Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

phân tích khái niệm và đặc điểm hoạt động xúc tiến thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.63 KB, 4 trang )

I. MỞ ĐẦU:
Trong môi trường cạnh tranh sôi động của nền kinh tế thị trường, các thương
nhân để lôi kéo được khách hàng, khuếch trương được tên tuổi và tìm kiếm, thúc
đẩy được cơ hội thương mại không thể không sử dụng các hình thức xúc tiến
thương mại. Vậy, xúc tiến thương mại là gì? Đặc điểm của xúc tiến thương mại
như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của xúc tiến
thương mại qua bài tiểu luận này.

II. NỘI DUNG
Khái niệm xúc tiến thương mại:
Trong Tiếng anh, xúc tiến thương mại được dịch từ “promotion”.
“Promotion” có nghĩa là sự khuyến khích, ủng hộ, sự khuếch trương, thúc đẩy
hay sự thăng tiến. Vì vậy, “trade promotion” được hiểu là xúc tiến thương mại,
khuếch trương thương mại hay thúc đẩy thương mại. Ở mức độ khái quát nhất,
xúc tiến được hiểu là hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy. Phụ thuộc vào đối tượng cần
tìm kiếm, thúc đẩy mà hình thành các hình thức xúc tiến khác nhau như: “xúc
tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, xúc tiến ngân hàng..”
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản nhất, “xúc tiến thương mại là hoạt
động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại”. Tuy nhiên, khái niệm thương ,mại
được hiểu theo hai góc độ rộng, hẹp khác nhau.
Thương mại( commerce) theo nghĩa hẹp là sự buôn bán hàng hóa, hoạt động
dịch vụ. Theo nghĩa này, xúc tiến thương mại là những hoạt động tìm kiếm, thúc
đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại”.
Thương mại( business) theo nghĩa rộng trùng khái niệm kinh doanh, là khái
niệm dùng chỉ một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư: từ sản
xuất đến phân phối, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lời. Theo nghĩa này, xúc tiến thương mại không chỉ là hoạt động
tìm kiếm cơ hội thúc đẩy việc mua bán hàng hóa mà còn bao gồm cả cơ hội đầu
tư, kinh doanh sản xuất, kinh doanh bảo hiểm ngân hàng.
Theo pháp luật thực định: “xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm
kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dich vụ bao gồm hoạt động khuyến


mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ
1


triển lãm thương mại”( khoản 10 Điều 3 Luật thương mại Việt Nam 2005). Như
vậy, xúc tiến thương mại theo quy định này không bao gồm xúc tiến đầu tư, xúc
tiến ngân hàng vì xúc tiến thương mại mang bản chất là hoạt động xúc tiến bán
hàng và cung ứng dịch vụ do thương nhân tiến hành. Đó cũng là định nghĩa duy
nhất về xúc tiến thương mại trong Pháp luật Việt Nam hiện nay.
Ra quy định này, Luật thương mại Việt Nam 2005 cũng đã thừa nhận 4 hình
thức pháp lí để xúc tiến thương mại của thương nhân tại Việt Nam là: hoạt động
khuyến mại, hoạt động quảng cáo thương mại, hoạt động trưng bày giới thiệu
hàng hóa, dịch vụ và hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại.

Đặc điểm xúc tiến thương mại:
Thứ nhất, xúc tiến thương mại là một hoạt động thương mại vì xúc tiến
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Theo khoản 1 Điều 3
Luật thương mại Việt Nam 2005:“ hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi nhuận, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư xúc
tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận khác”.
Thứ hai, hoạt động xúc tiến thương mại không trực tiếp mang lại lợi nhuận
mà mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động thương mại thu lợi nhuận. Đây là đặc
điểm phân biệt xúc tiến thương mại với các hoạt động thương mại khác. Phần lớn
các hoạt động thương mại không mang lại lợi nhuận trực tiếp( trừ trường hợp các
thương nhân chuyên kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại) nhưng qua đó tạo
cơ hội cho trao đổi, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại, khuyến
khích thúc đẩy thương mại phát triển.
Thứ ba, do xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội mua bán
hàng hóa và cung ứng dịch vụ, nên chủ thể thực hiện nó chủ yếu là thương
nhân( người bán hàng, người cung ứng dịch vụ hoặc người kinh doanh dịch vụ

xúc tiến thương mại). Theo khoản 1 Điều 6 Luật thương mại Việt Nam 2005,
“Thương nhân gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”. Như vậy,
Luật thương mại 2005 đã loại bỏ hai chủ thể mà luật thương mại Năm 1997 coi
thương nhân đó là hộ gia đình và tổ hợp tác và đồng thời cũng không đặt điều
kiện đăng kí kinh doanh là một trong những điều kiện bắt buộc để buộc công nhận
2


là thương nhân. Điều 7 Luật thương mại 2005 quy định cụ thể:“ Đăng kí kinh
doanh là nghĩa vụ của thương nhân theo quy định của pháp luật. Đối với trường
hợp chưa đăng kí kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động của mình theo quy định của Luật thương mại và văn bản pháp luật liên
quan”, từ đó giải quyết được thực tế là người không có đăng kí kinh doanh nhưng
có hành vi kinh doanh thì có coi là thương nhân hay không.
Thứ tư, xúc tiến thương mại nhằm mục đích trực tiếp là tìm kiếm, thúc đẩy
cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà thông qua đó, nhằm mục đích lợi
nhuận của thương nhân. Mặc dù đầu tư được coi là một hoạt động thương
mại( Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại), nhưng theo quy định của Luật thương
mại, mục đích của xúc tiến thương mại không bao gồm việc tìm kiếm thúc đẩy cơ
hội đầu tư ( xúc tiến đầu tư).
Thứ năm, xúc tiến thương mại được thực hiện dưới nhiều cách thức khác
nhau nhưng Luật Thương mại Việt Nam 2005 chỉ quy định cách thức thương nhân
tự mình xúc tiến thương mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện dịch vụ xúc
tiến thương mại cho mình với các hoạt động cụ thể: Khuyến mại, quảng cáo, hội
chợ triển lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ.
Thứ sáu, xúc tiến thương mại là hoạt động thương mại có định hướng. Đối
tượng mà hoạt động xúc tiến thương mại hướng tới chính là sự tiêu dùng xã hội.
Với những phương pháp, công cụ, phương tiện nhất định, xúc tiến thương mại tác
động đến sự tiêu dùng xã hội, kích thích định hướng tiêu dùng cá nhân cũng như

tiêu dùng xã hội, cuốn hút, lôi kéo người tiêu dùng về phía mình, làm cho họ trở
thành khách hàng tiềm năng trong tương lai.

III. KẾT THÚC
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước từng bước trên con đường gia nhập tổ
chức thương mại thế giới WTO, hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ta những
năm gần đây đang diễn ra sôi động. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn
thiện về pháp luật thương mại nói chung và pháp luật xúc tiến thương mại nói
riêng rất cần thiết và có ý nghĩa về cả mặt lí luận và thực tiễn.

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1, Luật thương mại 2005
2, Nghị định 37/NĐ-CP/4/4/2006 quy định chi tiết thi hành Luật
thương mại 2005 về xúc tiến thương mại.
3, Xúc tiến thương mại- lí thuyết và thực hành – trường Đại học ngoại
thương Hà Nội, 2005.
4, Xúc tiến thương mại theo quy định cuả Luật thương mại 2005, Khóa
luận tốt nghiệp 2006, Nguyễn Thị Thu Nguyệt.

4



×