Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tuần 9 giáo án lớp 3 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.25 KB, 35 trang )

TUẦN 9
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2018
Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.
ÔN TẬP (Tiết 1)

Chào cờ:
Tập đọc:
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS đọc các BT tập đọc từ tuần 1-tuần 8. Đọc đúng rành mạch với tốc độ
đọc khoảng 55 tiếng trên 1 phút. Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2).
- Chọn đúng các từ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).
- HS HTT đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút)
2. Kĩ năng : Đọc diễn cảm; hiểu và tìm đúng những sự vật so sánh.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
4. Năng lực: Hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề, đọc diễn cảm.
II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ; nam châm, phiếu
- HS: VBT, bút
III.Hoạt động dạy học:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động
Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi: " Ai nhanh, Ai đúng"
- Đặt 2 câu theo mẫu Ai là gì? (theo nhóm)
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: - HD đặt được câu theo mẫu Ai làm gì? chính xác.
+ Phương pháp: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* Hướng dẫn ôn tập :
Việc 1. HSđọc mục tiêu bài học theo nhóm
Việc 2. Ôn tập đọc.


- Gọi HS lên bảng bốc thăm, bài đọc và câu hỏi trả lời (chuẩn bị trong 2 phút)
-Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm lớn: CN trả lời cho nhóm cùng nghe, bổ sung, nhận xét.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: - Đọc đúng, đọc to, rõ ràng; TL đúng câu hỏi.
+ Phương pháp: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
Việc 3. Ôn luyện về phép so sánh.
- Hướng dẫn làm BT2,3.
- Bài 2: Ghi lại tên sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau:
1


a, Từ trên cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.
b, Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền ngọc sơn.
c, Người ta thấy con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước.
- YC HS thảo luận 2 câu hỏi:
+ Trong câu văn trên những sự vật nào được so sánh với nhau ?
+ Từ nào dùng để so sánh 2 sự vật với nhau?
- Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự làm bài.
- Hoạt động nhóm đôi: Hỏi - Đáp
- Hoạt động nhóm lớn: Cả nhóm chia sẻ cùng nhau .
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: - Tìm được tên sự vật so sánh: a, hồ - cái gương khổng lồ; b, Cầu Thê Húc –
con tôm; đầu (con rùa) – trái bưởi.
+ Phương pháp: vấn đáp;
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
Bài 3: Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình
ảnh so sánh.
- Việc 1 Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự làm bài.

- Việc 2:Hoạt động nhóm đôi: Hỏi - Đáp
- Hoạt động nhóm lớn: Cả nhóm chia sẻ, đánh giá nhận xét.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS điền từ thích hợp vào chỗ chấm để tạo thành câu văn có hình ảnh so
sánh. Câu a: một cánh diều; câu b: tiếng sáo; câu c: những hạt ngọc.
+ Phương pháp: Vấn đáp;
+ Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- VN đọc thêm phần tập đọc.
- Đặt 2 câu có hình ảnh so sánh.
-------------------------------------------------------------------------------------Tập đọc - KC:
ÔN TẬP (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS đọc các BT tập đọc từ tuần 1-tuần 8. Đọc đúng rành mạch với tốc độ
đọc khoảng 55 tiếng trên 1 phút. Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
- Đặt 2-3 câu theo mẫu "Ai là gì?"( BT 2)
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện đã học BT3.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm, vận dụng đặt câu theo mẫu Ai là gì chính xác; kể
chuyện mạch lạc, hấp dẫn.
3. Thái độ: Giáo dục cho h/s ý thức tự học.
4. Năng lực: Đọc diễn cảm; tư duy, hợp tác
II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ; nam châm, phiếu
- HS: VBT, bút
III.Hoạt động dạy học:
2


A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài, ghi đề lên bảng.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* Hướng dẫn ôn tập : HSđọc mục tiêu bài học theo nhóm
Việc 1: - Gọi HS lên bảng bốc thăm, đọc bài và câu hỏi trả lời
Việc 2. Đánh giá nhận xét.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: - Đọc đúng, đọc to, rõ ràng; TL đúng câu hỏi.
- Hiểu nội dung bài tập đọc trả lời câu hỏi đúng.
-Tích cực làm bài
- Phát triển ngôn ngữ, tính tư duy.
+ Phương pháp: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
*Làm bài tập 2; 3.
Bài 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây.
a, Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.
b, Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.
Tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
- Việc 1: Trao đổi, đánh giá, nhận xét bổ sung về bài làm của bạn.( Hoạt
động nhóm 4 ,6)
- Việc 2: Chia sẽ kết quả trước lớp, nhận xét đánh giá.GV chốt:
a) Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
b) Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: - Biết đặt câu hỏi cho từ in đậm: Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi
phường? Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
- Nắm được mẫu câu vận dụng đặt câu hỏi chính xác.
-Tích cực làm bài
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
Bài 3:kể lại 1 câu chuyện đã học trong tuần 8.

-Việc 1:Chia sẻ chuyện kể của mình với bạn. HĐ nhóm đôi kể cho nhau
nghe.
-Việc 2. Chia sẻ trước lớp để thể hiện kĩ năng kể chuyện của mình cho các bạn
biết.
3


- Việc 3: Nhận xét, chốt kiến thức
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS kể được tóm tắt nội dung câu chuyện đã học.
- Giọng kể lưu loát, diễn cảm.
- Giáo dục cho h/s biết nhận lỗi sửa lỗi, biết làm việc giúp đỡ bố mẹ; mưu trí, khôn khéo
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- VN kể chuyện chia sẻ cùng gia đình.
----------------------------------------------------------------------------------------Toán (41):
GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc
vuông theo mẫu. Làm bài tập: 1, 2 ( 3 hình dòng 1 ),bài 3,4
3. Thái độ: Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi vẽ hình.
4. Năng lực: Tư duy, sáng tạo, tự học và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị: - GV: Ê ke; hình minh họa
- HS: Ê ke; thước…
III.Hoạt động dạy học:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động

