Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tình hình xuất nhập khẩu của việt nam trong những năm gần đây thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng GDP của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.88 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Hơn 20 năm sau công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, bức
tranh kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt với nhiều thành tựu
rực rỡ. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, giờ đây Việt Nam đang chuyển
mình mạnh mẽ trong thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hội nhập
ngày càng sâu rộng vào “sân chơi” Thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu, tình hình xuất nhập khẩu của nước ta những năm gần đây đã
đạt được nhịp độ tang trưởng đáng khích lệ. Tuy nhiên, về cơ bản, trong
nền kinh tế nói chung, xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và
tồn tại.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây
đang diễn ra ngày càng sôi động và phức tạp, đặc biệt trong năm 2010
với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 4 lần so với năm 2009. Trong 10 năm
tới thương mại thế giới có thể sẽ mở ra những cơ hội và thách thức mới
cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích nhận được từ
thương mại hóa toàn cầu cùng với xu hướng hội nhập của phần lớn các
quốc gia trên thế giới, các cá nhân & Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt
Nam cũng đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn như giá cả leo
thang, chi phí lớn, thị trường không ổn định, hệ thống thông tin thiếu
minh bạch. Hơn nữa, xuất nhập khẩu là ngành kinh tế quan trọng, có ý
nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước. Chính vì xuất nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến nền
kinh tế của Việt Nam nên trong khuôn khổ bài tập nhóm của mình, nhóm
em xin được lựa chọn đề tài: “tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam
trong những năm gần đây: Thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp
chủ yếu nhằm tăng GDP của Việt Nam”. Sau đây, nhóm em xin được
đóng góp vốn hiểu biết còn hạn hẹp của mình nhằm đi sâu hơn về vấn đề
này. Trong bài còn nhiều sai sót, mong quý thầy cô tham khảo và bổ sung
cho bài làm của chúng em. Thay mặt nhóm, em xin chân thành cảm ơn!

1




NỘI DUNG
A. Khái niệm về hoạt động xuất nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các
nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối
quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa người
sản xuất hàng hóa riêng biệt của các quốc gia kahcs nhau trên thế giới.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một vị trí và vai trò vô
cùng to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Xuất khẩu
là hoạt động kinh doanh đem lại nguồn lợi nhuận lớn và là phương tiện
để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhập khẩu cho phép bổ sung những
sản phẩm hàng hóa trong nước chưa được sản xuất hoặc sản xuất không
hiệu quả, và đem lại lợi ích cho các bên tham gia
B. Tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới
Cuộc khủng hoảng kinh tế 2009 khiến nền kinh tế thế giới giảm sút
toàn diện, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu của thị trường quốc
tế thu hẹp, biện pháp bảo hộ mậu dịch tăng lên, mậu dịch thế giới giảm rõ
rệt. Tuy nhiên,cùng với hiệu quả của chính sách kích thích kinh tế với
quy mô lớn của chính phủ các nước đã rõ nét thêm, chỉ số lòng tin của
các nhà đầu tư và người tiêu dùng đã có phần khôi phục, tác dụng bổ
sung dự trữ của các nước phát triển rõ nét, nội nhu của các nền kinh tế
mới nổi tăng mạnh, nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn hồi
phục và phát triển, có nhiều vấn đề đặt ra cần được quan tâm, trong đó có
tình hình xuất, nhập khẩu quốc tế, với những khó khăn, thuận lợi
1. Khó khăn
Sau khi khủng hoảng tài chính bùng phát, đã có không ít nền kinh
tế phát triển đua nhau đưa ra biện pháp thông qua mở rộng xuất khẩu
nhằm thúc đẩy kinh tế hồi phục nhanh chóng. Mỹ coi việc mở rộng xuất
khẩu là một bộ phận của chiến lược kinh tế “Tái công nghiệp hóa” sau

