A. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ:
Trên thế giới hoạt động nhượng quyền thương mại (tiếng Anh là Franchising) đã xuất hiện
từ lâu. Cùng với các phương thức kinh doanh khác, NQTM đã tạo ra một bức tranh sống động của
nền kinh tế thế giới. NQTM có mặt tại Việt Nam từ những năm 1990 nhưng vì nhiều lý do đã phát
triển khá mờ nhạt trong suốt 10 năm qua. Nhưng năm gần đây, cùng với quá trình mở cửa hội nhập
sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam phát triển ngày càng sôi động và
NQTM cũng năm trong xu thế đó. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề, nên em đã chọn đề tài:
“Phân tích khái niệm và đặc điểm nhượng quyền thương mại”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Phân tích khái niệm nhượng quyền thương mại:
Franchise có nguồn góc tiếng Pháp cổ là “Franc” có nghĩa là đặc quyền hay tự do. Ngày
nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của NQTM thì nhiều định nghĩa cũng được đưa ra. Nhưng
do sự khác nhau về chế độ kinh tế-chính trị-xã hội của mỗi quốc gia mà mỗi định nghĩa được đưa ra
đều thể hiện chính sách về hoạt động NQTM ở nước mình.
Theo Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission -
FTC): Khái niệm một hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng theo đó Bên giao:
“(i) hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt
chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận.
(ii) li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu
hàng hóa của Bên giao và
(iii) yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu.”
Như vậy, theo cách định nghĩa này thích hợp với đặc điểm của hệ thống pháp luật Mỹ -
khuyến khích sự tự nguyện. Định nghĩa này công bố chi tiết nội dung của thảo luận Franchise, trách
nhiệm và vai trò của bên nhận quyền kinh doanh trong việc hỗ trợ bên giao quyền.
Còn theo khái niệm nhượng quyền thương mại của Bộ luật dân sự Nga (Chương 54) được
quy định như sau: "Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải cấp
cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền
được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền
của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh
doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng
hoá , nhãn hiệu dịch vụ,..".
Như vậy, theo định nghĩa này, pháp luật Nga nhấn mạnh tới việc bên nhượng quyền chuyển
giao một số quyền sở hữu trí tuệ độc quyền cho bên nhận quyền, đổi lại sẽ nhận được những khoản
phí nhất định.
Việt Nam là một nước tiếp cận với hoạt động NQTM muộn, nên trên cơ sở học hỏi kinh
nghiệm của các nước kết hợp với tình hình thực tế của hoạt động này ở Việt Nam, tại Điều 284
Luật Thương mại 2005 lần đầu tiên pháp luật Việt Nam đã đưa ra một định nghĩa chính thức về
NQTM: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép
và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các
điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh
doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí
quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều
hành công việc kinh doanh.”
Ngoài ra, để hướng dẫn chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại,
chính phủ ban hành nghị định 35/2006/NĐ-CP và Bộ thương mại ban hành thông tư 09/2006/TT-
BTM hướng dẫn chi tiết đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
1
Định nghĩa NQTM được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam khá tương đồng với pháp luật
các nước và về cơ bản đã thể hiện được bản chất của hoạt động này.
Mặc dù các cách định nghĩa đưa ra có thể không hoàn toàn giống nhau, song tất cả đều có
những dấu hiệu bản chất của NQTM. Đó là: Thứ nhất: đối tượng của NQTM là sự kết hợp các yếu
tố bao gồm: tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, bí quyết, bí mật kinh doanh, phương thức
quản lý,…Thứ hai: các bên trong NQTM là các chủ thể độc lập với nhau về tư cách pháp lý . Thứ
ba: các bên sẽ cùng nhau khai thác các giá trị thương mại của quyền thương mại, và trong quá trình
khai thác chung đó, bên nhượng quyền có sự kiểm soát, hỗ trợ đối với bên nhận quyền và điều này
dẫn đến sự thống nhất trong hoạt động kinh doanh của các bên.
II. Phân tích đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại:
Các hoạt động NQTM diễn ra rất phong phú và đa dạng trong thực tiễn, nhưng tựu chung
lại, chúng đều thể hiện một số đặc điểm cơ bản sau:
1. Về chủ thể của nhượng quyền thương mại:
Chủ thể của quan hệ NQTM bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Các chủ thể
này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là công dân trong nước hoặc người nước ngoài.