Giao cho trưởng ban học tập tổ chức trò chơi .
Nội dung: Nêu quy tắc tìm số chia
Cách chơi: Mỗi đội 3 bạn chơi tiếp sức
2.Hình thành kiến thức.
HĐ1: Làm quen với góc.
Quan sát mô hình đồng hồ SGK ( hoạt động cá nhân)
Nhóm trưởng cho các bạn dùng ê ke để kiểm tra.
Việc 1:Hoạt động nhóm đôi Chia sẻ trong nhóm để thống nhất kết quả.
Việc 2: - Hoạt động nhóm : Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả
trong nhóm.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS nắm được hai kim đồng hồ ở mỗi hình trên tạo thành góc
- Nhận biết , tư duy tốt.
- Tích cực học tập.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
4


HĐ2:Góc vuông, góc không vuông
-Việc 1: HS quan sát hình minh họa SGK ( Hoạt động cá nhân)
-Việc 2: Thảo luận trao đổi xem hình nào là góc vuông, hình nào không phải
là góc vuông, nêu tên đỉnh, cạnh của hình đó?
- Việc 3: Các nhóm chia sẽ kết quả, đánh giá nhận xét
* GV chốt: Hình 1: Góc vuông đỉnh O, cạnh OA; OB
Hình 2: Góc vuông đỉnh P; cạnh PM; PN
Hình 3: góc vuông đỉnh E; cạnh EC; ED.
* Lưu ý: Cách đọc tên đỉnh.
*Đánh giá:

+ Tiêu chí: Nhận biết được tên đỉnh, góc, cạnh
- Hiểu và phân biệt được góc, đỉnh, cạnh.
- Tích cực học tập.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
3,Ê ke:
- Việc 1: - Cho HS quan sát và nêu -Cho HS quan sát e ke
- GT về ê ke
- Dùng ê ke để vẽ góc vuông.
- Việc 2: HS nhắc lại
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: Biết được tác dụng của ê ke trong việc vẽ góc vuông.
- Hiểu, vận dụng để kiểm tra góc vuông
- Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi dùng ê ke để kiểm tra góc vuông.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- YC làm bài tập 1, 2 ( 3 hình dòng 1 ),bài 3,4(SGK -T42 );
Bài tập 1: a, Dùng ê ke để nhận biết góc vuông
b, Dùng ê ke để vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OA; OB
Góc vuông đỉnh M: cạnh MB; MC.
-Việc 1: Hoạt động cá nhân: Làm bài vào vở nháp
-Việc 2: Hoạt động nhóm đôi: HS đổi chéo bài kiểm tra kết quả.

5


-Việc 3: Hoạt động nhóm 4, 6: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả trong

nhóm, chia sẽ trước lớp; đánh giá nhận xét.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: Biết dùng ê ke để kiểm tra góc vuông trong hình chữ nhật. Dùng ê ke để vẽ
góc vuông đỉnh O, cạnh OA;OB; Góc vuông đỉnh M cạnh MC; MD.
- Thực hành vẽ đúng, đẹp.
- Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi dùng ê ke để vẽ góc vuông.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Bài tập 2: Làm 3 hình dòng 1
a, Nêu tên đỉnh và cạnh các góc vuông.
b, Nêu tên đỉnh và cạnh các góc không vuông.
Hoạt động cá nhân: HS đọc đề sau đó làm vào vở
- Việc 1: Hoạt động nhóm đôi: HS đổi chéo bài kiểm tra kết quả
- Việc 2: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả trong nhóm.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: Biết nêu tên đỉnh và cạnh góc vuông. Góc đỉnh A cạnh AD, AE; góc đỉnh G
cạnh GX, GY.
- Góc không vuông, góc đỉnh B, cạnh BG; BH; Góc đỉnh C cạnh CI, CK; Góc đỉnh E
cạnh EQ, EP.
- Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi dùng ê ke để vẽ góc vuông.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Bài tập 3:
- Hoạt động cá nhân: HS thực hành.
- Hoạt động nhóm đôi: HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả .
- Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả
trong nhóm.
*Đánh giá:

+ Tiêu chí: Nhận biết được góc vuông, góc không vuông trong hình tứ giác.
- Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi dùng ê ke để vẽ góc vuông.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
6


Bài tập 4:
- Hoạt động nhóm đôi: HS thực hành ,HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả .
- Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả
trong nhóm.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS gấp mảnh giấy theo hình mẫu ở SGK để được góc vuông.
- Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi gấp góc vuông.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà cùng người thân vẽ góc vuông
--------------------------------------------------------------------------------

BUỔI CHIỀU
Thủ công:

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH
(Tiết 1)

I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp cắt, dán để làm đồ

chơi.
- Làm được ít nhất hai đồ chơi dã học.
- Hs yêu thích gấp cắt, dán hình. Có hứng thú học tập.
* Hs khéo tay: Làm được ít nhất ba đồ chơi dã học. Có thể làm được sản phẩm mới
có tính sáng tạo.
HS CHT: Làm được ít nhất một đồ chơi dã học.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng gấp, cắt,dán nhanh, thành thạo.
3. Thái độ: Giáo dục cho h/s tính cẩn thận trong quá trình thực hành.
4. Năng lưc: Tư duy, sáng tạo; tự học và giải quyết vấn đề.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - PBT, tranh quy trình.
2. Học sinh - Giấy thủ công màu, giấy trắng làm nền. Kéo thủ công, hồ dán, bút màu
III.Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1 HĐ Khởi động:
- Hội đồng tự quản điều hành lớp KĐ:
- Hội đồng tự quản mời cô giáo vào bài học.
Xác định mục tiêu bài
7


Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần)
Việc 2: Trao đổi MT bài trong nhóm .
Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ MT bài trước lớp, nêu ý hiểu
của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
2. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng
HĐ1. Ôn lại quy trình gấp, cắt, dán hình.
Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá
và bổ sung cho mình.
Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu quy trình kĩ thuật gấp, cắt, dán hình.

Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và
báo cáo cô giáo.
Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS nắm được quy trình gấp, cắt, dán,để làm đồ chơi.
- Kĩ năng tư duy, nhận biết nhanh.
- Yêu thích môn học.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1. Thực hành gấp hình.
Việc 1: Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo với cô giáo sự chuẩn bị đồ dùng
học tập của nhóm.
Việc 2: Gấp, cắt, dán một trong những hình gấp đã học.
Việc 3: Chia sẻ cách gấp, cắt, dán hình cho bạn bên cạnh.
Việc 4: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong
nhóm.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS thực hành làm được đồ chơi.
- Kĩ năng tư duy, sáng tạo trong quá trình thực hiện.
- Giáo dục cho h/s tính khéo léo, cẩn thận khi làm đồ chơi.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
8


2. Đánh giá kết quả học tập.

Việc 1: Nhóm trưởng điều hành nhóm trưng bày sản phẩm.
Việc 2: Chia sẻ sản phẩm theo các tiêu chí:
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thực hành.
+ Gấp, cắt, dán hình đúng quy trình.
+ Hình gấp cắt, dán cân đối, nếp gấp thẳng, phẳng.
+ Gấp hình chưa đúng quy trình.
+ Nếp gấp không phẳng, hình gấp không đúng hoặc không làm ra được sản phẩm.
Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo hoặc cả lớp.
Báo cáo thầy/cô kết quả và những điều em chưa hiểu.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Trưng bày sản phẩm ở góc học tập.
- Chia sẻ sản phẩm cho bạn bè, người thân.
-------------------------------------------------------------------------Tự nhiên - xã hội:
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (Tết1)
Mục tiêu:
1. Kiến thức: Khắc sâu kiến thức đó học về cơ quan : Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước
tiểu và thần kinh. Cấu tạo ngoài, chức năng, vệ sinh.
2. Kĩ năng :Hiểu biết được tầm quan trong của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết
nước tiểu và thần kinh. Cấu tạo ngoài, chức năng, vệ sinh.
3. Thái độ : Giáo dục cho h/s biết bảo vệ và phòng bệnh.
4. Năng lực : Tự phục vụ ; hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
GV : Các hình trong sgk phóng to; Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi để HS bốc thăm; Giấy
A4 và bút vẽ.
HS : VBT ; SGK
III. Hoạt động dạy học:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động:
- Việc 1 : Gọi h/s trả lời câu hỏi :
Câu 1 : Nêu các cơ quan của cơ thể con người mà các em đã được học ?

(H :Cơ quan tuần hoàn; cơ quan bài tiết nước tiểu; cơ quan hô hấp; cơ quan thần kinh;)
-Câu 2 : Cơ quan bài tiết nước tiểu có chức năng gì ? ( H : lọc máu ; lấy ra các chất thải
độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu, nước tiểu được đưa xuống bóng đái qua ống
dẫn nước tiểu, sau đó thải ra ngoài ống đái)
- Việc 2 : Gọi trả lời (2 – 3 h/s )
- Việc 3 : Đánh giá, nhận xét.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS nêu được các cơ quan của cơ thể bao gồm: Cơ quan tuần hoàn; cơ quan
bài tiết nước tiểu; cơ quan hô hấp; cơ quan thần kinh;
9


- Nắm được chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- HS biết bảo vệ các cơ quan trên luôn sạch sẽ.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi; trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
2. Hình thành kiến thức :
- Giới thiệu bài ghi đề lên bảng.
HĐ1 : Tổ chức trò chơi Ai nhanh nhất ?
- Việc 1: GV tổ chức hướng dẫn chơi trò chơi.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi
- Cách tính điểm: Trả lời đúng: 5 đ’; Trả lời sai: Không trừ điểm
- Lớp phó học tập nêu câu hỏi, các nhóm lắc chuông TLCH.
- Hội ý với HS cử bạn vào ban giám khảo. Ban giám khảo nhận đáp án, để theo dõi,
nhận xét. Hướng dẫn ban giám khảo đánh giá, ghi chép
-Việc 2: YC lớp phó học tập đọc lần lượt các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi.
-Chỉ và nói tên các cơ quan trong các hình 1,2,3,4 (SGK- TR36)
+ Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào? (H: Mũi, khí quản, phế quản, 2 lá phổi)

+ Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào? (H: Tim, các mạch máu)
+ Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào? (H: Thận, ống dẫn nước tiểu,
bóng đái, ống đái)
- Nêu chức năng của từng cơ quan trên
- Việc 3: Chia sẽ; đánh giá nhận xét.
GV chốt: Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận: Mũi, khí quản, phế quản, 2 lá phổi
-> Tim, các mạch máu
-> Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS biết chỉ các cơ qun thông qua hình vẽ; Nắm được chức năng của các cơ
quan đó.
- HS biết bảo vệ và giữ gìn các cơ quan trên luôn sạch sẽ.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi; trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ2: Liên hệ
Việc 1:Hoạt động cá nhân
- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh các cơ
quan đã học.
Việc 2: Chia sẽ trong nhóm; đánh giá nhận xét.
Việc 3:Chốt kiến thức
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn cơ
quan đã học.
10


- Hiểu được tầm quan trong của các cơ quan đó để bảo vệ sức khỏe tốt.
- Giáo dục cho h/s ý thức tự bảo vệ các cơ quan của cơ thể luôn khỏe mạnh.

- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi; trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
HĐ3: Rút ra bài học.
- Việc 1: Đọc thông tin ở mục ghi nhớ ( 2 -3 H)
- Việc 2: Đọc đồng thanh 1 lần ( cả lớp)
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG.
Chia sẽ với người thân cách đề phòng các bệnh.
Biết giữ gìn và bảo vệ sức khỏe
-----------------------------------------------------------------------Thứ ba, ngày 23 tháng 10 năm 2018
Chính tả:
ÔN TẬP (TIẾT 3)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55
tiếng / phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
- Đặt đúng câu theo mẫu Ai là gì ? (BT2).
- Viết được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện)
theo mẫu (BT3).
2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát; viết chính tả đúng, đẹp. Vận dụng làm bài tập LTVC chính
xác.
3. Thái độ: Giáo dục cho h/s có thói quen tự giác làm bài cẩn thận.
4. Năng lực: Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
-GV: Phiếu, bảng nhóm. HS: SGK; VBT
II.Hoạt động dạy học:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho các bạn sinh hoạt văn nghệ.
- Tổ chức trò chơi: Hái hoa.
2. Hình thành kiến thức:

- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
Kiểm tra tập đọc (7 em).
- Việc 1: HS bóc thăm đọc bài. Kết hợp trả lời câu hỏi theo nội dung thăm bắt
được c.
- Việc 2: Nhận xét, ghi điểm
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- HD làm BT2,3 SGK.
Bài tập 2: Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì ?
Hoạt động cá nhân: HS làm vào vở
11


-Việc 1: Hoạt động nhóm đôi: HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả
- Việc 2:Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết
quả trong nhóm.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS đặt đúng mẫu câu Ai là gì?
-Hiểu được mẫu câu, tư duy, đặt câu chính xác, sáng tạo.
- Tích cực làm bài.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
Bài tập 3: Em hãy hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường
(xã, quận, huyện)
- Việc 1: Hoạt động cá nhân: HS làm vào vở
-Việc 2:Hoạt động nhóm đôi: HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả
- Việc 3: Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra
kết quả trong nhóm. Chia sẻ trước lớp.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: Viết được đầy đủ thông tin vào mẫu đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ

thiếu nhi phường.
-Viết đúng, trình bày lưu loát.
- Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi làm bài
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp; Quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng người thân ôn lại nội dung kiến thức bài.
Toán (42) THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông
vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản .
2. Kĩ năng: Hiểu, vận dụng thực hành vẽ góc vuông và góc không vuông. Làm bài tập:
1;2;3.
3. Thái độ: Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi vẽ góc vuông và góc không vuông.
4. Năng lực: Tư duy, sáng tạo khi vẽ hình.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, ê ke.
- HS: SGK, vở, ê ke.
12


III.Hoạt động dạy học:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
-Việc 1:Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng cách:
- Cho các nhóm vẽ góc vuông, góc không vuông, vào bảng nhóm.
Việc 2: Trình bày sản phẩm trước lớp giới thiệu về sp của mình trước lớp.
Việc 3: Cho đại diện một bạn khác nhóm kiểm tra góc vuông của nhóm khác. Gv chốt
*Đánh giá:

+ Tiêu chí: HS vẽ được góc vuông và góc không vuông.
- Ứng dụng kiểm tra góc vuông và góc không vuông bằng ê ke
- Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi đo góc vuông, góc không vuông.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp; Quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- HD làm bài tập 1;2;3 quan tâm giúp đỡ nhóm còn vướng mắc.
Bài tập 1: Dùng ê kê vẽ góc vuông biết đỉnh và một cạnh cho trước.
Bài 2: Dùng ê kê kiểm tra mỗi hình sau có mấy góc vuông.
Bài 3: Hai miếng bìa nào có thể ghép được một góc vuông như hình A hoặc hình B
- Việc 1: Hoạt động cá nhân.
- Việc 2:- Chia sẽ kết quả trong nhóm; trước lớp; đánh giá nhận xét..
- Gv chốt: GV lưu ý: BT1: Xác định đỉnh trước khi vẽ góc vuông.
BT2: Đặt ê kê kiểm tra góc vuông chính xác.
BT3: Ghép được hình theo gợi ý.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS vẽ được góc vuông biết cạnh và một đỉnh cho trước
- Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông; biết ghép được góc vuông theo hình vẽ.
- Hiểu, ứng dụng vẽ góc vuông và kiểm tra góc vuông bằng ê ke.
- Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi vẽ góc vuông, kiểm tra hình có mấy góc vuông.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp; Quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà cùng người thân vẽ góc vuông bằng ê ke .
-----------------------------------------------------------------------------------

BUỔI CHIỀU
Tập viết:

ÔN TẬP (TIẾT 4)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55
tiếng / phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
13


- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai làm gì ?( BT2).
- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả ( BT3); tốc độ viết
khoảng 55 chữ/ 15 phút, không mắc quý 5 lỗi trong bài.
2.Kĩ năng: đọc diễn cảm, viết đẹp
3. Thái độ: Giáo dục cho h/s có thói quen tự giác làm bài.
4. Năng lực: Tự học, hợp tác và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK
- HS: Vở chính tả, Vở BT Tiếng việt.
II.Hoạt động dạy học:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1 Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho các bạn sinh hoạt văn nghệ.
2. Hình thành kiến thức:
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
Kiểm tra tập đọc (7 em).
Đọc nối tiếp câu, đoạn, cả bài
- Hoạt động nhóm đôi:
- Hoạt động nhóm lớn
- Hoạt động trước lớp:
Tìm hiểu bài: ( Thảo luận nhóm)
Trả lời các câu hỏi ở SGK – chia sẽ kết quả; đánh giá, nhận xét
*Đánh giá:

+ Tiêu chí: Đọc đúng, lưu loát, trôi chảy, TLCH đúng.
- Đọc diễn cảm, tư duy trả lời câu hỏi chính xác
- Yêu thích Tiếng Việt
+ Phương pháp; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi; trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:
-Việc 1: Hoạt động cá nhân: HS làm vào vở
- Việc 2: Hoạt động nhóm đôi: HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả
- Việc 3: Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết
quả trong nhóm.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: - Đặt được câu hỏi cho bộ phận in đậm: a, Làm gì? / b, Ai?
- Tư duy vận dụng làm bài đúng
- Tích cực làm bài.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
14


+ Phương pháp; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi; trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
Bài tập 3: Chính tả - Nghe- viết: GIÓ HEO MAY
*Hướng dẫn nghe viết:
Việc 1: GV đọc bài chính tả.
Việc 2: HS nắm nội dung bài viết ( Thảo luận nhóm đôi)
+ Gió heo may báo hiệu mùa nào?
+ Cái nắng của mùa hè đi đâu?
- Chia sẻ ; đánh giá nhận xét.
Việc 3: HS viết chữ khó vào vở nháp: dìu dịu; heo may; đã ẩn…
- Viết chữ khó vào vở nháp.