khủng hoảng, đưa ra “Kế hoạch xuất khẩu tăng gấp đôi” trong vòng 5
năm, và dự kiến thông qua xuất khẩu để tạo ra 2 triệu việc làm mới; Các
nước phát triển có truyền thống lấy kinh tế hướng ngoại làm chủ đạo như
Đức và Nhật lại càng nỗ lực hơn trong việc thúc đẩy tính tích cực của
xuất khẩu. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, việc các nước phát
triển thực hiện phương thức tăng trưởng kinh tế theo hướng dựa vào xuất
khẩu đang tiềm ẩn những rủi ro sau:
- Một là các nước có ý đồ mở rộng xuất khẩu tất sẽ dẫn đến cạnh tranh
trên thị trường quốc tế thêm khốc liệt, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngóc
đầu, cọ sát thương mại tăng cao, không có lợi cho sự phục hồi của kinh tế
thế giới.
2


- Hai là các nền kinh tế mới nổi từ trước đến nay vốn vẫn luôn dựa vào
xuất khẩu sẽ chịu sự tấn công dữ dội, tốc độ tăng trưởng kinh tế vì thế mà
chậm lại.
- Ba là do nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, doanh nghiệp xuất khẩu có
thể dựa dẫm nhiều vào khoản bù giá, dẫn đến hiệu quả giảm, rủi ro về
đạo đức tăng lên.
2. Thuận lợi
- Sức sản xuất ngày càng tăng, tạo ra nhiều sản phẩm, phục vụ cho lợi ích
của người tiêu dùng.
- Khoa học- kĩ thuật ngày càng hiện đại, dẫn tới chất lượng ngày càng
cao, dễ được chấp nhận.
- Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh, mở rộng thị trường tiêu thụ.
C. Tình hình xuất nhập khẩu trong nước những năm gần đây
Trong giai đoạn gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu tương
đối ổn định ổn định. Năm 2011, hai tháng đầu năm tăng trưởng xuất nhập
khẩu đạt 8,9 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ. trong đó các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có những tăng trưởng về xuất khẩu khá
tốt tăng gần 40% trong khi doanh nghiệp trong nước giảm 20%. Điều này
cho thấy môi trường thông thoáng của Việt Nam đã phát huy tác dụng các
nghành có hàm lượng chất xám nhiều như điện tử đã bắt đầu xuất khẩu
nhiều…
I. Thực trạng, tình hình xuất khẩu
1. Thực trạng
a. Tình hình chung của xuất khẩu nước ta
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 2/2011 ước đạt 3,9 tỷ USD,
giảm 23,2% so với tháng 2/2009, trong đó : xuất khẩu của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,85 tỷ USD, tăng 16,5%. Tính
chung 2 tháng ước tính đạt 8.91 tỷ USD tăng 0.1% so vơi cùng kỳ.
Xét theo nhóm hàng: tháng 2/2011, nhóm hàng nông lâm, thủy sản
ước đạt 0,79 tỷ USD, giảm 23,5%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản
ước đạt 0,45 tỷ USD, giảm 29,95%; nhóm hàng công nghiệp chế biến
ước đạt 2,01 tỷ USD giảm 33.4% so với tháng 2/2009. Tính chung tháng
2/2011, nhóm hàng nông lâm thủy sản ước đạt 1,84 tỷ USD, tăng 2,2%;
nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 1,12 tỷ USD,giảm 11,7%
nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 4,62 tỷ USD, giảm 9,5% so với
cùng kỳ
Xuất khẩu tháng 2/2011 của một số mặt hàng chủ yếu như: dầu thô ước
đạt 1,36 triệu tấn, giảm 51,3% về lượng và 15,4% về kim nghạch; dệt
may đạt 0,15 tỷ USD, tăng 16.8%, giày da đạt 0,68 tỷ USD tăng 4 % ;
3


