + 1 khác nhau nhưng kết
quả của hai phép tính đều bằng 5.Nên phép tính 1 + 4 cũng bằng 4 + 1.
3. Hoạt động thực hành: Thực hành bài 1, 2, 4(a)
- Hướng dẫn HS làm lần lượt từng BT.
Bài 1 : Tính
-Hướng dẫn học sinh nêu yêu cầu bài tập


-Học sinh làm bài vào vở Bài tập toán
Bài 2 : Tính cột dọc
- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài
- Lưu ý học sinh viết thẳng cột
- Theo dõi giúp đỡ HS làm bài.

* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp gợi mở.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Thuộc các phép tính cộng trong phạm vi 5 vận dụng làm đúng bài tập.
- HS biết viết số thẳng cột với nhau (BT2)
Bài 4 a: viết phép tính thích hợp
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh , nêu bài toán và phép tính thích hợp
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- GV theo giỏi giúp đỡ HS còn lung túng.
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp gợi mở.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Biết quan sát tranh nêu được bài toán .
- Viết được phép tính 4 + 1 = 5
4.Hoạt động ứng dụng :
- Hướng dẫn BT3 về nhà.
- Chia sẻ với người thân những gì mình đã học.
TIẾNG VIỆT:
ÂM / O / (2 T)
Việc 0Phân tích tiếng /nha/ và đưa vào mô hình.
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Biết dùng thao tác tay để phân tích đúng tiếng /nha/
- Phát âm to, rõ ràng kết hợp với thao tác tay nhuần nhuyễn.
- Thao tác dứt khoát, mạch lạc.
- Vẽ đúng mô hình và đưa đúng tiếng vào mô hình.

Việc 1: Chiếm lĩnh đối tượng:
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Phát âm to, rõ ràng, đúng âm /o/
- Biết được /o/ là nguyên âm.
- Phân tích được tiếng / nho /.
- Vẽ đúng mô hình tiếng / nho /.


- Thao tác trên mô hình nhanh, chính xác
Việc 2 Viết:
* Đánh giá:
+ PP: viết, quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Nhận biết được cấu tạo của con chữ o ;( điểm bắt đầu, chỗ chuyển hướng bút- điểm
kết thúc).
- Biết viết con chữ o đúng mẫu.
- Đưa chữ nho vào mô hình tiếng.
- Tìm được nhiều tiếng có âm /o/ : bo, co, do, đo, ngo, cho,,,; bo,bò, bó, bỏ, bõ, bọ,..
*Nghỉ giữa tiết
Việc 3 Đọc:
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ..
- Phân biệt được nghĩa gió/ dó; nò/ lò.

- Đọc đúng tiếng, từ , câu: nho, bò, lọ, chó, bỏ ngỏ, ngõ nhỏ, lọ mọ,.. và câu ứng dụng ở
SGK.
- Đọc đúng tốc độ theo yêu cầu.
Việc 4 Viết chính tả:
* Đánh giá:
+ PP: viết, quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét.
+ Tiêu chí đánh giá:
- HS nghe đúng tiềng, từ GV đọc; phân tích được cấu trúc ngữ âm của tiếng.
- Thao tác đúng, dứt khoát, chính xác.
- Viết đúng con chữ o theo mẫu.Viết đúng chính tả, nối nét đúng quy trình, đặt dấu thanh
đúng vị trí, viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ.
- Phát âm to, rõ ràng; mạnh dạn.
ĐẠO ĐỨC:
GIA ĐÌNH EM (T2)
I . MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu : Trẻ em con trai, con gái đều có quyền có gia đình , có cha mẹ , được cha
mẹ yêu thương chăm sóc tốt nhất. Gia đình chỉ có hai con, con trai hay con gái đều như
nhau.
Trẻ em có bổn phận lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị .
- Học sinh biết : Yêu quý gia đình của mình . Yêu thương , kính trọng , lễ phép với ông
bà cha mẹ .
Biết chia sẻ và cảm thông với những bạn bè thiệt thòi không được sống cùng gia đình.
- Quý trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
- Phát triển năng lực giao tiếp, ứng xử với những người trong gia đình.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Đồ dùng hoá trang đơn giản khi chơi đóng vai .


IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Khởi động:
- Được sống trong gia đình có bố mẹ , ông bà , anh chị , em cảm thấy thế nào ?
- Đối với những bạn không có gia đình , phải tự kiếm sống ngoài đường , em cảm thấy
thế nào ?
- Em phải có bổn phận gì đối với ông bà cha mẹ ?
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- HS biết sống trong gia đình có bố mẹ , ông bà , anh chị , em cảm thấy sung sướng,
hạnh phúc.
- Biết những bạn không có gia đình, phải tự kiếm sống ngoài đường , em cảm thấy các
bạn đó rất vất vả, không có ai che chở, thiếu thốn tình cảm.
- Em phải yêu thương, kính trọng, lễ phép đối với ông bà cha mẹ.
2. Thực hành:
Hoạt động 1 : Trò chơi
- Cho học sinh ra sân xếp thành vòng tròn . Giáo viên hướng dẫn học sinh trò chơi “ Đổi
nhà” .
+ 3 em tụ lại một nhóm : 2 em làm mái nhà , 1 em đứng giữa ( tượng trưng cho gia đình )
+ Khi quản trò hô ‘ Đổi nhà ’ thì người đứng giữa phải chạy đi tìm nhà khác . Lúc đó
người quản trò sẽ chạy vào một nhà nào đó . Em nào chậm chân sẽ bị mất nhà , phải làm
người quản trò hô tiếp
- Cho học sinh vào lớp Giáo viên hỏi :
+ Em cảm thấy như thế nào khi luôn có một mái nhà ? (Sung sướng , hạnh phúc).
+ Em sẽ ra sao khi không có một mái nhà ? (Sợ , bơ vơ , lạnh lẽo , buồn) .
* Giáo viên kết luận : Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người trong gia đình che
chở , yêu thương , chăm sóc , nuôi dưỡng , dạy bảo em thành người .
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.

+ Tiêu chí đánh giá:
- Học sinh hiểu : Có gia đình là niềm hạnh phúc lớn đối với em.
- Tham gia chơi vui vẻ, sôi nổi, đoàn kết, hợp tác nhanh
Hoạt động 2 : Tiểu phẩm “ Chuyện của Bạn Long ”
- Giáo viên đọc nội dung truyện “ Mẹ Long đang chuẩn bị đi làm , dặn Long ở nhà học
bài và trông nhà . Long đang học bài thì các bạn đến rủ đi đá bóng , Long lưỡng lự
một lát rồi đồng ý đi chơi với bạn” .
- HS phân vai : Long , mẹ Long , các bạn Long - Lên đóng vai trước lớp .
- Cho học sinh thảo luận sau khi xem tiểu phẩm .
1. Em có nhận xét gì về việc làm của Long ?
(Không vâng lời mẹ dặn.)
2. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long không vâng lời mẹ dặn ?
(Bài vở chưa học xong, ngày mai lên lớp sẽ bị điểm kém. Bỏ nhà đi chơi có thể
nhà bị trộm, hoặc bản thân bị tai nạn trên đường đi chơi.)
* Giáo viên kết luận : Học sinh phải biết vâng lời cha mẹ .


* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Hiểu được sự tai hại nếu không biết vâng lời cha mẹ nên phải biết vâng lời cha mẹ.
- Biết hợp tác đóng vai, thể hiện tự tin, mạnh dạn
Hoạt động 3 : Học sinh tự liên hệ
+ Sống trong gia đình, em được cha mẹ quan tâm như thế nào ?
+ Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng ?
- HS tự nêu
+ Giáo viên khen những em đã biết lễ phép vâng lời cha mẹ và nhắc nhở cả lớp học tập
các bạn .
* Kết luận chung : Trẻ em có quyền có gia đình , được sống cùng cha mẹ , được cha mẹ