-Đổi chéo vở kiểm tra.
- Nhóm trưởng bảng các bạn.
Việc 4:-GV đọc HS viết vào vở.
- HS viết bài vào vở
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả trong nhóm.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: Viết đúng chính tả, đảm bảo tốc độ.
- Viết đẹp, nét chữ mềm mại.
- Giáo dục cho h/s viết bài cẩn thận.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Viết, vấn đáp
+ Kĩ thuật: viết nhận xét, tôn vinh học tập.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về nhà luyện chữ đẹp; lại các bài tập đọc cho người thân nghe.
-------------------------------------------------------------------------------------Tự nhiên xã hội:
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Khắc sâu kiến thức đó học về cơ quan : Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước
tiểu và thần kinh
- Cấu tạo ngoài, chức năng, vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu.
2.Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để thực hành tốt.
3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh biết bảo vệ , vệ sinh các bộ phận của cơ thể.
4. Năng lực :Nhận ra vấn đề mới phát hiện và làm rõ vấn đề, hợp tác.
II. Chuẩn bị: GV : - Các hình trong sgk phóng to; Giấy A4 và bút vẽ
HS: VBT; bảng nhóm.
III.Hoạt động day học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động:

- Sinh hoạt văn nghệ.
15


- Kiểm tra việc lập thời gian biểu.
2. Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài, ghi đề lên bảng.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1: Tổ chức trò chơi: Hỏi hoa dân chủ
Việc 1: - GV tổ chức hướng dẫn chơi trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi
Việc 2: Lớp phó học tập nêu câu hỏi,cỏc nhúm lắc chuông TLCH.
1. Nêu cấu tạo ngoài và chức năng, cách vệ vinh của cơ quan hô hấp?
2. Nêu cấu tạo ngoài và chức năng, cách vệ vinh của cơ quan tuần hoàn?
3. Nêu cấu tạo ngoài và chức năng, cách vệ vinh của cơ quan bài tiết nước tiểu?
4.Nêu cấu tạo ngoài và chức năng, cách vệ vinh của cơ quan thần kinh ?
- Việc 3 : - Các nhóm tham gia hái hoa, trình bày nội dung hoa hái được.
*Đánh giá nhận xét, chốt : Nắm được cấu tạo ngoài và chức năng, cách vệ vinh của
các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, bài tiết nước tiểu, thần kinh..
*Đánh giá:
+ Tiêu chí:
- Nắm được cấu tạo, chức năng của các cơ quan của cơ thể người.
- Tư duy,vận dụng giải quyết vấn đề nhanh.
- Giáo dục cho h/s biết bảo vệ các bộ phận của các cơ quan của cơ thể.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp; quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, tôn vinh học tập.
HĐ2: Liên hệ:
Liên hệ thực tế (Hoạt động cá nhân )
? Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh các cơ quan

đã học
Chia sẻ ý kiến trước lớp, đánh giá, nhận xét. GV chốt kiến thức.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS biết liên hệ thực tế bản thân những việc nên làm và không nên làm để
bảo vệ sức khỏe.
-Tích cực hợp tác với nhóm .
- Giáo dục cho h/s biết bảo vệ các bộ phận của các cơ quan của cơ thể.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp; quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật ; Ghi chép ngắn, trình bày miệng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG :
- Đố người thân cấu tạo chức năng các cơ quan đã học.
------------------------------------------------------------------------------------

16


Toán:

Thứ tư, ngày 24 tháng 10 năm 2018
ĐỀ-CA-MÉT. HÉC-TÔ-MÉT

I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:- HS nắm được tên gọi và kí hiệu của đề-ca-mét và héc-tô-mét. Biết được
mối quan hệ giữa dam và hm. Biết chuyển đổi từ dam, hm ra m.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận biết và đổi đơn vị đo độ dài. Làm được BT 1 (dòng
1,2,3), BT2(dòng 1,2), BT3(dòng1,2)
3. Thái độ: - Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi chuyển đổi đơn vị đo dm; hm.
4. Năng lực: Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác.
II.Chuẩn bị: GV : Bảng phụ