sản phẩm gỗ đạt 0.47 triệu USD, tăng 29.2% ; linh kiện điện tử đạt 0,41
tỷ USD, tăng 30,6%; gạo đạt 781 nghìn tấn, giảm 24,9% về lượng và
giảm 6,8% về kim nghạch.
Sự phục hồi của nền kinh tế một số nước trong khối EU chậm nên

xuất khẩu tháng 2 vào một số thị trường chính giảm nhẹ 2,2% so với
2/2010 tuy nhiên với thị trường châu Á tăng 4.6%; Hoa Kỳ tăng 23,8%;
Trung Quốc tăng 26,3%. Tính chung 2 tháng, xuất khẩu vào một thị
trường chính so với cùng kỳ như sau: châu Á chiếm 48,7%; châu Âu
chiếm 19,0%; châu Mỹ chiếm 23,5%; châu Phi chiếm 1,3%; châu Đại
Dương chiếm 4,5%, thị trường khác chiếm 2,9%.
b. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
- Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu:
Hàng dầu thô và than đá đã chiếm 20% tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu cả nước. Khối lượng xuất khẩu dầu thô giảm nhẹ trong năm cả về
số lượng và trữ lượng. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ dần
cạn kiệt trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước
khác không đạt nhiều tiến triển.
- Nhóm hàng nông lâm thủy sản:
Trong năm 2010-2011 giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã tăng
lên. Đây là những mặt hàng chịu nền tác động của thị trường thế giới.
Việc gia nhập WTO đã đặt ngành xuất khẩu nông, lâm, thỷ sản trước
những thời cơ và thách thức mới.
- Nhóm hàng chế biến
Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực: dệt
may, giày dép, sản phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử,
thủ công mỹ nghệ… Có thể phân chia các mặt hàng này thành hai nhóm:
 Hàng chế biến chính: thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép,
thực phẩm chế biến, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí–
điện, vật liệu xây dựng, sản phẩm gỗ.
 Hàng chế biến cao: điện tử và linh kiện máy tính, phần
mềm.
Tóm lại, vấn đề nan giải đối với các sản phẩm chế biến dệt may, da giày,
sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa… là nguồn nguyên, phụ liệu phần lớn phải
nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu

chưa cao, các doanh nghiệp chưa thực sự chủ động trong việc kí kết các
hợp đồng. Nhiều sản phẩm chế biến còn mang tính chất gia công.
c. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu
Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo tứ tự là: Mỹ, EU,
ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Trong giai đoạn 2001-2007,
kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm đều tăng trưởng

4


ấn tượng: xuất khẩu vào EU tăng 2,8 lần, vào Nhật là 2,3 lần và ASEAN
là 2,8 lần. Đáng chú ý nhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Định hướng xuất khẩu Việt Nam là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất
khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ và giảm xuất khẩu sang các nước
Châu Á.
d. Những thuận lợi và cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam:
- Cơ hội đầu tiên và rõ ràng là thị trường xuất khẩu của Việt Nam
đang phục hồi. Khi nền kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt
Nam như Hoa Kỳ, châu Âu và thị trường tiềm năng Trung Quốc phục hồi
mạnh mẽ sau khủng hoảng, nhu cầu nhập khẩu ở những thị trường đó gia
tăng tạo nên nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu, đặc biệt sau khi
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá chính thức của VND so với USD
theo hướng có lợi cho xuất khẩu.
- Nhu cầu thế giới sau khủng hoảng đối với hàng xuất khẩu, đặc
biệt là nông sản, Việt Nam đã gia tăng trong năm 2009 và đầu năm 2010.
Cùng với đó, với những nỗ lực vượt qua khủng hoảng cùng lúc với việc
khai thác lợi thế vừa mới gia nhập WTO chưa lâu, doanh nghiệp Việt
Nam đã từng bước tạo dựng thị trường và uy tín cho sản phẩm Việt Nam.
Ví dụ: hàng xuất khẩu Việt Nam giờ cũng đã tràn ngập thị trường Campu-chia và Lào, cũng như hàng Việt Nam đã xâm nhập mạnh vào các
chuỗi cửa hàng bán lẻ Target, JC Penney ở Mỹ.