yêu thương che chở , chăm sóc nuôi dưỡng , dạy bảo .
- Cần cảm thông chia sẻ với những bạn thiệt thòi , không được sống cùng gia đình
* Đánh giá:
+ PP: vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Học sinh biết tự liên hệ bản thân để tự điều chỉnh mình
- Em phải biết yêu thương, kính trọng, lễ phép, quan tâm đối với ông bà cha mẹ.
3. Hoạt động ứng dụng:
- Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tốt .
- Về nhà chia sẻ với người thân những gì mình học được. Thực hiện yêu thương, kính
trọng, lễ phép, quan tâm đối với ông bà, cha mẹ, những người trong gia đình.
ÔL.TV:
LUYỆN ÂM /NG/
I. MỤC TIÊU: Giúp H:
- Củng cố đọc,viết các tiếng, từ, câu ứng dụng có tiếng chứa âm /ng/.
Biết cách vẽ mô hình, đưa tiếng vào mô hình đọc trơn, phân tích. Nắm được luật chính
tả viết ngh.
- Học sinh hoàn thành được các bài tập trang 27 - VTHTV.
- HS có hứng thú và yêu thích môn học.
- Phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở THTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Việc 0 T/C trò chơi: Gọi thuyền
Việc 1 Luyện đọc – Thực hành ngữ âm
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc ở VTHTV (Trang 27)
- H luyện đọc cá nhân, nhóm, cặp đôi, toàn lớp
- Cho H tìm trong bài đọc tiếng chứa âm /ng/, /ngh/
- T quan sát, nhận xét, đánh giá.

* Hướng dẫn H vẽ và đưa tiếng /nga/, /nghề/ vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích
(sách THTV)
- H làm BT vào vở, T quan sát, giúp H hoàn thành BT


- Chia sẻ kết quả trước lớp.
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Đọc đúng phần luyện đọc trong sách THTV trang 27.
- Vẽ và đưa tiếng /nga/, /nghề/ vào mô hình
- Đọc và phân tích đúng tiếng kết hợp với thao tác tay nhuần nhuyễn.
* HS Nghỉ giải lao
Việc 2: Viết
Bài 1: Theo luật chính tả, viết ngh trước những chữ cái nào? Em đánh dấu x vào ô trống
trước nhóm đúng.
- Tổ chức H viết vào vở TH TV .tr 27
- GV quan sát, hướng dẫn H hoàn thành BT.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
Bài 2: Em điền ng hoặc ngh vào chỗ trống cho đúng (vở THTV/ 27)
- H làm BT bài. GV quan sát, giúp đỡ H hoàn thành BT.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp,tích hợp, viết,
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi, viết nhận xét.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Nắm được luật chính tả, viết ngh trước những chữ cái:e,ê,i. Điền đúng ng / ngh vào
chỗ trống.

- Chữ viết nắn nót, cẩn thận, đúng yêu cầu, trình bày sạch đẹp.
VI.Hoạt động ứng dụng.:
- GV hướng dẫn HS về nhà hoàn thành các BT chưa hoàn thành.
- Chia sẻ với người thân những gì đã học.
*******************************************************
Thứ tư ngày 17 / 10 / 2018
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 5. Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép
tính cộng.
- H làm được bài 1, 2, 5 , bài 3(dòng 1).
- GD.HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
- Phát triển năng lực tự học tự giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Khởi động :
Ban học tập tổ chức cho lớp chơi trò chơi Truyền điện .
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp


+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Nắm được các phép tính trong phạm vi 5, trả lời đúng kết quả.
2. Hoạt động thực hành:
- HD học sinh làm lần lượt từng bài tập
BT1: Tính.
H: Đọc yêu cầu của bài tập 1