HS : SGK
III Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động :
:YC học sinh làm bài vào bảng con BT2 - SGK trang 43
Chia sẽ kết quả ; đánh giá nhận xét.
2. Hình thành kiến thức :
HĐ1:Ôn các đ.vị đo độ dài đã học
YC học sinh kể tên những đơn vị đo độ dài đã học.( HĐ cá nhân)
-Việc 1:Chia sẽ kết quả; đánh giá nhận xét
-Việc 2: GV chốt: Các đơn vị đo độ dài đã học: mm, cm, dm, m, km.
HĐ2: G.thiệu đề-ca-mét, héc-tô mét.
- Việc 1: Giới thiệu: Đề-ca-mét là đơn vị đo độ dài lớn hơn mét, kí hiệu là:
dam; viết lên bảng.
- Độ dài của 1dam bằng độ dài 10m; Viết bảng.
- Uốn nắn HS đọc đúng.
- Việc 2: Giới thiệu Héc-tô-mét là đơn vị đo độ dài lớn hơn dam, kí hiệu là: hm; Viết
bảng.
- Độ dài của 1hm bằng độ dài của 100m và bằng độ dài của 10dam; viết lên bảng.
- Uốn nắn HS đọc đúng.
- Giới thiệu: - 1 dam = 10m; 1hm = 100m; 1hm = 10dam
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: - HS biết được tên đơn vị đo dm; hm; đọc đúng tên đơn vị dm; hm
1 dam = 10m; 1hm = 100m; 1hm = 10dam
- HS đọc to, lưu loát.
- Tích cực đọc tên đơn vị đo dm; hm
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật : Ghi chép ngắn, trình bày miệng
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- HD học sinh làm BT1(dòng 1,2,3), BT2(dòng 1,2), BT3(dòng1,2).
Bài 1 :Số ?
1 hm =... m ; 1 dam = .....m ; 1 hm = ....dam
1 m = ...dm ; 1 m = ...cm ; 1 cm = ...mm
-Việc 1 : Làm vào bảng con (Hoạt động cá nhân)
17


-Việc 2 : Kiểm tra kết quả lẫn nhau (Hoạt động nhóm đôi)
-Việc 3 : Gắn bảng, chia sẽ kết quả. Nhận xét.
* GV lưu ý : mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo rồi đổi, điền số.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: - HS nắm được mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo hm- m; dm – m; hm – dam; m
– dm; m –cm; cm -mm
- Nắm được mối quan hệ giữa 2 đại lượng đo vận dụng làm bài tốt
- Yêu thích làm toán.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật : Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
Bài 2 : a, HD giải thích mẫu: 4 dam = ...m
*Gợi ý : 4 dam = ? dam x 4
H : 4 dam = 1 dam x 4
1 dam = ? m
= 10m x 4
= 40m
-Việc 1 :Làm bài vào vở b dòng 1,2 ( Hoạt động cá nhân)
- Việc

1 : Nhóm trưởng kiểm tra kết quả ( Hoạt động nhóm 4,6)


- Việc 2 : Chia sẽ kết quả, giải thích cách làm
- GV chữa bài, chốt : Hai đ.vị đo độ dài liền kề hơn kém nhau 10 lần
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: - HS đổi được đơn vị đo độ dài; 7 dam = 700m; 9dam = 90 m; 6 dam =
60m; 7 hm = 700 m; 9 hm = 900m; 5 hm = 500 m
- Nắm được mối quan hệ giữa 2 đại lượng đo độ dài, vận dụng làm bài tốt
- Yêu thích làm toán.
- Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: vấn đáp
+Kĩ thuật : trình bày miệng, tôn vinh học tập
Bài 3: Tính (theo mẫu)
Mẫu : 2 dam + 3 dam = 5 dam ;
24 dam – 10 dam = 14 dam
Giải thích mẫu ; YC làm bài vào vở ( Hoạt động cá nhân).
Chia sẻ kết quả ; đánh giá nhận xét.
- GV chốt : Nhớ viết tên đơn vị đo sau kết quả tính.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: - HS thực hiện phép cộng trừ kèm theo tên đơn vi đo dộ dài chính xác.
- Rèn kĩ năng tính toán nhanh, đúng
- Tích cực học tập.
-Tư duy, tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: vấn đáp
18


+Kĩ thuật :trình bày miệng, tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Đọc lại các đơn vị đo độ dài đã học.
- 2 đơn vị đo độ dài liền kề gấp kém nhau mấy đơn vị?
- Cùng người thân kiểm tra cách chuyển đổi đơn vị đo ; tính kèm theo tên

đơn vị đo độ dài.
------------------------------------------------------------------------------Tập đọc:
ÔN TẬP (TIẾT 5)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: -Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55
tiếng / phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
- Chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật (BT2)
- Đặt được 2- 3 câu theo mẫu Ai làm gì ? (BT3)
2. Kĩ năng: - Đọc hay, diễn cảm; vận dụng làm bài tập luyện từ tốt
3. Thái độ: Tích cực làm bài.
4. Năng lực: Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
-GV: SGK
-HS: Vở BT; SGK.
III.Hoạt động dạy học:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
-Việc 1: YC ôn các bài tập đọc theo nhóm đôi
- Việc 2: Đọc trong nhóm; đánh giá nhận xét.
2. Hình thành kiến thức:
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
Kiểm tra tập đọc (7 em).
Việc 1: Đọc nối tiếp câu, đoạn, cả bài
- Hoạt động nhóm đôi:
- Hoạt động nhóm, lớp
- Hoạt động trước lớp:
Việc 2:Tìm hiểu bài:
- Hoạt động cá nhân: Trả lời các câu hỏi ở SGK
- Hoạt động nhóm lớn: Hỏi-đáp
*Đánh giá:

+ Tiêu chí: Đọc bài lưu loát, trả lời đúng câu hỏi.
- Tự tin mạnh dạn khi đọc bài.
- Có thói quen đọc bài.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: vấn đáp
+ Kĩ thuật :trình bày miệng, tôn vinh học tập
19