- Môi trường chính trị xã hội ổn định, những thành công trong
chính sách xóa đói giảm nghèo cũng như trong các chính sách kinh tế
vượt qua khủng hoảng đã nâng cao uy tín và vai trò của Việt Nam trên
thế giới. Điều đó cộng với sự đóng góp tích cực hơn của Việt Nam trên
thế giới cũng tạo nên những thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam
qua các thị trường mới. Việt Nam ngày càng chủ động hơn trong các thể
chế, tổ chức như ASEAN, APEC, WTO cũng đã khẳng định một vị thế
mới cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam không còn là một nước chỉ nhận
viện trợ mà đã có khả năng như viện trợ nhân đạo cho các nước khác, kể
cả các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn như Hoa Kỳ, Trung Quốc.
- Những điển hình về thực trạng kinh tế của Việt Nam cũng đã xuất
hiện nhiều hơn trong các sách giáo khoa, các tạp chí nghiên cứu về kinh
tế cũng thể hiện sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của các nhà nghiên
cứu kinh tế trên thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam, tạo thuận lợi cho
việc xuất khẩu sang các thị trường mới.
- Vị trí địa lý của Việt Nam cũng tạo ra một lợi thế cho các sản
phẩm Việt Nam. Là một nước trung tâm ASEAN, lại nằm bên cạnh một
thị trường rộng lớn Trung Quốc, lợi thế địa lý này cần được các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam chú trọng. Trong 5 năm sắp đến, cùng với thu
nhập quốc dân của Trung Quốc tăng rõ rệt, việc giảm thuế xuất khẩu vào
5


TQ theo hiệp định thương mại Trung Quốc-ASEAN và giá trị đồng nhân
dân tệ được dự báo tăng sẽ đóng góp không nhỏ vào việc gia tăng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Vị trí trung tâm của ASEAN cũng giúp
các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam có một thị trường thế giới gần gũi và
quen thuộc. Không những thế, các nước ASEAN xung quanh cũng có thể
là một nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất các mặt hàng xuất
khẩu mà Việt Nam đã tạo dựng một chỗ đứng riêng trên thị trường thế

giới như nông sản, thủy sản, giày da, may mặc,…
- Sau một thời gian gia nhập các thể chế thương mại quốc tế như
APEC, WTO, nguồn nhân lực của Việt Nam cũng đã được cải thiện, nâng
cấp, đặc biệt tập trung cho các ngành xuất khẩu. Sự thiếu hụt lao động
phổ thong phải chăng cũng là 1 cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế Việt
Nam theo hướng gia tăng những sản phẩm đòi hỏi kỹ năng cao hơn, dẫn
đến việc sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị hơn.
e. Một số thách thức lớn cho việc tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam:
- Mặc dù có rất nhiều cơ hội để tăng trưởng, xuất khẩu Việt Nam
cũng đang gặp phải nhiều khó khăn thách thức. Tỷ giá giữa đồng Việt
Nam và USD còn ẩn chứa nhiều rủi ro khi cung cầu ngoại tệ chưa ổn
định. Chính sách neo tỷ giá của tiền đồng đối với USD cũng khiến cho
xuất nhập khẩu Việt Nam có phần lệ thuộc vào sức mạnh của đồng USD
trên thế giới.
- Với các qui định của WTO và các hiệp định thương mại song
phương, đa phương nhằm cắt giảm hay bãi bỏ thuế nhập khẩu, tạo thuận
lợi cho thương mại quốc tế, các rào cản phi thuế quan ngày càng được sử
dụng nhiều để các quốc gia có thể bảo hộ sản xuất nội địa. Các biện pháp
chống phá giá, chống trợ cấp được cho phép bởi WTO đã bị lợi dụng
nhằm thiết lập nên những rào cản thương mại có hiệu quả bảo hộ tương
tự như với thuế quan nhập khẩu. Trong vài năm gần đây và trong tương
lai gần, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang và sẽ phải đối phó
với nhiều hình thức rào cản thương mại mới như các tiêu chuẩn vệ sinh,
xã hội và môi trường do cơ cấu sản phẩm xuất khẩu vẫn thiên về các mặt
hàng nông sản, thực phẩm hay những sản phẩm sử dụng nhiều lao động
như dệt may, giày da.
- Việc tập trung vào sản xuất một số sản phẩm sử dụng nhiều tài
nguyên và lao động để xuất khẩu cũng có thể khiến người sản xuất trong
một số ngành sản xuất lâm vào tình trạng “tăng trưởng khốn cùng” khi tỷ
lệ thương mại giảm, nghĩa là giá sản phẩm xuất khẩu sụt giảm so với giá