- Cho HS làm vào vở, 2 em ở bảng phụ
- Theo dõi giúp HS.
- Chữa bài – Nhận xét
BT2: Tính.
- Gợi ý HS khi viết các số phải thẳng cột với nhau số nọ viết dưới số kia.
- Theo dõi giúp đỡ HS
- Gọi học sinh chữa bài bằng miệng
BT3 : Tính.
- GV hỏi 2 + 1 + 1 ta thực hiện phép cộng nào trước.
- HS trả lời sau đó làm vào vở.
BT5: Viết phép tính thích hợp.
Quan sát tranh nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp vào dòng các ô dưới mỗi tranh
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm 2 sau đó làm vào vở
- Theo dõi,giúp đỡ HS còn lúng túng.
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 5
- Khi viết các số phải thẳng cột với nhau số nọ viết dưới số kia.
- Làm tính được dãy tính gồm 2 phép tính (thực hiện làm tính lần lượt từng phép tính từ
trái sang phải).
- Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
- Viết số rõ ràng, trình bày bài sạch, đẹp
3.Hoạt động ứng dụng:
- HD BT4
- Chia sẻ với người thân những gì mình đã học.
TIẾNG VIỆT:
ÂM / Ô / (2 T)
Việc 0 Phân tích tiếng /bo/ và đưa vào mô hình.

* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Biết dùng thao tác tay để phân tích đúng tiếng /bo/
- Phát âm to, rõ ràng kết hợp với thao tác tay nhuần nhuyễn.
- Thao tác dứt khoát, mạch lạc.


- Vẽ đúng mô hình và đưa đúng tiếng vào mô hình.
Việc 1Chiếm lĩnh đối tượng:
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Phát âm to, rõ ràng, đúng âm /ô/
- Biết được / ô / là nguyên âm.
- Phân tích được tiếng / nhô /.
- Vẽ đúng mô hình tiếng / nhô /.
- Thao tác trên mô hình nhanh, chính xác
Việc 2 Viết:
* Đánh giá:
+ PP: viết, quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Nhận biết được cấu tạo của con chữ ô ;( điểm bắt đầu, chỗ chuyển hướng bút- điểm
kết thúc).
- Biết viết con chữ ô đúng mẫu.
- Đưa chữ nhô vào mô hình tiếng.
- Tìm được nhiều tiếng có âm /ô/ : bô, cô, chô, hô,...

*Nghỉ giữa tiết
Việc 3Đọc:
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ.
- Đọc đúng tiếng, từ , câu: ngô, hổ, ca nô và câu ứng dụng ở SGK.
- Đọc đúng tốc độ theo yêu cầu.
Việc 2Viết chính tả:
* Đánh giá:
+ PP: viết, quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét.
+ Tiêu chí đánh giá:
- HS nghe đúng tiềng, từ GV đọc; phân tích được cấu trúc ngữ âm của tiếng.
- Thao tác đúng, dứt khoát, chính xác.
- Viết đúng con chữ ô theo mẫu. Viết đúng chính tả, nối nét đúng quy trình, đặt dấu
thanh đúng vị trí,viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ.
- Phát âm to, rõ ràng; mạnh dạn.
*******************************************************


Thứ năm ngày 18 / 10 / 2018
TIẾNG VIỆT:
ÂM / Ơ / (2 T)
Việc 0Phân tích tiếng /nhô/ và đưa vào mô hình.
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:

- Biết dùng thao tác tay để phân tích đúng tiếng /nhô/
- Phát âm to, rõ ràng kết hợp với thao tác tay nhuần nhuyễn.
- Thao tác dứt khoát, mạch lạc.
- Vẽ đúng mô hình và đưa đúng tiếng vào mô hình.
Việc 1 Chiếm lĩnh đối tượng:
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Phát âm to, rõ ràng, đúng âm /ơ/
- Biết được / ơ / là nguyên âm.
- Phân tích được tiếng / nhơ /.
- Vẽ đúng mô hình tiếng / nhơ /.
- Thao tác trên mô hình nhanh, chính xác
Việc 2Viết:
* Đánh giá:
+ PP: viết, quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Nhận biết được cấu tạo của con chữ ơ ;( điểm bắt đầu, chỗ chuyển hướng bút- điểm
kết thúc).
- Biết viết con chữ ơ đúng mẫu.
- Đưa chữ nhơ vào mô hình tiếng.
- Tìm được nhiều tiếng có âm /ơ / : bơ, cơ, chơ, dơ, đơ...
*Nghỉ giữa tiết
Việc 3Đọc:
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:

- Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ.
- Đọc đúng tiếng, từ , câu: cờ, chợ, nơ và câu ứng dụng ở SGK.
- Đọc đúng tốc độ theo yêu cầu.
Việc 4Viết chính tả:a
* Đánh giá:
+ PP: viết, quan sát, vấn đáp


+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét.
+ Tiêu chí đánh giá:
- HS nghe đúng tiềng, từ GV đọc; phân tích được cấu trúc ngữ âm của tiếng.
- Thao tác đúng, dứt khoát, chính xác.
- Viết đúng con chữ ơ theo mẫu. Viết đúng chính tả, nối nét đúng quy trình, đặt dấu
thanh đúng vị trí, viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ.
- Phát âm to, rõ ràng; mạnh dạn.
ÔL.TV:
LUYỆN ÂM /NH/
I. MỤC TIÊU: Giúp H:
- Củng cố đọc,viết các tiếng, từ, câu ứng dụng có tiếng chứa âm / nh/.
- Học sinh hoàn thành được các bài tập ở VTHTV trang 28.
- HS có hứng thú và yêu thích môn học.
- Phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở THTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Việc 0 T/C trò chơi: Đi chợ
Việc 1 Luyện đọc
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc ở VTHTV (Trang 28)
- H luyện đọc cá nhân, nhóm, cặp đôi, toàn lớp
- T quan sát, nhận xét, đánh giá.

* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Đọc đúng phần luyện đọc trong vở THTV trang 28.
- Đọc to, rõ ràng; bước đầu biết ngắt, nghỉ hơi ở dấu phẩy, dấu chấm; nhận biết chữ
nhanh.
* HS Nghỉ giải lao
Việc 2Viết
Bài 1: Em vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích
- Tổ chức H làm vào vở TH TV .tr 28
- GV quan sát, hướng dẫn H hoàn thành BT.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
Bài 2: Hướng dẫn H tìm và viết các tiếng chứa âm /nh/có trong bài đọc trên vào vở
THTV/28
- H làm BT vào vở. GV quan sát, giúp đỡ em hoàn thành BT.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp, tích hợp, viết,
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi, viết nhận xét.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Vẽ và đưa được tiếng /nha/, /nhà/ vào mô hình


- Đọc và phân tích đúng tiếng kết hợp với thao tác tay nhuần nhuyễn.
- Tìm nhanh tiếng chứa âm / nh/ có trong bài đọc trên: nhà, nhè nhẹ, nhí, nhỉ
- Chữ viết nắn nót, làm cẩn thận, đúng yêu cầu, trình bày sạch đẹp.
VI.Hoạt động ứng dụng.
- GV hướng dẫn HS về nhà hoàn thành các BT chưa hoàn thành.

- Chia sẻ với người thân những gì đã học.
ÔL. TOÁN:
ÔN LUYỆN TUẦN 8 (T1)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 5. Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng
phép tính thích hợp.
- HS vận dụng làm được bài 1 trang 40 ; bài 2, 3, 4 trang 41 ở vở Em tự ôn luyện Toán.
- H yêu thích môn học, làm bài cẩn thận.
- Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
vở Em tự ôn luyện Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Hoạt động thực hành:
Bài 1 : a.Em đọc, bạn ghi kết quả.
b. Bạn đọc, em ghi kết quả
- Tổ chức H làm bài vào vở Em tự ôn luyện Toán trang 40.
- T theo dõi giúp đỡ H hoàn thành BT
* Đánh giá :
+ PP: quan sát, vấn đáp, thực hành.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Viết đúng kết quả phép tính cộng trong phạm vi 5. Biết khi đổi chỗ các số trong phép
cộng thì kết quả vẫn không thay đổi
- Trình bày bài sạch, đẹp.
Bài 2 : Số ? ; Bài 3 : Tính
-Tổ chức H làm bài vào vở Em tự ôn luyện Toán trang 41
- T theo dõi giúp đỡ H hoàn thành BT
* Đánh giá :
+ PP: quan sát, vấn đáp, tích hợp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, phân tích, phản hồi.