Trong thực tế, đa số các bên tham gia quan hệ NQTM là thương nhân. “Tuy nhiên, cũng có
khi họ không phải là thương nhân, đặc biệt là khi NQTM diễn ra trong các lĩnh vực như nông
nghiệp, thủ công và hành nghề tự do. Ví dụ: hoạt động của nhà tư vấn về hôn nhân được thực hiện
bởi một bên nhận quyền.”
(1)
Có thể có hai bên hoặc nhiều bên tham gia vào quan hệ NQTM. Bên nhượng quyền và bên
nhận quyền có tư cách pháp lý độc lập với nhau và tự chịu trách nhiệm đối với những rủi ro trong
hoạt động kinh doanh của mình.
2. Về đối tượng của nhượng quyền thương mại:
Đối tượng của NQTM là “quyền thương mại”, đây là một khái niệm “trừu tượng” có mối
liên hệ đặc biệt với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Trước đây NQTM được xem là nhượng quyền
phân phối sản phẩm, còn hiện nay đa số các nước theo quan điểm coi NQTM là nhượng quyền
phương thức kinh doanh. Đây là cách hiểu tiến bộ và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
Chính vì vậy, “Quyền thương mại” không chỉ dừng ở việc sử dụng tên thương mại, kiểu dáng thiết
kế của hàng hóa mà còn mở rộng không ngừng bao gồm nhiều quyền năng khác trong hoạt động
kinh doanh.
NQTM chính là một thể thống nhất tạo nên bởi nhiều quyền tài sản khác nhau như: quyền
sử dụng các tài sản sở hữu trí tuệ ( tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ, bí mật kinh doanh,
bí quyết công nghệ,…), và quyền kinh doanh theo mô hình, với phương thức quản lý, đào tạo, tiếp
thị sản phẩm của bên nhượng quyền…Chính vì thế QTM là thứ tài sản vô hình nhưng lại mang một
giá trị kinh tế rất lớn.
3. Nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa bên nhượng quyền
và bên nhận quyền:
Giống như các quan hệ kinh tế khác luôn đòi hỏi phải thiết lập mối liên hệ giữa các bên với
nhau, song NQTM thể hiện sự gắn bó chặt chẽ của bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bởi
NQTM về bản chất là nhân rộng một mô hình kinh tế, là quá trình tạo ra các bản sao giống hệt
nhau. Vì thế bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải tạo ra mối quan hệ liên tục, thông suốt
trong quá trình NQTM để tạo ra được một bản sao hoàn hảo. Bên nhượng quyền phải hướng dẫn,
giúp đỡ kỹ thuật, đào tạo nhân viên cho bên nhận quyền, đồng thời bên nhận nhượng quyền không
thể tự mình sáng tạo thêm các ý tưởng mới trong kinh doanh mà phải tuân thủ tuyệt đối. Việc kiểm
tra, giám sát vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của bên nhượng quyền nhằm đảm bảo tính thống nhất
của hệ thống. Thậm chí khi hợp đồng NQTM chấm dứt các chủ thể này vẫn có mối quan hệ với
nhau.
4. Nhượng quyền thương mại mang tính hệ thống và đồng nhất:
2
NQTM là sự phát triển đồng bộ một thương hiệu tạo ra sự thống nhất một hình ảnh các cửa
hàng, để khách hàng vào bất cứ cơ sở, cửa hàng nào trong hệ thống cũng đều cảm thấy thoải mái,
hài lòng như nhau. Để tạo ra một bản sao thật hoàn hảo không phải là điều đơn giản vì nó chịu tác
động của rất nhiều điều kiện như tập tục địa phương, thị hiếu khách hàng, điều kiện tự nhiên, ngôn
ngữ, trong khi đó NQTM không cho phép bất cứ sự khác biệt nào trong hệ thống. Hệ thống nhượng
quyền như một guồng máy mà mỗi cửa hàng, cơ sở là một mắt xích, để tạo nên chỉnh thể đó. Vì thế,
NQTM mang tính ảnh hưởng dây chuyền, môi hoạt động của một cơ sở có thể làm ảnh hưởng tới
toàn bộ hệ thống. Đây là điểm nhạy cảm của NQTM nó có thể giúp phát triển danh tiếng của hàng
hóa, nhượng quyền một cách nhanh chóng đồng thời cũng có thể làm cho uy tín xây dựng trong một
thời gian dài của sản phẩm nhượng quyền sụp đổ.