các mặt hang nhập khẩu. Người lao động trong những ngành sản xuất đó
phải sản xuất nhiều hơn, sử dụng nhiều tài nguyên nhân lực, vật lực hơn
mà chỉ có thể tiêu thụ ít hơn các sản phẩm khác. Cho dù trên lý thuyết
tình trạng này rất khó xảy ra, nhưng trên thực tế, đã có những cảnh báo
6


rằng, càng tăng trưởng, người lao động Việt Nam đang càng nghèo đi.
Thu nhập thực tế của công nhân trong các xí nghiệp giày da, may mặc
hay chế biến thực phẩm ngày càng giảm. Tình trạng nông dân trở thành
người làm thuê trên chính mảnh đất của mình đã và đang diễn ra phổ biến
hơn, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu long.
- Việc tập trung vào sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu sử dụng
nhiều tài nguyên sơ cấp cũng khiến cho Việt Nam khai thác quá mức các
nguồn lực tự nhiên và khiến cho người sản xuất khó khăn hơn khi ứng
phó để thích nghi với các biến đổi khí hậu mà ví dụ điển hình là tình
trạng hạn hàn trong mùa khô, lũ lụt trong mùa mựa hay diện tích rừng,
trữ lượng tài nguyên giảm sút đã được thông tin rất nhiều trên báo chí.
Việc lệ thuộc vào tự nhiên đã khiến cho những dự báo kim ngạch xuất
khẩu Việt Nam ngày càng khó khăn hơn khi thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh
vẫn là những nguy cơ lớn đe dọa cả sự phát triển kinh tế nói chung.
2. Nguyên nhân của thực trạng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho xuất khẩu của Việt Nam
không được ổn định qua các năm, trong đó có các yếu tố chính như: tỉ giá
hối đoái, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ở trong nước, tâm lí
chuộng hàng nội/ngoại của người dân, thị trường nước ngoài và nguyên
nhân tác động mạnh mẽ nhất tới tình hình xuất khẩu của nước ta là “tàn
dư” của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Thế giới
3. Một vài đề xuất giải pháp:
- Để các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam thâm nhập mạnh hơn vào

các thị trường thế giới, những chiến lược sản xuất hướng đến tiêu chuẩn
hóa và thích nghi hóa cần được quan tâm và phát triển cụ thể. Chỉ có tiêu
chuẩn hóa các sản phẩm xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam mới có
thể vượt qua được những rào cản thương mại ngày càng dày đặc hơn.
Những tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường và xã hội cùng với các hệ thống
quản trị chất lượng nên được phổ biến và áp dụng rộng rãi hơn hướng
đến người lao động trực tiếp sản xuất, nhằm tạo ra những giá trị cao hơn,
những lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho sản phẩm Việt Nam
- Những chính sách thương mại quốc tế cũng nên tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho việc nhập khẩu nguyên liệu, hướng đến việc tái cấu
trúc nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang những mặt hàng,
dịch vụ có giá trị cao hơn, ít lệ thuộc hơn vào tài nguyên thiên nhiên.
- Doanh nghiệp Việt Nam cũng nên có những chiến lược sản xuất
để thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của những “luật chơi” thương mại
và đặc biệt là thích nghi với biến đổi khí hậu. Hiện nay, cụm từ “biến đổi
khí hậu” và tác động của biến đổi khí hậu cũng được nói đến mỗi ngày
trên báo chí, trong các diễn đàn đa phương và song phương. Tuy nhiên,