+ Tiêu chí đánh giá:
- Biết tính và ghi kết quả vào ô trống và thẳng cột dọc với các phép tính cộng trong
phạm vi 5 .
- Làm bài cẩn thận, trình bày sạch, đẹp.
Bài 4 : Viết phép tính thích hợp.
-Tổ chức H nhìn vào tranh nêu bài toán, sau đó viết phép tính.
- T theo dõi giúp đỡ H hoàn thành BT
* Đánh giá :
+ PP: quan sát, vấn đáp, tích hợp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, phân tích, phản hồi.
+ Tiêu chí đánh giá:


- Biết viết phép tính phù hợp với tranh : 4 + 1 = 5.
- Làm bài chính xác, trình bày sạch, đẹp
B. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân những gì đã học.
ÔL.TV:
LUYỆN ÂM /Ô /, /Ơ/
I. MỤC TIÊU: Giúp H:
- Củng cố đọc,viết các tiếng, từ, câu ứng dụng có tiếng chứa âm /ô/, / ơ/.
- Học sinh hoàn thành được một số bài tập ở VTHTV trang 30,31.
- HS có hứng thú và yêu thích môn học.
- Phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở THTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Việc 0: T/C trò chơi: Gọi thuyền
Việc 1 Luyện đọc
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc ở VTHTV (Trang 30,31)

- H luyện đọc cá nhân, nhóm, cặp đôi, toàn lớp
- T quan sát, nhận xét, đánh giá.
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Đọc đúng phần luyện đọc trong sách THTV trang 30,31.
- Đọc to, rõ ràng; bước đầu biết ngắt, nghỉ hơi ở dấu phẩy, dấu chấm; nhận biết chữ
nhanh.
* HS Nghỉ giải lao
Việc 2 Viết
* Em chọn và viết một bài ở phần luyện đọc.
- Tổ chức H viết vào vở TH TV.tr 30
- GV quan sát, hướng dẫn H viết đúng.
* Cho mô hình(như VTHTV/31):
a. Em thêm âm đầu và dấu thanh khác nhau để tạo thành tiếng.
b. Viết 5 tiếng có âm đầu khác nhau mà em vừa tạo được:
- H làm BT vào vở THTV. GV quan sát, giúp đỡ em còn lúng túng chưa hoàn thành BT.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp, tích hợp, viết,
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi, viết nhận xét.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Biết thêm âm đầu và dấu thanh khác nhau để tạo thành tiếng mới. VD: chợ, thở, lớ,
mỡ, nờ,...
- Chữ viết nắn nót, làm cẩn thận, đúng yêu cầu, trình bày sạch đẹp.
VI.Hoạt động ứng dụng.:
- GV hướng dẫn HS về nhà hoàn thành các BT chưa hoàn thành.
- Chia sẻ với người thân những gì đã học.



Thứ sáu ngày 19 / 10 / 2018
TIẾNG VIỆT:
ÂM / P / , ÂM / PH / (2 T)
Việc 0Phân tích tiếng /nơ/ và đưa vào mô hình.
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Biết dùng thao tác tay để phân tích đúng tiếng /nơ/
- Phát âm to, rõ ràng kết hợp với thao tác tay nhuần nhuyễn.
- Thao tác dứt khoát, mạch lạc.
- Vẽ đúng mô hình và đưa đúng tiếng vào mô hình.
Việc 1:Chiếm lĩnh đối tượng:
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Phát âm to, rõ ràng, đúng âm /p/, /ph/
- Biết được / p /, /ph / là phụ âm.
- Phân tích được tiếng / phơ /.
- Vẽ đúng mô hình tiếng / pơ / , / phơ /
- Thao tác trên mô hình nhanh, chính xác
Việc 2Viết:
* Đánh giá:
+ PP: viết, quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Nhận biết được cấu tạo của con chữ p, ph ( điểm bắt đầu, chỗ chuyển hướng bútđiểm kết thúc).