B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 2: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho
- Việc 1: Hoạt động cá nhân: HS làm vào vở
- Việc 2: Hoạt động nhóm đôi: HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả
- Việc 3: Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết
quả trong nhóm.
* GV chốt: Từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ in đậm là: xinh xắn; tinh xảo; tinh tế.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS chọn đúng từ bổ sung ý nghĩa cho từ in đậm theo thứ tự là: xinh xắn;
tinh xảo; tinh tế.
- Tự tin mạnh dạn chia sẽ kết quả với bạn, nhóm, trước lớp.
- Tích cực tự giác làm bài.
- Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp
+ Kĩ thuật : Ghi chép ngắn ; trình bày miệng, tôn vinh học tập
Bài tập 3: Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
-Việc 1: Hoạt động cá nhân: HS làm vào vở
-Việc 2: Hoạt động nhóm đôi: HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả
- Việc 3:
Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra
kết quả

trong
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS đặt được 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
- Tích cực tự giác làm bài.
- Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp
+ Kĩ thuật : Ghi chép ngắn ; trình bày miệng, tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng người thân kiểm tra lại cách đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
-------------------------------------------------------------------------------------------Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2018
Toán: ( T44)
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược
lại. Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng m-km;m-cm; m-mm. Biết làm các
phép tính với các số đo độ dài.
Làm được: BT1(dòng 1,2,3), BT2(dòng1,2,3), BT3(dòng 1,2)
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng hiểu vận dụng chuyển đổi đơn vị đo độ dài chính xác.
3. Thái độ: - Giáo dục cho h/s tính cẩn thận, ý thức tự giác học tập.
20


4.Năng lực: - Tư duy, sáng tạo; hợp tác.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ; nam châm; HS : SGK, vở
III. Hoạt động dạy học
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Khởi động :
YC làm bảng con
* Điền số: ? 1hm = .....dam;
1dam = m 1hm = ....m

* Việc 1: Gắn bảng nêu kết quả, giải thích cách làm.
* Việc 2: Đánh giá nhận xét, chốt.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: Nắm được cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài: 1hm = 10dam; 1dam = 100m
1hm = 100m
- Chuyển đổi đơn vị đo độ dài thành thạo.
- Rèn tính cẩn thận khi làm bài.
- Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: vấn đáp
+ Kĩ thuật : trình bày miệng, nhận xét bằng lời ; tôn vinh học tập
2. Hình thành kiến thức:
*Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài.
- Vẽ bảng đơn vị đo độ dài như SGK( chưa điền thông tin)
- Em hãy điền các đơn vị đo độ dài đã học theo thứ tự từ lớn -> bé?
+ Nêu: Trong các đơn vị đo độ dài thì mét được coi là đơn vị cơ bản.
- Lớn hơn mét có những đơn vị đo nào?
+ Ta viết những đơn vị này vào bên trái của cột mét.
- Đơn vị nào gấp mét 10 lần?
Ghi: 1dam = 10m
- Đơn vị nào gấp mét 100 lần?
- 1hm bằng bao nhiêu dam?
Ghi: 1hm = 10dam = 100 m.
+ Tương tự với các đơn vị còn lại.
HS trả lời, GV chốt.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: thuộc bảng đơn vị đo độ dài, nắm mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo.
- Hiểu, thành lập bảng đơn vị đo độ dài thành thạo
- Rèn tính cẩn thận khi chuyển đổi đơn vị đo.
- Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp

+Kĩ thuật : Ghi chép ngắn ; trình bày miệng, nhận xét bằng lời ; tôn vinh học tập
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
- HD học sinh làm bài tập BT1(dòng 1,2,3),BT2(dòng1,2,3),BT3(dòng 1,2);
Bài 1, 2 : Số ?
1 km = ....... hm ; 1 km = ... m ; 1 hm = ....dam
1 m = ... dm ;
1 m = ... cm ;
1 m = ...mm .....
-Việc 1 : Làm bảng con ( Hoạt động cá nhân)
21


-Việc 2 : Hoạt động nhóm 4,6 ( Kiểm tra kết quả trong nhóm)
- Việc 3 : Chia sẻ kết quả- Đánh giá nhận xét ; chốt.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS biết đổi đơn vị km ra hm; km ra m; hm ra dm; m ra dm; m ra cm; m ra
dm chính xác
- Hiểu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài, vận dụng làm bài thành thạo
- Rèn tính cẩn thận khi chuyển đổi đơn vị đo.
- Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp
+Kĩ thuật : Ghi chép ngắn đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời ; tôn vinh học tập
Bài 3 :Tính theo mẫu 32dam x 3 = 96 dam ;
96 cm : 3 = 32 cm
-Việc 1 : Làm bài vào vở ( Hoạt động cá nhân)
- Việc 2 : Chia sẻ kết quả trong nhóm ; trước lớp.
* Lưu ý : Thực hiện phép nhân, chia kết quả kèm theo tên đơn vị.
*Đánh giá
+ Tiêu chí: Thực hiện các phép tính cộng trừ-nhân chia kèm theo tên đơn vị đo độ dài
chính xác.

-Rèn kĩ năng tư duy, phán đoán nhanh kết quả
- Yêu thích học toán.
- Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp
+ Kĩ thuật : Ghi chép ngắn đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời ; tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Cùng người thân kiểm tra lại bảng đơn vị đo độ dài.

-----------------------------------------------------------------------Đạo đức:

CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN ( tiết1)
(Dạy tích hợp về phòng tránh tai nạn bom mìn)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện
vui, buồn
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn
- Chúc mừng bạn khi có chuyện vui, an uỉ động viên bạn khi bạn có chuyện buồn.
- Biết cảm thông chia sẻ những khó khăn của người khuyết tật và giúp đỡ họ bằng
những việc làm phù hợp với khả năng.
2. Kĩ năng: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn .
3. Thái độ: Giáo dục H biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong vui chơi, học tập.
4.Năng lực: Tự học và giải quyết vấn đề
II. Chuẩn bị:
- Gv: Tranh minh hoạ cho tình huống hoạt động 1và mặt mếu,cười
- Hs: Vở bài tập Đạo đức lớp 3.
22