7


quan trọng hơn là làm thế nào để các ngành sản xuất Việt nam thích nghi
tốt hơn với các biến đổi. Nâng cao năng suất sản xuất nhằm sử dụng hiệu
quả hơn các tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên thiên nhiên, không chỉ
là bài toán chi phí mà còn hướng đến một nền kinh tế xanh hơn, sạch
hơn, và tạo ra một giá trị bền vững hơn cho các sản phẩm xuất khẩu Việt
Nam
2. Thực trạng, tình hình nhập khẩu
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: Tính đến hết tháng
2/2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhóm hàng này là 2,14 tỉ USD,

giảm 1,2% so với cùng kì năm 2011. Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng
này chủ yếu từ thị trường các nước như: Trung Quốc (634 triệu USD),
giảm 20,3%; Nhật Bản: 421 triệu USD, tăng 16,9%; Hàn Quốc: 198 triệu
USD, tăng 11,4%; Đức: 152 triệu USD, tăng 26,8%; Hoa Kì: 123 triệu
USD, tăng 25%; Đài Loan: 114 triệu USD, tăng 7,7%...so với tháng
2/2011
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tính đến hết tháng
2/2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt
1,71 tỉ USD, tăng 103,7% so với tháng 2/2011. Hàn Quốc là thị trường
cung cấp lớn nhất cho mặt hàng này cho Việt Nam với lim ngạch đạt 408
triệu USD, tăng 60,6%. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc: 379 triệu
USD, tăng 51,6%; Nhật Bản: 257 triệu USD, tăng 91%; Hoa Kì: 171
triệu USD, tăng gấp 5 lần;…
- Nguyên vật liệu cho ngành dệt may da giày: Tính đến hết tháng
2/2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhóm hàng này đạt 1,5 tỉ USD,
giảm 7,6% so với tháng 2/2011. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ
yếu từ các thị trường: Trung Quốc: 457 triệu USD, giảm 5,7%; Hàn
Quốc: 271 triệu USD, giảm 2,1%; Đài Loan: 253 triệu USD, giảm 9,6%;
Nhật Bản: 104 triệu USD, tăng 20,4%;…
- Xăng dầu các loại: Tính đến hết tháng 2/2012, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu nhóm hàng này là 1,3 triệu tấn, giảm 32,8% so với cùng
kì năm ngoái. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ các thị
trường: Singapore với 572 nghìn tấn, giảm 29,5% về lượng; tiếp theo là
Hàn Quốc: 180 nghìn tấn, giảm 21,2%; Trung Quốc: 176 nghìn tấn, giảm
26%; Đài Loan: 131 nghìn tấn, giảm 51,7%; Cô oét: 101 nghìn tấn, tăng
4%;…
- Sắt thép các loại: Tính đến hết tháng 2/2012, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu nhóm hàng này đạt 1,19 triệu tấn tấn, tăng 13,1%, trị giá đạt
959 triệu USD, tăng 16,4%. Trong giai đoạn này, Việt Nam nhập khẩu sắt
thép chủ yếu từ các nước: Hàn Quốc: 293 nghìn tấn, tăng 10,2%; Trung

Quốc: 282 nghìn tấn, tăng 124%; Nhật Bản 231 nghìn tấn, giảm 25%;
Đài Loan: 148 nghìn tấn, tăng 37%... so với cùng kì năm ngoái
8