- Biết viết con chữ p , ph đúng mẫu.
- Đưa chữ pơ , phơ vào mô hình tiếng.
- Tìm được nhiều tiếng có âm /p / , / ph /: pa, pe, pê, pi; pha, phe, phê. phi
- Biết thay thanh để tạo thành tiếng mới.
*Nghỉ giữa tiết
Việc 3Đọc:
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ.
- Đọc đúng tiếng, từ và câu ứng dụng ở SGK.
- Đọc đúng tốc độ theo yêu cầu.
Việc 4 Viết chính tả:
* Đánh giá:


+ PP: viết, quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét.
+ Tiêu chí đánh giá:
- HS nghe đúng tiềng, từ GV đọc; phân tích được cấu trúc ngữ âm của tiếng.
- Thao tác đúng, dứt khoát, chính xác.
- Viết đúng con chữ p, ph theo mẫu. Viết đúng chính tả, nối nét đúng quy trình, đặt dấu
thanh đúng vị trí, viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ.
- Phát âm to, rõ ràng; mạnh dạn.
TOÁN:
SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU :
- Biết kết quả phép cộng một số với số 0. Biết số nào cộng với 0 cho kết quả là chính số
đó

Biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp.
- HS thực hành làm các bài tập 1, 2, 3 SGK Tr 51.
- GDHS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài tập, ham thích học toán.
- Phát huy năng lực tự chủ, tự học và giải quyết vấn đề toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1
+ Học sinh có bộ thực hành
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Khởi động : TC nêu phép tính tiếp sức
+ Học sinh ôn lại bảng cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4 , phạm vi 5
* Đánh giá:
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Thuộc các phép tính cộng trong phạm vi 3,4,5 nêu kết quả nhanh đúng.
2. Hoạt động cơ bản:
* Giới thiệu số 0
- Giới thiệu các phép cộng : 3 + 0 = 3 , 0 + 3 = 3 .
- Gắn tranh cho học sinh quan sát và nêu bài toán
- Giáo viên hỏi : 3 con chim thêm 0 con chim là mấy con chim ?
- Vậy : 3 + 0 = ? ( Giáo viên ghi bảng )
- Gắn hình thứ 2 học sinh quan sát và tự nêu bài toán
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh nói được
- Cho học sinh quan sát hình chấm tròn, giáo viên nêu câu hỏi để học sinh nhận biết:
3+0=3,0+3=3
Tức là : 3 + 0 = 0 + 3 = 3
- Giáo viên hỏi miệng :
4+0=?
0+4=?
2+0=?

0+2=?
- Cho học sinh nhận xét rút kết luận
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp gợi mở.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng.


+ Tiêu chí đánh giá:
- Biết kết quả phép cộng một số với số 0.
- Biết số nào cộng với 0 cho kết quả là chính số đó
3. Hoạt động thực hành: Thực hành bài 1, 2, 3.
- Giáo viên hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Tính
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài, nêu cách tính rồi giải bài tập
Bài 2 : Tính theo cột dọc
- Cho học sinh làm bài vào vở toán
- Chú ý học sinh viết thẳng cột
Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Cho học sinh nêu cách làm .
- Chú ý phép tính : 0 + 0 = 0
- Giáo viên sửa bài chung cả lớp
* Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp gợi mở.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Biết vận dụng phép cộng một số với số 0 để làm đúng các bài tập.
- Tính và viết kết quả thẳng cột với nhau (BT2)
- Viết số đúng vào chỗ chấm,biết được 0 + 0 = 0 (BT3)
- Trình bày bài làm rõ ràng,viết số cẩn thận.
4. Hoạt động ứng dụng :

