Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích rõ đối tượng có quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp theo pháp luật hiện hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.35 KB, 3 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau cải cách nền kinh tế năm 1986, nền kinh tế Việt Nam mở cửa hội nhập với
nền kinh tế thế giới. Các loại hình công ty đã được hình thành khá lâu trong lịch sự và
phát triển mạnh mẽ ở các nước tư bản nhưng trong lúc này các loại hình công ty mới
phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Do sự phát triển mạnh mẽ đó yêu cầu phải có pháp
luật điều chỉnh và hiện hành là Luật doanh nghiệp 2005. Coi việc thành lập và đăng ký
kinh doanh là quyền của công dân, tổ chức và được nhà nước bảo hộ bằng pháp luật.
Tuy nhiên, thì để một doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh thì cần hội đủ những
điều kiện nhất định, trong đó phải kể đến điều kiện về chủ thể. Do vậy mà bài tiểu
luận sau đây của em sẽ trình bày về vấn đề: “Phân tích rõ đối tượng có quyền thành
lập và góp vốn vào doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành’’.

NỘI DUNG:
1.Đối tượng có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp.
a) Thành viên sáng lập và quản lý doanh nghiệp
* Đối với doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân duy
nhất làm chủ, cá nhân này chính là người trực tiếp và quản lý doanh nghiệp tư nhân.
Vậy nên, điều kiện để trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Điều 13
LDN 2005.
* Đối với các loại hình công ty: Được quy định tại khoản 10 và 11 Điều 4 LDN
2005 thì: “thành viên sáng lập Công ty TNHH, CTHD hoặc cổ đông sáng lập của
CTCP là những người góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản điều
lệ đầu tiên của công ty”. Còn người quản lý được quy định tại khoản 13 Điều 4 LDN
2005: “Chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh CTHD, chủ
tich hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc
hoặc tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do điều lệ công ty quy định”.
Ngoài ra, một điểm rất đáng lưu ý được quy định rất cụ thể trong Điều 37 Luật
Phòng, chống tham nhũng 2005 và Điều 20 của Luật cán bộ, công chức 2008 là cán
bộ, công chức không được thành lập và hoặc tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp
tư nhân, CTTNHH, CTCP, HTX…Đồng thời, không được làm tư vấn cho các doanh
nghiệp, tổ chức kinh doanh và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về các công


việc liên quan đến bí mật quốc gia.
1


b) Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 LDN 2005 và khoản 1 Điều 12 Nghị
định số 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của
LDN thì: “Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá
nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại
khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập
doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp”. Có nghĩa là tổ
chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản
lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 LDN.
Có thể thấy rằng, đối tượng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp rất
rộng, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền lựa chọn thành lập, quản lý
doanh nghiệp theo các mô hình doanh nghiệp đã được quy định trong Luật DN 2005.

2. Đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp:
a) Góp vốn vào doanh nghiệp
Theo khoản 4 Điều 4 LDN 2005 thì: “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty
để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có
thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị
quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ
công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”.
b) Đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 LDN 2005 và khoản 1 Điều 13 Nghị định số
102/2010/NĐ-CP thì đối tượng có quyền góp vốn được hiểu là tất cả các tổ chức là
pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi
đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú trừ các

trường hợp ở khoản 4 Điều 13 LDN 2005. Theo đó: “Tổ chức, cá nhân sau đây không
được mua cổ phần của CTCP, góp vốn vào CTTNHH, công ty hợp danh theo quy định
của Luật này:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài
sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

2


b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật về cán bộ, công chức”.
Nếu không thuộc đối tượng quy định tại Điều 13 của Luật Doanh nghiệp đều có
quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định
tương ứng của Luật Doanh nghiệp, trừ thêm các trường hợp sau đây:
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ/chồng của người
đó không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề
mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý (cơ quan nhà nước), đối với ngành nghề
khác thì có quyền góp vốn.
- Công chức không thể góp vốn vào công ty TNHH vì người góp vốn thì đương
nhiên là thành viên Hội đồng thành viên và được coi là người quản lý công ty;
- Công chức chỉ được góp vốn vào công ty cổ phần với tư cách là cổ đông mà
không được tham gia Hội đồng quản trị, được góp vốn vào công ty hợp danh với tư
cách là thanh viên góp vốn.

KẾT LUẬN
Việc đặt ra các quy định chặt chẽ của Nhà nước đều nhằm ngăn chặn hiện tượng
cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế như
hiện nay. So với các quy định của pháp luật trước đây, đối tượng được thành lập doanh
nghiệp trong 2005 được mở rộng hơn. Theo đó, người đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, người bị kết án tù chưa được xóa án tích, tổ chức, cá nhân nước ngoài không

thường trú tại Việt Nam không còn là đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp. Đối
tượng bị cấm góp vốn cũng không áp dụng đối với tất cả cán bộ, công chức, tạo điều
kiện cho một bộ phận cán bộ, công chức không được tham gia thành lập, quản lý công
ty có thể thực hiện hình thức góp vốn. Những quy định của pháp luật cũng góp phần
đảm bảo tự do cạnh tranh công bằng khi cấm một số đối tượng có chức vụ, quyền hạn
không được tham gia thành lập, quản lý, góp vốn vào doanh nghiệp.

3



×