5. Hoạt động của hệ thống nhượng quyền thương mại thường dẫn tới hệ quả làm bóp
méo cạnh tranh:
Hợp đồng NQTM có thể có quy định về vấn đề phân chia thị trường, bao gồm phân chia
lãnh thổ (khu vực kinh doanh) và phân chia khách hàng. Những quy định này rất có thể dẫn đến hạn
chế cạnh tranh. Quy định phân chia lãnh thổ cho phép bên nhận quyền được tiến hành kinh doanh
tại một khu vực địa lý nhất định và có nghĩa vụ chỉ được kinh doanh trong phạm vi khu vực đó.
Quy định về phân chia khách hàng thường có các nội dung như: cấm bên nhận quyền quảng cáo
ngoài phạm vi kinh doanh của mình; cấm bên nhận quyền bán lại hàng mang nhãn hiệu của bên
nhượng quyền cho các nhà bán lẻ không phải là thành viên của hệ thống NQTM;…
Ngoài ra, hợp đồng NQTM còn thường có các quy định về việc ấn định giá bán cho các
thành viên của hệ thống NQTM, các quy định ràng buộc bên nhận quyền nhằm duy trì tính đặc
trưng và uy tín của hệ thống NQTM. Những quy định này của hợp đồng NQTM thường dẫn đến
hạn chế cạnh tranh và có thể phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.
Các đặc điểm nêu trên, thể hiện bản chất của hoạt động NQTM, sẽ giúp phân biệt NQTM
với một số hoạt động thương mại tương tự khác: Ví dụ: đại lý thương mại, quan hệ license; quan hệ
chuyển nhượng hoàn toàn nhãn hiệu và quyền kinh doanh;.. Đồng thời, đây cũng chính là cơ sở cho
các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM.
III. Liên hệ thực tiễn:
Nói đến nhượng quyền thương mại ở
Việt
Nam, không thể không nhắc tới một
doanh
nghiệp đi đầu trong lĩnh vực nhượng
quyền
thương mại.
Đó
là
Công ty cà phê Trung Nguyên
với hơn 500
cửa
hàng trong cả nước mang thương hiệu cà
phê
Trung Nguyên cùng với một số cửa
hàng
nhượng quyền khác tại Thái Lan,
Campuchia,
Singapore, Nhật Bản. Trung Nguyên cũng là
công ty Việt Nam đầu tiên thực hiện việc nhượng quyền thương mại sang thị trường nước
ngoài.
Đối với tất cả
những
cửa hàng nhượng quyền chính thức của
Trung
Nguyên, để được sử dụng
thương hiệu cà
phê
Trung Nguyên, đều phải ký kết một hợp đồng ràng buộc với Công ty Trung
Nguyên, theo đó,
những
cửa hàng này phải bài trí cửa hàng, bàn ghế
theo
một mẫu chung; phải
pha cà phê theo một
công
thức
do Trung Nguyên chuyển giao. Ngoài
việc
nhận khoản phí nhượng
quyền, Trung
Nguyên
còn thực hiện việc giám sát với các cửa
hàng
này
về việc bảo vệ thương
hiệu và cách thức
quản
lý cũng như cách pha chế cà phê đã quy
định
trước.
Sau cú đột phá của
Trung Nguyên ra
thị
trường nước ngoài, một số thương hiệu khác
của
Việt Nam cũng đã thực
hiện thành công
việc
nhượng quyền thương mại.
Tháng
8/2002, AQ silk - một thương hiệu lụa tơ
tằm
- đã nhượng thành công thương hiệu của mình tại Mỹ với giá 100.000 USD. Thương hiệu
Phở
24
cũng đã nhận được nhiều yêu cầu nhượng
quyền
thương mại tại Hàn Quốc, Nhật
Bản,
Philippin,
Indonesia, Singapore, Úc…
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Nhượng quyền thương mại đã phát triển với lịch sử lâu dài và ngày càng trở thành
phương thức kinh doanh được ưa chuộng trên thế giới. Tại Việt Nam, NQTM bắt đầu khởi sắc và
bùng nổ trong giai đoạn tiếp theo khi Việt nam hội nhập kinh tế thế giới một cách mạnh mẽ. Vì
3
vậy, đòi hỏi các quy định pháp luật về NQTM phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với thực
trạng của NQTM tại Việt Nam và tương thích với pháp luật thế giới về lĩnh vực này.
4
5