- Phân bón các loại: tính đến hết tháng 2/2012, cả nước nhập khẩu
378 nghìn tấn phân bón, trị giá 158 triệu USD, giảm 15% về lượng và
giảm 1,9% về giá.
IV. Một số giải pháp cho xuất nhập khẩu nhằm tăng GDP của Việt
Nam
Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa: tiếp tục hoàn thiện một số chính sách vĩ mô nhằm tạo ra môi
trường kinh doanh bình đẳng, có hiệu quả, thúc đẩy cạnh tranh và tạo
lòng tin để các doanh nghiệp và nhân dân bỏ vốn đầu tư phát triển sản
xuất. Khuyến khích kinh tế tập thể và tư nhân phát triển lâu dài. Tiếp tục
đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp nhà
nước. Tích cực thu hút đầu tư nước ngoài. Hình thành đồng bộ các loại
hình thị trường, các công cụ điều tiết thị trường như cơ chế giá, thuế, tiền
lương, tỉ giá,… Duy trì sự ổn định của thị trường kinh tế vĩ mô bằng cách
hoàn thiện các chính sách tài chính, cân đối ngân sách, ổn định tiền tệ,
kiểm soát lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Đẩy mạnh cải cách hành
chính.
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng: chuyển kinh tế từ tăng trưởng
chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển chủ yếu theo chiều sâu
Phát triển khoa học và công nghệ: ưu tiên nhập khẩu công nghệ
tiên tiến, công nghệ nguồn, nhập khẩu bằng sang chế phát minh để ứng
dụng, tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và phối hợp
nghiên cứu,…
Chính sách đối với các thành phần kinh tế: đẩy mạnh cải cách các
doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao tính chủ động, hiệu quả và

khả năng cạnh tranh.
Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế: thực hiện tốt các cam kết Việt
Nam đã kí, nhất là các cam kết gia nhập WTO và FTA. Tổ chức tham gia
một cách hiệu quả vào các vòng đàm phán thương mại thế giới
Giữ vững ổn định chính trị- xã hội: chiến lược phát triển bền vững
của Việt Nam nêu rõ mối quan hệ giữa phát triển bền vững với bảo đảm
ổn định chính trị- xã hội

9


KẾT LUẬN
Xuất nhập khẩu có tác dụng rất lớn đối với các quốc gia, đặc biệt là
một quốc gia đang phát triển như nước ta. Nhập khẩu góp phần làm tăng
của cải và sức mạnh tổng hợp của đất nước; là động lực của nền kinh tế
quốc dân; có vai trò điều tiết thiếu thừa ở mỗi nước; nâng cao trình độ
công nghiệp và cơ cấu ngành nghề trong nước; tạo điều kiện giải quyết
việc làm cho người lao động trong nước.
Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây
dù gặp không ít khó khan nhưng vẫn đạt được những thành tựu to lớn
trên nhiều mặt. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có nhiều chuyển biến tích
cực, sản phảm xuất khẩu đa dạng, phong phú hơn.
Bên cạnh thành công, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn tồn tại
một số hạn chế, thậm chí rất gay gắt và cần phải được khắc phục kịp thời;
đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách hợp lí để phát triển xuất nhập
khẩu có hiệu quả.
Hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong những năm qua đã
có những bước chuyển biến tích cực góp phần to lớn vào công cuộc xây
dựng một đất nước công nghiệp hóa hiện đại hóa, một con rồng thứ năm
ở châu Á. Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động trong

lĩnh vực kinh tế đối ngoại phát triển mạnh mẽ và thu được nhiều thành
tựu to lớn nhất. Chính vì lí do đó, nhà nước nói chung và cá nhân các
doanh nghiệp nói riêng phải có những chính sách đổi mới, hội nhập để
khắc phục những tồn tại yếu kém, để có thể đưa ngành xuất nhập khẩu
nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung phát triến sánh vai với thế giới
và hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

10



×