HD BT4 về nhà ;Quan sát tranh nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp vào dòng các
ô dưới mỗi tranh.
ÔL. TOÁN:
ÔN LUYỆN TUẦN 8 (T2)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 5 ; số nào cộng với số 0 cũng bằng chính số đó. Biểu
thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
- HS vận dụng làm được bài 5, 6, 7 trang 42 ; bài 8 trang 43 (bài vận dụng phân hóa đối
tượng H) ở vở Em tự ôn luyện Toán.
- H yêu thích môn học, làm bài cẩn thận.
- Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
vở Em tự ôn luyện Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Khởi động :
+ Gọi học sinh lên bảng bóc thăm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của thăm.
* Đánh giá :
+ PP: quan sát, vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá: Đọc các phép cộng trong phạm vi 5 đúng, nhanh.
B.Hoạt động thực hành:
Bài 5 : Nối phép tính cộng với số thích hợp


- Tổ chức H làm bài vào vở Em tự ôn luyện Toán trang 42.
- T theo dõi giúp đỡ H còn lúng túng
* Đánh giá :
+ PP: quan sát, vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:

- HS thuộc các phép cộng trong phạm vi 5 để nối với số thích hợp ,biết số nào cộng với 0
cũng bằng chính số đó.Làm bài nhanh, chính xác.
Bài 6 : Tính
-Tổ chức H làm bài vào vở Em tự ôn luyện Toán trang 42
- T theo dõi giúp đỡ H hoàn thành BT
* Đánh giá :
+ PP: quan sát, vấn đáp, tích hợp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, phân tích, phản hồi.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Biết thực hiện các phép tính có hai dấu phép tính ,hiểu được cách cộng lấy số thứ nhất
cộng với số thứ hai được kết quả cộng với số thứ ba. Làm bài chính xác, trình bày sạch,
đẹp.
Bài 7 : Số ?
- Tổ chức H làm bài vào vở Em tự ôn luyện Toán trang 42
- T theo dõi giúp đỡ H điền số đúng.
* Đánh giá :
+ PP: quan sát, vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Nắm chắc số nào cộng với 0 hay 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó để điền đúng
số vào phép tính. Làm bài chính xác, trình bày sạch, đẹp.
Bài 8 : Viết phép tính thích hợp.
-Tổ chức H nhìn vào tranh nêu bài toán, sau đó viết phép tính.
- T theo dõi giúp đỡ H hoàn thành BT
* Đánh giá :
+ PP: quan sát, vấn đáp, tích hợp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, phân tích, phản hồi.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Nhìn vào tranh nêu được bài toán, sau đó viết phép tính đúng 3 + 2 = 5.
- Nhận biết dạng toán nhanh, trình bày sạch, đẹp.

B. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân những gì đã học.
HĐTT:
SINH HOẠT SAO
Bước 1 : Tập hợp điểm danh
Sao trưởng: Cho sao tập hợp hàng dọc . Lần lượt điểm danh (Theo tên) bắt đầu từ sao
trưởng
Bước 2: Kiểm tra vệ sinh


Sao trưởng : Yêu cầu các bạn dưa tay ra phía trước kiểm tra vệ sinh (Tay, chân mặt mũi,
áo quần ) và nhận xét
Bước 3 : Kể những việc làm tốt trong tuần
Sao trưởng : - Yêu cầu các bạn kể những việc đã làm (Ở nhà và ở trường - Kể những
việc giúp đỡ bố mẹ và mọi người)
- Sao trưởng nhận xét.
Bước 4 : Đọc lời hứa Nhi đồng:
Vâng lời Bác Hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu
Bước 5 : Triển khai sinh hoạt chủ điểm
- Sao trưởng : Triển khai đội hình vòng tròn hoặc đội hình chữ U
- Tổ chức đọc thơ , kể chuyện , múa hát
Sau đó Sao trưởng nhận xét tiết sinh hoạt
Bước 6 : Phát động kế hoạch tuần tới
1 . Về học tập (ở nhà chia sẻ với người thân những gì mình học được, ở lớp thi đua
giành nhiều thành tích trong học tập)
2 . Về đạo đức : Thực hiện nói lời hay làm việc tốt.
3 . Về vệ sinh: Vệ sinh lớp, vệ sinh trường sạch sẽ

4 . Về nề nếp khi đến lớp : Thực hiện đúng các nội quy của trường và của lớp đề ra.
*******************************************************




×