III. Các hoạt động dạy học
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1.Khởi động: 3'
- HĐTQ tổ chức cho các bạn củng cố lại kiến thức đã học:
- Hôm trước chúng ta học bài đạo đức gì?
- Em đã quan tâm ông bà, cha mẹ, anh chị em như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá
2. Bài mới: Giới thiệu bài - nêu MT
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1: Thảo luận xử lí tình huống
Việc 1: GV nêu tình huống và câu hỏi: (BT1 Trang 18 SGK)
Nội dung tình huống (TLPTTNBM – Trang 57).
Việc 2: Thảo luận nhóm và cách ứng xử tình huống.
Việc 3: Các nhóm trình bày, nhóm khác cùng chia sẻ.
*GV kết luận: Khi bạn có chuyện buồn em cần động viên an ủi bạn, giúp đỡ bạn
băng những việc làm phù hợp với khả năng để bạn vượt qua khó khăn( như giúp
bạn chép bài, giảng lại bài cho bạn nếu bạn nghỉ học, giúp bạn làm một số việc
nhà ...) để bạn có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: Thông qua các tình huống học sinh biết được bạn bè cần phải chia sẻ với
nhau khi có chuyện vui, buồn
-Rèn kĩ năng hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Giáo dục cho h/s biết chia sẽ vui buồn cùng bạn trong vui chơi, học tập và cuộc sống.
- Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp
+Kĩ thuật : Ghi chép ngắn đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời ; tôn vinh học tập
Hoạt động 2: Đóng vai ( Tích hợp PTTNBM)
Việc 1: Phân công nhóm đóng vai theo 1 trong 2 tình huống sau:
-Tình huống 1: Bạn Hải được nhà trường khen thưởng về hành động: “nhặt của rơi trả
lại cho người mất”.
-Tình huống 1: Hoa bị mất một cánh tay do tai nạn bom mìn. Sau tai nạn, Hoa không
muốn đi học nữa vì sợ các bạn trêu chọc.Nếu là bạn của hoa, em có thể làm gì để giúp

đỡ bạn?
Việc 2: Các nhóm trình bày – Nhóm khác cùng chia sẻ
Việc 3: GV nhận xét đánh giá
* GV kết luận: Sự cảm thông, chia sẻ vui buồn với những người xung quanh, đặc
biệt là người khuyết tật, sẽ giúp họ có thêm nghị lực, vượt qua khó khăn để vươn lên
trong cuộc sống.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS biết thực hành đóng vai theo các tình huống.
23


- Đóng vai và xử lý theo tình huống tốt.
- Giáo dục cho h/s biết chia sẽ vui buồn cùng bạn trong vui chơi, học tập và cuộc sống.
- Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Tích hợp; vấn đáp
+Kĩ thuật : Đóng vai ; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời ; tôn vinh học tập
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-Quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường và nơi ở.
Đặc biệt là những người khuyết tật do tai nạn bom mìn, vận động mọi
người không buôn bán, sử dụng bom nìn và vật liệu chưa nổ,.....
- Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát nói về
tình bạn, về sự cảm thông chia sẻ vui buồn cùng bạn.
-------------------------------------------------------------------------------------Chính tả:
ÔN TẬP (Tiết 6)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Mức độ, yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1.
- Lựa chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật.
- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát; diễn cảm; tư duy làm bài tốt.
3. Thái độ: Giáo dục cho h/s tích cực tự giác làm bài.

4. Năng lực: Hợp tác, tự học và giải quyết vần đề
II. Chuẩn bị: - GV: Phiếu; bảng phụ.
- HS: VBT; giấy nháp; bút.
III.Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
-Nhóm trưởng điều hành luyện đọc các bài tập đọc – TLCH theo nhóm 4, 6
2. Hình thành kiến thức:
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Ôn luyện tập đọc và HTL
Việc 1. HS làm việc cá nhân
Việc 2. Ôn tập đọc.
- HS bốc thăm, bài đọc và câu hỏi trả lời
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm lớn: CN trả lời cho nhóm cùng nghe, bổ sung, nhận xét.
- Hoạt động trước lớp: Nhận xét bạn đọc- GV nhận xét.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
*Làm bài tập 2,3 SGK (Trang 71)
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho các từ in đậm
-Việc 1: Làm việc cá nhân. Đọc đoạn văn
Việc 2.

Hoạt động nhóm lớn (thảo luận chia sẽ)
24


Việc 3. Chia sẻ trước lớp- GV chốt:
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS biết điền các từ theo thứ tự: xanh non; trắng tinh; vàng tươi; đỏ thắm;
rực rỡ.

-Rèn kĩ năng tư duy, phán đoán nhanh kết quả
-Tích cực làm bài.
- Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp
+ Kĩ thuật : Ghi chép ngắn ; đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời ; tôn vinh học tập
BT3: Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong các câu sau:
Việc 1: Làm việc cá nhân. Đọc câu văn a,b,c (SGK)
Việc 2. Hoạt động nhóm lớn (thảo luận chia sẽ)

Việc 3. Chia sẻ trước lớp- GV chốt:
a,Hằng năm cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới.
b, Sau ba tháng hè tạm xa mái trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp
bạn.
c, Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột
cờ.
* Dấu phấy dùng để làm gì? (HS nêu- GV chốt)
*Dấu phẩy dùng để ngăn cách giữa 2 bộ phận cùng trả lời 1 câu hỏi; đặt sau bộ phận
trả lời câu hỏi Ở đâu? Khi nào?
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS biết đặt dấu phẩy hợp lí trong câu.
-Rèn kĩ năng hiểu nghĩa câu văn vận dụng đặt dấu câu đúng
-Làm bài cẩn thận.
- Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: Tích hợp; viết
+Kĩ thuật : Viết nhận xét ; phân tích phản hồi ; t tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Hệ thống kiến thức bài học.
- Luyện đọc lại các bài tập đọc để người thân kiểm tra.
-----------------------------------------------------------------------------------------Luyện từ và câu: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ THAY BẰNG :ÔN TIẾT 7 SGK-T73
I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Mức độ, yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1
- Biết giải ô chữ theo nội dung STV3- 71,72; tìm được từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in
màu.
2. Kĩ năng: - Tư duy, phán đoán nhanh.
25


×